Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

Phần III:  Hạnh Phúc Mong Manh

 

 

Anh ngồi bên những luống cải, rau muống và mấy cái dàn mướp, bí bầu và khổ qua, nghỉ một lát để chờ giờ nhập trại với các bạn trong đội 23. Các bạn anh hầu hết ai cũng t́m một mảnh đất nhỏ nào để canh tác riêng cho ḿnh, nhờ thế mà vừa có được rau tươi sạch sẽ cho bữa cơm lại vừa giữ được sức khoẻ.

 

Anh là một trong 20 người tù chính trị của chế độ cũ c̣n sót lại sau bao nhiêu là đợt thả ở trại Hàm Tân Z-30D này. V́ số lượng c̣n lại quá ít nên trại đă hầu như để cho anh và các bạn được thoải mái lao động tự giác chứ không c̣n chế độ giao chỉ tiêu nữa, nên nhờ Trời cũng dễ thở hơn.

 

Bầu trời chiều nay một mầu xanh thẳm và trong vắt không gợn một áng mây. Anh nh́n ra chung quanh toàn là những cây Buông lớn nhỏ bao quanh khu vực sản xuất và những con suối róc rách chẩy qua gần đó, một vùng mà ngày trước là khu rừng thiêng nước độc ít ai dám ở, sau nhờ vào các người tù h́nh sự về đây đầu tiên rồi đến những tù chính trị về khai phá và đă làm cho khu vực này trở thành thuần hóa hơn và phát triển mạnh và đem lại sự sung túc cho trại từ dạo ấy.

 

Nh́n lại ḿnh, anh vẫn không thể tượng tượng rằng ḿnh vẫn c̣n sống, thật như là một phép lạ. Tay anh rờ một bẹ cải xanh đang vươn ra chắc nịch, nâng trái bí đă quá nặng lên trên dàn, để cảm nhận đích thực rằng ḿnh vẫn c̣n hiện hữu trong một cuộc sống quá lênh đênh trên cơi đời này. Nhiều lúc anh cho rằng ḿnh đă sinh ra dưới một ngôi sao xấu để tự an ủi ḿnh mà thôi nhưng dầu sao th́ ḿnh vẫn c̣n đây dù là những người thân yêu nhất của anh th́ bây giờ đă xa cách ngh́n trùng.

 

Hạnh phúc nhỏ nhoi nhất của anh là những khi được thư từ hay những món quà nho nhỏ từ nửa bên kia ṿng trái đất gửi về, dù là anh biết đêm hôm đó ḿnh sẽ không thể nào đi t́m được giấc ngủ. Ban đêm, ngồi một ḿnh trên chiếc giường đơn trong cái mùng vải trong khi đọc kinh và khấn nguyện trước khi đi ngủ, anh có lần thầm trách ông Trời bất công, tại sao vừa cho anh một chút hạnh phúc nhỏ nhoi th́ đă lấy lại của anh một giấc ngủ? Tuy vậy, anh vẫn thầm nghĩ rằng số phận cuối cùng đă mỉm cười với anh bởi v́ anh vẫn c̣n sống.

 

Những buổi chiều êm đềm như buổi chiều hôm nay với tiếng gió th́ thào thổi qua rừng lá Buông, tiếng chim hót líu lo như gọi nhau bay về tổ ấm của chúng v́ màn đêm sắp buông xuống, th́ tâm hồn anh thật nhẹ nhàng và thấy như ḷng ḿnh lắng đọng và những cảnh vật chung quanh như mờ dần đi và cái con tầu ấy như từ từ hiện rơ dần ra như một cơn ác mộng mà anh không thể nào quên được…

 

Cuộc đời anh quả thật như một cuốn tiểu thuyết đầy những yếu tố bất ngờ kể từ khi anh và hàng ngàn người Việt Nam đă quyết định trở về quê hương trên con tầu Việt Nam Thương Tín (VNTT) định mệnh đó.

 

Chuyến trở về trên con tầu định mệnh mà đă vùi dập cuộc đời của hàng ngàn người chỉ v́ ḷng thương nhớ gia đ́nh, thương nhớ quê hương của họ.

 

Khi miền Nam đang ch́m trong khói lửa của biến cố 30 tháng Tư tang tóc th́ anh may mắn đi thoát được đến đảo Guam, bến bờ của Tự Do – niềm ao ước vô biên của hàng bao nhiêu triệu người Việt Nam vào ngày mà Sàig̣n sụp đổ và những năm tháng sau đó.

 

Vậy mà anh đă quyết định trở về sau một thời gian ngắn đến được đảo Tự Do này bởi v́ vợ con anh đều bị kẹt ở lại Sàig̣n.

 

H́nh ảnh người vợ hiền và những đứa con dại c̣n ở lại quê nhà cứ ám ảnh tâm trí anh dù là anh đang được sống trong bầu không khí Tự Do và tạm đầy đủ về vật chất trên đảo này.

 

Trách nhiệm người chồng, người cha trong hoàn cảnh loạn ly đă không quay về kịp để đón vợ con ḿnh và đành phải ra đi ngậm ngùi một ḿnh đă làm cho anh bao đêm thao thức và đó cũng là tâm trạng của những người quyết định lên tầu VNTT để trở về quê hương.

 

Nhưng có một điều họ quên rằng quê hương của họ nay đă đổi thay, căn nhà xưa nay đă đổi chủ.

 

Khi những người trong đoàn bước qua cái cổng sau cùng để lên chiếc tầu VNTT th́ những người Mỹ trong chương tŕnh định cư đă hết lời khuyên can họ nên quay lại vẫn c̣n kịp bởi v́ về tới Việt Nam (VN), họ sẽ bị giam giữ và tù đầy; nhưng ḷng thôi thúc v́ thương nhớ vợ con gia đ́nh và quê hương đă thắng.

 

Anh cũng như họ bỏ ngoài tai những lời cảnh cáo của giới chức Hoa Kỳ và bước lên con tầu định mệnh.

 

Khi con tầu nhổ neo quay mũi hướng về hải phận VN th́ họ không thấy đâu cái anh chàng mà tranh đấu hăng nhất thậm chí c̣n đốt phá một số căn lều trên đảo để đ̣i về VN mọi giá cho bằng được đâu nữa. Lúc ấy mọi người mới lờ mờ hiểu ra rằng anh ta là một Việt Cộng (VC) nằm vùng th́ cũng đă quá trễ rồi.

 

Hoá ra là VC trong kế hoạch hậu chiến của chúng đă cài người vào gịng người di tản qua Mỹ để tiếp tục phá hoại trong cộng đồng chúng ta tại hải ngoại.

 

Con tầu vẫn lặng lẽ rẽ sóng và khi người tài công báo cho biết là sắp vào hải phận Nha Trang th́ mọi người đều reo ḥ mừng rỡ v́ người Quốc Gia chúng ta ai lại không nặng ḷng v́ gia đ́nh vợ con và v́ quê hương đất nước?

 

Nhưng niềm vui đó không kéo dài được bao lâu th́ được lệnh từ trong bờ đánh ra là tầu phải bỏ neo ngoài khơi và không được tiến gần sát vào băi biển khi chưa có lệnh làm mọi người đều thắc mắc.

 

Họ phải chờ đến gần tối th́ mới thấy ba con tầu nhỏ có vơ trang và bộ đội trên đó ra đón và đưa hết họ vào bờ để con thuyền VNTT lẻ loi nằm lại cho sóng vỗ ŕ rào ngoài khơi.

 

Lúc đó họ mới cảm thấy một cái ǵ nguy hiểm đang ŕnh rập chung quanh nhưng đă quá muộn màng v́ một màn lưới giăng ra đă phủ chụp xuống đầu họ bất ngờ, tóm gọn hết toàn bộ những người trở về trên con tầu VNTT. Một lực lượng vũ trang hùng hậu và một đoàn xe vận tải đă chờ sẵn để chào đón họ trên băi biển.

 

Tất cả đều bị tống giam theo lệnh từ trên đưa xuống trong sự ngỡ ngàng đến cùng cực của mọi người và những lời phân bua giải thích như tiếng kêu trong sa mạc.

 

Một vài ngày sau th́ những đàn bà và con nít được thả ra cho về trước, c̣n các thanh niên và đàn ông đều phải trải qua  cuộc thẩm tra ngày đêm v́ họ nghi ngờ rằng t́nh báo Mỹ đưa người về lại VN để đánh phá “cách mạng”. Anh đúng là từ trên Thiên Đường phút chốc rơi xuống Hỏa Ngục trên đất nước của ḿnh.

 

Anh đă bị họ khám xét không c̣n một chỗ nào trên người thoát khỏi cặp mắt cú vọ của mấy tên công an và phản gián. Những lời khai của anh là v́ nhớ vợ con mà quay về không được họ chấp nhận và những cuộc hỏi cung như liên tu bất tận làm cho anh kiệt sức.

 

Họ khám xét từng centimét trên con người của anh từ cọng tóc đến ngón chân, thậm chí soi cả vào cổ họng, hốc mũi, hai vành tai cho đến cả hậu môn làm cho anh cảm thấy ḿnh không c̣n là con người nữa trong tay của họ. Những tháng ngày giam giữ sau khi tầu về đến VN là những ngày tháng kinh hoàng cho anh và những người trở về.

 

Họ xem xét kỹ từng tờ giấy, chiếc bút bi, áo quần, giầy vớ, và tịch thu hết ṿng vàng, đồng hồ và dĩ nhiên tất cả đô la mà anh đem về.

 

Một số nhỏ sau đó được thả về, c̣n đa số bị chuyển đến trại giam khác và bắt đầu một cuộc hành tŕnh đến một nơi vô định với một bản án không công bố và không có thời hạn v́ chủ trương của họ là thà giam lầm hơn thả lầm.

 

Anh c̣n bị chiếu cố kỹ hơn nữa v́ trước năm 1975, anh là nhân viên của tổng lănh sự Mỹ tại Nha Trang nên họ kết luận ngay là điệp viên Hoa Kỳ và không cần xét xử ǵ lâu la hơn.

 

Giấc mơ được về sum họp với gia đ́nh được nh́n thấy vợ con của anh tan ra như bọt sóng đại dương một cách thật không thể nào h́nh dung ra nổi với cái chế độ mới kỳ quái này trên cái quê hương này nữa.

 

Anh không những không được nh́n thấy vợ con ḿnh, gia đ́nh anh cũng không hề được thông báo là anh đă trở về để đến thăm anh mà thân anh tự dưng sa vào ṿng tù tội không biết lúc nào ra.

 

Cuộc đời anh từ đó gian nan và phiêu lưu c̣n hơn câu chuyện người tù khổ sai Papillon anh từng đọc khi trước.

 

Sau nhiều năm qua nhiều trại giam và ra lưu đầy tại miền Bắc th́ anh mới bắt đầu nhận được tin gia đ́nh như một cái sét đánh ngang tai v́ vợ con anh quá nhớ thương anh và không chịu nổi đời sống ḱm kẹp và tàn bạo của chế độ Cộng Sản nên đă lên đường vượt biển. Anh từ bên kia bờ đại dương theo tầu trở về, không gập được những người thân yêu, rơi vào tù tội trong khi vợ con anh lại nghĩ rằng anh đang trên đất Tự Do và lao ra biển để t́m đường sum họp. Ông Trời quả thật là quá trớ trêu để cho con Tạo xoay vần như không.

 

Bao nhiêu năm sau đó anh sống như người mất hồn trong một thân xác trống rỗng cho đến khi qua những gia đ́nh bạn anh đến thăm nuôi th́ anh được tin là vợ con anh đă đến được bến bờ Tự Do b́nh yên, lúc đó anh bắt đầu b́nh tĩnh trở lại và cố gắng sống c̣n để mong c̣n có ngày đoàn tụ.

 

Những ngày tháng đầu tiên trong pḥng biệt giam, ăn uống thiếu thốn toàn khoai sắn và thẩm vấn căng thẳng ngày đêm, đă có những lúc anh nghĩ đến sự giải thoát cho thân xác hết đau khổ, nhưng h́nh ảnh vợ con hiện lên làm anh lại cố gắng chịu đựng từng ngày. Sau một thời bị biệt giam, anh được đưa ra buồng giam lớn và may mắn được ở chung với các bạn tù chính trị chế độ cũ và sức khoẻ của anh dần dần hồi phục.

 

Năm 1979, khi từng đoàn người trong Nam tải hàng tiếp tế cho chồng con của họ đang bị giam trong các trại miền Bắc th́ việc thăm nuôi đó, những sự hy sinh đó của gia đ́nh đă đem lại luồng sinh khí cho những người tù này trong đó có anh.

Ngay cả những trại giam và những cán bộ phụ trách khu thăm nuôi cũng bẩy tỏ ḷng thán phục với gương hy sinh của những người vợ, người Mẹ hay thân nhân vất vả từ Nam ra Bắc. Ngoài ra, anh cũng lên tinh thần khi biết phía bên kia bờ biển Thái B́nh Dương cũng có nhiều cá nhân hội đoàn VN và Hoa Kỳ đang ngày đêm tranh đấu cho những người tù chính trị sớm được thả ra khỏi trại giam.

 

Nhờ vào những sự tranh đấu này và sự tiếp tế vật chất tiền bạc thuốc men từ gia đ́nh mà cuộc sống của anh và các bạn trong lao động khổ sai và lưu đầy cũng bớt phần gian khổ và nhân phẩm được tôn trọng hơn. Những người tù này không c̣n phải mặc áo quần đóng dấu “cải tạo” sau lưng nữa, có thể mặc quần tây áo sơ mi gia đ́nh gửi đến, và buổi tối được ở ngoài sân cho đến chín giờ th́ mới phải vào buồng giam.

 

Anh dù là qua bao nhiêu gian truân bao nhiêu là thăng trầm như từ cơi chết trở về cơi sống nhưng lúc nào anh cũng tỏ ra hoà nhă và vui vẻ với mọi người chung quanh nhất là với các bạn tù đống cảnh ngộ và được anh em thương mến.

 

Nhiều người cũng về từ tầu VNTT và cũng bị lưu đầy ra miền Bắc nhưng dần dần họ được thả ra về hết. Anh Hoá, Trung Úy cũng v́ theo tầu về mà bị giam mười ba năm là người bị giam lâu nhất sau anh. Sau đợt thả lớn vào tháng chín năm một chín tám bẩy và dịp Tết năm một chín tám tám th́ chỉ c̣n chín mươi người tù chính trị c̣n lại trên đất Bắc trong trại Nam Hà và anh là người duy nhất c̣n lại của chiếc tầu định mệnh VNTT.

 

Thời gian sống chung tại trại Nam Hà, những khi kể về con tầu VNTT, anh kể lại với một sự b́nh tĩnh và chấp nhận số mệnh và không hề tỏ lời than trách Chúa hay Ơn Trên và vẫn dốc tâm cầu nguyện hằng đêm theo tôn giáo của ḿnh. Anh cũng t́m niềm vui khi xin nhận con chó con Pepsi về nuôi và chia sẻ niềm vui đó cho cả đội.  Đối với các cán bộ trại, anh luôn tỏ ra điềm tĩnh và sẵn sàng giúp đỡ cho họ hay khu gia binh nếu cần đến thuốc men hay vật dụng ǵ mà anh có và do đó anh cũng thâu được cảm t́nh và sự v́ nể của các cán bộ trại giam. Chính v́ những con người như anh mà cuộc sống của những tù nhân bên chính trị được cởi mở hơn và t́nh trạng căng thẳng giữa tù nhân và phía trại giam cũng không c̣n và lần đầu tiên mà nhiều người trong khu gia binh đă gọi anh và các bạn là ân nhân của họ. Mỗi khi có chuyển trại th́ khu gia binh kéo ra đầy đường và giơ tay của mấy đứa con nhỏ đang bồng lên vẫy chào và luyến tiếc những người tù nhiều ḷng vị tha này.

 

Có những cán bộ nữ thường xuyên liên lạc với chúng tôi về mua bán tại căng-tin chẳng hạn th́ chạy xe đạp thẳng vào trại đến trước cửa buồng giam để chúc chúng tôi mạnh khoẻ khi vào trại mới, và mắt th́ đỏ hoe và giọng nghẹn ngào xong th́ lại vội vă chạy xe đạp ra sợ các người khác trông thấy. Có tên trực trại trước kia được mệnh danh là “hung thần” khi thấy chúng tôi lần lượt lên xe di chuyển vào Nam th́ thốt ra một câu:”Các anh đi rồi chúng tôi như  chết đi nửa người và trại này sẽ hoang vắng lắm”.

 

Chúng tôi đều không ngờ rằng sau mười mấy năm bị tập trung “cải tạo” th́ người bị cải tạo lại chính là họ, những người phía bên kia chiến tuyến.

 

Anh nh́n tôi và các bạn và trong ḷng chúng tôi đang rộn lên một niềm vui v́ kết cuộc th́ sự nhẫn nhục chịu đựng và ḷng vị tha của những người tù này đă khiến cho một điều không thể xẩy ra được đă xẩy ra, đó là những bông hoa đă nở ra được trong ḷng Địa Ngục trần gian trên miền Bắc.

 

Anh là Hoàng Hiểu, người về từ con tầu VNTT, một trong 20 người tù cuối cùng, chỉ v́ ḷng thương nhớ vợ con mà đă phải trả bằng cái giá của mười bẩy năm tù đầy.

 

Anh được thả ra khỏi trại Hàm Tân, B́nh Thuận ngày 29 tháng Tư năm một chín chín hai. Một năm sau th́ anh được đưa vào danh sách Z-05 theo chương tŕnh H.O. và qua Mỹ đoàn tụ với gia đ́nh. Một cuộc đoàn tụ đầy xúc cảm và nước mắt nhưng là những giọt nước mắt của hạnh phúc sum vầy; một h́nh ảnh đoàn tụ mà anh cứ tưởng sẽ đến với anh mười bẩy năm trước khi anh leo lên con tầu VNTT để về lại quê hương.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính