Những Chiến Sĩ Can Trường

 

Phạm Văn Duyệt

 

 

Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa sản sinh hàng vạn bậc anh hùng. Không riêng các chiến sĩ xông pha ngoài trận mạt, mà ngay cả nữ quân nhân, những người vợ hay con của lính cũng góp công hổ trợ chồng cha chống lại quân thù.

 

Vinh danh chiến sĩ can trường mà không nói đến Trung Tá Lê Văn Ngôn (tử thủ Tống Lê Chân hơn 500 ngày), Trung Tá Nguyễn Đ́nh Bảo (Người ở lại Charlie), Đại Úy Nguyễn Văn Đương (Anh hùng mũ đỏ tên Đương), Trung Tá Đặng Sĩ Vinh (cả nhà 9 người tự tử ngày 30.4), Thiếu Tá Thương binh Phan Ngọc Lương (lănh đạo Phục Quốc bị tử h́nh)...th́ quả là một thiếu sót lớn lao.

 

Xin để quân sử bố sung cho khiếm khuyết này được đầy đủ hơn trong mai hậu.

 

Với tất cả ḷng thành, người viết bài mạo muội lược ghi vài câu chuyện chiến sĩ can trường để cùng nhau nhớ lại những ngày chinh chiến điêu linh.

 

 

1. ĐẠI TÁ HỒ NGỌC CẨN (1938  -  75)

  

 

 

Cuộc đời Đại Tá Cẩn được rất nhiều người thuật lại. Dưới đây là phần tóm tắt một số bài viết đó.

 

 * “30.4: Vinh Danh Cố Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”, (Phạm Phong Dinh, Nhan Quyen.com):

 

 Tên tuổi Hồ Ngọc Cẩn đă bắt đầu lừng lẫy khi Ông c̣n là sĩ quan mới ra trường phục vụ binh chủng Mũ Nâu. Chỉ trong 4 năm, chuẩn úy Cẩn được vinh thăng lên tới đại úy, nắm chức tiểu đoàn trưởng. Năm 1972, Ông là chiến sĩ được tưởng thưởng nhiều huy chương hàng đầu của quân lực Việt Nam Cọng Ḥa, với 78 chiếc, và cũng là Tỉnh Trưởng trẻ nhất nước lúc mới 34 tuổi.

 

Ngày 30.4.75, Ông cùng các chiến hữu bất chấp lệnh buông súng của Dương văn Minh, đánh đến viên đạn cuối cùng. V́ là con chiên ngoan đạo, luật Công Giáo không cho phép tín đồ tự tử, nên Ông đành bị bắt. Lúc sắp hành h́nh, Đại Tá Cẩn đă nói lời khẳng khái: “Tôi chỉ có một ḿnh, không mang vũ khí. Tôi không đầu hàng, các ông cứ bắn tôi đi. Nhưng trước khi bắn, tôi xin được mặc quân phục và chào lá quốc kỳ của tôi lần cuối”.

 

* Kỷ Niệm với Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”, (MX Nguyễn Đăng Ḥa, dongsongcu, 18.5.22)

 

Năm 69, Đai Úy Thủy Quân Lục Chiến Nguyễn Đăng Ḥa đang điều trị thương tích trên bệnh viện Đệ Thất Hạm Đội.

 

Một hôm nằm nghĩ ngợi miên man th́ nghe ai gọi tên ḿnh:

- Ḥa ơi! Ḥa!

 

Tôi quay lại và ngạc nhiên thấy Cẩn, người bạn cùng học thiếu sinh quân và khóa sĩ quan năm nào.

 

Sau đó tôi và Cẩn tham dự lớp Chỉ Huy Tham Mưu. Rất thân t́nh, hai chúng tôi có thế nói là kỳ phùng địch thủ về uống rượu. Gặp nhau, lúc nào cũng hai chai trở lên mà chưa say, nhất là khi hay tin một thằng bạn vừa gục ngă.

 

Uống rượu mà không say th́ nào hay

Uống rượu mà không say th́ nào mê

Xin mời anh nâng ly cùng tôi

Nào ta cùng uống

 

Ta t́m về bên ly rượu cay

Men nồng rượu ta quay cuồng say

Tâm hồn ta bay theo trời mây

Uống vui đêm này

(Tác giả: Giao Tiên - Y Vũ)

 

Đang học ở Dalat, một bữa cả hai được thằng bạn giới thiệu với vị thương gia Bảo Vinh rất có tiếng tăm vùng Chợ Lớn. Ông cùng cô con gái tên Hương đến mời chúng tôi đi ăn cơm chiều. Từ đó cứ mỗi cuối tuần là Cẩn và tôi hay hồi hộp chờ điện thoại của Thu Hương. Nhận điện thoại th́ mừng, nhưng đôi khi cũng ú tim v́ sạch nhẵn không c̣n một đồng dính túi. Chả lẽ đi chơi với người đẹp lại để cho họ đài thọ?

 

Đêm Noel 69, chúng tôi rơi vào t́nh cảnh ấy. Tôi lúng túng không biết tháo gỡ bằng cách nào. Riêng Cẩn vẫn ung dung chọn bộ đồ thật đẹp, cạo râu chải tóc cho đáng câu “mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao”, rồi đề nghị:

- Chúng ḿnh đi sớm một chút nghe Ḥa.

 

Thay vì trả lời, tôi chỉ vào cái túi quần lộn ngược. Cẩn cười bảo:

- Yên chí lớn ông bạn!

 

Ra đến chợ Ḥa B́nh, Cẩn ghé vào tiệm vàng. Một cô bé thật xinh cúi chào. 

- Thưa hai ông muốn mua gì? 

- Tôi muốn bán cái này. Vừa nói vừa chỉ vào cổ áo. Chiếc lon Thiếu Tá lấp lánh dưới ánh đèn đêm làm nó càng rực rỡ thêm. Cô bé tưởng Cẩn trêu chọc ḿnh nên chạy vào gọi mẹ. Bà cụ ra chào và nói đùa: 

- Bộ Thiếu Tá muốn tôi đóng cửa tiệm hay sao mà dám mua tới Thiếu Tá?

 

Cẩn vừa cởi lon vừa nói: 

- Xin lỗi cụ. Hôm nay kẹt quá phải nhờ đến nó. Đây là vàng thật do Mẹ tôi tặng khi vừa được vinh thăng. Cẩn bẻ đôi cặp lon, phần hoa mai bạc cho vào cái túi, và bán hai cái để đáng giá một lượng vàng. Nhờ vậy mà chúng tôi có đêm Noel tràn ngập tiếng cười, quên đi cái xót xa “bán lon nuôi miệng!”.

 

Sau mùa hè đỏ lửa 72, Cẩn đă là Tỉnh Trưởng Chương Thiện, nơi mà địa h́nh với muôn ngàn kinh rạch chằn chịt. Có viên Quận Trưởng, cứ mỗi chiều là gọi về tỉnh xin phản pháo v́ bị pháo kích hoặc tấn công. Một hôm được báo cáo thiệt hại kho xăng và kho lương thực. Cẩn tức tốc lên đường xem xét sự t́nh.

 

Gặp Cẩn, Ngài Quận Trưởng như từ cung trăng rơi xuống. Đâu ngờ giờ này khuya khoắt tối tăm mà Ông Tỉnh dám đi đến với xe jeep không có hộ tống, cũng chẳng cho đơn vị mở đường. Quan quận đang đu đưa trên ghế xích đu nhắm Martell, máy truyền tin được kéo đến tận chỗ nắm, bên cạnh là người đẹp tận t́nh phục vụ.

 

Cẩn đi thẳng xuống trung tâm hành quân của quận, vừa nh́n bản đồ vừa ra lệnh: Tôi muốn những ấp loại C sau 3 tháng được nâng lên loại B và những ấp loại B được nâng lên loại A (xếp loại theo t́nh hình an ninh).

 

Từ đó, Ngài Quận Trưởng làm việc trối chết. Đúng 3 tháng sau, Cẩn trở lại ngủ đêm với Ông ở một số ấp do Cẩn chỉ định. Kết quả đúng như lời yêu cầu. Và cặp lon mới dành cho công lao của Ông quận.

 

* “Viết về Một Người Bạn Thân”, (Trần Đại Sỹ, nguyentin.tripod.com):

 

Năm 1966, tôi tới phi trường Vĩnh Lợi bằng phi cơ Caribou của Mỹ, đi theo tiểu đoàn 42 biệt động quân, với tiểu đoàn trưởng là Thiếu Tá Lưu Trọng Kiệt, và tiểu đoàn phó là trung úy Hồ Ngọc Cẩn. 400 quân được trực thăng vận vào trận địa. Họ vừa bắn vừa xung phong. Tôi đứng cạnh Cẩn trên mô đất. Trực thăng vơ trang nả rocket, đại liên. Cả tiểu đoàn reo lên như sóng biển, người người rời chỗ nằm lao vào làng. Mười phút sau, tiếng súng im bặt.

 

Đến lượt tôi hành nghề. Những binh sĩ bị thương nặng được băng bó, cầm máu, rồi tải về quân y viện, nhưng họ xin ở lại, từ chối rời xa đơn vị. Tôi hỏi Cẩn:

 

- Cứ tưởng thương binh được về quân y viện chữa trị, an dưỡng, hẳn họ mong ước mới phải. Vậy tại sao họ không chịu đi?

 

- Bọn cọp nhà này vẫn vậy. Chúng tôi sống bên nhau, kề cận cái chết cùng nhau, th́ xa nhau là điều buồn khổ vô cùng. Đấy, thương tích như thế đấy, lát nữa anh sẽ thấy chúng chống gậy đi chơi nhông nhông ngoài phố, coi như bị kiến cắn.

 

Tôi lội một ṿng thăm trận địa, hơn 200 xác chết, mặc áo bà ba đen, quần đùi, gương mặt c̣n non choẹt, đa số tuổi 15 - 20. Cái nằm vắt vẻo trên bờ kinh, cái cháy đen hoặc mất đầu.

 

Sau trận này, Cẩn lên đại úy. Rồi Mậu Thân thăng thiếu tá. Thời gian ấy tôi bắt đầu viết lịch sử tiểu thuyết, nên đọc rất kỹ Lục thao, Tam lược, Tôn Ngô binh pháp, cùng binh thư của các danh tướng Đức, Pháp. Tôi dùng kiến thức quân sự trong sách vở để đánh giá những trận chiến của Cẩn từ năm 66, mới bật ngửa ra rằng, Cẩn không hề đọc, cũng chưa từng học ở trường sĩ quan những binh pháp đó, mà sao từ cung cách chỉ huy hay hành xử với cấp dưới, cấp trên, nhất là những trận đánh bàng bạc như lư thuyết trong thư tịch cũ?

 

Lần cuối gặp Cẩn vào mùa hè 74, tôi hỏi: 

- Anh từng là trung đoàn trưởng, bây giờ là tỉnh trưởng. Anh có nghĩ sau này sẽ làm sư trưởng không 

- Tôi lặn lội suốt 14 năm qua, chưa mỏi gối chồn chân, nhưng kiến thức có hạn. Được chỉ huy trung đoàn là cao lắm rồi. Người phải biết liêm sĩ chứ, coi sư đoàn sao được. 

- Thế anh nghĩ sau này anh sẽ làm gì? 

- Làm tỉnh trưởng bất quá 1, 2 năm rồi tôi phải ra đi, cho đàn em họ có chỗ tiến thân. Bấy giờ tôi xin về coi trường thiếu sinh quân hoặc các lớp huấn luyện đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng, đem kinh nghiệm thu nhặt được dạy đàn em. Tôi sẽ thuật trước sau hơn 300 trận đánh từng trải qua, nhờ anh viết lại.

 

Về sau, tôi được hai người chứng kể vụ xử tử Cẩn:

- Trung Tá Bùi Văn Địch, hiện ở Berlin, đă sống với Cẩn 2 năm tại trường thiếu sinh quân. 

- Vũ Thị Quỳnh Chi, phu nhân trung tá bác sĩ Bodoret, em ruột thiếu sinh quân Vũ Tiến Quang, người nạp đạn cho Cẩn sử dụng khẩu đại liên 30 trong trận tử thủ cuối cùng.

 

Bắt được Cẩn, việt cọng hỏi anh có chịu nhận tội không?

 

Cẩn cười nhạt: “Nếu tôi thắng cuộc chiến, tôi sẽ không kết án các anh như các anh kết án tôi. Tôi cũng không làm nhục các anh như các anh làm nhục tôi. Tôi chiến đấu cho tự do của người dân. Tôi có công mà không có tội. Các anh muốn giết tôi, cứ giết đi. Nhưng xin đừng bịt mắt”.

 

Sau khi Cẩn bị bắn chết, dân chúng hiện diện khóc ṛng. Trời đang nắng chói chang, tự nhiên sấm chớp ầm ầm làm rung động không gian. Rồi trận mưa như thác đổ trút xuống. Dân chúng nghĩ rằng Trời xót thương cho số phận người anh hùng.

 

Hai mươi mốt năm qua, đúng 12 giờ trưa ngày 30 tháng tư, dù ở bất cứ nơi nào, tôi cũng mua bó hoa, đèn cầy, vào Nhà Thờ đốt nến, đặt hoa dưới Tượng Đức Mẹ, và cầu xin cho linh hồn Cẩn được an b́nh trong ṿng tay Người.

 

* “Vài kỷ niệm về Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”, Hồi kư của Hoài Ziang Duy, (sd9bb.tripod.com):

 

...C̣n nhớ những ngày làm sĩ quan hành quân bên anh. Mỗi lần chạm lớn, anh gọi máy bảo tôi và Thiếu Tá Thảo, tiểu đoàn trưởng pháo binh chuẩn bị, anh bay về bốc cùng đi với anh. Có những chiều đóng quân, bắt vơng bên nhau, lúc lội theo tiểu đoàn, anh kể cho tôi nghe chuyện t́nh ái, những cánh thư t́nh giao tôi cất giữ. 33 tuổi, Đại Tá đặc cách do chiến công An Lộc, 43 huy chương anh dũng bội tinh với nhành dương liễu và một Bảo Quốc Huân Chương đủ bảo đảm về con người anh trong quân lực.

 

Cái chết của anh làm tôi chợt nhớ. Có lần sau khi coi tử vi, anh nói khôi hài:

 

Thiếu Tá Điền bảo tao không lên tướng, mầy tin không? Cứ thử nghĩ, nếu bây giờ tao ngă xuống, th́ làm sao không có Cố Chuẩn Tướng. Câu nói đùa và lời đoán số, đâu ngờ là thật sau này. Mấy ai nghĩ một ngày quân đội không c̣n.

 

* “Anh Hồ Ngọc Cẩn”, (Nguyễn Văn Khậy, Đặc San Vơ Khoa Thủ Đức số 7, năm 2000):

 

Những ngày ṭng sự trong binh chủng Biệt Động Quân, anh Cẩn tham dự hầu hết các trận đánh lớn nhỏ ở miền Tây, đơn vị anh ráo riết truy t́m và diệt địch. Một thời gây khiếp đảm cho giặc. Uy danh Đại Úy Cẩn, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 42 BĐQ “Cọp Ba Đầu Rằn” vang lừng một thuở. Sau đó, anh nắm chức Tiểu Đoàn Trưởng, đánh trận để đời, tiêu diệt tiểu đoàn 514 Cơ Động tại Mỹ Tho, hạ 320 tên, bắt sống 176. Chính chiến công này mà anh được Tổng Thống Johnson tưởng thưởng huy chương và Thống Tướng Westmoreland thay mặt trao tặng.

 

Đại Tá Cẩn bị xử bắn cùng ngày với Trung Tá Vơ Văn Đường (Trưởng Tỵ Cảnh Sát) và Đại Úy Phạm Văn Bé (Đại Đội Trưởng Trinh sát). Quân sử Việt Nam Cọng Ḥa hơn 20 năm ghi nhận biết bao vị anh hùng. Tại miền Tây, không thiếu những bậc anh hào lưu danh muôn thuở.

 

* “14.8.75, Ngày Cuối Cùng của Đại Tá Hồ Ngọc Cẩn”, (Nguyễn Đỗ Thu Vi, bienxua.wordpress.com):

 

“Mới 3 giờ sáng, mỗi nhà một người tập họp tại văn pḥng khóm. Người ta đoán lờ mờ có lẽ mít tinh như mấy lần trước, cũng đến rồi đi, cũng phải cùng nhau la to: “hoan hô, đá đảo”...

 

“Với những thân người uế oải, gương mặt buồn rầu lo âu, những đôi mắt ngơ ngác, trắng bạch vì mất ngủ, những mái đầu bù rối không chải gỡ v́ muốn tránh sự ḍm ngó của bọn đầu trâu mặt ngựa, thấy ḿnh sạch sẽ tươm tất dễ bị chúng theo dơi, căm thù, ghen ghét, rồi bị tù, trù dập, tịch thu nhà cửa như chơi.

 

Thành phố Cần Thơ c̣n ngái ngủ, đêm chưa tàn, cảnh thu c̣n ảm đạm. Đó đây như rên rỉ, oán than. Đoàn người đi vào sân vận động. Nhiều cán bộ tay cầm súng lăm le tỏ vẻ quan trọng lắm. Cảm giác lạ đến với tôi như có điều gì báo trước, tôi rùng ḿnh ớn lạnh. Mọi người nhìn nhau lo sợ, đợi chờ...

 

9 giờ 30, 4 quân xa chở đầy ắp bộ đội, thằng nào cũng đằng đằng sát khí. Có tiếng xì xào, h́nh như xử án? Mà xử ai vậy?

 

Một cán ngố lớn tiếng ra cái điều sành sỏi:

- Hôm nay cách mạng lập ṭa án nhân dân xử mấy tên “phản động”.

 

Nhiều xe jeep nối đuôi nhau, giữa là một chiếc bít bùng. Bọn cộng sản chạy đến sau xe này, cửa được mở ra, từ trên xe nhảy xuống 1, 2 rồi 3.., người nào cũng bị c̣ng quặt ra sau lưng. Tôi nhìn kỹ hơn, một h́nh ảnh cao lớn, mặc bà ba đen, trông có nét ǵ quen quen.

 

- Trời ơi! Đại Tá Cẩn!!!

 

Tôi nức nở nghẹn ngào. Mắt mờ dần, đầu quay quắt, tay lạnh buốt, chân run, mặt mày choáng váng...

 

Chồng nón cối để trên bàn, 5 tên cán cộm răng hô ngồi đó. Chúa ơi! Tôi sợ quá!

Cả rừng người im lặng. Không khí nặng nề nghẹt thở, nhiều tiếng thở nhanh, dồn dập theo sau giọng nói của tên cán bộ xử án: “Tử h́nh”.

 

Từ ánh mắt như nhìn vào cơi mênh mông, Đại Tá Cẩn không một chút sợ hăi, đứng hiên ngang sẵn sàng chờ cái chết. Bọn chúng gượng hỏi: “Anh muốn nói gì không? Để tỏ lượng khoan hồng, nhân dân cho phép anh nói lời sau cùng”.

 

Tôi nghe rơ Đại Tá nói thật to, giọng khẳng khái của người sĩ quan Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa: “Cảm ơn các anh. Tôi nhận lănh cái chết này. Lời yêu cầu cuối của tôi là cho tôi nhận lá cờ quốc gia tôi và xin được phủ lên nắp quan tài khi tôi nằm xuống”. Tiếp theo, Đại Tá hô to:

- Việt Nam Cọng Hòa Muôn Năm. 

- Đá Đảo Cộng Sản.

 

Theo Việt Báo ngày 5.8.2010, một vị chân tu Phật Giáo đă âm thầm đưa hài cốt Đại Tá Cẩn qua Mỹ cải táng để Ông gần gũi gia đ́nh, vợ và con cháu đang sống ẩn dật tại California. Tên Đại Tá được đặt cho một con đường ở khu Bellaire, Houston, Texas.

 

 

2. TRUNG TÁ TRẦN NGỌC HUẾ  (1942 - ...)

 

 

Trung Tá Huế được cả Việt Nam Cọng Ḥa lẫn Hoa Kỳ ca tụng như người anh hùng trong suốt cuộc chiến bảo vệ tự do. Dưới đây là trang sử oanh liệt mà bản thân Ông đă dốc ḷng cống hiến cho quê hương, đồng bào và đồng minh.

 

* “Trần Ngọc Huế, Chiến Binh Anh Dũng và Trung Thành với Tổ Quốc” (batkhuat.net):

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ James Webb nói rằng: Harry Trần Ngọc Huế là một chiến binh lỗi lạc và Ông đă phải trả giá đắt cho sự trung thành với Tố Quốc ḿnh trong cuộc chiến Việt Nam.

 

Nhiều chiến sĩ Hải Quân và Thủy Quân Lục Chiến Mỹ gọi Trần Ngọc Huế là “Hero of the Heroes” (Anh Hùng của những Anh Hùng).

 

Tướng cao to, khỏe mạnh, bàn tay trái chỉ c̣n hai ngón nguyên vẹn, vài vết sẹo trên khuôn mặt và dưới cằm, ít ai ngờ rằng, con người này đă từng vào sinh ra tử biết bao lần, nhất là cuộc chiến lấy lại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh và Đại Nội Huế vào Tết Mậu Thân.

 

Vì những hành động dũng cảm của ḿnh, Ông đă được Hoa Kỳ tặng thưởng Huy Chương Ngôi Sao Bạc và Huy Chương Ngôi Sao Đồng. Ngoài ra, chính phủ Việt Nam Cọng Ḥa trao tặng Ông Đệ Ngũ Đắng Bảo Quốc Huân Chương.

 

Xin hăy nghe Ông kể trận Mậu Thân:

 

“Cộng sản gian manh ở chỗ, những ngày Tết là lúc hai bên đồng thuận hưu chiến, không đánh nhau. Quân nhân về quê ăn Tết. Chúng lợi dụng thời điểm đó để lén lút vận chuyển vũ khí vào thành phố, ém binh, đến giao thừa th́ khai hỏa.

 

Lúc đó, Đại Đội Hắc Báo là Lực  Lượng Phản Ứng Cấp Thời (Fast Reaction Forces) đóng tại sân bay Thành Nội, chỉ c̣n 200 người. Mồng một Tết, Việt Cộng tấn công Nhà Đèn, Thiết Đoàn 7, Phú Văn Lâu, Ṭa Hành Chánh và Bộ Tư Lệnh.

Sau khi bố trí quân, tôi về nhà nghỉ. Thấy pháo dữ quá, tôi trở dậy mặc đồ lính quay lại đơn vị, đi phía sau quân Bắc Việt. Đến sân bay, thấy đặc công địch đă tiếp cận bộ chỉ huy đại đội. Tuy nhiên, anh em Hắc Báo rất thiện chiến, đă dũng cảm đánh bật đối phương. Kịp thời cứu thoát hai lính Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ đang bảo vệ sân bay.

 

Sau đó, Trung Tá Ngô Văn Chung, Trưởng pḥng 3 Sư Đoàn yêu cầu qua giải cứu Bộ Tư Lệnh. “Đây là lệnh của Mặt Trời (Tướng Trưởng), nếu không thi hành sẽ bị đưa ra Ṭa Án Mặt Trận”.

 

Gấp rút ổn định t́nh h́nh, tôi ban lệnh hành quân, nói với anh em: một nửa đai đội pḥng thủ phía Nam Sông Hương đă chiến đấu đến viên đạn cuối cùng và tôi mất liên lạc. Nay Bộ Tư Lệnh đang bị bao vây, t́nh thế thập tử nhất sinh, tất cả trông cậy vào Hắc Báo. Vì sự sống c̣n của anh em và gia đ́nh, của đồng bào và thành phố, chúng ta quyết phải đánh với bất cứ giá nào. Binh sĩ dưới quyền đồng loạt hô to: “Xin thề! Xin thề!”, “Huế ơi! Có chúng tôi đây!”.

 

Nhờ sinh trưởng ở Huế, rất rành đường đi nước bước⁰, tôi dễ dàng dẫn quân luồn lách qua các ngỏ ngách, đến nơi mà địch hoàn toàn không biết.

 

Khi đứng bên này Cầu Kho, tôi thấy bên kia cầu, gần cổng chính vào Bộ Tư Lệnh, địch đang lúc nhúc đào công sự. Ở trong không thể nào ra được. Ngoài binh sĩ Cọng Ḥa, c̣n có một số cố vấn Mỹ. Nếu Bộ Tư Lệnh bị chiếm, ta coi như rắn mất đầu.

 

Tôi cho bố trí 3 khẩu đại liên bắn trực xạ khiến cộng quân rối loạn, quăng lựu đạn khói làm địch không thấy đường. Sau khi hy sinh một tiểu đội, chúng tôi chiếm lại cầu, mở đường vào bên trong Bộ Tư Lệnh.

 

Trung Tá Cẩm, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, chỉ dẫn những nơi việt cộng ẩn núp, tôi bảo anh em tung lựu đạn, giết và bắt sống một số tù binh.

 

Sau khi chiếm cửa hậu Đồn Mang Cá, thoáng thấy quân địch ḅ lê ḅ càng theo bờ thành. Tôi cho các khẩu đại liên quạt vào, cuộc chiến kết thúc sau 3 giờ”.

 

Trung sĩ Thái Quang Tỵ, từng tham gia trận lấy lại Bộ Tư Lệnh cho biết: “Anh Huế là cấp chỉ huy tài giỏi và mưu lược, lúc ở đơn vị anh, Hắc Báo đánh đâu thắng đó. Chưa thua bận nào. Ở mỗi trận, anh đều quan sát địa h́nh trước khi giàn quân. Các chỉ huy khác thường xua binh sĩ đi trước, riêng anh lúc nào cũng theo sát họ. Vì vậy mà tinh thần anh em hăng  say”.

 

Về sau, khi chỉ huy tiểu đoàn 2/2 Bộ Binh, Trung Tá Huế tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 vào tháng 3.71, với nhiệm vụ đột kích bằng trực thăng vận vào mục tiêu chiến lược Tchepone.

 

Vừa giải vây cho tiểu đoàn bạn, tiểu đoàn ông lại bị bao vây. Ông kể: lúc đó pháo bắn vào dữ quá, tôi chấn thương nặng nơi mặt, đầu, cổ. Ban chỉ huy ra lệnh mở đường máu rút lui. Anh em đ̣i khiêng nhưng tôi không chịu, không muốn ai bị thiệt hại vì mang tôi đi.

 

Bọn việt cộng dẫn tôi đến Vĩnh Linh rồi đưa lên xe lửa ra Hà Nội. Chúng chiêu dụ tôi nhiều lần không thành. Đành đem nhốt vào Hóa Ḷ và nhiều trại giam khác. 13 năm sau mới được thả về.

 

* “Cựu Trung Tá Trần Ngọc Huế, Người Hùng Thầm Lặng”, (Người Việt, 27.4.16):

 

 Từ 22 - 24/5/2016, Trung Tá Huế đến the Lowell Miken Centre for the Unsung Heroes (Kansas) để phát biểu nhân dịp khánh thành Pḥng Triển Lăm Những Người Hùng Thầm Lặng, nơi tôn vinh Ông.

 

Phóng Viên Quốc Dũng (Người Việt) có cuộc phỏng vấn:

 

- Xin Ông chia sẻ cảm xúc khi được vinh danh là “Người Hùng Thầm Lặng”

 

- Tôi rất cảm ơn những người Mỹ trẻ, đặc biệt là thế hệ thứ 3 sau chiến tranh. Cảm ơn 2 Cô Nữ Sinh Hailey và Andrea dưới sự hướng dẫn của Cô giáo Sử đă thu thập thông tin và dựng tài liệu về tôi.

 

- Ông có biết v́ sao họ chọn Ông?

 

- Cô Susan có người chú là phi công tử thương trên chiến trường Việt Nam. Vì vậy khi đọc tác phẩm của Giáo Sư Wiest, Cô đă liên lạc với tôi để t́m kiếm những người có thành tích phi thường nhưng không được thừa nhận công khai, nhằm phổ biến những câu chuyện lịch sử đó đến người khác.

 

- Ông nhận xét cuốn phim tài liệu như thế nào?

 

- Hai Cô nữ sinh làm cuốn phim về cuộc đời binh nghiệp, cùng những năm tháng tù đày của tôi làm tôi rất hănh diện, tự hào vì đă có một sự ghi nhận cho thế hệ hôm nay và mai sau nhớ đến. Tuy nhiên, Người xứng đáng được vinh danh nhất phải là Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa, một quân lực bất hạnh, hy sinh rất nhiều, chiến đấu rất anh dũng, nhưng cuối cùng đă bị lăng quên.

 

* Ư Kiến Nhà Văn Huy Phương về cuốn sách Vietnam 's Forgotten Army - Heroism and Betrayal in the ARVN: Anh hùng là Trung Tá Trần Ngọc Huế. Kẻ bội phản là Trung Tá Đính, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 56, Sư Đoàn 3 Bộ Binh. Cuối tháng 4.72, tại căn cứ Carroll, Đính đầu hàng giặc, lên đài phát thanh Hà Nội kêu gọi các chiến hữu buông súng theo “cách mạng”, đeo quân hàm trung tá việt cộng, làm quản giáo trại tù.

 

Sau 75, dù miền Nam đă bị cưỡng chiếm, dân chúng Huế và hầu như cả nước đều nhìn ông ta với đôi mắt ghẻ lạnh, miệt thị, khinh rẻ, bạn bè xa lánh, danh dự bị mai một.

 

* Ghi nhận của các cố vấn Mỹ (Quốc Dũng, Người Việt):

 

   - Đại Úy Wiseman: là bạn thân với Huế lúc cùng phục vụ tiểu đoàn 2/2. Ba lần bị thương. Rất cảm kích tinh thần chiến đấu của Huế.

 

Sau 75, không biết bạn sống chết ra sao, Ông cầm tấm h́nh Huế đi khắp vùng Thủ Đô Washington DC đưa cho những người tị nạn Việt Nam xem, nhưng không ai biết. Măi về sau mới có người xác nhận Huế sống ở Saigon.

 

Wiseman mừng quá, tức tốc t́m cách liên lạc, gởi cho Huế thư ngắn và trợ giúp 100 dollars hàng tháng. “Harry, tôi biết anh c̣n sống. Tôi sẽ t́m mọi cách đưa anh sang Mỹ. C̣n nếu anh muốn ở lại, tôi sẽ gởi tiền về giúp”. Khi đến Mỹ, chính Wiseman đón Huế ở phi trường. rồi lo mướn nhà và mua sắm những vật dụng cần thiết.

 

Nghe Huế tới Mỹ, nhiều cố vấn, bạn bè, coi Huế như anh em ruột, gọi điện thoại và ghé thăm tới tấp. Ai cũng muốn giúp Ông ổn định cuộc sống mới.

 

Dù ở hoàn cảnh nào, Huế luôn giữ khí tiết và danh dự của người lính Việt Nam Cọng Ḥa. Vì thế mà Ông được nhiều người kính nể.

 

   - Devereaux, cố vấn cũ, từng bị thương với Wiseman và Huế năm 70 cho biết: “Gặp Harry lần đầu, tôi nghĩ  ngay Ông ta là một sĩ quan chuyên nghiệp, một người mà khi ra lệnh tôi sẽ theo ngay, không thắc mắc. Harry  làm tôi cảm thấy ḿnh là thành viễn trong gia đinh quân đội của Ông. Những gì Ông làm giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ dễ dàng. Nếu phải viết một câu về Harry, tôi sẽ viết: Harry là một anh hùng, tôi coi Ông như cùng huyết thống và thực sự kính nể Ông.

 

   - Weyand, cố vấn Đại Đội Hắc Báo từ năm 67 - 69: Harry là người dấn thân nhất cho cuộc chiến. Cách chỉ huy, sự trung thành và ḷng can đảm của Ông khiến tôi tự hào khi được làm việc chung trong 2 năm trời.

 

   - Bolt, Trung tướng hồi hưu th́ nhận xét: Trong một trận đánh tại phía Nam thành phổ Huế cuối 1968, chính Harry đă cơng Weyand ra sau khi bị thương. Harry quả thực vô cùng can đảm. Ông là người yêu nước và hy sinh nhiều nhất cho đất nước Ông mà tôi được biết.

 

* Buổi lễ trao Silver Star (vietmania.blogspot.com, 28.5.08): Hôm 25.5, một ngày trước Lễ Chiến Sĩ Trận Vong, Sư Đoàn 101 Nhảy Dù đă thu nhận Trần Ngọc Huế làm hội viên danh dự của một trong những Tổng Hội Cựu Chiến Binh nổi tiếng nhất quân đội Mỹ. Buổi lễ tiến hành tại Nghĩa Trang Quốc Gia Arlington.  Ông Hailey, Chủ Tịch Chi Hội Washington DC phát biểu: Cựu Trung Tá Harry từng tham gia nhiều cuộc hành quân với Sư Đoàn 101. Sự phối hợp giữa hai đơn vị đă đem lại thành công mỹ măn, đặc biệt là nổ lực tái chiếm Huế sau Tết Mậu Thân.

 

Một cựu chiến binh của Sư Đoàn 101 đến từ Cali, đă ôm chặt Huế: “Những ngày ấy, hơn 40 năm trước, tên tuổi  vị này đă được lan truyền rộng răi trong các đơn vị Sư Đoàn Dù. Mọi người đều biết rõ sự can trường của Trung Tá Huế. Khi tin tức loan đi cho hay Ông được trao Huy Chương Silver Star từ chính tay Đại Tướng Creighton Abrams, những quan khách kinh ngạc thốt lên: “Thật là tuyệt vời, một người Việt Nam được trao Huy Chương Silver Star của quân đội Hoa Kỳ!”

 

Ông Huế nhớ nhất là hai trận đánh khi đơn vị Ông được tăng phái cho Sư Đoàn 101 tại Phước Yên, vào giai đoạn 2 chiến cuộc Mậu Thân. Lúc ấy Đại Đội Hắc Báo phát hiện Tiểu Đoàn Bắc Việt đang ém sâu trong làng. Trung Tá Huế kể lại: “chúng tôi tấn công, c̣n Sư 101 bao vây, 2 ngày chiến đấu, bắt sống 112 tù binh, xóa số tiểu đoàn 9. Cuộc hành quân này sau đó trở thành một trận mẫu cho Quân Lực Việt Nam Cọng Ḥa và Đồng Minh trong những t́nh huống dùng lực lượng nhỏ, cấp đại đội, để phát hiện tiểu đoàn địch, rồi dùng hỏa lực và bao vây tiêu diệt.

 

Người từng chiến đấu trong chiến dịch Mậu Thân, Chủ Tịch Tổng Hội  Cựu Chiến Binh Sư Đoàn 101 nhấn mạnh: “Chúng tôi nhận thấy điều đúng đắn nhất là phải trao vinh dự này đến Trung Tá Huế. Chúng tôi chỉ có một số rất ít thành viên danh dự được kết nạp. Chúng tôi chọn Ông để vinh danh những công trạng của Ông cho Sư Đoàn Dù”.

 

* Giải Cứu Huế Tết Mậu Thân (18) (thantrinhomhue.com, 25.1.20), Triệu Phong chuyển ngữ:

 

Thiếu Tá Thủy Quân Lục Chiến Thompson không ngớt ngợi khen: “Đại Úy Huế là một quân nhân tuyệt diệu, kể cả cố vấn Coolican. Cả hai đều hết sẩy”.

 

“Huế là một nhân vật truyền kỳ. Nếu cần t́m một người đáng được khen thưởng công lao đă ngăn cản địch quân khỏi tràn ngập toàn bộ Thành Nội th́ phải nói đó là Huế, người thanh niên 26 tuổi năng động và quả cảm. Năm 67, anh nắm quyền chỉ huy Đại Đội Hắc Báo lừng danh. Cao to hơn mọi người Việt khác, anh có khuôn mặt tṛn trịa khiến nụ cười càng nổi bật thêm. Đằng sau nụ cười ấy lại bẩm sinh một nhà chỉ huy quân sự lỗi lạc. Huế là khuôn mặt quen thuộc đối với Thủy Quân Lục Chiến Mỹ ở cả vùng Phi Quân Sự lẫn Phú Bài. Nhờ tính t́nh cởi mở và óc khôi hài, nên anh dễ dàng chinh phục cảm t́nh của quân nhân Mỹ. Hắc Báo có phù hiệu riêng là h́nh con báo đang nhe nanh mà họ mang trên túi áo. Họ là chuyên viên về hành quân lưu động bằng không vận và được huấn luyện để có thể xuất quân cấp thời.

 

“Vừa mới tiếp xúc với họ, lập tức tôi muốn là thành viên của họ ngay”, Coolican nói. “Tôi phải vận động hết sức để được về với đơn vị này vì tôi muốn phục vụ nơi nào người ta thực sự chiến đấu. Trong thời gian làm cố vấn, tôi vẫn luôn nghĩ ḿnh đang ở bên cạnh những con người cừ khôi bậc nhất. Harry và tôi cùng sát cánh làm việc chung mọi thứ. Nhìn lại đời binh nghiệp, tôi chưa thấy nơi đâu mới thực sự là một phần gắn bó với đơn vị như hồi tôi sống cùng Hắc Báo.

 

“ Các cố vấn khác thấy Huế là người không biết sợ hăi. Anh ta vẫn bước đi b́nh thường khi đột nhiên bị pháo kích mà không hề nao núng. Chưa ai từng trông thấy anh hốt hoảng trước súng đạn.

 

Hắc Báo trở thành lực lượng bảo vệ cho Bộ Tư Lệnh từ ngày đầu cuộc giao tranh. Huế nắm toàn bộ nhiệm vụ pḥng vệ Mang Cá và đă đánh bật nhiều đợt tấn công của địch.

 

Sau đó, Tướng Trưởng cử Hắc Báo đến những nơi nào cam go nhất, để gây phấn khởi thêm cho tinh thần binh sĩ các nơi ấy. Sự hiện diện của Hắc Báo, tuy cấp số đại đội, nhưng có giá trị tương đương một tiểu đoàn.

 

Tướng Trưởng và Huế quả là cặp bài trùng. “Tôi luôn nói với Ông Tướng tôi muốn ra chiến đấu, chứ không muốn ngồi yên một chỗ”, Huế nói. “Tôi luôn kính trọng Ông ta, nhưng Ông ta cũng nể tôi không kém. Nhiều sĩ quan sợ Ông té đái nhưng Harry này th́ không”.

 

Điều quan trọng là Huế trở thành cố vấn sáng giá của Tướng Trưởng và cũng là người chỉ huy hành quân nhờ am hiểu địa h́nh thành phổ.

 

Hôm 14.2.68, Hắc Báo kéo đến khu tường thành Tây Bắc để giải cứu tiểu đoàn 1/3 đang bị bao vây.

 

4 ngày sau, họ hà hơi tiếp sức cho Thủy Quân Lục Chiến Mỹ 1/5, dưới quyền Thiếu Tá Thompson, bằng cách giữ an ninh mạn phải của đơn vị Mỹ, dọc theo khu Đại Nội.

 

Ngày 22.2, họ được gởi trở lại khu tường thành Tây Bắc, kịp thời đẩy lui cuộc tấn công của lực lượng địch từ Khe Sanh tăng phái. Hắc Báo xóa sổ một đại đội vừa được tung thêm vào.

 

Cuối ngày hôm đó, Tướng Trưởng ra tận mặt trận thăng cấp Đại Úy cho Huế. Coolican c̣n tặng Huế lon Đại Úy của Thủy Quân Lục Chiến Mỹ. Vài tháng sau, Huế được mời ra Đệ Thất Hạm Đội tham dự một buổi lễ.

 

Năm 1997, Thompson cùng Huế viếng thăm Tướng Trưởng. Nhắc lại trận Mậu Thân, Thompson nói: “Tôi vẫn thấy kỳ diệu khi quân số của Ông nhỏ nhoi như thế mà có thể ngăn địch không chiếm được Thành Nội”.

 

- “Đây là người đă cứu Thành Nội và cũng là người đă cứu mạng tôi”, Ông Tướng chỉ tay về Huế nói.

 

Xin gởi Vị ân nhân của xứ Huế lời thơ chân thành:

 

Là dân Huế, tên anh Trần Ngọc Huế

Sống hiên ngang trọn một kiếp trai hùng

Toàn  dân thương, cả đồng minh kính nể

Suốt cuộc đời vì đất nước thủy chung

 

 

3. TRUNG TÁ NGUYỄN VĂN LONG (1919 - 75)

 

 

H́nh ảnh Người Sĩ Quan Cảnh Sát nằm chết hiên ngang trước tiền đ́nh Quốc Hội vào trưa ngày 30.4.75 đă ghi sâu trong tâm khảm của hằng triệu con dân miền Nam suốt gần nửa thế kỷ đau thương. Xin hăy cùng xem lại một phần đời của Vị anh hùng lẫm liệt này.

 

* Trung Tá Nguyễn Văn Long (Nguyễn An Vinh, namkyluctinh.google.com):

 

Để đổi phó với t́nh h́nh rối ren của Vùng l, năm 66 Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan được bổ nhiệm Tổng Giám Đốc cảnh sát quốc gia. Sau đó, Ông Vơ Lương nhận chức Giám Đốc  Vùng, liền ra lệnh di chuyển Nha cảnh sát từ Huế vào Đà Nẵng, cho nhân viên một tháng thu xếp gia đ́nh.

 

Phần đông kịp ổn định nhà cửa và con cái học hành. Riêng Long lúc ấy vừa đảm trách Chủ Sự pḥng An Ninh Nội Bộ kiêm Thanh Tra, là c̣n loay hoay chưa kiếm ra nơi tá túc cho gia đ́nh. Hết hạn, Ông chẳng thèm lo toan nữa mà thực hiện một sáng kiến cổ kim không giống ai.

 

Thấy đường Duy Tân, giữa ḷng thành phố, có khoảng đất công, Ông dựng lên cái chái lợp tôn, dựa lưng vào bức tường thành của một công sở cho vợ con cư trú, không điện không nước.

 

Hai nhân viên ghé thăm, thấy cả nhà ban đêm thắp vài ngọn đèn dầu lù mù, họ hùn tiền mua cho Ông cái  Manchon. Ông từ chối nhất định không lấy. Nói thế nào cũng mặc, bắt họ phải trả lại.

 

Một hôm ngồi chung xe với Giám Đốc lên họp Quân Đoàn, tôi kể lại câu chuyện này. Ông lắc đầu nói:

 

“...Tính Long là vậy, tôi biết Chả từ lâu. Một người rất tốt, thanh liêm, cương trực”.

 

Vào tuần sau tôi ghé thăm th́ đă thấy có điện nước. Hỏi ra mới rơ, trong lúc Long đi làm, có người tới bắt cho hai bóng đèn, hai ổ cắm điện, một ṿi nước. Họ không lấy tiền. Tôi hiểu ngay là do sự can thiệp kín đáo của Giám Đốc. Một bữa, nhân lúc vui vẻ, tôi hỏi Ông lư do không cho Long biết việc bắt điện nước. Ông từ từ kể:

 

“...Tôi biết Long từ thập niên 40 khi Giả (Anh ấy, Ông ấy) mới gia nhập ngành an ninh. Giả nổi tiếng là siêng năng, cần mẫn, kỷ luật và trong sạch. Lương bỗng không đến nổi tệ, nhưng do đông con, lại chẳng màng tơ hào những bỗng lộc phi nghĩa nên thời nào cũng nghèo, suốt đời ở nhà mướn...

 

“Giả sống rất chừng mực, lương thiện, không có khả năng xoay xở bậy bạ. Gặp khó khăn th́ cắn răng chịu đựng, chả muốn nhờ vả ai. Điều này giải thích vì sao tôi không nói ra người bắt điện nước cho Giả.

 

Là viên chức kỳ cựu trong ngành hơn 20 năm, Long có nhiều cơ hội để khá hơn, nhưng Giả bỏ qua hết, nên đến giờ vẫn sống eo hẹp với đồng lương công chức. Long hành xử trách nhiệm hoàn toàn vô tư, không thành kiến, không nghe lời xúc xiểm. Để tránh môi giới chạy chọt, xin xỏ đút lót, Long cắm trại luôn trong sở, thật khuya mới lọc cọc đạp xe về. Nhà luôn cửa đóng then cài, không tiếp bất cứ ai.

 

“ Năm 65, Long được bổ nhiệm Trưởng Tỵ Công an Đặc biệt Bến Hải. Nhận việc chưa bao lâu, Pḥng lương bỗng kể toán đưa cho Giả phong b́ dày cộm. Long hỏi cái ǵ th́ họ cho biết, đây là tiền bán bớt xăng nhớt và văn pḥng phẩm nạp cho Trưởng Ty làm mật phí giao tế. Giả đỏ mặt, trợn mắt, đ̣i bỏ tù cả đám. Từ đó hết ai dám léng phéng chuyện tiền nong lem nhem với Giả...”

 

Kể tới đây, Giám Đốc cười thành tiếng và nói đùa: “Nếu Long chịu nhận vài ba phong b́ như thế th́ đâu đến nổi bây giờ phải cắm dùi đường Duy Tân. Một Trưởng Ty mà ngày trước ngày sau đành ở bụi th́ thế gian này chỉ có Nguyễn Văn Long!

 

Năm 70, tôi đổi qua Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Đà Nẵng. Không bao lâu th́ thành phố chịu cơn băo lụt khủng khiếp chưa từng thấy trong suốt trăm năm. Phải huy động cả giang đoàn để di tản dân cư, mới biết gia đ́nh Long lọt nhằm khu nguy hiểm nhất, có thể bị cuốn trôi ra biển bất cứ lúc nào. Tôi phải điện thoại năn nỉ, Giả mới chịu vào bờ.

 

Hết lụt, tôi tới thăm nhà Long ở trại tạm cư hổn độn. Tôi nói ngay hay là Ông vô ở chung với chúng tôi. Dẫn Giả tới coi khu đất trống sau tư dinh chỉ huy trưởng ngay trung tâm thành phố. Tôi đưa Long qua trại cây đường Phan Đ́nh Phùng nói bà chủ chọn giúp một số ván tốt, hóa đơn gởi cho tôi.

 

Không để lâu, Long tháo căn nhà cũ, cha con chồng vợ cả gần chục người hớn hở dựng nhà mới, chỉ hai tuần là xong. Chờ hoài chẳng thấy trại gỗ đưa hóa đơn, hỏi ra mới biết: v́ nể  ḷng tôi, Long chỉ lấy ít ván gắn vào mặt tiền coi cho được, c̣n lại th́ mua gỗ tạp nhạp từ băi phế thải đường Ông Ích Khiêm, chở xe ba gác về, đóng phía trong phía ngoài tươm tất. Tôi phải phục tính Long ṣng phẳng, thật thà, không mong mỏi lạm dụng của công.

 

Ở gần nhau 5 năm th́ Đà Nẵng thất thủ. Chúng tôi vào Saigon rồi chia tay mỗi người một ngă.

 

* “Trung Tá Nguyễn Nguyễn Văn Long/Sử Liệu Cảnh Sát Quốc Gia”, (Phan Tấn Ngưu, canhsatquocgia.org, 21.1.2010): Suốt nhiều năm tận tụy, Ông đă lập được bao nhiêu chiến công trong nhiệm vụ tiêu diệt cộng sản chờ chực cướp phá xóm làng, khủng bố lương dân. Ông là sĩ quan có năng lực chuyên môn, tài giỏi, đặc biệt là đức tính công minh chính trực, chẳng bao giờ dựa vào chức quyền để thủ lợi, không khoan nhượng bất cứ vi phạm pháp luật nào cho dù được sự che chở của một thế lực, phe nhóm hoặc cấp chính quyền nào. Đó là lư do Ông có biệt danh “Long Lư”, có nghĩa là Pháp bất vị Thân, vị T́nh. Sự thanh liêm đó được chứng minh qua cuộc sống thanh bần của bản thân và gia đinh Ông cho đến 30.4.75

 

Tác giả Phan Tấn Ngưu ghi lại vài nhận xét của chiến hữu Hồ Anh Triết: “...Tôi về BCH/CSQG Khu l vào tháng 5.71. Lúc đó Trung Tá Long là Chánh Sở Tư Pháp. Do hai lănh vực hoàn toàn khác nhau, không thường xuyên phối hợp nên tôi ít biết hoạt động của Long, nhưng về phương diện “con người” th́ tôi có những nhận định về Trung Tá Long:

 

   - Một cấp chỉ huy rất đường hoàng, ăn nói nhỏ nhẹ nhưng không kém cương quyết.

 

   - Đối với thượng cấp, qua các buổi họp, tôi thấy Trung Tá Long lúc nào cũng cư xử từ tốn, có sự kính trọng cấp chỉ huy.

 

   - Anh em trong Bộ Chỉ Huy CSQG đều có thiện cảm và quư trọng. Được như vậy không phải do Ông lớn tuổi hay vì chức vụ mà vì tư cách và đạo đức của chính Ông. Theo tôi, một cấp chỉ huy đă phục vụ nơi nào từ 5 năm trở lên, mà vẫn giữ được sư kính trọng của toàn thể anh em th́ người đó phải thật đàng hoàng trong tư cách. Trung tá Long là người như vậy.

 

Tôi ra tù năm 88. Mấy tháng sau đến công viên trước trụ sở Quốc Hội để tưởng nhớ bạn đồng nghiệp một thời. H́nh ảnh Long hiện về, nước mắt tôi ràn rụa, văng vẳng đâu đây cảnh cũ người xưa.

 

Người xưa cỡi hạc đi rồi

C̣n đây lầu hạc vắng người trống không

Hạc vàng đi biệt tăm mồng

Ngh́n năm mây trắng duỗi rong ngút trời...

(Hoàng Hạc Lâu, Thôi Hiệu)

 

* Tác giả Nguyễn An Vinh kể về cái chết và việc mai táng Trung Tá Long:

 

Qua Đảo Guam mấy ngày, tôi được tin Long tuẫn tiết. Thật bàng hoàng xúc động. Thương Ông suốt đời lận đận và kết thúc tức tưởi thế kia.

 

Ớ Mỹ, tôi theo dơi các báo lớn ngoại quốc có đăng trang b́a h́nh Long tự sát trước Tượng Đài TQLC, sắc phục và cấp bậc sĩ quan cảnh sát ngay ngắn chỉnh tề, nhưng không có báo nào nói xác Long đem đi đâu. Tôi cứ nghĩ thi thể vô thừa nhận chắc bị vùi dập ở một xó xỉnh nào.

 

Nhưng không. Khoảng 2 tuần sau Bà Long nhận được giấy báo vào Nhà Thương Grall nhận xác. Nguyên do là Long có để sẵn trong túi áo thẻ căn cước địa chỉ 37 Nguyễn Thị Giang, Đà Nẵng. Họ gởi theo địa chỉ đó.

 

Ngày ấy, Đà Nẵng mất lẹ quá, Long chưa kịp lănh lương tháng 3 nên nhà không có tiền. Chỉ Cô Tâm, con thứ ba đi được. Tới nơi ngày 17.5, Tâm cùng Chị tên Đào và em gái tên Thuận đang làm việc ở Saigon vào nhà thương. Tại đây, nhân viên như được lệnh của ban giám đốc, đă dành mọi dễ dăi, chỉ vẽ tận t́nh chu đáo và tỏ ra có thiện cảm đặc biệt với người chết. Họ tắm rửa, thoa thuốc, uốn nắn, chăm sóc thi thể nhẹ nhàng, đưa tiễn đến nghĩa trang Giáo Xứ Công Giáo Bà Quẹo với đầy đủ lễ nghi tôn giáo. Có Linh Mục đứng làm phép xác. Tất cả hoàn toàn miễn phí. Rơ ràng là cái chết công khai uy linh của bậc anh hùng, ngay lập tức đă có người trân trọng. Về sau gia đ́nh cải táng, tro cốt kư thác tại Nhà Thờ Ḍng Chúa Cứu Thế Kỳ Đồng.

 

* “Trung Tá Nguyễn Văn Long”, (lexuannhuan.tripod.com):

 

Tôi trải qua nhiều năm cùng làm việc và có lắm kỷ niệm với anh Long. Đậm nét nhất là lần rút ra khỏi Đà Nẵng. Khoảng 11 giờ đêm, từ đài đặc cảnh vùng l, Trung Tá Long gọi tôi. Giọng anh khác thường: “Tôi xin mời Ông Phụ Tá đến ngay để tổ chức pḥng tuyến và chỉ huy đội ngũ tử thủ cùng với chúng tôi”.

 

Sau nửa đêm th́ cả thành phố đổ dồn qua cầu Trịnh Minh Thế để tới bến cảng, chạy vào Saigon. Quan sát xong t́nh h́nh bên đó, len lách trở về, thoáng dưới ánh đèn pha tôi thấy rơ h́nh dáng anh Long, gác khẩu M16 ngang đùi, mặt mày đỏ gay, tức uất nhưng đầy cương nghị, lái xe vụt qua.

 

Sáng 29.3, việt cộng pháo kích bến  cảng, phi trường, tấn công thành phổ. Tôi ra lệnh giải tán Trung Tâm Hành Quân của Đặc Cảnh Vùng l, là bộ phận cuối cùng c̣n hoạt động, và cho phép nhân viên tự t́m phương tiện thoát thân. Xế chiều, tôi mới kiếm được chiếc thúng rời bờ, liều lĩnh trước các lằn đạn pháo kích của địch. Từ đó không c̣n gặp lại anh Long.

 

Năm 82, tại trại tù Thanh Liệt, Hà Nội, nơi giam giữ các phần tử cốt cán. Đa số là cán bộ cấp trung ương, tôi được trung tá bộ đội tên Phạm trung Linh, tổng thư ký tổ chức đảo chính nhưng bất thành, bị bắt cùng một số tướng  tá và cán bộ cao cấp khác, xác nhận gă có trông thấy bức ảnh chụp trung tá Long mặc cảnh phục tươm tất nằm chết trước Tượng Đài chiến sĩ quốc gia in trên b́a một tạp chí Hoa Kỳ, trong kho sách báo ngoại quốc mà cán bộ cấp cao sưu tầm để nghiên cứu những ǵ liên quan đến Việt Nam.

 

Thế là từ đó không những tôi nguôi sầu mà c̣n cảm thấy ḷng ḿnh vui thỏa cho anh Long. Báo Mỹ đăng lên th́ khắp thế giới đều biết. Anh cùng những vị anh hùng tuẫn tiết khác trong biến cố 30.4 đă nói lên được hùng hồn và cụ thể tinh thần bất khuất của dân tộc Việt Nam yêu chuộng tự do trước quyền lực của cộng sản bạo tàn.

 

Anh Long vĩnh biệt cơi đời giữa cảnh nước mất nhà tan, bạn bè nói riêng và đồng bào nói chung c̣n bận lo tự cứu ḿnh, lấy đâu có những ṿng hoa, những nén nhang, cùng những ḍng lệ thương tiếc tiễn anh về nơi an nghỉ cuối cùng.

 

* Nguyễn An Vinh ca ngợi cái chết bất tử của Trung Tá Long:

 

Ngày mất nước 30.4, khi biết mọi sự đă hỏng hết, nhiều tướng lănh, sĩ quan, binh sĩ, cánh sát và cả nhân viên dân chính đă tự sát tại nhiều nơi, bằng nhiều cách, cách nào cũng nói lên chí khí bắt khuất không đầu hàng giặc. Nhưng cái chết của Trung Tá Long mới được cả thể giới biết đến mau chóng, gây xúc động mạnh nhất. Long đă chọn cách thế, giờ giấc cho cái chết oanh liệt tại một địa điểm không thể có chỗ nào thích hợp hơn. Trước ṭa nhà Quốc Hội, dưới chân Tượng Đài Chiên Sĩ là nơi biểu tượng trái tim đang thoi thóp của miền Nam. Khỏi cần phải luận bàn dông dài, cả thế giới cùng công nhận Long đă b́nh tĩnh sửa soạn cho cái chết từng chi tiết. Trước khi bắn vào đầu, Long đứng nghiêm, chào kính Tượng Đài rồi khoan thai nằm xuống. Chỉ một phát súng chính xác, Long anh dũng đền ơn nước. Cái chết của Long là một cái chết bất tử.

 

* “Máu Trung Tá Long đă thấm xuống Ḷng Đất Mẹ”, (Duyên Anh, http://baovecovang.wordpress.com):

 

Chúng tôi vào trung tâm thành phố, nhiều người đang bu kín công viên dựng tượng chiến sĩ TQLC, họng súng nhắm thẳng vào Quốc Hội. Những chiếc loa gắn trên cây cao, oang oang giọng nói mới chào mừng giải phóng. Cộng sản đă tiếp thu đài phát thanh. Giọng cầy cáo của Lư quư Chung và ca khúc Nối ṿng tay lớn không c̣n nữa.

 

Chúng tôi lách đám đông dưới chân tượng, xác người cảnh sát nằm đó. Máu ở đầu chảy ra tươi rói. Viên sĩ quan đeo lon Trung Tá, đồng phục màu xanh. Nắp túi ngực in chữ Long. Cộng sản để mặc Ông nằm gối đầu trên vũng máu. Phóng viên truyền h́nh Pháp quay rất lâu cảnh này. Lúc tôi đến là 14 giờ 30. Dân chúng đứng mặc niệm Trung Tá, lệ rơi đầm đ́a, những người không khóc th́ mắt đỏ hoe, chớp nhanh. Tất cả im lặng, thây kệ các bài ca cách mạng.

 

Tôi muốn biểu dương Trung Tá Long như Hoàng Diệu hôm nay, Hoàng Diệu của Saigon. Ông đang nằm kia. Máu Ông đă thấm xuống ḷng đất Mẹ. Cái chết của Ông nếu chưa thức tỉnh được sự u mê của thế giới tự do thân cộng, của bọn phản chiến làm dáng, th́ ít ra, cũng biểu lộ cái khí phách người sĩ quan Việt Nam không hàng giặc...Chúng ta hănh diện làm người lưu vong vì chúng ta c̣n có Trung Tá Long không đào ngũ và biết chết cho danh dự miền Nam, danh dự của Tổ Quốc...

Tôi được nghe “huyền sử một người mang tên Long” do một anh bạn kể:

 

“...10 giờ 30 sáng, Dương văn Minh đọc lệnh đầu hàng. Một số quân nhân và cảnh sát vất quân trang quân dụng, giày vớ, nón mũ, bỏ chạy về nhà. Riêng Trung Tá Long không cởi chiến bào, không phi tang tích huân chương, không liệng súng đạn. Từ nơi nào đến, chẳng ai rơ. Ông xuất hiện trước Hạ Viện hồi 12 giờ. Ngồi trên ghế đá, trầm ngâm hút thuốc, nhìn trước nhìn sau, ngó ngang ngó dọc. Rồi Ông đưa tay ôm lấy đầu. Khi ấy Saigon đă ồn ào hoan hô cộng sản. Bất chợt, Ông chậm răi bước gần chân tượng. Trung Tá Long đứng thẳng, ngẩng mặt. Thản nhiên rút khẩu colt, kề họng súng vào thái dương bóp c̣...

 

- Anh có mặt ở đây trước lúc Trung Tá Long xuất hiện?

 

- Phải. Tôi tuyệt vọng. Không thiết về nhà nữa!

 

- Rồi sao?

 

- Dân chúng bu quanh xác Trung Tá. Cộng sản chưa có th́ giờ kéo Ông đi. Trung Tá Long đă lấy máu rửa vết ô nhục 30 tháng tư.

 

Trích bài thơ Trung Tá Nguyễn Văn Long của Toàn Như (Gia đ́nh Khóa 1 Cựu SVSQ Hiện Dịch CSQG)

 

Tiếng súng nổ, anh từ từ ngă xuống

Máu anh loang trên nền đá vỉa hè

Giữa Saigon hoảng hốt một cơn mê

Anh tuẫn tiết không một lời trăn trối

 

Anh nằm đó, tên anh c̣n trên túi

Nguyễn Văn Long, anh đă chết sao anh?

Bao người dân bàng hoàng đứng vây quanh

Kính cẩn chào anh, giờ thứ 25 lịch sử.

 

 

4. Y SĨ  THIẾU TÁ  NGUYỄN VĂN QUƯ (1942 -...)

 

 

Bác Sĩ Quư tốt nghiệp Y Khoa Saigon năm 67. Là con trai duy nhất của gia đ́nh, theo luật tổng động viên, Ông hội đủ điều kiện miễn dịch. Nhưng mộng tang bồng hồ thỉ thúc đẩy Ông ṭng quân nhập ngũ, theo con đường “Anh Đi Chiến Dịch” của Phạm Đ́nh Chương:

 

Anh đi chiến dịch xa vời

Ḷng súng nhân đạo, Anh đi cứu người lầm than

Thương dân nghèo ruộng hoang cỏ cháy

Thấy nỗi xót xa của kiếp đọa đày Anh đi

 

Không quên lời xưa đă ước thề

Dâng cả đời trai với sa trường

Nam nhi cổ lai chinh chiến hề

Nào ai ngại ǵ vì gió sương

 

Bác Sĩ Quư nổi danh tại chiến trường An Lộc. Gần 3 tháng chịu đựng những đợt pháo kích và tấn công tới tấp của cộng quân, Ông vẫn làm công việc giải phẩu cho thương binh từ các mặt trận chuyển về. Dù thiếu thốn phương tiện, nhân viên, bệnh xá cũng như y cụ, Ông không một chút nản chỉ ngă ḷng, tận tâm hoàn thành xuất sắc 250 ca mổ lớn nhỏ. Quân y Hoa Kỳ rất nể phục, hết ḷng khen ngợi Ông ngay trên tờ Times.

 

Phần dưới đây ghi lại vài nét chính từ Nhật kư An Lộc của Ông.

 

* Tấn Công Đợt 1:

 

Ngày 6.4.72: vừa mổ vừa chuẩn bị trốn vô hầm tránh đạn. Người gác cổng bệnh viện là nạn nhân đầu tiên của mưa pháo. Tất cả chỉ c̣n biết tin vào số mệnh. Trời kêu ai nấy dạ.

 

 9.4: B 52 thả bom nổ rền trời. Cửa số bệnh viện đập ầm ầm theo nhịp bom, rung rinh cả bức tường. Đang mổ phải đội nón sắt, mặc áo giáp thay áo choàng.

 

12.4: địch pháo gây thương vong 7 người. Đường dây điện thoại hư hỏng.

 

Giao thông bị phong tỏa. Trực thăng thả dù tiếp tế: gạo sấy, thịt hộp, trái cây hộp, đạn dược, thuốc men.

 

Việt Cộng mở màng tấn công. Hai phản lực oanh kích đồi Đồng Long đang bị chiếm. M 72 thụt cháy 3 xe tăng địch, cách chỗ bác sĩ Quư 500 mét. Ông ra đứng xem cùng nhiều người khác. Lính reo ḥ, tung nón sắt lên trời, vui sướng ôm nhau nhảy ṿng tròn.

 

Bom ḿnh thả rất chính xác, nổ ngay trước đầu xe tăng. Ṿng trong th́ có M72. Ngay cả đào binh và địa phương quân, nhân dân tự vệ cũng hạ được những con cua sắt này. Bác Sĩ Quư đếm tổng cọng 13 chiếc bị thiêu cháy.

 

Pḥng mổ thiếu dụng cụ, phải giản dị tới mức tối thiểu. Thiếu điện nước, không đèn đuốc, nhờ ánh sáng mặt trời. Dụng cụ giải phẩu được khử trùng bằng cách đốt rượu cồn hay ngâm rửa trong nước xà pḥng (surgical soap). Pháo liên hồi. Phải làm nhanh để t́m chỗ núp. Ai cũng cố giữ vẻ ngoài b́nh tĩnh, sợ quá hóa lỳ.

Càng ngày việt cộng càng pháo nhiều. Tinh thần mọi người căng thẳng, mạng sống tính từng giờ, chết không biết lúc nào.

 

Pḥng Hậu Giải Phẩu trúng một trái 61 ly. Mấy hôm mà có gần 300 xác nằm sắp lớp sân sau bệnh viện, xông mùi hôi thối, ruồi nhặng bu đầy. Gần 10 ngày chưa được đem chôn vì phải kiếm một khu nghĩa địa.

 

Đêm khuya không dám nhìn phía nhà quàn với hàng quan tài có những ánh nến leo lét. Trông thấy là lạnh người, dựng tóc gáy, cố rảo bước cho mau.

 

Khu chợ B́nh Long bị cháy, khói lan tỏa ngút trời.

 

Đài BBC nói nản quá. Họ bảo chỉ có phép lạ mới cứu nổi An Lộc!

 

Quân Dù tăng viện. Mọi người đặt hết tin tưởng vào binh chủng bách chiến bách thắng này.

 

Bác Sĩ Phúc, Trưởng Ty Y Tế bật nút radio t́m đài việt cộng. Một giọng the thé đanh đá chua như giấm vang lên:

 

- Quân đội nhân dân đang làm chủ t́nh h́nh tại thành phố An Lộc. Cờ chúng ta bay phất phới trên nóc dinh tên tỉnh trưởng ngụy. B́nh Long đă hoàn toàn được giải phóng.

 

Chúng tôi chẳng muốn nghe nữa. Họ nói toàn không đúng sự thật. Chúng tôi c̣n đây. Dưới khu chợ mới đầy rẫy lính ḿnh. Hằng chục xe tăng bị hạ ngay trước mặt mà họ dám giở luận điệu tuyên truyền giả dối.

 

Một đêm bác sĩ Quư dời chỗ ngủ từ bệnh viện qua pḥng bác sĩ Phúc th́ đạn pháo kích rơi trúng tấm nệm ông thường nằm. Thế là thoát chết trong gang tấc.

 

Thương binh nằm la liệt quanh bệnh viện. Bác sĩ Quư cùng mấy đồng nghiệp khác xuống gặp Đại Tá Lê Văn Hưng, Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Ông có dáng cao gầy, mặc áo lót màu cháo ḷng, quần đùi nhà binh nhàu nát, dáng mệt mỏi, da mặt hơi xanh, chắc vì lâu không ra nắng.

 

Trại Ngoại Khoa hoang vắng điêu tàn, 16 pḥng chỉ c̣n nguyên vẹn 4.

 

Đă một tháng chưa tắm rửa vì không có nước. Mỗi sáng chỉ mất một nắp bi đông, tức chừng muỗng canh để rửa miệng.

 

* Hội ngộ Đại Tá Lê Quang Lưỡng:

 

Bữa nọ, bác sĩ Quư theo chân Thiếu Tá Duệ về phía hầm Bộ Chỉ Huy Tiểu khu lo việc chuyển bệnh viện th́ gặp Đại Tá Nhựt tại nơi pḥng họp chính. Đang tṛ chuyện với nhau th́ Vị Sĩ Quan Dù đi vào, dáng cao lớn không thua gì Ông Tỉnh Trưởng.

 

Đại Tá Nhựt giới thiệu:

 

- Đây là Đại Úy Quư, bác sĩ giải phẩu bệnh viện tiểu khu.

 

- C̣n đây là Đại Tá Lưỡng, chỉ huy trưởng Lữ Đoàn Dù lên cứu ḿnh. Vị khách đưa tay, vồn vă bắt tay tôi, miệng mỉm cười.

 

Đại Tá Nhựt tiếp:

 

- Quư là bác sĩ của moa từ hồi c̣n ở trung đoàn 43, sư đoàn 18. Sau khi xong khóa giải phẩu binh đoàn, Quư lại xin lên đây làm việc với moa.

 

Rồi Đại Tá Nhựt cười cười nói với tôi:

 

- Này bác sĩ, muốn lấy vợ th́ phải lo o bế Đại Tá Lưỡng đi. Ông ấy có cô con gái đẹp như Thẩm Thúy Hằng ấy.

 

Xong Ông quay sang Đại Tá Lưỡng:

 

- Bác sĩ Quý này tuổi trẻ tài cao vẫn c̣n độc thân. Đang kén vợ. Lê Lai của tôi đấy.

 

Nói rồi Ông cười khà khà có vẻ khoái chí lắm.

 

Giữa lúc dầu sôi lửa bỏng mà Ông vẫn tỉnh bơ nói chuyện tếu được. Tôi hằng thầm phục Ông có biệt tài giao tiếp với bất cứ hạng người nào, từ sang tới hèn. Ông tỏ ra thích nghi trong mọi trường hợp.

 

* Tấn Công Đợt 2:

 

Từ ngày 15.6, đạn pháo nổ như mưa. Một giờ sau th́ B 52 trải thảm. Bác sĩ Quý cảm thấy yên tâm hơn đợt trước vì địch đă suy yếu, c̣n bên ta vừa tăng cường Lữ Đoàn Dù, Liên Đoàn Biệt Kích Dù và Biệt Động Quân. Ông vững tin phe ta sẽ thắng.

 

Lúc này bệnh viện không c̣n loại chỉ silk 1.0 để đóng bụng sau khi mổ. Ông nghĩ ngay loại dây nylon cột miệng bao cát, có thể dùng may tạm dưới da. Muốn khử trùng th́ đem ngâm rửa sạch bằng xà bông bột quân tiếp vụ.

 

Bác Sĩ Quư đă sử dụng loại dây này cho 4 ca mổ. Sau đó Thiếu Tá David Risch đích thân mang dây chỉ silk lên cùng với phái đoàn Y Sĩ Mỹ thuộc Quân Đoàn lll.

Bác Sĩ Risch ngỏ ư: Tôi nghĩ tôi có thể giúp bạn một tay, vì biết bạn rất bận. Vả lại, ở Biên Ḥa, các cố vấn không tin một ai đủ sức làm được những cuộc mổ lớn ở đây. Họ đánh cá với tôi là nếu quả thật tại mặt trận này, Quân Y vẫn c̣n có khả năng giải phẩu và điều hành công việc như b́nh thường th́ họ sẽ chịu thua một chầu ăn.

 

Vừa lúc ấy Risch dẫn tới 3 người cùng đoàn. Quư cho họ hay có quân nhân bị thương vùng bụng đang sửa soạn mổ. Một bác sĩ đề nghị cho Ông ta phụ ca này. Rồi Quư ung dung cầm dao, đi một đường ngoạn mục quen thuộc rất nhanh và chính xác, mổ bụng thấy có máu bầm từ gan trào ra. Quư hút sạch máu, lấy Catgut chromic 2.0 may lại vết thương. Ông bác sĩ phụ phải dùng tay kéo bờ sườn lên một chút và Quư khâu xong hai mũi. Cuộc giải phẩu kết thúc chưa đầy một tiếng. Risch chăm chú đứng xem bên cạnh tới bắt tay Quư, bày tỏ niềm hân hoan:

 

- I am very proud of you! You did a great job!

 

Một buổi chiều, bác sĩ Quư gặp lại Đại Tá Nhựt tại hầm chỉ huy. Vị Tỉnh Trưởng nói:

 

- Có thế Tổng Thống sẽ lên đây thăm  ḿnh đấy. Để tôi rán kiếm cái Bảo Quốc Huân Chương cho bác sĩ. Công việc Ông làm tại chiến trường này ai cũng biết. Tụi cố vấn quân đoàn đề cao bác sĩ lắm. Họ không tiếc lời khen ngợi. Dù sao ngoài mặt trận vẫn có bác sĩ mổ cấp cứu được th́ binh sĩ lên tinh thần mà lo đánh giặc. Bác sĩ c̣n nhớ mổ được bao nhiêu ca không?

 

- Dạ vào khoảng 250.

 

* Chiến Sĩ Xuất  Sắc:

 

Sau khi B́nh Long giải tỏa vào đầu tháng 7. Mỗi quân nhân được thăng một cấp. Trước khi nhận nhiệm vụ ở An Lộc năm 71, bác sĩ Quư mang lon Trung Úy. Qua đến tháng 9.72 đă vinh thăng Thiếu Tá. Rồi giả từ vùng tử địa đầy ắp kỷ niệm này vào ngày 29.7 để tiếp tục ngành Y tại bệnh viện Cọng Ḥa.

 

Ông là sĩ quan cao cấp nhất có tên trong danh sách 195 chiến sĩ xuất sắc tham dự Lễ Quốc Khánh 1.11.72. Trong dạ tiệc tại vườn Dinh Tổng Thống, bác sĩ được ngồi bàn đặc biệt cùng các vị lănh đạo quốc gia, bên cạnh Tổng Tham Mưu Trưởng Cao Văn Viên. Ông hỏi bác sĩ Quư:

 

- Thiếu Tá thuộc đơn vị nào?

- Thưa Đại Tướng, tôi ở bệnh viện tiểu khu B́nh Long.

- À, Thiếu Tá là bác sĩ ở An Lộc hả?

- Thưa vâng. Tôi tham dự trận này từ đầu tới cuối.

 

Quay sang Tổng Thống Thiệu, Đại Tướng nói:

 

- Thưa Tổng Thống, Thiếu Tá đây là bác sĩ tại bệnh viện tiểu khu B́nh Long, An Lộc.

 

Ông Thiệu đang nói chuyện với Bà Dược Sĩ Nguyễn Thị Hai liền quay sang nhìn tôi, mỉm cười rồi nhíu mày như cố nhớ điều gì. Ông nói:

 

- Tôi có lên đó. H́nh như tôi không gặp bác sĩ lần ấy.

 

Bác Sĩ Quư thầm nghĩ Ông này hay thật. Làm đến Tổng Thống chắc cũng phải có cái tài nào đó.

 

Rồi vội giải thích:

- Khi Tổng Thống lên ủy lạo binh sĩ th́ trùng với ngày tôi về phép nên không được hân hạnh tiếp kiến Tổng Thống. Câu trả lời ấy làm Tổng Thống thích thú. Mọi người trong bàn cùng trầm trồ nhân cơ hội này ca ngợi trí nhớ dai của Tổng Thống. Ông Thiệu cười hài lòng và có vẻ hănh diện về trí nhớ của ḿnh.

 

Tôi nhận thấy tiếng Ông sang sảng như tiếng chuông. Chắc là một thứ quư tướng nên Ông mới lên chức vụ cao nhất nước. Trong buổi tiệc, Ông cũng hay nói chuyện tiếu lâm làm mọi người vui vẻ, đỡ căng thẳng vì ngồi gần Mặt Trời.

 

* Bài viết về Trận An Lộc đăng trên báo Time:

 

“...Bệnh viện độc nhất của họ đă biến thành công sự chiến đấu. Những dụng cụ không c̣n được khử trùng đúng quy tắc nữa, chỉ may vết thương cũng hết sạch. Bác Sĩ Nguyễn Văn Quư giải phẩu 250 trường hợp trong 2 tháng. Ông phải  dùng chỉ bao cát để khâu vết mổ...

 

An Lộc kiên cường đứng vững sau những đợt tấn công nặng nề hơn tất cả những thành thị nào trong cuộc chiến này. Ngày khủng khiếp nhất với khoảng 7.000 trái đại bác, súng cối, hỏa tiễn rơi xuống một khu vực có thế dễ dàng băng qua được trong 10 phút”.

 

* Lời thơ tưởng nhớ chiến sĩ Biệt Kích Dù

 

Một trong những binh chủng thiện chiến nhất được tăng viện cho An Lộc là Biệt Kích Dù. Sau thời gian cam khổ gian lao trong sứ mạng giải cứu B́nh Long, 68 người con thương yêu của đơn vị này đă anh dũng hy sinh. Nhiều người chạnh ḷng xót xa khi đứng trước những nấm mồ đắp lên vội vă ở khu nghĩa trang hiu quạnh kế bên ngôi chợ thị xă.

 

Tại đây, Tổng Thống Thiệu từng cúi đầu cầu nguyện trước anh linh tử sĩ đă bỏ ḿnh trong suốt 93 ngày đêm chiến đấu bảo vệ An Lộc.

 

Ai ngang qua đó mà không khỏi ngậm ngùi khi đọc hai câu thơ của Cô giáo Pha:

 

An Lộc địa sử ghi chiến tích

Biệt Kích Dù vị quốc vong thân

 

 

5. THIẾU TÁ NGỤY VĂN THÀ ( 1943 - 74)

 

 

Gần nửa thế kỷ trôi qua, trong tâm tư người Việt vẫn c̣n thương cảm Vị Hạm Trưởng tốt nghiệp Khóa 12 Trường Sĩ Quan Hải Quân Nha Trang cùng các chiến hữu của Ông đă can đảm chết theo tàu để bảo vệ quê hương. Oái oăm thay, ngày đó việt cộng lại thờ ơ trước hành động xâm lăng của bè lũ Đại Hán. Xin cùng ôn lại trang sử Hoàng Sa để biết Việt Nam Cọng Ḥa và việt cộng, ai mới thực là người yêu nước?

 

* Theo wiki, Quần Đảo Hoàng Sa là một nhóm khoảng 30 đảo, rạn san hô, cồn cát và băi đá ngầm ở Biển Đông, cách đảo Lư Sơn chừng 200 hải lư. Đây là thủy đạo nối liền Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương qua Eo Biển Malacca. Hoàng Sa đóng vai tṛ quan trọng về quân sự và kinh tế đối với nhiều nước quanh khu vực Á Châu.

 

* “Vì sao Trung Quốc đánh chiếm Hoàng Sa?” (Vũ Mạnh Cường, Vnexpress, 19.1.18):

 

Trung Quốc sử dụng vũ lực khi mà:

   - Nam Việt Nam đang mở rộng sự có mặt ở Hoàng Sa

   - Các lợi ích ngày càng thấy rơ của biển khơi, đặc biệt là dầu mỏ, sau khi thế giới đang bước vào cuộc khủng hoảng những năm 1970. Tháng 7.73, Saigon đă kư kết hợp đồng khoan thăm ḍ tại những nơi được cho là có nhiều dầu mỏ trên Biển Đông.

 

Tháng 12.73, Bắc Việt cũng tuyên bố triển vọng của các giếng dầu ngoài khơi Vịnh Bắc bộ.

 

Sau cuộc gặp lịch sử giữa Mao với Nixon đầu năm 72 và sự kiện Mỹ rút khỏi Miền Nam sau Hiệp Định Paris đầu 73, Bắc Kinh an tâm, loại trừ được khả năng can thiệp của Mỹ nếu họ cưỡng chiếm các đảo do Việt Nam Cọng Hòa quản lư.

 

* “Bối Cảnh và Diễn Tiến Hải Chiến Hoàng Sa”, (nghiencuuquocte.org).

Nguồn: Carl. 0. Schuster, “Battle for Paracel Islands”, Historynet, 6/2017.

Biên dịch Lê Đỗ Huy, Hiệu đính Lê Hồng Hiệp

 

Hai biến chuyển trong t́nh hình những năm 70 đă thay đổi bàn cờ Biển Đông: các báo cáo trữ lượng dầu tại thềm lục địa vùng này và Hiệp Định Paris lập lại ḥa b́nh, chấm dứt sự dính líu của Mỹ ở Việt Nam. Phe Mao tính toán rằng những phần thưởng về kinh tế lớn hơn những rủi ro do xung đột quân sự. Mao nhận thấy một chính phủ Mỹ đang rút khỏi Việt Nam sẽ thiếu ư chí dấn thân vào cuộc xung đột khác, lại trông mong Trung Quốc hổ trợ chống Liên Xô đang ngày càng thách thức hơn. Mao kết luận rằng phía Saigon khó có khả năng được Mỹ hậu thuẫn, và sự sống c̣n của họ cũng không c̣n bao lâu nữa. Mao cũng hiểu rằng Bắc Việt rất cần viện trợ Trung Quốc trong cuộc chiến ở miền Nam, đồng thời đồng minh khác của Hà Nội là Liên Xô không có lực lượng trên địa bàn này để cản phá. Từ đó Ông ta ra lệnh cưỡng chiếm Hoàng Sa.

 

* “Yểm Trợ Trận chiến Hoàng Sa” (Cát Biển Nguyễn Văn Sang, Khóa 20 SQHQ Nha Trang):

 

Trước đó 3 tháng, đột nhiên Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền Hoàng Sa và Trường Sa. Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc liền lên tiếng bác bỏ và cực lực tố cáo ư đồ xâm lăng của họ.

 

Ngày 16.1.74, Trung cộng cho tàu chiến cùng nhiều ngư thuyền vũ trang đổ bộ lên đảo Cam Tuyền. Họ có 16 chiến hạm và ghe thuyền với tốc độ nhanh, trang bị hỏa tiễn vượt trội hơn  hải quân ta.

 

Lúc 12 giờ 22 phút ngày 19.1, hai tảo lôi hạm Trung cộng đồng tấn công tuần dương hạm HQ-10 (bán khiển dụng, một trong hai máy chính đă bị hư hỏng).

 

12 giờ 41, Trung cộng đưa thêm hai tiềm thủy đỉnh, tập trung dồn hỏa lực tấn công. 10 phút sau Hộ Tống Hạm Nhật Tảo ch́m cùng Hạm Trưởng và một số thủy thủ. Thiếu Tá Ngụy Văn Thà đă can trường nêu cao tiết tháo: “Thà chết theo tàu, chết theo tàu, thà xương ngâm dưới đáy Hoàng Sa” (nhạc Trần Thiện Thanh).

Wiki tiết lộ: lúc đó Saigon yêu cầu Mỹ can thiệp, nhưng họ trả lời đứng ngoài cuộc, không quan tâm đến Hoàng Sa. Trái với Mỹ để yên cho Trung quốc đánh chiếm, Liên Xô lại phản đối gay gắt hành động xâm lược này.

 

Theo Cát Biển, sau trận hải chiến, Trung cộng huy động toàn bộ hải lục không quân với 42 chiến hạm, 42 tiềm thủy đỉnh đổ bộ chiếm đảo chính Hoàng Sa và các đảo kế cận.

 

Họ hung hăng nhờ thái độ lật lọng trở cờ của Mỹ. Miền Nam phải chọn giải pháp hy sinh, chiến đấu trong vô vọng, liều chết để bảo tồn danh dự trước kẻ thù mạnh hơn ḿnh về quân sự.

 

Tổng kết thiệt hại đôi bên:

- Việt Nam Cọng Ḥa: 74 thủy thủ tử trận, 48 tù binh.

- Trung cộng: 18 tử trận .

 

* “Hoàng Sa Nổi Sóng” (Phạm Văn Hồng, aihuubienhoa):

Tuần Dương Hạm HQ-16 chở phái đoàn gồm 6 người ra Hoàng Sa: Thiếu Tá Hồng, Kosh (nhân viên lănh sự Mỹ tại Đà Nẵng), 2 trung úy và 2 hạ sĩ quan công binh

Mục đích để lập phi trường trên đảo. Kosh sẽ giám định, mở hầu bao, vì ta không kham nổi, ngân sách cạn kiệt, chỉ 300 triệu Mỹ kim/năm. Nhưng thực ra đó là phi trường ẢO, một kịch bản tài t́nh của người Mỹ. Họ đă đi đêm với kẻ bành trướng từ lâu rồi.

 

Thời điểm 74 là thích hợp nhất cho bọn cướp nước vì những toan tính rút lui, nhường miền Nam cho Bắc Việt đă gần kề. Nếu để miền Bắc xâm chiếm toàn miền Nam rồi th́ anh em “môi hở răng lạnh” của bọn chúng sẽ trở thành “há miệng mắc quai”.

 

Thêm nữa, Trung đội Trưởng Nghĩa Quân, Trung Úy Phạm Hy kể lại: vào tháng 10.73, một thương thuyền không rơ của nước nào đă tấp vào đảo tránh báo. Về sau mới biết, đó là tàu do thám Trung cộng, giả thương thuyền để thám sát. Chúng thu thập chi tiết quân số, vũ khí trên đảo. Như thế mới hay địch biết rất rơ ta c̣n ta chẳng biết ǵ về họ.

 

Tới ngày 17.1.74, thường xuyên có một tàu nhỏ của Trung cộng lấy danh nghĩa tàu đánh cá đậu chắn ngang trước mũi tàu HQ 16, rơ ràng là có ư khiêu khích. Trung Tá Hạm Trưởng chỉ thị cho chiến sĩ ta gọi loa phóng thanh yêu cầu họ đi nơi khác vì đây là hải phận của Việt Nam. Họ trả lời không di chuyển mà c̣n khuyến cáo ta rời xa vùng biển này của Trung quốc. Đại dương mênh mông thiếu gì chỗ câu sao lại đậu trước một chiến hạm cách vài chục mét? Rơ ràng là để chọc giận.

 

10 giờ sáng 19.1, trên biển thấy tàu đôi bên đang ở thế cài răng lược. Rồi súng nổ. Chỉ sau 15 phút, mấy chiến hạm ta đă quay lưng vào phía đảo Hoàng Sa và dần dần mất hút.

 

Hàng chục tàu Trung cộng bao vây chúng tôi đang ở trên đảo. Khi ấy Hải quân vùng l Duyên hải nhắn là hăy b́nh tĩnh, sẽ có không quân ra yểm  trợ. Tôi vội lao vào ẩn trốn trong các lùm cây chờ trống mái một phen, chứ không đầu hàng. Ba giờ sau th́ chúng vạch từng gốc cây, phát hiện và chỉa súng bắt tôi.

 

Kosh đang nói chuyện với bọn xâm lăng bằng Anh ngữ. Đây là điểm mấu chốt. Họ biết rõ trên đảo có một người Mỹ và cho thông dịch viên ra làm việc. Tất cả binh sĩ ta bị đưa lên tàu chở về Hải Nam. Kosh được thả sau một tuần.

 

Lúc hải chiến xảy ra, chiến hạm Mỹ sát nách chúng ta mà họ chẳng hề cứu vớt những bè thoát hiểm của anh em Hải Quân.

 

Sau này hỏi Trung Tá Lê Lâm, Phó Trưởng Pḥng 3, Sư Đoàn l, Ông nói đă chuẩn bị một phi đội phản lực, từ Biên Ḥa ra Đà Nẵng sẵn sàng tham chiến, nhưng cuối cùng phải hủy bỏ vì phía Mỹ nói rằng nếu thực hiện, đối phương có thế trả đũa từ nơi xuất phát, sẽ gây nguy hiểm cho cư dân Đà Nẵng. Đối sách của ḿnh bị kỳ đà cản mũi!

 

Những câu chuyện trên cho thấy thảm kịch Hoàng Sa đă được Mỹ dàn dựng tỉ mỉ. Họ giúp Trung cộng cái cớ chiếm Hoàng Sa bằng cách gợi ư giúp ta xây dựng phi trường chiến lược kiểm soát toàn bộ hải tŕnh quốc tế, chúng ta lọt bẫy điệu hổ ly sơn. Chiến hạm ta chở phái đoàn ra thám sát thực hiện kế hoạch, những con mồi nhử đă chờ sẵn, rốt cuộc phải xảy ra hải chiến thôi. Vài tàu cá làm vật tế thần có thấm béo chi so với nước 7, 8 trăm triệu dân! Trên đảo chỉ 20 nghĩa quân, trong khi họ dùng kế sách biển người, đưa vào cả tiểu đoàn.

 

* “Việt Nam có vĩnh viễn mất Hoàng Sa vào tay Trung cộng”?

 

Cư dân mạng nghĩ rằng: mất Hoàng Sa là cái giá phải trả cho thứ ngoại giao kiểu đồng chí của người cộng sản. Theo nhà nghiên cứu lịch sử Đinh Kim Phúc: “Một vấn đề cần phải đặt ra là cứ mỗi năm đến ngày 19.1 đều xuất hiện câu nói của Lê Đức Thọ: “Hăy yên tâm, Hoàng Sa trong tay các đồng chí Trung quốc c̣n hơn là trong tay ngụy quyền.

 

“Lập trường chính trị các anh để ở đâu? Đang có chiến tranh lại phối hợp hoạt động với địch à? Cuộc chiến gay go của ta rất cần sự ủng hộ của Trung quốc, anh lại nói quay sang chống bạn. Trung quốc có giúp ta giải phóng Hoàng Sa, th́ sau này cũng trả lại cho ta thôi”.

 

Nguyễn Văn Linh cũng nói: Tôi biết rằng dựa vào Trung quốc là mất nước, nhưng c̣n hơn mất đảng”.

 

Theo Ông Phúc, giới lănh đạo Bắc Việt lúc bấy giờ ảo tưởng, cả tin về người đồng chí cộng sản của ḿnh để phải ngậm đắng nuốt cay ngày hôm nay, khi mà Trung quốc tuyên bố cái gọi là Tây Sa, Tam Sa là của họ. Họ dẫn chứng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa từng đồng ư trước 1975. Đặc biệt là công hàm Phạm văn Đồng ngày 14.9.58 gởi cho Thủ Tướng Chu Ân Lai, trong đó cho biết chính phủ Hà Nội “tán thành” và “tôn trọng” bản tuyên bố ngày 4.9.58 của chính phủ Cọng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa về hải phận 12 hải lư của Trung quốc, điều này hàm ư công nhận chủ quyền của Bắc Kinh về quần đảo Hoàng Sa.

 

* Thơ Gởi Ngụy Văn Thà

 

Nhớ Người họ Ngụy tên Thà

Liệt oanh chiến sử Hoàng Sa năm nào

Hy sinh xương trắng máu đào

Xứng danh Hạm Trưởng, anh hào Việt Nam

 

 

Phạm Văn Duyệt

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính