Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

Phần XXIII: Ngày Trở Về (3)

 

 

Buổi sáng hôm ấy là một buổi sáng mà tôi khó có thể quên được trong cuộc đời của ḿnh.

 

Một buổi sáng cũng b́nh thường như mọi buổi sáng trong trại Hàm Tân, nhưng nó đă trở nên khác thường, sáng ngời, đầy ánh b́nh minh và tràn đầy niềm vui khi chúng tôi từ trong hội trường bước ra và trên tay mỗi người cầm một tờ “Giấy Ra Trại”.

 

Đó là ngày 29 tháng Tư năm một chín chín hai, đánh dấu chấm dứt mười bẩy năm trong trại giam tập trung và những người tù cuối cùng đang chuẩn bị rời trại, rời cuộc sống tăm tối không có ngày mai để trở về với xă hội bên ngoài.

 

Tôi nh́n tờ giấy ra trại, một miếng giấy chỉ to hơn hai ḷng bàn tay một chút hay hai phần ba tờ giấy đánh máy, mầu xám đậm trông mất cảm t́nh v́ c̣n thua tờ giấy báo gói hàng hoá ngoài chợ. Nếu không phải là tờ giấy trả lại tự do cho chúng tôi th́ chắc là tôi ném nó vào thùng rác.

 

Chúng tôi rảo bước vội về buồng để gom các đồ đạc và vật dụng cá nhân. C̣n một hai anh vẫn cứ đứng ngay cửa hội trường, tay cầm tờ giấy nh́n xuống đất như suy nghĩ điều ǵ hay v́ c̣n đang xúc động và bàng hoàng?

 

Trong ḷng tôi thật nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tôi vừa vui v́ cái ngày mà ḿnh chờ đợi bấy lâu nay đă tới, đă thành sự thật và vừa suy nghĩ, vừa lo lắng về cuộc sống mới bên ngoài của ḿnh sẽ ra sao. Tôi nh́n qua các bạn ḿnh th́ thấy họ như vẫn giữ được sự b́nh tĩnh, nhưng tôi biết rằng trong tâm trí họ cũng giống như tôi đang có những đợt sóng trào dâng.

 

Tôi đă từng đứng nh́n có lẽ hàng trăm lần các bạn tù cùng trại được thả về với tờ giấy này trên tay, nhưng tên ḿnh chẳng bao giờ có; tôi đă âm thầm tuyệt vọng với nỗi buồn ray rứt trong tâm hồn khi trở vào buồng giam để tiếp tục nữa kiếp tù đày trên con đường đi măi không đến đó.

 

Có ngờ đâu khi mà chúng tôi chờ đợi đă quá lâu rồi, khi mà chúng tôi đă quá chán chường để nghĩ tới niềm hy vọng được thả, khi mà chẳng ai c̣n thiết tha nghĩ tới…ngày về nữa th́ đùng một cái được thả ra như ngày hôm nay, chúng tôi tựa như trên trời rơi xuống.

 

Từ hội trường về căn pḥng tôi đang ở chỉ khoảng hơn trăm mét mà sao tôi thấy nó có vẻ dài hơn mọi ngày. Có lẽ khi cầm tờ giấy ra trại trên tay th́ ư nghĩ đầu tiên loé trong đầu tôi là : phải thu dọn thật nhanh đồ đạc của ḿnh để ra khỏi chỗ này sớm giây phút nào tốt giây phút ấy v́ chẳng c̣n cái ǵ mà lưu luyến thêm . Bên cạnh đó, chúng tôi tuy không nói nhưng ai cũng sợ lần chần măi lỡ mà họ đổi ư thâu tờ giấy này lại th́ khổ.

 

Bởi có sống dưới chế độ Cộng Sản và có nằm nhiều năm trong trại tù của Cộng Sản th́ mới thấy được tận đáy những đau thương gây ra do sự lừa bịp và xảo trá ẩn bên trong những từ ngữ mị dân được đánh bóng của họ.

 

Nắng đă bắt đầu lên cao chiếu rọi vào căn pḥng, chúng tôi vội vă gom các thứ cần thiết cho nhanh để bước ra khỏi căn pḥng nơi chúng tôi mới dọn vào ở mấy tháng nay. Có anh c̣n bỏ quên vài đồ đạc ngoài khu lao động nên không hiểu có xin chạy ra đó hay không. Chắc là hơi mất b́nh tĩnh chứ vài cái soong nồi lặt vặt th́ xá ǵ mà cất công chạy ra nữa v́ nếu trễ giờ họ bỏ lại th́ khóc hận.

 

Riêng tôi khi ra đi mang theo duy nhất một cái ba lô của lính th́ nay trở về cũng chỉ đem về cái ba lô thân thương đó mà thôi, nó trông vẫn y hệt như ngày nào tôi xách vào trường Chu Văn An, Chợ Lớn, gối đầu lên nó nằm chờ xe cam nhông chở đi “cải tạo”, chỉ có cái khác là ba lô bị thủng một vài chỗ do bị chuột đục và tôi đă vá lại rồi.

 

Tất cả các đồ hộp và thức ăn dự trữ tôi nhét hết vào một cái thùng sắt tây có nắp, tôi chỉ bỏ pḥng hờ vài thức ăn trong ba lô đem theo bên ḿnh thôi, v́ kinh nghiệm sống trong trại giam là chỉ khi nào bước chân về đến ngưỡng cửa nhà ḿnh th́ mới yên tâm là đă về nhà. Tôi bê thùng sắt tây này lên pḥng bốn ông tướng để lại cho các anh, v́ hôm đó chỉ mười sáu anh em chúng tôi được thả. Bốn anh tướng c̣n ở lại , sau đó khoảng năm ngày th́ bốn anh mới có giấy ra trại. Ḷng dạ của Cộng Sản thật là khó hiểu và tính toán như vậy đó, chỉ c̣n có hai mươi người cuối cùng trong tù mà họ cũng tách ra làm hai lần, thả cách nhau mấy ngày.

 

Căn pḥng nhỏ hẹp của chúng tôi bỗng huyên náo và nhộn nhịp hẳn lên với mọi người tại giường cá nhân của ḿnh, người th́ đang cuốn mùng mền, người th́ lo đóng gói các vật dụng lại cho gọn ghẽ để ra về gấp rút giống như cuộc hành quân vậy.

 

Mấy tay trật tự của trại cũng vào và chia vui với chúng tôi, tôi bước ra bắt tay họ và chúc họ ở lại mạnh khoẻ sớm về với gia đ́nh. Bốn ông tướng từ căn pḥng trên tam cấp cũng bước xuống hỏi han chúng tôi tíu tít và chúc ra về vui vẻ. Tôi bỗng dưng thật xúc động nghĩ đến các anh c̣n ở lại, tôi bắt tay các anh thật lâu và chúc các anh sẽ ra về nay mai.

 

Anh Di vẫn nụ cười tươi siết chặt tay tôi, anh Giai vẫn dáng gật gù ra chiều đắc ư khi thấy chúng tôi chuẩn bị ra khỏi trại, anh Thân cười hiền hậu vẫy tay chào và anh Đảo đến bắt tay từng người. Dù bốn anh bề ngoài trông b́nh tĩnh nhưng vẫn có một thoáng buồn trên nét mặt . Chúng tôi càng ở tù lâu với nhau th́ càng hiểu nhau và có t́nh thương gắn bó hơn. Nay chúng tôi ra về mà bốn anh c̣n ở lại th́ tránh sao không khỏi bùi ngùi.

 

Bên ngoài th́ trại đang thúc dục chúng tôi ra đón xe đ̣ về Sàig̣n. Tôi vẫy tay chào bốn anh lần chót rồi vác ba lô lên vai cùng với các bạn ra tập trung phía cổng trại. Tôi nh́n lại căn pḥng lần nữa để kiểm soát xem có c̣n bỏ sót lại ǵ không nhưng căn pḥng đă trống trơn và chỉ c̣n bao b́ giấy má vứt lung tung trên đất.

 

Nh́n chung quanh thật không ngờ là tôi đă sống bốn năm ở đây từ năm một chín tám tám, lúc c̣n hơn một trăm năm mươi người đến hai mươi người và bây giờ tụi tôi đang rời trại chỉ c̣n bốn ông tướng trên căn pḥng tam cấp.

 

Thời gian trong tù nhiều lúc thật là chậm y như trái đất không c̣n quay nữa nhưng bây giờ th́ thật nhanh và cái cổng trại đang ở trước mặt chúng tôi.

 

Mới ngày nào mười sáu năm trước đang ngủ trong buồng giam của trại Cải Huấn Thủ Đức, chúng tôi bị đánh thức dậy khi trời chưa sáng để gấp rút rời trại di chuyển ra Bắc bắt đầu cuộc sống lưu đầy; bây giờ mười sáu năm sau, chúng tôi cũng mau chóng quải hành lư để rời trại nhưng với trạng thái hân hoan thơ thới của những người vừa được trả tự do.

 

Vĩnh biệt những cuốc với xẻng, vĩnh biệt những năm tháng tù đày lao động khổ sai, vĩnh biệt luôn cái địa ngục trần gian kinh hoàng đă giam hăm và đầy ải những người tù suốt mười bẩy năm qua.

 

Chúng tôi vừa tập họp xong th́ được lệnh xuất trại v́ thủ tục khám xét rất nhanh chóng và chỉ làm cho có lệ.

 

Một lúc sau th́ chúng tôi đă leo lên xe đ̣ và cái cổng trại bằng sắt của Hàm Tân Z-30D đă nặng nề khép lại đàng sau lưng. Tôi muốn nh́n nó lần cuối nhưng người tù có một cái tin dị đoan là ngày có giấy thả về và bước chân ra khỏi cổng trại giam rồi th́ không bao giờ nên ngoái lại.

 

Cánh cửa tù đă đóng, đóng lại cả một quăng đời đen tối trong đó hàng ngàn người tù đă lần lượt ngă xuống: bị xử bắn, bị tra tấn, bị kiên giam, bị bỏ đói, bị bệnh tật hành hạ thân xác cho đến chết; và những người c̣n lại th́ vẫn tiến về phiá trước như những bóng ma bên cạnh cuộc đời.

 

Hôm nay là một ngày đặc biệt trong đời, tôi có cái cảm giác lâng lâng như thể ḿnh đang sống trong mơ chứ đây không phải là thực tế nếu không có những cái sóc của xe lăn bánh trên con đường toàn đá sỏi đôi lúc làm nẩy người tôi lên. Cũng con đường này bốn năm trước chúng tôi đi ngược chiều từ ngoài lộ vào đây và bước vào trại với bao ưu tư trong đầu về cái trại giam mới này.

 

Tôi nhớ lời thầy tôi nói trước khi hai thầy tṛ chia tay nhau để thầy trở về ngôi chùa thân yêu Thới Ḥa ở Sàig̣n và tôi th́ ở lại, lúc mà tất cả các vị Tuyên Úy của các tôn giáo đều được thả về vào tháng Chín một chín tám bẩy tại trại Ba Sao Nam Hà tỉnh Hà Nam Ninh: “Sau này mỗi khi nghĩ lại, con sẽ thấy như là một cơn ác mộng”.

 

Quả thực mười bẩy năm là một cơn ác mộng dài đầy hăi hùng và chúng tôi cũng không ai nghĩ rằng ḿnh c̣n sống sót được sau bao nhiêu năm thiên nan vạn nan ấy.

 

Bây giờ tôi đây đang là những người cuối cùng ra khỏi trại giam và đó là sự thật.

 

Tôi ngồi gần cửa sổ, cái ba lô dưới chân, nh́n những hàng cây hai bên đường từ từ lui về sau. Tôi sờ khung cửa sổ và cái thành ghế ngồi rồi nh́n các hành khách khác trên xe để biết chắc rằng đây không phải là giấc mơ.

 

Chúng tôi đang rời xa dần trại giam Hàm Tân, xa dần khu rừng lá Buông nhiều kỷ niệm, hướng ra Quốc Lộ để xuôi nam về thành phố. Nhiều hành khách trong đó có các cụ già, các chị buôn thúng bán bưng, các em nhỏ, cứ tṛn xoe mắt nh́n chúng tôi v́ họ không tin là mười bẩy năm sau khi hết chiến tranh mà tù chính trị chế độ cũ vẫn c̣n bị giam giữ trong trại tù.

 

Những hành khách trên xe đều tỏ thiện cảm với những người tù vừa được trả tự do, mỗi người hỏi một câu tạo thành một không khí thật là ấm cúng như trong đại gia đ́nh vậy, có các cô bác c̣n cho chúng tôi trái cam trái quít hay chiếc bánh lá. Nh́n chiếc bánh lá ḷng tôi lại chợt nhớ đến cô bé tại ga Diêu Tŕ ngày nào trên chuyến tầu chúng tôi xuôi về Nam đă biếu không cho chúng tôi nguyên thúng bánh lá của cô rồi quầy quả chạy xuống toa tầu mất hút vào đám đông.

 

Làm sao t́m gập lại được người con gái bé nhỏ có tấm ḷng vàng ấy để cám ơn?

 

Các chị buôn bán ngồi trên xe đ̣ nghe nói chúng tôi là người chế độ cũ th́ tin tưởng hơn và kể ra nhiều câu chuyện khó khăn và đau thương ngoài xă hội lúc đó cũng muôn vàn gian truân sau khi chúng tôi vừa vào tù:

 

- “Các anh biết không lúc đó khổ lắm, dân cũng không có cơm mà ăn, toàn là bo bo không à, riết rồi chịu hổng nổi mới kéo nhau ra biển vượt biên đó.”

 

- “Nào là nó đổi tiền rồi nó đánh tư sản, đi kinh tế mới, ôi thôi người dân nào cũng mất hết tài sản. Cái mạng ḿnh c̣n sống là may phước lắm rồi.”

 

Có chị c̣n rành về thời sự:

 

- “Nhưng thôi nói chi nhiều, mấy ổng về Sàig̣n rồi th́ cũng chuẩn bị đi nước ngoài với gia đ́nh chứ c̣n ở đây nữa đâu.”

 

Tôi chỉ nh́n các chị cười thông cảm tuy không nói ǵ nhưng trong ḷng vui vui v́ đây là lần đầu tiên sau mười bẩy năm tôi có dịp ngồi nói chuyện trực tiếp với người dân và nhận thấy rằng họ vẫn c̣n mang trong ḷng một ấn tượng đẹp đẽ về chế độ cũ VNCH và sau nhiều năm sống dưới sự ḱm kẹp áp bức và bần cùng hoá của chế độ mới người dân đă quá lầm than nên nhận chân được bộ mặt thực bịp bợm của cái gọi là chế độ xă hội chủ nghĩa.

 

Khi người dân đă nhận ra được sự thực th́ không c̣n ai tin nữa và chế độ Cộng Sản này coi như đă bị cứa đứt ngay tại gốc rễ rồi.

 

Ngồi trên xe đ̣ mà hồn tôi như để tận đâu đâu trong khi xe đang lăn bánh trên quốc lộ. Tôi cũng chẳng hiểu v́ sao ḿnh ốm yếu như thế mà c̣n sống sót được? Nh́n hàng cây bên đường, những ngôi nhà, những vườn tược đang chạy lùi lại phía sau, mắt tôi mờ dần trở về với kư ức không bao giờ quên được cái cảm giác lạnh trong xương sống lúc một giờ sáng một ngày tại trại cô nhi Long Thành mười sáu năm trước. Những khuôn mặt lạnh lùng chĩa các họng súng AK, CKC vào chúng tôi khi gạn lọc ra những thành phần “nguy hiểm cho chế độ” phải tức khắc di chuyển một cách âm thầm trong đêm tối ra Bắc.

 

Rồi ba ngày sau đó, cái cảm giác hăi hùng bơ vơ và tuyệt vọng khi biết ḿnh đă bước chân xuống phi trường Gia Lâm, Hà Nội của miền Bắc xă hội chủ nghĩa, khi biết ḿnh đă bị tách khỏi miền Nam thân yêu bắt đâu cuộc sống lưu đầy nơi rừng thiêng nước độc. Lúc đó, chúng tôi không khác ǵ những con cá đang nằm trên thớt chờ đợi cơn thịnh nộ của tên đao phủ.

 

Một tay cán bộ của Bộ Nội Vụ ra đón chúng tôi tại sân bay và nói huyênh hoang rằng các anh sẽ được ở nhà ngói có điện và có “điều kiện để cải tạo tốt” mau sum họp với gia đ́nh. Họ đang đưa chúng tôi vào cơi chết trong những nhà giam tồi tàn nhất thế giới của một nước cũng nghèo nàn và lạc hậu nhất trên thế giới mà vẫn nói được những lời giáo điều dối trá như vậy.

 

Thực tế là chúng tôi được chở về giam ở những buồng không có điện. Ban đêm tối như hũ nút ngửa bàn tay ra cũng không thấy v́ tuy có điện nhưng họ cúp các buồng giam tù chính trị, và họ cũng không cấp cho một ngọn đèn dầu nào.

 

Họ tạo điều kiện cho chúng tôi “cải tạo” tốt bằng cách cho ăn cầm hơi nhưng lao động quá sức người để từ từ mà kiệt lực.

 

Người tù phải khiêng những tảng đá to nhỏ đủ cỡ, do bên h́nh sự bắn ra từ trong núi, trên đôi vai gầy ṃn mỏi dần đi theo tháng ngày, để tiến hành việc xây dựng và mở rộng trại giam đón thêm nhiều tù mới.

 

Người tù áo rách tả tơi v́ mồ hôi và khiêng đất đá, c̣n hai tay và hai chân th́ ră rời sau mỗi ngày lao động, cho nên sau vài năm khổ sai như vậy với t́nh trạng thiếu ăn thiếu mặc, bệnh dịch lây lan không có thuốc men, sức khoẻ th́ suy nhược, chúng tôi cũng không biết lúc nào Thần Chết sẽ đến rước ḿnh đi.

 

Mùa Đông th́ rất lạnh và rét mướt, phải nói là quá lạnh đối với những người tù thiếu ăn uống, không quần áo ấm, mỗi người chỉ được cấp một cái mền đỏ của Tầu. Có anh quấn trong người từ trong ra ngoài là mười tám lớp toàn là giấy báo mà đêm đến lạnh quá không nằm xuống được nên ngủ ngồi dựa vào tường trong thế co ro mà vẫn run bần bật.

 

Bởi thế bi thuốc lào hay điếu thuốc lá là thứ không thể thiếu được trong đời sống người tù nhất là trong thời tiết băng giá. Tôi chẳng biết điếu cầy là cái ǵ mà cũng phải tập hút để chống lạnh, riết rồi quen, quen rồi khó bỏ nó đúng như các cụ nói: “đă chôn điếu xuống lại đào điếu lên”.

 

Nhưng cái khó khăn là lấy đâu ra lửa để mà hút thuốc? Cho nên cái khó nẩy ra cái khôn và không biết ai là người nghĩ cách chẻ một que diêm ra làm bốn với một lưỡi lam mài thật sắc.

 

Người tù phải hết sức tập trung khi một tay cầm lưỡi lam, tay kia cầm que diêm thật vững th́ mới chẻ được nó ra làm hai rồi từ hai thành bốn mà que diêm không bị gẫy và diêm sinh chẻ ra làm bốn vẫn ngay ngắn, không bị vỡ vụn ra.

 

Nhờ đó mà kéo dài được mấy hộp diêm quẹt đem từ trong Nam ra. Mỗi lần sắp sửa đánh một que diêm th́ hô cho cả buồng chuẩn bị “nạp đạn”- nghĩa là sẵn sàng nạp bi thuốc lào vào các điếu cầy để cả buồng châm lửa cùng hút một lúc.

 

Bữa ăn mà trại phát cho th́ chỉ tạm dằn cơn đói xuống chứ lưng bát cơm hay cái bánh bột hấp, lưng chén bo bo vào bao tử chẳng thấy nó đâu, bởi vậy bi thuốc lào hay điếu thuốc lá là người bạn an ủi nhất cho người tù sau mỗi bữa ăn.

 

Mỗi tháng trại cấp cho ba đồng tiêu vặt th́ ngoài kem đánh răng ra là để dành mua thuốc lá thuốc lào loại sản xuất nội địa như “Sa-Pa” hay “Tam Đảo” v́ căng-tin trại cũng chẳng có ǵ để mua nữa.

 

Những mặt hàng nhu yếu phẩm đều khan hiếm và lẽ dĩ nhiên không bao giờ đến tay người tù.

 

Chỉ khi nào có phái đoàn ngoại quốc đến thăm th́ trại mới dàn cảnh rất khôi hài là đặt trên mỗi gối của tù nhân một hộp sữa đặc trong lúc họ đang đi lao động bên ngoài xa trại và sau khi phái đoàn ra khỏi cổng th́ trại họ thu các hộp sữa đó lại.

 

Trong các sự thiếu thốn lúc ban đầu phải kể đến hạt muối. V́ trại cấm lưu trữ muối sợ tù dùng muối để bẻ song sắt buồng giam trốn trại, nên ngoài bát lưng cơm hay khoai sắn ngày hai bữa là một ít nước muối loăng rưới lên cơm để ăn vậy thôi. Sau này họ cũng bỏ luôn không cho nước muối loăng nữa.

 

Có anh nói với tôi rằng khi nào ở tù ăn hạt muối mà ngọt như hạt đường th́ mới là đă ở tù.

 

Quả là như vậy, từ trong Nam ra Bắc tôi c̣n trữ được muối vào hai ống Aspirine nhỏ xíu và không ngờ sau đó nó quí như vàng. Mỗi khi ăn cơm tôi gọi vài bạn thân đến và rắc cho mỗi người tí ti muối trên cơm là hạnh phúc rồi.

 

Lúc ấy, nhấm hạt muối không c̣n thấy nó mặn nữa mà lạ lùng một điều là nó lại trở nên đậm đà và hơi ng̣n ngọt.

 

Một kỷ niệm khó quên nữa trong tôi là : đội lao động của tù chính trị tên là đội 20.

 

Đội 20 khi tôi chuyển trại về Nam Hà năm một chín tám ba và đội cũng tên 20 khi chúng tôi vào Hàm Tân năm năm sau đó.

 

Khi về Nam Hà, tỉnh Hà Nam Ninh, chúng tôi được biết rằng đội 20, gồm nhiều anh em trẻ thuộc thành phần Phục Quốc bị bắt sau tháng Tư 1975, đă anh dũng đứng lên biểu t́nh chống lại chế độ hà khắc của trại giam và sau đó các anh em này đă bị trả thù tàn bạo trong khu kiên giam.

 

Cũng đội 20 mà tôi đă sống qua hơn ba năm trời tại Hàm Tân, miền Nam, chúng tôi đă đồng loạt biểu t́nh dưới h́nh thức bất bạo động chống lại lao động khổ sai, nhưng may mắn nhờ Ơn Trên chúng tôi đă thắng.

 

Tên đội 20 như đă đi vào lịch sử và mang theo nhiều kỷ niệm đau thương lẫn tự hào với h́nh ảnh các người tù chính trị đă hiên ngang và công khai, tay không đứng lên chống lại cái chế độ bạo quyền của hệ thống trại giam Cộng Sản.

 

Tôi đang miên man theo ḍng tư tưởng lùi về dĩ văng, một dĩ văng đầy thương đau và tủi nhục, th́ tiếng động lao xao trên xe đ̣ đưa tôi về thực tại.

 

Tôi rùng ḿnh một cái ra khỏi cơn ác mộng, hoá ra ḿnh vừa hồi tưởng lại những năm trước c̣n trong tù, bây giờ tôi ngồi đây và chỉ hơn tiếng đồng hồ nữa là về đến thành phố, tôi như con chim đă xổ lồng đang tập vỗ đôi cánh để sắp bay đi thật xa đến chân trời mơ ước.

 

Tiếng người nói lao xao v́ xe đ̣ bỗng chết máy phải dừng lại với tiếng vừa càu nhàu vừa diễu của tài xế:

 

- “Tại các ông ấy ở tù lâu quá nên làm cho xe đ̣ của tui bị “pan” chứ xe nầy ngon lắm có bao giờ ngừng ẩu như vậy đâu. Chắc tại học bài không thuộc chứ ǵ nên mới đi học tập lâu dữ dzậy.”

 

B́nh thường th́ tôi rất không ưa ai dùng chữ “học tập” hay “cải tạo” để chỉ cái lao động khổ sai trong tù tập trung của Cộng Sản nhưng tôi chỉ cười không nói ǵ v́ biết sau mười mấy năm người dân đă quen với các từ ngữ tuyên truyền của Cộng Sản rồi, nay bảo họ sửa lại cũng không phải là dễ.

 

Riêng chúng tôi th́ tuyệt đối không dùng các từ ngữ lừa bịp đó của họ.

 

Sau khi khoảng mười lăm phút kiểm soát lại máy lóc dầu nhớt, máy xe nổ trở lại và bác tài xế cười rất tươi nhe ra mấy cái răng vàng, ông ta ngoái đầu lại nh́n chúng tôi nheo mắt một cái rồi lái xe trực chỉ Sàig̣n.

 

Đúng là tuưp người miền Nam chân thật và hiền hoà.

 

Hai tiếng Sàig̣n làm tim tôi đập nhanh hơn bởi v́ trong suốt mười bẩy năm xa Sàig̣n, xa miền Nam, trong ḷng tôi lúc nào cũng nhớ không bao giờ quên được những kỷ niệm thật êm đềm và những năm tháng tôi lớn lên và trưởng thành ở thành phố thân yêu này. V́ mất miền Nam mà tôi phải xa thành phố ấy mười bẩy năm qua nhưng giờ đây tôi đang trên chuyến xe đ̣ này xuôi về thành phố và cái ǵ tôi cũng thấy lạ, từ phong cảnh dọc theo Quốc Lộ, đến nhà cửa, phố xá bên đường. Chắc là về đến Sàig̣n th́ tôi sẽ lạc đường v́ đường xá đều đă đổi tên và ngay cả tên thành phố “Sàig̣n” cũng không c̣n nữa.

 

Nói đến hai chữ Sàig̣n th́ khi chúng tôi lần đầu tiên ở ngoài Bắc khoảng đầu năm một chín bẩy chín được viết thư về gia đ́nh để xin tiếp tế, nhiều anh đă suưt nữa không được gửi thư v́ anh nhất định đề tên thành phố nơi đến là Sàig̣n, không chịu viết là thành phố HCM. Sau cùng anh em bảo nhau là “chấp kinh th́ phải ṭng quyền” và sức khoẻ của ḿnh là trên hết, không nên chấp những tiểu tiết, nhất là việc liên lạc với gia đ́nh sau bốn năm biệt tin là điều quan trọng, th́ anh mới chịu viết tên thành phố HCM vào mà trên gương mặt c̣n đỏ lên v́ tức giận.

 

Về đến Sàig̣n th́ tôi sẽ làm ǵ trước? Chắc là tôi phải nhờ người chạy xuống Phú Lâm báo cho hai con tôi biết.

 

Hai con tôi chắc mừng lắm nghe tin Bố nó đă về, dầu sao tôi cũng c̣n may mắn v́ cả hai cháu đều hiếu thảo và đều thương tôi và hơn một năm gần đây khi toàn bộ Mẹ và các em tôi đă qua Mỹ th́ hai cháu vẫn thường cắp giỏ vào thăm tôi trong tù. Ngoài ra cả hai cháu đều được nhiều bạn tôi rất là thương mến. Có nhiều anh c̣n muốn làm thông gia với tôi v́ con gái tôi vừa đẹp người vừa đẹp nết và cậu con trai cũng bảnh nữa.

 

Một kỷ niệm khó quên là lúc con gái tôi tên Trâm mới lên mười ba ra Bắc thăm tôi cùng mẹ cháu, tôi đă ngầm liên lạc được với hai mẹ con và dặn cháu ngày mai qua bên đội đem các thư “chui” về dùm cho các bác. Hôm sau cháu mặc một váy đầm xoè rất đẹp dài gần đến cổ chân, mau mắn chạy qua chỗ lao động của đội gạch và thâu hết các thư từ mà bạn bè trong đội muốn gửi về gia đ́nh. Lúc cháu nhét thư vào đầy hai túi quần rồi cột một mớ nữa vào hai chân xong vội chạy về khu thăm nuôi th́ đă có vài cậu trước kia là Thiếu Úy c̣n độc thân đă nửa đùa nửa thật gọi tôi bằng Bố làm bỗng dưng tôi thấy ḿnh già.

 

Việc thứ hai là tôi sẽ đánh điện thư ngay qua Mỹ cho Mẹ và các em tôi mừng. Tất cả công lao của toàn thể gia đ́nh bao gồm cả vợ chồng anh ba và vợ chồng cô bẩy ở bên Mỹ đă gửi tiền cùng quà về VN và nhất là Mẹ tôi luôn nắm giữ cán cân suốt mười bốn năm qua trong việc thăm nuôi tôi đă đơm hoa kết trái với ngày tôi trở về c̣n tương đối mạnh khoẻ.

 

Nói đến ngày trở về làm tôi liên tưởng tới tác phẩm :”Khi Người Tù Trở Về” của đại văn hào Pháp Andre Malreau.

 

Câu chuyện về một nhóm tù binh Pháp được trả tự do sau Thế Chiến, khi quân Đức bại trận.

 

Trên chuyến xe lửa trở về quê hương, một viên sĩ quan trẻ khoe với các bạn anh về người vợ tuyệt vời của ḿnh và anh ta sẽ làm ǵ trong giây phút đầu tiên được đoàn tụ trong niềm mơ ước, anh phác thảo một viễn ảnh sum họp thật hạnh phúc của vợ chồng anh dưới mái ấm gia đ́nh như ngày xưa. Tuy nói vậy nhưng trong ḷng anh lại tương phản với ư nghĩ rằng không biết vợ ḿnh có c̣n chờ đợi ḿnh hay không?

 

Khi anh về đến ngôi nhà cũ, anh không vào thẳng nhà mà đi ṿng chung quanh để quan sát bữa cơm chiều xem vợ ḿnh có sống với ai không. Núp sau bụi cây sau nhà, anh thấy người vợ gầy ốm hơn xưa nhưng đang rất tươi vui lăng xăng bầy biện hai phần ăn, hai chiếc muỗng, hai chiếc nĩa th́ anh lầm tưởng rằng vợ ḿnh đang sống với người khác nên hai gịng nước mắt anh tuôn ra và anh lủi thủi đi mất.

 

Trong khi ấy người vợ được tin chồng ḿnh sẽ trở về nên đă nấu ngay món súp đặc biệt cho chồng nhưng chờ măi mà không bao giờ thấy người chồng trở về nữa.

 

Hoàn cảnh của tôi th́ khác nên tôi không thể trở về mái nhà xưa trong Phú Lâm, Quận Sáu mà tôi sẽ về tạm thời ở chung với gia đ́nh anh Minh là ông anh thứ hai của tôi trên đường Trương Minh Kư, bây giờ chả biết là tên đường ǵ nữa, nhưng tôi cũng chẳng quan tâm v́ mục tiêu trước mắt của tôi là tiến hành thật nhanh thủ tục nộp đơn ra đi theo chương tŕnh H.O. v́ an ninh cho bản thân ḿnh và v́ tương lai cho hai đứa con.

 

Tôi tự biết rằng những người tù cuối cùng như chúng tôi sở dĩ có được ngày trở về là do sự can thiệp mạnh mẽ của các cá nhân, các hội đoàn Việt-Mỹ, của chính phủ Mỹ và trên thế giới nữa đă tranh đấu liên tục không mỏi mệt cho tù chính trị bao nhiêu năm trời, tranh đấu cho đến khi Hà Nội phải lui bước và phải thả hết các tù nhân ở ngoài Bắc sau đó là thả hết các tù trong Nam.

 

Sự bền gan tranh đấu ấy là một nghĩa cử thật cao quí mà suốt đời tôi không bao giờ quên.

 

Điều này một lần nữa khẳng định rằng nếu chúng ta tích cực và bền bỉ tranh đấu chống Cộng Sản đúng lúc th́ Cộng Sản sẽ buộc phải lui.

 

Biểu tượng của các hội đoàn tranh đấu mạnh nhất là hội gia đ́nh các tù nhân chính trị của bà Khúc Minh Thơ.

 

Một ân nhân mà tôi luôn ghi nhớ trong ḷng là Tổng Thống Hoa Kỳ Ronald Reagan, vị Tổng Thống anh hùng không những đă cứu chúng tôi ra khỏi tù mà c̣n đẩy lùi sự bành trướng của Cộng Sản trên thế giới, đưa nó đến chỗ diệt vong ở Nga va các nước Đông Âu.

 

Tôi nh́n qua các bạn ngồi trên xe đ̣, thấy những nét vui mừng hân hoan xen lẫn chút tư lự hiện trên những khuôn mặt của những người đang hít thở bầu không khí tự do lần đầu tiên sau bao nhiêu năm bị cầm tù. Tối nay sẽ là một ngày trọng đại của vợ con họ - ngày trở về của người tù cuối cùng - ngày gia đ́nh thực sự đoàn tụ với một tương lai đầy hứa hẹn.

 

Một anh bạn ngồi bên tôi hỏi tôi c̣n thuốc lá hay không, tôi lục trong ba lô c̣n nguyên gói Kent bèn đưa hết cho anh v́ sau một trận ốm nặng tưởng không gượng dậy nổi ở ngoài Bắc, tôi đă quyết định không bao giờ sờ đến điếu thuốc nữa.

 

Gia đ́nh biết tôi đă bỏ hút thuốc nhưng vẫn gửi vào vài gói cho tôi để xă giao.

 

Chiếc xe đ̣ vẫn lăn bánh bon bon trên đường nhựa mà sao tôi thấy như nó chạy quá chậm có lẽ v́ tôi quá nôn nóng chăng, nhưng rốt cuộc th́ chúng tôi cũng vào đến thành phố.

 

Quang cảnh thật nhiều thay đổi nhất là nh́n đâu cũng chỉ thấy xe đạp, xe gắn máy th́ ít thôi và tuy tiềm năng giầu có của miền Nam đă giúp cho cuộc sống người dân đỡ phần cơ cực nhưng tựu trung vẫn c̣n nghèo rất nhiều so với miền Nam trước năm một chín bẩy lăm.

 

Phố xá quán hàng, cửa hiệu, chợ búa dần hiện ra trước mắt, tôi như một người từ cơi chết trở về, nh́n cái ǵ cũng lạ lùng và có cảm giác lạc lơng tựa như ḿnh không phải là người thuộc về cái xă hội này.

 

Chiếc xe đ̣ phải ngừng tại bến, không thể chở chúng tôi về từng căn nhà được. Tôi xách ba lô xuống xe, các bạn tôi cũng xuống tụ tập một chỗ bên đường. Chúng tôi nh́n nhau lần cuối, siết tay nhau xong rồi mỗi đứa đi một ngả vội vă t́m đường trở về với gia đ́nh.

 

Suốt mười mấy năm sống bên nhau, no đói có nhau, bệnh hoạn có nhau, mồ hôi cùng đổ xuống lên bao cánh đồng, bao khu rừng, bao nương rẫy suốt chiều dài của đất nước, từng chia sẻ vui buồn cùng nhau, cùng vượt qua bao gian nguy của đời người tù khổ sai trên bước đường lưu đầy, tất cả đă h́nh thành trong chúng tôi một thứ t́nh cảm gắn bó mật thiết mang tính thiêng liêng và nhân bản của những người đồng cảnh ngộ.

 

Thế rồi, ngày hôm nay chúng tôi như những con chim được sổ lồng bay đi khắp nơi và không c̣n bên nhau nữa đă cho tôi cảm giác mất mát một cái ǵ thật quư giá về tinh thần về t́nh bạn.Tôi nghe mắt ḿnh cay cay khi nh́n các bạn ḿnh dần khuất trên các ngả đường, thôi đành chia tay các bạn nhé rồi hy vọng chúng ta sẽ gập lại nhau nơi phương trời xa xăm kia trong bầu không khí Tự Do.

 

Tôi vội xua đi nhiều ư tưởng hiện lên trong đầu v́ việc cần lúc này là t́m phương tiện về nhà trước đă.

 

Tôi vẫy một chiếc xe Honda ôm, giở trang giấy viết tay trong cuốn sổ nhỏ ghi địa chỉ của ông anh hai tôi rồi đưa cho anh lái xe xem, xong leo lên ngồi đàng sau, ba lô khoác trên vai.

 

Tôi bỏ cuốn sổ vào túi quần, đó là một cuốn sổ nhỏ ghi lại địa chỉ của một số bạn thân trong tù mà tôi hứa là sẽ đến thăm gia đ́nh họ khi có th́ giờ thuận tiện. Trong cuốn sổ ấy cũng có ghi địa chỉ của một người con gái ở tận bên Quận Tám đă một thời làm trái tim tôi rung động và nhung nhớ.

 

Từ sáng đến giờ bao nhiêu là biến chuyển đă làm thay đổi cuộc đời tôi từ một người tù “không có bản án” trở thành một người tự do đang trở về với xă hội bên ngoài nên tôi không nghĩ đến Phượng. Nhưng khi t́m điạ chỉ nhà người anh th́ mắt tôi vô t́nh lướt qua đường nhà Phượng và h́nh ảnh của Phượng bỗng hiện lên rơ nét trong trí nhớ của tôi, h́nh bóng ấy như thật gần mà lung linh như hư ảo.

 

Đă hai năm rồi cuộc t́nh ấy tưởng đă ch́m vào quên lăng, hai năm rồi tôi không nhận được một hồi âm nào của Phượng và tôi vẫn sống như một chiếc bóng suốt thời gian đó, ôm ấp một chuyện t́nh dang dở.

 

Tôi biết nàng buồn lắm và tự ái nữa nhưng tôi nào có vui ǵ.

 

Bây giờ Phượng c̣n ở nơi đó nữa không, nàng c̣n chờ tôi hay đă bước thêm bước nữa?

 

Nếu nàng đă đi lấy chồng th́ tôi không hề phiền trách ǵ v́ đă hai năm trường chúng tôi không c̣n liên lạc với nhau và nàng cũng cần một nơi nương tựa. Chỉ cầu xin cho nàng một bến đỗ b́nh an và hạnh phúc.

 

Tôi để tay lên đùi chỗ cuốn sổ nằm trong túi quần và tự nhủ rằng thế nào tôi cũng phải đến thăm nàng.

 

Phượng ơi! Hôm nay anh đă là người tự do không c̣n trong bốn bức tường của trại giam.

 

Tiếc rằng không có mặt em ngay bây giờ để chia sẻ niềm vui với anh.

 

Phượng thương yêu của anh,

 

Thế nào anh cũng đến thăm em để nói cho em biết rằng anh chân thành cám ơn tấm ḷng tốt của em: Em đă vào tận trong tù thăm anh.

 

Em biết không em,

 

Em đă đem đến cho anh những yêu thương ngọt ngào để con tim anh bừng sống lại khi nó đang khô héo trong sầu úa.

 

Em đă mang t́nh em vỗ về đời anh khi anh bị đầy ải nơi suối rừng cô liêu hoang dă không có t́nh người.

 

Em đă cho anh những giây phút thật êm đềm, thật hạnh phúc khi anh đang ở nơi chỉ có đau thương và khổ nhục.

 

Và anh cũng muốn nói với em rằng… anh vẫn c̣n nhớ em, anh vẫn rất nhớ em như ngày nào ḿnh c̣n bên nhau, trong khu rừng lá Buông, trên chiếc ghế đá công viên trước mái nhà tranh, ngồi bên nhau em nép vào vai anh và nói những lời an ủi làm ấm áp tâm hồn băng giá của anh, ḿnh tay trong tay không rời.

 

Anh vẫn c̣n nhớ tiếng nói và giọng cười hồn nhiên của em, và mỗi khi ra căng-tin đón xe đ̣ về em thường ngoái đầu lại nh́n anh nói thật dịu dàng và âu yếm:

 

- “Em sẽ lên thăm anh nhưng chưa biết ngày nào, anh đừng mong tội nghiệp”.

 

Anh muốn nói với em rằng anh c̣n thương yêu em, thương em rất nhiều dù cho kỷ niệm của chúng ḿnh đă phần nào phai nḥa theo năm tháng.

 

- Hết -

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính