HỒI KƯ CHIẾN TRƯỜNG

PHI CÔNG QUAN SÁT L-19 và KHU TRỤC A-1

KLVNCH

 

 

 

 

Phần II

 

Phi diễn mừng ngày Quốc Khánh- Th/tá Trát bay lead. Tác giả bay số 3 cánh phải



Khu Trục A-1  

(1970 – 1975)

 

 

AD-6 (A-1H)

 

A-1 Skyraider được chế tạo từ công ty Douglas Aircraft trong năm 1944 c̣n gọi AD-6 (Able Dog), một chỗ ngồi lái, đến năm 1962 đổi tên A-1H. AD-5 hay A-1E có hai chỗ ngồi lái cạnh bên. Chiếc Skyraider cất cánh đầu tiên ngày 18-3-1945. Tổng số lượng sản xuất là 3.180 chiếc và chiếc cuối cùng vào tháng 2-1957, gồm 17 kiểu khác nhau cho mỗi chức năng và binh chủng sử dụng. Phi cơ một máy, 18 cylinders (R-3350-24W, 2.500 mă lực và R-3350-26WD,  2.700 mă lực) gồm một chong chóng 4 cánh. Phi cơ có chiều dài 39.37 bộ (ft), ngang 50 bộ và cao 15.75 bộ. Hai bên pḥng lái và phía dưới có bọc thép dầy nửa inch. Tốc độ b́nh phi từ 170 đến 200 knots* (196- 230 miles/hr), tốc độ tác chiến 260 knots và tối đa 410 knots. Phi cơ có 15 racks, vị trí móc bom. Móc ở giữa và hai bên cánh trong có thể mang b́nh xăng phụ. Phi cơ được trang bị 4 đại bác 20 ly, mỗi cánh hai cây, 200 viên mỗi cây. Tổng số lượng vũ khí có thể mang từ 7.000 đến 8.000 cân gồm bom, hỏa tiễn, đạn…(phi cơ quá cũ chỉ mang 3.000 cân bom từ năm 1971). Phi cơ nặng 12.095 cân, với xăng nhớt, bom đạn có thể cất cánh ở 25.000 cân tối đa. Tầm hoạt động tối đa là 1553 miles. Sáu chiếc phi cơ đầu tiên đến phi trường Biên Ḥa giao cho Việt Nam vào tháng 9 năm 1960. Có tất cả 7 Phi đoàn A-1 và một Biệt đoàn 83. Bốn phi đoàn A-1 được chuyển tiếp sang A-37 và F-5 vào năm 1968, sau cùng c̣n lại 3 Phi đoàn A-1, đó là PĐ-514, PĐ-518 và PĐ-530 cho đến 30-4-1975.

 

Nhớ Về Hành Quân Toàn Thắng  (1970)

 

Không quân VNCH phát triển nhanh cho nhu cầu chiến trường trong 20 năm (1955-1975), được xếp vào hàng thứ tư trên thế giới và góp phần quan trọng, hữu hiệu trong cuộc chiến ở miền Nam Viêt Nam qua quá tŕnh hoạt động của các đơn vị không phi hành như Kỹ thuật, Bảo tŕ, Vũ khí… yểm trợ đơn vị phi hành như Huấn luyện và Hành quân được tóm lược như sau:

 

- Phi đoàn Vận tải dùng chuyển quân lên đến cấp Lữ đoàn đến từng vùng, đưa hằng tấn vũ khí và tiếp liệu đến chiến trường, hành quân AC-47 và AC-119G  với đại liên 6 ṇng, C-130 thả bom BLU-82 nặng 15.000 cân và trắc giác t́nh báo điện tử EC-47D…

 

- Phi đoàn Trực thăng CH-47 Chinook và UH-1 chuyển quân đến cấp tiểu đoàn và vũ khí đến trận điạ, Trực thăng vơ trang yểm trợ Trực thăng đổ quân và hành quân, Trực thăng tải thương và Trực thăng chỉ huy chiến trường C&C...

 

- Phi đoàn Quan sát với L-19, U-17 làm việc trực tiếp với Lục quân, bao vùng, hướng dẫn khu trục thả bom, điều chỉnh đạn pháo binh, phi vụ liên lạc…

 

- Phi đoàn Khu trục A-1, A-37B và F-5A/B yểm trợ tiếp cận cho quân bạn và đánh phá mục tiêu qua không ảnh cung cấp từ phi cơ RF-5A. A-1 bay bao vùng. F-5E nghêng cản bảo vệ không phận.

 

- Trung tâm Huấn luyện Không quân dùng T-6, T-41, T-37 và UH-1 để huấn luyện phi công ở Nha Trang.

 

Không Quân VNCH với khẩu hiệu “Tổ Quốc Không Gian” chiến đấu hào hùng, thừng xuyên qua màn lưới pḥng không địch.

 

Tôi trở lại Phi đoàn Phi Long 518, Khu trục cánh quạt Skyraider ở Biên Hoà thuộc Vùng III Chiến thuật vào giữa năm 1970,  sau khi hoàn tất hai năm rưỡi biệt phái cho Phi đoàn Quan sát Thần Điểu 114 ở Nha Trang, Vùng II Chiến thuật.  Thật bỡ ngỡ khi bay lại chiếc Skyraider, v́ nó đồ sộ với nhiều mă lực của một phi cơ chiến đấu, nhưng rồi mọi việc cũng xong. Sau bốn phi vụ bay quen tay, solo và thực tập thả bom, tôi bắt đầu bay hành quân với tư cách là một Phi tuần viên, hay rơ hơn là phi công bay chiếc số 2, chỉ nhận và thi hành lệnh của người bay chiếc số 1 hay Phi tuần phó. Một phi tuần nhẹ gồm hai phi cơ. Phi tuần phó có nhiệm vụ dẫn phi tuần đến mục tiêu hay điểm hẹn trên vùng hành quân, và liên lạc phi cơ quan sát để nhận chỉ thị rơ ràng trước khi thả bom.  Sau khi thực hiện hai phi vụ hành quân trong nội điạ, tôi bắt đầu tham dự cuộc Hành quân Toàn Thắng vào tháng 7 năm 1970.

 

Hành Quân Toàn Thắng (HQTT) dưới sự lănh đạo của Tướng Nguyễn Văn Hiếu và Sư đoàn 5 Bộ binh, đánh sang lănh thổ Miên, bắt đầu tháng 4 năm 1970 và chấm dứt vào tháng 4 năm 1971, trải qua từng giai đoạn cho từng điạ điểm khác nhau do Quân Đoàn III thực hiện. Những mục tiêu gần như: Thiện Ngôn, Kampong Cham hướng Bắc Tây Ninh khoảng 40 km, xa hơn là Krek, Mimot, và Snoul là điểm xa nhất, hướng Tây Bắc Lộc Ninh 50 km. Cộng sản lợi dụng đất Miên làm căn cứ hậu cần an toàn trong nhiều năm qua và là nơi tiếp liệu vũ khí, quân số, dưỡng quân… để hỗ trợ các cuộc hành quân của cộng quân trong Vùng III.

 

Không đoàn 23 Chiến thuật ở Biên Hoà tham dự HQTT gồm 2 Phi đoàn Quan sát 112, 124 và 3 Phi đoàn Khu trục: hai Phi đoàn Skyraider 514, 518, Phi đoàn 522   phản lực F-5 và Không đoàn 43 Chiến thuật (KĐ43CT) gồm nhiều Phi đoàn Trực thăng. Tất cả phi cơ Skyraider đều được trang bị thêm b́nh xăng phụ có dung tích 300 gallons ở dưới bụng phi cơ, nhờ vậy phi cơ có thể bay từ 5 đến 6 giờ trong trường hợp phải ở lâu bao vùng cho đơn vị bạn. Thông thường phi vụ chỉ cần khoảng hai giờ bay. Mỗi Skyraider được trang bị tối đa là 8 trái 500 cân (bls) bom mảnh (Mk82) hoặc bom xămg đặc (Napalm) cộng thêm 800 viên đại bác 20 ly cho 4 cây súng.

 

Trong suốt HQTT, chiếc số 2 luôn được trang bị bom Napalm. Mỗi lần vào thả Napalm qua lối đánh bom “skip”, phi cơ bay thấp trên ngọn cây để thả cho hiệu quả của trái bom đạt được mức sát hại tối đa. Mỗi lần thả một trái đă làm cho phi cơ mất thăng bằng, nhất là ở cao độ thấp, khá nguy hiểm! Nhưng không một Phi tuần phó nào ra lệnh cho thả mỗi lần hai trái cho phi cơ thăng bằng hay thả từ trên cao cho an toàn. Cũng may, SA-7 (hỏa tiễn tầm nhiệt) chưa có trong thời gian nầy. Xin nhắc lại SA-7 bắt đầu sử dụng vào cuối năm 1971, theo sự ghi nhận của tôi, từ đó không một phi công nào thả Napalm ở cao độ thấp. Phi công ngày càng quan tâm và chuẩn bị cho cuộc hành quân ngoại biên qua sự bận rộn của nhân viên kỹ thuật trong việc trang bị b́nh xăng phụ cho mỗi phi cơ. Phi đoàn lúc nào cũng bận rộn cho các phi vụ hành quân thường lệ, nhưng giờ đây đơn vị lại càng bận rộn hơn. Khởi đầu là các phi vụ gần biên giới Bắc Tây Ninh ở Thiện Ngôn, địch chống trả mạnh mẽ nhưng vẫn rút lui trước sức tiến mạnh bạo của quân ta, thêm vào không yểm mạnh mẽ và hữu hiệu của Không quân. Các phi vụ không yểm tiến sâu vào lănh thổ Miên qua các tỉnh Kampong Cham, Krek, Mimot và Snoul trong những tháng sau đó. Người dẫn phi tuần mà tôi có cơ hội bay chung qua nhiều phi vụ là ông Trưởng pḥng Hành quân D.B. Trát. Ông là một trong những phi công tài giỏi của PĐ-518.

 

Mỗi lần vào thả Napalm ở cao độ thấp gần sát ngọn cây, đều nghe trên tần số FM giữa Bộ binh và Không quân, qua câu nhắc nhở từ quân bạn “pḥng không bắn lên anh đó!” Phải chăng, sự lo sợ cho phi công đặt lên trên nhu cầu khẩn thiết cho chính ḿnh? Câu nói chân t́nh nầy không làm phai ḷng chiến đấu dũng cảm của phi công, họ luôn quyết tâm chia sẻ những khó khăn với quân bạn. Trên chiến trường, phi công chấp nhận ḿnh như tấm bia cho pḥng không địch, kẻ bắn được ngụy trang khéo léo và nghe đâu họ bị xích vào chiến cụ (?) Thời gian vào thả bom từ 8 đến 10 giây đồng hồ là thời gian nguy hiểm nhứt do pḥng không địch bắn lên. Tôi may mắn không bị một viên nào. Phi cơ cựu Th/Tá Nguyễn Văn Tùng (PĐ-518) bị trúng đạn và làm crash ở Mimot, một phi trường nhỏ. Anh may mắn được Phi công Quan sát, Đ/úy Từ Bá Đạt bay trên vùng làm việc đă thực hiện một hành động anh hùng trước pḥng không địch và can đảm đáp phi cơ L-19 xuống phi trường Mimot để cứu Th/tá Tùng, trong lúc Việt cộng săn t́m và bắn theo phi cơ khi cất cánh. Để tưởng nhớ đến người bạn Nguyễn Duy Vinh, cùng khoá (64D) và cùng PĐ- 518, đă hy sinh cho Tổ quốc trong HQTT. Anh để lại vợ và một con thơ. Xin thấp nén hương ḷng và nguyện hương linh người quá cố sớm siêu thoát.

 

Hành Quân Toàn Thắng chứng minh sự lớn mạnh của KĐ23CT/SĐ3KQ trong việc yểm trợ quân bạn đánh thần tốc sang biên giới Miên và gây tổn thất nặng về nhân mạng và tiếp liệu của nhiều căn cứ hậu cần Việt cộng. Trong khi PĐ 518 chấp nhận một phi công hy sinh và mất đi hai phi cơ khu trục. Đây chỉ là thiệt haị nhẹ cho đơn vị so với thời gian hành quân một năm. Th/tá Lê Q Hùng là Phi đoàn trưởng PĐ 518 vào lúc nầy. 

 

 

Chiến Trường Quảng Trị trong Mùa

Hè Đỏ Lửa với Phi Đoàn Khu Trục 518

(04-04-1972)

 

Để  tưởng niệm 37 năm ra đi của hai phi công Trần Thế Vinh và Phan Quang Tuấn, thuộc Phi đoàn 518 ở Quảng Trị trong Mùa Hè Đỏ Lửa, tháng 4 năm 1972. Để chia sẻ với thân nhân những người đă bỏ ḿnh sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 mà bọn CS cho họ là những người mang “nợ máu”.

 

Đă ba mươi bảy năm rồi mà tôi khó quên đi hai người bạn Trần Thế Vinh và Phan Quang Tuấn trong cùng đơn vị, đă nêu cao gương anh dũng, không lùi bước trước pḥng không địch và hy sinh cho Tổ quốc. Các Anh tô đậm màu cờ, làm rạng rỡ sắc áo và xứng đáng là những người trai hùng. Các Anh đă đóng góp cho cuộc chiến thắng ở Quảng Trị và ra đi cho mọi người được tiếp tục cuộc sống tự do.

 

PĐ-518 với danh hiệu Phi Long thuộc SĐ3KQ ở Biên Ḥa, được trang bị loại phi cơ cánh quạt Skyraider có khả năng mang 4.000 cân bom, hỏa tiễn và 800 viên đại bác 20 ly. Hầu hết các phi vụ là yểm trợ tiếp cận cho quân bạn do sự chính xác, khả dụng trong thời tiết xấu và thời gian ở lâu trên vùng làm việc.

 

Vào đầu tháng Tư năm 1972, nếu tôi nhớ không nhầm đó là ngày 4-4-72. Mọi sinh hoạt của phi đoàn được coi là b́nh thường cho đến chín giờ rưỡi sáng, tiếng gọi họp khẩn cấp của vị Phi đoàn trưởng, Th/tá Hùng, c̣n gọi là “Hùng râu” được loan đi. Cái không khí ồn ào, hoang mang lẫn nghiêm trọng bắt đầu đến trong Pḥng hành quân của phi đoàn. Nhng người hiện diện bắt đầu liên lạc người vắng mặt, kể cả các phi công nghỉ trong ngày. Tất cả các phi công có mặt tập hợp ở pḥng họp của phi đoàn ngay sau đó. Buổi họp chỉ kéo dài năm phút. Th/tá Hùng tiếp: PĐ-518 được lệnh đem phi cơ và biệt phái cho Đà Nẵng, Vùng I, một tuần. Tất cả Phi Long có hai tiếng đồng hồ để chuẩn bị. Th/tá Trát, Phi đoàn phó, sắp xếp các phi tuần bay ra Đà Nẵng. Phi đoàn chia làm năm phi tuần và mỗi phi tuần bốn chiếc khu trục. Tất cả phi công rời pḥng họp. Tôi phóng nhanh để liên lạc người em vợ trong căn cứ và nhờ em chuyển tin đi biệt phái về vợ tôi. Tôi trở về pḥng để lấy những ǵ cần thiết cho bảy ngày biệt phái, rồi ghé qua câu lạc bộ và ăn vội một dĩa cơm trưa truớc khi trở lại phi đoàn. Tất cả phi công có mặt lần lượt ra phi cơ và cất cánh đi Đà Nẵng.

 

Đây là lần đầu cả phi đoàn được biệt phái xa. Không ai biết cái nguyên nhân của chuyến đi. Nhưng mọi người đều liên tưởng đến cái nhu cầu khẩn thiết về hỏa lực hùng hậu của phi đoàn và khả năng tác chiến của phi công và phi cơ. Tôi thoáng nghĩ, rồi đây người dân lành vô tội phải trả một giá khá đắc cho cuộc chiến mà Cộng sản gọi “giải phóng miền Nam”. Chúng không ngần ngại chui trốn trong dân, dùng dân làm bia đỡ đạn và rồi tuyên truyền những ǵ bất lợi cho phía Quốc gia. Cộng sản đến đâu gieo tang tóc đến đó!

 

Cái không khí mát mẻ trên cao độ b́nh phi xoa dịu cái nóng chói chang trên băi đậu phi cơ và làm khô đi cái lưng tẩm ướt mồ hôi. Nhng áng mây trắng bồng bền dưới đôi cánh nhẹ nhàng trôi qua trên nền xanh biếc của biển Đông. Dăy Trường sơn hướng Tây im ĺm nhấp nhô núi đồi. Ôi, miền Nam tươi đẹp!

 

Phi tuần bắt đầu giảm cao độ, hợp đoàn sát cánh của bốn chiếc khu trục trông thật hùng hồn, như được đơn vị địa đầu giới tuyến chào mừng. Sau ba tiếng rưỡi, tất cả phi cơ đến nơi an toàn vào lúc bốn giờ chiều. Chúng tôi được chuyển đến hai căn nhà di động (trailers) gần băi đậu phi cơ, đó là chỗ tạm trú cho phi đoàn trong mấy ngày tới.

 

Hai chiếc pick-up trucks màu xanh chở chúng tôi đến một nhà ăn trong căn cứ cho bữa cơm chiều lúc sáu giờ. Đây là ba cơm vui nhộn nhất từ trước đến giờ với s họp mặt của tất cả các Phi Long. Không ai nghĩ đến chuyện không may sẽ xảy đến, nhưng rồi đây một vài người trong chúng tôi sẽ ra đi vĩnh viễn trong mấy ngày tới. Trong khi chờ đợi thức ăn, chúng tôi thưởng thức những ly trà đá sau một ngày thiếu nước. Kẻ nói người nghe trong bầu không khí ồn ào của nhà ăn. Vinh hay đùa để trấn an đồng đội trước những phi vụ nguy hiểm với câu: “Nghĩ đến đạn bắn lên làm ǵ?  Chưa chi đă rét th́ c̣n đánh đấm thế quái nào được?!”

 

Sau bữa cơm chiều, chúng tôi họp tại Pḥng hành quân Không đoàn để nghe thuyết tŕnh về t́nh h́nh chiến sự, thời tiết và địa thế vào lúc tám giờ tối. Đây là mùa thời tiết xấu trong năm mà CSBV dùng nó để mở đầu cho cuộc “Tổng Tấn Công” nhằm mục đích chiếm trọn Vùng I. Bọn chúng vượt vĩ tuyến 17 với nhiều chiến xa T-54, PT-76 và Quân xa, cùng nhiều Sư đoàn Chính quy (304, 308, và 3 Trung đoàn Bộ binh, 5 Trung đoàn pháo. Trong khi ta chỉ có 3 Trung đoàn Bộ binh và 1 Tiểu đoàn Thủy Quân Lục Chiến) đánh chiếm các căn cứ ta ở phía Bắc và Tây Bắc Thị xă Đông Hà (phía Tây Bắc Quảng Trị) trong mấy ngày qua. Đoàn chiến xa Cộng quân đang hướng về Đông Hà trên Quốc lộ 1 như chỗ không người. Sư đoàn 1 KQ không thể s dụng phi cơ phản lực chiến đấu A-37 v́ thời tiết xấu. Buổi họp kết thúc lúc chín giờ tối, một ngày biệt phái trôi qua.

 

Ngày thứ hai đă làm cho CSBV biết thế nào là hỏa lực PĐ-518. Cộng quân không c̣n được ưu đăi với thời tiết xấu như mấy ngày qua, hay định mệnh đă an bài cho kẻ xâm lăng. Vào lúc ba giờ chiều thời tiết bắt đầu tốt từ Đà Nẵng đến Đông Hà. Những đám mây trắng nhỏ ở cao độ năm ngàn bộ. Tất cả phi cơ A-1 được điều động cất cánh. Phi tuần do tôi hướng dẫn là phi tuần thứ nhất trên mục tiêu với hai chiếc AD-6, mỗi chiếc được trang bị 6 trái 500 cân. Sau khi liên lạc phi cơ L-19 trên vùng để nhận tin về mục tiêu, phi tuần cách thị xă Đông Hà năm dặm. Đông Hà nằm về hướng Bắc sông Miêu Giang. Một chiếc cầu đúc bắt qua sông Miêu Giang trên Quốc lộ 1 hướng về Quảng Trị (xem bản đồ trận chiến). Tôi nhận ngay mục tiêu là một đoàn xe hơn 100 chiếc, nối sát nhau dài khoảng 3 cây số về phía Tây Bắc Đông Hà. Chiếc T-54 dẫn đầu cách đầu cầu 300 thước. Tôi quẹo trái về hướng Tây để điều chỉnh ṿng đánh theo trục Tây Bắc xuống Đông Nam dọc theo Quốc lộ 1, quẹo trái sau khi thả bom, và đánh 10 chiếc xe tăng đầu trong khi phi cơ số hai đánh những chiếc tăng kế tiếp. Sau lần thả thứ hai, đang lúc kéo phi cơ lên, một tiếng nổ long trời, chiếc phi cơ bị nẩy lên. Tôi hốt hoảng, không biết chuyện ǵ, nhưng nghĩ ngay là chiếc cầu Đông Hà đă được quân bạn cho ḿn nổ xập. Tôi thấy pḥng không từ đoàn xe và những cụm khói đen 37 ly trên bầu trời. Chúng tôi thả hết bom lên đoạn đầu đoàn xe và rời mục tiêu để bảy phi tuần A-1 kế tiếp vào đánh suốt buổi chiều hôm đó. Chiến xa BV t́m đường tẩu thoát ra hai bên Quốc lộ một cách chậm chạp và khó khăn do sự cản trở lưu thông, phía Đông và Tây của Quốc lộ 1 hầu hết là ruộng lúa, trừ đoạn đầu của đoàn xe. Tất cả các phi công đă hoàn tất nhiệm vụ giao phó trong tinh thần hăng say, bất chấp pḥng không và trở về đáp an toàn.

 

Ngày thứ ba 6-4-72, thời tiết trên vùng rất tốt. Sau một đêm CSBV mất hết tinh thần và cố t́m đường tránh không tập, các chiến xa ẩn núp dưới nhng tàng cây to, nhưng không che dấu được cặp mắt phi hành đoàn quan sát. Phi tuần của tôi có mặt trên mục tiêu vào lúc tám giờ rưởi sáng cho hai mục tiêu, gồm bốn chiến xa dưới một tàng cây gần bờ sông ở hướng Đông Quốc lộ 1, và một chiến xa ở hướng Tây. Phi tuần phá hủy hai mục tiêu dễ dàng. Phi cơ bị trúng một viên pḥng không 12.7 ly ở phần che bánh đáp bên phải, và được t́m thấy lúc vào băi đậu.  Nhiều phi tuần kế tiếp thanh toán các chiến xa ở hướng Tây và Tây Bắc Đông Hà. Th/tá Hùng oanh kích nhiều chiến xa ở 6 cây số về phía Tây Bắc Đông Hà. Phi cơ của Ông bị trúng đạn pḥng không, Ông cố lái phi cơ ra khỏi mục tiêu, phi cơ mất dần cao độ và cuối cùng bị cháy. Ông nhảy dù và lái chiếc dù về phía Nam Đông Hà. Cộng quân bắn theo chiếc dù, nhưng may cho Ông và cuối cùng được quân bạn tiếp cu.

 

Ngày thứ tư 7-4-72, Cộng quân tiếp tục di chuyển về hướng Tây Đông Hà trong rừng cây cao để t́m đường vào mạn Nam sông Miêu Giang. Các phi tuần khu trục tiếp tục truy kích địch về hướng Tây Đông Hà. Đ/úy Phan Quang Tuấn sau khi hạ nhiều chiến xa và không may cho anh, chiếc phi cơ bị pḥng không địch bắn rớt, không bóng dáng của chiếc dù, không một lời giă biệt, anh đă ra đi và để lại bao thương tiếc. Tôi được lệnh đi lấy một chiếc khu trục đáp khẩn cấp ở Quảng Ngải v́ lư do kỹ thuật, nên mất một phi vụ hành quân.

 

Thời tiết bắt đầu xấu trở lại, không một phi vụ nào được thực hiện trong ngày 8-4-72. Sáng ngày 9-4-72, các chiến xa đă di chuyển xuống hướng Nam sông Miêu Giang gần chân núi và tiến về hướng Đông, đồng thời huy hiếp một Căn cứ QLVNCH nằm về hướng Tây Nam Đông Hà khoảng 7 cây số. Phi tuần của tôi gồm hai chiếc A-1 được trang bị mỗi chiếc 6 trái 500 cân, cũng là phi tuần đầu tiên được điều động cất cánh lúc chín giờ sáng. Thời tiết rất xấu bắt đầu từ Huế, phi tuần hạ dần cao độ và bay dọc theo bờ biển với cao độ thật thấp vừa đủ thấy bờ biển trong lúc xuyên qua một đám mưa. Thật nguy hiểm! Thông thường phi vụ nầy phải được hủy bỏ v́ thời tiết, nhưng v́ nhu cầu khẩn thiết của quân bạn, sự nhiệt tâm của phi công, tôi tiếp tục hướng về mục tiêu. Sau ba phút phi tuần ra khỏi mưa, lấy cao độ và sắp đến Đông Hà. Tôi liên lạc Phi cơ quan sát và nhận rơ mục tiêu là 20 chiến xa đang dàn hàng ngang về hướng Tây và cách Căn cứ 200 thước. Trần mây dầy đặc ở cao độ 1.900 bộ đă làm cho vũ khí mang theo không mấy thích ứng với mục tiêu v́ phi tuần cần có một độ cao tối thiểu để thả bom cho chính xác, nếu được trang bị hỏa tiễn chống chiến xa th́ tốt hơn. Phi tuần vừa đến mục tiêu th́ các chiến xa xă khói đen chạy về hướng Tây. Chúng tôi vào thả hết bom ngay tức khắc trước khi chúng chạy vào b́a rừng, phi tuần xuyên qua màn lưới pḥng không của địch. Khi kéo phi cơ lên, cả hai chúng tôi đều bị chui vào mây nhưng đă gở ra được. Phi tuần kế tiếp do Đ/úy Chín hướng dẫn cũng báo cáo pḥng không của địch bắn lên rất mạnh. Anh nói chưa bao giờ thấy pḥng không bắn nhiều như vậy trong cuộc đời bay bổng của anh và tưởng sẽ bị rớt trong phi vụ nầy. Phi tuần thứ ba do Đ/úy Trần Thế Vinh dẫn, tiếp tục thanh toán mục tiêu, sau khi đánh hết bom anh c̣n dùng đến đại bác 20 ly. Không may cho anh, đây là phi vụ cuối cùng trong nghiệp bay của anh. Phi đoàn mất thêm một Phi Long tài ba lỗi lạc trong chuyến biệt phái nầy.

 

Ngày mai là ngày đổi phi hành đoàn, PĐ Khu truc cánh quạt 514 từ Biên Ḥa gồm biệt đội 12 phi công ra thay chúng tôi, đây cũng là lần biệt phái cuối cùng cho Đà Nẵng. Tôi cũng được biết một số anh em trong PĐ-514 kể lại, CSBV rất lo sợ mỗi khi có phi cơ khu trục đến mục tiêu. Một Phái đoàn Mỹ từ hạm đội đến thăm viếng Phi đoàn khu trục, họ rất ngạc nhiên trước những phi vụ mà Phi công A-1 đă thực hiện trong thời tiết rất xấu và gọi các phi công “những người làm xiệc trên không.”  Lực lượng xâm lăng của CSBV đă bị QLVNCH dập nát và không c̣n khả năng chiếm Vùng I trong cuộc “Tổng Tấn Công”. Do bản thống kê của pḥng Quân báo, Đ/úy Trần Thế Vinh hạ 21 chiến xa, tôi, Đ/úy Lành hạ 17 chiến xa và Đ/úy Trương Phùng hạ 16 chiến xa...(Trương Phùng đă hy sinh cho Tổ quốc rạng sáng 29-4-75 tại phi trường Tân Sơn Nhất). Tôi đuợc chọn và đại diện cho KQ để tham dự lễ chiến thắng tại Sài G̣n (Tôi là một trong ba mươi chiến sĩ xuất sắc từ các  binh chủng, về thủ đô Sài G̣n họp ra mắt, dự lễ Mừng Chiến Thắng do chính quyền và tư nhân khoản đăi sau trận chiến thắng vẻ vang của quân ta trong Hè Đỏ Lửa tháng Tư năm 1972. Đặc biệt là buổi ăn trưa long trọng với nhiều quan khách trong dinh Độc Lập, nơi Tổng thống ở và làm việc. Tôi cùng bảy quân nhân khác được hân hạnh ngồi cùng bàn tṛn với Ông và Bà Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu. Tôi c̣n nhớ một câu, Bà Tổng thống ca ngợi Ông: “Tất cả các bài diễn văn là do chính Ông soạn thảo”. Sau đó các chiến sĩ xuất sắc được ân thưởng nghỉ mát ở Đài Loan 5 ngày).

 

Về phía ta, Bộ Tư Lệnh KQ đă quyết định đúng lúc và kịp thời gởi hai Phi đoàn khu trục để tăng cường hỏa lực cho vùng địa đầu giới tuyến và đối phó với thời tiết xấu trên mục tiêu v́ Phản lực cơ A-37 ở Đà Nẵng không thể sử dụng đuợc. Với kinh nghiệm của phi công và tầm chính xác của khu trục cơ A-1 đă gây thiệt hại nặng nề cho CSBV. Một khuyết điểm nhỏ là vũ khí mang đến mục tiêu đôi khi không thích ứng với thời tiết trên mục tiêu. PĐ-518 thực hiện 52 phi xuất và thả 78 tấn bom trong chuyến biệt phái. Hai phi công PĐ-518 đă hy sinh cho Tổ quốc và ba chiếc A-1 bị bắn rớt.

 

Về phía CSBV họ đă thua trận, hàng chục chiến xa bị đánh tan nát hoặc hư hại, cùng với sự thiệt hại nặng nề về nhân mạng. Họ trốn chạy khi thấy phi cơ xuất hiện, điều nầy cho thấy tinh thần chiến đấu của họ bị sa sút. Vị tướng chỉ huy của họ không có kế hoạch an toàn cho đoàn xe hơn trăm chiếc khi thời tiết bắt đầu tốt, dĩ nhiên là đoàn xe đă bị một trận mưa bom trong ngày đầu ở gần Đông Hà. Tôi có cảm tưởng như trận Trân Châu Cảng khi quân Nhật đánh bom vào hạm đội Mỹ ở Hạ Uy Di (Hawaii). Cộng quân thiếu khả năng và yếu kém về chiến thuật để làm vô hiệu việc đặt ḿn, phá xập cầu Đông Hà của quân ta, trong khi Cộng quân cần chiếc cầu nầy để đoàn xe đi qua. Với chiến thuật “rừng” của các tướng lănh đă đưa CSBV đi vào chỗ chết và thảm bại.

 

Tuy thời gian trôi qua theo năm tháng, nhưng ḷng tôi không quên sự chiến đấu oai hùng, dũng cảm và sự hy sinh của người lính Cộng Ḥa để bảo vệ tự do và an lành cho người dân miền Nam. Chúng ta xin thắp nến hương ḷng và nguyện cầu cho hương linh người quá cố sớm siêu thoát.  Người lính Không Quân cho dù mai một bao giờ cũng thể hiện tinh thần “Không bỏ anh em, không bỏ bạn bè”.

 

* Cựu Phi đoàn trưởng Tr/tá L.Q.Hùng hiện ở Georgia sau hơn 13 năm tù cải tạo.

* Cựu Phi đoàn phó và 21 Phi Long hiện sống rải rác trên các tiểu bang Hoa Kỳ.

 

 

Bản Đồ Đông Hà

 

 

 

 

Phi Đoàn Phi Long 518 (chưa đến nửa nhân số Phi đoàn, h́nh chụp vào cuối năm 1972 với tân Phi Đoàn Trưởng N.Q. Vĩnh)

Hàng đứng từ trái:  P.V. Lượm, Tác giả, T.V. Khiển, N.V.Chín, N.V.Tùng, N.T. Bá

Hàng ngồi từ trái:  N.V. Chuyên, L.V. Long, N.Q.Vĩnh, N.V.Hai, P.M. Xuân, L.V. Bé

 

 

 

Những Phi Vụ Skyraider

 

Phi tuần nhẹ gồm hai phi cơ, phi công bay chiếc số 1 gọi là Phi tuần phó (Lead) người dẫn phi tuần nhẹ thực hiện phi vụ, và có trách nhiệm cho phi tuần. Phi tuần phó được trải qua một khoá huấn luyện công phu và được quyết định của Bộ Tư Lệnh KQ.  Phi công bay chiếc số 2 goị là Phi tuần viên (Wingman) người nhận và thi hành chỉ thị Phi tuần phó. Phi tuần trưởng hướng dẫn từ 4 phi cơ trở lên, phải có bằng Phi tuần phó, 500 giờ bay khu trục và trải qua một khóa huấn luyện công phu. Hầu hết các phi vụ hành quân yểm trợ tiếp cận cho quân bạn trên chiến trường miền Nam được thực hiện với phi tuần nhẹ. Skyraider là phi cơ lư tưởng để thả các loại bom và cả CBU-55*, loại nầy nặng từ 500 - 750 cân cho A-1 với tầm xác haị từ 60 m x180 m cho mỗi trái và chỉ dùng cho “pḥng thủ”, và đôi khi dùng phá “chốt” địch trong các trận đánh lớn. Skyraider mang bom nhiều hơn các phi cơ phản lực A-37B và F-5A/B, loại nầy mang 4 trái 500 cân, và một đại liên 6 ṇng 7.62 ly cho A-37B. Skyraider có vận tốc chậm, mang bom nhiều, bay lâu trên vùng làm việc và thích ứng với thời tiết xấu, thêm vào đó là độ chính xác khá cao khi thả bom. Skyraider là phi cơ lư tưởng để yểm trợ tiếp cận cho Lục quân. Trong điều kiện lư tưởng, phi công A-1 thả bom không sai mục tiêu quá 15 m. Một quả bom chính xác phải hội đủ các yếu tố như: độ chúi, tốc độ phi cơ, cao độ thả bom, hướng và tốc độ gió. Một số đông phi công Skyraider già dặn sang bay A-37 và F-5 vào những năm 1968. Skyraider được mệnh danh là con “Trâu Điên”, rất khó lái và từng gây khiếp đảm cho Cộng quân trên khắp chiến trường. Phi đoàn khu trục có khoảng 28 nhân viên phi hành và 24 phi cơ. Thành phần Chỉ huy phi đoàn từ trên xuống: Phi đoàn trưởng, Phi đoàn phó, Trưởng pḥng hành quân, Sĩ quan an phi, Sĩ quan huấn luyện. Trong Phi đoàn Khu trục, thành phần phi công c̣n lại được chia thành 4 Phi đội, mỗi Phi đội gồm 5 hay 6 phi công tùy thuộc đơn vị có nhiều hay ít phi công. Tối thiểu là một văn thư cho mỗi phi đoàn. Phi công Khu trục làm việc 3 ngày, nghỉ một ngày. Mỗi ngày làm việc thường có hai phi vụ. Nếu bay một phi vụ trong ngày, hoa tiêu phải bay hay trực hành quân đêm. Ngoài phi vụ hành quân, hoa tiêu được huấn luyện cho đẳng cấp cao, cho an phi, bay thử phi cơ vừa sửa xong, c̣n là huấn luyện viên cho Phi tuần phó, và bay thử để điều chỉnh hệ thống thả bom BOBS do đài ra-đa hướng dẫn (B-52 dùng hệ thống BOBS để thả bom...)  Điểm đặc biệt là phi công A-1 với cấp bậc cao, nhưng giữ chức vụ thấp vào những năm sau cùng cuộc chiến, so với các đơn vị bành trướng nhanh như trực thăng hay phản lực. Trong phạm vi bài, tôi chỉ ghi lại những phi vụ Skyraider đặc biệt.

 

 

Phi Vụ Yểm Trợ Tiếp Cận

 

Yểm trợ tiếp cận có thể hiểu là phi cơ khu trục thả bom gần quân bạn, v́ hai bên bạn và địch rất gần.  Vào hè năm 1971 ở tỉnh Hậu Nghĩa, một đơn vị bạn giao tranh với Cộng quân, hai bên cách nhau bởi con đường đất đỏ. Hôm đó phi tuần của tôi gồm hai khu truc cánh quạt A-1 Skyraider trang bị 6 trái bom 500 cân cho mỗi chiếc. Chiếc số hai, phi tuần viên, là một Th/úy, tôi không nhớ tên, mới ra hành quân không lâu cho nên tôi chỉ thị cho số hai đánh xa ra mục tiêu từ 150 m trở ra. Theo sự yêu cầu của quân bạn, bom phải rớt gần con đường đất đỏ về hướng Tây, trong khi quân bạn ở hướng Đông con đường vào khoảng 50 m. Chúng tôi mở tần số FM để nghe quân bạn và phi cơ quan sát nói chuyện trong suốt thời gian thả bom. Phi cơ quan sát bắn rocket khói trắng đánh dấu mục tiêu, cùng lúc quân bạn thả khói xanh cho biết vị trí của ḿnh. Trái bom đầu tiên cách con đường về hướng Tây 50 m do sự ảnh hưởng của gió. Quân bạn phản ứng trên tần số FM ngay và khẩn thiết yêu cầu đánh sát vào con đường với lời lẽ mà tôi chưa bao giờ nghe trong những lần thả bom yểm trợ cho quân bạn trước đây: “Thà chúng tôi chết dưới bom đạn của ḿnh, c̣n hơn chết dưới súng đạn Việt cộng tối nay”. Bây giờ là mười giờ sáng. Nhưng tôi vẫn dè dặt thi hành nhiệm vụ để giúp quân bạn, c̣n việc thả bom có phương hại đến quân bạn là điều không thể thực hiện. Nếu có sự đáng tiếc xảy ra, phi công phải ra ṭa án quân sự hoặc ở tù. Tôi kéo dần từng trái bom vào con đường sau mỗi lần thả và lắng nghe trong tần số với sự thỏa măn của quân bạn. Tôi nhớ trái bom sau cùng không cách xa con đường bao nhiêu. Số hai thả xa mục tiêu để vớt mấy Cộng quân nhanh chân tránh bom.  Sau khi hết bom, chúng tôi xuống thấp và bắn bốn lần hết tất cả 1,600 viên đaị bác 20 ly vào sát con đường, có những viên lạc lên đường làm tốc bụi đỏ. Thường th́ những viên đạn nầy ít khi sử dụng, chỉ để bảo vệ một trong hai phi cơ lâm nạn, hay những mục tiêu đặc biệt. Như vậy, phi tuần không c̣n ǵ để tự bảo vệ. Chúng tôi may mắn không bị pḥng không 12.8 ly chiếu cố. Đây là vùng có nhiều pḥng không, nhưng không làm sao thấy chúng bắn lên trong lúc bận rộn thả bom, hơn nữa chúng ngụy trang khéo léo.

 

Nguyên tắc căn bản không thể thiếu được cho cuộc hành quân Lục quân là yểm trợ phi pháo. Trong trường hợp quân bạn ngoài tầm pháo yểm, không yểm lại quan trọng hơn. Chỉ một phi tuần khu trục có thể chuyển bại thành thắng trong trận chiến nhỏ. V́ vậy, phi công cảm thấy phấn khởi trong lúc làm việc với quân bạn trên chiến trường. Tiếng nói chân t́nh giữa hai binh chủng Không Lục trước sự sống chết trên chiến trường khốc liệt đă gây cảm thông giữa hai binh chủng, quyết tâm diệt thù. Làm sao nói hết sự cảm thông giữa hai binh chủng trong cuộc chiến khốc liệt đầy ngập máu rơi, thịt nát nầy! Trước khi rời mục tiêu, quân bạn cám ơn nồng nhiệt, v́ chúng tôi can đảm thi hành nhệm vụ và thỏa mản yêu cầu khẩn thiết của họ. Người Lính Không Quân đem xương máu xung phong vào trận mạc, yểm trợ quân bạn, mang lại niềm tin và tiết kiệm xương máu cho quân bạn trên khắp chiến trường. Không phải phi công bị khóa chân vào chiến cụ như địch thường áp dụng.

Phi Vụ Đêm

 

Phi vụ trực đêm gần như mỗi tuần một lần để thi hành phi vụ hành quân khi cần. Phi hành đoàn trực gồm hai phi công, phải có mặt ở phi đoàn lúc bảy giờ tối cho đến sáng hôm sau. Pḥng ngủ cho phi hành đoàn có máy điều hoà không khí. Mỗi lần trực đêm tôi không tránh khỏi cái không khí yên tĩnh gần như lẻ loi nơi phần sở, và cố t́nh ngủ sớm để có thể đi bay trong đêm, nhưng h́nh ảnh Mai lại đến. Tôi quen Mai trong lần thăm người bạn tại sở làm với Mai. Mai làm kế toán cho hăng Hàng không VN và học Anh văn ban đêm, nơi mà chúng tôi hẹn ḥ sau giờ học… Cái tuổi mơ mộng yêu phi công không khác ǵ phi công say mê lái phi cơ, như những cánh chim tư do tung mây lướt gió giữa trời xanh, là tinh cầu bay trong đêm dưới những v́ sao lấp lánh. Đă đến lúc, tôi phải lập gia đ́nh, cho dù chiến tranh tàn khốc vẫn tiếp diễn, không như quan niệm của những năm trước đây. Mai vượt qua sự lo sợ trở thành góa phụ và chấp nhận làm vợ phi công, để ngày ngày lo âu cho cánh chim trên chiến trường khói lửa trở về tổ ấm trong an toàn. Chúng tôi kết hôn sau một năm gắn bó yêu thương.


Tất cả phi vụ đêm trên chiếc Skyraider đều khó khăn và nguy hiểm. Chiếc số hai gặp nhiều khó khăn hơn trong phi vụ đêm, v́ phải theo sát số một nhất là khi phi tuần đi vào mây, mưa. Từ ngày tốt nghiệp ở Mỹ, về bay phi cơ quan sát hơn hai năm cho đến khi trở lại bay Skyraider, tôi chưa có một lần được huấn luyện hay ôn lại phi cụ, hoặc cách thức gở phi cơ ra khỏi vị thế bất thường bằng cách dùng phi kế. Không có “check out*” đánh đêm, nhưng vẫn trực bay đêm và thi hành phi vụ, cho nên một số phi công gặp khó khăn và bị vertigo*. Phải chăng đây là thông lệ của đơn vị và tôi tự cảnh giác với câu “hồn ai nấy giữ”. Trường hợp nầy có thể giải thích là phi cơ khả dụng quá ít cho nhu cầu hành quân, hơn nữa huấn luyện không là ưu tiên hay người có trách nhiệm quên đi phần việc quan trọng nầy… Thông thường, khi thả bom đêm phải có phi cơ vận tải thả trái sáng, thường là ở gần cao độ với phi cơ khu trục. Phi công khu trục thấy mục tiêu và thế đất như trời nhá nhem tối, lúc mặt trời vừa lặn, tạm đủ để thả bom như ban ngày. Vertigo xẩy ra khi bay trong đêm, mây hay mưa, phi công không thấy đường chân trời hay thế đất để điều khiển phi cơ, chỉ phải tin và dùng phi cụ để bay hoặc đưa phi cơ trở về vị thế b́nh phi, nếu ở trong vị thế bất thường. Nói chi đến nhào xuống kéo lên thả bom đêm mà không có phi cơ thả trái sáng, cho dù có trái sáng leo lét của tiền đồn, chỉ là tṛ đùa với tử thần. Đó là trường hợp yểm trợ cho tiền đồn Tống Lê Chơn (TLC). Quân Đoàn yêu cầu SĐ3/KQ mỗi đêm một phi vụ yểm trợ cho đồn TLC. Tôi và số hai đă một lần phải dùng phi kế để gỡ phi cơ ra khỏi vị thế bất thường. Tại sao họ không cho phi vụ thả bom trong lúc trời nhá nhem tối mà phải đợi một giờ sau để thả đêm? Xin nhường phần việc nầy cho các cấp Chỉ huy.  (Tiền đồn TLC ở phía Tây An Lộc bị cô lập 17 tháng. Cộng quân mở nhiều cuộc tấn công nhưng không thành, chi bằng giữ vậy để nhận mấy kiện hàng tiếp tế do vận tải cơ thả từ trên không bị gió đưa lạc ra ngoài đồn). Một Th/
úy phi công (xin mạn phép không nêu tên) bị vertigo v́ cảm thấy không điều khiển phi cơ theo ư ḿnh và chọn mở dù tự động, nhưng hỏa tiễn của dù không khai hỏa. Cuối cùng phi công tiếp tục lái và đưa phi cơ vào vị thế b́nh phi an toàn. Vertigo có thể xẩy ra cho bất cứ ai. Trong trường hợp khác, tôi trực đêm với Th/tá Ninh de Gaulle. Vào lúc hai giờ khuya chúng tôi ra cất cánh, nói là thời tiết trên mục tiêu tốt, nhưng trần mây ở Biên Ḥa là 1.800 bộ. Tôi bay chiếc số hai và vào hợp đoàn sau khi cất cánh. Số một bắt đầu lấy cao độ và vô mây. Sau khi bay được vài phút trong mây, số một báo bị vertigo. Tôi đột nhiên bảo số một vào phi cụ. Từ đó tôi không c̣n nghe số một trên tần số. Khi tôi trở về đáp với bom và được biết số một đă đáp trước đó. Thật may mắn cho cả hai! Chiếc A-1 khá nặng với bom đạn nên mất cao độ nhanh, phi công chỉ có khoảng thời gian rất ngắn, mấy giây đồng hồ để đưa phi cơ về vị thế b́nh phi, đó là trường hợp nhẹ và có cao độ. Sau này cố Th/tá Nguyễn V Ninh hy sinh cho Tổ quốc trong phi vụ yểm trợ quân bạn. Cố Đ/u Trần S Công hy sinh cho Tổ quốc trong phi vụ bay đêm yểm trợ phi trường Phan Rang tháng Tư 1975. Xin nghiêng ḿnh tưởng niệm đến hai vị anh hùng. Câu “Ăn cơm dưới đất, làm việc trên trời” nói lên sự nguy hiểm của nhân viên phi hành. Thả bom đêm rất nguy hiểm, phi công cần được huấn luyện và mục tiêu phải có đầy đủ trái sáng. Tôi không nhằm chỉ trích ai mà chỉ nói lên sự hiểm nguy đến với phi công Skyraider. Phi tuần viên bay với tôi luôn luôn thể hiện tinh thần kỷ luật trong lúc thi hành nhiệm vụ trên chiến trường và cũng chưa có phi tuần viên nào làm crash hay bỏ ḿnh trong các phi vụ bay huấn luyện hay hành quân. Như vậy, tôi tự cho là Phi tuần trưởng mát tay và muốn gợi lên đó là sự kết hợp của may mắn và tài năng đă có trong thời gian bay bổng. Cảm nghĩ ǵ khi đi hai về một? Thật khó trả lời!  Nếu có, đó là nỗi đau ḷng măi trong tôi.


Phi công Skyraider c̣n thực hiện nhiều phi vụ yểm trợ cho các toán Biệt kích. Một biệt đội Skyraider nhỏ được biệt phái đến phi trường Pleiku vào những năm 70-71 để bay bao vùng cho phi cơ trực thăng đưa và rước các toán Biệt kích.

 

Phi Long 31

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính