Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

 

Phần XVIII: Người Tù Bất Khuất

 

 

(Kính dâng lên anh linh của anh Cả chúng tôi là Phạm Gia Quang, khóa 20 Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt và dâng lên anh linh của em họ tôi Trung Úy Công Binh Kiến Tạo Tạ Mạnh Cường, người tù bất khuất.)

 

Đất nước chúng ta trải qua bốn ngàn năm văn hiến đă thành tựu trong việc gầy dựng lên một quốc gia hùng mạnh và đầy sức sống mănh liệt cũng như trong công cuộc giữ nước đă bảo vệ được đất đai của tổ tiên chống lại không biết bao nhiêu lần ngoại xâm từ phương Bắc.

 

Chúng ta đă có những triều đại lẫy lừng như Đinh, Lê, Lư, Trần với những nền văn minh rực rỡ và mỗi khi tổ quốc lâm nguy th́ lại xuất hiện nhiều anh hùng hào kiệt để giải nguy và cứu nước.

 

B́nh Định Vương Lê Lợi với mười năm nằm gai nếm mật để đánh đuổi quân Minh và phục hồi giang san lấy lại Thăng Long thành.

 

Vua Quang Trung Nguyễn Huệ với chiến thuật chuyển quân thần tốc đă đại phá quân Thanh chiếm lại kinh đô trong hào quang ngời sáng.

 

Vua nhà Trần với quốc sư Trần Thủ Độ, với danh tướng như Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, đă ba lần bẻ gẫy mộng xâm lăng của quân Mông Cổ làm rạng danh đất Việt và làm quân thù thất kinh hồn vía.

 

Lư Thường Kiệt đă xuất quân chinh phạt Tống và chiếm ba Quận phía Nam Trung Hoa viết nên trang sử vàng cho dân Việt.

 

Nhưng qua thế kỷ Hai Mươi th́ vận nước bắt đầu suy vong và ngày 20-7-1954, Hiệp Định Genève đă chia cắt Việt Nam thành hai miền Nam Bắc qua vĩ tuyến 17 và hàng triệu người đă phải bỏ lại quê hương đất Bắc sau lưng mà di cư vào miền Nam lánh nạn Cộng Sản.

 

Một chế độ Tự Do đă dần dần h́nh thành một cách vững mạnh trong miền Nam và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cũng dần dà trưởng thành trong khói lửa của chiến tranh v́ Miền Bắc theo chế độ Xă Hội chủ Nghĩa, đă theo mệnh lệnh của Cộng Sản Quốc Tế Nga – Tầu, lại xua quân qua vùng Phi Quân Sự để tấn công miền Nam, vi phạm trắng trợn Hiệp Định Genève vừa kư kết.

 

Khi ấy trong miền Nam đang vui hưởng cảnh thanh b́nh và an lạc nhưng các chàng trai, các thanh niên đă lần lượt phải giă từ bút nghiên lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi của núi sông để bảo vệ nền Tự Do cho miền Nam chống lại họa Cộng Sản muốn nhuộm đỏ cả giải đất h́nh chữ “S”.

 

Họ đă trở thành những người lính, những sĩ quan tài giỏi thao lược và trở thành những anh hùng lưu danh muôn thủa trong các binh chủng của QLVNCH, nối gót cha ông và nối gót tiền nhân, đi trên khắp các nẻo đường của đất nước để bảo vệ quê hương chống họa xâm lăng từ phương Bắc.

 

Hầu như gia đ́nh nào cũng có con em nhập ngũ trong những năm đầu của thập niên sáu mươi tại Sài G̣n và khắp các tỉnh miền Nam.

 

Gia đ́nh tôi có chín anh em không kể “con bé dại”, Mẹ tôi vẫn gọi đứa em gái vắn số của tôi như vậy khi nó mất đi mới có vài tháng tại Hải Pḥng lúc đó tôi nhớ c̣n ở đường Cát Dài chưa dọn về Cầu Đất.

 

Tôi tuy sanh đẻ tại Nam Định nhưng trong kư ức không c̣n nhớ ǵ về thành phố nơi chôn nhau cắt rốn này của ḿnh, bởi mới sanh ra th́ Ba Mẹ tôi đă đi tản cư liên miên ra khỏi Nam Định v́ các thành phố lớn đều là mục tiêu cho các cuộc tấn công và phá hoại của Việt Minh và giao tranh của Pháp-Nhật tại Đông Dương. Người dân lành chỉ c̣n biết trốn chạy lúc th́ trốn Việt Minh, lúc th́ trốn quân phiệt Nhật để qua vùng Pháp kiểm soát, lúc th́ trốn các cuộc giao tranh giữa Pháp – Việt Minh, thật vô vàn cơ cực.

 

Thành phố Hải Pḥng là nơi thiếu thời của tôi và ba ông anh lớn và là nơi mà tôi c̣n ghi lại được nhiều kỷ niệm, nhất là những năm tháng theo học tại trường Ḍng Saint Joseph. Hai đứa em út th́ sanh trong Nam nhưng ba em gái tôi sanh tại miền Bắc lúc đó cũng quá nhỏ nên tôi không nhớ tụi nó nhiều hay có nhiều kỷ niệm như với ba ông anh trai.

 

Bốn anh em trai lớn trong gia đ́nh tôi mà Ba Mẹ đặt tên Quang, Minh, Chính, Đại, thực tế th́ tính t́nh lại không giống nhau và có những cuộc đời cũng khác nhau dù là cùng một cha một mẹ.

 

Ông anh Cả th́ hiền lành và đạo đức nhưng có khuynh hướng thiên về quân sự ngay từ nhỏ khi thích bầy binh bố trận với các tên lính bồng súng và các xe jeep bằng thiếc mà Ông Nội tôi đúc cho và anh cũng rất say mê họa các h́nh vơ tướng ngày xưa như vua Quang Trung, Lê Lợi , Trần Hưng Đạo với áo măo gươm đai.

 

Ông thứ Hai th́ tinh khôn trước tuổi và có lẽ lấy hết sự khôn lanh của ông anh đầu, có lẽ vậy mà sau này khi di cư vô Nam mới hai mươi tuổi đă lấy vợ và sống tự lập từ khi vừa xong hai cái Tú Tài ở Trung Học Vơ Tánh, Nha Trang.

 

Ông thứ Ba th́ trầm tĩnh hơn, khôn ngoan và chín chắn hơn trong bốn anh em, có vẻ như già trước tuổi mà hồi bé tôi vẫn gọi anh là “ông cụ non”. Cũng không ngờ là “ông cụ non” ấy sau này lại là thủ khoa của khóa 13 sĩ Quan Hải Quân Nha Trang.

 

Khi anh đậu thủ khoa th́ một số người ngạc nhiên bởi lẽ trong khóa 13 có một anh là cháu Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu nên ai cũng nghĩ rằng anh này, v́ con ông cháu cha, sẽ là thủ khoa. Nhưng xét lại điểm th́ anh Ba tôi hơn anh kia đến 27 điểm, quá xa để có thể thay đổi thứ bậc được và đây cũng là một điệm son của chế độ VNCH chúng ta, khác hẳn chế độ Cộng Sản mọi việc đều do chỉ định theo giai cấp và đảng tịch chứ không do tài cán.

 

C̣n tôi khi di cư vào Nam mới lên chín tuổi và tính vốn hiền và nhút nhát từ nhỏ nên bảo sao làm vậy là yên thân và được Ba Mẹ khen ngoan chứ không hay bị la rầy v́ nghịch ngợm như ông anh thứ Hai.

 

Ba Mẹ tôi cứ nói là ông anh thứ Hai lanh quá nên lấy hết cái khôn ngoan của ông anh Cả rồi nhưng không ngờ khi lớn lên th́ ông anh Cả lại nổi danh hơn nhiều so với ông thứ Hai dù là cả hai anh em đều là sĩ quan phục vụ cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh đóng tại Lai Khê, B́nh Dương.

 

Khi chúng tôi lớn lên th́ vận mệnh đất nước nổi trôi lại đưa bốn anh em tôi đi theo bốn con đường khác nhau, ngay sau khi mỗi người vừa đỗ xong bằng Tú Tài toàn phần.

 

Anh Cả sau một thời gian vài năm đi dậy học các trường tư thục tại Sài G̣n th́ t́nh nguyện vào trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt khóa 20 và trong thời gian thụ huấn anh có biệt hiệu là “Quang Râu” v́ có bộ râu quai nón đẹp rất là con nhà vơ. Anh tôi đă theo chân cậu em họ là Tạ Mạnh Huy đang theo học khóa trước là khóa 19.

 

Ông thứ Hai vào ngành Quân Y và thuyên chuyển về Sư đoàn 5 Bộ Binh tại B́nh Dương để lo về y tế cho các thương bệnh binh hay cùng hành quân với tiểu đoàn. Một vài người lính của anh tôi về phép Sài G̣n ghé lại nhà chơi thường cười nói với Mẹ tôi là ông Trung Úy Minh, tên anh Hai tôi, bây giờ “ngon” rồi chứ lúc đầu ông ấy thấy máu là muốn xỉu à, vậy th́ làm sao mà cấp cứu thương binh?

 

Ông thứ Ba vào khóa 13 sĩ quan Hải Quân Nha Trang và vui với những chuyến hải hành lấy biển khơi làm nhà, ít có dịp lên “Bờ”.

 

Có một thời gian anh tôi phục vụ trong đoàn Biệt Hải phối hợp với toán người Nhái oai hùng của HQVN để thi hành những hải vụ nguy hiểm tại vùng Phi Quân Sự làm cho Mẹ tôi nhiều khi cũng ăn ngủ không yên, nhưng làm sao được v́ người trai trong thời loạn ly lúc đó th́ chỉ có một chí hướng duy nhất là chống lại sự xâm lăng của đám vô thần cuồng tín Cộng Sản Bắc Việt để giữ vững miền Nam bằng mọi giá.

 

Anh Ba tôi những khi từ Nha Trang về phép Sài G̣n và khi ngồi ăn trong không khí ấm cúng của gia đ́nh vừa nhấm nháp các món ăn mà Mẹ và các em gái tôi nấu, thường hay kể về người Nhái HQVN với giọng nể phục.

 

Anh kể về những trận đánh hầu như huyền thoại, về các cuộc hành quân chớp nhoáng rồi rút lui của toán Biệt Kích người Nhái này mà ít khi nói về đoàn Biệt Hải của anh, nhưng tôi ngầm hiểu rằng anh tôi cũng là những sĩ quan đă tham dự trong các trận chiến âm thầm nhưng vô cùng hiểm nguy với cái chết và cái sống chỉ cách nhau gang tấc đó nữa nhưng anh không kể ra v́ sợ Mẹ lại lo buồn.

 

V́ từ khi Ba tôi mất th́ Mẹ tôi đă ở vậy nuôi con lúc mà cậu em út của tôi mới lên một, và tất cả t́nh thương th́ Mẹ đă hết dành cho chúng tôi dù là hầu như các con đều đă lớn. Ngược lại th́ anh em chúng tôi cũng dồn t́nh yêu thương dành cho Mẹ và luôn làm vừa ḷng cũng như tránh làm ǵ cho Mẹ phải lo nghĩ.

 

Các anh tôi nhất là anh Cả và anh Ba luôn hiếu thảo, mỗi tháng lănh lương xong là anh Cả cho vài người lính về phép để ghé nhà đưa hầu như toàn bộ số lương cho Mẹ tôi. Anh Ba th́ trong thời gian huấn luyện tại trường sĩ quan Hải Quân Nha Trang lănh lương Trung sĩ một ngàn ba một tháng th́ chỉ giữ lại đúng một trăm đồng bỏ túi và trừ các khoản chi phí th́ gửi hết phần c̣n lại về cho Mẹ. Tháng nào tôi cũng đạp xe lóc cóc ra Bưu Điện Sài g̣n để lănh tiền lương anh gửi về và những dịp Tết, Trung Thu th́ lại lóc cóc đạp xe ra Bưu Điện để gửi bánh trái ra Nha Trang cho anh.

 

Nhưng có điều tôi ít ngờ tới là cuộc đời tôi và anh Cả tôi lại có những thời gian gắn bó bên nhau trong những năm tháng lưu đầy nơi đất Bắc sau khi mất miền Nam.

 

Tôi lớn lên trong thành phố Sài G̣n hoa lệ. Sài G̣n là thủ đô miền Nam nhưng với tôi Sài G̣n là tất cả, là thời niên thiếu, là thời hoa niên học tṛ tại trường Trần Lục, Tân Định, là Chu Văn An trong Chợ Lớn, là nơi tôi đă trưởng thành trên con đườngTrương Minh Giảng thân thương với rạp hát Văn Lang gần bên, trường Lê Bảo Tịnh trước cửa, là nhà cô ruột tôi với các cậu em họ trong ngơ hẻm bên cạnh, và quá nhiều kỷ niệm.

 

Trước khi thi Tú Tài, tôi cũng theo anh Cả đi dậy kèm các trẻ em tư gia để kiếm thêm giúp cho Mẹ. Cho đến lúc đỗ Tú Tài toàn phần xong th́ một hôm, tôi t́nh cờ đọc một tin trên báo Chính Luận, cái tin tức mà đă hoàn toàn thay đổi cuộc đời sinh viên của tôi.

 

Đó là Không Quân Hoa Kỳ trong căn cứ Tân Sơn Nhất của KQVN tại Sài G̣n đang cần tuyển nhân viên. V́ muốn giúp cho Mẹ nhiều hơn là đồng lương ít ỏi của kèm trẻ tại tư gia nên tôi tham dự thi tuyển và được tuyển dụng về Phân Đội Sáu của Đệ Thất Không Đ̣an, một đơn vị quân báo của không quân Hoa Kỳ.

 

Tôi bắt đầu bước vào ngành t́nh báo lúc nào không hay nhưng tôi lại cảm thấy rất thích thú với vịêc làm mới mẻ này của ḿnh v́ hai lẽ. Thứ nhất, tôi sẽ giúp cho gia đ́nh vững vàng hơn với số lương tháng đưa về cho Mẹ nhiều hơn, v́ sau khi Ba tôi mất th́ Mẹ nói là c̣n nợ nần nhiều với chi phí cho nhà thương Grall bao nhiêu tháng trước kia. Thứ hai là tôi có dịp góp mặt trực tiếp vào công cuộc chống lại họa xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt và diệt trừ lũ Cộng phỉ VC đang ngày đêm đốt phá xóm làng giết hại dân lành.

 

Trước đó khi nghĩ đến ba anh trai tôi đang xông pha ngoài chiến trận mà ḿnh th́ cứ măi trong học đường làm nhiều lúc tôi cũng không yên trong thâm tâm và mang mặc cảm tội lỗi với cuộc sống quá yên b́nh tại Sài G̣n.

 

Nhất là có lần tôi đă đến tham dự buổi khao quân của anh Cả tôi lúc đó là Trung Úy, đại đội trưởng đại đội Trinh Sát của Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 BB ở Lai Khê về các chiến công lẫy lừng của đại đội Trinh Sát. Những chiến công th́ nhiều nhưng nổi bật có thể kể đến trận Ấp Ba, trong đó đại đội đă quét sạch được VC ra khỏi Ấp mà đơn vị không bị một tổn thất nào trong khi tiểu đoàn bạn đă không thể vào nổi mà c̣n khiêng ra ngoài gần chục lính bị thương; và chuyến nhẩy trực thăng vận xuống mật khu VC phá hủy một căn cư “hậu cần” của địch.

 

Tôi đă thấy Trung Đoàn Trưởng lúc đó là Trung Tá Lê Nguyên Vỹ lên micro biểu dương chiến công của đại đội Trinh Sát trực thuộc trung đoàn này, gắn huy chương cho các sĩ quan binh sĩ Trinh Sát có nhiều công trận và anh tôi được Anh Dũng Bội Tinh với nhành dương liễu.

 

Tôi có dịp nói chuyện với các sĩ quan trẻ tuổi trong đại đội trinh sát và thấy họ thật dễ mến hiền ḥa nhưng lại rất dũng cảm hoàn thành được nhiều cuộc hành quân gian khổ mà Trung Đ̣an giao cho.

 

Mỗi Trung Đoàn của Sư Đoàn 5 Bộ Binh chỉ có một đại đội Trinh Sát được trang bị với toàn những vũ khí tối tân và được xem như đơn vị tác chiến cơ động với hỏa lực mạnh nhất, thiện chiến nhất và là “con cưng” của Trung Đoàn. Đơn vị Trinh Sát này luôn trong t́nh trạng ứng chiến và nhận lệnh thẳng từ Ban Chỉ Huy của Trung Đoàn và thường được giao cho những nhiệm vụ khó khăn mà tiểu đoàn bạn không thể thực hiện được.

 

V́ thế mà anh Cả tôi ít khi thấy về phép mà mỗi tháng chỉ cho hai người lính về Sài G̣n thăm gia đ́nh họ rồi nhân tiện đem tiền lương của anh về cho Mẹ tôi mà thôi. Riết rồi anh Cả tôi không những nổi tiếng trong Trung Đoàn là một cấp chỉ huy không sát quân mà c̣n là một người con rất hiếu thảo.

 

Mẹ tôi mỗi tháng khi thấy chiếc xe jeep quân đội ngừng trước cửa hàng, lúc đó Mẹ tôi đă chuyển qua bán quần áo trẻ em, trên đường Trương Minh Giảng th́ lại phập phồng lo sợ cho đến khi hai người lính nói là ông đại đội trưởng gửi lương tháng về cho Mẹ.

 

Thời gian đó, tôi thấy một niềm tự hào không những về anh ḿnh mà về cả đại đội trinh sát thiện chiến của anh, về Trung Đoàn 7 BB, về Sư Đoàn 5 BB và cả về QLVNCH nữa đang trải rộng những hành quân ngày đêm ra trên khắp bốn vùng chiến thuật trong công cuộc tiễu trừ Cộng phỉ này ra khỏi miền Nam.

 

Bởi thế nên tôi đă quyết định dấn thân và và lao ḿnh vào làm việc với hơn năm năm trời cho Phân Đội Sáu của không quân HK.

 

Tôi bay đi về từ Sài G̣n ra Đà Nẵng thường xuyên để cùng phối hợp với các đơn vị quân báo VN của Quân Đoàn I. Những khi ở Sài G̣n th́ tôi cùng Phân Đội này ghé lại làm việc tại Trung Tâm Chiêu Hồi Thị Nghè để phối hợp thêm tin tức về những hoạt động của VC trong vùng của Ba Chiến Thuật.

 

Trong thời gian này tuy tôi dồn hết nỗ lực vào làm việc cho Phân Đội Sáu nhưng vẫn không quên việc học vấn nên cố theo học ban Cử Nhân Anh Văn tại Đại Học Văn Khoa Sài G̣n dù gập rất nhiều khó khăn v́ không thể đến trường thường xuyên.

 

Số tôi luôn có quí nhân phù trợ hay sao cho nên có một anh bạn thân thời học chung trường Chu Văn An là Nguyễn Đ́nh Phương đă lấy dùm “cua” cho tôi đầy đủ và năm đó không hiểu có sao may mắn chiếu vào hay không mà tôi đậu luôn hai chứng chỉ Văn Minh VN khóa I và đậu Văn Chương Văn Minh Mỹ khóa II.

 

Có một kỷ niệm mà tôi không quên được là khi tôi vừa xong một chuyến công tác ra Đà Nẵng, khi bay về Sài G̣n th́ ngày hôm sau phải vào vấn đáp cho chứng chỉ Văn Chương Văn Minh Mỹ.

 

Hai giáo sư theo như sinh viên th́ thầm th́ đều khó như nhau. GS Diệm th́ nhớ mặt các SV thường xuyên tới lớp và GS người Mỹ th́ “quay” SV tối tăm mặt mũi lại về các tiêu thuyết phải đọc trong chương tŕnh.

 

Một SV lên trước tôi là người mà không hề vắng mặt th́ lại bị thầy Diệm hỏi là sao tôi không thấy anh đến lớp bao giờ và bị đánh trượt oan mạng. Khi tôi có tên lên kế tiếp th́ chắc mẩm là sẽ ăn một quả trứng to tướng v́ tôi chẳng hề đến lớp thầy bao giờ nhưng thật lạ lùng là thầy hỏi thẳng vào cuốn tiểu thuyết The Scarlet Letter như vậy là tôi trúng tủ v́ học quyển này rất kỹ.

 

Đến khi qua pḥng bên vào vấn đáp với GS Mỹ th́ chính ông này lại hỏi là tôi có thường đến lớp hay không mới lạ chứ? Tôi bèn tŕnh bầy sự thật là v́ chiến tranh đang lan rộng và tôi đang phục vụ cho Phân Đội Sáu, một đơn vị Quân Báo của Đệ Thất Không Đoàn HK, nên không thể có mặt được thường xuyên. Nhưng nếu mà GS thông cảm cho tôi 10 điểm th́ tôi sẽ chắc chắn đậu chứng chỉ này và tôi hứa sẽ thu xếp thời gian để có mặt tại giảng đường nhiều hơn.

 

Chả hiểu ông bà phù hộ hay sao mà ông GS Mỹ này cho tôi đúng 10 điểm như yêu cầu.

 

Quả là học tài thi phận. Mẹ tôi có dịp lại khen tôi trước mặt các bà bạn của Mẹ hay với các chị đang giúp may vá trong nhà là tôi học giỏi v́ vừa đi làm vừa đi học nữa mà được như vậy. Riêng tôi khi gập mấy cô bạn của các em gái tôi th́ có vẻ hơi làm cao một tí.

 

Thế rồi chiến sự bùng nổ ra khắp bốn vùng chiến thuật. Sau hai lần VC mở cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 th́ tôi cảm thấy người Mỹ h́nh như đang muốn rút bớt quân số của họ đang tham chiến tại miền Nam về nước.

 

Một hôm trong năm 1969, các người bạn Mỹ trong Phân Đội Sáu nói với tôi là họ đang chuẩn bị rời VN và muốn giới thiệu tôi qua Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Sài G̣n.

 

Tôi đến Ṭa Đại sứ Mỹ nộp đơn để tham dự một kỳ thi và trúng tuyển vào làm cho họ nhưng cũng có duyên nghiệp với ngành t́nh báo hay sao, cho nên từ Ṭa Đại Sứ họ chuyển chúng tôi gồm 27 nhân viên qua yểm trợ cho Phủ Tổng Thống, nhưng nhiệm sở thực tế lại là Phủ Đặc Ủy Trung ương T́nh Báo (PĐUTƯTB) trực thuộc Phủ Tổng Thống.

 

Chính v́ thế mà sau khi miền Nam sụp đổ, tôi thường hay bị giam chung với các người tù thuộc các ngành ANQĐ, CSĐB hay PĐUTƯTB, hay Quân Báo.

 

Trong chế độ VNCH trước kia của chúng ta, có rất nhiều các quân dân cán chính tài giỏi và anh hùng, không những khi đối mặt với quân thù ngoài trận tuyến nhưng ngay cả khi họ sa vào trong ngục tù, và lưu đầy, họ cũng âm thầm chịu đựng một cách can trường mọi sự trả thù tàn nhẫn và phi nhân bản mà kẻ thù dành cho họ.

 

Thời gian lưu đầy ở ngoài Bắc có một dịp tôi được gập những người Biệt Kích nhẩy toán ra Bắc thời Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Các anh đều sống rất kỷ luật, vẫn tôn trọng cấp bậc quân đội, và buồng giam đều giữ sạch sẽ ngăn nắp. Khi ngồi tâm sự với nhau, các anh cũng nói tới cái niềm đau không thể diễn tả được khi nghe t́n Sài G̣n đâ mất ngày 30-4-1975.

 

Lần đầu tiên, nhiều anh đă không c̣n cầm được nước mắt v́ chính trong thâm tâm các anh cũng như đồng bào miền Bắc đều trông đợi một ngày nào đó QLVNCH trong Nam sẽ ra giải phóng miền Bắc và các anh sẽ thoát cảnh tù đầy rồi trở về mái nhà xưa; nhưng tất cả đă hoàn toàn sụp đổ một cách chua cay và đen tối.

 

Khi nước mất th́ nhà tan, ngoài anh Ba tôi được cử đi tu học một khóa HQ tại Rhode Island, HK và gia đ́nh vợ con anh qua cơ quan D.A.O đă đi thoát được trước ngày Sài G̣n sụp đổ th́ ba anh em tôi c̣n lại đều vào tù.

 

Bên gia đ́nh cô Hanh là em út của Ba tôi với tám trai bốn gái th́ bẩy con trai đă trong quân đội và năm người đi “cải tạo” sau ngày 30-4, chỉ trừ một cậu là hạ sỹ quan, và một cậu nữa giải ngũ th́ tránh được cảnh ngục tù, c̣n cậu út th́ được miễn dịch.

 

Nhà Mẹ tôi th́ ngoài mặt đường Trương Minh Giảng, nhà cô tôi th́ trong hẻm nhưng chỉ cách nhau vài trăm thước nên bốn anh em trai chúng tôi rất thân với các cậu em họ dù là vài anh lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. Trong những năm của thập niên sáu mươi th́ hai gia đ́nh từ từ vắng người dần bởi các anh tôi và các em họ tôi đều đă lần lượt nhập ngũ vào Thủ Đức hay Đà Lạt.

 

Mẹ tôi vẫn nói là cô ruột tôi rất là can đảm v́ một lúc mất đến bốn người con trai sau khi miền Nam rơi vào tay Cộng Sản.

 

Anh Hải là anh lớn th́ sau hai năm “cải tạo” đă trốn được ra khỏi trại giam ở trong Nam và trốn vào rừng nhưng mất tích và không nghe tin tức ǵ từ đó. Điều lạ lùng là một thời gian cả chục năm sau, có lần tôi lại nằm mơ thấy anh y như lúc anh c̣n sống, và anh dắt tôi vào trong một khu rừng rồi chỉ vào một gốc cây rồi nói với tôi rằng: “Đại ơi! Tôi ở chỗ này này”. Gốc cây ấy to như gốc cổ thụ và phát ra nhiều ánh sáng vàng nhạt trong khi những thân cây khác ở chung quanh th́ mờ mờ trong bóng tối làm cho tôi tin rằng anh đă mất tại gốc cây này và đă hiển linh.

 

Khi tỉnh dậy tôi nhớ giấc mộng đó như in và thông báo cho gia đ́nh bên cô tôi biết mà làm ma chay cho anh bởi lẽ cô tôi nhất định tin rằng anh đă trốn được qua Thái Lan dù là hơn mười năm đă trôi qua không hề có một chút tin tức nào về anh.

 

Anh thứ tư là Trường và thứ sáu là Linh th́ mất tích và chết trên biển trên đường đi t́m Tự Do sau khi ra khỏi trại giam vài năm.

 

Anh Trường chết trong t́nh trạng rất là tội nghiệp v́ khi ra tù th́ anh nguyện ăn chay trường cho nên khi con thuyền lênh đênh trên biển nhiều ngày và hết lương thực, mọi người vớt được cá và sống sót nhưng anh nhất định không chịu ăn cá và nhịn đói – anh là người duy nhất thiệt mạng trên chuyến tầu đó.

 

Nhưng câu chuyện về anh Cường là con thứ ba của cô ruột tôi mới là câu chuyện bi thương và hùng tráng nhất của một người tù bất khuất đă có những hành động phi thường làm cho kẻ thù phải khiếp đảm.

 

Anh Cường, Tạ Mạnh Cường từ nhỏ đă ưa thích vơ nghệ nên được cô chú tôi cho đi học vơ cùng với người em là Tạ Mạnh Trường tại vơ đường của Tổ Sư Lộc người sáng lập ra môn phái Vovinam ở Hà Nội.

 

Tôi nhớ lúc đó tôi mới năm tuổi cùng ba ông anh tôi được Ba Mẹ cho lên chơi Hà Nội ở nhà cô tôi ba tháng Hè. Anh Cường đă huấn luyện vơ cho chúng tôi với thế tập đầu tiên là lộn mèo qua lưng một người khác trước khi có thể tập tự ḿnh tung người lên trên không và lộn một ṿng. Các anh th́ đều tập được nhưng tôi có lẽ c̣n quá nhỏ và không có năng khiếu vơ thuật hay sao mà lộn hoài không xong. Lúc ấy anh Cường thường nh́n tôi mỉm cười lộ chiếc răng vàng ra và cho tôi miễn tập làm cho tôi vô cùng khoái chí v́ “ông thầy”không phạt ḿnh.

 

Anh kể rằng Tổ Sư Lộc vơ nghệ uyên thâm không biết đâu mà lường và là người mà lần đầu tiên trong đời anh thấy Tổ Sư chỉ ngồi tại bàn giấy và nghe tiếng gió mà tránh hết các đ̣n tấn công của học tṛ đứng chung quanh.

 

Anh Cường khi di cư vào Nam th́ đă lên đẳng cấp Vơ Sư và tôi đă có dịp hân hạnh được xem anh và phái đoàn Vovinam biểu diễn tài nghệ tại rạp Thống Nhất lúc đó tên là rạp Norodome tại Sài G̣n vào khoảng năm 1956. Đặc biệt của môn phái Vovinam là biểu diễn không có nệm tapis như Nhu Đạo hay các môn vơ khác mà quật nhau thẳng trên sàn gỗ và dao sử dụng là con dao thiệt.

 

Dưới khán giả cũng có nhiều môn phái bạn ngồi xem và tôi cũng như tất cả khán giả đều vỗ tay tán thưởng nhiệt liệt khi anh Cường biểu diễn cú chặt bằng cạnh bàn tay đánh rơi con dao của một vơ sinh khác đóng vai kẻ cướp tấn công anh và màn anh tung người nhẩy qua một vơ sinh để dùng hai chân cặp cổ quật một vơ sinh khác.

 

Vơ sinh bị chặt rớt con dao th́ cổ tay vẫn c̣n đau ê ẩm v́ anh Cường biểu diễn thật, và vơ sinh bị cặp cổ th́ dù đă lộn người theo thế quật nhưng sau đó vẫn c̣n hăi sợ v́ chút nữa th́ bị trặc cổ.

 

Tôi thấy vị Vơ sư trưởng môn phái Nhu Đạo và nhiều người của môn phái bạn và trong đó có chú bé con là tôi cũng đứng lên vỗ tay hoan hô mấy màn biểu diễn của anh Cường.

 

V́ hai nhà ở gần nhau nên tôi thường chạy qua nhà cô tôi chơi.

 

Có lần tôi vừa qua th́ thấy cô em họ tôi đang nấp sau cánh cửa, tay cầm cái gáo bằng nhựa định hù anh ḿnh. Khi anh Cường vừa bước chân qua cánh cửa th́ cô ta đập cái gáo vào đầu anh Cường để rỡn chơi thôi nhưng phản xạ tự nhiên, anh vung tay lên chém và cái gáo bay tuốt ra sân, c̣n cô em họ tôi th́ mất cả hồn vía ôm mặt khóc hu hu làm tôi không nhịn được cười.

 

Anh gịng giỏi con nhà vơ v́ chú ruột của anh có một gánh xiếc lưu diễn khắp miền Bắc qua nhiều tỉnh thành và từ vùng trung du lên cả mạn ngược, thời gian trước năm 1954. Đi đến đâu th́ gánh xiếc này cũng đều gặt hái thành công. Gánh xịêc họ Tạ này nổi danh v́ ông chú của anh là một người vơ nghệ cao cường thường tay không chế ngự được con cọp và điều khiển nó theo ư ḿnh.

 

Anh như vậy là nối giơi con đường vơ nghệ theo chân ông chú chứ Ba của anh th́ vơ vẽ chẳng biết một tí ǵ lại rất là hiền lành và chỉ chuyên về buôn bán.

 

Tuy hai anh em đều theo học cùng lúc với Tổ Sư Nguyễn Lộc nhưng anh Cường tài nghệ giỏi hơn người em cho nên khi vào trong Nam một thời gian sau th́ anh Cường được mời làm huấn luyện viên cho Cảnh Sát Quốc Gia tại Sài G̣n.

 

Tôi nhớ có một lần tụi tôi cũng năm sáu người ra quán Mai Hương góc đường Lê Lợi và Công Lư ngồi ăn kem và nh́n ông đi qua bà đi lại cho vui.

 

Khi ấy, quán này có một toán cao bồi hay đóng đô tại đây và quấy nhiễu các khách hàng mà chủ quán cũng không dám ho he ǵ v́ sợ chúng phá quán. Bọn chúng đông cũng khoảng chục mạng, tay nào tay nấy ăn mặc quần áo theo kiểu chim c̣ đúng là dân chơi cao bồi thứ thiệt, và hôm đó không biết chúng ngứa mắt ra sao mà tính qua bàn chúng tôi cà khịa.

 

Anh Cường vẫn thản nhiên như không, vẫn cười nói với chúng tôi và chỉ ngoái lại bàn phía sau nói với tên đầu đảng cao bồi này anh là Huấn Luyện Viên vơ thuật cho Cảnh Sát và muốn hơn thua th́ đến Bộ Tư Lệnh Cảnh Sát.

 

Nghe đến đó th́ chúng lấm lét rồi từ từ dông hết làm cho tôi vừa phục anh vừa khoái chí nữa v́ “ông thầy” đă cho bọn chúng một bài học nhưng không cần phải ra tay. Cũng từ đó th́ đám cao bồi này dời “đô” đi nơi khác không c̣n thấy tại quán kem Mai Hương nữa.

 

Tôi hồi nhỏ ở Hải Pḥng th́ theo học tại trường Ḍng St. Joseph, không biết có phải v́ kỷ luật và giáo dục tại trường này rất chặt chẽ hay không mà tính tôi vốn nhút nhát lại càng thêm hay sợ hăi và thiếu tự tin. Chính v́ thế mà hồi mới di cư vào Sài G̣n, đi đâu có anh Cường hay các em họ con cô tôi th́ tôi rất là yên tâm và tụi tôi thân với nhau nhất v́ toàn là con trai và mang tiếng là em họ nhưng các anh ấy đều lớn tuổi hơn tôi nhưng vẫn thân mật gọi tôi bằng “anh” theo đúng lễ giáo ngày xưa.

 

Bên bác Phán là chị ruột Ba tôi th́ ở Hải Dương và gia đ́nh bác lại toàn con gái hay các anh th́ quá lớn không thèm chơi với bọn tôi cho nên bốn anh em chúng tôi từ Hải Pḥng thường được Ba mẹ mua vé máy bay mỗi dịp Hè để đến thăm cô tôi tại Hà Nội nhiều hơn là xuống Hải Dương. Những lúc như vậy th́ có cơ hội tập hợp hết cả lũ con trai với nhau hơn chục đứa và tha hồ nghịch phá bởi cô tôi rất dễ tính và lại hay chiều con cháu.

 

Thế rồi Hiệp Định Genève di cư vào Nam, bốn anh em trai tôi lại có dịp ở chung một thời gian với các cậu em họ trong nhà cô tôi tại Bến Chương Dương cho đến khi cô tôi dọn về Trương Minh Giảng th́ chúng tôi mới tách ra nhưng vẫn giữ t́nh anh em rất là thân thiết.

 

Rồi lớn lên, mỗi người vào quân ngũ và bay đi bốn phương trời cho đến ngày mất miền Nam th́ tôi, anh Cả tôi và anh Huy là con trai thứ năm của cô tôi bị đưa ra miền Bắc.

 

Anh Cường, Trường và anh Linh v́ là Trung Úy Công Binh và văn pḥng nên bị giam giữ tại Suối Máu trong miền Nam. Ít năm sau th́ anh Linh và anh Trường được thả về nhưng anh Cường vẫn bị giữ lại dù anh chỉ là Công Binh Kiến Tạo xây dựng cầu đường mà thôi.

 

Lư do giản dị v́ anh là cái gai trong mắt của bọn cán bộ trại bởi tính t́nh cương trực của anh hay bênh vực đồng đội nên anh bị ghép vào tội chống đối “cải tạo và lao động”.

 

Những khi họ đọc lệnh thi hành kỷ luật với người tù nào mà anh thấy bất công là anh đứng lên phản đối, đ̣i lại sự công bằng.

 

Sau đó họ di chuyển anh về một trại trong vùng Tống Lê Chân gần biên giới Việt-Miên và anh bị giam trong thùng “connex” sau lần bênh vực một người bạn tù.

 

“Connex” là một loại thùng lớn bằng tôn dầy của quân đội Mỹ trước kia dùng để chứa các kiện hàng di chuyển theo đường biển cho quân đội Hoa Kỳ trong miền Nam.

 

Cái nắng khủng khiếp của vùng rừng núi nhất là vào giữa trưa như hun đốt anh trong hỏa ḷ cộng với sự bỏ đói và bỏ khát là một h́nh thức tra tấn tàn bạo của trại giam mục đích để tiêu diệt ư chí và dũng khí của anh, nhưng anh vẫn không đầu hàng để được thả ra khỏi “connex” sớm hơn.

 

Các bạn anh bên ngoài đă khôn khéo mua chuộc được mấy tay nhà bếp nên anh đă được cho ăn khá hơn với miếng thịt hay miếng cá nằm dưới ít khoai sắn và họ đă chuyển vào cho anh được cái đinh bù loong mười phân.

 

Chính cái đinh này đă cứu anh sống sót sau hai tuần giam trong “connex”. Mỗi khi họ cho ít nước hay phần ăn ngày một lần th́ khi họ đóng cánh cửa th́ anh lại nhét cái đinh này vào khe cửa, nhờ thế mà những trưa Hè nắng như đổ lửa và anh sắp ngạt thở trong cái thùng bít bùng này th́ anh ḅ lại gần khe cửa và ghé mũi sát vào cái khe hở nhỏ xíu đó mà hít được ít hơi mát từ bên ngoài.

 

Sau hai tuần lễ hành h́nh trong thùng “connex” anh được khiêng ra ngoài nhưng quả là họa vô đơn chí v́ chỉ một thời gian ngắn sau đó th́ trực trại kêu anh ra “làm việc” v́ anh vẫn nhất định không chịu kư tên vào biên bản nhận “tội” như họ đă viết sẵn.

 

Các anh em trong buồng đều bảo anh là không nên ra, mỗi người một câu:

 

- “Cậu cáo ốm ở lại trong buồng th́ tụi nó làm ǵ được?”

 

- “Giăng mùng lên chui vào ngủ là xong, kệ nó.”

 

- “Ḿnh cảm thấy lành ít dữ nhiều đó nha, nên cẩn thận.”

 

Cáo ốm ở lại trong buồng th́ anh không thể làm được v́ như thế là tỏ ra sợ chúng nó, anh vốn là con nhà vơ, hơn nữa lại là vơ sư không thể để mất danh dự của môn phái, nên anh không chịu cáo ốm như vậy vả lại anh nói trước sau ǵ cũng phải đối mặt với họ một lần:

 

- “Các cậu cứ để tôi ra xem chúng giở tṛ ǵ? Ḿnh trong tay nó mà, hôm nay không ra gập chúng th́ ngày mai cũng phải gập thôi.”

 

Anh từ từ đi ra ngoài cổng trại chiều hôm đó trong sự lo âu của các bạn tù cũng là các sĩ quan chế độ cũ.

 

Khi anh ra đến nơi th́ thấy tay Thượng Úy chính trị viên đă ngồi sẵn tại bàn với các cán bộ trực trại. Tên Thượng Úy mặt lạnh như tiền đưa tờ giấy cho anh kư nhận “tôi trạng”.

 

Anh b́nh tĩnh đưa lại tờ giấy:

 

- “Tôi không hiểu tôi mắc vào tội ǵ?”

 

Tên Thượng Úy đập bàn như hét lên:

 

- “Anh c̣n ngoan cố hả, không kư th́ bỏ tù cho rũ xương ra.”

 

Hắn hầm hầm đứng lên và bước ra khỏi pḥng trực trại.

 

Anh chuẩn bị bước ra cửa để vào trại th́ mấy tay cán bộ như có dàn cảnh trước đă ngăn anh lại:

 

- “Chúng tôi c̣n cần “làm việc” với anh chưa xong.

 

Anh cảm thấy một cái ǵ không ổn nhưng đă quá trễ để rút lui và chờ xem chúng giở thủ đoạn ǵ.

 

Tay cán bộ vừa dứt lời th́ các cửa sổ được đóng kín lại chỉ chừa có cửa ra vào là c̣n mở và từ ngoài bất ngờ hàng chục cán binh mang theo gậy gộc và thanh sắt xông vào pḥng. Lúc đó mấy tay trực trại mới chịu bước ra ngoài.

 

Bấy giờ anh mới hiểu rơ dă tâm của bọn chúng kêu anh ra ngoài này “làm việc” là như vậy.

 

Anh nh́n quanh, căn pḥng khá hẹp và anh lui dần vế phía góc pḥng. Nếu ở bên ngoài th́ với một lũ tép riu này chỉ cần học tṛ của anh cũng đủ dậy cho chúng một bài học nhưng mấy năm nay lao động khổ sai và ăn uống kham khổ đă làm anh mất đi rất nhiều sức lực nên không biết sao đây.

 

Dù sao th́ cũng phải cho chúng biết thế nào là một Vơ Sư được chân truyền. Anh ngầm lấy sức vận nội công lên hai cánh tay và đôi chân thủ thế.

 

Hầu như đă được chỉ thị trước, bọn cán binh đều không nói một lời vung các gậy và các thanh sắt lên xông vào tấn công anh túi bụi, nhưng v́ anh đă lui vào góc pḥng nên chỉ hai ba đứa có thể tấn công một lúc v́ chúng sợ loạn đả vào nhau.

 

Thế rồi anh ra chiêu nhanh như gió và chỉ một loáng trước những con mắt kinh hăi của đám cán binh, các vũ khí của chúng đều rơi gọn nhẹ xuống đất. Đứa th́ ôm cổ tay nhăn nhó, đứa th́ ôm chân la bài hải và lùi dần ra phía cửa. Anh tính vọt ra cửa th́ đột nhiên hai họng súng đen ng̣m lên đạn hướng về phía anh, th́ ra chúng đă tính trước là sẽ phải dùng đến súng tiểu liên để đối phó với anh.

 

Anh đứng lại tại chỗ và hai tay khoanh trước ngực chờ đợi. Chúng tiến lại gần và trói hai tay anh vào thanh sắt cửa sổ và trói hai chân lại với nhau. Xong đâu đấy rồi th́ bọn cán binh, vốn đă được nhồi nhét những tuyên truyền xuyên tạc mọi thứ xấu xa về các sĩ quan “Ngụy” cho nên đều nhẩy vào dùng các thanh sắt quất anh không thương tiếc.

 

Than ôi! Người Vơ Sư hào hùng ngày nào của vơ đường Vovinam, người tù anh hùng đă bảo vệ cho bao nhiêu bạn ḿnh trước bạo quyền của trại giam “tập trung cải tạo” của chế độ Cộng Sản, người sĩ quan hiền ḥa vẫn xây dựng bao nhiêu đường xá cầu cống cho dân làng miền Nam ngày trước, người tù bất khuất ấy bây giờ đă ngất xỉu đi trong cơn đau đớn tột cùng của thân xác.

 

Mắt anh mờ dần đi và anh thấy lấp lánh đâu đó là những giọt nước mắt của Mẹ già tóc đă bạc phơ chỉ sau mấy năm Sài G̣n đă đổi tên và rồi anh không c̣n biết ǵ nữa.

 

Khi anh tỉnh dậy có lẽ vài ngày sau đó th́ thấy những cặp mắt âu lo của các bạn tù trong buồng giam.

 

- “Ê! Cường tỉnh dậy rồi nè.”

 

- “Lấy ít cháo loăng thôi.”

 

Một anh bạn đến gần:

 

- “Ráng ăn ít cháo đi rồi uống thang thuốc này. Ḿnh mới vào rừng hái ít lá cây nấu lên uống để xổ máu bầm ra.”

 

- “Cậu là vơ sư chứ người thường th́ chết rồi. Chúng dă man hèn hạ quá. Loài thú chứ không phải loài người!”

 

Anh bị gẫy hết hai bên xương sườn, một chân bị dập, một bên vai xương bị nát. Rất may là các vết thương trên đầu không nặng sau trận đ̣n thù đó.

 

T́nh h́nh trong trại mấy ngày sau đó cực kỳ căng thẳng, khi các anh đi lao động chúng đều đem súng theo hườm sẵn và được lệnh sẽ bắn ngay nếu có nổi loạn.

 

Anh bèn bảo các bạn thân của ḿnh chuyển lời nói với các buồng chung quanh là án binh bất động v́ anh không muốn v́ anh mà nhiều anh em khác phải hy sinh. Anh đă là một biểu tượng oai hùng nhất trong con mắt của những người tù đồng cảnh ngộ nên lời nói của anh đă được nghe theo và đă tránh được một cảnh tắm máu v́ anh em đều sôi sục căm hờn.

 

Từ ngày đó anh không c̣n khả năng đi ra ngoài lao động, không c̣n những giây phút vào rừng sâu kiếm củi, nghe được tiếng chim hót ban mai hay hưởng cái hơi mát lạnh của núi rừng khi chiều buông xuống. Anh chỉ có thể khó khăn lắm mới lê từng bước một tập đi trong buồng giam.

 

Năm sau, các bạn anh v́ là cấp Úy nên cũng từ từ được thả ra nhưng anh là cấp Úy sau cùng ra khỏi trại giam đó.

 

Anh trở về gia đ́nh trong căn hẻm Trương Minh Giảng gần nhà Mẹ anh và được thuốc thang chạy chữa nhưng v́ lục phủ ngũ tạng đều bị chấn thương cho nên một thời gian ngắn sau anh qua đời trong sự thương tiếc của gia đ́nh và bạn bè khắp nơi.

 

Anh mất đi lúc mới ngoài bốn mươi tuổi để lại người vợ c̣n trẻ và mấy đứa con c̣n nhỏ dại. Cô tôi vừa khô nước mắt khóc hai đứa con đi vượt biên mất tích lại mang thêm một cái tang nữa. Mẹ tôi ở gần bên cạnh cũng chỉ biết qua nhà an ủi cô tôi mà thôi v́ chính Mẹ tôi trong ḷng cũng ngày đêm lo sợ cho tôi và anh Cả tôi lúc đó đang bị giam lưu đầy ngoài Bắc.

 

Đám ma anh Cường được tổ chức đơn sơ nhưng rất đông người tham dự kể cả gia đ́nh họ hàng và nhất là gia đ́nh các bạn tù của anh cũng đến thắp nén nhang để tưởng niệm người anh hùng yểu tử, vị vơ sư v́ bảo vệ bạn tù, v́ bảo vệ Chính Nghĩa mà vong thân.

 

H́nh bóng của anh vẫn sống măi trong tâm khảm của mọi người. Anh là một sĩ quan Công Binh Kiến Tạo tận tụy với nghề nghiệp được đơn vị thương yêu, anh sống gần gũi với dân chúng và bảo vệ họ tại những cùng thôn xóm làng mạc xa xôi.

 

Anh là một người chồng gương mẫu, một “ông thầy vơ” mà tôi kính phục khi tôi c̣n thơ ấu, một vơ sư mà bao nhiêu vơ sinh dưới quyền nể trọng nhưng trên hết anh là một người tù bất khuất, một anh hùng bất tử.

 

Khi tôi được thả về, nghe tin anh mất thật là bàng hoàng và xúc động bởi tuổi thơ của tôi đă nhiều kỷ niệm gắn bó với các em họ con cô ruột tôi từ lúc c̣n ở Hải Pḥng và Hà Nội và ngay tại Sài G̣n trong thời thanh niên. Tôi vẫn không quên được những bài học vỡ ḷng về Vovinam mà anh dậy cho bốn anh em chúng tôi trên sân gác thượng của nhà cô tôi ở Hà Nội.

 

Chùa Linh Giác đường Lư Thái Tổ là nơi mà gia đ́nh để ảnh của các anh con cô tôi đă mất và cũng để ảnh của anh Quang, anh Cả tôi nữa.

 

Tôi đă đến ngôi chùa nhỏ ấy nhiều lần để thắp nén nhang dâng lên anh Cả tôi , dâng lên các anh Hải, Trường, Linh và nhất là anh Cường với bao niềm ngậm ngùi rằng thế hệ chúng tôi đă cống hiến hết cho công cuộc bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ miền Nam chống lại Cộng Sản xâm lăng trong hai thập niên, và mất hết những năm tháng đẹp nhất của đời người trong tù.

 

Không biết rồi mai này con cháu ḿnh có c̣n nhớ rằng ngày xưa đă có những bậc anh hùng bất tử ghi lại bao chiến công oanh liệt không kém ǵ tiền nhân trong quân sử của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa? Và trong lịch sử của “trại giam tập trung cải tạo” của chế độ Cộng Sản vô thần tại Việt Nam đă có những người tù bất khuất mà vơ sư Vovinam Tạ Mạnh Cường là một?

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính