Từ công-dân Miền Nam đến công-nhân thế-giới

 

Phạm Minh-Tâm

 

 

 

Vào 4 giờ sáng ngày 31-11-2023 giờ Melbourne - Úc-châu, tôi bị đánh thức v́ hiệu nhắn WhatsApp của cô Ca Dao từ Paris, một hội-viên của tổ-chức Lao Động Việt…Chị Tâm ơi, anh Tánh đă ra đi sáng nay rồi… “Sáng nay” tức là sáng ngày 30-11-2023 bên Bỉ, nơi anh Nguyễn Văn Tánh đang sinh-sống.

 

Tôi tỉnh hẳn nhưng lại thấy bàng-hoàng với cảm-giác như vẫn chưa muốn tin lời nhắn ngắn gọn lạnh tanh này, gọi lại cho cô Ca Dao không được, đành phải ṿng sang một thành-viên trong Phong-trào Giáo-dân Việt-Nam Hải-ngoại bên Orange County. Sở-dĩ tôi luẩn-quẩn như vậy, v́ mới một ngày trước khi tin buồn đến, anh Tánh có điện-thoại nói chuyện b́nh-thường, c̣n cho biết vừa lái xe đi đón người em trai từ Orange County sang chơi với câu nói vui-vẻ là …anh em đang nhâm-nhi đây. Vậy mà chỉ qua ngày sau anh đă ra đi biền-biệt; đi nhẹ-nhàng đơn-giản như anh Du, người em mới hôm qua cùng anh nhâm-nhi, kể lại…không hiểu sao giữa lúc anh Tánh đang lo bữa sáng cho cả hai anh em lại ngă xuống và tuy vừa lúc tôi chạy đến lay gọi cũng đă không kịp.

 

Không phải chỉ một ḿnh tôi “bàng hoàng” về sự ra đi của anh, mà trong số bạn-bè xa gần quen, biết, thân với anh cũng cùng tâm-trạng khi nhận tin, bởi lẽ anh ra đi rất đột-ngột, không có bệnh-trạng báo trước. Chẳng những thế, anh vừa vui-vẻ có mặt trong các sinh-hoạt cùng anh em mà không ai dám nghĩ đó là một người đă buớc sang tuổi 93, khi anh vẫn lững-thững trong các chuyến đi xa với lộ-tŕnh nào cũng trên muời giờ bay hoặc ngồi xe chay đường dài liên quốc-gia. Gần nhất là mới trong năm 2023, anh đi sang Ukraine hai lần v́ nhắm vào hoàn-cảnh các nạn-nhân chiến-cuộc. Trọn thời-gian tháng 10-2023, anh đến Hoa-kỳ tham-dự Đại-hội kỳ 8 của Phong-trào Giáo-dân Việt-Nam Hải-ngoại; đi thăm anh em tại Houston, Texas; về lại Westminster tham-dự buổi giới-thiệu tác-phẩm “C̣n ai giữa mênh-mông đời ḿnh” của tôi tại Westminster Civic Center vào ngày 22-10-2023. Và trước khi rời Hoa-kỳ về Bỉ ngày 29-10, anh Tánh cũng không quên nhắc tôi cứ thoải-mái “bay” tiếp 12 tiếng từ Los Angeles sang Pháp, sáng sớm 31-10-2023 anh sẽ từ Bỉ đi xe lửa đến Paris và ra thẳng phi-trường Charles de Gaulle đón tôi cho kịp về nhập chung với hai người nữa từ Đức sang như đă hẹn nhau cùng ăn trưa tại nhà anh Đỗ Mạnh Tri ở Sucy-en-Brie.

 

Và bây giờ, đang lúc ngồi viết ra những ḍng cảm-nghĩ này, tôi mới thấy thấm-thía trọn-vẹn ư t́nh trong các “emails” ngắn gọn của anh Đỗ Mạnh Tri và của anh chị Bùi Xân Quang trao-đổi khi biết tin chúng tôi, gồm anh Tánh, hai anh chị Phạm Hồng Lam và Kim-Ngân cùng tôi, sẽ đến Pháp thăm các anh mấy ngày sau khi xong công việc ở Mỹ vào cuối tháng 10-2023.

 

Anh Đỗ Mạnh Tri viếtVui thay! Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ! Thầy Khổng cũng ưng đấy. Dù có phải đi đâu cũng hoăn. Nhưng chẳng đi đâu cả. Ngủ cả ở nhà Tri được: có đủ pḥng. Anh chị Bùi Xuân Quang liên-lạc với anh Tri…Tuy chúng em đi lại khó khăn, nhưng nếu chị Minh Tâm đến thăm anh th́ đó là cơ hội gặp nhau. Có cả anh Tánh nữa, cùng nhau ăn mừng “C̣n Ai giữa Mênh mông đời ḿnh”, tuyệt tác của Phạm Minh-Tâm…Chúng em có thể lo chuyện ăn uống...Rồi anh chị Quang gửi tin nhắn chung…Chào chị Minh Tâm, anh Tánh, anh Tri và anh chị Lam, chúng ḿnh sắp gặp nhau. Đến tuổi, một niềm vui nhỏ cũng là quư, mà niềm vui lớn như cuộc gặp gỡ giữa chúng ḿnh th́ không có ǵ quư bằng….Sau khi trao đổi với anh Tri và đọc thêm “C̣n ai giữa mênh-mông đời ḿnh” tôi hiểu hơn v́ sao chị và anh Tri đặt nặng hai chữ Tấm Ḷng…”

 

Và cuộc họp mặt ở nhà anh Đỗ Mạnh Tri đă có đúng như Luận-ngữ của Khổng-tử trân-trọng...Hữu bằng tự viễn phương lai, bất diệc lạc hồ - Có bạn từ phương xa đến thăm, chẳng là điều vui saohay có nói ngược lại cũng không khác đi ư t́nh …anh em từ xa cùng chung tâm-ư rủ nhau đi thăm bằng-hữu thân-t́nh chẳng là việc đáng làm sao… Chẳng là nỗi-niềm hàn-huyên thật đáng giá đối với cả chủ và khách sao. Và bây giờ mới thấy, giá nào và thời-gian nào c̣n mua được một bữa tối tại ngôi nhà ở Rue de la Chère Année, có anh Tri, anh Tánh, anh chị Bùi Xuân Quang, Phạm Minh-Tâm, Phạm Hồng Lam – Kim Ngân, Trần Nhân Định; làm sao c̣n có được các ngày như đă có, chỉ cùng nhau quây-quần với sinh-hoạt buổi sáng quanh bàn cà-phê; buổi trưa, buổi chiều và buổi tối tại bàn ăn, tại pḥng khách với đủ các mẩu hoài-niệm hay cùng chia-sẻ chuyện đă qua, đang trong hiện-tại…mà không ngờ đó là cuộc hẹn cuối cùng của anh Nguyễn Văn Tánh.

 

 

Paris 2023

Các anh Đỗ Mạnh Tri – Nguyễn Văn Tánh và Phạm Hồng Lam

 

Nhớ lại từ những năm khá xa trước, tôi mới bước lên Đại-học, rồi chập-chững đến môi-trường sinh-viên Công-giáo sinh-hoạt tại Trung-tâm Phục-sinh cûa Ḍng Đa-minh Lyon, mà tuy lúc đó đă ở vào cuối “triều” linh-mục Marie-Bernard Pineau rồi song vẫn c̣n như “tây”, cứ câu nào cũng chỉ thấp-thoáng vài ba tiếng Việt. Và tại nơi đây, tôi được nghe tên biết mặt vài ba anh chị, trong đó có chị Lê Thị Bạch Nhựt, thành-viên khởi-xướng nhóm sinh-hoạt JECU (Jeunesse Étudiante Catholique Unifiée), tiền-thân của Phong-trào Thanh Sinh Công Đại-học chúng tôi sau này. Rồi nhiều năm sau đó, tôi gặp lại chị trong một nhóm cầu-nguyện quen gọi là “gia-đ́nh Đức Bà”, khi tôi đă lập gia-đ́nh, cũng như chị đă là bà Nguyễn Văn Tánh.

 

Sinh-hoạt cầu-nguyên này xuất-phát từ Hiệp-hội “Foyer Notre Dame” đến từ Pháp. Mỗi nhóm chỉ gồm năm hay sáu cặp vợ chồng Công-giáo, gặp nhau mỗi hai tuần để cùng chia-sẻ và cầu-nguyện theo tinh-thần sống đạo trong hôn-nhân Công-giáo. Anh chị Nguyễn Văn Tánh - Lê Thị Bạch Nhựt sinh-hoạt ở nhóm khác, song lại có đến bốn cặp bạn thân của anh chị sinh-soạt chung trong nhóm chúng tôi, thêm chị Bạch Nhựt và tôi sẵn biết nhau trước rồi, nên chúng tôi dễ thân nhau hơn các người khác. Cả hai anh chị đều đơn-sơ khiêm-tốn và gần như rất vô-tư; đến độ nếu không qua bạn-bè, chúng tôi cũng không biết khi đó chị Bạch Nhựt đang là dược-sĩ làm việc trong ban Thanh-tra đặc-trách ngành dược-phẩm của Bộ Y-tế và anh Nguyễn Văn Tánh làm việc trong Tổng-liên-đoàn Lao-công Việt-Nam, đi nước ngoài như đi chợ.

 

Rồi hoàn-cảnh đẩy-đưa theo nhu-cầu cuộc sống, các nhóm sinh-hoạt cũng thay-đổi nên hiếm khi chúng tôi gặp nhau. Tin cuối cùng chúng tôi nghe được là anh Tánh đă đi nhận việc ở nước ngoài nên đem gia-đ́nh sang sống ở Bỉ. Rồi cho đến sau ngày 30-4-1975 th́ xem như mọi sự đứt-đoạn theo cơn lốc lịch-sử. Và những ǵ tôi vẫn c̣n giữ được về hai người anh và chị này là nét b́nh-dị và hiền-lương cởi-mở.

 

 

Đại-hội Truyền-thông Công-giáo Năm 2004

Hàng trước: anh Nguyễn Văn Tánh, linh-mục Trần Xuân Tâm, anh chị Bửu Sao.

Hàng sau: anh Đỗ mạnh Tri, Đỗ Hữu Nghiêm, Phạm Minh-Tâm

 

Năm 2004, trong dịp sang dự Đại-hội Truyền-thông Công-giáo do Nguyệt-san Diễn Đàn Giáo Dân tổ-chức tại Orange County – California, tôi mới gặp lại anh chị Nguyễn Văn Tánh - Lê Thị Bạch Nhựt với biết bao chuyện cũ người xưa được ôn lại. Anh chị em chúng tôi giữ lại liên-lạc và qua những chia-sẻ, tôi cảm-nghiệm được một điều, anh Nguyễn Văn Tánh có niềm đam-mê với điạ-hạt lao-động bằng tấm ḷng ưu-tư đến đời sống công-nhân trong các sinh-hoạt và nhu-cầu của họ.

 

Tháng 10-2006, một tập-hợp các nhóm chính-trị người Việt-Nam tại Ba-lan, Hoa-kỳ, Việt-Nam và nhiều nước khác cùng một số nhân-sĩ đến Ba-lan, tổ-chức cuộc hội-thảo về quyền của người lao-động tại Việt-Nam. Dịp này, luật-sư Lê Thị Công Nhân cũng được mời nhưng không đến được v́ nhà cầm quyền Hà-nội kiếm chuyện ngăn-cản không cho chị xuất-cảnh.

 

Tại Văn pḥng Phủ Thủ-tướng Ba-lan, Bộ-trưởng Adam Lipinski đă tiếp phái-đoàn gồm các ông Trần Ngọc Thành, Tôn Vân Anh, Ngô Văn Tưởng (Ba-lan), Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Thanh Trang (Hoa-kỳ), Lâm Thu Vân (Canada) và một số nhân-vật thuộc chính-giới Ba-lan, cùng đưa thỉnh-nguyện-thư lên Thủ tướng Jaroslaw Kaczynsk, chính-thức mời gọi Công-đoàn Ba-lan ủng-hộ công-nhân ở Việt Nam. Một hội-nghị đă diễn ra trong ba ngày 28, 29 và 30  tháng 10-2006 tại đại-sảnh Nghị-viện Sala Kolumnowa ở Thủ-đô Warsaw và một tổ-chức mang tên Ủy-ban Bảo-vệ Người Lao-động (UBBVNLĐ) đă được thành-lập. Bộ trưởng Adam Lipinski cũng khuyến-khích Ủy-ban cần hợp-tác với những tổ-chức phi chính-phủ chuyên về nhân-quyền và dân-chủ, ngay cả tại Việt-Nam, nếu có. Và một số nhà hoạt-động trong và ngoài nước đă làm dấy lên Phong-trào Lao- động Việt, nhằm giúp đỡ và tranh-đấu cho quyền-lợi của người lao-động tại Việt Nam, như đă có các cuộc đ́nh-công, các cuộc biểu-t́nh của anh em công-nhân tại nh́ều nơi. Và đằng sau những cuộc tranh-đấu này là sự hy-sinh gian-khổ với bắt-bớ, tù-đầy đến với các thành-viên Phong-trào Lao-động Việt trong nước.

 

Anh Nguyễn Văn Tánh đă nhập-cuộc với trọn-vẹn những ǵ c̣n lại sau một cuộc đổi đời đá nát vàng phai. Anh đến Mă-lai, tới Thái-lan gặp-gỡ và sinh-hoạt cùng anh em công-nhân Việt-Nam, những thành-phần bị nhà nước cộng-sản lạm-dụng cách gọi “xuất khẩu lao động” để đem đi nước ngoài như một mặt hàng của dịch-vụ buôn người.

 

Tiếp đến, khi tổ-chức Lao Động Việt ra đời tại Bangkok – Thái-lan năm 2014, anh Nguyễn Văn Tánh đă bằng vào kinh-nghiệm trong bao năm sinh-hoạt nghiệp-đoàn thời trước ở Miền Nam, giữ nhiệm-vụ cố-vấn đắc-lực cho anh em trong các việc làm thiết-thực cho công-nhân. Vào giai-đoạn đầu mới h́nh-thành, Lao Động Việt có thể hiểu như là một Liên-đoàn Lao-động Việt Tự-do v́ là sự kết-hợp của bốn tổ-chức xă-hội dân-sự thuộc lănh-vực lao-động, gồm một tổ-chức ở ngoài nước là Ủy-ban Bảo-vệ người Lao-động (UBBVNLĐ) và ba tổ-chức trong nước là Phong-trào Lao-động Việt với Đoàn Huy Chương, Trần Quốc Hiền; Công-đoàn độc-lập với Lê Trí Tuệ, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Khắc Toàn và Hiệp-hội đoàn-kết công nông với Nguyễn Tấn Hoành, Nguyễn Thị Lệ Hồng…Nghĩa là - dù trong nước hay bên ngoài – họ đều là những người có tâm-huyết, hăng-hái dấn-thân để bảo vệ quyền-lợi cho người lao-động tại Việt-Nam. Song buồn thay, phải chăng v́ năo-trạng cố-hữu của tuyệt-đại đa-số vốn quen sống thờ-ơ, vô-cảm đă không quan-tâm hay không cần t́m hiểu đến hoàn-cảnh chung, hoặc chỉ lo xoay quanh bản-thân, phe nhóm mà đă không ngại bẻ cong bóp méo sinh-hoạt này bằng những cái mũ chính-trị hàm-hồ chụp cho các thành-tâm thiện-chí của tinh-thần phục-vụ này.

 

Anh Nguyễn Văn Tánh tuy không chính-thức giữ chức-vụ nào trong Lao Động Việt, song có thể nói anh là linh-hồn của Lao Động Việt, là chất keo gắn kết anh em trong tổ-chức để cùng hoạt-động. Trước đại-dịch Covid 19, năm nào hai anh chị Nguyễn Văn Tánh – Lê Thị Bạch Nhựt cũng hoặc là đến Thái-lan hay Mă-lai ăn Tết cùng anh em công-nhân.


Trong tư-thế là thành-viên của Lao Động Việt (LĐV), anh Nguyễn Văn Tánh đến Úc-châu vận-động Công-đoàn ở đây giúp công-nhân Việt-Nam tại Mă-lai, Singapore, Thái-lan…bằng việc nhờ lên tiếng kêu mời Công-đoàn Mă-lai tiếp tay can-thiệp cho tập-thể công-nhân Việt-Nam đang bị giới chủ-nhân địa-phương cấu-kết cùng các công-ty môi-giới, có sự đồng-loă của các toà đại-sứ Việt-Nam tại các nước sở-tại, cùng bóc-lột công-sức lao-động của công-nhân.

 

 

Brussels 2012

 

Năm 2012, nhân chuyến đi một số nước Châu Âu, tôi sang Bỉ thăm anh chị Nguyễn Văn Tánh – Lê Thị Bạch Nhựt và trong mấy ngày hàn-huyên, mới biết thêm vài ba điều mà nếu không hỏi chắc chẳng khi nào anh chị tự kể ra.

 

Ngày 20-04-1975, anh Nguyễn Văn Tánh được Văn-pḥng Trung-ương Tổng Liên-đoàn Lao-công Thế-giới phái về Sài-g̣n để lo cho một số đoàn-viên của Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam từ các tỉnh miền Trung di-tản vào miền Nam. Sau đó anh không kịp di-tản và bị kẹt lại. Sau ngày 30-04-1975, chính-quyền cộng-sản Việt-Nam lùng bắt giữ anh sớm hơn bất cứ viên-chức cao-cấp nào của Việt-Nam Cộng-hoà nhưng lại ém-nhẹm việc giam-cầm này. Ngay cả chị Bạch Nhựt và gia-đ́nh cũng không biết tin.

 

Anh Nguyễn Văn Tánh cho biết, lúc đầu họ giam anh ở Tổng Nha Cảnh-sát cũ, sau chuyển vào Chí-hoà, lâu-lâu gọi lên hỏi ít câu theo lệ. Có lần, nhân-viên thẩm-vấn hỏi anh sao làm việc ở ngoại-quốc mà không lấy quốc-tịch nước ngoài. Anh trả lời, nếu cứ làm việc ở nước ngoài rồi bỏ Việt-tịch th́ c̣n ai là người mang hai chữ Việt-Nam góp vào cộng-đồng Thế-giới. Nghe thế, nhân-viên hỏi cung thở dài nói…phải chi anh mang quốc-tịch nước ngoài th́ dễ cho chúng tôi biết bao...Và cứ thế măi gần hai năm sau, nhờ một cơ-duyên lạ-lùng mà anh được trả về Bỉ.

 

Chị Lê Thị Bạch Nhựt kể lại, trong một buổi chị đến sinh-hoạt với nhóm “Foyer Notre Dame” tại Brussels - Belgique, t́nh-cờ có thêm người khách được một gia-đ́nh trong nhóm mời đến. Sau khi nghe mọi người cùng cầu nguyện cho chị mau sớm biết được tin chồng đang ở đâu, người này đă gặp riêng chị, tự giới-thiệu là đại-diện Bộ Ngoại-giao Pháp và sắp đi Việt-Nam, nên muốn rơ thêm các chi-tiết cần rồi hứa với chị sẽ hỏi thẳng Thủ-tướng Phạm Văn Đồng về anh Tánh ngay khi đến Hà-nội. Và sau khi người đại-diện này được chính Phạm Văn Đồng xác-nhận, ông đă đồng-loạt báo tin với Thủ-tướng Pháp, với Văn-pḥng Công-đoàn Thế-giới, với các chính-phủ Liên-hiệp Âu Châu và các tổ-chức của Liên Hiệp Quốc gồm ILO (International Labour Organisation); FAO (Food and Agriculture Organisation); UNESCO (United Nations Educational Scientific and Cultural Organisation)…V́ vậy, anh Nguyễn Văn Tánh được trả về Bỉ vào tháng 05-1977. Anh tiếp-tục công việc tại Văn-pḥng Trung-ương Tổng Liên-đoàn Lao-công Thế-giới cho đến khi được nghỉ hưu vào tháng 11-1990.

 

 

Giám-mục Mai Thanh Lương, Phạm Minh-Tâm,

chị Lê Thị Bạch Nhựt, anh Nguyễn Văn Tánh tại Westminster 2011.

 

Năm 2020, nhân dịp Cộng-đồng Người Việt Tự-do ở Melbourne – Úc-châu mời đến gặp-gỡ đồng-bào Việt-Nam tỵ-nạn để nói về tổ-chức Lao Động Việt, anh Nguyễn Văn Tánh kể thêm một mẩu chuyện. Ngày chính-quyền cộng-sản sai người đi bắt anh, họ dùng xe của Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam và không cho anh ngồi trên ghế b́nh-thường, bắt phải ngồi xuống sàn xe. Song vào ngày họ đưa anh ra khỏi nhà tù, anh nhớ việc cũ nên vừa định ngồi xệp trên sàn xe liền bị họ nâng dậy đon-đả... ấy chết, sao bác lại làm thế... Và cũng nhân dịp này,

 v́ Ban-tổ-chức cần phải giới-thiệu với đồng-bào đôi điều về khách quư nên bắt-buộc anh Nguyễn Văn Tánh đă phải cho một số chi-tiết vể bản-thân.

 

-         Sinh năm 1930 và từ năm 1950 đă tham-gia Phong-trào Thanh-niên Lao động Công-giáo (Thanh Lao Công).

 

-         Đoàn-viên của Nghiệp-đoàn Công-nhân ngành Ấn-loát - một trong những Nghiệp-đoàn đầu tiên của Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam, đặt Văn-pḥng chính ở số 14 đường Lê Văn Duyệt, Quận Nh́, Sài-g̣n. Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam là thành-viên của Tổng Liên-đoàn Lao-công Thế-giới từ tháng 10 năm 1950.

 

-         Là Ủy-viên Pháp-chế của Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam từ tháng 9 1963, chuyên-trách các vụ tranh-chấp lao-động cá-nhân và tập-thể. Cũng đồng-thời là Bồi-thẩm Lao-động tại Ṭa-án Lao-động Sài-g̣n.

 

-         Tháng 05-1969, đại-diện Tổng Liên-đoàn Lao-công Việt-Nam tham-dự Đại-hội lần thứ 17 của Tổng Liên-đoàn Lao-công Thế-giới - World Confederation of Labour (WCL), tổ-chức tại Genève - Thụy Sĩ từ ngày 28 đến 31-05-1969. Trong kỳ Đại-hội này, anh Nguyễn Văn Tánh được bầu làm Phó Tổng-thư-kư của Tổng Liên-đoàn Lao-công Thế-giới, kiêm đại-diện các tổ-chức nghiệp-đoàn Á Châu – Thái-b́nh-dương. V́ nhiệm-sở là Văn-pḥng Thường-trực Trung-ương - World Confederation of Labour đặt tại Bỉ nên chị Bạch Nhựt và các con cũng phải theo anh sang sống tại Bỉ trong thời-gian anh đang tại chức.

 

-         Cuối tháng Tư năm 1975, anh Nguyễn Văn Tánh được giao trách-nhiệm thay mặt Tổ-chức Công-đoàn Thế-giới, đến Sài-g̣n để lo cho các đoàn-viên và bị chính-quyền cộng-sản bắt giam gần hai năm.

 

Viết về một người đă khó, nhất là khi người đó trong suốt hành-tŕnh làm người đă để lại nhiều ân-sâu nghĩa-nặng lại càng khó hơn, v́ đó là một hồng-ân. Vậy nên, theo thiển-nghĩ, bài này dù có viết thêm bao nhiêu nữa cũng không ra ngoài hai câu Luận-ngữ của bậc hiền-triết phương Đông mà câu trước đă được anh Đỗ Mạnh Tri dùng để biểu-tỏ đủ ư t́nh của anh dành cho chúng tôi. C̣n lại câu tiếp theo bây giờ xin được mượn, để kết lại những ḍng hoài-niệm về anh Nguyễn Văn Tánh. Như kinh-nghiệm của bạn-bè đă từng nghĩ về anh qua tương-quan quen, biết hay tâm-giao, nên tôi thật tâm-đắc với câu nói này mà mong rằng cũng không đến nỗi hiểu sai nhiều cách suy nghĩ của cổ-nhân… Nhân bất tri nhi bất uấn, bất diệc quân tử hồ… Người chẳng biết ta mà ta không buồn giận họ, cũng chẳng phải là người quân tử sao …

 

 

Bái-biệt anh Nguyễn Văn Tánh.

 

 

 

Phạm Minh-Tâm

 

AusACT - Australian Alliance to Combat Human Trafficking Inc. Ủy-ban chống Tệ-nạn Buôn Người

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính