Lửa mùa Hạ

 

Để tưởng nhớ bạn tôi, Nguyễn Ngọc Ninh, TĐ1 PB/TQLC Lôi Hoả, tử trận tại chiến trường Quảng Trị, mùa Hè năm 1972.

 

Pháo Thủ Mũ Xanh Phạm Thành Nhân

 

*
 


 

Muà hạ với những cơn nóng như muốn đốt cháy mảnh đất vốn dĩ đă khô cằn sỏi đá, một quận lỵ nhỏ nhoi nằm ở tận cùng miền giới tuyến: Gio Linh.

 

Gio Linh, cái tên nghe thật đậm đà, với những người dân chất phác hiền hoà. Họ đă sống qua bao nhiêu đời trên mảnh đất không được thiên nhiên ưu đăi này, vùng đất “… nghèo lắm ai ơi, mùa Đông thiếu áo, Hè thời thiếu ăn …”. Thế nhưng như một định mệnh, muà hè năm 1972, những người dân hiền lành, nghèo khổ này c̣n phải chịu thêm nỗi kinh hoàng của ngọn lửa chiến tranh ập xuống.

 

Lửa hừng hực bốc cháy, lửa dâng ngút trời với những cụm khói đen mù mịt che khuất cả trời xanh, khi Cộng sản Bắc Việt bất thần xua quân cùng xe tăng đại pháo, ồ ạt vượt vùng phi quân sự, đánh chiếm một số căn cứ nằm dọc theo bờ sông Bến Hải … Người dân diù dắt nhau xuôi Nam, dọc theo quốc lộ 1 về tỉnh lỵ Quảng Trị. Nhưng cơn băo lửa của đạn pháo 130 ly, hoả tiễn 122ly dày đặc của Cộng quân dồn dập phủ xuống đoàn người chạy loạn … Ai đó từng hát “… người chết hai lần, thịt da nát tan…” Đau đớn thay, họ không chết hai lần mà chết nhiều lần khi những quả đạn pháo oan nghiệt rơi tới tấp, để rồi thân xác trộn lẫn với cát bụi trong băi xám hoang vu của vùng Ái Tử… Những người sống sót về đến Quảng Trị, chưa kịp dừng chân th́ chiến sự đă lan nhanh như cơn lốc khiến họ lại tất tả lên đường, ḥa cùng ḍng người và xe cộ hoảng loạn di tản … Và thêm một lần nữa, hỏa ngục đổ ập lên đầu những người dân vô tôi. Đoạn đường quốc lộ 9 cây số từ cầu Bến Đá tới cầu Trường Phước trong quận Hải Lăng, dưới cơn mưa hỏa tiễn 122 ly, đại pháo 130 ly, cối 160 ly... từ trên núi đổ xuống, biến thành “đại lộ kinh hoàng”, nơi “… trời chết, đất chết, chết trên mỗi hạt cát, chết trên từng đầu ngọn lá, chết vương văi từng mảnh thịt, chết từng cụm xương sống, từng đốt xương sườn, chết lăn lóc đầu lâu, chết ră rời từng bàn tay cong cong đen đúa... “Thành phố Huế vốn êm đềm bao đời bên ḍng sông Hương sôi động hẳn lên khi những người dân chạy loạn lũ lượt kéo nhau về đây. Trong cảnh hỗn loạn đó, t́nh cờ tôi gặp lại nó, thằng bạn học cũ Nguyễn Ngọc Ninh, tức Ninh “con gái”...

 

Đôi mắt to mầu hạt dẻ, khuôn mặt trắng trẻo, giọng nói nhỏ nhẹ, tôi đặt tên nó là “Ninh con gái”. Nó học cùng lớp với tôi từ tiểu học lên đến trung học. Ninh th́ học giỏi, thông minh,chăm chỉ được thầy cô thương mến, c̣n tôi lêu lổng, ham chơi hơn học. Có nhà thơ “Thi hỏng tú tài, đau ḷng ta muốn khóc!” , c̣n tôi không khóc v́ chưa đi thi nhưng tôi biết ḿnh sẽ rớt nên hết bậc trung học đệ nhất cấp tôi chuyển trường c̣n nó ở lại trường cũ.

 

Sau Tết Mậu Thân tôi vào lính theo chân đơn vị tham dự nhiều trận đánh. Trong cơn lốc chiến tranh, đôi khi bất chợt gặp lại vài thằng bạn cũ cũng mặc áo lính, chia sẻ cho nhau nỗi âu lo với mạng sống mong manh hơn tơ trời.

 

Tuư ngọa sa trường quân mạc tiếu,

Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi!

 

Hai thằng kéo nhau vào một quán nước. Ninh tâm sự, sau khi tôi rời trường th́ nó cũng bỏ học v́ nhà nghèo quá! Tôi hỏi tại sao không chọn một đơn vị gần gia đ́nh để phục vụ, Ninh ngước đôi mắt to mầu hạt dẻ vẫn “t́nh” như xưa trên khuôn mặt nay đă sạm nắng phong sương, vẫn nụ cười con gái, nó chỉ vào ngực rồi nói:

 

- Tao yêu cái bộ rằn ri này, tao thích cái binh chủng Thuỷ Quân Lục Chiến hào hùng này!

 

Tôi nói, rồi cái ǵ cũng có cái giá của nó. Đôi mắt Ninh buồn xa vắng thoáng vài giây, giọng nó chùng xuống:

 

- Lỡ có chuyện ǵ th́ gia đ́nh tao được mười hai tháng lương cũng bớt khổ!

 

Cổ họng tôi đắng nghét, trời ơi! số kiếp của bạn tôi nghiệt ngă đến thế sao?
Chia tay, tôi chúc cho Ninh b́nh an vô sự, c̣n tôi theo đơn vị tiến chiếm Quảng Trị. Chiến trận ngày càng khốc liệt, đôi khi tôi cũng một thoáng nghĩ đến nó.

 

Không ngờ lần gặp lại nhau cũng là lần cuối cùng Ninh chết trong một trận Việt Cộng đánh đặc công vào vị trí pháo đội trên một ngọn đồi nhỏ thuộc quận Phong Điền. Khi tôi cùng đơn vị lên thay thế vị trí, xác 7 tên đặc công Việt Cộng vẫn c̣n đó, c̣n thân xác bạn tôi được quấn trong chiếc poncho.

 

Giữa cảnh chiều hoang trốn nắng đó nước mắt tôi tuôn trào khóc bạn.

 

Đôi giầy saut không c̣n in dấu lối về người thân, qua khung cửa nhỏ có người con gái vẫn ngồi đợi chờ bóng dáng người lính mũ xanh, áo rằn ri sẽ măi măi không bao giờ trở về. Ninh đă đi về miền miên viễn xa xôi, bỏ ngang cuộc hành tŕnh của người lính Thủy Quân Lục Chiến!

 

Không biết gia đ́nh bạn tôi có được lănh trọn vẹn 12 tháng tiền tử của nó hay không? Hay đă bị bầy kên kên rút xén như trường hợp người anh rể của tôi, một sĩ quan Nhẩy Dù chết trận Khánh Dương vào những ngày cuối cùng của miền Nam. Xác anh đưa về nghiă trang Biên Ḥa, chị tôi đi nhận xác chồng với chiếc quan tài mong manh đến tội nghiệp nên đă xót xa tháo chiếc nhẫn cưới kỷ niệm của ḿnh để đổi lấy chiếc quan tài tươm tất hơn cho vong linh chồng khỏi tủi thân. Ôi, thảm thương thay cho người lính Việt Nam Cộng Ḥa, những người được gọi là Vị Quốc Vong Thân!

 

Memorial Day sắp đến, trong khi trên đất nước Hoa Kỳ mọi người đang chuẩn bị dọn dẹp và cắm cờ trên từng mộ phần tử sĩ để tỏ ḷng tri ân th́ bên kia bờ Thái B́nh Dương hơn nửa ṿng trái đất, mộ phần của bạn tôi và những chiến hữu khác đang trong hoang tàn đổ nát.

 

Những người đă vĩnh viễn nằm trong ḷng đất vẫn chưa được ngủ yên, vẫn chưa được “An Giấc Ngàn Thu” bởi sự trả thù hèn hạ của bọn người được gọi là “bỗng dưng chiến thắng”, dù những người đang nằm trong nghiă trang năm xưa đó là Những Người Đă Chết!

 

*


“Ninh con gái” ơi,

Chúng ḿnh, người chết hay người sống th́ cũng đều đă rời bỏ “Áo trận, giày saut”! Bạn bè c̣n đây, chiến hữu c̣n đây và những người từng đă sống một thời của miền Nam tự do sẽ không bao giờ quên Ninh và những người đă nằm xuống, măi măi và măi măi cho đến ngàn sau.

 

 

Pháo Thủ Mũ Xanh Phạm Thành Nhân

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính