Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

Phần IX: Thân Mẫu Tại Đường – Như Lai Tại Thế

 

 

Trong thời gian được ở chung trong cùng một trại giam ở miền Bắc với quí thầy Nha Tuyên Úy Phật Giáo, tôi có cơ duyên học hỏi nhiều điều hay cả về đời và về đạo. Một lời chỉ dậy mà tôi ghi nhớ nhất trong ḷng là h́nh ảnh diệu kỳ của người Mẹ trong câu:“Thân mẫu tại đường -Như Lai tại thế”.

 

Câu châm ngôn này nói lên vai tṛ và công lao to lớn nuôi nấng con cái của người Mẹ khi c̣n sống trong gia đ́nh cũng ví như Đức Phật đang c̣n tại trần gian để cứu vớt chúng sanh ra khỏi sự trầm luân của bến mê khổ ải.

 

Điều này cũng nói lên sự may mắn cho những gia đ́nh nào c̣n có Mẹ th́ sẽ vững vàng và được che chở giống như trên Thế gian c̣n Đức Phật đang đi hoằng dương Phật Pháp vậy.

 

Quả thật Mẹ tôi đă đóng một vai tṛ rường cột suốt bao nhiêu năm trong thời b́nh hay trong thời loạn lạc giặc giă triền miên hơn bốn chục năm trên đất nước Việt Nam từ Bắc vào Nam.

 

Mẹ tôi là con gái lớn trong gia đ́nh và quê bên ngoại tôi trong tận Thanh Hóa. V́ là chị lớn trong nhà nên Mẹ tôi đă sớm phải rời sân trường mà ra đời buôn bán để đỡ đần ngoại và nuôi các em, và trở thành trụ cột của gia đ́nh .

 

Tôi ít khi nghe Mẹ kể về ông Ngoại và chỉ biết là ông mất sớm và bà ngoại th́ rất là hiền lành và chân chất của người phụ nữ miền quê.

 

Chuyện t́nh của Ba Mẹ tôi th́ thật giản dị nhưng không kém phần lăng mạn.

 

Trong những chuyến đi buôn bằng xe lửa từ Thanh Hóa ra Bắc, Mẹ tôi đă gập Ba tôi lúc đó là “xếp” trên đoàn xe và y như trong tiểu thuyết, Ba tôi đă bị một “cú sét” khi nh́n thấy Mẹ tôi trong những chuyến tầu ngược ra Bắc để bỏ hàng.

 

Mẹ tôi tuy ở miền thôn dă ngoại ô của thị xă Thanh Hóa nhưng lại có một vẻ đẹp rất là tỉnh thành và tuy mới mười tám tuổi nhưng đă rất là chững chạc và đảm đang và rất nhiều trai tráng trong làng quê đă theo đuổi nhưng Mẹ tôi chẳng chịu ai cả.

 

Khi gặp Ba tôi, một con người học thức, điển trai và “ga lăng” luôn giúp đỡ Mẹ tôi trong từng chuyến hàng th́ Mẹ tôi cũng không khỏi cảm động trước t́nh cảm ấy.

 

Lúc đó chắc Mẹ tôi cũng không thể ngờ rằng cuộc đời ḿnh sẽ phải trải qua ba giai đoạn thử thách ghê gớm theo vận nước thăng trầm mà nhiều người đă không vượt qua nổi.

 

Mỗi khi nghe Mẹ kể lại về cuộc đời ḿnh, tôi đều nghĩ rằng chính cái Tâm của Mẹ tôi thật tốt, trung hậu và hay giúp đỡ người cho nên Trời Phật đă độ tŕ cho qua được bao nhiêu là gian nan thử thách và hiểm nghèo trong một quê hương đă quá lầm than v́ giặc giă, chiến tranh và đói khổ.

 

Giai đoạn đầu tiên là khi Ba Mẹ tôi lấy nhau được hơn một năm th́ chiến tranh Thế Giới lần Thứ Hai bùng nổ, Mẹ tôi không kịp về được Thanh Hóa để đón Ngoại và các em mà phải theo chồng ngược lên Yên Bái để đứng ra khai phá một đồn điền cao su với người em rể là chồng của cô em út Ba tôi.

 

Công việc tuy vất vả nhưng tiến triển rất tốt cho đến khi chiến tranh lan dần đến Yên Bái và các đồn điền trở thành vùng mất an ninh và hoang dă v́ Việt Minh bắt đầu phá hoại các ruộng vườn và trang trại để chống lại Pháp trong chiến dịch “Vườn Không Nhà Trống”, nên Ba Mẹ tôi lại tản cư về Nam Định để giúp ông chú rể là chồng bà cô ruột của Ba tôi gây dựng nên xưởng làm sà pḥng.

 

Ông chú này chỉ biết công thức sản xuất nhưng lại không biết phương pháp làm sao để chế tạo ra được sà pḥng nên mới mời Ba tôi cộng tác.

 

Nghĩ t́nh bà cô ruột của ḿnh nên Ba tôi nhận lời. Chỉ một thời gian ngắn sau với sự t́m ṭi và nghiên cứu ngày đêm của Ba tôi, xưởng sà pḥng mới mang tên “Sao Mai” này đă thành công ngoài mức dự tính v́ phẩm chất của nó c̣n tốt và rẻ hơn cả xà bông “Cây Đờn” của ông Trương Văn Bền, lúc đó hầu như là nổi tiếng nhất và chiếm lĩnh hầu hết thị trường từ Nam ra Bắc.

 

Nhưng thực tế thật là phũ phàng v́ sau khi thành công và nắm được cách sản xuất và pha chế trong tay th́ ông chú rể đă nhẫn tâm hất Ba tôi ra để hưởng lợi một ḿnh.

 

Ba tôi quá tức giận và qua nhà ông chú này tính chuyện sẽ hỏi thăm sức khỏe cái ông chú rể vô lương tâm này nhưng mà bà cô ruột th́ chắp hai tay lại mà xá Ba tôi xin tha cho ông chú rể và Mẹ tôi lại khuyên nên bỏ qua và t́m công việc khác v́ Ba tôi là người có tài v́ nếu có chuyện ǵ không hay th́ Ba tôi sẽ vào tù, c̣n người nào ăn ở không phải th́ Trời Đất sẽ trừng phạt họ.

 

Quả nhiên chỉ vài tháng sau th́ nghe tin ông chú rể đó mắc bệnh nan y và đă qua đời, cũng chẳng mang theo được đồng xu nào.

 

Rất may là Ba tôi đă nghe theo lời Mẹ tôi khuyên nên bỏ qua, hơn nữa lúc đó bom đạn lại bắt đầu tàn phá thành phố Nam Định và các xưởng thợ nên Ba Mẹ tôi lúc đó được bốn con trai mà tôi là thứ tư vừa sanh được mấy tháng th́ lại tản cư và gia đ́nh rời Nam Định ra làm ăn ở Hải Pḥng.

 

Trong suốt các thời gian gây dựng lên cơ nghiệp từ làm đồn điền đến nhà máy dệt, xưởng sà pḥng, bao giờ Mẹ tôi cũng là người theo sát bên Ba tôi như h́nh với bóng để yểm trợ và cố vấn những lúc khó khăn.

 

Điều mà tôi phục Mẹ tôi nhất là dù không được theo học hết bậc tiểu học nhưng đầu óc tính toán đâu vào đấy và làm ǵ cũng đều hợp t́nh hợp lư, và những lúc c̣n hàn vi hay khi đă giầu có th́ Ba Mẹ tôi vẫn coi trọng t́nh cảm và họ hàng trên đồng tiền.

 

Đằng sau sự thành công của Ba tôi với ba lần thành triệu phú trong khoảng hơn mười năm loạn ly ấy chính là công lao cần cù nhẫn nại và hy sinh của Mẹ tôi.

 

Khoảng năm một chín năm mươi th́ Ba Mẹ tôi về đến Hải Pḥng, c̣n gia đ́nh cô ruột em út của Ba tôi là cô Hanh th́ về Hà Nội và phát triển ngành buôn nước mắm v́ có mấy người bạn thân của Ba tôi là bác Tăng và chú Huê trong Nam đang làm ăn phát đạt tại Phú Quốc và Phan Thiết.

 

Rồi không ngờ nước mắm Việt Hương của Ba Mẹ tôi lại được ưa chuộng và thế là phất lên thành triệu phú một lần nữa tại Hải Pḥng và cô tôi th́ triệu phú tại Hà Nội. Đó chính là công sức vô cùng kiên nhẫn và khổ cực của Mẹ tôi đă phải đi chào những mẫu hàng nước mắm ngon từ Hải Pḥng qua Hải Dương lên gần đến Hà Nội mấy năm trời đến gầy rộc đi v́ lao lực.

 

Ba tôi là người rất thương vợ con cho nên đă mua đủ thứ sâm, nhung, yến để tẩm bổ cho Mẹ tôi và ông Nội tôi cũng hốt thêm nhiều thang thuốc bổ nữa cho con dâu và pha chế các sâm nhung đó với các vị thuốc bắc và nhờ đó mà Mẹ tôi mau lại sức.

 

Ba tôi khi về Hải Pḥng đă mua tặng cho Mẹ tôi đủ thứ nữ trang, kim cương, và ṿng vàng ngọc thạch để đầy cả một hộp, nhưng trong những quà tặng của Ba tôi dành cho Mẹ thứ mà tôi thấy quí nhất là cái áo choàng bằng lông thú mầu trắng tinh mà khi mặc vào th́ Mẹ tôi trông thật là đẹp và sang trọng.

 

Cái áo đó tôi nghe Mẹ nói là giá tới mười ngàn đồng, theo thời giá bấy giờ th́ lương của công chức chỉ khoảng một ngàn một tháng.

 

Tôi c̣n nhớ khi c̣n rất nhỏ ở trong căn nhà rộng lớn như một dinh thự hơn một mẫu đất tại đường Cầu Đất, Hải Pḥng, mỗi buổi tối tiền bán được trong ngày đổ ra đầy cả hai cái chiếu và bốn anh em chúng tôi ngồi xuống chung quanh chiếu để đếm và sắp xếp lại ngay ngắn từng chồng tiền một, từ loại một đồng, năm đồng cho đến mười đồng cho Mẹ. Mỗi ngày Mẹ lại cho anh em chúng tôi mỗi người một đồng bỏ vào ống để dành để dậy cho các con tính tiết kiệm.

 

Lúc đó chúng tôi chưa biết đến giá trị của đồng tiền nhưng quả là sống trên nhung lụa, nhưng tiếc rằng Ba Mẹ quá giầu có khi mà ḿnh th́ lại c̣n bé nên chẳng hưởng được bao nhiêu th́ Hiệp Định Giơ Neo 20-7-1954 chia đôi Nam Bắc và khi chúng tôi trưởng thành trong miền Nam th́ gia đ́nh lại suy vi.

 

Suốt trong những năm tháng chiến tranh liên miên giữa Nhật và Pháp rồi Pháp và Việt Minh, bao lần gây dựng nên cơ nghiệp rồi lại đổ vỡ, bao lần tản cư đi tránh đạn pháo th́ Mẹ tôi chính là người đă đem lại sự yên ổn và an toàn cho gia đ́nh và nhiều họ hàng nữa cho đến ngày di cư vào miền Nam.

 

Giai đoạn thử thách thứ nh́ là khi di cư vào miền Nam được năm năm th́ Ba tôi bị bạo bệnh và qua đời khi Mẹ tôi mới vừa bốn mươi.

 

Bây giờ nghĩ lại th́ lứa tuổi bốn mươi thật ra c̣n quá trẻ mà Mẹ tôi đă nhất quyết ở vậy để nuôi con chứ không bước đi bước nữa.

 

Thời gian đó tôi thương Mẹ tôi rất nhiều v́ thấy có lúc Mẹ đau khổ quá v́ chồng th́ không c̣n nữa mà nợ nần tứ tung. Khi ấy tôi đang học Đệ Tứ trường Trần Lục ở Tân Định và mỗi buổi tối phải nhận lại tư gia kèm thêm cho các em thi tiểu học để kiếm thêm ít tiền giúp cho Mẹ trong khi các anh lớn đă vào quân đội và các em gái th́ tập may vá thêm.

 

Nhưng Mẹ tôi đă can đảm đứng lên làm lại từ đầu và chuyển qua nghề may sản xuất quần áo trẻ em và nhờ đó mà gia đ́nh đứng vững trở lại và từ từ đă trả hết nợ nần khi Ba tôi mang bệnh.

 

Một lần nữa Mẹ tôi lại cứu gia đ́nh thoát khỏi cơn nguy biến và gia đ́nh bắt đầu hưng vượng trở lại khi tôi học xong Tú Tài II, vừa vào đại học vừa đi làm giúp cho Mẹ, và khi mà hàng quần áo trẻ em cũng đang trên đà phát đạt với cửa hiệu ngay ngoài mặt đường Trương Minh Giảng, Quận Ba, Sàig̣n.

 

Giai đoạn thử thách thứ ba khi mất miền Nam vào tay Cộng Sản năm 1975 mới chính là khoảng thời gian mà h́nh ảnh người Mẹ hiền lại hiện lên rơ nét nhất để giữ vững cho đại gia đ́nh anh em chúng tôi không bị tan vỡ trước những âm mưu thâm độc của kẻ thù nhằm phá hoại các gia đ́nh có thân nhân theo chế độ cũ VNCH.

 

Trong lúc mà ba anh em chúng tôi đang bị giam giữ tại các trại tập trung th́ ở nhà Mẹ tôi có tên trong sanh sách những gia đ́nh trong thành phố Sàig̣n bị trục xuất đi kinh tế mới để bọn cán bộ phường khóm tịch thu nhà cửa và tài sản theo chính sách ăn cướp của Đảng và Nhà Nước của chúng trên toàn miền Nam.

 

Bao nhiêu lần chúng kêu Mẹ tôi ra Phường, ra Khóm để họp hành nhưng mục đích là để kư tên vào tờ đơn giao nhà cửa cho chúng nhưng Mẹ tôi đă cương quyết không kư không giao nhà và cũng không đi vùng kinh tế mới luôn.

 

Bọn chúng t́m cách chụp mũ Mẹ tôi là chống lại chính sách của Nhà Nước nhưng Mẹ tôi nói rằng Mẹ tôi chỉ hoăn thi hành chứ không phải chống lại lệnh của Nhà Nước. Lư do chưa thể giao nhà cho địa phương quản lư và chưa đi vùng kinh tế mới được v́ ba con trai đang đi tù “cải tạo”, nếu giao nhà th́ khi ba người con được thả về biết t́m mẹ tôi ở đâu.

 

Suốt một năm trời chúng hạch xách mẹ tôi đủ thứ nhưng Mẹ tôi vẫn cương quyết theo lư luận của ḿnh và không kư nhận bất cứ đơn từ nào.

 

May mắn là sau đó chúng đă để cho Mẹ tôi được yên thân trong một thời gian v́ bọn cán bộ địa phương đă tịch thu được không biết bao nhiêu là căn nhà và tài sản trong thành phố Sàig̣n để chia chác cho nhau và cho cả bọn cán bộ từ ngoài Bắc vào nữa.

 

Thế nhưng Họa vô đơn chí v́ mới tạm yên vụ đi kinh tế mới th́ chúng quay sang đánh tư sản để một lần nữa lại trấn lột một cách trắng trợn người dân miền Nam.

 

Các bài bản trước kia áp dụng tại miền Bắc sau năm 1954 bây giờ bọn chúng đem ra thi hành tại miền Nam để ăn cướp công khai và vơ vét thêm một lần nữa tài sản dân chúng.

 

Mẹ tôi chỉ có một cửa hàng bán quần áo trẻ em coi như một tiểu thương tại Quận Ba mà cũng không thoát khỏi cặp mắt cú vọ của chúng. Rất may cho gia đ́nh là một anh trước kia giúp việc cho Mẹ tôi đă thông báo cho biết tin này nên Mẹ tôi đă di tản được hầu hết vải vóc, quần áo và những thứ quí giá ra khỏi nhà kịp thời.

 

Phường khóm đă cho một tiểu đội thanh niên nam nữ vào nhà Mẹ tôi và trú đóng ngay trong nhà 10 ngày đêm để đào bới, cậy vách, đào sân, xâm xoi mọi nơi chủ yếu t́m tiền và ṿng vàng để tịch thu.

 

Mỗi khi các em gái tôi đi chợ th́ chúng cũng cho người đi theo suốt từ nhà ra chợ và từ chợ về nhà, sợ tẩu tán tài sản.

 

Cuối cùng chán nản chúng cũng bỏ cuộc và rút quân bởi bọn chúng không lấy được ǵ v́ c̣n mấy lạng vàng th́ Mẹ tôi để ngay trước mắt bọn chúng trong phần giẻ lót của cái giỏ nan bọc cái ấm tích nụ vối mà Mẹ tôi vẫn uống hàng ngày mà bọn chúng không biết.

 

Ngoài việc phải căng thẳng đầu óc đối phó với bọn phường khóm ngày đêm ŕnh rập để hăm hai, Mẹ tôi c̣n thường xuyên liên lạc với gia đ́nh vợ con anh em chúng tôi để giúp đỡ, nhờ đó mà gia đ́nh tôi trong những năm tháng tôi trong tù, cũng không đến nỗi cơ cực như nhiều gia đ́nh khác.

 

Mỗi khi các cháu thiếu thốn ǵ th́ lại chạy ra bà Nội ở Trương Minh Giảng, cho nên tuy các cháu sống cạnh bên Ngoại trong Phú Lâm nhưng lại gắn bó nhiều với bên Nội và các cô chú trong những năm tháng đầy khó khăn đó.

 

Đến khi mà gia đ́nh được phép vào thăm nuôi anh em chúng tôi trong trại giam ở miền Bắc th́ Mẹ tôi là người tổng chi huy việc mua bán, sắp xếp các thùng quà hay giỏ hàng, xin giấy phép tại địa phương, mua vé xe lửa ra Hà Nội, v.v. và giao cho các em tôi mỗi đứa một việc.

 

Trong khi chuẩn bị các thứ gửi cho hai anh em tôi th́ ở nhà Mẹ và các em tôi lại luôn dành dụm tiết kiệm mọi thứ để ưu tiên cho hai anh em tôi trong tù

 

Chuyến đầu tiên ra Bắc th́ Mẹ và cô em gái tôi là người đi thăm hai anh em tôi trước tiên để ḍ xét t́nh h́nh ra sao rồi những chuyến sau th́ Mẹ tôi mới chuẩn bị đầy đủ cho hai nàng dâu ra thăm chồng.

 

Sự chu đáo của Mẹ và các em tôi trong suốt mười bốn năm trời ṛng ră gửi quà và đi thăm nuôi từ Bắc rồi vào Nam, cộng với sự trợ giúp từ Mỹ gửi hàng về của vợ chồng anh Ba và vợ chồng cô Bẩy em gái tôi, đă giúp cho hai anh em tôi phục hồi được sức khỏe và thêm sức chịu đựng những năm sau này trong trại giam.

 

Anh cả tôi khi đang bị giam trên Hoàng Liên Sơn năm một chín bẩy chín đang trong t́nh trạng kiệt sức, đă nói rằng nếu mà không nhận được mười gói bưu kiện một kư lô gồm thuốc men, quần áo ấm và thực phẩm khô mà Mẹ tôi gửi ra ngay sau khi nhận được thư của anh gửi về, th́ anh đă không c̣n trên cơi đời này rồi.

 

Lúc đó họ chỉ cho nhận mỗi người một bưu phẩm một kư lô mà thôi nhưng Mẹ tôi đă t́m ra đượcmột người quen làm trong Bưu Điện Sàig̣n và nhờ đó mà em gái tôi đă gửi đi trót lọt mười gói mỗi gói đúng một kư nhưng trong mười ngày khác nhau.

 

Đó quả là một sáng kiến độc đáo mà tôi phục Mẹ tôi sát đất v́ nếu gửi một gói 10 kí lô hay gửi 10 gói mỗi gói 1 kí cùng một lúc th́ không những anh tôi không nhận được gói nào cả v́ gói quà vi phạm quy định của trại giam mà c̣n có thể bị làm kiểm điểm.

 

Thế nhưng gửi làm nhiều lần khác nhau th́ ở trại họ không để ư và anh tôi từ từ nhận được đủ cả mười gói bưu phẩm trước con mắt thán phục của các bạn tù.

 

Nhiều lúc nghĩ lại tôi nhận ra một điều là h́nh như có bàn tay an bài trước của Trời Phật cho người nào ra đi, cho người nào ở lại, người nào vào trong tù, khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản, để bốn năm sau khi gia đ́nh đă liên lạc được với thân nhân ở hải ngoại th́ cũng là lúc mà trại giam cho phép gia đ́nh gửi quà vào cho tù nhân.

 

Nhờ thế mà nguồn tiếp tế không những từ gia đ́nh ở miền Nam mà c̣n từ nhiều nước trên thế giới gửi về Sàig̣n nữa và nguồn hàng ấy và cả những thư từ cũng được chuyển vào trại giam đến những người tù.

 

Tôi nhớ lần đầu tiên nằm trong buồng giam, cầm trong tay lá thư của anh Ba tôi gửi từ bên Mỹ nằm trong thùng quà gửi vào, tôi không khỏi xao xuyến và ngậm ngùi trong ḷng.

 

Bức thư có đoạn viết mà lúc đó tôi chưa lư giải được như sau: “Tôi không hiểu tại sao và không thể giải thích được tại sao tôi và chú lúc nhỏ ḿnh rất gần gũi và chơi thân với nhau và cùng một cha một mẹ, cùng đi học một trường, mà lớn lên bây giờ hai hoàn cảnh thật khác xa nhau”.

 

“Tôi bên này th́ đầy đủ trong một cuộc sống tạm gọi là sung túc và hạnh phúc có vợ con đoàn tụ trong khi chú th́ gia đ́nh ly tán và đang trong hoàn cảnh thật gian nan và đầy thử thách?”.

 

Sau này khi tôi gập được Thầy Tâm và được đọc cuốn “Đức Phật và Phật Pháp” th́ tôi từ từ hiểu rằng đó là do Nghiệp lực.

 

Năm 1989, sau mười một năm bảo lănh th́ Mẹ và hai em út tôi được anh Ba tôi bảo lănh sang Hoa Kỳ và định cư tại miền Nam tiểu bang California từ đó đến nay.

 

Năm 1991 th́ vợ chồng cô em gái kế tôi cũng được ông anh này bảo lănh qua và một năm sau th́ gia đ́nh cô em kế nữa cũng rời Sàig̣n để qua Mỹ trong chương tŕnh ODP do anh tôi bảo lănh.

 

Thấm thoát nh́n lại th́ đă hơn hai chục năm kể từ ngày Mẹ tôi đặt chân lên vùng đất Tự Do ra khỏi ṿng ḱm kẹp và kiểm soát của chế độ Cộng Sản.

 

Mẹ và các em tôi thỉnh thoảng vẫn nhắc lại những ngày gian truân c̣n ở trong nước bị địa phương làm khó dễ v́ thế mà Mẹ tôi mới mắc phải bệnh cao huyết áp và bàn chân với vết sẹo vẫn c̣n đau khi trở trời v́ vấp trên toa xe lửa trong chuyến ra thăm tôi ngoài Bắc lần đầu tiên, và nhắc cả những khó khăn vất vả chuẩn bị quà cáp thuốc men quần áo đi thăm nuôi hai anh em tôi trong tù những ngày ấy.

 

Bây giờ Mẹ tôi đă già, sức đă suy yếu nhưng Mẹ tôi vẫn luôn luôn hănh diện là cả cuộc đời ḿnh đă hy sinh hết cho chồng, cho các con và không bao giờ đầu hàng và chấp nhận bọn Cộng Sản tại địa phương dù là chúng hăm dọa và áp bức gia đ́nh dưới mọi h́nh thức trong những năm đầu khi chúng chiếm được miền Nam.

 

Mẹ tôi đôi khi nh́n con cháu và nói :

 

” Mẹ sẽ không bao giờ về VN khi mà bọn Cộng Sản c̣n ngự trị dù là Mẹ rất nhớ quê hương ḿnh, nhớ miền quê Thanh Hóa của bên ngoại, nhớ căn nhà to như một dinh thự ở Hải Pḥng, nhớ con đường Trương Minh Giảng đầy kỷ niệm và miền Nam hiền ḥa, nhưng Mẹ nhất định không về.”

 

“Chẳng hiểu sao bọn Cộng Sản chúng nó ác độc như vậy mà Ông Trời cho chúng nó sống lâu và quá sung sướng như thế?”

 

“Trên đời này có những người đă hăm hại Ba Mẹ để lấy tiền nhưng Mẹ đă tha thứ cho họ, chỉ riêng bọn Cộng Sản là Mẹ không bao giờ tha thứ cho các tội ác tầy trời của bọn chúng”.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính