Những Người Tù Cuối Cùng

 

Phạm Gia Đại

  

 

Phần XII: T́nh Người Nơi Chốn Không Cùng

 

 

Có nhiều người đă hỏi tôi là lư do nào, động cơ nào đă giúp cho tôi sống sót được sau bao nhiêu là năm tháng trong muôn vàn khó khăn thiếu thốn và đầy ải khổ nhục trong ngục tù?

 

Câu hỏi đó tôi không thể nào diễn tả lại được thật đầy đủ trong một câu trả lời bởi v́ không phải chỉ có một lư do, một động cơ, mà có rất nhiều yếu tố đă giúp cho những người tù có thể tồn tại. Chính ngay những người tù khi bước chân ra khỏi trại giam th́ họ cũng tự hỏi và phân vân tại sao ḿnh vẫn c̣n sống sót được?

 

Trong những yếu tố căn bản cần phải nêu lên th́ gia đ́nh bao gồm vợ con, Bố Mẹ, anh chị em, họ hàng đă cưu mang, đến thăm, tiếp tế các nhu yếu phẩm và thuốc men tiền bạc cho họ trong tù là vô cùng quan trọng.

 

Ngoài ra, những lời nguyện cầu của gia đ́nh và của chính họ hằng đêm cũng thấu đến Trời Xanh và Ơn Trên, Trời Phật đă nhủ ḷng thương và ban phép lành cứu vớt những con người cùng cực trong lưu đầy đó và ban cho họ một nghị lực và một sức chịu đựng phi thường để vượt qua được những cơn phong ba băo táp tưởng nhiều lần đă vùi chôn cuộc đời họ trong bốn bức tường trại giam.

 

Nhưng có một yếu tố rất nhân bản đă giúp cho những người tù thêm sức mạnh trong cái chốn không cùng ấy chính là T́nh Người với hai chữ viết hoa.

 

Trong một nơi chốn mà chỉ thấy toàn chết chóc, bệnh tật, khổ ải như một địa ngục, nơi mà con người không có quyền được sống như một con người hay c̣n thua một con vật th́ T́nh Người trong đó là T́nh Bạn nở ra lung linh như giọt sương ban mai và tỏa sáng như cành Hoa Sen giữa chốn bùn lầy.

 

T́nh Người mà trong đó là t́nh đồng đội, là t́nh anh em chiến hữu đồng cam cộng khổ trong cảnh tù tội, là t́nh bạn chia sẻ với nhau từng hạt muối, từng điếu thuốc lá thuốc lào trong những ngày Đông băng giá, chia sẻ những giọt mồ hôi nhọc nhằn của những tháng năm lưu đầy và lao động cưỡng bức trong một môi trường phi nhân tính.

 

Càng ở lâu trong tù th́ cái T́nh Người, t́nh bạn ấy lại càng thắm thiết và gắn bó, càng nương tựa vào nhau và đem cho nhau thêm sức mạnh.

 

Chúng tôi vẫn thường nói với nhau rằng vợ chồng trước kia cũng không ở với nhau mỗi ngày hai mươi bốn tiếng và một tuần bẩy ngày như thời gian chúng tôi trong trại giam được.

 

Trong những năm đầu lưu đầy trên xứ Bắc với một năm chỉ hai bộ quần áo tù và đôi dép râu cho lao động, chúng tôi đă phải tự kiếm cho ḿnh một đôi guốc mộc, phải nói là nhờ vào các anh trong đội Mộc rất nhiều mới cung cấp đủ guốc và sau đó hầu như ai cũng có một đôi.

 

Một hôm, tôi đang đi đôi guốc trên hàng hiên bước xuống sân th́ trặc chân một cái và bị bong gân, bàn chân bên phải sưng vù lên một cách nhanh chóng và không biết phải làm sao th́ anh Trung, Đại Úy Cảnh Sát Đặc Biệt và đệ tam đẳng huyền đai Thái Cực Đạo đă lại bên cạnh d́u tôi vào chỗ nằm và chữa cho tôi. Anh nói phải ráng nhịn đau th́ mới chữa được nếu không để đến ngày mai th́ chỉ có nước lết đi thôi.

 

Tôi bám chặt hai song sắt chịu đau và nhờ anh nắn lại ngay chỗ gân bị bong, tôi thấy đau thấu xương luôn nhưng khoảng chỉ mười phút thôi là thấy chỗ sưng từ từ xẹp xuống thật là hiệu quả nhanh chóng và mấy ngày sau th́ tôi đi lại được như thường.

 

Sau đó th́ tôi quen thân với anh và lại càng cảm thương cho anh hơn khi biết người vợ mới cưới của anh trước khi anh đi tù đă bước thêm bước nữa. Tuy vậy anh vẫn luôn vui cười với mọi người và ḥa đồng với anh em và được mọi người thương mến.

 

Trong trại tôi ở có hai anh là huấn luyện viên về Thái Cực Đạo cho Cảnh Sát Quốc Gia và đều là đệ tam đẳng huyền đai là anh Trung và anh Xuân, không kể thầy Khuê là đệ tam đẳng Nhu Đạo của vơ đường Quang Trung.

 

Tuy nhiên hành động anh t́nh nguyện đứng ra cứu giúp ông nguyên viện trưởng viện đại học Cần Thơ là Nguyễn Duy Xuân mới làm cho tôi cảm phục anh nhiều hơn.

 

Trong ba năm đầu th́ ông Xuân tương đối khỏe mạnh và khi đó không hiểu sao lại ông lại thích mặc áo quần mầu đà như những tu sĩ tại gia, có thể ḷng ông đă hướng về sự tu hành rồi, nhưng mỗi buổi sáng ông thường rất siêng năng luyện tập thể dục đều đặn.

 

Ít lâu sau, ông có triệu chứng ăn không tiêu hóa được và nhờ có gia đ́nh vợ con ở bên Pháp gửi về thuốc lọc máu v́ nghĩ rằng trong tù ăn uống không được vệ sinh. Lúc đó sức khỏe tôi không khá nên ông Xuân có bảo tôi lấy vài gói về uống thử xem sao. Tôi từ chối v́ ông là người cần thuốc hơn.

 

Thế rồi ông sụt cân mau lẹ và ăn uống rất là khó khăn và cuối cùng phải khênh xuống bệnh xá trong trại lúc ấy có bác sĩ Trương Như Quưnh trước kia tôi nghe nói ông làm việc tại bệnh viện Sàig̣n, và anh Đại Tá Đức, trước thuộc lực lượng Đặc Biệt, trông nom.

 

BS Quưnh là anh của Trương Như Tản trong Mặt Trận Giải Phóng và sau 1975 khi chiếm xong miền Nam th́ Bắc Việt trở mặt và loại bỏ các người có công trong Mặt Trận và Thành Đồng trở thành Đồng Nát.

 

V́ vậy Trương Như Tản đă phải bỏ nước trốn đi và tố cáo Hà Nội đă diệt trừ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam sau khi đạt được chiến thắng.

 

Sau cả sáu tháng trời ông Xuân được điều trị tại bệnh xá và đưa ra thị trấn chẩn bệnh th́ BS Quưnh một hôm nói nhỏ với tôi và anh Triệu Huỳnh Vơ là ông Xuân bị cancer bao tử. Cả hai đứa tôi đều bàng hoàng khi nghe tin ấy v́ ông Xuân rất là trí thức, hiền ḥa và dễ mến không ngờ lại mắc phải chứng bệnh quái ác này.

 

Ông Quưnh nh́n chúng tôi lắc đầu nhưng vần đề ở đây là cần phải có một người túc trực bên ông Xuân v́ ông Xuân không c̣n khả năng tự ăn cháo hay uống nước được nữa.

 

Khi đó th́ anh Trung xuất hiện và anh t́nh nguyện xin xuống bệnh xá để tự tay chăm sóc cho ông Xuân những tháng ngày cuối đời.

 

Anh Vơ, trước kia là Thứ Trưởng Bộ Thông Tin VNCH, và tôi rất là thân nhau và mỗi buổi chiều sau giờ lao động về trại th́ vội vàng ăn qua loa để xuống thăm ông Xuân cho kịp trước giờ kẻng đánh vào buồng.

 

Khi ông Xuân c̣n tương đối tỉnh táo th́ ông thường hay hỏi tôi về thời sự bên ngoài và về việc Mỹ can thiệp thả tù nhân có hay không?

 

Tôi cố tóm lược một số tin quan trọng lien quan đến vấn đề này cho ông nghe là mọi việc đang tiến triển tốt nhưng trong ḷng lại nghĩ rằng có lẽ khi nó đến th́ đă quá trễ rồi v́ bệnh của ông đang phát ra rất nhanh.

 

Ông nắm tay tôi và nói:

 

- “Anh hăy nhớ rằng mai mốt có người bạn của anh nằm trên ngọn đồi ngoài kia nhe!”.

 

Tôi vội quay mặt chỗ khác để ngăn sự xúc động và cố an ủi ông:

 

- “Ông viện trưởng đừng quá bi quan, BS Quưnh của ḿnh rất là giỏi và sẽ cố chữa cho ông mà, đừng lo.”

 

Thực ra th́ ngay ngoài đời cũng c̣n bó tay với căn bệnh này, huống chi trong trại giam thiếu đủ thứ thuốc men và phương tiện.

 

- “Sao anh cứ gọi tôi là viện trưởng vậy?”

 

- “Chúng ta mất hết cả rồi nhưng cái học thức của ḿnh th́ không mất.”

 

Từ khi anh Trung xuống bệnh xá th́ ông Xuân vui hẳn lên và tinh thần cũng phấn chấn hơn nhưng chẳng ai thoát khỏi Định Mệnh.

 

Lúc đầu anh Trung c̣n đút cho ăn được vài th́a cháo, sau th́ BS Quưnh nói rằng nó đă di căn từ bao tử lên chẹt lấy cổ họng rồi nên ông Xuân phải khó khăn lắm mới nhấp được vài giọt nước cầm hơi.

 

Một hôm khi tôi và anh Vơ xuống đến nơi th́ tôi không cầm được nước mắt nữa v́ nh́n ông Xuân chỉ c̣n đúng là một bộ xương và cái đầu chỉ c̣n là một cái sọ người không hơn kém. Nếu không có cái môi trên c̣n mấp máy một chút th́ đó là một bộ xương của người đă chết rồi mà thôi.

 

Tôi và anh Vơ lại nói chuyện một lát với BS Quưnh và anh Đức rồi vội về buồng.

 

Anh Đức tại bệnh xá một hôm kể cho tôi nghe về Mẹ của anh cũng bị cancer ruột trước năm 1975 và chỉ c̣n nằm chờ ngày ra đi mà thôi nhưng cụ vẫn kiên tâm hàng đêm niệm Phật và cầu nguyện Đức Phật Bà Quán Thế Âm.

 

Thế rồi một buổi tối khi đang ngủ th́ Mẹ anh nằm mơ thấy Phật Bà hiện về sáng một góc trên Trời và Ngài rưới b́nh nước Cam Lồ xuống đúng vào miệng của Mẹ anh và Mẹ anh uống được một hớp nước thánh ấy.

 

Ngày hôm sau cụ tự nhiên thấy trong người khỏe lại và đ̣i ăn cháo rồi ăn cơm và dần dần b́nh phục hoàn toàn trước con mắt kinh ngạc của vị bác sĩ điều trị cho cụ. Anh nói rằng chính là Mẹ anh đă khỏi bệnh một cách diệu kỳ như vậy cho nên anh mới tin và theo đạo Phật, nhưng anh không biết cụ đă khấn nguyện những ǵ, nếu biết th́ anh sẽ khấn cho ông Xuân.

 

Chỉ vài ngày sau th́ ông Xuân qua đời đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền. Hôm đó là một ngày mùa Đông tiết trời ảm đạm mây xám giăng mắc đầy trời, gió Bấc thổi từng cơn lạnh buốt qua ngọn cây và lùa vào trong buồng giam.

 

Có lẽ ông Trời cũng thương cảm và tiếc nuối cho một nhân tài của đất nước vừa nằm xuống.

 

Bệnh xá đă đề nghị nhiều lần khi ông Xuân mới phát hiện ra bệnh xin cho về nhà để mau ra th́ kéo dài thời gian gập đựợc vợ con nhưng các đơn xin đó đều bị bác.

 

Chính tôi cũng không hiểu sao họ ác độc đến độ không cho ông về nhà một thời gian để được chết bên cạnh người thân.

 

Ông trước kia chỉ là viện trưởng đại học và dù có tham gia vào Nội các cuối cùng của Dương Văn Minh đi chăng nữa th́ ông cũng đâu có làm ǵ đến độ Cộng Sản họ phải căm thù mà nhất định không tha ông trong những ngày ông lâm trọng bệnh cuối đời?

 

Điều mà tôi rất khâm phục ở ông viện trưởng là khi biết ḿnh mang trong người căn bệnh nan y của thê kỷ và hết phương thuốc chữa trong t́nh trạng tù tội nữa th́ ông Xuân rất là b́nh tĩnh và sống với một thái độ can đảm chấp nhận chứ không than thân trách phận hay lộ vẻ bi quan.

 

Ngay cả khi căn bệnh phát tác dữ dội và di căn lên chẹt ngang cổ họng gây khó thở, bao nhiêu là đau đớn, và không uống được dù là chỉ vài giọt nước th́ ông vẫn b́nh thản đón chờ thần chết đang dần đến bên giường.

 

Anh Trung sau mấy tháng trời thức đêm thức hôm trông coi người bệnh th́ người sút giảm trông thấy, nhưng anh vẫn gắng gượng cười nói chuyện với các bạn xuống thăm ông Xuân.

 

Đến khi ông Xuân mất th́ anh Trung trở về ở cùng buồng giam với tôi và anh gần như kiệt sức và nhuốm bệnh. Tôi thấy buổi tối anh t́m cách xông hơi để ra bớt chất độc trong người nhưng không có phương tiện nên anh phải trùm chăn kín với cây đèn dầu hôi bên trong và ngồi dưới đất trong một góc pḥng suốt ba đêm liền th́ mới thấy anh tỉnh người ra một chút.

 

Trước khi chuyển trại th́ chúng tôi có dịp đi làm cỏ ngọn đồi nghĩa trang và tôi có dịp tảo mộ và dựng lại tấm bia cho ông Xuân lần chót.

 

Ngọn đồi này trại không chịu làm hàng rào quanh khu nghĩa trang nên chỉ một thời gian sau là trâu ḅ qua lại sẽ phá húc đổ hết các mộ bia và dẫm đạp lên cả mộ phần nhưng cũng chẳng mấy ai quan tâm.

 

Ngày mà tôi được “biên chế” về đội gạch, tôi cũng không ngờ rằng công việc lao động lại quá nặng nề khủng khiếp đến như vậy như vậy, chả trách nào mà đội gạch được coi như đội trừng giới và bên tù chính trị bị kỷ luật xong th́ đều thẩy về đội này.

 

Chỉ sau hai tiếng lao động của ngày đầu tiên th́ chúng tôi mới biết thế nào là lao động khổ sai, hầu như ai cũng oải v́ toàn thân đau nhừ và trong 15 phút “giải lao” th́ đều nằm xơng xoài trên những tấm phên bằng tre nứa để nghỉ mệt.

 

Tay quản giáo đầu tiên đi qua nh́n chúng tôi rồi nửa đùa nửa thật:

 

- “Sao đă ră xương ra chưa?”

 

Tụi tôi v́ quá mệt nên cũng chẳng ai buồn lên tiếng.

 

Khi con người ta gập phải những gian nan và hoạn nạn th́ hầu như ông Trời cũng hé mở cho con người ta một con đường sống.

 

Trong những ngày tháng đầu tiên làm gạch, từ xúc đất sét chở về khu sản xuất của đội bằng xe cải tiến, đến đạp bằng chân trần những cục đất sét cứng như đá cho nó mềm ra để sang mai đánh chúng thành những bánh, rối cắt chở vào cái máy cũ kỹ cho ra từng viên gạch c̣n mềm, đem ra phơi nắng, rồi gánh chúng vào ḷ nung ba ngày đêm thành những cục gạch, tôi cứ nghĩ rằng ḿnh đang làm một công việc quá sức người và chỉ một thời gian ngắn là phải bỏ cuộc.

 

Nhưng trong hoàn cảnh cực kỳ khó nhọc đó, t́nh bạn, t́nh đồng đội xuất hiện như một v́ sao chợt sáng chói trên ṿm trời, v́ h́nh như tất cả anh em trong đội đều cùng một nhận định như vậy và cùng hiểu rằng nếu ḿnh không cùng chung lưng lại làm được th́ không có ai phụ giúp ḿnh được cả – và đây là cái giá phải trả cho người thua trận.

 

Khi ấy anh Vơ và tôi đều trong đội gạch, anh ở tổ máy c̣n tôi tổ đất nhưng không hiểu sao anh rất mến tôi và có ǵ đặc biệt là có mặt tôi.

 

Khi mới được thăm nuôi th́ anh Vơ có ít cà phê và phích đựng nước sôi. Trong đó nhất là vào mùa Đông mà có phích nước nóng th́ không c̣n ǵ mơ ước hơn.

 

Mỗi buổi trưa có hai giờ để nghĩ ngơi tại buồng nên khi vừa ăn xong cái bánh bột hấp là khẩu phần ăn trưa th́ anh pha một phin cà phê đen với cái vợt pha cà phê tự tạo, và ra dấu cho tôi qua cùng thưởng thức. Các bạn th́ đều đang nằm sắp lớp như cá ṃi trên ván gỗ để t́m giấc ngủ hầu lấy sức lại cho buổi lao động chiều nên tôi bước nhè nhẹ qua từng người một đến chỗ anh Vơ.

 

Ngồi nhấp ngụm cà phê đầu tiên và khi tôi gật đầu là anh biết hôm đó anh pha ngon. Hai đứa cùng im lặng thưởng thức những giọt cà phê xong không ai nói với ai một tiếng, rồi về t́m giấc ngủ. T́nh bạn đơn giản như vậy nhưng thật khó mà quên được.

 

Ngoài ra, uống trà không ngờ vừa là một thú vui trong tù nhưng cũng đem lại những người bạn cùng hợp “gu” với nhau. Anh Đại Úy Sơn Không Quân, Thiếu Tá quận trưởng “Y-Trong”, ông bầu Ngọc, anh Xuân vơ sư, những anh Thiếu Tá Cảnh Sát Đặc Biệt như Huỳnh Thanh Nhơn, Nguyễn Hữu Trân, hay chú Ẉng người Tầu, đều là những bạn trà tâm đắc của tôi một thời trong tù.

 

Uống trà nó có hai cái lợi là giải khát trong mùa Hè và sưởi ấm người trong mùa Đông. Vào mùa Hè, nhiều khi quá khát mà uống bao nhiêu nước cũng không hết khát, hoặc nhiều khi khát quá uống liều cả nước sông có thể gây ra nhiễm trùng đường ruột, nhưng chỉ một vài chung trà nhỏ là hết khát ngay.

 

Cũng như mùa Đông lạnh lẽo, buổi tối ngày thứ Bẩy ngồi quay quần với nhau ở tầng trên, v́ là kín đáo hơn, bên cạnh một ấm trà nóng với vài bi thuốc lào hay vài điếu thuốc lá rồi uống chung trà “móc câu” và nghe buổi văn nghệ bỏ túi th́ không c̣n ǵ hơn khi ngoài trời gió Bấc vi vu thổi từng cơn qua các hàng cây. Ngoài Bắc họ gọi trà “móc câu” là những đọt trà non xấy lên xoăn lại giống như h́nh móc câu.

 

Bởi thế dần dần trà trở thành một thú tiêu khiển của chúng tôi lúc nào không hay, nhưng vẫn không b́ được với bên h́nh sự, họ uống trà với xác trà ngập lên đến một nửa lon guigoz, đắng nghét.

 

Trở lại với thành phần trong đội th́ đa số là các anh cấp Úy c̣n trẻ tuổi từ trại Thạnh Mỹ Tây trong Nam chuyển ra Bắc theo tầu Sông Hương hay từ Hoàng Liên Sơn và Vĩnh Phú chuyển về, nhưng trong đó lại có vài người lớn tuổi như bác A., trước là Hội Đồng tỉnh, hay một anh nghĩa quân nữa, không hiểu sao cũng bị đưa ra Bắc.

 

V́ bác A. lớn tuổi nên thường khi ra lao động các anh trong đội vẫn nhường cho bác công việc nhẹ nhất hay nấu nước uống cho đội.

 

Thời gian ấy thiếu ăn thiếu mặc thiếu cả chất đường và muối nữa. Trại cấm tích trữ muối và chỉ thỉnh thoảng họ mới cho một ít “nước chấm”. Tụi tôi tưởng là nước mắm nên cũng mừng nhưng họ là siêu đẳng về môn lừa bịp và lường gạt cho nên “nước chấm” thực chất chỉ là nước muối pha loảng. V́ lao động mất rất nhiều chất muối trong người mà họ không cung cấp muối cho mỗi khẩu phần ăn cho nên nhiều người mới xỉu khi đang lao động tại ngay hiện trường.

 

Mỗi tháng mỗi tù nhân được cấp cho ba đồng để tiêu vặt, sau khi mua kem đánh răng, sà bông, vài bao thuốc lá hay thuốc lào th́ tôi vẫn dư ra được khoảng một đồng. Một hôm bất ngờ trại cho bán bánh nướng và xe của nhà bếp lọc cọc kéo đến bên ngoài cửa sổ của từng buồng để bán, bán chứ không cho.

 

Bác A. cũng giống như một số anh khác là luôn luôn cạn tiền bởi v́ ba đồng bạc đâu có là bao, và trong đội th́ bác mến tôi nhất cho nên mỗi lần như thế th́ bác lại nh́n tôi và tôi lại ra dấu cho bác cứ mua đi. Các anh em cũng chung lại với nhau để rồi cuối cùng th́ ai cũng có một miếng bánh ăn cho vui buổi tối nhất là trong người đang thiếu chất ngọt dù là nó cứng v́ làm bằng bột gạo và nhân th́ chỉ pha ít bột đậu xanh không thơm ngon và mềm như bánh Trung Thu mà chúng tôi mơ tưởng nhưng cũng ấm ḷng đôi chút vào mùa Đông.

 

Khoảng thời gian làm mẻ gạch để nung đầu tiên th́ đầy những khó khăn và cực nhọc nhưng không ai bảo ai chúng tôi cùng nhẫn nhục chịu đựng, cố hết sức nương vào nhau, chia sớt nhọc nhằn để cùng nhau làm xong các chỉ tiêu mà họ giao cho mỗi ngày.

 

Có những hôm tôi tưởng không c̣n hơi sức mà lao động nữa nhưng nghĩ đến nếu ḿnh bịnh nghỉ ở nhà th́ các bạn ḿnh lại phải gánh thêm một chút trên vai nên lại cố đi cùng với đội ra lao động.

 

Mỗi người ai cũng quyết tâm như vậy cho nên những mẻ gạch đầu tiên đă ra ḷ thành công ngoài dự tính cả về số lượng và chất lượng và tay Tự Giác là một anh tù h́nh sự chung thân và tay quản giáo đội vô cùng mừng rỡ. Quả thật tôi cũng không ngờ rằng các bạn ḿnh trước kia chỉ quen cầm súng nay lại tài giỏi như vậy dù là sức khỏe chẳng c̣n bao nhiêu. Đúng là thời thế tạo anh hùng.

 

Tay quản giáo rất trẻ tên Tâm là một người tương đối hiền lành nói rằng trong đội có những anh là kiện tướng về lao động nên mới đạt được thành qủa như vậy, anh ta cũng tỏ ra rất là v́ nể những người tù chính trị này cho nên mỗi khi ra chỉ tiêu cho đội th́ nói rất là ôn tồn, chứ không có vẻ nghênh ngang như tay quản giáo trước, hay lúc nào cũng la lối như các quản giáo khác bên tù h́nh sự.

 

Anh ta cũng c̣n khen là đội gạch có nhiều anh đẹp trai hơn mấy đội khác nữa làm chúng tôi nh́n nhau mỉm cười không biết y có cà tửng hay không.

 

Về sau khi ngồi uống trà trong giờ “giải lao” anh ta tâm sự với chúng tôi th́ tôi mới hiểu lư do là khi anh về quê thăm cha mẹ th́ hai ông bà thân sinh ra anh đều bảo anh phải đối xử tử tế với những người tù chính trị này.

 

Không những quản giáo v́ nể mà ngay cả anh tự giác là chuyên viên về nghề gạch của đội sau một thời gian làm việc chung với chúng tôi cũng tỏ ḷng kính trọng và có ǵ cũng luôn bàn bạc với các anh em có trách nhiệm trong đội chứ không dám chuyên quyền, trong khi các trật tự hay tự giác khác đối với tù h́nh sự th́ họ thẳng tay không thương tiếc đôi lúc chúng tôi cũng bất nhẫn nhưng không thể can thiệp được.

 

Vào mùa xuân và mùa Thu th́ việc lao động tương đối bớt cực khổ một chút nhờ thời tiết mát mẻ. Mùa Hè th́ khủng khiếp với cái nóng đến nung người mà phải ở ngoài trời suốt ngày và thỉnh thoảng lại thấy có người xỉu v́ trúng nắng. Mùa Đông là mùa chúng tôi sợ nhất v́ ngoài cái băng giá mưa phùn gió Bấc là những cục đất sét nó cứng c̣n hơn đá mà phải rưới nước và dầm nó mềm ra bằng đôi chân trần của ḿnh.

 

Đội gạch, đội ngói, đội rau xanh, và đội mộc, đội rèn là những đội đă đem lại nguồn lợi nhuận to lớn cho trại, không những đă giúp trại tự túc được về lương thực mà c̣n dư ra nữa.

 

Tuy nhiên chúng tôi vẫn chỉ được 15 cân quy ra chất bột mỗi tháng không hơn, thỉnh thoảng th́ họ thưởng cho một bát rau muống luộc là hết, tiền dư ra không hề biết họ làm ǵ.

 

Họ dùng chữ chất bột, ban đầu tôi cứ nghĩ là gạo nhưng khi họ cấp phát th́ toàn là sắn hay miền Nam gọi là khoai ḿ khô có khi đă mốc meo hay khoai tây nhỏ xíu thứ không bán được giá, hay khi th́ bo bo, bánh bột hấp, v.v. th́ cũng không ai thắc mắc ǵ được.

 

Chính là t́nh anh em đồng đội đùm bọc lấy nhau và sự can đảm chấp nhận cái lao động khổ sai đă giúp cho chúng tôi sống sót qua được giai đoạn đầy gian khổ ấy.

 

Một đêm khi đang ngủ th́ anh Trăi, Quốc Gia Hành Chánh, đánh thức tôi dậy và nói rằng cậu Út nằm bên cạnh đang ói mửa ra đầy cả mùng chiếu.

 

Anh Trăi và cậu Út đều là hai người làm việc rất giỏi của đội và ba người chúng tôi nằm cạnh nhau ở sàn trên. Trong ba người th́ anh Trăi lớn hơn tôi và Út nhỏ nhất nên thường gọi cậu ta là Út.

 

Hỏi ra th́ tôi mới biết là Út uống thuốc tự tử nhưng bị phản ứng thuốc.

 

Tôi bèn bảo Út vào trong mùng ngủ chung với tôi đêm đó và ngày hôm sau khi ra lao động tôi cố sức khuyên:

 

- “Út à! Đừng có dại dột làm vậy nữa nhe. Ít nhất th́ Út cũng nghĩ đến Má ở miệt quê vẫn ngày đêm trông chờ Út về”.

 

Tuy nói như vậy nhưng tôi hiểu rằng cuộc sống trong tù quá là cực nhọc, không có một tia ánh sang nào cho người tù bám vào để mà hy vọng, chỉ c̣n nh́n về gia đ́nh như cái phao cấp cứu, nhưng người yêu và là hôn thê của Út đă lập gia đ́nh th́ đi t́m cái chết cũng không có ǵ là lạ.

 

- “Út không có hứa ǵ với anh được v́ lần sau Út biết rồi, uống một liều là đi luôn.”

 

Luôn hai ngày tôi theo sát bên Út và không thể t́m cách nào mà thuyết phục cậu ta được v́ nói ǵ th́ Út cũng khăng khăng bác đi.

 

Tôi suy nghĩ măi và trong ḷng rất lo lắng v́ biết cậu ta nói là làm và lần sau mà Út tự tử th́ không biết lúc nào mà ngăn cản được.

 

Một hôm tôi kéo Út ra một góc sân vắng chỉ có hai người và tôi đă t́m mọi lư lẽ để thuyết phục, t́m cách trả lời hết những câu hỏi của Út th́ cuối cùng Út móc ngéo ngón tay tôi và hứa sẽ từ bỏ ư định tự tử.

 

Tôi vô cùng mừng rỡ và báo tin cho anh Trăi biết và chúng tôi lại sánh vai nhau với các anh em hàng ngày xuất trại đi lao động b́nh thường.

 

Sau này có cơ duyên gập được thầy của tôi là Ḥa Thượng Thích Thiện Chánh th́ thầy Tâm có bảo tôi rằng:”Cứu một mạng người c̣n hơn xây ba cảnh Chùa, nhất là người đó lại đang trong khổ nạn như con.”

 

Khoảng năm năm sau th́ anh Trăi và Út có tên trong danh sách được thả ra khỏi trại và Út đă về đoàn tụ cùng với bà Mẹ tại miệt vườn ở Tiền Giang.

 

Khi tôi qua Mỹ vài năm và đang làm cho Hội Cộng Đồng Người Việt tại Quân Cam, một hội thiện nguyện để giúp cho những người tỵ nạn từ Việt Nam mới qua, th́ bất ngờ chị Xuân từ bên Pháp đến Cali, đi theo một người bạn đến thăm tôi.

 

Tôi kể cho chị nghe hết thời gian khi anh mang bệnh và được BS Quưnh, anh Đức nhất là anh Trung tận t́nh chăm sóc ngày đêm như thế nào.

 

Chị nghe xong, cám ơn tôi, lau nước mắt và ra về.

 

Khoảng bẩy năm trước tôi có dịp đến Virginia thăm gia đ́nh người bạn, th́ lại gập được những người bạn tù cuối cùng như anh Đệ biệt danh Cả Đẫn và anh Sửu con Trâu rồi ghé vào một ngôi chùa để thăm anh Trung.

 

Lúc đó anh Trung đă xuống tóc và trụ tŕ ngôi chùa nhỏ trong thành phố nhưng không có duyên gập anh v́ anh vừa hướng dẫn một đoàn Phật tử đến một công viên để thuyết pháp v́ nơi chùa cư ngụ không cho tập trung đông người.

 

Khi về lại Cali tôi gọi điện thoại thăm anh Trung và anh rất là mừng rỡ nói chuyện với tôi về những năm tháng c̣n trong tù và tôi cũng nhắc lại công đức anh đă làm được khi tận tụy với ông Xuân cả năm trời tại bệnh xá của trại và cầu chúc cho anh thân tâm thường an lạc.

 

Thời gian trôi qua thật nhanh như bóng câu qua cửa sổ nhưng mỗi khi nghĩ lại cuộc đời tù đầy và những năm tháng lưu đầy trên xứ Bắc ấy, tôi vẫn không sao quên được sự chịu đựng bao đau đớn một cách can đảm và sự ra đi trong âm thầm lặng lẽ của ông viện trưởng viện đại học Cần Thơ Nguyễn Duy Xuân; không thể quên được những h́nh ảnh hào hùng vị tha cứu người của anh Trung vơ sư; không quên được ly cà phê đen cùng chia sẻ với anh Vơ; và nhất là khuôn mặt c̣n nhiều nét ngây thơ và thất t́nh như mất hồn của cậu Út.

 

Sau đó th́ tôi không được tin tức ǵ thêm về cậu Út nữa ngoại trừ là Út đă về đoàn tụ với bà Má, nhưng vài năm sau khi qua Mỹ, trong kỳ tôi đi công tác cho hội thiện nguyện lên Sacramento, tôi có dịp gập lại anh Vơ và mời anh ăn trưa và ly cà phê đen. Anh Vơ, tôi cùng với một người bạn nữa chúng tôi cùng ngồi bên nhau trong khoảng thời gian thật là ngắn ngủi và hồi tưởng lại những kỷ niệm không bao giờ quên được của một cơn ác mộng dài.

 

Con người ta khi vừa mới sinh ra với tiếng khóc chào đời th́ quả thật mỗi người đă mang theo một số mệnh khác nhau không biết đâu mà nói trước được là ai sẽ c̣n ai sẽ mất trong chốn hồng trần này, khi mà miền Nam đă mất và Sàig̣n không c̣n nữa.

 

Bởi vậy cứ chuyên tâm “Làm Phước” như lời thầy Thích Thanh Long vẫn thường khuyên bảo là điều nên làm hơn cả nhất là trong thời Mạt Pháp, như thầy Tâm vẫn thường nhắc nhở tôi, khi mà Quỷ Dữ đang lộng hành.

 

 

(C̣n tiếp)

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính