Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

 

 

Phần XIV: “Một Thoáng Yêu Người”

 

 

Thấm thoát mà tôi đă trải qua mười lăm năm trong trại giam nhưng trong hai năm vừa qua tại Hàm Tân th́ phải nói một cách trung thực rằng khí hậu trong Nam và ở gần gia đ́nh đă làm cho chúng tôi được thoải mái hơn nhiều và có cảm giác mơ hồ rằng ngày về cũng không c̣n xa lắm.

 

Kể từ ngày mà người vợ lên thăm miễn cưỡng v́ áp lực gia đ́nh, bỏ phịch giỏ quà của Mẹ tôi gửi lên xuống đất, nói vài câu rồi lên xe về Sàig̣n th́ tôi vẫn sống như một cái bóng đi bên cạnh cuộc đời.

 

Có điều tôi tự hào với tôi là sau đó tôi không bao giờ đề cập đến người vợ ấy với bạn bè, cũng như không bao giờ nói một câu nào than trách người vợ, hay ông Trời hay số phận mà chỉ giữ kín nó trong ḷng mà thôi.

 

Tôi chấp nhận một cách nhẫn nhục trong im lặng như tôi đă chấp nhận bao nhiêu tủi nhục đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần như những đ̣n sấm sét thịnh nộ mà kẻ thù đă giáng xuống chúng tôi trong bao nhiêu năm qua.

 

Chỉ có những lúc trong ít phút “giải lao” trong khu rừng lá Buông tôi t́m một chỗ khuất ngồi môt ḿnh nghỉ mệt dưới tàng cây che nắng, bỏ chiếc nón lá xuống để lau những giọt mồ hôi; và khi mà trong ḷng buồn quá th́ chỉ ngước nh́n lên trời xanh và tự hỏi ông Trời rằng tôi đă làm ǵ nên tội để phải chịu quá nhiều cay đắng?

 

Nh́n những con chim bay nhẩy trên cành hay vụt bay lên hút cuối khu rừng th́ đôi lúc cũng không khỏi ước ao ǵ ḿnh được tự do tung cánh không xiếng xích như mấy con chim ấy.

 

Tôi lại nhớ đến anh Đồng Tuy, một người thầy về khoa Tử Vi mà tôi coi kính trọng như một người anh, đă chỉ vẽ cho tôi ít điều về khoa này khi c̣n trong trại giam ở ngoài Bắc mà một thời gian tôi đă học hỏi một cách say mê.

 

Nhờ học khoa Tử Vi này và qua những chứng nghiệm với sự dẫn giải của anh Đồng Tuy mà tôi tin rằng con người ta ai ai cũng đều có một số mệnh riêng kể từ lúc cất tiếng khóc oa oa chào đời.

 

Tuy nhiên, anh Đồng Tuy cũng nói Tử Vi không phải là bất biến mà có thể thay đổi ít nhiều tùy theo Phước mà người đó tạo ra trong hiện tại và tương lai, bởi thế nên anh thường kết hợp Tử Vi với khoa Tướng Mạo hay khoa Nhâm Độn, hoặc Chỉ Tay nữa nếu biết coi th́ sẽ hoàn toàn chính xác.

 

Điều này phù hợp với lời dậy của thầy Tâm rằng theo đạo Phật th́ số mệnh con người lúc hên xui, vui buồn cũng tùy vào nghiệp lành hay dữ mà người đó tạo ra trong kiếp này nữa.

 

Cho nên khi gập vận không may th́ phải b́nh tĩnh chịu đựng và niệm Phật th́ tai ương sẽ như mây mù dần dần tan đi.

 

Bởi vậy tôi tin rằng mỗi con người, mỗi gia đ́nh vả cả mỗi dân tộc đều có số mệnh riêng của nó với những hưng vong thăng trầm và buồn vui của nó không thể tránh được.

 

Anh Đồng Tuy cũng xem lá số cho tôi và nói rằng cung Thê của tôi xấu lắm. Anh cố không dùng chữ ǵ khác để tôi khỏi buồn nhưng nh́n anh chỉ sáu ngôi sao gọi là Ám Tinh mà anh gọi là Lục Bại nằm trong cung Thê th́ tôi biết rằng ít có cung Thê nào có thể xấu hơn.

 

Anh bảo tôi rằng nhờ Bổn Mạng của tôi vững chứ nếu không th́ tôi không thể ra khỏi tù được v́ hai tuổi xung khắc với nhau; và nếu chia tay th́ lại là điều tốt nhưng anh không lư giải cho tôi hiểu được tại sao lại tốt.

 

Lúc đó chúng tôi c̣n đang lưu đầy ở ngoài Bắc và người vợ lúc ấy vẫn c̣n thương yêu tôi với những bức thư chan chứa t́nh cảm gửi vào cho tôi.

 

Khi vào Nam rồi và khi tan vỡ, tôi mới thấy lời giải đoán của anh gần mười năm trước không ngờ lại chính xác như vậy.

 

Nghĩ đến lời của người thầy dậy tôi Tử Vi là anh Đồng Tuy, và nhớ đến lời căn dặn của thầy tôi là thầy Tâm về đạo Phật th́ trong ḷng tôi như t́m được lời giải đáp và t́m lại được sự thanh thản tâm hồn để lại có thêm nghị lực mà cất bước đi nữa trên con đường hầu như vô định.

 

Trong thời gian này t́nh bạn thật là quí v́ các bạn tôi cũng rất là thông cảm và tỏ ra săn sóc hỏi han nhiều hơn đến tôi và thường xuyên kéo tôi vào uống trà cà phê tán dóc với họ, sợ tôi nằm không rồi nghĩ ngợi.

 

Tuy nhiên ông Trời không bao giờ đóng cửa với bất cứ ai hay triệt đường sống của ai trừ phi đă đến số trời gọi về, hay nếu ông Trời có đóng cửa này th́ sẽ hé mở ra một sinh lộ khác. Tôi thầy điều này đúng với trường hợp cá nhân tôi và một số bạn nữa trong tù.

 

Trại Hàm Tân là một trại giam khá đặc biệt v́ có chung cả tù nam và nữ. Tù chính trị th́ bên một khu và tù h́nh sự th́ có cả nam và nữ th́ một bên, và tuy giam riêng nam và nữ nhưng họ được phép làm quen nhau chứ không bị cấm đoán như những trại khác.

 

Buổi chiều sau giờ lao động th́ bên h́nh sự cả nam lẫn nữ túa đầy ra sân trong những bộ quần áo thời trang nhiều mầu sắc nên cũng rất là nhộn nhịp và huyên náo.

 

Tôi thấy nhiều nữ tù phải công nhận là họ vừa trẻ vừa đẹp không biết mang tội ǵ mà vào đây, nghe nói đa số là biển thủ tiền bạc, hành nghề măi dâm hay bị làm con vật tế thần cho cấp trên chạy tội. Hầu như ai cũng đều có đôi có lứa với nhau mỗi chiều ra ghế đá công viên ngồi thủ thỉ, sánh vai nhau ra căng tin mua đồ ăn thức uống cho nhau, nh́n cũng vui mắt.

 

Họ cũng rất thích làm quen và nói chuyện với các bác, các chú các anh bên tù chính trị nhưng sao tôi thấy ḷng ḿnh h́nh như đă nguội lạnh từ lúc nào và tưởng rằng ḿnh sẽ chẳng c̣n bao giờ rung động nữa cho đến ngày mà tôi đi ra thăm nuôi cùng hai chục người trong đó có các anh Đảo, Di, Thân và Giai và ra gập phái đoàn đến thăm trong đó t́nh cờ có một người con gái Sàig̣n tên Phượng.

 

Sau khi Phượng đến thăm tôi vài lần th́ tôi nghĩ rằng ông Trời đă cho Phượng đến gập tôi như một niềm an ủi để xoa dịu nỗi đau sâu kín trong ḷng của ḿnh.

 

Hầu như mỗi tháng Phượng đều đến thăm, lúc th́ đi theo một hai chị nào đấy cho có bạn, có lúc th́ đi một ḿnh v́ như nàng nói khi nào rảnh và có dư tiền là nàng lên thăm ngay không để tôi phải chờ mong tội nghiệp.

 

Tôi nói nàng chỉ cần lên tay không thôi v́ chủ yếu là tôi cần gập nàng, nhưng Phượng không chịu, lúc th́ mua bánh cuốn nhân thịt, gị chả, lúc th́ các loại xôi bánh gị bánh dầy.

 

Được cái là từ khi vào Nam th́ việc thăm nuôi không c̣n khắt khe trong nguyên tắc ba tháng thân nhân đến một lần như ở ngoài Bắc thời gian đầu, mà có thể một tháng ba lần nếu có khả năng.

 

Có một điều tôi không ngờ là Phượng đă xua đi được bao nhiêu là bóng tối trong tôi, nàng như một tia nắng ban mai, một nụ cười trong trẻo hồn nhiên, một ánh mắt nh́n nhau đăm đăm không lời; và tôi đă t́m thấy niềm vui trở lại trong hoàn cảnh thật là đặc biệt.

 

Có khi tôi hỏi nàng làm ǵ mà có tiền sinh sống v́ như nàng nói người chồng HQ Thiếu Tá bên Mỹ đă lấy vợ khác và đến khi về Việt Nam thăm Phượng cũng không giúp đỡ được ǵ, th́ nàng chỉ cười và nói rằng cuộc sống bên ngoài bây giờ cũng dễ thở hơn trước và gịng người ra đi vượt biên cũng hầu như không c̣n nữa.

 

Thế rồi bỗng nhiên hai tháng tôi không thấy Phượng đến thăm ngoài một hai lá thư nói tôi cứ yên tâm nàng vẫn khỏe làm tôi vô cùng băn khoăn.

 

Cho tới một ngày đang nằm ngủ trưa trên cái sạp gỗ ngoài lán chờ giờ lao động buổi chiều th́ tôi nghe tiếng lóc cóc xe đạp của anh Lộc phụ trách thăm nuôi báo là có tên tôi, và trên đường đi bộ về trại để thay quần áo th́ anh Lộc nói nhỏ với tôi người thăm tôi hôm nay là Phượng. Bởi sau mấy lần Phượng lên thăm tôi th́ hai anh phụ trách ngoài đó là Lộc và Trí đều biết mối t́nh của tôi và Phượng.

 

Tôi rất mừng nhưng trong khoảng một tiếng đồng hồ chờ tất cả các bạn và bên h́nh sự nữa tập trung xong để đi ra tôi thấy thời gian thật dài và không biết làm ǵ cho hết giờ.

 

Lúc gặp lại Phượng trong nhà thăm nuôi tôi thấy nàng ốm hơn trước nhưng vừa thấy tôi là nàng nở ngay một nụ cười thật tươi và đưa cho tôi giỏ đựng đồ ăn mà nàng mua cho.

 

Tôi đưa Phượng đi dạo dọc theo khu nhà mái tranh bên con suối nơi mà tôi đặt tên cho nó là con đường t́nh của hai đứa.

 

Phượng nắm nhẹ cánh tay tôi:

 

- “Em nhớ anh lắm anh biết không?”

 

- “Nhớ sao hai tháng nay không thấy em đâu? Làm anh lo quá chừng, em có khỏe không?”

 

Nàng lắc đầu nhưng hai mắt nh́n ra ḍng suối:

 

- “Cảnh ở đây tuy tĩnh mịch nhưng đẹp quá anh nhỉ? Giá mà ḿnh có thể cất một căn nhà nhỏ ở đây?”

 

Tôi nắm lấy tay nàng và hai đứa đi chầm chậm, tóc nàng bay ḷa x̣a qua vai tôi. Con đường thật vắng lặng v́ chưa có gia đ́nh nào dọn vô những căn nhà tranh xinh xắn đó hôm nay.

 

Các hàng cây to rợp bóng mát ngả những tàng cây như muốn soi bóng ḿnh trên con suối. Lâu lâu một cơn gió thổi qua hàng cây và những chiếc lá khô từ từ bay trong gió là là xuống ngay chân hai đứa chúng tôi:

 

- “Mấy hôm ở Sàig̣n, em có nhớ con đường này không?”

 

Tôi quay qua nh́n Phượng, chợt thấy mắt nàng long lanh hai giọt lệ từ lúc nào. Tôi vội lấy khăm mùi xoa ra thấm và kéo nàng ngồi xuống một ghế đá bên cạnh con suối:

 

- “Đừng khóc nữa, anh gập được em như thế này là anh mừng lắm rồi. Các bạn anh cũng gửi lời hỏi thăm em đó. Có chuyện ǵ nói cho anh nghe?”

 

Linh tính báo cho tôi biết một cái ǵ bất thường nhưng tôi chưa mường tượng ra được.

 

Nàng lắc đầu rồi vội mỉm cười nh́n tôi, móng tay bấu vào tay tôi nói lảng qua chuyện khác:

 

- “Anh hỏi những câu thừa quá, nếu em không nhớ anh không nhớ con đường kỷ niệm này th́ hôm nay em đâu có ngồi với anh ở đây? Chắc là em có nợ với anh đó, ở Sàig̣n cũng nhiều người theo đuổi em mà không hiểu sao em không thích họ được, trong khi anh ở tuốt trong này mà anh có tán tỉnh ǵ em đâu mà em lại thương?

 

Hôm nọ đang làm cơm xắt trái chanh nhớ đến lúc lên thăm anh ở đây rồi em cắt trúng ngón tay. Anh à! không hiểu anh có cái ǵ làm cho em cứ nghĩ về anh hoài, thương anh và cả tội nghiệp cho anh nữa? Ḿnh quen nhau mới chưa đầy nửa năm mà sao em thấy như em đă quen anh từ rất lâu rồi? Ở trong con người anh có cái ǵ đó, có thể là tâm anh thật tốt, và hoàn cảnh anh bị bỏ rơi nữa, nên đă làm cho em xúc động và rất là tin nơi anh. “

 

Tôi đang nh́n ngón tay đă lành của nàng, nghe Phượng nói trong ḷng tôi dâng lên một niềm xao xuyến và bồi hồi, bất giác tôi kéo Phượng vào ṿng tay. Hai đứa ngồi bên nhau rất lâu trên ghế đá nh́n xuống con suối hôm nay đang chảy thật chậm nên nh́n rơ suốt tới đáy, một vài con cá lượn lờ, không gian và thời gian h́nh như đứng lại trong phút chốc cho hai tâm hồn vừa t́m đến nhau trong cảnh ngộ đầy éo le.

 

Con đường hôm nay không một bóng người, có thể các đội đă vô thung lao động ở xa, chỉ nghe tiếng lá rừng xao xác và con đường chiều rợp bóng mát chạy măi ṿng vèo theo con suối đến nơi nào? Tôi có cảm giác như hai người đang đi lạc vào một khu rừng hoang dă trên một ḥn đảo nào đó.

 

Thời gian ở ngoài Bắc khi đi theo đội ra bưu điện Ba Sao để lănh các bưu phẩm của gia đ́nh gửi vào cho các người tù th́ tôi cũng bắt gập một t́nh cảm thật nhẹ nhàng. Chúng tôi thường ghé vào một quán bên đường để uống nước trước khi kéo xe tải hàng về trại.

 

Một thời gian sau, không ngờ là cô cháu bà chủ quán lại để ư thương tôi mà tôi không hay cho đến khi sắp rời miền Bắc để theo con tầu xuôi về phương Nam th́ tôi mới cảm nhận được mối t́nh đẹp như trong tranh đó của Thái, cháu bà chủ quán trong lần Thái vào trại tính thăm tôi vào một buổi chiều có gió heo may cuối Thu năm nào.

 

Nhưng so ra th́ đó chỉ là một mối t́nh thoảng qua như cơn gió mùa Thu c̣n Phượng đây đang đến với tôi trong những tháng ngày qua mới là món quà mà ông Trời ban xuống cho người tù đă quá đọa đầy

 

Phượng là một người phụ nữ đă từng trải qua nhiều đau khổ và đổ vỡ th́ tôi tin chắc chắn rằng nàng sẽ đem lại cho tôi được hạnh phúc sau này v́ chính tôi cũng có cảm giác như đă thân thương từ lâu với người con gái có từ tâm này.

 

Bóng chiều đă xuống từ lâu và ánh nắng nhạt phai chỉ c̣n sót lại ở cuối ḍng suối lăn tăn như những giải lân tinh vàng vỡ ra từng mảnh.

 

Giống như những lần trước, tôi nh́n đồng hồ, đến giờ đưa nàng ra căng tin để lên xe đ̣ trở về rồi. Nàng không nh́n đồng hồ nhưng hỏi tôi:

 

- “Ḿnh đi chưa anh?”

 

Nh́n quanh vẫn một hoang vắng đến heo hút tôi kéo Phượng lại và trao nàng cái hôn vội vă, nàng ôm lấy tôi trong giây lát như không muốn buông rời.

 

- “Ḿnh đi nhe em?”

 

Hai đứa tôi sánh bước bên nhau chầm chậm như muốn níu kéo lại thời gian. Con đường t́nh hôm nay sao thật buồn, tôi d́u nàng bước lên chiếc cầu gỗ bắc ngang con suối để vào căng tin.

 

Mọi người đang chuẩn bị chờ xe đ̣ ghé vào để ra về.

 

Chiếc xe đ̣ quen thuộc ghé lại ngoài cổng của khu thăm nuôi và mọi người lục tục lên xe.

 

Phượng nắm tay tôi ra mấy bực thềm rồi quay lại nh́n tôi rất lâu:

 

- “Anh nhớ giữ ǵn sức khỏe nhe! Em sẽ viết thư cho anh.”

 

Tôi nắm lấy tay nàng các cảnh vật chung quanh h́nh như mờ dần. Chúng tôi chia tay nhau kẻ ở người đi.

 

Lúc đó tôi mới thấy thấm thía cái cảnh chia ly mà tôi đă đọc nhiều lần trong tiểu thuyết và trong thơ ca.

 

Nàng vẫn thái độ từ tốn thân thương ấy bước lên xe đ̣.

 

Nàng quay lại vẫy tay tôi miệng mỉm cười mà mắt ngấn lệ.

 

Lúc đó tôi mới chợt thấy lạ v́ mọi khi trước lúc ra về nàng luôn nói là sẽ lên thăm tôi nữa nhưng lần này sao lại khác?

 

Tôi đâu ngờ rằng đó là lần chót nàng đến thăm tôi vào một buổi chiều cũng vào cuối Thu nhưng ở miền Nam.

 

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính