V́ sao Cộng Sản thù ghét TT. Ngô Đ́nh Diệm?

 

- Phần 2 -

 

Phạm Quang Tŕnh

 

 

Trước hết về nhân vật Hồ Chí Minh, ông là ai?

 

Tài liệu sách vở viết về ông Hồ Chí Minh đầy rẫy. Tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Việt, tiếng Tầu, tiếng Nga, vân vân...  phải nói là quá nhiều chưa kể những tài liệu do chính ông Hồ Chí Minh viết. Bộ Hồ Chí Minh Toàn Tập 12 cuốn gần 10 ngàn trang. Bao nhiêu tài liệu, sách vở đă viết về ông. Nhiều đấy mà xem ra c̣n thiếu. Vẫn có những phát hiện mới về cuộc đời ông? Một cuộc đời nổi nang mà c̣n nhiều bí mật!

 

    Tiểu sử: ông Hồ Chí Minh là con ông Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc (cũng gọi là Nguyễn Sinh Huy), ngày sinh theo văn kiện của Đảng Cộng Sản là 19 tháng 5 năm 1890, bằng tuổi Adolf Hitler nhưng nhiều tài liệu khác th́ ngày sinh của ông thay đổi, không biết cái nào là chính xác? Năm 1980, 1892, 1985... Không ai ṃ ra được. Ông có nhiều tên từ lúc sinh ra đến khi làm Chủ Tịch Nước 1945. Nguyễn Sinh Công, Nguyễn Sinh Cung, thằng Xin,  Lư Thụy, Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh...

 

 

Tiểu sử Hồ Chí Minh do LS Nguyễn Văn Chức sưu tầm:

 

Xuân Diệu đă viết bài thơ ghi nhớ ngày sinh của Hồ chí Minh:

 

Hôm nay Mười Chín tháng Năm

Ḷng con vui sướng reo trăm tiếng cười

Lỗi lầm đă nói được vơi

Hồn như mở rộng dưới trời Chí Minh

Ngày sinh nhật Bác quang vinh

Là ngày sinh nhật hồn xanh muôn người

 

Hồ Chí Minh sinh tại đâu?

Về điểm này, sách vở Việt Cộng đều viết: tại thôn Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, Trung Kỳ. Tố Hữu đă viết:

“Nhất vui là thôn Kim Liên

Cảnh tiên có cảnh, người tiên có Người”.

Người viết chữ hoa, là Hồ Chí Minh.

 

Ông bà Sắc có mấy người con?

Thưa: có bốn người con. Người con cả là Nguyễn Thị Thanh, người con thứ là Nguyễn Sinh Khiêm. Nguyễn Sinh Cung (tức Hồ Chí Minh sau này) là người con thứ ba.

C̣n người con thứ tư?

Sách vở Việt Cộng viết: người con thứ tư này tên là Nguyễn Sinh Xin.

Tại sao ông bà Sắc lại đặt tên con là Xin? Chúng ta hăy nghe:

 

“... bà Hoàng Thị Loan sinh thêm người con thứ tư. Sinh trong cảnh túng quẫn, phải nhờ bà con lao động láng giềng giúp đỡ, bà Loan lấy cảnh ngộ ấy đặt tên cho con là Nguyễn Sinh Xin” (Những Người Thân Trong Gia Đ́nh Bác Hồ, Nxb Nghệ An 1995, tr. 18).

 

Quyển “Việt Nam Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ”, (Nxb.Trẻ, 161B Lư Chính Thắng, Quận 3, Sài G̣n, tr. 21) và cả trăm sách vở Việt Cộng đều viết về đứa bé tên Xin này. Đặc biệt, quyển “Tư Tưởng Hồ Chí Minh Và Con Đường Cách Mạng Việt Nam” (Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 1997), của Vơ Nguyên Giáp cũng viết về đứa bé tên Xin này. Viết rằng: “Đó là nỗi khổ đau của Người phải bế em đi xin sữa” (sđd, tr. 230).

 

Người đây là Hồ Chí Minh.

 

Đứa bé tên Xin này – đứa bé mà Nguyễn Sinh Cung đă phải lê lết bế đi hàng xóm xin sữa thừa xin gạo thừa, xin cám thừa, xin cơm thừa, xin cháo thừa, xin khoai thừa, xin sắn thừa, xin ngô thừa để bú mớm – đă chết yểu.

 

Sự kiện nói trên xác nhận một thực tế: Hồ Chí Minh đă sinh ra trong một gia đ́nh hạ cấp đói rách. Thực tế ấy suốt đời ám ảnh y.

 

Sau khi vợ chết, ông Sắc đổi tên hai người con trai thành những tên đầy hứa hẹn. Nguyễn Sinh Khiêm đổi là Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Sinh Cung đổi là Nguyễn Tất Thành.

 

*

 

Hồ Chí Minh có bao nhiêu bí danh và bút hiệu? Sách vở VC và sách vở ngoại quốc kê khai khoảng hơn 30 bí danh và bút hiệu. Chưa kể bút hiệu Trần Dân Tiên, tác giả quyển “Những Mẩu Chuyện Về Hồ Chí Minh”, trong đó chính Hồ Chí Minh ca tụng Hồ Chí Minh.

 

Trần Dân Tiên nghe hao hao như Tôn Dật Tiên. Chế Lan Viên đă viết:

 

“Bác sinh ra làm người hiền

Dân Tiên cùng với Dật Tiên một vần”.

 

*

 

Tôi sẽ thiếu sót, nếu không nói thêm về ông Nguyễn Sinh Sắc, bố của Nguyễn sinh Cung, tức bố của Hồ Chí Minh.

 

Măi cho đến năm 1990, tất cả tài liệu VC đều ca một luận điệu: thân sinh của Bác, cụ Nguyễn Sinh Sắc, là một vị quan thanh liêm của triều đ́nh Huế. V́ chống thực dân Pháp, cụ đă treo ấn từ quan về sống với dân nghèo.

 

Sự thật không phải thế. Sự thật là: Nguyễn Sinh Sắc – một thư lại của Bộ Lễ – đă bị án “truyền nọc đánh trăm trượng trước công đường” v́ tội ăn hối lộ. V́ biết hèn hạ lậy lục, Nguyễn Sinh Sắc đă không bị nọc đánh trăm roi, mà chỉ bị cách chức đuổi về làng.

 

Việt Cộng đă t́m mọi cách phi tang vụ này. Nhưng tài liệu c̣n đó:

 

“Ngày 19/05/1910, Hội Đồng Nhiếp Chánh làm xong bản án số 140. Ngày 27/08/1910, bản án mang số 140 được duyệt y, Nguyễn Sinh Sắc bị kết án nọc ra đánh 100 trượng, rồi sau đổi thành giáng cấp 4 chức và bị triệt hồi” (Trần Minh Siêu, Những Người Thân Trong Gia Đ́nh Bác Hồ, Nxb Trẻ, 161B Lư Chánh Thắng, quận 3, Sài G̣n, 1996, trang 41).

 

Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn xa. Vụ Nguyễn Sinh Sắc được loan truyền khắp nơi, cả Nghệ An không ai là không biết.

 

Riêng Nguyễn Sinh Cung, tức Hồ Chí Minh, suốt đời không quên vụ của bố, cũng như không quên cảnh nghèo đói của gia đ́nh, với đứa em tên Xin.

 

Hồ Chí Minh đi kiếm ăn:

 

Đói, Phải Đi Kiếm Ăn; Cực Khổ, Và Không Tương Lai, Nạp Đơn Xin Học Trường Thuộc Địa.

 

 Ngày 05/06/1911, Nguyễn Tất Thành (lúc đó 20 tuổi) xin được một chân phụ bếp trên chiếc tầu buôn của hăng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville.

 

Theo quyển “Những Mẩu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Bác Hồ”, do Trần Dân Tiên (tức Hồ Chí Minh) viết ca tụng Hồ Chí Minh, th́ Bác, lúc đó tên là Ba, “làm đủ mọi việc, từ rửa chén đĩa, đến nhặt rau mổ cá, chặt thịt, đến bày bàn, bưng bê các món ăn, rót rượu...”

 

Và, tất cả kho tàng sử liệu Việt Cộng đều viết: “Bác đi t́m đường cứu nước”.

 

Sự thực không phải thế. Bác không đi t́m đường cứu nước, mà t́m đường cứu đói cho đời bác.

 

Lúc đó gia cảnh Nguyễn Tất Thành vô cùng quẫn bách. Bố th́ bị đuổi việc. Nguyễn Tất Thành th́ mồ côi mẹ, đói khổ và thất học. Hai mươi tuổi mà không có được cái bằng tiểu học “primaire”, cái bằng mà thời ấy nhiều học sinh VN đă có, lúc chưa đầy 12 tuổi.

 

Cho nên, vụ Nguyễn Tất Thành đi làm bồi trên tầu Amiral La Touche Tréville của Pháp phải được hiểu là đi t́m kế sinh nhai, đồng thời thực hiện giấc mơ mà giai cấp nghèo mạt thời đó hằng ấp ủ. Được đi Pháp, được sống ở Pháp một thời gian, rồi về nước, biết nói tiếng Tây, dù là tiếng Tây bồi. Cái ǵ, chứ kiếm một chân thông ngôn hay thông phán th́ không khó.

 

Đó chính là chí lớn và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành khi bỏ nước ra đi. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y. Cho nên, y phải vươn lên cho bằng được. Vươn lên bằng cách đi Pháp. Đi Pháp với bất cứ giá nào. Điều này, sách vở Việt Cộng cũng đă viết:

 

“Khi đă có chí, đă quyết tâm, mọi khó khăn đều có thể vượt qua, mà nhất định phải vượt được. Phải sang tới Pháp. Quyết không v́ một sơ sểnh nào mà bị đuổi lên một bến bờ không định trước. Mục tiêu là nước Pháp kia” (Thy Ngọc, Việt Nam Đẹp Nhất Có Tên Bác Hồ, Nxb Trẻ, Hà Nội 1997, trang 48).

 

Đó chính là giấc mơ của Nguyễn Tất Thành, lúc đù 20 tuổi, thất học và con nhà nghèo. Giấc mơ được đi Pháp, được học trường Pháp, rồi về nước làm quan cho Pháp. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.

 

Nhưng, Việt Cộng th́ viết khác.

 

Măi cho đến cuối năm 1982, tất cả sách vở Việt Cộng đều ca một luận điệu: v́ căm thù thực dân Pháp, và v́ quyết tâm đi theo tiếng gọi của non sông, Bác đă bỏ con đường học vấn, bôn ba t́m đường cứu nước.

 

Trong cuốn Hồ Chủ Tịch, Trường Chinh c̣n khẳng định: “v́ Người phát giác trường học của Pháp chỉ nhằm đào tạo tay sai cho đế quốc, cho nên Người đă bỏ ra đi t́m đường cứu nước”.

 

Vơ Nguyên Giáp cũng viết thế. Phạm Văn Đồng viết thế. Tố Hữu viết thế. Tất cả văn nô Việt Cộng từ trên xuống dưới đều viết thế.

 

Chúng nó đă bị Người lừa. Người đây, là Hồ Chí Minh.

 

Sự thật là: sau một thời gian làm bồi tầu, Nguyễn Tất Thành lâm vào cảnh cực kỳ quẫn bách, và gần như tuyệt vọng. Chẳng lẽ suốt đời làm bồi tầu, bị bạc đăi, bị chửi bới và không tương lai. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.

Y bèn nạp đơn xin vào học Trường Thuộc Địa (École Coloniale) của Pháp.

 

Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Giấu cả bọn Trường Chinh, Hoàng Văn Hoan, Vơ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn...

 

Măi cho đến năm 1983.

 

Năm 1983, một học giả Người Quốc Gia VN (tiến sĩ Nguyễn Thế Anh) t́m thấy tại Thư Khố Đông Dương ở Aix En Provence bên Pháp một tài liệu vô cùng quư giá: lá đơn viết tay của Nguyễn Tất Thành xin vào học trường thuộc địa của Pháp. Lá đơn đề ngày 15/09/1911.

 

Marseille le 15 Septembre 1911

 

Monsieur le Président de la République

J’ai l’honneur de solliciter de votre haute bienveillance la faveur d’être admis à suivre les cours de l’Ecole Coloniale comme interne.

 

Je suis actuellement employé à la Compagnie des Chargeurs Réunis “Amiral Latouche Tréville” pour ma substance.Je suis entièrement dénué de ressources et avide de m’instruire. Je désirerais devenir utile à la France vis à vis de mes compatriotes et pouvoir en même temps les faire profiter des bienfaits de l’Instruction.

 

Je suis originaire de la province de Nghê An, en Annam.

 

En attendant une réponse que j’espère favorable, agréez, Monsieur Le Président, l’assurance de ma reconnaissance anticipée.

 

Nguyễn Tất Thành, né à Vinh en 1892, fils de Mr. Nguyễn Sinh Huy (sous docteur ès- lettres). Etudiant Francais, quốc ngư, caractère chinois.

 

Lá đơn nổ như một trái bom. Đảng CSVN nh́n nhau, ngơ ngác. Họ đă bị Bác lừa.

 

Bác đây là Hồ Chí Minh. Dưới đây tôi xin tạm dịch ra tiếng Việt:

 

Marseille ngày 15 tháng 9, 1911

 

Kính gửi Tổng Thống Cộng Ḥa Pháp

Tôi hân hạnh thỉnh cầu Ngài vui ḷng cho tôi đặc ân được vào theo học Trường Thuộc Địa với tư cách nội trú.

Hiện nay, tôi làm công cho hăng Chargeurs Réunis Amiral Latouche Tréville để sinh sống.

Tôi hoàn toàn túng quẫn và ham muốn được học hành. Tôi ước ao trở nên hữu ích cho nước Pháp trong tương quan đối với đồng bào tôi, đồng thời có thể giúp đồng bào tôi hưởng những lợi ích của học vấn.

Tôi sinh đẻ tại Nghệ An, Trung Kỳ.

Trong khi chờ đợi một sự trả lời mà tôi hy vọng là thuận lợi cho tôi, Tổng Thống hăy nhận nơi đây ḷng biết ơn trước của tôi.

 

Nguyễn Tất Thành,

sinh tại Vinh năm 1892,

con trai ông Nguyễn Sinh Huy

(phó bảng văn chương),

học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ Nho.

 

Có nhiều điểm đáng nói.

 

Điểm 1: Tiếng Pháp trong lá đơn xin học của Nguyễn Tất Thành quá kém.

 

Điểm này cần được nêu ra, để chứng minh một sự thực vô cùng quan trọng: những tài liệu viết bằng tiếng Pháp kư tên Le Patriot hay Nguyen Le Patriot tại Paris sau này, như “Mémorandum Des Revendications du Peuple Annamite”, “Le Paria”, “Le Procès Contre La Colonisation Française”, v. v. đă không do Nguyễn Ái Quốc (tức Hồ Chí Minh) viết, mà do người khác viết.

 

Điểm 2: Trong đơn, Nguyễn Tất Thành xin được làm học sinh nội trú, nghĩa là được ăn ở ngay trong trường.

 

Người ta thấy rơ: Nguyễn Tất Thành nộp đơn xin vào học nội trú, là để đỡ đói rét, ngoài giấc mơ sau này được làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y.

 

Điểm 3: Trong đơn xin học, Nguyễn Tất Thành khai y sinh năm 1892. Y khai gian. Sự thực, y sinh năm 1890.

 

Điểm 4: Trong đơn xin học, y khai đă học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho. Chỉ có vậy.

 

Nói tóm lại: Nguyễn Tất Thành nộp đơn xin vào học nội trú Trường Thuộc Địa Pháp, là để có chỗ ăn chỗ ở, đỡ đói rét, và để sau này được về làm quan cho Tây. Đứa em tên Xin ám ảnh y. Vụ của bố ám ảnh y. Nhưng đơn của y đă bị bác.

 

Lời bàn 1: Nguyễn Tất Thành, tức Hồ Chí Minh, v́ đói rách và không tương lai, đă nộp đơn xin học nội trú trường thuộc địa của Pháp và đơn đă bị bác. Vụ này, y giấu tất cả mọi người. Bọn Vơ Nguyên Giáp, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng không biết, cho nên cứ mồm loa mép giải rằng: v́ ghét cái học của Pháp, Bác đă bỏ học, đi t́m đường cứu nước.

 

Lời bàn 2: Tất cả sách vở của đảng đều viết rằng hồi nhỏ Bác đă từng học trường Quốc Học Huế và từng dạy học tại trường Dục Thanh, Phan Rang. Đây là những thành tích văn hóa tốt. Nếu có thật, Nguyễn Tất Thành đă không dại ǵ mà không kê khai trong lá đơn xin học. Nhưng, trong đơn xin học, y chỉ dám khai là đă “học tiếng Pháp, quốc ngữ và chữ nho”. Y không dám khai gian, v́ sợ người Pháp có hồ sơ của trường Quốc Học Huế và trường Dục Thanh.

 

Trích: Hồ Chí Minh & đảng Việt gian CSVN Tai hoạ lớn nhất cho nhân dân VN!  Kẻ thù lớn nhất của dân tộc VN! (LS Nguyễn Văn Chức)

 

Nguồn tài liệu khác viết về tŕnh độ học vấn của ông Hồ Chí Minh

 

Theo năm sinh chính thức 1890, th́ khi xuống tàu đi Pháp năm 1911, Tất Thành 21 tuổi.

 

Từ điển Văn học và các tiểu sử chính thức khác đều ghi: thuở nhỏ học chữ Hán rồi quốc ngữ, sau vào Quốc Học Huế. Đầu năm 1911, bỏ học vào Phan Thiết dạy trường Dục Thanh, ít lâu sau vào Sài G̣n, rồi từ Sài G̣n “xuất dương t́m đường cứu nước”.

 

Daniel Hémery viết: “Theo lời khai của Đạt (anh cả của Thành) với Sở Mật thám năm 1920, th́ Thành học trường bảo hộ (franco-indigène), dường như Đông Ba, đậu bằng Tiểu học (Certificat d'études primaires). Cả hai ghi tên vào trường Quốc học (...) nhưng Thành học dở dang, bỏ đi làm (khoảng 1909?), làm trợ giáo, lương 8 đồng một tháng, ở trường Dục Thanh tại Phan Thiết”

 

Hémery ghi rơ học trường Pháp-Việt, c̣n đậu cả bằng Certificat d'études primaires. Nếu chi tiết này đúng, tức là Nguyễn Tất Thành đi học đến năm 19 hoặc 21 tuổi, và nếu có Certificat d'études primaires, tất phải biết tiếng Pháp.

 

Nhưng Trần Dân Tiên viết ngược lại: Ở tàu Latouche-Tréville “mỗi ngày anh Ba phải làm từ 4 giờ sáng”, “công việc kéo dài suốt ngày”, “suốt ngày anh Ba đẫm nước, hơi và mồ hôi, ḿnh đầy bụi than”, buổi tối có hai người lính giải ngũ về Pháp, tốt bụng, “dạy cho anh đọc và viết”. Và khi làm vườn cho ông chủ tàu ở Sainte-Adresse, “anh học tiếng Pháp với cô sen”. Một người đă có bằng Certificat d'études primaires không thể không biết đọc và viết tiếng Pháp, mà phải học tiếng Pháp với cô sen.

 

Nhưng cũng không có lư ǵ mà Hồ Chí Minh viết sai về chuyện này, nhất là ông lập lại nhiều lần rằng khi đến Pháp ông không rành tiếng Pháp, không viết được tiếng Pháp, phải nhờ Phan Văn Trường viết hộ.

 

Tại sao có nghịch lư này? Xin tạm giải thích như sau: Trong lá thư từ chối đơn xin học của Nguyễn Tất Thành, ông hiệu trưởng trường Thuộc Địa nói rơ lư do: Trường chỉ nhận những học sinh đă học ở Đông Dương và do toàn quyền Đông Dương quyết định. V́ vậy, khi về qua Sài G̣n, Tất Thành mới viết thư cho ông cả Đạt, nhờ ông viết thư cho khâm sứ và toàn quyền, để xin cho em ḿnh vào học trường Thuộc Địa. Trong hai lá thư này, để có trọng lượng, chắc ông Đạt khai là em ḿnh đă học các trường Pháp Việt Đông Ba và Quốc Học... V́ vậy, năm 1920, khi Nguyễn Tất Thành đă “nổi danh” là Nguyễn Ái Quốc, sở Mật Thám gọi ông Đạt lên hỏi cung, ông giữ nguyên lời khai cũ.

 

Tóm lại, vấn đề học vấn của Nguyễn Tất Thành, phần chữ Hán là chắc chắn, v́ cha là phó bảng Nguyễn Sinh Huy, bạn của Trần Quư Cáp, Phan Châu Trinh... C̣n việc học ở các trường Đông Ba, Quốc Học, dường như không lấy ǵ làm chắc lắm.

 

 

Tiểu Sử Tổng Thống NGÔ Đ̀NH DIỆM

 

Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm sinh ngày 03 tháng 01 năm 1901 tại làng Đại Phong, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng B́nh, con của Cụ Nhiếp Chánh Đại Thần Ngô Đ́nh Khả và cụ bà Phạm Thị Thân.

 

Tổng Thống là người con thứ Ba trong gia đ́nh có 6 trai và 3 gái.

 

Cụ cố Ngô Đ́nh Khả nổi danh là một vị khoa bảng xuất chúng. Thời đó, tại Việt nam rất hiếm có người được hấp thụ cả hai nền giáo dục Đông và Tây, như cụ cố Ngô Đ́nh Khả.

 

Cụ Cố Ngô Đ́nh Khả c̣n nổi tiếng là một vị quan thanh liêm, cương trực, đức độ, một nhà ái quốc chân chính, là bạn thân của các nhà cách mạng nổi danh thời đó như các cụ Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Kỳ Ngoại Hầu Cường Để.

 

Thành tích đáng kể nhất của cụ cố Ngô Đ́nh Khả là nổ lực thành lập Trường Quốc Học tại Huế, một trường công lập đầu tiên giảng dạy theo chương tŕnh học thuật Đông Tây tại Việt Nam. Và chính Cụ là vị đại thần duy nhất đă can đảm công khai chống lại thực dân Pháp đă phế bỏ và đầy vua Thành Thái sang Phi Châu sống lưu vong. Sau đó Cụ đă xin rũ áo từ quan về quê làm ruộng.

 

Lúc thiếu thời, ông Diệm được theo học dưới sự dạy dỗ rèn cặp của một vị cha tinh thần, cũng nổi tiếng về kiến thức quảng bác, đức độ và ḷng yêu nước. Đó là Quận Công Nguyễn Hữu Bài, quan Thượng Thư dưới triều vua Duy Tân. Ngài là vị đại thần duy nhất chống lại việc người Pháp tham lam muốn đào ngôi mộ vua Tự Đức để lấy vàng bạc châu báu. V́ thế dân chúng miền Trung thời đó vô cùng cảm kích, ngưỡng mộ nên đă có câu truyền khẩu:

 

“Đày vua không Khả. Đào mả không Bài”.

 

Ngoài sự hấp thụ những đức tính cao đẹp và ḷng yêu nước nồng nàn của thân phụ và nghĩa phụ, ông Diệm c̣n chịu ảnh hưởng sâu đậm của nền giáo dục Nho Giáo và Thiên Chúa Giáo.

 

Thực vậy, nếu Nho Giáo đă hun đúc ông Diệm thành một con người thanh liêm, tiết tháo và cương trực, th́ nền giáo dục Thiên Chúa Giáo, đă đào tạo ông Diệm thành một con người đầy ḷng bác ái, vị tha và công chính.

 

Về đường học vấn, lúc nhỏ ông theo học tại trường Pellerin Huế.

 

Năm 1913, lúc 12 tuổi, ông thi vào trường Quốc Học Huế, dạy theo chương tŕnh tổng hợp bằng Việt Ngữ và Pháp Ngữ.

 

Đến năm 1917, lúc 16 tuổi, ông đỗ hạng thứ nh́ trong kỳ thi tốt nghiệp Trung Học. V́ số tuổi quá trẻ mà lại đạt thành tích xuất sắc, nên chính quyền thực dân Pháp đề nghị cấp học bổng cho sang Pháp du học, nhưng ông đă từ chối.

 

Năm 1918. Lúc mới 17 tuổi, ông đă được mời làm giáo sư Trường Quốc Tử Giám, một trường dành riêng cho con cháu các quan trong triều đ́nh.

 

Đến năm 1919 (18 tuổi), ông đủ tuổi để vào học trường Hậu Bổ, một trường tương tự như Học Viện Quốc Gia Hành Chánh sau này. Trong suốt ba năm học, ông luôn luôn là một sinh viên xuất sắc trong các ngành hành chánh, chính trị, luật pháp. Do đó ông đă tốt nghiệp thủ khoa.

 

Năm 1923, lúc 22 tuổi, ông được bổ nhiệm làm Tri Huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, rồi Tri Phủ Hải Lăng tỉnh Quảng Trị.

 

Năm 1930 với thành tích tận tụy phục vụ đồng bào, ông được đề cử làm Tuần Vũ tỉnh B́nh Thuận, Phan Thiết, khi vừa tṛn 29 tuổi.

 

Như đă nói trên, năm 1932, Hoàng Tử Vĩnh Thụy sau thời gian du học tại Pháp trở về nước, lên ngôi Hoàng Đế lấy hiệu Bảo Đại. Để thực hiện một cuộc cải tổ sâu rộng. Nhà vua đă mời ông Ngô Đ́nh Diệm, lúc đó mới 31 tuổi, đang làm Tuần Vũ tỉnh Phan Thiết, đảm nhận chức vụ Thượng Thư Bộ Lại, một chức vụ đứng đầu Nội Các, tương đương Thủ Tướng ngày nay, và kiêm nhiệm chức Tổng Thư Kư Hội Đồng Hỗn Hợp PHÁP-VIỆT vào ngày 2 tháng 5 năm 1933. Lúc đó ông Diệm vừa tṛn 33 tuổi.

 

Với chức vụ quan trọng này, ông Diệm đề nghị thi hành các kế hoạch canh tân xứ sở, như băi bỏ hai chức Thống Sứ Bắc Kỳ và Khâm sứ Trung Kỳ, đồng thời sáp nhập hai kỳ Trung Bắc lại và bổ nhiệm một Thống Sứ cho cả hai miền, như cho phép Viện Dân Biểu được lo những vấn đề quốc sự giống như Quốc Hội. Nhưng, đề nghị của ông Diệm không được Toàn Quyền Pasquier chấp thuận. (theo Ngô Đ́nh Châu).

 

Ngày 12 tháng 7 năm 1933, ông Diệm đệ đơn lên Hoàng Đế Bảo Đại xin từ chức. Việc từ quan của chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm đă làm chấn động Triều Đ́nh Huế và Chính Phủ Pháp thời đó. Và 21 năm sau ông lại xuất hiện trên vơ đài chính trị đối địch với ông Hồ Chí Minh.

 

Ngô Đ́nh Diệm và Hồ Chí Minh là biểu tượng cho hai chế độ.

 

Có ba khía cạnh để so sánh về 2 nhân vật Hồ Chí Minh và Ngô Đ́nh Diệm, đó là tài, đức, và và những đóng góp cho Dân Tộc.

 

Về Tài: Trong phần tiểu sử, đă nói qua về học vấn của hai nhân vật. Bây giờ xin tŕnh bày tư tưởng đấu tranh của hai ông.

 

Tư tưởng đấu tranh của ông Hồ Chí Minh

 

          Trong cuốn “Viết Cho Mẹ và Quốc Hội” của ông Nguyễn Văn Trần (Đảng viên cao cấp) đă tường thuật lại như sau về phát biểu của ông Hồ Chí Minh:

   “Tôi báo cáo t́nh h́nh, anh em trong tổ nói bộ hết duyên rồi sao mà lấy tư tưởng Mao Trạch Đông là tư tưởng chỉ đạo cho Đảng ta...

    Hồ Chí Minh nhắm hí mắt như Staline khi gặp vấn đề khó nghĩa, và t́m chữ.

    Tôi thưa tiếp:

    - Có đồng chí c̣n nói: hay là ta viết “tư tưởng Mao Trạch Đông và tư tường Hồ Chí Minh” có phải hay không?

    Câu nói của tôi làm cho mắt ông già rạng lên theo lời đáp cấp kỳ:

   - “Không, tôi không có tư tưởng ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác Lênin...”

Tôi chỉ có phương pháp để giải quyết thỏa đáng từng vấn đề của ta. Như tôi thường nói: “lạt mềm buộc chặt” đó là phương pháp cột cái ǵ đó của ta. Mà cho đến nay phương pháp như vậy th́ cũng có sự chỉ biểu của phương pháp biện chứng... (VCM và QH, trang 151).

 

Tư tưởng Mác Lênin là tư tưởng Cộng Sản.  Sau đây là những lần ông Hồ xác nhận tư tưởng Cộng Sản của ông.

 

 

Hồ Chí Minh là người Cộng sản, học tṛ của Lenin

Trong Hồ Chí Minh Toàn Tập

 

 HCMTT/ Tập1: từ năm 1919 đến 1924: giai đoạn này ông lưu vong ở ngoại quốc đặc biệt là ở Pháp và Liên Xô. Tập 1 dày 536 trang gồm những bài viết, bài nói, phát biểu và nhất là những báo cáo lên Quốc Tế Cộng Sản Ba hay là Đệ Tam Quốc Tế. Giai đoạn này ông hoạt động trong Đảng Xă Hội Pháp, tiếp theo là Đảng Cộng Sản Pháp và cuối cùng là làm việc trong Ban Phương Đông thuộc Đệ Tam Quốc Tế Cộng Sản. Các bài viết hầu hết đả kích chế độ thực dân bóc lột, trong đó có cả “đế Quốc Mỹ”. Giai đoạn này được Cộng Sản Việt Nam mệnh danh là giai đoạn t́m đường cứu nước của ông Hồ. Đó là “tiếp thu và vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin trên tinh thần độc lập, tự chủ và sáng tạo học thuyết ấy phù hợp với hoàn cảnh thực tế nước ta” (trang 8). Ông Hồ khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản.”

 

Nhưng bài giới thiệu của Cộng sản Việt Nam c̣n ghi thêm một câu chưa từng nghe biết “Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do đảng tiên phong của giai cấp công nhân lănh đạo” (trang 9). Xưa nay mọi người đều nghe Cộng sản nói đến cách mạng vô sản hay cách mạng xă hội chủ nghĩa chứ làm ǵ có cái gọi là “cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới” thế nghĩa là ǵ? Phải chăng trước t́nh h́nh mới đầy nguy hiểm cho chế độ, Cộng sản Việt Nam lại lăm le giở tṛ đánh lận con đen bằng cách giải thích lại tư tưởng Hồ Chí Minh cho có lợi.

 

 Cũng nơi trang 9 này, bài giới thiệu c̣n ghi thêm: “Tư tưởng “Không có ǵ quư hơn độc lập tự do” là điểm xuất phát của tư tưởng Hồ Chí Minh” c̣n là điều lạ lùng hơn nữa. Bởi ông Hồ không nói câu này trong giai đoạn 1919-1924 hay 1945-1946 mà phải đợi đến 44 năm sau vào ngày 17.07.1966, ông mới viết ra trên báo Nhân Dân số 4484, không thấy kư tên dưới danh nghĩa nào cả với nội dung “đả kích đế quốc Mỹ”. Bài này nằm trong tập 12 là tập cuối cùng (giai đoạn 1966-1969) từ trang 107-110. Nếu ông Hồ nói câu này trong thời điểm 1919-1924 hay 1945-1946 th́ giá trị nó khác. Nhưng phải đợi đến 44 năm sau ông mới nói đến câu này thời người ta càng nhận ra mánh khóe tuyên truyền của Việt Cộng nhằm tô son điểm phấn cho lănh tụ. Cũng có dư luận cho rằng những năm cuối cùng của đời ông, ông Hồ bị tập đoàn Lê Duẩn - Lê Đức Thọ cô lập, chỉ ngồi làm bù nh́n nên mới thấm thía về hai chữ tự do mà viết ra câu đó.

 

 

(Xin mời đọc phần 3)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính