HỒI KƯ CHIẾN TRƯỜNG

PHI CÔNG QUAN SÁT L-19 và KHU TRỤC A-1

KLVNCH

 

 

 

 

tiếp Phần I

 

L-19 Bay trong Băo Tố

(1969)

 

Chiếc L-19 vừa ngừng lại trong băi đậu trước PĐ-114 trong buổi chiều lặng lẽ với bầu trời xám xịt ở hướng Tây, cũng là lúc Lộc bước nhanh ra khỏi phi cơ và rảo bước về hướng Không đoàn 62 Chiến thuật ở Nha Trang. Tôi chẩm rải lấy chiếc nón bay ra khỏi đầu, tháo đôi găng tay, rồi gấp lại cái bản đồ không hành và cho vào túi áo bay trước khi ra khỏi phi cơ. Trong bỗng chốc, đầu óc tôi như tách khỏi thân xác ḿnh, có lẽ do ám ảnh của chuyến bay sống chết vừa qua, trong khi hành động chỉ là cái thói quen hằng ngày. Tôi lặng lẽ đi về hướng phi đoàn với cảm giác khác thường: Đơn côi v́ không có người sánh bước, nghĩ ngợi về sự lặng lẽ của Lộc v́ không biết ḿnh đă làm giao động tinh thần của Lộc đến độ nào, hối tiếc cho chuyện không may xảy ra ngoài dự tính trong chuyến bay sống chết vừa qua.

 

Tôi được chuyển đến Phi đoàn Quan sát 114 ở Nha Trang, mặc dù vừa tốt nghiệp ở Mỹ với chỉ số khu trục, và được phi đoàn huấn luyện bay hành quân vào đầu năm 1968. Tôi bay với nhiều quan sát viên trong phi đoàn suốt thời gian hai năm rưỡi. Hầu hết các quan sát viên phi hành trở thành phi công quan sát sau nầy. Theo ḍng thời gian, chúng tôi là những người bạn đồng hành trên khắp Vùng II, cùng đi biệt phái cho các tỉnh vùng biển từ Phan Thiết đến Qui Nhơn, và các tỉnh vùng Cao nguyên từ Bảo Lộc đến Kontum với núi đồi trùng điệp và thời tiết khắc nghiệt. T́nh bạn ngày càng thắm thiết qua những lần biệt phái. Mỗi lần đi biệt phái mười lăm ngày cho một tỉnh lẻ, phi hành đoàn gồm một hoa tiêu, một quan sát viên và chiếc L-19. Như cánh chim tự do tung bay giữa trời xanh khi xa đơn vị. Phi hành đoàn cùng làm việc trong nhiệm vụ được giao phó ở chiến trường hiểm nguy, cùng chia sẻ niềm vui, buồn, và cùng sống, chết trên chiến trường trong suốt thời gian biệt phái. Cái tuổi “hâm …” và độc thân th́ đâu cũng gọi là nhà, vô tư trong cuộc sống và ít khi nghĩ đến tương lai.

 

Sau hơn một năm bay hành quân, và đây là phi vụ Tăng phái (đi và về trong ngày) từ Nha Trang đến Ban Mê Thuột (BMT) để thi hành một phi vụ hành quân. Quan sát viên trong phi vụ nầy là Tr/úy Lộc và tôi cùng cấp bậc.  Anh có gương mặt trắng mởn, tṛn triạ, tính t́nh điềm đạm và ít nói, lúc nào cũng đội chiếc nón bay khi lái xe Lambretta đi làm. Anh là nhân viên pḥng HQCC/KĐ62CT và thỉnh thoảng bay cho phi đoàn. Chúng tôi cất cánh lúc sáng sớm và trực chỉ hướng Tây đến BMT, với cao độ 7.000 bộ qua đỉnh cao của dăy Trường Sơn chạy dài từ Nam ra Bắc. Xa về hướng Nam, đỉnh Chư Yang Sin, 8.005 bộ là đỉnh cao nhất ở Nam Trung phần. Thời tiết và điạ thế Vùng II luôn gây khó khăn cho phi công, v́ vậy tai nạn phi cơ đôi khi xảy ra.

 

Chúng tôi đến BMT sau một giờ rưỡi bay trong thời tiết rất tốt. Phi cơ được châm đầy xăng, trong khi phi hành đoàn nhận lệnh hành quân và sẽ cất cánh trở lại cho phi vụ t́m kiếm và liên lạc toán thám sát. Toán nầy đă bị “Vẹm” bám sát trong mấy ngày qua. Sự xuất hiện phi cơ và liên lạc được toán đă làm cho toán lên tinh thần và di chuyển đến địa điểm an toàn. V́ sợ địch nghe, họ nói rất nhỏ và dùng kiến chiếu lên phi cơ để đánh dấu vị trí, thay v́ dùng trái khói màu. Sau hai giờ làm việc với toán, chúng tôi về đáp ở BMT, dùng cơ trưa và dự trù cất cánh về Nha Trang lúc xế chiều, không trể quá ba giờ chiều. Tôi luôn dự trù về càng sớm càng tốt. Sau khi dùng cơm, chúng tôi được Cơ trưởng A, người bảo tŕ phi cơ, lái chiếc jeep của biệt đội, cho dạo một ṿng phố BMT, để anh em có dịp ngắm lại phố Buồn Muôn Thuở hay mua những đặc sản như cà phê, măng khô…

 

Sau khi cất cánh trở về Nha Trang và bay được bốn mươi phút th́ gặp phải dăy mây trắng thật cao bao phủ Trường Sơn. V́ không có lối bay ṿng nào khác hơn, tôi lấy cao độ trong lúc liên lạc đài kiểm soát ở phi trường Nha Trang, và được biết thời tiết tốt ở đó. Chiều cao của mây là 9.500 bộ, tôi đang trên mây với cơ chế bay lên và dự trù sẽ giữ cao độ 10.000 bộ. Mặc dù ở cơ chế bay lên, động cơ nổ ḍn, phi cơ không thể lên mà chỉ giữ ở cao độ 9.800 bộ khoảng ba phút. Sau đó phi cơ bắt đầu mất cao độ, việc mà tôi không nghĩ có thể xảy ra, v́ L-19 có thể bay cao hơn nữa. Tôi hối tiếc là chưa bao giờ bay thử L-19 ở cao độ tối đa để biết khả năng của nó. Bây giờ phi cơ vào mây, cao độ giảm dần. Sau hai phút bay trong mây, mưa bắt đầu, và ngày càng nhiều hơn. Những tiếng sấm chớp về phía trước, bên trái vang rền liên hồi như bom nổ. Các đồng hồ phi cụ như chân trời giả (gyroscope) và la bàn (magnetic compass) không hoạt động b́nh thường, xoay tứ tung. Pḥng lái tối hơn, nhưng không phải dùng đèn. Trong lúc tinh thần căng thẳng và đối đầu với tử thần, tôi chuẩn bị cho một tai nạn có thể xảy ra, như đụng vào núi, vertigo* (chóng mặt, nhầm lẫn), phi cơ triệt nâng... Trong lúc đó, như một phản xạ, tôi nhớ lại phần huấn luyện bay bán phi cụ  (partial instrument) ở trường bay, bằng cách sử dụng đồng hồ “turn and bank indicator”, và “climb and descent indicator” để điều khiển phi cơ b́nh phi. Phi cơ chao đảo trong gió giựt, cao độ chậm chạp mất dần, giờ chỉ c̣n 4.000 bộ, do thời kỳ luồng không khí đi xuống (downdraft) của dăy mây độc hại nầy.

 

Cho đến giờ nầy, Lộc vẫn giữ im lặng, không biết anh đang làm ǵ phía sau, có lẽ anh đang viết những lời giả từ cuối cùng đến gia đ́nh, bạn bè hay ghi lại sự việc đang xảy ra cho những người t́m kiếm phi cơ lâm nạn về sau?  Sự im lặng của Lộc, thay v́ những lời nói không đâu trong tinh thần lo sợ, đă giúp tôi tập trung hết tinh thần để đối phó với tử thần hay những khó khăn đang gặp phải.

 

Sau mười lăm phút trôi qua, những tiếng sấm sét và mưa dịu dần. Mặc dù không thấy ǵ phía trước, nhưng tôi có thể thấy phần dưới cánh những ngọn cây mờ mờ khá xa. Tôi cúp ga, xà xuống ngọn cây cho được an toàn, để tránh ám ảnh đụng vào núi, và nếu phải đáp ép buộc (crash) th́ cơ hội sống sót vẫn được nhiều hơn. Thật may mắn! Phi cơ bay vào một thung lũng sau khi tránh các sườn núi chung quanh, sau nầy mới biết đó là Đồng Trăng hướng Tây Nam phi trường Nha Trang khoảng 8 dậm. Tôi bay trong thung lũng nầy được vài ṿng trong mưa với tầm nh́n quá giới hạn, và yên tâm không phải làm crash. Trong cùng lúc, tôi qua tần số cứu cấp, UHF 243 để liên lạc, và được một người Mỹ đáp lời ngay, không biết ông bay loại ǵ. Trong ṿng ba phút, ông có mặt bên ngoài thung lũng. Tôi ngạc nhiên trước sự nhanh nhẹn nầy. Khi biết tôi bên trong thung lũng đang mưa bao phủ, phi cơ của ông không vào được, th́ cuộc điện đàm chấm dứt ngay sau đó. Tôi bay đến ṿng thứ năm và t́m thấy một khoảng trống, giữa hai ngọn núi về hướng Bắc, có ánh sáng bên ngoài. Tôi đưa phi cơ bay lên, chui qua chỗ nầy và gặp ngay đồng bằng, phía Tây phi trường Nha Trang với bầu trời quang đăng. Có lẽ ông Mỹ kia bay ở đây trong giây phút vừa qua. Nếu tôi không xà xuống ngọn cây khi năy, phi cơ sẽ ra khỏi mưa trong vài phút. Lộc vẫn giữ im lặng cho tới khi phi cơ đáp và di chuyển vào băi đậu.

 

Mặc dù thời gian trôi qua khá lâu, ngoài bốn mươi năm, cứ mỗi lần nói đến bay bổng trên chiếc L-19, đầu óc tôi miên man khó nghĩ, không những chỉ chuyến bay ác quái kia, mà chính sự im lặng của Lộc. Chính tôi cũng nhận thấy, không một quan sát viên phi hành nào đề cập đến sự bay bổng của tôi trong suốt thời gian hai năm rưỡi, khi bay L-19. Đây là lúc tôi muốn biết ư kiến của một cựu quan sát viên, và gọi anh Khải cùng phi đoàn, xin cho biết cảm tưởng của anh khi bay với tôi. Anh cho biết: Khi bay với những hoa tiêu giỏi và những người học ở Mỹ, tôi yên tâm hơn. Có lần phi cơ tắt máy mà Bác tĩnh bơ. Tưởng cũng nên nhắc lại, trong phi vụ tôi và Khải cất cánh ở Quảng Đức, trong khi lấy cao độ, phi cơ tắt máy ở ba ngàn bộ. Tôi b́nh tĩnh đưa phi cơ đáp ép buộc trên quốc lộ, nhưng sau đó phi cơ nổ máy trở lại. Chúng tôi bỏ phi vụ và về đáp an toàn.

 

Qua ư kiến của Khải và bài viết nầy, ḷng tôi thấy nhẹ nhàng, và tôi có thể khẳng định Phi hành đoàn Quan sát luôn đề cao tinh thần đồng đội và tôn trọng nghề nghiệp của mỗi người trong lúc thi hành phi vụ. 

 

 

Mây Giăng Lối Về 

 

Pḥng Lái L-19

 

 

 

L-19 Yểm Trợ Trại LLĐB Dak Seang  

(1970)

Sau khi hoàn tất chương tŕnh huấn luyện khu trục ở Mỹ, tôi và Xê trở về nước cuối tháng Mười năm 1967. Chúng tôi được thuyên chuyển đến Phi đoàn Khu trục cánh quạt 524, danh hiệu Thiên Lôi, ở Nha Trang,  trong khi phi đoàn nầy chuẩn bị đi học chuyển tiếp A-37 phản lực. Thành phần c̣n laị Xê, Ẩn và tôi cùng hai hoa tiêu Thuyên và Phương từ Phi đoàn Vận tải được chuyển đến Phi đoàn Quan sát 114, Thần Điểu ở Nha Trang, dưới quyền chỉ huy của Th/tá Hậu. Sau mấy phi vụ huấn luyện, tất cả đều ra bay hành quân. Không Đoàn 62 ở Nha Trang và Căn cứ 92 ở Pleiku thuộc Vùng II, Phi đoàn 114 yểm trợ cho Quân Khu II, trải dài từ Phan Thiết đến Qui Nhơn và vùng Cao nguyên từ Bảo Lộc đến Kontum. Tất cả hoa tiêu và quan sát viên ở đơn vị gốc 15 ngày mỗi tháng và đi biệt phái 15 ngày ở một trong 5 tỉnh: Phan Thiết, Qui Nhơn, Bảo Lộc, Ban Mê Thuột và Pleiku. Phi đoàn Quan sát có khoảng 40 nhân viên phi hành và 28 phi cơ trong năm 1970.

 

Về hành quân, trước khi hướng dẫn phi cơ khu trục thả bom, phi hành đoàn quan sát đă làm việc với quân bạn ở dưới đất để biết rơ các vị trí bạn và địch, khoảng cách và hướng cho bom tàn phá. Sau cùng họ chọn hướng thả bom cho phi tuần khu trục. Hướng thả bom hay trục tấn công tuyệt đối phải đặt quân bạn bên trái hay phải (thường là bên trái) với tầm xa tối thiểu cho vấn đề an toàn, v́ bom thường rơi dài ra hay ngắn lại nh́ều hơn là sai lệch qua trái hay phải của trục tấn công. Việt cộng thường tránh né bom đạn bằng cách bám sát vào quân bạn hay bung rộng ra ngoài, nhưng không sao tránh khỏi bom đạn qua kinh nghiệm phi hành đoàn quan sát. Có thể nói, trinh sát là kỹ thuật khám phá ngụy trang địch. Cái thú của chúng tôi là thấy rơ những ǵ ḿnh muốn thấy. Bay L-19 là sống thọ so sánh với bay A-1.

 

Sau 6 tháng từ ngày ra hành quân, các hoa tiêu từng xuất thân từ Mỹ được thụ huấn cách hướng dẩn khu trục cơ Mỹ thả bom và được các hoa tiêu Quan sát Mỹ huấn luyện trong căn cứ. Trong Không quân Mỹ, phi công quan sát đ̣i hỏi phải là người đă từng bay khu trục và có cấp bậc cao, nhưng KQVN không áp dụng phương thức nầy.

 

Trong hai năm 1968 và 1969, tôi đi biệt phái khắp Vùng II, nhưng không có trận đánh nào đáng kể.  Lần biệt phái thứ tư cho Pleiku trong năm 1970, khi các cánh đồng cỏ tranh ngả màu vàng cháy. Chiếc L-19 vừa lướt qua Khánh Dương với bầu không khí diụ vợi trên cao độ b́nh phi, và tốc độ 80 miles/giờ. Tuy là lần đầu đi biệt phái với Huy, nhưng tôi thấy thân t́nh và cởi mở như những đồng đội khác, mặc dù chúng tôi không cùng một mái nhà, chỉ cùng đơn vị và người lănh đạo. Chúng tôi cùng đi chung và làm việc với nhau từ trên trời hay dưới đất, cùng đi ăn chung, cùng ngũ một pḥng...Tôi hỏi Huy:

 

- Chúng ḿnh sẽ làm ǵ cho nửa tháng tới?

- Chúng ta sẽ đến thăm Biển Hồ, ăn bún ḅ Huế ở gần nhà xác, uống cà phê và nghe nhạc ở phố…

- Ồ, hay lắm!

 

Làm ǵ có được biển cát, nước trong và rộng giữa vùng Cao nguyên, Biển Hồ là miệng núi lửa ngày xưa. Pleiku là thành phố nhiều lính, những bộ quân phục rằn ri khá nhiều trong các quán cà phê và trên đường phố. Pleiku nắng bụi, mưa bùn, có biệt danh là phố Núi. Núi đồi chung quanh Pleiku kết thành quang cảnh hữu t́nh trong buổi hoàng hôn.

 

Tr/u Huy và tôi cùng cấp bậc, chúng tôi vừa đến Pleiku là nhận ngay một phi vụ yểm trợ cho trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) Dak Seang; ngày 1-4-1970 khởi đầu cho cuộc tấn công của Cộng quân. Đây là trận đánh lớn đối với tôi trong thời gian bay L-19, và cũng là lần đầu sau hơn hai năm bay hành quân.

 

Dak Seang nằm về hướng Tây Bắc Kontum khoảng 70 km, hướng Đông Quốc lộ 14 nối dài bởi đoạn đường đất, gần biên giới Lào, thuộc vùng Tam biên (Việt, Miên, Lào) và đường ṃn Hồ Chí Minh, nơi có nhiều  trận đánh lớn. Trại Dak Seang có phi trường đất dài 1.400 bộ, cao 2156 bộ trên mực nước biển, chạy từ Bắc xuống Nam. Thế đất lồi lơm có nhiều đồi, gần dăy núi dốc cao ở hướng Đông và thoai thoải cao về hướng Tây. Dak Seang nằm trong thung lũng.

 

Trại LLĐB Dak Seang (A-245) gồm các thành phần lực lượng dân sự chiến đấu, đa số là người điạ phương thuộc các sắc dân thiểu số. Họ được LLĐB Mỹ huấn luyện và trang bị vũ khí tối tân. Trại được thành lập vào tháng 8-1966 với quân số 450 và các đơn vị cố vấn LLĐB Mỹ (Sau nầy trại Dak Seang được chuyển giao cho Biệt Động Quân ngày 30-11-1970). Trại có nhiệm vụ kiểm soát và ngăn chận đường xâm nhập CSBV từ biên giới Lào vào Dak Tô, Kontum. Trại được thiết kế h́nh ngũ giác ở hướng Tây phi đạo, và cách phi đạo 100 thước. Năm 1970, phi trường được nới dài, và cải tiến công sự pḥng thủ của trại bao quanh phi trường trên các ngọn đồi. Cộng quân chọn Tây Nam của đầu phi đạo Nam làm bàn đạp, nhưng không chọc thủng trước sự tử thủ can trường của người lính LLĐB, và yểm trợ hữu hiệu của Không quân VN. Cộng quân tung Trung đoàn 28, đơn vị 40 pháo và nhiều đơn vị của Trung đoàn 60, tổng số từ bốn đến năm ngàn quân, với quyết định san bằng trại nầy.

 

Tôi không nhận ra một chiếc phi cơ quan sát Mỹ nào ở trên vùng trong suốt cuộc chiến, nhưng có một chiếc khu trục A-1 (Skyraider) của Mỹ đáp khẩn cấp (crash) và chạy ra ngoài lề trái khoảng giữa phi đạo. Chiếc A-1 nầy là một trong những chiếc đến từ Thái Lan yểm trợ cứu cấp phi hành đoàn trực thăng Mỹ lâm nạn. Chúng tôi hướng dẫn từ 3 đến 4 phi tuần A-37 VNCH mỗi ngày trong thời tiết tốt, mỗi chiếc mang 4 trái 500 cân và thỉnh thoảng cũng hướng dẫn phi tuần F-4 của Mỹ thả bom. Chúng tôi cất cánh từ Pleiku bay thẳng đến Dak Seang khoảng 40 phút và tiếp tục làm việc cho đến trưa, rồi đáp ở Kontum lấy xăng cho phi vụ chiều. Sau khi hoàn tất phi vụ chiều, tôi bay thẳng về Pleiku, tối thiểu là bảy tiếng bay một ngày.

 

Sau một tuần giao tranh và kềm chân Cộng quân, quân ta từ Dak To theo Quốc lộ 14,  trực thẳng hướng Nam trại Dak Seang qua đường đất đỏ để mở đường tiếp viện, nhưng bị địch đóng “chốt” ở hướng Nam của trại khoảng 10 cây số cho đến ngày tan cuôc. Đơn vị nầy không có Không quân yểm trợ; hy vọng họ được pháo yểm từ Dak To.

 

Ngày 12-04-1970, CSBV dùng chiến thuật “tiền pháo hậu xung,” bằng cách pháo hằng trăm quả đại pháo vào trại lúc mờ sáng, dùng các đơn vị đặc công và bộ binh đánh vào trại sau khi ngưng pháo, nhưng không chọc thủng pḥng tuyến của quân ta. Cộng quân thảm bại nặng nề và đă dùng chiến thuật nầy ít nhất là ba lần cho cuộc chiến. Sau hai tuần chiến đấu oai hùng của người lính LLĐB, Cộng quân không tiến hơn một bước. Bao nhiêu bom đạn chỉ đổ dồn vào một vị trí nóng mà đôi bên tranh giành từng tất đất, đó là Tây Nam đầu phi đạo 300 m. Từ trên cao nh́n xuống, toàn vùng rộng lớn với cỏ tranh vàng cháy, chúng tôi không tài nào nh́n thấy dấu vết của đôi bên mặc dù bay ở cao độ chỉ l.000 bộ. Mỗi buổi sáng khi đến vùng, chúng tôi nghe quân bạn báo cáo thêm tổn thất, chết và bị thương do khẩu pháo 82 ly của địch từ hướng Tây, nhưng quân bạn không xác định được khoảng cách. Mỗi lần phi tuần thả bom là viên cố vấn Mỹ yêu cầu thả xa ra qua tần số FM, v́ sợ bom rơi trên đầu, nhưng quân ta th́ không lo sợ điều nầy. Tôi cũng đồng ư với sự lo sợ của viên cố vấn Mỹ, nếu nh́n lên cao 4.000 bộ th́ quả bom hẳn phải ở trên đầu, nhưng khi chạm đất quả bom chỉ cách họ từ 60 m trở ra. Tất cả bom đạn của F-4 được rải cách khoảng và xa về phía Tây, trên đường chuyển quân và tiếp liệu của địch theo dự đoán của tôi, từ 200 m trở ra, vừa an toàn và dễ dàng cho phi tuần F-4. Mỗi phi tuần A-37 đều được xin dùng Minigun bắn một pass gần vào trái khói xanh, vị trí quân bạn. Nhưng khó mà thực hiện được, v́ một trở ngại là phản lực cơ A-37 không c̣n nhiều xăng khi cất cánh từ Nha Trang, và họ không thể chờ trên vùng làm viêc. Một hôm tôi quyết định cho đánh gần hơn vào vị trí quân bạn v́ tin tưởng vào các phi công nhiều kinh nghiệm của PĐ-524 như: Yên, Cả…  Sau trái bom thứ ba của phi tuần trưởng, cỏ tranh bị rạp xuống, tôi thấy ngay một hố ở giữa quả bom, đó là vị trí súng cối 82 ly và 10 hố cá nhân xung quanh với đường kính khoảng 10 m. Khẩu cối nầy đă gây tổn thất khá nhiều cho quân ta từ ngày khởi chiến. Tôi cũng báo cho quân bạn biết tin nầy. Sáng hôm sau, một không khí khác thường, quân bạn không báo cáo thiệt hại như những lần trước, ngược lại họ có một đêm yên ổn nhất. Tôi thường cho Phi hành đoàn Quan sát như một vị Chỉ huy nho nhỏ trên chiến trường. Họ thấu đáo địa thế, vị trí các cánh quân, hợp tác với quân bạn và điều hành không yểm sao cho có kết quả nhất, trong khi tránh lỗi lầm có thể gây thương tích cho quân bạn. Cho đến giờ nầy, tôi thấy ở đầu phi đạo Nam có 3 chiếc Caribou (C-7) và 6 chiếc UH-1 bi rớt vẫn nằm đó. Số tử vong và thương binh không có cơ hội được tải khỏi chiến trường, không hiểu số phận của phi hành đoàn không may mắn kia ra sao?

 

Trận chiến vẫn tiếp tục trong khi 15 ngày biệt phái của chúng tôi sắp hết, phi hành đoàn khác sẽ đến thay. Huy và tôi quyết định xin ở lại để tiếp tục cuộc chiến cho đến ngày kết thúc. Cuộc sống độc thân của những người như chúng tôi th́ ở đâu cũng gọi là nhà. Một nguyên nhân hay đông lực nào đă thúc đẩy chúng tôi trong sự quyết định nầy? Chúng tôi muốn nh́n thấy tận mắt ḿnh bằng một kết thúc, cho dù thắng hay bại. Chúng tôi cùng các chiến sĩ Không quân không may mắn làm crash trên phi đạo nầy đă hy sinh xương máu, đem hết khả năng để cùng quân bạn chiến đấu dũng cảm, chống lại kẻ thù chung. Người ta thường nói và tin là không nên t́nh nguyện bay bổng v́ gặp phải những điều không may, nhưng lần nầy lại là trường hợp ngoại lệ. 

 

Sau bữa cơm chiều trong căn cứ, tôi trở về chỗ tạm trú và ngồi trên thềm gạch, hướng mắt xa xăm qua núi đồi chập chùng trong làn gió mát rượi của buổi hoàng hôn. Bỗng dưng, tôi nhớ lại hoàng hôn trên bờ biển Qui Nhơn với Thu Vân, nữ sinh trong chiếc áo dài trắng đă làm rung động trái tim tôi. Chúng tôi tay đan tay, mắt nh́n mắt như thầm mong chờ một cái ǵ hơn nữa, rồi đồng t́nh với cái hôn. Tôi nhận ba lá thư của cô giáo Ánh, người bạn học khi xưa, từ Sài G̣n trong mấy ngày qua. Cô nói nhiều đến t́nh yêu… và sự kiên nhẫn đợi chờ gần cạn kiệt. Tôi tủi hờn cho chiến tranh và ví t́nh yêu với lính trong chiến tranh tàn khốc như “bèo hợp mây tan”. Huy đến gần, như đoán đưọc tâm tư tôi và rủ đi uống cà phê ở phố tối nay. Tôi đồng ư với Huy.

 

Cuộc chiến tiếp tục sang tuần lễ thứ ba. Thời tiết trên vùng vẫn khả quan, chưa có một ngày làm cản trở không yểm. Số phi cơ đáp khẩn cấp v́ bị pḥng không CS ở đầu phi đạo Nam vẫn không thay đổi. Có lẽ đường không vận đă bị phong tỏa? Cộng quân thêm hai lần “tiền pháo hậu xung” nhưng pḥng tuyến nóng bỏng vẫn c̣n đó, chưa bị chọc thủng bởi Cộng quân. Bao nhiêu bom đạn lúc xa, lúc gần, đổ dồn vào vị trí nầy như cố bảo vệ tất đất hiếm quư, v́ nó là trọng điểm cho vận mạng trại. Tôi không hiểu người lính LLĐB lấy ǵ để ăn, để sống mà vẫn tiếp tục chiến đấu gan lỳ bên cạnh những đồng đội ngă gục, dấu hiệu kết thúc chỉ là dấu hiệu khởi đầu, có chăng là tinh thần trách nhiệm, danh dự và tổ quốc đă được trui rèn và thấm thấu trong ḍng huyết quản, và họ là những người âm thầm chiến đấu cho miền Nam Tự do.

 

Trận chiến kéo dài đến tuần lễ thứ tư với cường độ không suy giảm. Quân tiếp viện của ta vẫn c̣n bị đóng “chốt”. Cánh quân chịu nhiều áp lực của cộng quân không c̣n báo cáo tổn thất do cây cối 82 ly. Bom đạn không yểm rớt đều. Những quả bom của B-52 cày lên đất đỏ khoảng 2 cây số ở Đông và Tây của trại. Nếu địch không mở được những cuộc tấn công mạnh hơn, đó là dấu hiệu rút lui. Thật vậy!  Cộng quân lặng lẽ rời khỏi chiến trường vào cuối tháng Tư năm 1970, sau 30 ngày tử chiến. C̣n ǵ sung sướng bằng, khi ngày mong đợi đă đến với mọi người! Ngày mai là ngày thay đổi phi hành đoàn mới. Chúng tôi chia tay với người lính LLĐB trong t́nh huynh đệ chi binh và hẹn ngày tái ngộ. Con tàu lặng lẽ giă từ vùng đất điêu tàn với niềm hân hoan chiến thắng. Tính ra có khoảng 75 phi vụ A-37 hay 150 phi xuất được dùng cho chiến trường.

 

Sau 35 năm, tôi gặp Đệ, một người lính của trại LLĐB, qua sự t́nh cờ trong buổi tiệc cưới ở Mỹ. Anh Đệ hết lời ca ngợi Không quân VN, và cho rằng nếu không có sự yểm trợ Không quân th́ khó mà giữ được trại. Anh cho biết, trước đó 3 tháng, có một tên lính đào ngũ; trại cho dời hệ thống truyền tin qua một chỗ khác, nên không bị thiệt hại, vị trí truyền tin cũ hoàn toàn bị pháo sập. Cộng quân quá đói khát và không c̣n đủ sức vượt qua hàng rào pḥng thủ. Quân ta có 225 người chết và bị thương, trong khi địch chết và bị thương hơn hai ngàn tên. 

 

 

 

Trại Lực Lượng Đặc Biệt Dak Seang 1968

 

(c̣n tiếp Phần II)

Phi Long 31

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính