Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

 

Phần XVI: Về Miền Nắng Ấm

 

 

Đoàn xe buưt chở tù vào đến ga Nam Định th́ trời vừa tối và họ chỉ định cho chúng tôi một góc tường nhà ga làm nơi tạm thời nghỉ ngơi trước khi có lệnh lên tầu hỏa.

 

Chúng tôi người đứng dựa vào bức tường hay dựa vào nhau, không ai dám trải tờ báo ngồi xuống đất bởi chung quanh đó không có một chỗ nào tương đố sạch sẽ một chút, toàn những đất đen lẫn những miếng gạch vỡ và ẩm thấp.

 

Một vài người dân trong những bộ quần áo nghèo nàn ăn mặc thật giống nhau đi bộ gần đấy hay đạp xe vội qua nh́n chúng tôi có vẻ hơi thắc mắc bởi v́ tụi tôi bấy giờ đều ăn mặc các bộ quần áo dân sự do gia đ́nh gửi vào nhưng lại bị c̣ng tay cứ hai người một cái c̣ng số tám.

 

Quả thật tôi không thể ngờ rằng cuộc đời nhiều lúc đắng cay và nghịch lư như hoàn cảnh của tôi.

 

Năm một chín sáu lăm, tôi là một học sinh Chu Văn An mang trong người mảnh bằng Tú Tài II với nhiều mộng ước vào đời, nhưng đúng mười năm sau đó là Định Mệnh đau thương khi miền Nam sụp đổ và tôi lại quay về đúng ngôi trường thân yêu ấy trong thân phận người tù chờ xe đến để chở vào trại tập trung “cải tạo”.

 

Không ǵ đau ḷng hơn hôm nay nữa khi tôi ghé lại nhà ga Nam Định, nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh trong tư thế một tù nhân chuyển trại. Cứ ngỡ rằng nếu có một ngày nào về thăm quê hương Nam Định của tôi th́ đó phải là một ngày trong vinh quang.

 

Khi trời đă về khuya, các gian hàng trong khu nhà ga đă lên từ lâu, thứ đèn bóng tṛn hắt ra một thứ ánh sáng vàng vọt yếu ớt không đủ chiếu dù chỉ là một khoảng sân ga th́ chúng tôi được lệnh lên tầu.

 

Từng hai người một bước lên con tầu cũng cũ kỹ như cái ga Nam Định, có lẽ đă nhiều chục năm vẫn mang một bộ mặt không thay đổi đó.

 

Bấy giờ là vào tháng Năm năm một chín tám tám, các tù nhân chính trị chế độ cũ c̣n bị giam giữ tại miền Bắc chỉ c̣n lại đúng chín mươi người trong số hàng trăm ngàn tù nhân bị di chuyển vội vă bằng mọi phương tiện từ Nam ra Bắc mười hai năm trước. Cộng với một tù h́nh sự nghe nói có người chú là Thiếu Tướng VC nên được ưu đăi cho vào Nam tiếp tục thụ án.

 

Chúng tôi chiếm hai toa đầu tiên và các cán bộ và cán binh đi áp tải th́ một toa nữa thứ ba để ngăn cách chúng tôi với dân chúng hay những người buôn bán bị dồn xuống các toa tầu phía sau.

 

Cứ hai người ngồi một ghế băng bằng gỗ th́ khá rộng răi nhưng nếu nhét bốn người th́ không lọt nên chúng tôi ngồi thành hai cặp đối điện nhau.

 

Tôi và anh hai Hầu may mắn ngồi thuận theo hướng tầu chạy nên nh́n được nhiều cảnh vật bên ngoài. Cổ tay phải tôi khóa với tay trái anh Hầu cho nên tôi ngồi bên cạnh cửa sổ bên trái toa tầu và anh Hầu cạnh lối đi.

 

Tôi để cây đàn ghi ta và giỏ mây đựng các thứ cần thiết lên trên giá gỗ cho rộng chỗ và vừa ngồi xuống chưa bao lâu th́ con tầu bắt đầu chuyển bánh một cách nặng nhọc rời nhà ga.

 

Gió bên ngoài thổi vào trong toa mát rượi như xua đi bao mệt nhọc trong ngày di chuyển từ trại Ba Sao Nam Hà đến đây và bây giờ đang ở trên con tầu xuôi về Nam.

 

Quả thật đây là giấc mơ bất ngờ mà bao nhiêu năm nay chúng tôi chờ đợi v́ ít ra nếu không được thả ra khỏi trại th́ cho về Nam cũng dễ thở hơn, cũng như án tù của ḿnh được giảm đi một phần rồi.

 

Chúng tôi đang xa rời dần xứ Bắc theo tiếng máy tầu x́nh xịch chạy trên đường ray làm tôi chợt nhớ đến anh Hiến, Đại Úy Biệt Động Quân tác giả bài hát “Chuyến Tầu Xuôi Phương Nam” mà tôi rất thích:

 

“Chuyến tầu xuôi phương Nam, xin từ giă từng đoạn đường … Mái trường Phan Chu Trinh em c̣n nhớ lời hẹn ḥ, bao giọng nói lời hỏi chào, ḍng kỷ niệm quấn quít bên nhau…Măi măi vườn xưa xanh tươi, môi hồng thắm lại nụ cười, phố phường sống dậy t́nh người, Mẹ già ngồi bếp cũ năm xưa, qua một thời dĩ văng thương đau…”

 

Người tù và nhạc sĩ BĐQ tài hoa ấy vẫn mơ về một ngày mà đất Mẹ sẽ có lại được những nụ cười thương yêu, những khuôn mặt rạng rỡ, có lại được t́nh người nồng thắm trong một không gian đầm ấm của hạnh phúc ngày xưa, và tất cả những đau thương do chiến tranh và tù đầy đổ xuống quê hương tang tóc sẽ chỉ c̣n là dĩ văng.

 

Nhưng niềm mơ ước ấy đă không thể trở thành hiện thực v́ những người tù vẫn c̣n bị giam giữ không có ngày tháng, người dân vẫn c̣n bị đọa đầy; và khi tôi nghe tin anh sau một thời gian thả về đi vượt biên đă bị mất tích.

 

Nếu đúng vậy th́ anh đă có thể trở về cái ngày xưa ấy khi c̣n gịng máu nóng trong người và cầm súng trên tay cùng các đồng đội đi săn lùng diệt địch.

 

Anh hai Hầu ngồi bên cạnh tôi đă ngủ từ lúc nào, anh thật là hiền hậu vô tư và thật là dễ ngủ dù là trong tư thế ngồi và đôi khi xe chạy qua những quăng đường không được êm lắm. Tôi rất mến anh v́ tính t́nh đôn hậu giản dị của người miền Nam nên coi anh như người anh và ăn chung với nhau kể từ ngày thầy Tâm, thầy tôi và các vị trong Nha Tuyên Úy được thả về.

 

Anh thường nh́n tôi cười cười :

 

- “Mỗi lần anh nghe Đại thuyết tŕnh về tin tức thời sự, về sự can thiệp của Mỹ và các hội đoàn cho anh em ḿnh sớm được trả tự do th́ anh lại lên tinh thần.”

 

Tôi nh́n lối đi qua toa bên cạnh nơi chứa số c̣n lại của anh em tù nhân trong đó có các ông Tướng và nhớ đến những lúc tôi đánh liều vượt tường qua khu giam các Tướng để thuyết tŕnh theo sự yêu cầu – v́ sống trong đó các anh không có nhiều tin tức như tụi tôi ở ngoài này.

 

Hơn nữa, tin tức về các cuộc thương thuyết giữa Hoa Kỳ và Hà Nội để sớm thả các tù nhân này ra khỏi trại giam vẫn là những đề tài nóng bỏng nhất mà mọi người đều muốn biết v́ tin tức ấy đă nhen nhóm lên trong chúng tôi một ánh lửa hy vọng.

 

Một điểm nữa là các tù nhân c̣n lại sau mười ba năm trong trại giam th́ đa số đều thuộc các thành phần mà họ gọi là có nhiều “nợ máu với nhân dân và nguy hiểm cho chế độ” như t́nh báo, an ninh quân đội, cảnh sát đặc biệt và những thành phần này sẽ c̣n bị giữ trong các trại rất lâu, không có thời gian tính, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài từ phía chính quyền Mỹ và các hội đoàn tại hải ngoại.

 

Bởi vậy đó là lư do tại sao chúng tôi phải săn lùng các tin tức liên quan đến các tù nhân chính trị để biết chắc được rằng thế giới bên ngoài vẫn c̣n nhớ tới ḿnh.

 

Anh Hầu đang ngủ gật gù và bỗng dưng chúi xuống đất, may mà tôi dùng tay trái chụp được vai của anh níu lại kịp lúc. Anh tỉnh dậy:

 

- “Chuyện ǵ đó Đại?”

 

- “Anh ngủ gục. Không được rồi tôi chẳng có thể ngồi canh anh như thế này suốt đêm được rất nguy hiểm. Bây giờ anh nằm xuống sàn tầu đi rồi gần sáng tôi đổi chỗ cho anh lên ghế nằm chứ ngủ ngồi không xong rồi.”

 

Bên ngoài trời tối đen không c̣n nh́n thấy ǵ nữa v́ tầu đang đi qua một vùng hoang vu không có người ở, không một ánh đèn, chỉ thấy những v́ sao long lanh xa tít trên trời như cũng lấp lánh chung vui với chúng tôi trên chuyến tầu xuôi về Nam hôm nay.

 

Đây là đất nước ḿnh đây ư! quê hương của ḿnh đây ư! nhưng tại sao chúng tôi lại vẫn c̣n bị giam giữ và đầy đọa ngay trên quê hương ḿnh khi cuộc chiến tranh khốc liệt, kéo dài hai thập niên với bao nhiêu triệu người chết, đă tàn rồi từ mười ba năm trước?

 

Hầu hết các bạn tôi đều đang say ngủ và toa tầu thật yên lặng, thỉnh thoảng mới có một vài cán binh chạy lên xuống xem chừng chúng tôi mà thôi rồi lại trở về toa của họ.

 

Ánh đèn vàng nhỏ trên nóc toa tỏa ra một ánh sáng mờ mờ theo tiếng x́nh xịch của bánh xe lửa lại càng làm thêm buồn ngủ, nhưng không hiểu sao dù rất mệt mỏi nhưng tôi vẫn chưa ngủ được.

 

Có thể v́ hôm nay là một cái ngày ǵ rất đặc biệt trong quăng đời tù tội của chúng tôi, những người tù cuối cùng đang rời xa dần đất Bắc.

 

Tất cả là chín mươi người, con số thật là bé nhỏ, những người trước kia từ các trại khác nhau trên miền Bắc về tụ hội tại Nam Hà, và bây giờ đây năm một chín tám tám, chín mười người c̣n lại ấy vẫn c̣n sống và đang ngồi trên chuyến tầu này xuôi Nam, sau mười ba năm giam cầm và lưu đầy.

 

Nếu nói đây là một sự thành công kỳ diệu của sức người đă vượt qua được những thử thách của thời gian th́ phải cảm ơn Ông Trời đă sinh ra con người, tuy bằng xương bằng thịt nhưng trong gian nan nguy khốn, đă có được một sức chịu đựng bền bỉ ngoài sức tưởng tượng.

 

Những người tù cuối cùng này c̣n sống sót và c̣n minh mẫn, chính là nhờ vào sức chịu đựng phi thường của họ, chính là nhờ Ơn Trên vẫn che chở cho họ, và cũng chính nhờ gia đ́nh trong đó người vợ với tấm ḷng son sắt, đă không quản ngại khó nhọc đi thăm chồng suốt bao nhiêu năm trường.

 

Viễn ảnh đang trở về miền nắng ấm có lẽ cũng làm cho tôi thao thức không ngủ được chăng. Trên trời ông Trăng vừa ra khỏi được cụm mây để tỏa xuống trần gian một làn ánh sáng yếu ớt cho đêm bớt tăm tối.

 

Có thể một tương lai tốt đẹp hơn đang chờ chúng tôi trong miền Nam nhiều t́nh người hơn, gần gũi với gia đ́nh hơn, và gần với Sàig̣n hơn.

 

Hai chữ Sàig̣n gây cho tôi một cảm giác xao xuyến mà đă bao nhiêu năm rồi tôi đă cố chôn chặt nó trong ḷng để cố quên nó đi, nhất là những đêm Đông giá buốt, bởi v́ mỗi khi nghĩ đến Sài g̣n th́ cả môt vùng trời kỷ niệm sống dậy và nó dằn vặt tôi trong nỗi nhớ khôn nguôi.

 

Hai chữ đó như nhắc nhở tôi về một thời gian có vẻ như xa xưa lắm rồi tôi đă có những năm tháng yên vui hạnh phúc bên những người thân yêu, bên Mẹ, anh em, bên vợ bên con, bên bạn bè, rồi bỗng dưng tất cả sụp đổ tan tành và thân tôi bỗng nhiên thành tù tội ngay trên quê hương ḿnh.

 

Rồi tôi bắt đầu làm quen với lao động để “cải tạo” tại trại Long Thành và rồi đột ngột chuyển trại ra Miền Bắc trong một đêm không trăng sao và ở lại ngoài đó mười hai năm.

 

Cuối cùng th́ giờ này tôi đang bỏ lại sau lưng cả một quăng đời tù đầy cơ cực trên xứ Bắc.

 

Bỏ lại mười hai mùa Hè nóng như nung người, những đêm trong buồng giam ngộp thở hơi người, chúng tôi ngồi tại chỗ nằm chỉ mặc cái quần đùi mà mồ hôi nhỏ từng giọt cho đến khi mệt lả đi th́ mới ngủ thiếp được.

 

Hoặc phải t́m ít nước thấm ướt cái mùng rồi chui vào ngay khi c̣n ít hơi mát để t́m giấc ngủ, khổ nhất lúc đó là phải chui vào trong mùng bởi không thể ngủ bên ngoài v́ từng đàn muỗi sẽ đến hỏi thăm sức khỏe ngay. Ban ngày th́ lao động khổ sai ban đêm th́ chống chỏi từng giờ với cái nóng ghê gớm của mùa Hè.Cái nóng ghê gớm đến nỗi mà một anh bạn thân tôi là c̣ Lạt đă phải than rằng chỉ cầu Trời cho một cơn mưa chứ chẳng c̣n cầu ngày về nữa.

 

Bỏ lại sau lưng mười hai mùa Đông mưa phùn gió Bấc, những làn gió lạnh buốt như quất vào da thịt người tù như thấm vào tận xương tủy, nhiều lúc như không c̣n cảm giác ở hai bàn tay.

 

Những buổi sáng thức dậy khi trời c̣n đầy sương trắng đục, mây mù giăng mắc khắp núi rừng chung quanh, cảnh vật như mờ mờ ảo ảo có lẽ không phải trên trần thế, mà người tù vẫn phải thức dậy chuẩn bị cho một ngày lao động mới.

 

Nói về mùa Đông, tự dưng tôi nhớ đến một người tù trẻ tuổi cũng rất đặc biệt, anh chỉ là Thiếu Úy nhưng không hiểu sao cũng bị đưa ra Bắc trong t́nh trạng gần như đă mất trí nhớ.

 

Anh tự xưng là Nguyễn Huệ, ban đầu tôi tưởng tên anh là Huệ thật nhưng sau đó các bạn cho biết là anh tự nhận như vậy. Anh thường quanh quẩn trong trại, đúng ra loanh quanh trong buồng giam mà thôi, nhiều lúc nói những ǵ nghe không hiểu và lại mỉm cười một ḿnh. Tôi đoán rằng anh đă trải qua một giai đoạn nào khủng khiếp lắm trong đời, có thể là sau khi bị bắt, bị tra tấn hay ngược đăi, hoặc v́ t́nh cảnh gia đ́nh nên đă mất trí luôn.

 

Có điều rất lạ lùng là trong mùa Đông xứ Bắc lạnh căm căm như vậy, ngay cả những ngày buốt giá v́ nhiệt độ hạ thấp đột ngột bởi những đợt khí lạnh từ bên đất Tầu thổi xuống th́ anh vẫn phong phanh bộ quần áo tù và để đầu trần mà vẫn b́nh thường. Có anh trong buồng thấy vậy bèn cho anh cái áo len để mặc nhưng cũng chỉ một hai ngày rồi lại thấy anh bỏ cái áo len đâu mất.

 

Như thế suốt mùa Đông mà anh không hề bệnh tật ǵ trong khi tôi mặc mấy lớp áo kể cả áo len và trên đầu c̣n trùm một cái mũ nỉ nữa mà vẫn thấy khí lạnh nó thấm vào tận da thịt.

 

Lúc đó tôi mới thấy cái kỳ diệu của cơ thể con người mà ông Trời đă cho chúng ta, có thể v́ hệ thống thần kinh của anh đă bị tổn thương cho nên không c̣n cảm nhận được cái lạnh khủng khiếp đó của những ngày mùa Đông? Nhưng điều làm cho tôi ngạc nhiên là anh không hề bị bệnh tật ǵ hay tỏ ra giá lạnh v́ ăn mặc như vậy suốt mấy tháng trời mùa Đông.

 

Có thời gian khi anh mua được một miếng thịt tươi, như các anh em khác th́ nấu nướng lên rồi ăn nhưng anh lại đem chôn nó xuống đất. Tôi có hỏi anh là chôn để làm ǵ th́ anh nói là để dành cho mùa Đông.

 

Một bác nữa ở cùng chung buồng giam với tôi, bác Hưởng cũng cùng đợt chuyển ra Bắc với anh Thiếu Úy tự xưng là “Nguyễn Huệ”. Bác tuy lớn tuổi nhưng rất là tỉnh táo sáng suốt tuy rằng móm mém v́ các răng cỏ đều rụng hết. Bác được anh em đều rất thương mến v́ tính t́nh ḥa nhă và hiền hậu, có anh gọi bác rất thân thương là Tía nữa.

 

Tôi c̣n nhớ rất rơ h́nh dáng c̣m cơi, da sạm nắng và cái lưng hơi gù cùng tướng đi c̣n nhanh nhẹn của bác. Bác Hưởng luôn vui cười với mọi người và hay kể những chuyện về miền quê hương của bác ở miệt Tiền Giang với đủ loại trái cây và các món ăn ngon ít nơi nào có được.

 

Tôi không có dịp về thăm Tiền Giang và Hậu Giang nên nghe bác kể một cách thích thú say mê, và đôi lúc cảm thấy hối hận v́ trước kia chỉ biết lao vào làm việc mà quên cả đi thăm các thắng cảnh của quê hương ḿnh nhưng bây giờ ân hận th́ cũng đă muộn.

 

Giờ th́ đă mất hết rồi và nếu có c̣n có dịp nào chăng nữa sau này mà đi du lịch th́ những danh lam đó cũng không thể nào c̣n đẹp như xưa và cũng không c̣n cái không khí của ngày xưa nữa.

 

Có hôm nào hứng chí th́ bác Hưởng lấy đôi đũa ra gơ nhịp nhịp rồi ngồi ca mấy câu vọng cổ, ca xong th́ bác có vẻ hài ḷng lắm và quay qua nh́n chúng tôi hỏi là tụi bay thấy tao ca có hay không rồi lại nhịp nhịp chiếc đũa.

 

Một buổi chiều Đông nhưng trời đă tối xuống rất nhanh, tôi thấy bác tự dưng chạy ra sân rồi la hét điên cuồng lên và chửi lung tung, than Trời xong lại trách Đất. Anh em vội kéo bác vào trong buồng nhưng bác vẫn nh́n ra ngoài cổng trại mà chửi cho đến khi khan cả tiếng không nói được nữa th́ mới thôi.

 

Một vài ngày sau, buổi tôi bác đi ngủ như thường lệ nhưng sáng hôm sau th́ bác đă không c̣n tỉnh dậy nữa.

 

Người tù đó đă t́m được sự b́nh yên nơi không c̣n thù hận, có thể bây giờ th́ bác đă được thong dong trở về thăm miệt quê Tiền Giang yêu thương nhiều trái cây và thức ăn ngon của bác.

 

Một anh nghĩa quân nữa không hiểu mắc vào tội ǵ mà cũng bị đưa ra Bắc giam giữ. Anh rất hiền lành ít nói nhưng vài năm sau anh dần dần bị lăng trí và cũng ra đi bất ngờ trong một ngày đầu Đông không biết v́ lư do ǵ.

 

Hay như anh Thiếu Tá Cảnh Sát nằm cạnh tôi một sáng ngủ dậy đang nằm nhai miếng bánh bột hấp bằng đầu ngón tay cái, là khẩu phần ăn cho người tù để sửa soạn lao động khổ sai trong bốn tiếng đồng hồ th́ tự dưng miếng bánh vuột khỏi tay rơi xuống sàn nằm và anh đă ra đi nhẹ nhàng như một ngọn đèn hết dầu.

 

Anh bị bệnh phù thủng nặng hai chân đă sưng vù lên và được ở lại buồng một thời gian để nghỉ ngơi, nhưng v́ thiếu dinh dưỡng và thuốc men nên bệnh trở nặng và sức cũng không c̣n, nên đă chết đi y như ngọn đèn cạn dầu từ từ lụi tàn và tắt đi một cách tự nhiên.

 

Mạng người tù trong môi trường ấy không có một chút giá trị nào đối với họ, kẻ đă chiến thắng.

 

Xin cầu nguyện cho tất cả các anh em tù nhân đă nằm xuống sớm về được miền Vĩnh Hằng – nơi không c̣n đói rét và đọa đầy thân xác.

 

Tôi đang bỏ lại sau lưng cả một quăng đời cơ cực với bao hiểm nguy, tôi cố quên đi hết và bỏ lại đàng sau lưng những nhục nhằn của một kiếp người lầm than.

 

Chúng tôi đă mất mát quá nhiều nhưng cũng học được những bài học đắt giá và nhờ Ơn Trên mà chúng tôi đă xoay chuyển được t́nh thế trở nên thuận lợi hơn trong những năm gần đây.

 

Chúng tôi biết sống hơn để có thể tồn tại, niềm tin rằng ḿnh sẽ có ngày về càng lúc càng được củng cố vững chắc nhất là khi về Nam Hà được một hai năm sau th́ anh Toan, nghị sĩ, đă cho tôi biết về những bài thơ Đường thật là tuyệt tác và có ư nghĩa của cụ Phan mà anh em thường gọi cụ là Thánh Tùng La.

 

Cụ Phan chính là nhà ái quốc Phan Đ́nh Phùng đă hiển Thánh và Ngài đă giáng cơ xuống, theo ḷng thành cầu khẩn của một số anh em muốn biết số phận của ḿnh ra sao, và Ngài dă cho những người tù từng bài thơ một, phác thảo ra một tương lai c̣n nhiều hứa hẹn.

 

Các bài thơ này đă được chuyền tay nhau đọc và chép lại và đă làm cho tinh thần người tù lên cao và niềm hy vọng tưởng như lụi tàn nay bừng cháy lại.

 

Xin thành kính đội ơn Thánh Tùng La đă ban những bài thơ như rồng bay phượng múa ấy để nhóm lại ngọn lửa hy vọng trong khi nhiều người tù đă trở nên bi quan và yếm thế tại trại Nam Hà.

 

Lúc này, ngồi trên toa xe này xuôi về Nam th́ tôi đă trở thành một con người có bản lănh và nghị lực khác hẳn so với mười hai năm trước lúc c̣n ngơ ngác trước ngưỡng cửa dẫn vào địa ngục của trại giam trong chế độ xă hội chủ nghĩa miền Bắc.

 

Bởi v́ tôi đă học được bao nhiêu là kinh nghiệm sống và tác phong quân tử từ những người bạn thân trong đó có các anh trong tổ Điện, học được từ thái độ b́nh thản chấp nhận cái chết đến từng ngày của ông Xuân viện trưởng, từ sự hy sinh tận tụy của anh Trung những ngày tháng cuối chăm sóc bên cạnh ông Xuân, từ sự trầm tĩnh của anh Đồng Tuy và nhiều nữa.

 

Tôi c̣n học được những điều quí báu về tôn giáo, về số phận con người, về Định Mệnh, qua Thượng Tọa Thích Thanh Long, qua thầy Tâm người thầy hiền hậu của tôi, thầy Khuê, thầy Thạnh, thầy Tùng,v.v. qua Mục Sư Kỳ, Mục sư Lộc, và quí vị Linh Mục.

 

Nhiều lúc so sánh tôi thấy cuộc đời tôi có một nét rất giống như câu chuyện ngày xưa tôi rất thích là “Bá Tước Monte Cristo” khi có cơ duyên trong tù đă gập được vị thầy, một Minh Sư đă làm thay đổi hẳn cuộc đời của ḿnh sau này.

 

Trong truyện th́ nhân vật Edmond Dantes đă bị hàm oan khi đang chuẩn bị lễ cưới th́ bị bắt và bị lưu đầy đến một trại biệt giam trên đỉnh núi cao -nơi chỉ có đi mà không có về.

 

Nhờ cơ duyên Edmond đă gập được vị linh mục và là một nhà thông thái cũng bị biệt giam trong đó và chính nhờ gập được vị thầy này mà Edmond đă tôi luyện trở nên một con người văn vơ toàn tài và vị linh mục c̣n tiết lộ bí mật của kho tàng cho Edmond nữa.

 

Lại nhờ vào may mắn lúc vị linh mục này qua đời phù hộ cho mà Edmond đă thoát ra khỏi chốn biệt giam trở về và ân đền oán trả.

 

Tôi cũng có cơ duyên sống với Thầy Tâm và được thầy dậy dỗ bảo ban mọi việc, nhất là về căn bản đạo Phật, nhờ đó mà tôi mới có nghị lực chống chỏi với bao phong ba băo táp như muốn nhận ch́m ḿnh xuống.

 

Nếu không gập được người thầy như thầy Tâm, thầy Thích Thanh Long th́ chắc là tôi đă nằm lại trong bốn bức tường nhà tù.

 

Tôi có một điểm khác với Edmond là khi ra khỏi tù th́ tôi không t́m được kho tàng như Edmond Dantes và tôi cũng chỉ trả ơn chứ không trả oán.

 

Nh́n ra vùng tối trước mặt với những hàng cây sậm đen, những con đường đất, những mái nhà tranh mờ mờ đang ngủ yên, những thửa ruộng thấp thoáng ánh nước trong đêm ḥa trong tiếng x́nh xịch của bánh xe lửa, mắt tôi chợt nḥa đi khi nghĩ về những người tù hiền lành đă không c̣n nữa trong đó có vị viện trưởng viện đại học Cần Thơ Nguyễn Duy Xuân mà tôi vô cùng kính mến.

 

Họ đă phải nằm lại miền Bắc lạnh lẽo ấy chứ không có được cái may mắn như chúng tôi hôm nay đang theo con tầu cũ kỹ này xuôi về phương Nam nhiều nắng ấm.

 

Vĩnh biệt xứ Bắc, xin chào mười hai năm lưu đầy, xin chào những con người mà tôi đă gập ngoài đó và xin giữ măi trong ḷng không bao giờ quên các kỷ niệm đau thương xen lẫn những nụ cười của những người tù mà tôi quen.

 

Những tiếng x́nh xịch đơn điệu của con tầu trong đêm khuya lặng lẽ như đưa ḍng tư tưởng tôi về với những người thân thương.

 

Nghĩ đến gia đ́nh tự dưng h́nh ảnh hai đứa con hiện lên trong trí nhớ, có lẽ giờ này chúng lớn lắm rồi v́ ngày tôi ra đi th́ con gái chưa đầy năm tuổi và con trai chưa đầy bốn, bây giờ…bây giờ th́ chúng đă mười tám và mười bẩy tuổi rồi, chắc khi gập lại tôi không thể nhận ra con tôi nữa.

 

Những làn gió mát hiu hiu thổi vào khung cửa ru tôi ngủ lúc nào không biết. Tôi chợt mơ thấy ḿnh trở về mái nhà xưa nơi tôi đă sống hơn mười lăm năm trên con đường Trương Minh Giảng, Sàig̣n thân thương, chợt nghe đâu đây tiếng cười rộn ră của hai đứa con nhưng chẳng thấy chúng đâu, rồi lại nghe thấy tiếng cười xen lẫn nước mắt của Mẹ già tóc nay đă phai mầu v́ bao nhiêu năm tháng thương nhớ đứa con trong tù.

 

Tôi đă đi vào một giấc ngủ thật sâu lắng và êm đềm cho đến khi ánh nắng ban mai rọi chiếu vào toa tầu qua khung cửa sổ làm tôi tỉnh giấc th́ trời đă sáng từ lúc nào và tầu đang đi vào địa phận miền Trung.

 

Miền Trung, nhất là các tỉnh Thanh Nghệ Tĩnh, miền đất cằn lên sỏi đá và thiên tai băo lụt quanh năm vốn đă nghèo nay lại c̣n xơ xác hơn với những mái nhà tranh vách đất xiêu vẹo, những con trâu gầy g̣, những con ḅ ốm giơ xương và những con người bừa thay trâu cầy thật là khốn khổ.

 

Đâu đâu cũng nh́n thấy những khuôn mặt xanh xao thiếu ăn trong những bộ quần áo lam lũ làm chúng tôi tuy trong thân phận tù đầy không khỏi bồi hồi xúc động và thương thay cho dân ḿnh.

 

Mỗi khi tầu ghé tới ga nào th́ mấy tay cán binh đi theo canh giữ chúng tôi trên tầu thường hay hỏi anh em chúng tôi cần ǵ không họ mua dùm cho.

 

Mấy tay cán binh này và mấy tay Thiếu Úy nữa đi theo trên tầu, chúng tôi đếu quen mặt v́ thường xuyên vào trại uống cà phê, trà lá. Họ biết chúng tôi nên đi theo canh giữ cũng dễ chịu.

 

Tôi mấy năm sau th́ bao tử và ruột bị yếu nên rất cần nước nóng và một tay cán binh hay cầm cái phích nước của tôi và lại chạy bay xuống mua dùm nước sôi.

 

Có lần tầu đă chạy rồi mà chưa thấy anh ta đâu th́ bất ngờ y xuất hiện và hớt hơ hớt hăi chạy theo và nhẩy lên được toa tầu th́ văng mất cả nắp cái phích nước của tôi.

 

Mỗi lần như thế th́ tôi lại cho anh ta ít tiền để uống cà phê nhờ vậy mà tôi có nước sôi mà pha trà hay cà phê hay làm gói ḿ ăn sáng cho tôi và anh Hầu.

 

Cho nên chúng tôi suốt ba ngày đêm trên tầu cũng ăn uống tạm đủ.

 

Mấy tay cán binh này rất thích thú được anh em chúng tôi nhờ vả v́ cả hai bên đều có lợi, nhưng chính họ cũng muốn tỏ sự thiện cảm đối với anh em chúng tôi như thể sự hận thù của họ đối với chúng tôi đă đi vào quá khứ và bây giờ là t́nh người với nhau.

 

Một điểm nữa đă đưa họ lại gần với chúng tôi chính là văn nghệ với các bản nhạc xưa đă làm họ say mê, những buổi văn nghệ các tối thứ Bẩy tại buồng giam mà họ ghé đến bên ngoài để cùng tham dự.

 

Đây cũng là một giai đoạn đáng ghi nhớ đánh dấu một thời điểm rất quan trọng là chúng tôi đă xoay chuyển được t́nh thế, từ lúc mới vào tù họ coi như các cặn bă rác rưởi trong xă hội và chà đạp lên nhân phẩm của người tù chính trị, cho đến ngày nay th́ họ nh́n chúng tôi với con mắt nể trọng xen lẫn mến phục.

 

Trước ngày rời trại Nam Hà để lên xe lửa vào Nam, tay Thượng Tá trưởng trại trong một buổi nói chuyện cũng nói rằng “Chúng tôi không có khả năng để giáo dục cải tạo các anh và tôi c̣n bảo các cán bộ của tôi hăy vào trong trại mà thực tế học tập ở các anh nữa.”

 

Vừa rời khỏi miền Trung chưa bao xa để vượt qua con sông Bến Hải vào địa phận trong Nam th́ thấy rơ ràng cảnh vật đổi khác nhanh chóng với nhà cửa ruộng vườn xanh tươi hơn, con người cũng bớt lam lũ hơn và khí hậu như mát dịu hẳn đi.

 

Con tầu đi qua ba miền tuy cùng trong một đất nước nhưng tôi cảm nhận ngay được sự khác biệt của cái nghèo, sự chịu đựng và sự khổ cực của con người sống trên xứ Bắc và tại miền Trung so với sự trù phú của miền Nam cho nên dù là phải sống trong chế độ Cộng Sản th́ người miền Nam vẫn có thể bươn chải mà tồn tại được dễ dàng hơn người Bắc và người Trung.

 

Trời đă xế chiều và con tầu chợt dừng lại để chờ đổi đầu máy mới. Khi xe đang tạm thời dừng lại chờ vào trạm, viên Thượng Úy phụ trách chuyến di chuyển nầy tưởng rằng đă đến sân ga nên ra lệnh cho các người tù xuống xe.

 

Sự bất cẩn của tên Thượng Úy nầy suưt nữa đă gây ra thương vong cho anh em tù nhân trong đó có tôi.

 

Bởi v́ cứ hai người th́ c̣ng tay lại với nhau cái c̣ng số 8, và anh Hai Hầu vừa bước chân xuống sân và tôi c̣n đang trên các bực thang th́ bất ngờ tàu chuyển bánh, trong tư thế người trên kẻ dưới và anh Hầu hoàn toàn không biết là tầu đă chuyển bánh nên kéo tôi xuống trong khi tôi đang gh́ trở lại.

 

Tôi th́ tay trái cầm cây đàn guitar, tay phải c̣ng với anh Hầu nhưng vẫn nắm lấy cái giỏ xách đựng thuốc men vật dụng cần thiết và bộ ấm trả bằng sứ và chưa biết phải làm sao th́ tên Thiếu Úy đứng dưới sân ga và cạnh cửa toa tàu la lên một tiếng:

 

- “Anh Đại đưa cho tôi cây đàn!”. Trong một tích tắc đồng hồ như có ông bà xui khiến, tôi ném cây đàn về phía tên Thiếu Úy, tay phải buông cái giỏ ra và nhảy một cái qua hai bực thang xuống ḷng sân ga trong khi toa tàu chạy vụt qua phía sau lưng.

 

Tôi cảm thấy hơi lạnh chạy dọc theo xương sống. Chỉ một tích tắc không nhảy xuống kịp th́ hoặc anh Hầu hay tôi sẽ bị té xuống và rớt vào đường rầy xe lửa.

 

Lúc đó tôi nghĩ là ông bà linh thiêng đă phù hộ cho tôi, nhưng sau này khi vào Hàm Tân gặp gia đ́nh th́ mới biết ông anh Cả vừa mất vài tháng trước khi tôi lên tầu vào Nam.

 

Tôi cứ suy nghĩ măi về vụ thoát chết trong gang tấc đó và tin là chính anh tôi đă nhập vào tay Thiếu Úy mà cứu tôi kịp thời, bởi tay Thiếu Úy này là một trong những tay cán bộ vẫn thường ra vào trại trà lá với chúng tôi và rất thích nghe chúng tôi hát những bản nhạc của chế độ cũ.

 

Chỉ tích tắc đồng hồ thôi nếu tôi không nhẩy kịp ra khỏi toa tầu th́ hoặc tôi hay anh Hầu đă nằm dưới bánh xe lửa.

 

Tôi lững thững đi theo đoàn người vào sân ga và chưa kịp hoàn hồn th́ lại được lệnh leo lên cái ṭa tàu mà suưt nữa tôi mất mạng v́ nó để xuôi vào Nam.

 

Đến chiều tối ngày thứ nh́ th́ chúng tôi vào tới thành phố Huế nhưng tầm nh́n bị che khuất bởi bóng đêm vừa xuống và v́ họ kéo rèm che hết các cửa sổ lại v́ sợ dân chúng thấy chúng tôi trên tầu.

 

Tôi chỉ nh́n loáng thoáng thấy một cái sân ga vắng lặng như đang yên ngủ và vài hàng quán c̣n le lói ánh đèn nhưng đều đă đóng cửa.

 

Khi tầu đang chạy trên phần đất miền Bắc tôi không có nhiều cảm xúc ngoại trừ sự thương cảm cho cái nghèo cùng cực của người dân với h́nh ảnh tôi không bao giờ quên được của người đàn bà bụng chửa đă vượt mặt mà vẫn c̣n ráng chầm chậm gánh gạch vào ḷ hay những thửa ruộng khô cằn cỗi , nhưng không hiểu sao từ khi tầu bắt đầu chạy vào địa phận miền Nam th́ tim tôi như đập nhanh hơn có thể v́ như đang trở về quê hương của ḿnh, như đang tới gần hơn gia đ́nh ḿnh.

 

Chợt một cậu soát vé c̣n rất trẻ lững thững đi lại phía tôi và anh Hầu rồi hỏi chuyện làm quen:

 

- “H́nh như các bác các chú các anh từ miền Bắc chuyển trại vào trong Nam?”

 

Tôi nh́n cậu ta gật đầu

 

- “Ba của cháu trước kia làm cho Bưu Điện Sàig̣n cho nên không phải đi “học tập cải tạo”. Các bác đă ở tù mười mấy năm rồi nhưng trông c̣n rất khí phách.”

 

Tôi cảm động v́ hai chữ khí phách mà cậu ta đă dùng và thấy cậu ta có vẻ như không phải là người của họ nên tôi mời cậu điếu thuốc lá, một cái lắc đầu cám ơn và cậu ta lại lững thững đi xuống các toa dưới sau khi gật đầu chào anh em tôi.

 

Đó cũng là những kỷ niệm nhỏ nhưng khó quên bởi v́ điều này chứng tỏ người dân miền Nam vẫn chưa quên những người chế độ cũ và vẫn c̣n dành phần nào cảm t́nh cho chúng tôi những người tù.

 

Suốt thời gian hai đêm ba ngày trên tầu th́ tất cả các hàng quà bánh buôn bán trên xe lửa đều bị ngăn cấm không được vào bên trong hai toa có chở tù chính trị.

 

Khi tầu dừng lại ở ga nào th́ các cán binh thường được lệnh canh gác tại các cửa lên xuống và nếu có các người dân buôn bán nào không biết ôm rổ bánh hay thúng khoai sắn mà chen lên hai toa này để bán hàng th́ đều bị đẩy xuống ngay.

 

Ngoài ra sự canh giữ chỉ nghiêm ngặt nhất có lẽ là tại nhà ga Diêu Tŕ. Tại các ga khác như Nha Trang hay tại Huế th́ các cửa sổ được lệnh kéo rèm xuống hết và các cán binh cũng đứng loanh quanh cạnh hai lối đi lên xuống tầu mà thôi.

 

Nhưng tại ga Diêu Tŕ th́ sự việc xẩy ra hoàn toàn khác hẳn v́ khi dân chúng nghe tin tù chính trị về đến miền Nam th́ từ trong cổng làng họ kéo nhau ra đông nghẹt rồi ùa lại vây quanh hai toa này và vẫy tay chào chúng tôi rất là thân thương.

 

Tôi nh́n về phía cổng làng th́ thấy một đội vơ trang đă án ngữ bên ngoài, đóng cổng xong rồi khóa nó lại bên ngoài cho nên một số dân làng ở bên trong cũng muốn ra chỗ xe lửa đang đậu để xem tù chính trị trở về nhưng vẫn không ra được v́ cổng đă khóa trái.

 

Bất chợt có một em bé gái chỉ khoảng mười hai tuổi dáng gầy g̣ đă bất chấp lính gác chen vào được toa nơi tôi đang ngồi, bỏ thúng bánh lá xuống chỉ cho chúng tôi thấy rồi thoăn thoắt chạy vụt xuống xe và biến mất vào trong đám đông.

 

Ban đầu tôi tưởng là em muốn bán hàng nhưng khi nh́n em vụt chạy xuống tầu th́ tôi mới hiểu ra là em muốn tặng thúng bánh đó cho chúng tôi.

 

Chúng tôi không kịp cám ơn em và cũng không kịp đứng dậy để trả lại em thúng bánh hay đưa cho em ít tiền nữa v́ sự việc xẩy ra quá nhanh không ngờ.

 

Ḷng tôi chợt dâng lên một niềm xúc động mănh liệt khi mắt tôi dơi theo bóng em lẫn vào trong đám đông. Chúng tôi đều nh́n nhau không ai nói được lời ǵ

 

Ngay đám cán binh đứng gần đó cũng trở tay không kịp, cho nên sau khi em bé gái đó chạy xuống sân ga rồi th́ có một toán cán bộ xộc vào trong toa tôi đang ngồi và ra lệnh cho các cán binh cầm súng làm thành một hàng rào bên ngoài hai toa này và đẩy dân chúng ra xa con tầu không cho lại gần nữa.

 

Những h́nh ảnh ấy, những khuôn mặt dân chúng xáp lại gần toa tầu để nh́n thấy những người tù cho rơ hơn, h́nh ảnh của em bé gái đi chân đất mặc chiếc quần đen và cái áo nâu đă bạc mầu với cặp mắt ngơ ngác nh́n chúng tôi – em là ai mà đă dám lại bỏ cả thúng bánh lá, tiền kiếm được của cả một ngày buôn bán – trên toa tầu cho những người tù là một nghĩa cử thật quí báu và là những kỷ niệm mà tôi không bao giờ quên được trong đời.

 

Hồi nhỏ tôi có đọc một cuốn sách rất nổi tiếng là cuốn “Tấm Ḷng Cao Thượng” bản dịch của Hà Mai Anh và tôi liên tưởng ngay đến bé gái thôn quê mộc mạc và nghèo nàn này với thúng bánh lá cho những người tù mà em chưa hề quen biết, mới chính là tấm ḷng cao thượng.

 

Tôi cứ bâng khuâng suy nghĩ măi không biết tối nay khi em về nhà th́ nói với cha mẹ ra sao về thúng bánh lá ấy em đă tặng cho các bác các chú tù chính trị trên đường chuyển trại?

 

Thúng bánh ấy dù là của người dân tặng cho tù nhưng dĩ nhiên họ không phát cho chúng tôi, và tay Thượng Úy trưởng toán cán bộ giải giao tù đă ra lệnh tịch thu đem về toa của họ.

 

Thời gian những năm sau này tuy họ đă thả lỏng bớt không quá khắt khe trong trại giam nhưng chúng tôi vẫn bị cấm không được liên lạc với dân chúng.

 

Lúc ấy dân chúng vẫn c̣n bao quanh toa tầu và ḥ reo chỉ chỏ về phía chúng tôi, anh Bửu Uy cũng ngồi gần, bước lại cạnh tôi bên cửa sổ với một anh nữa và giơ chiếc c̣ng lên cho dân chúng thấy.

 

Tôi cũng đứng dậy và kéo tay anh hai Hầu với cánh tay đang c̣ng lên vẫy vẫy để chào những người dân của Diêu Tŕ đă dành cho chúng tôi một tấm ḷng thật là hiếm có.

 

Trong ḷng tôi không khỏi dâng lên một chút ấm áp và một cảm xúc khó tả khi nh́n đồng bào ḿnh bao vây con tầu và đám cán binh đang vất vả để ngăn cản họ lại gần.

 

Mười hai năm trước th́ tôi bị xích tay bằng sợi ḷi tói với anh bạn đồng nghiệp là anh Sửu ra đi vội vă trong đêm tối, c̣n bây giờ mười hai năm sau th́ c̣ng tay với anh Hầu xuôi Nam nhưng trong tư thế đôi chút tự hào.

 

Chuyến tầu tôi xuôi phương Nam lần nay thực khác hẳn với các chuyến tầu chở tù từ Nam ra Bắc một năm sau ngày mất miền Nam.

 

Khi ấy, các người tù bị nhét vào các toa chở súc vật đến kẹt cứng không c̣n có chỗ ngồi chứ đừng nói là chỗ nằm và không khí ẩm thấp hôi hám đến ngộp thở đă làm một số tù nhân ngất xỉu và chết v́ thiếu dưỡng khí.

 

Chưa kể trên đường tầu chạy qua các làng mạc th́ dân chúng đă được đạo diễn nên liệng gạch đá lên tầu kèm theo những lời chửi rủa và nhiều người tù đă bị thương hay thiệt mạng v́ những cục đá oán thù đó.

 

Bây giờ th́ t́nh h́nh đă hoàn toàn đổi khác dù là chúng tôi vẫn trong thân tù tội nhưng đang trở về miền Nam trong sự đường hoàng của một con người bởi v́ ḷng dân đă chuyển.

 

Qua hai đêm trên tầu và bắt đầu ngày thứ ba khi tầu chạy qua các tỉnh phía nam Trung phần th́ tôi thấy quả thật miền Nam được thiên nhiên ưu đăi hơn hẳn miền Bắc chưa kể các băi biển đẹp như trong tranh với các hàng dừa nghiêng nghiêng trên băi cát trắng phau dọc theo Cà Ná, Mũi Né của Phan Rang, Phan Thiết.

 

Tôi hít vào những hơi thật sâu cho gió biển lùa vào trong lồng ngực v́ ít khi có dịp đi qua băi biển Cà Ná quá đẹp này nhưng tiếc thay là không dừng chân xuống được.

 

Có những băi biển vắng tanh không một bóng người chỉ nghe tiếng sóng vỗ ŕ rào theo những đợt lăn tăn xô nhau vào bờ và chạy dài măi đến măi tuốt tận đàng xa xa, và tôi có cảm giác các băi biển này rất tinh khiết như chưa hề có bước chân người đặt tới bao giờ.

 

Chợt có hai tay cán binh bước về phía tôi và nói với anh Bửu Uy:

 

- “Mấy anh có đàn đây hát vài bản đi. Chúng tôi rất thích bài Chủ Nhật Tươi Hồng (Beautiful Sunday).

 

Tôi mỉm cười giơ cổ tay đang c̣ng lên. Hai tay này sốt sắng:

 

- “Để tôi sẽ chạy lại ngay và mở khóa cho hai anh.”

 

Tôi lại mỉm cười và lắc đầu. Trong hoàn cảnh này đâu có hứng thú ǵ mà ca hát.

 

Tôi có đọc nhiều thư của các bạn được thả về trước viết vào nói là trên chuyến tầu về Nam rất là vui và họ đă hát ḥ suốt dọc đường và các hành khách trên xe đều tán thưởng và tặng thêm các bánh trái nữa. Nhưng trong hoàn cảnh bây giờ chúng tôi vẫn c̣n trong t́nh trạng mất tự do và trong đầu tôi c̣n bao nhiêu là phân vân cho bước đường sắp đến.

 

Sau hai đêm và ba ngày th́ cuối cùng th́ đoàn tầu cũng đến được nơi dừng chân. Với một đoạn đường hơn ngàn cây số mà phải mất đến ba ngày trời mới ḅ tới đích th́ đủ biết con tầu này thuộc loại già nua như thế nào. Tôi tính vận tốc trung b́nh của nó không hơn vận tốc của xe đạp là bao nhiêu. Có thể nó đă từ thời Pháp để lại và tu sửa tân trang chút ít rồi đưa vào hoạt động.

 

Vừa bước chân xuống sân ga th́ tôi thấy một dẫy xe đang chờ và chỉ biết một điều là ḿnh đang ở trong miền Nam.

 

Chúng tôi lại lục tục leo lên và các xe này chay bon bon trên đường nhựa mà tôi đoán là Quốc lộ số Một để đến nơi nào chúng tôi cũng không biết.

 

Tôi ngồi dựa vào lưng ghế, tay phải vẫn c̣ng vào tay trái anh hai Hầu và nhắm mắt lại t́m giấc ngủ, đến đâu th́ tính đến đó, con người ta đều có số mệnh lo nhiều cũng chẳng được.

 

Đoàn xe rời quốc lộ và chạy vào con đường đất đá một đoạn khá xa rồi mới rẽ vào môt con đường lát toàn đá vụn, hai bên đường là những hàng cây cao vút như muốn che rợp cả bầu trời, nhưng nh́n xuyên qua những hàng cây ấy th́ thấy phía sau là cả một khu rừng toàn lá Buông.

 

Khoảng nửa tiếng chạy trên con đường lát đá với hai hàng cây cao vút đó th́ chúng tôi đến khu vực trại giam.

 

Chúng tôi đă đến trại Hàm Tân trong tỉnh B́nh Thuận- là điểm dừng chân cho những người tù cuối cùng sau ba ngày di chuyển từ Bắc vào Nam.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính