Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

Phần XXII: Ngày Trở Về (2)

 

 

Cuộc sống của chúng tôi trong bốn năm tại Hàm Tân Z-30D có nhiều cái mới lạ và cũng nhiều cái khó hiểu.

 

Mới lạ v́ trước đó chưa hề xẩy ra bao giờ trong mười mấy năm lưu đầy thí dụ như chúng tôi được ưu đăi trong vài phương diện hơn hẳn tù h́nh sự. Khó hiểu v́ sau hai đợt thả lớn vào tháng Chín một chín tám bẩy và Tết đầu năm một chín tám tám tại trại Ba Sao Nam Hà th́ việc thả tù đột nhiên ngưng lại, rồi việc chuyển hết chín mươi người tù cuối cùng ngoài Bắc bằng xe lửa vào miền Nam. Tại sao không thả hết ở ngoài Bắc đi v́ số lượng chỉ c̣n chín mười người tù mà phải chuyển trại họ vào Nam rồi thả rải rác đến bốn năm nữa mới xong? Chúng tôi chỉ có thể nghĩ rằng Cộng Sản – những người từ trong hang núi ra chiếm lấy thành phố – họ có cách suy nghĩ tính toán riêng của họ mà thôi.

 

Khi vào đến Hàm Tân tỉnh Thuận Hải, tổng số lên tới hơn một trăm năm mươi người tù chính trị cuối cùng c̣n lại trên toàn quốc đă hội tụ ở đây, nếu Hà Nội muốn thả th́ quá dễ, cao lắm chỉ vài tháng là xong.

 

Thế nhưng chúng tôi đă lầm, vấn đề thả tù vẫn nhỏ giọt như thể phía Bộ Nội Vụ đang chờ đợi một cái ǵ từ phía Tây Phương hay nói rơ hơn là từ phía Hoa Kỳ th́ mới mở cổng ra để thả hết tù .

 

Bởi vậy có sống với Cộng Sản th́ mới hiểu Cộng Sản, và khi nào bước chân ra khỏi nhà tù th́ mới biết là ra khỏi trại giam, hoặc khi bước chân về ngưỡng cửa nhà ḿnh th́ mới biết là đă về đến nhà – v́ trại giam họ có thể dễ dàng nại ra bất cứ lư do nào đó để giữ người tù ở lại.

 

Cho nên người tù c̣n trong tay họ th́ không có một cái ǵ là chắc chắn cả.

 

Một cái khó hiểu nữa là t́nh h́nh lao động nặng nề mà trại giao cho chúng tôi ngay từ khi mới chân ướt chân ráo vào Hàm Tân, nếu so với điều kiện sinh hoạt rất cởi mở dành cho chúng tôi là tù chính trị th́ hai trạng thái này hoàn toàn trái ngược nghịch lư với nhau.

 

Việc lao động căng thẳng mà trại áp dụng từ phía h́nh sự qua cho chúng tôi đă làm chúng tôi hao hụt nhiều sức khỏe. Một điểm khác nữa về lao động là tù nhân ở miền Bắc một ngày xuất trại hai lần sáng và chiều ra khu lao động và trưa th́ về trại nghỉ ngơi, c̣n ở Hàm Tân th́ đi lao động nguyên ngày, xuất trại buổi sáng, trưa nghỉ tại lán để lao động cho đến chiều xong rồi đi tắm suối.

 

Bên h́nh sự th́ đa số c̣n trẻ trong lứa tuổi hai ba mươi, nhưng chúng tôi người trẻ nhất cũng đă ngoài tứ tuần và cao niên là trên lục tuần cả rồi nên bắt lao động như thế trong giai đoạn này là một sự cưỡng bức không thể chấp nhận được. Trong lúc đó th́ trại lớn tiếng tuyên bố là các anh về đây để chờ được thả và trại “tạo điều kiện” cho các anh được mau về với gia đ́nh là điều vô lư.

 

Chính v́ thế mà đă bùng nổ ra một cuộc biểu t́nh của đội 20 chống lại cái lao động khổ sai đó. Toàn thể anh em trong đội đă phản đối bằng cách không di chuyển nữa ngay trên đường ra khu lao động mới xa tới vài cây số đi bộ, nơi mà anh em phải trồng các loại hoa mầu và cây công nghiệp cùng với các đội tù h́nh sự.

 

Mọi người đều đồng ḷng ngồi nghỉ trên cái cán cuốc của ḿnh, hút điếu thuốc hay nói chuyện với nhau một cách b́nh tĩnh, trước con mắt vừa tức tối vừa ngạc nhiên của tay quản giáo là Hợp “chuột”, anh em trong đội đặt cho anh ta bí danh này v́ khuôn mặt giống chuột nhắt, dáng hay loắt choắt, và luôn ŕnh rập chúng tôi tại các khu vực lao động.

 

Cuối cùng th́ phải tạ Ơn Trên v́ phía trại họ đă nhượng bộ cho chúng tôi được về lại khu lao động cũ gần hơn, và áp dụng chế độ lao động mới nhẹ nhàng hơn. Đội 23 là đội dành cho các anh trên 55 tuổi cũng lao động trong khả năng của ḿnh chứ không c̣n thúc bách như trước nữa. Chúng tôi đều thở ra một cách nhẹ nhơm v́ không ngờ ḿnh đánh một nước cờ liều thí xe mà thắng được ván cờ đang vào chỗ bí.

 

Sự kiện này là một biến cố lớn trong lịch sử của trại tù Hàm Tân v́ họ chưa bao giờ nhượng bộ tù h́nh sự hay chính trị lần nào. Điều đó cho chúng tôi một bài học là nếu biết tranh đấu đúng thời điểm th́ chúng ta sẽ thành công.

 

Đúng vào thời điểm bấy giờ ở bên ngoài, tù chính trị đang chuẩn bị ra đi theo chương tŕnh H.O., và có lẽ trại biết rằng chúng tôi cũng sẽ lần lượt ra về chứ không phải ở măi trong tù để làm công cụ sản xuất lao động cho họ hoài được. Chính v́ thế mà họ xả luôn cả về mặt lao động.

 

Bên cạnh cái chông gai lao động mà chúng tôi vừa tranh đấu thắng lợi là những nét mới lạ độc nhất vô nhị của trại Hàm Tân.

 

Trước hết, là sự thoải mái trong nếp sống và cách thức sinh hoạt của trại giam này dành cho chúng tôi.

 

Ngoài việc được ăn mặc thường phục ở trong trại hay khi ra ngoài lao động là sự sử dụng tiền mặt một cách tự nhiên mà họ gọi là tiền “ngân”, như khi ra mua thức ăn ǵ tại “căng tin” th́ móc túi trả tiền mặt một cách công khai chứ không phải nh́n trước nh́n sau. Tôi cũng bắt đầu làm quen với loại tiền giấy của họ trong lúc mua bán.

 

Nhớ lại lần đi lưu diễn đến trại giam h́nh sự tại Cây Số 60 ở Hà Sơn B́nh gần mười năm trước, lúc lấy tiền ra để trả cho cô chủ quán ấm trà và gói thuốc lào th́ tôi lúng túng măi không biết đồng nào là một hào hay mười hào, năm chục hào và đành ch́a ra hết để cô chủ quán lựa lấy cho đủ số tiền.

 

Trong bốn năm này, dù vẫn phải xuất trại hàng ngày ra lao động với cuộc sống đều đặn và nhàm chán như tiếng tíc tắc của kim đồng hồ, nhưng riêng tôi có một cảm giác rất lạ lùng rằng thân ḿnh tuy c̣n trong tù nhưng Tâm của ḿnh đă vượt được ra khỏi ṿng rào của tù đày, và như thể bốn bức tường chung quanh không c̣n khả năng vây hăm, không c̣n khả năng gây khốn đốn cho chúng tôi nữa.

 

Như thể những nặng nề u ám, những lớp mây mù dầy đặc phủ chụp lên chúng tôi bao nhiêu năm qua đă dần tan biến đi để lộ ra một ngày mai tươi sáng trong ánh nắng hanh vàng.

 

Có thể rằng khi cái Nghiệp lực đă lùi ra xa th́ mọi việc đều hanh thông chăng. Ngay cả những tay tự giác hay trật tự của trại thường liên lạc với chúng tôi cũng là những anh thuộc viên chức hay sĩ quan chế độ cũ trong nhóm tù cuối cùng hay bị bắt những năm sau ngày Sàig̣n sụp đổ cho nên mấy anh trật tự cũng dần dần thành thân quen, và không khí trở nên dễ chịu nhiều.

 

Các cụ thường nói quan xa bản nha gần quả là đúng v́ lấy được cảm t́nh của các anh trật tự này -giống như tấm đệm giữa chúng tôi và cán bộ trại- th́ mọi việc trong sinh hoạt cũng thuận lợi hơn.

 

Bên cạnh đó, tại khu thăm nuôi, những tay cán bộ phụ trách thường tỏ ra thông cảm và dễ dăi chứ không t́m cách làm khó dễ, hạch sách người tù khi cho họ ra thăm thân nhân như ở các trại giam ngoài Bắc.

 

Tôi thấy các chị khi nói chuyện với những cán bộ này th́ rất là tự nhiên hoặc xă giao, cho họ bao thuốc lá “ngoại” hay gói thuốc lào ba số tám một cách công khai và có thể nh́n thấy sự vui mừng của những cán bộ hay các anh trật tự khi được các chị cho quà.

 

Tôi tin là phía cán bộ phụ trách đă được chỉ thị từ cấp trên của họ để mở cửa cho việc gia đ́nh đến thăm chúng tôi tại Hàm Tân, bỏ đi những thủ tục rườm rà hay quy định hạn chế ba tháng mới được thăm một lần.

 

Khi cần các chị có thể vào thăm các anh hầu như bất cứ lúc nào và càng về sau th́ khu thăm nuôi càng tiếp đón các người vợ tù này và gia đ́nh một cách thân thiện hơn, thêm vào đó chính những người vợ tù đă khiến cho khuôn mặt của khu thăm nuôi trở thành náo nhiệt và vui tươi.

 

Một đặc biệt trong sinh hoạt của người tù trong ba năm đầu tại Hàm Tân là buổi tối th́ măi đến chín giờ mới đóng cửa buồng giam để cho chúng tôi có th́ giờ nhiều hơn, đi ra sân, ngồi uống trà với nhau hay đi bách bộ hít thở không khí trong lành, trong khi phía h́nh sự th́ vẫn sáu giờ là đóng cửa buồng.

 

Sự cởi mở này c̣n được nới ra hơn nữa khi họ thả gần hết và chỉ c̣n lại hai mươi người, số tù chính trị ít ỏi cuối cùng . Trại đă lấy lại hai buồng giam lớn để giam tù h́nh sự và cho chúng tôi qua bên nhà kho làm buồng ngủ với giường cá nhân cho mỗi người và chỉ có hai cánh cửa ra vào nhưng không có khoá.

 

Mỗi tối, chúng tôi đều nhớ khoảng chín giờ th́ mười mấy người trong căn pḥng nhà kho bảo nhau rút vào trong rồi khép hai cánh cửa lại trước khi lên giường. Nếu quên th́ có vài cán binh đi tuần ngoài hàng rào bên khu h́nh sự lại nhắc chúng tôi vào buồng bằng cách ra dấu một cách nhẹ nhàng.

 

Năm một chín chín mươi, cả trại giam giống như một xă hội nhỏ cũng lên cơn sốt về giải Túc Cầu Thế Giới và lần đầu tiên nửa đêm trại cho mở cửa hai buồng giam cho anh em chúng tôi ra xem các trận tranh tài này trên truyền h́nh.

 

Tôi nhớ anh Dậu Trung Tá Mũ Xanh ngày xưa, cũng thích Túc Cầu, và tôi cùng vài người bạn ngồi uống trà với nhau chờ nữa đêm ra xem chứ không ngủ. Điều này nói lên phía bên họ không c̣n lo sợ việc trốn trại và phía chúng tôi cũng thấy được là vào đến Hàm Tân th́ ngày về không c̣n xa nữa.

 

Điều làm cho tôi có lẽ vui và tự hào về tù chính trị là các buổi chiếu phim tại hội trường lớn.

 

Thiếu Tá Nhu là trưởng trại và ông ta đă cho khai thác “căng tin” mua bán với tù nhân và gia đ́nh họ khi đến thăm, và cho bán vé mỗi tối để thâu thêm tiền.

 

Bên h́nh sự, cả nam lẫn nữ đều nô nức rủ nhau ra mua vé mỗi chiều khi vừa vào trại để đi xem phim “chưởng” hàng đêm, đa số là phim Tầu kiếm hiệp của Hồng Kông hay Đài Loan. Mỗi tuần, các cán bộ trại lại về Ság̣n để mướn các phim “chưởng” loại này đem về Hàm Tân chiếu thu tiền. Chúng tôi muốn xem tối chiếu phim ǵ và phim hay dở cứ hỏi các cô cậu bên h́nh sự là biết hết. Những phim ảnh của phe xă hội chủ nghiă sau này đều bị “dẹp tiệm” chả ai buồn đi coi v́ phim đă dở, đóng không hay, mà cốt truyện toàn tuyên truyền khô khan không hấp dẫn được khán giả, trại đă thử chiếu vài lần thất bại đành chuyển hướng kinh doanh qua phim “chưởng” th́ đúng là hốt bạc.

 

Phía chúng tôi th́ anh trật tự, cũng là một Thiếu Úy QLVNCH ngày trước thông báo chính thức là “Ban” Nhu mời các bác các anh lên hội Trường xem không phải mua vé. Ban đầu có vài anh c̣n nghi ngờ nhưng lên hội trường xem th́ đúng là không cần vé.

 

Hầu như mỗi tối ngày thường là có chiếu phim, một nhóm anh em chúng tôi trong đó có tôi và anh Dậu luôn đi cùng nhau, tay phe phẩy cái quạt nan thả bộ về phía Hội Trường. Khi đến cửa, các anh trật tự đang soát vé các đội bên h́nh sự, nh́n thấy chúng tôi đến th́ đều chào hỏi rất lịch sự và bước sang một bên nhường chỗ cho chúng tôi vào hai dẫy ghế đầu dành riêng bên trên, và chỉ một lát sau là cả ngàn h́nh sự nam nữ ngồi đầy nghẹt hết chung quanh nói chuyện ồn ào như một cái chợ.

 

Có hôm tụi tôi vào trễ nhưng vẫn thấy hai hàng ghế bên trên c̣n trống để dành cho chúng tôi chứ tù h́nh sự vẫn ngồi từ hàng thứ ba trở xuống. Một cử chỉ nhỏ đó cũng đủ cho tôi thấy được là ít nhiều th́ trại hay “Ban” Nhu đă tỏ ra nể v́ và ưu đăi một chút những người tù cuối cùng này.

 

Có những lúc vô t́nh chạm trán tay Thiếu Tá trưởng trại, chúng tôi đều chào ông ta, ông ta chào lại và không tỏ thái độ ǵ là c̣n thù hận sự kiện đội 20 đă dám biểu t́nh chống đối lao động tức là chống lại ông ta – bởi trong trại kể cả tù h́nh sự lẫn cán bộ dưới quyền, họ sợ ông ta như sợ cọp.

 

Những kỷ niệm ấy tôi chẳng bao giờ quên được bởi lẽ nó là những ǵ một thoáng tự hào của người tù chính trị so với tù h́nh sự, một cái ǵ cô đọng lại nhất sau mười hai năm lưu đầy phương Bắc.

 

Giống như Mẹ tôi vẫn thường nói một cách hănh diện với mọi bà con họ hàng thân quen cũng như nói thẳng với Phường Khóm rằng các con trai của Mẹ đi tù là tù Ông tù Cha chứ không phải tù b́nh thường; tại địa phương Phường Khóm Trương Minh Giảng ở Sàig̣n chúng nó tức lắm nhưng cũng không làm ǵ được.

 

V́ có đầu óc kinh doanh và thực tế nên khi về làm trưởng trại Hàm Tân, Thiếu Tá Nhu đă đặt vấn đề kiếm tiền lên hàng đầu, nguồn lợi to lớn đó từ nhiều phía đem lại như các toán khai thác lâm sản, những dịch vụ “căng tin”, dịch vụ thăm nuôi và chiếu phim “chưởng” hợp với thị hiếu của đám trẻ tù h́nh sự nam nữ.

 

Đó là chưa kể chủ trương của tất cả trại giam trong các nhà tù của Cộng Sản là sử dụng tối đa năng lực của tù nhân nam cũng như nữ, là vắt hết sức lực c̣n sót lại của họ nhằm mục đích làm tiền thật nhiều cho trại qua những từ ngữ lừa bịp và khuôn sáo như “tạo ra của cải vật chất” cho trại hay “lao động là vinh quang”.

 

Nhưng v́ hai chữ “vinh quang” ấy mà hàng ngàn hàng vạn tù nhân đă phơi xác ngoài cánh đồng hay trong trại tập trung v́ kiệt sức, v́ bệnh tật không thuốc men, v́ khẩu phần ăn quá thiếu thốn sau bao nhiêu năm tháng lao động cật lực v́ sức khoẻ họ đă bị vắt kiệt.

 

Nhiều trại đă trở thành giầu có và đám cán bộ chỉ huy tham lam đă có túi đầy tiền, trong đó có trại Hàm Tân Z-30D, nhờ giam giữ thường xuyên một nguồn lao động dồi dào hàng ngàn tù nhân.

 

Các nữ tù có sắc đẹp ở trại này th́ được tuyển chọn để phục vụ ở “căng-tin” và được đi lại khá tự do như những tự giác; mấy cán binh c̣n tiết lộ là các nữ tù này, đặc biệt một cô đẹp nhất tên M. c̣n phải phục vụ riêng cho “Ban” Nhu mỗi khi có yêu cầu tại nhà riêng của ông ấy gần đó nữa.

 

Hàng ngàn tù h́nh sự nam nữ, đa số là trẻ tuổi đều thích được ra sân sau giờ điểm danh để ăn diện quần áo và nhiều cô có dịp dồi phấn thoa son. Họ thường cặp với nhau thành từng đôi tíu tít nói cười, họ kéo nhau đi mua vé, tṛ truyện rất là vui mắt. Tôi có hỏi thăm th́ được biết đa số nữ vào tù là tội măi dâm, biển thủ, lường gạt, chỉ rất ít là tội sát nhân; một số nói là họ vô tội nhưng bị dùng làm con vật thí thân đưa vào tù để ém nhẹm việc cấp trên của họ đă biển thủ cả tiền triệu của công ty.

 

Nhiều tù nữ có bạn trai là tù nam, mỗi buổi chiều ra gập nhau truyện tṛ với nhau hai mái đầu sát vào nhau trên ghế đá công viên rất là t́nh tứ và lăng mạn. Nh́n họ vui cười bên nhau một cách vô tư tôi tự hỏi không biết khi vào buồng giam rồi xa cách nhau họ có buồn không? Họ có nghĩ rằng họ là nạn nhân của cái chế độ phi nhân bản này không?

 

Nếu miền Nam không sụp đổ, nếu chế độ Cộng Hoà c̣n tồn tại th́ những người trẻ ở đây đă là các cô Tú cậu Tú hay sinh viên đại học hay những công nhân viên chức sĩ quan của chính phủ VNCH, những tương lai của đất nước chứ đâu có phải mang thân tù đày oan uổng như vậy.

 

Cộng Sản quả thật đi đến đâu th́ tàn phá và đem hoang tàn đổ nát đến đó. Chúng tôi là những viên chức sĩ quan chế độ cũ đă thất trận nên phải chịu sự trả thù đầy thủ đoạn tàn nhẫn và hèn hạ của kẻ mang danh là chiến thắng chứ các người trẻ tuổi này họ đâu có tội t́nh ǵ mà cũng vướng vào ṿng lao lư? Chính cái xă hội do chế độ Cộng Sản tạo ra đă đẩy những người trẻ tuổi này vướng vào ṿng “pháp luật”, đẩy họ xuống hố.

 

Ḷng tôi không khỏi bùi ngùi và thương xót cho những thiếu nữ c̣n quá trẻ, nét mặt c̣n thơ ngây mà đă bị rơi vào ṿng tù đày. Và bên ngoài trại tù c̣n có bao nhiêu ngàn thiếu nữ khác cũng đang rơi vào những thảm cảnh tăm tối cùng đường trong một cái xă hội mà nền tảng gia đ́nh đang bị phá hoại, trong một xă hội mà đạo đức đang bị lung lay tới tận gốc rễ bởi Cộng Sản cai trị miền Nam gây ra hàng chục năm nay.

 

Tôi không thể quên được h́nh ảnh các em bé vị thành niên khoảng mười đến mười bẩy tuổi trong trung tâm Thanh Xuân ở Hà Sơn B́nh ngoài Bắc, là nơi giam giữ các trẻ phạm pháp. Đa số bị bắt v́ tội ăn cắp, đánh nhau gây thương tích, một ít v́ măi dâm mà chịu những án tù rất nặng tới ba năm, năm hay bẩy năm, nhưng tựu trung lại th́ các em cũng chính là nạn nhân của xă hội chủ nghĩa nghèo đói, bần cùng đă dậy cho con người biết lường gạt, biết ăn gian nói dối để sống c̣n . Và với chủ nghiă vô thần, các em đă bị nhố sọ chỉ biết đến Đảng mà thôi, không cần cha mẹ hay nhà thờ và chùa chiền.

 

Nhiều lần tôi đă gập các em xúm nhau vào ́ ạch đẩy chiếc xe “cải tiến” nặng nề chất đầy củi hay hoa mầu trên đường về trại. Xe “cải tiến” là loại xe mà trước kia do ḅ kéo nay được cải tiến lại để cho người kéo – (vậy mà họ lúc nào cũng hănh diện là ta nay có xe “cải tiến”.) Nh́n các em đi chân đất với thân h́nh gầy g̣ ốm yếu, xanh xao mà các em c̣n cực khổ hơn trâu ḅ, các em phải nai lưng ra lao động mỗi ngày để làm ra của cải cho trại, ḷng tôi không khỏi quặn đau.

 

Trong thời gian ở Hàm Tân, trong kư ức tôi c̣n nhớ một trường hợp khá lạ lùng về một cô bé bên đội h́nh sự bị ma dấu.

 

Khi đó vào một buổi chiều trong lúc nhập trại th́ thấy phía cổng bỗng xôn xao và nhiều người chạy lung tung, hoá ra là một đội nữ thiếu mất một người.

 

Các cán bộ và cán binh túa ra đi lùng sục t́m kiếm khắp nơi chung quanh khu vực lao động và xa hơn nữa ở ngoài trại và phải mất hàng giờ sau mới lôi được về một nữ h́nh sự rất nhỏ người và nhỏ tuổi, miệng cô ta đầy đất bùn – nghe nói cô ta bị ma nhát và dấu dưới một gốc cây Buông.

 

Tôi th́ chưa thấy trường hợp ma ám nào nhưng phải công nhận là Thổ Thần rất linh thiêng y như lời thầy của tôi đă chỉ dậy lúc trước là núi có chủ và đất sông ng̣i cũng có chủ.

 

Một hôm trên đường về trại cùng đội 20, lúc đi ngang qua một lùm cây, chiếc đồng hồ đeo tay của tôi bị rơi mất từ lúc nào. Tôi cố t́m chung quanh sân cỏ và trong bụi cây v́ biết rằng nó chỉ rơi đâu gần đây thôi nhưng không thấy đâu cả, chợt tôi nhớ lời thầy dậy bảo, tôi cầu xin Thổ Thần, xin cho tôi laị chiếc đồng hồ v́ tôi rất cần nó.

 

Vừa cầu xong th́ tôi nh́n thấy cái đồng hồ đang treo ṭng teng trên một nhánh cây nhỏ ngay trước mắt tôi, chỗ này tôi đă t́m hai ba lần mà có thấy nó đâu, sao bây giờ nó lại hiện ra lạ kỳ như vậy?

 

Đây là điều chỉ có thể lư giải bằng tâm linh chứ không bằng khoa học được, cũng giống như nhiều lần vị Thổ thần đă báo mộng trong khu buồng giam hay tại khu thăm nuôi cho một số anh có tên thả về và các anh đều tả vị Thần này như là một cụ già thấp nhỏ người, râu tóc bạc phơ và chống cây gậy trúc.

 

Nói đến thăm nuôi th́ phải công nhận rằng không trại nào qua được Hàm Tân Z-30D bốn năm cuối chúng tôi ở đó.

 

Việc mở cửa cho thăm nuôi, nhất là cho tù chính trị đă đem lại nguồn lợi mới cho trại. Khu này đă được “thiết kế” với những căn nhà tranh xinh xắn, xa khu trại giam và dành cho các gia đ́nh ở lại. Dọc theo đó là con suối và hai hàng cây tỏa bóng mát rất yên tĩnh. Dăy nhà này được xây dựng lên khi chúng tôi vừa vào đến miền Nam.

 

Nếu chúng ta tạm thời quên đi thực tế là các căn nhà tranh đơn sơ này tuy ở ngoài bốn bức tường trại giam nhưng vẫn c̣n nằm trên phần đất của Hàm Tân Z-30D., th́ chúng giống như là một khu nghỉ mát với vẻ đẹp thật nên thơ và gần với thiên nhiên.

 

Nhờ có các người vợ tù vào thăm chồng thường xuyên nên chúng tôi biết được nhiều về t́nh h́nh bên ngoài, những kiến thức này rất cần thiết và có thể xem như một sự chuẩn bị cho những người tù trở lại xă hội và gia đ́nh. Đặc biệt tin tức liên quan đến chương tŕnh mà chúng tôi đều đang mong đợi là H.O. – một chương tŕnh nhân đạo có thật của chính phủ Mỹ chứ không là tin đồn đăi như khi chúng tôi c̣n ở miền Bắc.

 

Việc thăm nuôi đă diễn ra cả chục năm nay rồi nhưng chưa bao giờ lại nhộn nhịp, chưa bao giờ thực sự đem lại nhiều niềm vui và phấn khởi cho người tù như bốn năm này tại Hàm Tân, có lẽ v́ ở gần hơn, phương tiện xe đ̣ thuận tiện hơn cho gia đ́nh đến thăm, và v́ chế độ thăm nuôi đă mở ngỏ cho tù chính trị chế độ cũ.

 

Bởi vậy chúng tôi được thăm nom liên tục, các công sức của người vợ tù như con thoi đi thăm chồng nơi chốn lao tù đă không hề uổng phí v́ đem lại cho người tù thêm sức khoẻ cả về thể chất lẫn tinh thần và nh́n những người tù cuối cùng này, tôi thấy ai cũng lấy lại phong độ nhanh chóng và sự tinh anh như trở lại trên khuôn mặt của mỗi người.

 

Về tướng mạo mà nói th́ có lẽ nhờ ư chí phấn đấu không mệt mỏi của họ và nhờ vào ḷng thương yêu vô bờ bến của những người vợ trung trinh, của các thân nhân trong gia đ́nh, mà đă giúp những người tù này tẩy xóa dần đi được các nét u ám tù đày đă bám vào người ḿnh từ bao nhiêu năm nay, hay v́ họ đă trả xong cái nợ của người dân khi mất nước hay họ đă can trường chiến thắng được bao nhiêu là sự trả thù tàn độc của kẻ thù vừa là kẻ chiến thắng tựa như những ngọn roi sắt quất trên thân h́nh tiêu tụy của họ?

 

Điều này làm tôi liên tưởng lúc mới mất miền Nam vào đầu tháng Năm năm một chín bẩy lăm, trong lúc chờ đi tù tập trung “cải tạo” tôi đến thăm gia đ́nh một đồng nghiệp tại Sàig̣n th́ bà Mẹ của cô là người Hoa biết về tướng số nói rằng sắc diện của tôi lúc đó rất là xấu và ám đen trên khuôn mặt.

 

Điều bà nói ám chỉ việc tôi sẽ vào tù, điều này cũng dễ hiểu thôi v́ tôi và hàng mấy trăm ngàn viên chức sĩ quan chế độ cũ đều đang chờ đợi cái viễn ảnh đen tối không tương lai đó, nhưng chính tôi cũng không ngờ là thời gian đă kéo dài lê thê đến hăi hùng như vậy.

 

Lúc sa chân vào ṿng tù đày và khi đích thực hiểu được thế nào là Cộng Sản, thế nào là chủ nghĩa xă hội th́ quá trễ rồi và tôi chỉ c̣n biết nh́n lên Trời cầu xin Ơn Trên cho ḿnh và các bạn tù c̣n sống sót để có ngày ra khỏi trại giam mà thôi.

 

Có ra đến khu thăm nuôi của Hàm Tân, có gập mặt các người vợ tù, nói chuyện tâm sự với các chị th́ mới nhận chân được phần nào cái cao quí, sự quả cảm và ḷng hy sinh đến tột cùng của người vợ dành cho chồng.

 

Nếu phải tuyên dương các người vợ tù như chúng ta thường tuyên dương các chiến sĩ QLVNCH anh hùng chiến thắng Cộng Sản từ chiến trường trở về thành phố Sàig̣n th́ tôi nghĩ rằng chúng ta chưa có một huy chương nào xứng đáng và có đủ ư nghĩa để tặng cho những người vợ tù đáng quí này.

 

Có lẽ trong lịch sử bốn ngàn năm của dân tộc Việt Nam, chưa có bao giờ mà vai tṛ người vợ, người phụ nữ Việt lại phải đối phó hầu như đơn độc trước những thử thách to lớn của cuộc sống như dưới ách cai trị vô nhân tính của chế độ Cộng Sản tại Việt Nam sau tháng Tư năm một chín bẩy lăm tại miền Nam.

 

Nh́n các bạn tù đă trải qua mười mấy năm trong trại giam tôi cũng phải nể sợ sức bền bỉ chịu đựng của họ, nhưng khi gặp các người vợ tù yếu đuối ở khu thăm nuôi và hiểu được các hoàn cảnh gay go cam khổ và bơ vơ trong một xă hội đầy thù nghịch và kỳ thị mà các chị đă phải sống qua bao nhiêu năm khi người chồng đă vào tù, th́ tôi không khỏi thốt lên những lời cảm phục đối với các chị.

 

Quả thật các người vợ tù đă tạo nên một huyền thoại có một không hai trong lịch sử hiện đại, các chị đă viết lên một trang sử đầy những kỳ tích về sức người, về t́nh nghiă vợ chồng đă giúp các chị vượt lên trên được mọi gian khổ trầm luân và ngăn cách để đi đến được tới hạnh phúc và đoàn tụ ở tận cuối con đường đầy chông gai đó.

 

Không phải tất cả tù nhân đều có gia đ́nh mà nhiều người v́ c̣n trẻ hay c̣n mải mê với những công trận của đời lính mà c̣n độc thân khi Sàig̣n thất thủ. Một điểm nữa có lẽ nh́n thấy ngày về không c̣n xa cho nên thân nhân của các người tù này đă t́m cách cho họ lập gia đ́nh.

 

Một câu chuyện t́nh thật đẹp là của một bạn tù rất thân với tôi dù là anh lớn hơn tôi một con giáp.

 

Gia đ́nh đă đưa một cô giáo ở Sàig̣n quen với các em gái của anh lên trại để thăm anh. Cô giáo vốn đă có nhiều cảm t́nh với anh trai bạn ḿnh, một người hùng của BĐQ ngày trước, một đại tá hiếm hoi của QLVNCH vẫn c̣n đơn lẻ, nên tuy trong ḷng nhiều e thẹn nhưng cô đă quyết định đi theo gia đ́nh đến Hàm Tân thăm anh.

 

Cả hai như bị tiếng sét aí t́nh ngay phút đầu gập gỡ giữa trai anh hùng gái thuyền quyên nên sau đó th́ cô giáo thay mặt gia đ́nh lên thăm anh luôn và mồi t́nh đă có một kết thúc hạnh phúc. Một đám cưới đơn sơ và trang trọng có một không hai đă được tổ chức tại nhà của anh tại Sàig̣n. Cô dâu trong áo voan cưới mầu trắng bên cạnh họ hàng hai bên nhưng không có chú rể bởi lẽ lúc đó chú rể c̣n trong trại giam.

 

Khi được xem tấm ảnh cưới với một ḿnh cô dâu đứng lễ trước bàn thờ gia tiên trong ngày cưới mà không có chú rể, tôi thật là xúc động nh́n anh vừa vui và vừa buồn cho niềm vui chưa được trọn vẹn của anh.

 

Khoảng một năm sau th́ anh được thả về và đoàn tụ trong hạnh phúc bên cạnh người vợ hiền đă kiên tâm chờ đợi anh sau ngày cưới.

 

Khu thăm nuôi, các mái nhà tranh, các con đường đất sỏi đá rợp bóng mát bao quanh, con suối lững lờ trôi từ phía trước và chẩy siết ở phía sau khu nhà tranh, chiếc cầu bắc ngang qua khu “căng-tin”, những chuyến xe đ̣ Sàig̣n-Hàm Tân, đă là chứng nhân cho bao nhiêu câu chuyện về t́nh nghĩa vợ chồng tuyệt đẹp về những cuộc t́nh thật nên thơ và đẹp như trong mộng của những người tù cuối cùng.

 

Đẹp như trong mộng v́ lẽ chúng tôi ở tù chẳng bao giờ biết được có một ngày nào đó có một người đẹp thương mến ḿnh mà cất công vào tận khu rừng lá Buông để thăm những người chiến sĩ VNCH năm xưa, những tù nhân cuối cùng – những người đă ở tù mười lăm mười bẩy năm sau khi chiến tranh đă chấm dứt. Sự kiện có một người đẹp từ thành phố đến thăm ḿnh sau mười mấy năm là một hạnh ngộ hoàn toàn bất ngờ và lư thú bởi v́ chính các tù nhân này tưởng lầm rằng xă hội bên ngoài đă lăng quên ḿnh.

 

Những người đẹp ấy là các người vợ tù đi thăm chồng, là những phụ nữ với tấm ḷng cao cả như cô giáo, là người con gái một thời để yêu và một thời để nhớ có tên là Phượng đă ghé thăm tôi ngày nào bên ḍng suối mơ.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính