Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

Phần VII: Thước Đo Ḷng Người

 

 

Năm đó đột nhiên Trời nắng hạn, cây cỏ đều ủ rũ v́ thiếu nước, trâu ḅ th́ ph́ pḥ mệt nhọc trong đám ruộng thưa và cái nóng như gia tăng theo với cái khô khan trong không khí làm con người như muốn nghẹt thở, nhất là trong các buồng giam chật hẹp và chật ních người.

 

Tất cả đều t́m một bóng mát của một tàng cây rợp lá hay chút mát lạnh của ao nước bờ sông hay nhớ lại những ngày mưa băo. Nhiều người th́ nghĩ sắp có thiên tai hay dịch bệnh v́ chưa bao giờ mà nóng đến như vậy.

 

Thế rồi sau cơn hạn hán nắng cháy đó bỗng nhiên Trời đổ cơn mưa.

 

Nghe nói mưa rất lớn từ trên thượng nguồn và đổ về miền Trung Du và làm mực nước sông Hồng dâng cao tới mức báo động đỏ.

 

Trại giam nằm cạnh một con sông nhánh của sông Hồng và sau một tuần nước trên nguồn đổ về th́ con đê bị vỡ ra một mảng và nước tràn vào làng xóm hai ven bờ sông và ngập luôn các buồng giam. Muốn đi đâu th́ cũng phải lội b́ bơm trong nước đục ngầu đầy rác rưởi tới đầu gối.

 

Thời Pháp thuộc hệ thống đê điều c̣n được sửa chữa và bảo quản thường xuyên nhưng từ khi Việt Minh cướp chính quyền th́ các con đê bị xuống cấp rất nhanh và mỗi mùa mưa băo là dân chúng lại lo sợ con đê sẽ vỡ.

 

Người dân làng th́ vốn đă nghèo xác xơ lo chưa xong hai bữa ăn hàng ngày, nhiều gia đ́nh không đủ tiền đóng tiền học phí cho con đi học mà con đê không giữ được làn nước lũ tràn vào làng th́ không những sinh mạng con người bị đe dọa mà trâu ḅ gia súc và ruộng nương sẽ không c̣n.

 

Trở lại với con đê đang bị nước lũ tràn qua và có nguy cơ cả vùng chung quanh sẽ bị ngập lụt trong mưa lũ th́ bất ngờ một buổi sáng vừa thức dậy, tôi nghe tiếng kẻng trong trại đánh đồn dập và bên ngoài th́ phèng la inh ỏi chưa biết chuyện ǵ th́ ba tay cán bộ trại bước vào và ra lệnh cho chúng tôi đi hộ đê.

 

Từ bé đến giờ, tôi chỉ ở thành phố nên chẳng hay hộ đê là làm sao, bây giờ mới hiểu cách họ hộ đê là làm như thế nào ở một nước giật giải quán quân về nghèo và lạc hậu nhất thế giới.

 

Chúng tôi được dẫn ra tới bờ sông th́ thấy mực nước đă mấp mé tràn qua con đê và khoảng cứ sáu người xuống một chiếc thuyền chèo ra ngoài xa bờ chỗ nông một chút rồi nhẩy xuống dùng mai và xẻng xúc từng cục đất lớn một đổ lên thuyền. Nước th́ ngập lên đến ngực mà mỗi lần xúc được một tảng đất lớn th́ mừng lắm nhưng khi kéo nó lên trên mặt nước th́ đất tan ră dần chỉ c̣n vài nắm tay nên họ yêu cầu phải ngụp lặn xuống mà xúc đất lên cho nhiều. Chúng tôi thay phiên nhau lặn xuống xúc đất lên măi mới được gần lưng chiếc thuyền rồi chèo vào bờ đổ lên đắp vào con đê. Tôi sực nhớ tới ngày xưa thời Bắc thuộc, ông cha chúng ta cũng phải xuống biển ṃ ngọc trai san hô cho quân Tầu đang đô hộ th́ mới thấy thương tổ tiên ông cha ḿnh ngày trước. .

 

Nh́n thành quả của hai tiếng đồng hồ mà chỉ như muối bỏ biển, ai cũng ngao ngán, một phần v́ ngâm nước quá lâu nên ai cũng bắt đầu thấm lạnh và run lập cập. Suốt một ngày quần thảo với mấy cục đất ngụp lên lặn xuống mà chỉ được có bốn chuyến đổ đất lên đắp con đê cũng chẳng làm cho nó chắc hơn được chút nào nhưng mà công tù có mất ǵ đâu.

 

Khi về đến buồng th́ ai nấy đều mệt ră người ra và lạnh cóng.

 

May mắn năm đó nước lũ chỉ tràn vào có một lần, nếu nước sông Hồng dâng cao lên nữa làm vỡ đê th́ không biết chuyện ǵ sẽ xẩy ra.

 

Trước đó, trong những ngày đi lao động bên ngoài trại dọc theo con đê, chúng tôi thường thấy mấy em bé trai gái đi chân đất, áo quần xốc xếch cắp sách đi ngang qua trên đường đến trường.

 

Một hôm khi mấy anh đại tá tù chính trị đang cuốc đất th́ thấy một em bé gái khoảng độ bẩy tám tuổi đi qua khu vực lao động của đội vừa đi vừa khóc. Mấy anh mới hỏi thăm th́ được biết là em vừa bị đuổi học v́ thiếu tiền đóng học phí cho trường.

 

Thấy vậy, mấy anh bèn bảo cháu là ngày mai cũng giờ này ra đây sẽ có tiền đóng học phí.

 

Tối hôm đó về buồng, mấy anh đại tá quyên góp được một số tiền và quần áo và sáng ngày hôm sau đem ra cho cả cô bé và Bố mẹ cô ta nữa giỏ quần áo, một số tiền và nhờ đó mà cô bé ấy đă được quay trở lại trường.

 

Ít hôm sau cô bé học sinh đó đem ra nào là đủ thứ trái cây trồng trong nhà và cả chục trứng gà nói là Bố Mẹ cháu biếu mấy bác mấy chú nhưng không thể ra gập để cám ơn được, và gia đ́nh cô bé ấy đă lan truyền ra cả ngôi làng về tấm ḷng nhân ái cuả mấy người tù chính trị.

 

Mấy anh từ chối và nói rằng thấycháu được đi học lại như những đứa trẻ khác là vui rồi và bảo Bố Mẹ các em đừng bận tâm.

 

Từ đó đội các anh c̣n nhận cô bé đó làm con nuôi nữa và thấy cô bé đă ăn mặc tươm tất hơn và luôn nở một nụ cười thật tươi mỗi khi đi học qua khu vực lao động của các Bố nuôi. Các anh vẫn tiếp tục trợ giúp gia đ́nh bé gái ấy và vài gia đ́nh nữa cho đến khi vài năm sau chuyển trại.

 

Trên một tờ báo Nhân Dân xuất bản tại Hà Nội, tôi có đọc một bài viết của Nguyễn Khắc Viện, giáo sư đại học bấy giờ về “Giấc Mơ Năm 2000” và rất là ngạc nhiên bởi v́ sau 45 năm dưới chế độ xă hội chủ nghĩa, con người sống tại Hà Nội vẫn c̣n những ước mơ rất là giản dị mà không bao giờ thực hiện được.

 

Ông Nguyễn Khắc Viện viết lên một giấc mơ về một Hà Nội đến năm 2000 th́ sẽ khang trang sạch sẽ và sẽ không c̣n bị ngập lụt mỗi khi một cơn mưa lớn đổ xuống thành phố. Tôi lúc đó cứ thắc mắc măi là sau khi cướp được chính quyền năm 1949 rồi th́ Việt Minh họ đă làm được những ǵ cho nhân dân khi mà 45 năm sau người dân tại ngay thủ đô vẫn c̣n mơ ước một Hà Nội không bị ngập lụt sau mỗi cơn mưa? Người dân bên ngoài c̣n nhiều khắc khoải như vậy th́ tù nhân trong trại tập trung sẽ sống c̣n được hay không?

 

Chế độ “tập trung cải tạo” (TTCT) là bắt chước y khuôn các trại tập trung lao tù của Nga Sô và một phần được “tô điểm” thêm từ Trung Cộng cho nên khi nó du nhập vào miền Bắc sau năm 1954 th́ đă gieo kinh hoàng cho dân chúng ngoài Bắc để cho người dân phải sợ hăi đến tê liệt hết ư chí không c̣n dám chống đối Nhà Nước Cộng Sản nữa.

 

Sau khi xâm chiếm miền Nam tháng Tư 1975 th́ kẻ chiến thắng đă dùng ngay con bài này để vừa trả thù vừa trừ khử những sĩ quan và viên chức chế độ VNCH cũ trong các trại TTCT này, và là đ̣n răn đe cho những ai c̣n mang lư tưởng chống đối lại chế độ vô sản chuyên chính của họ.

 

Đ̣n đầu tiên quật ngă ư chí của người tù là giam giữ không có bản án nghĩa là sau ba năm bị giam trong tù th́ tự động chồng lên ba năm nữa không cần xét xử hay công bố, để khủng bố tinh thần những người tù mà họ gọi một cách mỵ dân và lường gạt dư luận là “cải tạo viên”.

 

Đ̣n thứ hai là cưỡng bức lao động khổ sai nhưng chỉ cho ăn thật thiếu thốn cả về chất lượng và số lượng để những người tù này phải đói khát, giá lạnh, khổ cực triền miên hàng ngày, hàng tháng, hằng năm mà … không chết được.

 

Họ phải chịu cái giá lạnh v́ một năm Nhà Nước chỉ cung cấp mỗi người hai bộ quần áo tù và một cái chăn mền dù là họ đang bị giam tại những vùng nhiệt độ ban đêm có thể xuống tới zero độ C.

 

Nhưng nếu họ không lao động cật lực để qua lao động cải tạo bản thân họ th́ nhà kỷ luật, thùng Connex, nhà biệt giam sẵn sàng mở cửa tiếp đón.

 

Lao động thế nào là tốt hay xấu là tùy theo sự phán xét của tay quản giáo và của trại giam và người tù không được có ư kiến.

 

Trên thế giới từ cổ chí kim có lẽ chưa có một quốc gia nào, một đất nước nào bắt người tù phải đóng tiền cơm để vào tù như chế độ Cộng Sản sau khi chiếm đóng miền Nam năm 1975.

 

Rồi sau đó loan báo là Nhà Nước sẽ nuôi các “cải tạo viên” nhưng khi giam giữ họ một thời gian th́ ra lệnh cho tất cả trại giam đều phải tự túc lương thực có nghĩa là những người tù phải lao động cật lực để tạo ra của cải vật chất làm giầu cho trại và tự nuôi lấy ḿnh hay nói một cách khác Nhà Nước giam giữ tù mà không hề tốn một xu nào cho ngân quỹ.

 

Thực tế, nhiều trại không những tự túc được về lương thực mà c̣n làm ra nhiều tiền nữa để trại đem nộp lên cấp trên của họ tuy nhiên khẩu phần ăn của tù nhân th́ vẫn như cũ.

 

Mức quy định cho mỗi tù nhân c̣n sức khỏe đi lao động một tháng là 15 kư chất bột c̣n người nằm bệnh xá hay bệnh tại buồng chỉ c̣n 13 kư rưỡi.

 

Chất bột có nghĩa là nếu không có gạo th́ thay bằng bo bo, sắn, khoai lang, khoai tây, bột ḿ quy ra bột. Nhiều trại cả năm chỉ vào những ngày Tết hay lễ lớn th́ mới thấy nhà bếp phát cơm và ít thịt heo hay chỉ chút canh có mỡ màng, c̣n th́ quanh năm suốt tháng chỉ có khoai sắn và bo bo.

 

Nhiều khi khoai sùng và sắn mốc xanh trong kho cũng được nhà bếp nấu cho ăn, chính v́ chế độ ăn uống thiếu thốn và suy dinh dưỡng và thiếu vệ sinh như vậy đă làm cho người tù dần dần kiệt sức hay ngă bệnh.

 

Có anh đă cho tôi xem thư gia đ́nh trong đó viết vợ và bẩy đứa con của anh hiện nay không biết sẽ xoay sở ra sao v́ nhà đă hết gạo. Tôi nh́n đôi mắt đỏ hoe của anh mà trong ḷng như bị xát muối. Người tù vốn đă cùng cực rồi c̣n phải chịu thêm nỗi đau cho vợ con ở nhà, không biết Ông Trời ở nơi đâu?

 

H́nh như sau khi quê hương mất vào tay Cộng Sản th́ toàn thể dân chúng miền Nam đều hứng chịu nỗi khổ đau phong ba băo táp, nhưng có lẽ những ǵ thiệt tḥi nhất vẫn dành cho những người tù như trong lá thư của Phượng, người con gái Sàig̣n sau này đă dành cho tôi bao t́nh cảm khi đến thăm tôi tại trại Hàm Tân.

 

Trong t́nh h́nh khó khăn như vậy nhưng có nhiều anh đă rất can trường và oai hùng đă thẳng thắn từ chối sự bảo lănh của thân nhân ở phía bên kia và chấp nhận sự lưu đầy và lao động, nhưng cũng có nhiều người đă vượt quá sức chịu đựng của họ và trở nên lăng trí hay mất trí luôn.

 

Đại tá Luân, chỉ huy trưởng của đơn vị 101 có kể cho tôi nghe rằng Ba của anh đến trại thăm và ngỏ ư sẽ bảo lănh cho anh sớm được thả.

 

Anh đă qùi xuống xá ông ba cái để trả ơn công sinh thành ngay tại nhà thăm nuôi nhưng nói rằng mỗi người có một lư tưởng khác nhau. Lư tưởng Tự Do của người Quốc Gia trong anh không bao giờ thay đổi, anh chào từ biệt Ba anh và thanh thản bước vào trại.

 

Anh Bửu Uy, một bạn thân của tôi cũng có người cha đi tập kết ra Bắc và vào thăm anh để tiến hành thủ tục bảo lănh nhưng anh cũng thẳng thắn từ chối. Anh cũng là một trong hai mươi người cuối cùng bước chân ra khỏi trại giam Hàm Tân năm 1992 sau mười bẩy năm tù.

 

Quả thật là như trong Kinh Dịch nói “Cùng th́ tất Biến”, trong những lúc đói khổ thiếu thốn như vậy th́ xui khiến cho chính bà vợ của tay trưởng trại lại là người cung cấp thức ăn tươi cho tù nhân chúng tôi mới là điều nghịch lư.

 

Trại nơi tôi ở có bà vợ ông trưởng trại rất là độc đáo. Phải nói là bà ta có nhiều cái độc đáo th́ mới đúng.

 

Trong khi chồng bà là Thiếu Tá Dũng luôn tỏ ra nguyên tắc th́ bà ngược lại chỉ nghĩ rất thực tế là buôn bán, móc ngoặc làm giầu qua việc bán hàng cho tù nhân, đặc biệt là tù chính trị.

 

Bà ta là người có đầu óc phóng khoáng, phi chính trị, cho nên thường vẫn nói một cách tỉnh bơ với anh em chúng tôi là: “Các anh là tù quốc tế mà, việc ǵ mà phải sợ chúng nó, cứ mua bán ăn uống vào cho khoẻ”. Chúng nó đây là đám cán bộ trực trại thỉnh thoảng lại tịch thu các món hàng anh em chúng tôi mua của bà ta khi gánh hàng qua cổng trại.

 

Phải công nhận rằng thời gian đó nhờ vào các thức ăn tươi rau trái mua được từ nguồn cung cấp là bà ta, cho nên sức khoẻ anh em tôi cũng đỡ phần nào.

 

Tuy giầu có như vậy, nhờ buôn bán với tù nhân trong trại, nhưng đi đâu cũng là chân đất. Hôm nào chúng tôi đang lao động mà thấy bà ta xỏ vào đôi guốc là có đại sự hoặc là lên tỉnh hay lên Hà Nội đi cất hàng.

 

Có hôm chúng tôi không nhịn được cười khi bà ta khoe rằng:” Các anh không biết chứ ngày xưa tôi là hoa khôi trong làng nên ông ấy mới mê mà lấy đó!” trong khi bà ta th́ gầy đét như que củi và bộ răng như một hàng hiên mái nhà che mưa mà lúc nào cũng cứ tự khen ḿnh là hoa khôi ngày xưa.

 

Ngoài ra, rất nhiều anh có hoa tay nên đă biến những cái sừng trâu thành bao nhiêu là cái lược sừng khắc tên cho vợ con ở nhà, bao nhiêu là tượng Phật, tượng Chúa rất đẹp và quan trọng nhất là cái ḷ nấu bằng dầu hôi chế tạo từ những lon sữa ḅ hay hộp cá ṃi. Chính nhờ cái ḷ dâù hôi này mà mùa Đông chúng tôi có thể nấu ít nước trà nóng hay ít canh rau để giữ ấm được thân nhiệt. Các anh có đầu óc sáng chế và tài hoa này phải kể anh Quát, anh Quang Sừng, v.v.

 

Nội quy do trại đặt ra th́ nghiêm cấm đủ mọi thứ v́ vi phạm là kỷ luật, và mục đích của nó là đóng khung người tù trong điều kiện sống khắc khổ nhất để họ chết dần chết ṃn.

 

Bởi vậy, tuân theo nội quy cứng ngắc đó không khác ǵ cho cổ vào dây tḥng lọng bởi v́ nó chỉ áp dụng cho tù nhân mà thôi c̣n cán bộ họ muốn làm ǵ th́ làm cũng giống y như luật pháp bên ngoài xă hội vậy.

 

Trại giam cũng như một xă hội thu nhỏ lại, tù nhân là dân chúng bên ngoài đă bị tịch thu hết tài sản c̣n bị tṛng vào cổ bao nhiêu tầng áp bức trong khi cấp lănh đạo Nhà Nước th́ làm giầu trên xương máu nhân dân nhưng lúc nào th́ cũng hô hào nhân dân làm chủ, cũng phô trương lừa bịp với thế giới rằng chế độ xă hội chủ nghĩa tốt đẹp hơn chế độ tư bản ngàn lần.

 

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính