Cái chết của Tŕnh Minh Thế
Tử trận? Hay bị ám sát?
  

 

Nhị Lang

 

 

Sau Hội Nghị Bandung, Tướng Thế trở nên một nhân vật sáng giá. Hàng ngày ông tiếp kiến bao nhiêu chính khách vừa muốn làm quen, vừa muốn cậy dựa thế lực Liên Minh để bước chân vào chính quyền. Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm thương yêu ông ra mặt. Việc vào ra Dinh Độc Lập kể như cơm bữa. Tuy Thủ Tướng Diệm cứng rắn bác bỏ “Tối Hậu Thư” của Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia đ̣i chính phủ phải cải tổ trước thời hạn mồng 2 tháng 5, nhưng bên trong, Thủ Tướng cũng đă dự bị cải tổ Nội Các cho hợp với hoàn cảnh mới. Ông không thể duy tŕ h́nh thức hợp tác lỏng lẻo của Cao Đài và Ḥa Hảo với hai ông Quốc Vụ Khanh càng ngày càng chống báng chính quyền hơn là giúp đỡ chính quyền.

 

Đối với Liên Minh th́ Thủ Tướng Diệm bảo thẳng cho Tướng Thế biết ông sẵn ḷng “khoán trắng” cho Tướng Thế một phần ba Nội Các sắp tới. Ông kể rơ ra các bộ Thông Tin, Lao Động, Canh Nông, Cải Cách Điền Địa, rồi bảo rằng: “Anh em cứ tự tiện chọn người đưa vào, không cần phải hỏi ư kiến trước”. Tướng Thế có đem ra bàn với anh em, và ông đă có ư định đẩy tôi vào chính quyền. Nhưng tôi thú thật tôi không mấy quan tâm tới vấn đề tham chính, mà tôi c̣n nghĩ tới nhiều chuyện khác quan trọng hơn. Tôi luôn luôn tâm niệm rằng chúng tôi về thành là mong có điều kiện khả đắc hơn để đương đầu với hiểm họa cộng sản, chứ không phải để chia nhau nắm giữ Bộ này, Bộ khác. Tướng Thế cũng nghĩ vậy, nên ông tỏ vẻ rất thờ ơ trong công cuộc chọn người lấp kín các cơ quan vừa kể.

 

Phần tôi, vừa rút chân ra khỏi Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia, th́ lại vướng chân ngay vào ỦY BAN CÁCH MẠNG. Với tư cách đại diện toàn thể, tôi bị tối tăm mày mặt v́ những công việc phải làm trong địa vị Tổng Thư Kư. ỦY BAN CÁCH MẠNG vừa ra mắt ngày 29 tháng 4, th́ ngày hôm sau, 30/4, chúng tôi phải tiếp xúc ngay với quần chúng tại Ṭa Đô Chính. Suốt đêm hôm ấy lại phải đương đầu với trường hợp Nguyễn Văn Vỹ. Sang ngày mồng 1 tháng 5, lại bận họp hành với Quân Đội, tiếp đó lại kéo về tư dinh Tướng Nguyễn Giác Ngộ ở đường Hiền Vương, cùng với các ông Nguyễn Bảo Toàn, Hồ Hán Sơn, Hoàng Cơ Thụy, Trần Thanh Hiệp, Phạm Việt Tuyền, Bùi Quang Nga, thảo bản Tuyên Ngôn chính thức cho Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng.

 

Tướng Thế thấy tôi quá bận bịu mệt mỏi, th́ ân cần an ủi, bảo tôi cứ chịu khó đi, đừng lo chi tới “chuyện nhà”. Nào ngờ chỉ cách hai hôm sau, tức là ngày mồng 3 tháng 5, Thủ Tướng Diệm lại với Tướng Thế vào Dinh Độc Lập, chỉ định Tướng Thế đứng ra cầm quân đánh lại B́nh Xuyên. Tôi giật ḿnh sửng sốt, thấy quả là một nhiệm vụ hết sức khó khăn đối với Thế, v́ cái t́nh anh em cố cựu giữa Tŕnh Minh Thế với Lê Văn Viễn là một trở ngại lớn. Tôi không biết có phải Thủ Tướng Diệm muốn thử ḷng Tŕnh Minh Thế mà giao cho công việc ấy chăng? Nếu Thế chẳng hết ḷng mà để cho thất bại, th́ mang tiếng “một dạ hai ḷng” đối với Chính phủ. C̣n nếu Thế quyết t́nh hạ thủ B́nh Xuyên, th́ c̣n mặt mũi nào nh́n Tướng Viễn nữa? Viễn mang tiếng với đời, nhưng Viễn chưa hề xử tệ với Thế. Lại cũng có dư luận cho rằng Thế cầm quân đánh Viễn là “đánh cụi” với nhau cho vui, v́ Thế biết Viễn thế nào cũng sẽ thua, Thế sẽ được tiếng “trừ bạo B́nh Xuyên”, được Quân Đội kính nể, và sẽ chuẩn bị đoạt quyền Tham Mưu Trưởng của Tướng Lê Văn Tỵ.

 

Cả hai giả thuyết trên đây, sau khi tôi xét kỹ, đều hoàn toàn không đứng vững. V́, một là Thủ Tướng Diệm c̣n “thiếu thốn” ǵ nữa mà phải thử ḷng Thế? Thủ Tướng Diệm đích thân mời Thế về thành, chứ không phải Thế tự ư xin về để manh tâm phản trắc. Thủ Tướng Diệm quên sao được “món quà Phạm Hữu Chương” c̣n nóng hổi? Quên sao được thiện tâm của Thế khi đứng vào Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia để hóa giải bớt các kế hoạch chống phá chính quyền của phe đối lập? Quên sao được vai tṛ có tính cách quyết định t́nh h́nh của Thế trong đêm 30 tháng 4 tại Dinh Độc Lập? Không có Thế đem quân thiện chiến của ḿnh bọc hậu Ngự Lâm Quân, th́ tay chân Tướng Vỹ sợ ǵ mà không tấn công Dinh Độc Lập? Không có Thế tán thành công cuộc lật đổ Bảo Đại, th́ làm ǵ có Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng đứng mũi chịu sào cho Thủ Tướng Diệm an tâm thanh toán lá bài Bảo Đại, thẳng đường tiến tới xây dựng nền Đệ Nhất Cộng Ḥa?

 

Cho nên, cái mấu chốt của sự khai sinh ra nền Đệ Nhất Cộng Ḥa là ở chỗ Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng xuất hiện đột ngột, xóa giùm cho Thủ Tướng Diệm cái trở ngại pháp lư lớn lao nhất là cá nhân Bảo Đại. Nếu không, chắc là Thủ Tướng Diệm vẫn hăy c̣n lúng túng “thọc tay vào bị”, vẫn c̣n bị nền đạo đức đông phương cản trở khiến một ḿnh ông, ông không muốn mang tiếng tham quyền cố vị, không muốn cho đời sau kết tội ông “thoán ngôi Thiên Tử”. Bởi ông thấy khó ḷng đối phó dứt khoát với Bảo Đại, nên ông mới phải hỏi ư kiến các đoàn thể và nhân sĩ. Thí dụ các đoàn thể và nhân sĩ, họp nhau tại Dinh Độc Lập hôm 29 tháng 4, không chủ trương làm cách mạng, mà chỉ nói là “Thủ Tướng không nên đi sang Pháp” thôi, th́ ông sẽ phải xử trí sao đây? Lại c̣n cái nỗi khó khăn khác nữa là Thủ Tướng Diệm vốn là một tín đồ Công Giáo thuần thành, mà một lĩnh tụ Công Giáo uy tín buổi đương thời như Đức Cha Lê Hữu Từ lại có ư khuyên Thủ Tướng phải “nghe lệnh thượng cấp”, tức là phải sang Pháp gặp Bảo Đại, quả thật là khó nghỉ. Đức Cha Lê Hữu Từ nhiệt liệt ủng hộ Bảo Đại, luôn luôn khuyên nhủ Thủ Tướng Diệm nên nghe theo lời Ngài mà ra đi. Cho măi tới khi Bảo Đại đă bị Cách Mạng truất phế rồi, mà Ngài vẫn c̣n vào ra Dinh Độc Lập để làm áp lực. T́nh cờ Ngài và tôi đă chạm trán nhau tại một pḥng khách trên lầu Dinh Độc Lập, tôi đă không ngần ngại chống lại quan điểm của Ngài trong cuộc gặp gỡ đó.

 

Cái lẽ thứ hai khiến tôi bác bỏ các giả thuyết nêu trên, là Thủ Tướng Diệm lâu nay đón Thế về thành, nhưng chưa hề bổ nhiệm Thế vào một chức vụ nào chính thức cả. Đó là một khuyết điểm lớn về phía chính quyền, một khuyết điểm tâm lư đáng trách vậy. Cho nên, nhân vụ B́nh Xuyên phản loạn, Thủ Tướng Diệm muốn chuộc lỗi ḿnh, tạo cho Thế cái cơ hội công khai thi thố tài năng, chứng tỏ với dư luận Thế quả thực là một đấng anh hùng có thực tài đánh đông dẹp bắc. Chứ tuyệt nhiên Thủ Tướng Diệm không hề có ác ư đối với Thế.

 

C̣n đối với nguồn tin cho là Thế “đánh cụi” B́nh Xuyên, tôi nghĩ chỉ có những kẻ không ưa Thế mới đưa ra luận điệu ấy để chế diễu Thế. Chứ thực ra, Thế không hề “đánh cụi” và cũng không thể nào “đánh cụi” được. Bởi lẽ, Thế được chỉ định đi đánh B́nh Xuyên, chứ Thế không tự tiện đem binh đi đánh B́nh Xuyên để rồi muốn làm ǵ th́ làm. C̣n nếu muốn “đóng tṛ” với nhau ngoài mặt trận, th́ ít nhất đôi bên cũng phải có sự thỏa hiệp từ đầu, có chỉ thị rơ ràng cho binh sĩ đôi bên hiểu biết để khỏi chém giết nhau. Trái lại, đằng này Thế được chỉ định đánh B́nh Xuyên đột ngột, th́ c̣n th́ giờ đâu để thương thảo với B́nh Xuyên. Có lẽ nào một ḿnh Thế đơn phương “đánh cụi” trong lúc binh sĩ B́nh Xuyên cứ nhắm mắt “đánh thật”, th́ có phải là Thế khờ dại chăng?

 

Vậy ta chỉ có thể hiểu rằng Thế có t́nh anh em với Bảy Viễn, nhưng Thế không xu phụ những lỗi lầm quá đáng của chân tay bộ hạ Bảy Viễn. Thế đánh là đánh cái “tinh thần phản loạn” của B́nh Xuyên, đánh “lập trường thân Pháp” của B́nh Xuyên, chứ Thế không đánh cá nhân Bảy Viễn. Sự thật đă rơ ràng như thế, không ai chối căi được. Chỉ những người ác cảm Thủ Tướng Diệm mới bảo rằng Thế không nên đánh Viễn, chứ kẻ có công đều cho rằng Thế hành động chính đáng.

 

Nhận được lệnh chính phủ, Tướng Thế chuẩn bị ra quân ngay buổi sáng ngày mồng 3 tháng 5. Mỉa mai thay, Thế hoàn toàn xử dụng quân binh ruột thịt của ḿnh để giúp chính phủ, mà chẳng hề đụng chạm tới một người lính nào của Quân Đội Quốc Gia cả, ngoại trừ mấy chiếc quân xa dùng tải binh ra mặt trận. Cùng theo ông ra chiến trường tại cầu Tân Thuận, có Đại Uư Tạ Thành Long, Tùy viên quân sự, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa, Tư lệnh Trung Đoàn 60, và nhiều sĩ quan Liên Minh khác như Trung Tá Trần Minh Triết, Trung Tá Hà Văn T́nh, Thiếu Tá Nguyễn Kim Bằng, Thiếu Tá Nguyễn Văn Của, Đại Úy Nguyễn Tấn Tước. Tất cả đều là những sĩ quan già dặn kinh nghiệm chiến đấu trong 5 năm ở chiến khu.

 

Thời gian Tướng Thế đứng chỉ huy ngoài mặt trận, th́ phần tôi vẫn c̣n đang họp bàn việc Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng tại tư dinh Tướng Nguyễn Giác Ngộ ở đường Hiền Vương. Trưa hôm ấy, chúng tôi gặp mặt nhau trong bữa cơm. Tướng Thế thuật qua cho tôi nghe t́nh h́nh chiến sự, rồi dơ một bàn tay lên chỉ cho tôi xem một vết thương nhẹ do đạn địch bắn phải, ông lầm bầm trong miệng “chiều nay tôi sẽ trả thù”. Ông không quên hỏi thăm tôi về công việc Hội Đồng Cách Mạng và nói: “Về mặt chính trị, anh cứ thay mặt đoàn thể mà lo toan, c̣n về mặt quân sự, th́ đă có tôi!” Thấy gương mặt ông lộ nhiều nét buồn vô cớ, tôi đâm lo. Lâu nay tôi vốn bị ám ảnh v́ nhiều triệu chứng bất tường, nên hôm nay tôi càng thấy bứt rứt hơn trong ḷng, cứ nghĩ vẩn vơ mà không biết ḿnh nghĩ ǵ. Chỉ mới một tuần lễ trước đây thôi, một nhà tướng số gần Nhà Thờ Huyện Sỹ đa gieo quẻ và nói với tôi: “Này lạ lắm, tôi thấy có một tổ ong bỗng nhiên như bị lạc bầy, bay cùng trời đất. Dường như con ong chúa bị giết hay bị ai bắt mất, khiến đàn ong hoảng hốt không c̣n trật tự!” Lúc đầu tôi cứ nghĩ là ông thầy tướng nói nhảm, nhưng sau tôi chợt nhớ tới đoàn thể, đem so sánh với tổ ong, tôi đâm hoang mang trong dạ, chả biết nên tin hay không nên tin lời tiên tri nọ. Lại nữa, mới buổi sáng hôm nay, Tướng Thế sai Đại Tá Văn Thành Cao về Đồng Tháp Mười mang thêm lên một số quân cho ông xử dụng. Đại Tá Cao thấy t́nh h́nh an ninh giọc đường bất ổn mà thượng cấp sai đi lại chẳng cấp cho một lực lượng hộ tống nào, nên cứ đứng chần chờ trước cửa. Tướng Thế thấy vậy bèn gắt lên: “Ô hay, sao đồng chí không đi gấp cho kịp, để c̣n về đây mà thay thế tôi?” Đại Tá Cao giật ḿnh sửng sốt, bước ra ngoài lắc đầu, bảo với anh em: “Lạ quá, tại sao Ngài Thiếu Tướng lại nói một câu xui xẻo. Ngài bảo tôi đi gấp để về mà THAY THẾ Ngài? Thay là thay cái ǵ đây?” Than thở xong, Đại Tá Cao đành lên xe Jeep về Đồng Tháp Mười với một vài binh sĩ thân cận. Ông đâu có ngờ câu nói trên kia là câu trối trăn cuối cùng của Tướng Thế, và cuộc gặp gỡ ấy cũng là cuộc gặp gỡ cuối cùng giữa ông với Tướng Thế.

 

Các sự việc kể trên, tôi biết có đem ra nói hôm nay, th́ Tướng Thế lại gạt đi mà bảo: “Anh chỉ hay dị đoan!” Nên tôi chỉ c̣n biết kín đáo khuyên ông hăy hết sức thận trọng nơi chiến trường, đừng có quá liều lĩnh. Việc binh cơ đă có các anh em đầy khả năng đảm trách cho rồi, người làm Tướng phải bảo trọng lấy thân cho vững ḷng sĩ tốt Tôi nói thế là muốn ám chỉ cáỉ tính ông, hễ ra trận là luôn luôn đi đầu, quá gần với cái chết. Lần này ông không phản đối lời tôi khuyên giải, mà chỉ im lặng gật đầu.

 

Sau khi buông đũa, chợt ông đưa tay xem đồng hồ, rồi tỏ vẻ giận dữ, cầm máy điện thoại liên lạc với Trung Tá Quân Trấn Trưởng Dương Văn Minh. Tôi nghe ông hét trong máy:” Sao giờ này mà Trung Tá vẫn chưa cung cấp số quân xa theo lệnh tôi?” Thế rồi, ông và các sĩ quan tùy tùng lại xuất trận. Phần tôi, tôi lại lo ra mắt quần chúng trong một cuộc biểu t́nh được tổ chức trước Ṭa Đô Chính. Chiều hôm ấy, trời vần vũ mây đen. Trước khi cất lời kêu gọi quần chúng trên bao lơn Ṭa Đô Chính, tôi ngồi im một chỗ như kẻ không hồn. Phóng viên của một tờ báo Hoa-Anh ngữ bên Hồng Kông tiến lại gần, chụp h́nh và quay phim, tôi cũng để mặc. Từ trên bao lơn Ṭa Đô Chính, tôi đưa mắt về phía cầu Tân Thuận, thấy có sấm chớp và nghe tiếng súng nổ dồn dập. Tan cuộc biểu t́nh, tôi về nhà, lại cũng ngồi im một chỗ, không buồn thay đổi áo quần. Tôi có những cảm giác rất lạ, ḷng hồi hộp khác thường. Chợt ngoài đường có tiếng c̣i nhà binh rú lên, rồi một chiếc xe Hồng Thập Tự Quân Đội quặt vào cổng. Đại Uư Tạ Thành Long hấp tấp chạy vào, gặp tôi th́ vừa khóc thút thít vừa báo cáo: Thưa Ngài, Ngài Thiếu Tướng đă mất rồi! Tôi tưởng như trời sập đất lở ngay trước mắt. Tôi hỏi lại: - Long nói sao? Long lập lại lời nói cũ, và thêm:- Hiện giờ ngoài mặt trận, Trung Tá Nguyễn Trung Thừa vẫn tiếp tục chỉ huy, nói là thừa lệnh Ngài Thiếu Tướng, chứ Trung Tá cũng không dám tiết lộ tin Ngài Thiếu Tướng đă tử trận.

 

Long bèn hỏi tôi bây giờ nên làm sao? Tôi bảo anh hăy đưa ngay thi hài người quá cố lên trên gác. Cả nhà vắng tanh. Gặp trường hợp đau khổ này, phải chi có các anh em như Văn Thành Cao, Hồ Đức Trung, Nguyễn Văn Đờn có mặt tại nhà, th́ tôi cũng đỡ bối rối. Đằng này Đại Tá Cao c̣n đang ở dưới Đồng Tháp Mười, Thiếu Tá Trung bận đi công tác chưa về, c̣n Thiếu Tá Đờn th́ vẫn ở trên Núi Bà Đen. Tôi bồng xác Tướng Thế trên tay, cái xác hăy c̣n mềm mại như người đang ngủ. Tôi thay đổi áo quần cho ông, rồi đặt nằm ngay ngắn trên giường, đầu quay ra cửa. Người tôi đầy những máu.

 

Tướng Thế mất đúng 7 giờ chiều ngày mồng 3 tháng 5 năm 1955. Ông bị một viên đạn Carbine duy nhất bắn vào lỗ tai bên phải xuyên thẳng qua mắt trái, tṛng mắt bay mất. Khói đạn c̣n dính bên tai, chứng tỏ kẻ sát nhân phải đứng gần lắm nên mới chính xác như vậy. Một con mắt c̣n lại nhắm nghiền, hàm răng giả của ông cũng đă bay đi đâu mất. Theo lời Đại Uư Tạ Thành Long báo cáo, và chính tôi cũng đă được Long dẫn đi khám trận một thời gian sau đó, th́ một vài phút trước khi Tướng Thế bị hạ sát, ông đang đứng cạnh một bức tường hoa đă đổ nát (ngay dưới chân cầu Tân Thuận, phía Saigon đi xuống, phải đi ṿng theo một con đường nhỏ về phiá tay trái mới tới được nơi ấy), ông đưa tay chỉ trỏ, ra lệnh cho quân nhà bắn vào một chiếc Frégate đậu bên kia cầu mà ông nghi là của Pháp giả vờ nằm đó để làm hiệu cho đối phương bắn về phía ông. Cứ theo vị trí kể trên, th́ viên đạn đi xéo từ bên phải ở phía sau, trúng ngay lỗ tai, mà người bắn ra viên đạn ấy không thể cách xa hơn 10 thước, và ắt đă núp dưới chân cầu, sau lưng mục tiêu. Tướng Thế chết gục tức khắc, không kịp thốt ra một lời nào. Giữa lúc ấy th́ quân Liên Minh đang tiến qua cầu, một chiếc xe Jeep bị bắn hỏng, chết nằm giữa cầu, theo lời tường thuật của Đại Uư Nguyễn Tấn Tước.

 

Cả thành phố Saigon như lên cơn sốt. Tin Tướng Thế tử trận quả là một tiếng sét chính trị đối với cả chính quyền lẫn các đoàn thể quốc gia. Người đầu tiên được tôi báo tin là Trung Tướng Nguyễn Thành Phương. Ông này tức khắc chạy đến, ôm xác người em đồng đạo khóc như mưa như gió. Trông thấy ông, ḷng tôi lại thêm tủi buồn. Tôi hét to lên: “Đây là một vụ ám sát! Tôi quyết phải t́m cho ra ánh sáng vụ này mới nghe!” Tướng Phương cũng thấy như thế, nhưng ông thân mật khuyên tôi: “Chú đừng có nói bậy không nên. Lúc này là lúc chú phải hết sức thận trọng, kẻo nguy lắm đấy!” Một lát sau, Thủ Tướng Diệm và ông Cố Vấn Nhu đều đ̣i ra thăm. Nhưng chúng tôi thành khẩn khuyên hai nhân vật quan trọng ấy là xin hăy đợi tới sáng hôm sau, chứ đừng đến giữa đêm khuya, v́ thành phố Saigon đang có biến, an ninh không đuợc bảo đảm.

 

Thế là tờ mờ sáng hôm sau 4 /5 /55 điện đường chưa tắt, Thủ Tướng Diệm, Cố Vấn Nhu, cùng toàn bộ Nội Các và Bộ Tham Mưu (do Tướng Lê Văn Tỵ hướng dẫn), đều tề tựu đông đủ trên căn gác nhỏ ở đường Trương Minh Giảng. Thủ Tướng Diệm tức th́ có một cử chỉ làm anh em chúng tôi vô cùng xúc động và c̣n nhớ măi tới bây giờ. Ông đầm đ́a nước mắt, cúi xuống ôm gh́ lấy thi hài Tướng Thế, rồi hôn ngay trên mặt người chết. Tiếp đó, ông ngất xỉu luôn. Mọi người hốt hoảng, vội vàng t́m cách cứu chữa, măi một lát sau ông mới tĩnh, và rồi lại khóc. C̣n ông Nhu th́ quỳ bên gường, vừa nắm tay người chết vừa kêu than “Anh Thế ơi” với một giọng ai oán đầy nước mắt. Chúng tôi thật không ngờ Thủ Tướng Diệm lại đau khổ tới mức ấy. Ông như mất một người ruột thịt yêu quư nhất trên đời.

 

Măi tới 4 giờ khuya, bà Tŕnh Minh Thế mới về tới nơi. Bà như người mê sảng, ôm xác chồng ngất lên ngất xuống, nỗi đau đớn tuyệt vọng của bà thật không có ǵ sánh nổi. Bà nhắc nhở ngay tới việc chồng bà trước đây hai tháng bỗng nhiên cởi bỏ chiếc nhẫn cưới và trao lại cho bà. Quả là một cử chỉ từ biệt do tâm linh sai bảo, bây giờ mới biết th́ đă muộn.

 


Tướng Tŕnh Minh Thế

 

Thủ Tướng Diệm liền truy phong chức Trung Tướng cho người quá cố và hạ lệnh quốc táng. Linh cữu Tướng Thế được quàn tại Ṭa Đô Chính trên phủ lá Quốc Kỳ, suốt ngày đêm có 4 sĩ quan cấp Tá đứng hầu bên cạnh. Lại một lần nữa, tôi thay mặt gia đ́nh bà quả phụ Nguyễn Thị Kim, đứng chủ tang, đáp lễ đồng bào và thân hào nhân sĩ tới chia buồn. Người quen cũng như kẻ lạ đều khóc nức nở, tỏ bụng thành thực tiếc thương một chiến sĩ anh hùng mệnh bạc. Ngày mồng 5 tháng 5, tôi lại phải tạm rời chiếc quan tài, đi dự một cuộc họp quần chúng tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo. Với tấm ḷng nát tan, tôi không c̣n thiết ǵ tới các hoạt động của Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng nữa. Tiếc thay một số cán bộ chính quyền nói đúng hơn là chân tay của Trần Chánh Thành và Nguyễn Ngọc Lễ (Tổng Giám đốc Cảnh sát Công an) lầm tưởng cái chết của Tŕnh Minh Thế là cơ hội tốt cho họ tiến lên, khuynh đảo Cách Mạng. Họ đặt ra nhiều yêu sách, như thay đổi danh xưng của Ủy Ban Cách Mạng, bầu thêm người vào Ủy Ban, v.v... Thậm chí có người đă lăn ra “nằm vạ” trước bàn Chủ Tọa để làm áp lực. Nếu chúng tôi không cứng rán, th́ cuộc họp hôm ấy đă tan ră mất. Chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước thái độ quái gở của mấy người cán bộ kể trên. Đă gọi là “Cách Mạng” th́ làm ǵ có “Bổ khuyết”? Những người được “bổ khuyết” ấy có làm cách mạng chăng? Và họ thay mặt cho ai? Đây lại càng là một bằng cớ hùng hồn cho thấy Ủy Đan Cách Mạng không phải là sản phẩm của chính quyền. Hơn nữa, nếu Ủy Ban Cách Mạng do chính quyền giật giây, th́ mọi hoạt động của Ủy Ban hẳn phải do chính quyền quyết định. Đằng này trái lại, chính ông Cố Vấn Nhu đă sai liên lạc yêu cầu chúng tôi “tạm hoăn” cuộc biểu t́nh ngày 5 /5 / 55, với lư do rằng “Cộng sản Bắc Việt đang lên án chính phủ Ngô Đ́nh Diệm ngoan cố không chịu thi hành Hiệp Định Genève, nay thấy nhân dân Miền Nam biểu t́nh rầm rộ, chúng có thể cho rằng chính quyền có nhúng tay vào”. Nhưng chúng tôi trả lời Ông Nhu rằng chúng tôi đă lỡ tổ chức rồi, không thể hủy bỏ được. Hồ Hán Sơn đă được phái ra Trung chủ tọa một cuộc biểu t́nh tương tụ tại Phu Văn Lâu.

 

Ngày mồng 6 tháng 5 được ấn định là ngày cử hành tang lễ cho Cố Trung Tướng Tŕnh Minh Thế. Đúng 9 giờ sáng hôm ấy, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm đích thân điếu văn trước linh cữu bấy giờ đă được chuyển ra ngoài công trường Ṭa Đô Chính. Tiếng nức nở của Thủ Tướng Diệm lại vang lên trong máy vi âm. Sau đó, quan tài được đặt trên một chiếc xe thiết giáp phủ Quốc Kỳ, ĺa khỏi Saig̣n, tiến theo con đường lên Tây Ninh. Thủ Tướng Diệm tiễn theo linh cữu tới gần chợ Saigon mới quay trở lại.

 

Đoàn xe tang, do Quân Cảnh hướng dẫn, kéo dài hơn 3 cây số. Giọc đường, qua các trạm canh gác và các căn cứ quân sự, anh em cảnh sát và quân nhân bất chấp luật lệ phải quay mặt ra phía lề đường, th́ họ lại ngảnh mặt về phía xe tang gào lên những lời tiếc thương nghe thật thảm thiết. Tôi c̣n nhớ rơ một bà cụ mới di cư vào Nam, đă chạy ra đường, đón đoàn xe tang mà kêu lên rằng “ông Thế ơi, ông nỡ bỏ chúng tôi sao?”

 

Tới đây, tôi muốn nói rơ một điều. Số là chúng tôi dự định, trước khi vào Núi Bà Đen, đoàn xe tang sẽ rẽ vào Ṭa Thánh Cao Đài, ngừng lại làm lễ, rồi mới theo con đường B́nh Dương Đạo vào núi. Nhưng tiếc thay, Ṭa Thánh đă chẳng cho phép, mặc dù cả gia đ́nh Tướng Thế đều là tín đồ Cao Đài chính thống, và mặc dù nhà riêng của Tướng Thế ở tại cửa số 5, cạnh chu vi Ṭa Thánh. Sự việc lạ lùng kia đă gây đau buồn thắc mắc trong ḷng các chiến sĩ Liên Minh cho măi tới ngày nay. Nhân đây, tôi cũng muốn nói thêm cho rơ là Quân Đội Quốc Gia Liên Minh, tức là lực lượng vơ trang của Mặt Trận Quốc Gia Kháng Chiến, không có mối liên hệ nào với Quân Đội Cao Đài, dù rằng phần đông binh sĩ Liên Minh đều xuất thân từ Cao Đài mà ra. Danh nghĩa Liên Minh quả thực đă vượt lên trên giới hạn của một giáo phái để chuẩn bị đóng một vai tṛ rộng lớn hơn. Phải chăng v́ thế mà Ṭa Thánh đă tỏ vẻ lạnh nhạt, khiến cho đoàn xe tang phải đổi lộ tŕnh, đi thẳng vào Tỉnh Lị Tây Ninh, rồi theo con đường đất đỏ, vào núi? Xét vấn đề một cách vô tư, tôi thấy Ṭa Thánh có chỗ hẹp lượng. Giả dụ thuở b́nh sinh, Tŕnh Minh Thế có phạm lỗi lầm ǵ chăng nữa, th́ “nghiă tử vẫn là nghĩa tận”, hẹp ḥi ǵ một chút lễ nghi h́nh thức với người đă nằm xuống? Ṭa Thánh đă bỏ mất đi một cơ hội để làm nhẹ bớt đi tội ác của Nguyễn Văn Thành đối với Tŕnh Minh Thế trong mấy năm qua. Tôi nghĩ thật đáng tiếc.

 

Tướng Thế được an táng tại “Nghĩa Trang Liên Minh”, tọa lạc nơi chân núi Bà Đen. Nghĩa trang này, như tôi đă thuật trong một đoạn trước, do chính Tướng Thế chọn lựa thành lập chừng một vài tháng trước khi về thành. Chúng tôi muốn cho “người anh cả” của Liên Minh lại về nằm chung với các “đứa em” đă ngă gục trước ông. Núi Bà đă che chở ông trong những ngày lận đận gió sương, th́ nay Núi Bà lại đem hồn thiêng ông về chỗ cũ để ngàn thu bầu bạn với chim kêu vượn hót. Ông về thành hợp tác với chính quyền, nhưng ông chưa hề biết tới cái gọi là “Mùi hưởng thụ” trong cuộc đời mới. Chính quyền chưa để lại dấu vết ǵ của “Vinh hoa phú quư” trên con người ông. Nhà vẫn là nhà ở của Liên Minh. Chiếc xe khiêm tốn dùng xê dịch hàng ngày vẫn là vật sở hữu của Liên Minh. Đoàn quân xuất trận với ông bên cầu Tân Thuận vẫn là quân Liên Minh, ông chỉ “ghé chơi” Saigon một thời gian, tuy ngắn ngủi, nhưng cũng quá đủ để quốc dân đồng bào thấy rơ tài năng “xuất quỷ nhập thần” của ông, rồi lại về Núi Bà nằm chung với đàn em yêu dấu ngày nào. Ông không có ǵ hổ thẹn với đàn em ấy cả. Chúng tôi quyết định đưa xác ông về Núi Bà với tất cả sự hănh diện, hănh diện cho một lănh tụ kháng chiến b́nh sinh nêu cao ngọn cờ “chống cộng, đả thực, bài phong”, và khi nhắm mắt buông tay cũng vẫn trên danh nghĩa sáng rực ấy. Hănh diện cho cả bản thân chúng tôi đă không uổng phí tuổi hoa niên kết nghĩa đồng tâm đồng chí với con người hiếm hoi ấy.

 

Một thời gian sau khi Tướng Thế mất, Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm muốn bày tỏ ḷng tiếc thương bằng cách định thuê thợ đúc tượng đồng cho Tướng Thế. Thủ Tướng có đề nghị với chúng tôi là xin để chính phủ đài thọ chi phí về việc ấy với giá ước lường đương thời là nửa triệu bạc.

 

Nhưng chúng tôi không nhận, và chính đoàn thể chúng tôi đă đúc bức tượng đồng đặt ngay nơi mộ để làm kỷ niệm. Dưới bức tượng ấy, có khắc ghi 4 câu thơ do tôi sáng tác khoảng 3 năm trước, khi c̣n ở trong rừng. Đó là một bài thơ dài đă được nhạc sĩ Trần Ngọc phổ thành một bài ca riêng cho anh em Liên Minh. Bài ca này rất được anh em ngưỡng mộ, thường hát mỗi ngày khi chào cờ. Và sau khi Tướng Thế qua đời, đài Phát Thanh Quân Đội, cũng đă có tŕnh tấu nhiều lần. Bốn câu thơ được trích ra khắc vào bức tượng đồng như sau:

 

Tŕnh Minh Thế, đấng anh hùng cứu quốc,

Đă tung cờ chính khí giữa non sông.

Cùng hào kiệt đổi trao lời nguyện ước,

Thề hy sinh để cứu văn giống gịng!

 

Gẫm tính lại, Tŕnh Minh Thế có mặt tại Saigon vừa đúng 80 ngày tất cả. Thời gian ấy ngắn ngủi thật, nhưng đă xảy ra biết bao nhiêu biến cố lịch sử c̣n ghi dấu tích của họ Tŕnh. Có người đặt dấu hỏi là nếu Tŕnh Minh Thế không về với Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm, th́ liệu ông có phải thiệt tḥi tính mạng một cách oan uổng như thế không? Tôi thấy khó mà trả lời câu hỏi này. Bởi lẽ Tŕnh Minh Thế là một chiến sĩ thực thụ, chống 3 kẻ thù dân tộc bằng súng bằng gươm, chứ không bằng lư thuyết, bằng lời bàn suông, th́ sự tử sinh sớm muộn cũng sẽ có, biết đâu mà lường được. Lại có người thắc mắc, Tŕnh Minh Thế tử trận? Hay bị ám sát? Bằng vào các chi tiết như tôi đă diễn tả trên, th́ Tŕnh Minh Thế không tử trận, mà thật sự là ông bị ám sát ngay giữa chiến trường. Ai đă ám sát ông? Cá nhân hay tổ chức? Đă gần 30 năm qua, tôi cố t́m ra sự thật chung quanh một số các giả thuyết.

 

Trước hết, các thành phần không ưa Cố Tổng Thống Diệm cho rằng ông Diệm hoặc ông Nhu đă nhúng tay vào máu, trừ khử trước một người tuy có công với chính quyền, nhưng lại “rất nguy hiểm” cho chính quyền. Thú thật, ngay buổi đầu, ḷng tôi cũng đă có sự nghi ngờ ấy. Nhưng rồi tôi lại tự bác bỏ ngay. Xét về mặt lư thuyết, Cố Tổng Thống Diệm không dại ǵ vội vàng chặt đứt chân tay ḿnh bằng cái chết của Tŕnh Minh Thế, ngay giữa lúc đối phương đang triệt để lũng đoạn t́nh h́nh, khuynh đảo chính quyền. Dù quả thật Tŕnh Minh Thế có “nguy hiểm” chăng nữa, th́ cũng vẫn chưa phải lúc để ra tay. Uy danh Tŕnh Minh Thế c̣n đang rất hữu ích đối với chính quyền, lá bài hợp tác c̣n cần được khai thác. Bảo rằng Tŕnh Minh Thế chủ trương “đánh cụi” B́nh Xuyên ư? Nhưng “đánh cụi” để được cái lợi ǵ cho Thế? Để cướp quyền Tham Mưu Trưởng của Lê Văn Tỵ rồi thừa thắng xông lên, lật đổ chính phủ chăng? Việc này không dễ ǵ đạt được một sớm một chiều, huống chi Tŕnh Minh Thế không bao giờ có ư tưởng ấy. Nếu muốn lật đổ chính phủ, th́ trong đêm 30 tháng 4 tại Dinh Độc Lập, hoàn toàn bị tê liệt, chúng tôi có thể uy hiếp mạng sống của Cố Tổng Thống Diệm ngay trong pḥng ngủ của ông, bắt ông tuyên bố nhường quyền, th́ toán quân yếu ớt Pḥng Vệ Dinh Độc Lập lúc ấy cũng không làm ǵ được. Họ đành phải bỏ tay, cũng như toán Ngự Lâm Quân đă phải bó tay khi chủ soái của họ đang đứng trước họng súng của tôi.

 

Xét về mặt t́nh cảm, lại càng khó lên án hai anh em Cố Tổng Thống Diệm. Người ta không quên một ông Thủ Tướng háo hức vào chiến khu thăm Tŕnh Minh Thế, đ̣i hỏi Tŕnh Minh Thế phải về gấp trong ṿng hai tuần lễ. Người ta không quên một ông Thủ Tướng công khai ca tụng Tŕnh Minh Thế trước mặt nhân viên Nội Các. Người ta cũng không quên một ông cố vấn lặn lội vào ra Núi Bà Đen năn nỉ đón cho được Tŕnh Minh Thế về với anh ḿnh, quư trọng Thế cho đến nỗi Thế đ̣i hỏi ǵ cũng ưng thuận hết. Huống chi một người đă ôm xác Thế khóc rồi ngất đi, và một người đă quỳ bên giường Thế kêu than thảm thiết, không thể là một “Tào Tháo gian hùng” giết bạn, rồi vờ khóc bạn để che mắt thế gian. Phải chi chính quyền đang ở thế mạnh, b́nh tĩnh bày gian kế, th́ cũng c̣n nghe được. Đằng này, chính quyền đang rối như tơ ṿ, một mặt chưa biết đối phó với B́nh Xuyên ra làm sao, mặt khác lại bị Nguyễn Văn Vỹ lăm le đảo chính, th́ hỏi c̣n ḷng nào cho một con người đạo đức như Ngô Đ́nh Diệm quay ngược lại sát hại anh em đồng chí? Và dù một Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu có kỳ mưu dị kiến tới đâu chăng nữa, cũng không thể khờ dại lén lút giết Thế để làm hại ngay cả anh ḿnh.

 

Giả thuyết thứ hai cho rằng ông Tướng Edward Lansdale có thể đă dính líu vào nội vụ, lư luận rằng ông này vốn triệt để ủng hộ Thủ Tướng Diệm, mà Tŕnh Minh Thế th́ lại phá Thủ Tướng Diệm bằng việc tham gia Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia. Tôi không đồng ư. Phải biết rằng ông Edward Lansdale là một nhà Tướng, bao giờ cũng có cảm t́nh với nhà Tướng khác. Đặc biệt Tŕnh Minh Thế lại là một nhà Tướng trẻ tuổi, anh hùng, ngay lúc sơ ngộ đă khiến Lansdale hết sức kính nể. Việc Tŕnh Minh Thế tham gia Mặt Trận Thống Nhất Toàn Lực Quốc Gia đă có cho Thủ Tướng Diệm lẫn ông Lansdale biết trước, th́ c̣n nghi hoặc chỗ nào nữa? Huống chi, nếu Tướng Lansdale chủ trương giết Thế, th́ không bao giờ ông c̣n giữ được mối liên lạc thân hữu với anh em Liên Minh cho măi tới ngày nay. Không bao giờ ông phải khổ công “đóng kịch” bằng cách tự nguyện đứng ra làm “chủ hôn” cho con trai Tướng Thế là Tŕnh Minh Nhựt. Không bao giờ ông thèm “chơi”; với Văn Thành Cao là người kế vị Tướng Thế cả. Tôi thấy Tướng Lansdale, nay đă ngoài 75 tuổi, vẫn luôn luôn thương tiếc nhắc nhở tới Tướng Thế, luôn luôn ca tụng con người tài hoa ấy. Thậm chí trong nhà ông, hiện giờ vẫn c̣n giữ h́nh ảnh của Tướng Thế làm kỷ niệm.

 

Giả thuyết thứ ba cho rằng Tŕnh Minh Thế bị ám sát bởi tay bọn sĩ quan tôi tớ cũ của Pháp. Thủ phạm chính th́ hành vụ ám sát kia là cựu Tướng M.H.X., người mà 8 năm sau đă thay mặt bọn Dương Văn Minh hạ sát cả hai anh em Diệm Nhu buổi sáng ngày mồng 2 tháng 11 năm 1963, trước rạp hát Kim Chung ở đường Hồng Thập Tự.

 

Tôi hoàn toàn đồng ư với giả thuyết này. Bởi các lẽ:

 

1. Pháp hết sức căm thù Tŕnh Minh Thế và đă công khai lên án tử h́nh khiếm diện hồi 1951, khi Tŕnh Minh Thế vừa ra khu. Việc này thật dễ hiểu, v́ chẳng những Tŕnh Minh Thế lập chiến khu chống Pháp công khai, mà trước đó không bao lâu, chính Tŕnh Minh Thế đă chủ trương vụ ám sát Tướng Chanson và Thái Lập Thành, giao cho thuộc hạ thân tín lúc bấy giờ là Đại Uư Văn Thành Cao, Chỉ Huy Trưởng Quân Đội Cao Đài tại Sađéc, thi hành công tác mạo hiểm này.

 

2. Một Thiếu Tá phi công Pháp bị Tŕnh Minh Thế bắn chết, khi viên phi công này bay thám thính trên chiến khu Bù Lu.

 

3. Hai quả bom khiêu chiến của Liên Minh tại Saigon ngày mồng 9 tháng 1 năm 1952 là một cái tát đau đớn vào mặt nhà cầm quyền Pháp, báo hiệu cho Pháp biết Tŕnh Minh Thế là một địch thủ lợi hại, cần phải trừ khử bất cứ lúc nào.

 

4. Hai tên chủ đồn điền Pháp tại Tây Ninh bị Trung Tá Nguyễn Trung Thừa bắt được và hạ sát hồi cuối năm 1954. Pháp vô cùng phẫn uất, nhờ cả Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc can thiệp, đ̣i hỏi Tŕnh Minh Thế phải đền bồi này nọ.

 

5. Pháp sợ uy danh Tŕnh Minh Thế cho đến nỗi, trong các cuộc biểu t́nh ngày 30/4, ngày 3/5, ngày 5/5 và ngày 20/ 7/ 55 tại Saigon (khi Thế đă mất rồi), tất cả quân binh Pháp đều bị cấm trại 100%.

 

M.H.X. là một nhân viên t́nh báo nổi tiếng phục vụ cho quyền lợi Pháp ở Việt Nam. Tên này chưa hề ra trận mạc bao giờ, mà vẫn lên tới cấp Tướng của Pháp, đủ biết hắn ta được ḷng tin cậy của Pháp như thế nào. Các tin tức thu lượm được cho hay M.H.X. đă tổ chức sai người theo dơi Tŕnh Minh Thế từ khi Thế mới về thành, và khi biết Thế thân hành ra chỉ huy mặt trận tại Cầu Tân Thuận, th́ M.H.X. sai bộ hạ phục sẵn dưới cầu, thừa lúc chiến sự đang sôi nổi hỗn loạn, bắn ngay một phát súng Carbine từ đằng sau tới, rồi biến vào nhà dân ở gần đó.

 

Và câu kết luận của tôi là Tŕnh Minh Thế đă bỏ ḿnh v́ thực dân Pháp chứ chẳng phải ai khác. Đáng hận là cái chết ấy lại xảy ra khi lịch sử tái chiếm Việt Nam của Pháp chỉ c̣n mấy tháng nữa là cáo chung. Tŕnh Minh Thế chết v́ khinh địch, v́ cái tinh thần dũng cảm của con nhà Tướng luôn luôn sẵn sàng hứng chịu lằn tên mũi đạn. Sau hết, v́ chưa lường nổi một âm mưu thâm độc xảy ra quá sớm.

 

 

(Trích trong cuốn Phong Trào Kháng Chiến Tŕnh Minh Thế của tác giả Nhị Lang)

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính