Tưởng nhớ Khái Hưng (1890 – 1947)

 

Phạm Văn Duyệt 

 

 

 

 

Trong cuộc đời nổi trôi thăng trầm theo vận nước, tôi đă đọc say sưa biết bao tác phẩm của hằng trăm văn thi nhân tăm tiếng. Nhờ họ mà tôi từng trải qua những tháng ngày đam mê với sách báo có khi quên ăn quên ngủ.

 

Đến nay dẫu đang xấp xỉ tuổi già bóng xế song vẫn c̣n nhớ văng vẳng đâu đây tên tuổi của nhiều nhà báo, văn thi nhạc sĩ đă dày công xây dựng nên kho tàng văn chương nghệ thuật đồ sộ của đất nước. Một số ngưởi mất đi nhưng những đứa con tinh thần của họ vẫn c̣n sống măi với núi sông.

 

Nhiều bài thơ hay lời nhạc tuy ra đời gần cả trăm năm mà tôi vẫn nhớ thuộc ḷng. Để rồi thỉnh thoảng ca hát ngâm nga cho quên chuỗi ngày gió bụi phong sương. Nhưng trong tận đáy tâm hồn, tôi vẫn hay nhắc nhở Nhà Văn Khái Hưng (Trần Khánh Giư) với tủ sách quư giá bao hàm nhiều thể loại của Ông. 

 

Một phần v́ mến văn tài, phần khác nữa là cứ măi đau đớn xót xa cho cái chết bi thương phẩn uất của Ông do bọn côn đồ bán nước nhẫn tâm gây ra.

 

Khái Hưng là nhà văn chân chính thương yêu quê hương đất nước hết ḷng. Xem xét cả cuộc đời ngắn ngủi của Ông cũng đủ minh chứng cho nhận xét đó.

 

Ông ra đi để lại hằng chục tác phẩm gối đầu giường cho bao thế hệ. Văn dĩ tải đạo. Văn chương đă thể hiện một con người Khái Hưng nồng nàn với non sông, đậm đà t́nh tự với dân tộc với đồng bào.

 

Ai có dịp đọc qua sách của Khái Hưng, đặc biệt là Hồn Bướm Mơ Tiên hay Nửa Chừng Xuân mà không khâm phục thiên tài xuất chúng của tác giả, từ xây dựng bố cục đến tâm tư t́nh cảm của Lan, Ngọc trong Hồn Bướm Mơ Tiên hay Mai, Lộc của Nửa Chừng Xuân. Hay tuyệt vời. Lôi cuốn từ đầu đến cuối. Ai cũng muốn biết kết cục câu chuyện sẽ đi về đâu. Tôi đă đọc đi đọc lại cả chục lần mà vẫn c̣n trân trọng và khâm phục Khái Hưng. Kỳ diệu là lắm chỗ không sao ngăn được ḍng nước mắt xót xa cho cảnh đời đau thương bi lụy của các nhân vật chính.

 

Cứ tự hỏi trong buổi b́nh minh của nền văn học Việt Nam, tiếng Việt hăy c̣n phôi thai, làm sao mà Ông có thể sáng tác nên những tuyệt phẩm luận đề hay về t́nh yêu lư tưởng mà măi 90 năm sau nhiều người vẫn ham mê t́m kiếm. Thật không sai khi nhiều người đă ví von Ông là Nhị Linh, thứ nh́ sau Nhất Linh, thủ lănh của Tự Lực Văn Đoàn.

 

Con người tài hoa dễ thương dễ mến như thế mà kẻ nào nỡ ra tay chém giết trên bến sông Cựa Gà (Nam Định) trong đêm trừ tịch 1947? Thật là ḷng lang dạ thú! Ai cũng biết việt cọng học theo quan thầy trung cọng với chủ trương “sát nhất nhân vạn nhân cụ” (giết một người vạn người sợ). Chính v́ vậy mà chúng không ngần ngại ra tay khủng bố thành phần đối kháng bằng cách dùng mă tấu chặt đầu, mổ bụng, bịt mắt xẻo thịt cắt da, giam đói nhịn khát, cột tay cột chân bỏ bao bố thả trôi sông mà chúng gọi là cho ṃ tôm. Để làm ǵ? Chúng muốn gây nên nỗi niềm hoang mang khiếp hăi cho mọi người. 

 

Chỉ v́ Khái Hưng không theo đường lối khát máu phản dân hại nước của chúng nên bị cọng sản thủ tiêu, chịu chung số phận hẩm hiu như Học Giả Phạm Quỳnh, Tuần Phủ Ngô Đ́nh Khôi, Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, Nhà Cách Mạng Lư Đông A, Đảng Trưởng Đại Việt Trương Tử Anh, Lănh Tụ Cọng Sản Đệ Tứ Tạ Thu Thâu, Giáo Sư Nguyễn Văn Bông, Nhà Báo Từ Chung, Sinh Viên Lê Khắc Sinh Nhật...

 

Phải chăng mệnh số của họ vận với lời tiên đoán của Thi Hào Nguyễn Du “chữ tài liền với chữ tai một vần”. 

 

Tiếc thay cho đất nước mất đi những người con ái quốc ưu tú. Khái Hưng cả một đời theo đường lối nhân bản. Luôn ấp ủ hoài băo giải phóng đất nước khỏi ách nô lệ ngoại bang và cổ xúy t́nh đoàn kết giữa mọi thành phần phe phái trong cộng đồng dân tộc Việt.

 

Chủ nghĩa phi nhân nào tàn bạo hơn cọng sản? Ông chết đi, chúng ta không c̣n được thưởng thức thêm những sáng tác chân chất đậm đà t́nh nghĩa thanh cao của Ông. Thật tiếc lắm thay!!!

 

Xin nguyện cầu Nhà Văn đất Cổ Am, Hải Dương yên nghỉ. Những lớp người hậu sinh măi nhớ tên Ông.

 

 

Phạm Văn Duyệt 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính