Ngư ông vớt xác người vượt biển: Đầu tháng Chạp năm 1983

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ



Tại một làng chài hẻo lánh bên vàm rạch Tiêu Dừa, thuộc huyện U Minh, nằm sát vịnh Thái Lan vào mùa biển động. Trong một túp lều xiêu vẹo của chú Năm Hớn trở thành địa điểm “ém quân” của 12 người, kể cả ba má tôi và tôi là Tuấn, lúc đó vừa tṛn 15 tuổi. Tất cả đều là chiến hữu với ba tôi trước năm 1975, chuẩn bị một cuộc vượt biển đi t́m tự do. Trưa hôm đó, ai nấy đều mang tâm trạng khắc khoải, lo âu v́ biển cả th́ quá bao la mà những con thuyền vượt biển quá nhỏ bé mong manh; thỉnh thoảng, tôi nh́n ra biển khơi với ánh mắt buâng khuâng đầy lo lắng, bồn chồn nh́n những ngọn sóng h́nh lưỡi búa cuồn cuộn đuổi nhau ỳ ầm vào băi bùn. Má tôi ngồi bó gối bên cạnh chái bếp sau hè, tay lần chuỗi hột “mân côi” lâm râm cầu nguyện. C̣n ba tôi trải tấm bản đồ trên cái chơng tre, rồi cùng người tài công và một vài người có kinh nghiệm đi biển bàn kế hoạch vượt biển.


Ba tôi lạc quan, nói:


- “Đêm nay, chúng ta rời khỏi nơi nầy. Nếu thuận buồm xuôi gió, sẽ mất khoảng hai ngày, ba đêm th́ đến Mă Lai. Cam đoan ghe sẽ tấp vào đất liền khoảng giữa Kota Baharu và Kuala Dungun hoặc xuống chút nữa sẽ đụng Pedang Tioman. Sau đó, mọi người sẽ được đưa đến trại tỵ nạn “Bidong” làm thủ tục, chờ ngày đi định cư ở một nước thứ ba.”


Bác Chín Dần lái tàu nói đùa:


- “Đường biển đến trại tị nạn “Bi Đông”, phải qua “Bi đát” trước. Nhưng, mấy anh cứ tin vào tay nghề của tôi! Lái giang thuyền, chống đặc công thủy Việt Cộng là nghề của tui trước 1975 mà mấy cha! ”


C̣n chú Năm Hớn, em họ của ba tôi, thổ địa ở vùng biển nầy. Chú theo nghề biển từ hồi c̣n trẻ cho đến bây giờ đă ngoài ngũ tuần. Chú Năm ngồi bẹp trên bờ biền, theo dơi những ngọn sóng bạc đầu, lớp sau dồn lớp trước vỗ ầm ầm vào bờ biển. Xế chiều, một cái ráng màu vàng chói chang, pha một chút sắc hồng, bất ngờ xuất hiện ở hướng mặt trời lặn. Trong khoảnh khắc, một dăy mây đen xếp chồng lên nhau như vảy cá, mang h́nh thù quái vị, từ phía chân trời chầm chậm kéo đến. Màu đen tang tóc, thê lương lấn dần ánh nắng mặt trời. Chú Năm Hớn biến sắc, vội vă đứng dậy đi vào nhà, nh́n mọi người, giọng nghiêm trang, nói:


- “Biển sắp động rồi đó! Chuyến ra khơi dự trù đêm nay, phải hoăn vào một ngày khác thôi!”


Ba tôi nói:


- “Hồi sáng, tôi đă theo dơi bản tin dự báo thời tiết của đài Hà Nội và đài Sài G̣n rồi: không có gió mùa đông bắc, cũng không dự đoán có băo trong vùng vịnh Thái Lan. Biển chỉ động một chút thôi mà, chú Năm!”


- “Anh tin đài, chớ không tin tôi! Thôi, cũng được,” giọng chú Năm Hớn có vẻ trách móc. “Nhưng, theo kinh nghiệm nghề đi biển cho tôi biết rằng: mỗi lần con ráng màu vàng pha lẫn sắc hồng và những đám mây đen xếp chồng lên nhau h́nh vảy cá xuất hiện ở chân trời là đêm nay, hoặc trể lắm tối mai, sẽ có giông băo nổi lên cho mà coi!”


Bác Chín Dần đề nghị:


- “Anh Năm ra ngoài băi biển với tôi. C̣n anh em nên ở lại trong nhà tránh tàu tuần dương của bọn Việt Cộng quan sát từ xa!”


Cả hai vừa rời nhà ra băi biển. Mọi người lo lắng hỏi ba tôi:


- “Anh Năm Hớn nói như vậy đó! Anh tính sao đây, xếp?”


- “Ḿnh chờ họ vô, bàn lại thật kỹ rồi biểu quyết! Đi hay hoăn lại tùy theo ư kiến của đa số!”


Khoảng nửa giờ sau, hai người trở vô nhà. Bác Chín Dần vẫn lạc quan, nói:


- “Theo tôi, biển chỉ động một tí thôi! Những ngọn sóng bạc đầu chiều nay cũng giống như ngày hôm qua. Biển trở ḍng thôi mà! Bây giờ chưa tới 4 giờ chiều. Nếu từ đây đến chạng vạng mà triều cường tiếp tục dữ dội hơn, chúng ta sẽ bàn lại để lấy quyết định sau cùng,” bác tài công nh́n mọi người, hỏi. “Ư kiến anh em như thế nào?”


Mọi người đều đồng ư với bác Chín Dần, và nh́n ra biển hồi hộp, chờ đợi cơn thịnh nộ của biển cả. Nhưng, khoảng 2 giờ sau. Những cơn sóng bạc đầu tràn qua bờ kè đá, lấn vào hàng dừa trên bờ biển th́ bỗng dịu dần lại. Sóng trở ḿnh vỗ lao xao vào băi biển . Mọi người thở phào nhẹ nhơm, trừ chú Năm Hớn ḷng vẫn nặng trĩu lo âu. Má tôi lo bữa cơm chiều cho mọi người sớm hơn để chuẩn bị lên đường.


Khoảng 8 giờ đêm. Con trăng hạ tuần cong như cái lưỡi liềm tỏa ánh sáng lờ mờ trên mặt biển tĩnh lặng. Chú Năm Hớn móc cây đèn băo vào cây sào tre, rồi vác ra ngoài băi biển. Chú cắm cây sào tre trên băi, ngồi bẹp xuống băi cát, ngó ra biển khơi chờ đợi ai đó.


Hai giờ sau. Một chiếc tàu đánh cá xuất hiện ngoài khơi, cách bờ biển khoảng trên 200 thước. Ánh đèn pin lóe lên trước mũi tàu, chớp tắt 4 lần. Chú Năm Hớn đứng dậy, lấy cây đèn băo quét qua, quét lại vài lần, cho biết đă nhận được ám hiệu, rồi quày quả trở vào trong nhà báo tin cho mọi người lên đường. Tôi âm thầm theo đoàn người đi ra vàm rạch Tiêu Dừa. Tôi được ba má đở lên một chiếc ghe tam bản trước; sau đó, mọi người lần lượt leo lên ghe và chui vào trong khoang. Chú Năm Hớn cho nổ cái máy “đuôi tôm”, chiếc ghe tam bản cất mũi, lướt ra ngoài khơi. Khoảng 10 phút sau, chiếc chiếc ghe cập sát vào tàu vượt biển. Đó là một tàu đánh cá đă được tân trang lại, chiều dài khoảng 14 thước, trang bị bởi một máy “lốc 8” loại 50 mă lực và một cột buồm cao khoảng 5, 6 để tăng cường sức gió. Người lái tàu là chú Sáu Báu, em ruột của chú Năm Hớn. Chờ cho mọi người vào trong cabin, chú Sáu báo cáo vắn tắt với cho ba tôi:


- “Tất cả chi phí cho chiếc tàu nầy, tổng cộng là 12 cây vàng. Hai thùng phuy loại 200 lít buộc đằng sau lái: một cái chứa nước mưa, một cái chứa dầu. Thức ăn dự trữ gồm ḿ gói, gạo sấy, cá khô...đủ cho mọi người dùng trong 2 tuần.”


Ba tôi hỏi:


- “C̣n phao cứu cấp chú Sáu để đâu?”


- “À, 12 cái ruột xe vespa và cái ống bơm xe đạp, em để dưới khoang chỗ anh ngồi,” chú Sáu lấy 2 cây vàng từ trong túi áo trao cho ba tôi, nói. “C̣n dư 2 cây vàng, anh giữ lấy, có khi dùng đến ở trại tị nạn.”


- “Hai cây vàng nầy, tôi biếu chú và chú Năm mỗi người một cây,” ba tôi quay lại nói với mọi người. “Anh em nào c̣n giữ tiền Hồ, xin đưa lại cho hai chú xài dùm cho.”


Mọi người vét hết tiền Hồ trong túi, tổng cộng cũng được khoảng 5 ngàn đồng. Chú Năm Hớn và chú Sáu Báu nhận tiền và vàng mừng lắm. Bác Chín Dần và ba tôi leo lên pḥng lái trên mui tàu nhận tay lái và cho tàu nổ máy. Chú Năm Hớn chúc mọi người thượng lộ b́nh an, rồi nhảy xuống ghe quay mũi trở vô bờ. Bác Chín Dần cho tàu quay mũi hướng về Mă Lai, xả hết tốc lực...


Má tôi vẫn ngồi ở một gốc khoang, tay lần sâu chuổi “mai côi” tiếp tục cầu nguyện. C̣n tôi ngồi bó gối bên cạnh cửa sổ nh́n ra ngoài biển. Màn đêm mênh mông, mặt biển đen sẫm lại, xôn xao từng cơn sóng nhẹ cuộn ḿnh đuổi nhau; thỉnh thoảng, tôi thấy nhiều ánh đèn của ghe đánh cá nào đó lập ḷe trong bóng đêm đang chạy ngược chiều; có lẽ, họ đang hướng vào bờ. Tôi tự hỏi, chắc có điều ǵ không ổn chăng? Bầu trời đêm vẫn lấp lánh những v́ sao làm tôi yên tâm phần nào.


Nhưng, đến khoảng 3 giờ sáng. Tôi đang ngủ chập chờn nửa tỉnh, nửa mê v́ say sóng, bỗng nghe tiếng bác Chín Dần từ buồng lái ở trên mui vọng xuống: “Gió mùa đông bắc! Căng buồm lên anh em ơi! Nhanh lên đi!”. Mọi người đang nằm trong khoang ghe chạy ùa ra trước mũi tàu, kéo buồm lên. Buồm căng gió thổi phần phật, kéo chiếc ghe nghiêng một bên, lướt về phía trước với tốc độ khá nhanh. Má tôi vừa pha xong một b́nh cà phê nóng bảo tôi mang lên mui cho bác Chín Dần và ba tôi uống tỉnh táo để vật lộn với sóng biển trắng đêm nay.


H́nh ảnh của bác Chín Dần, người cựu chiến sĩ giang thuyền của QLVNCH, đă đi vào cuộc đời tôi như một dũng sĩ ngoài biển cả. Bác gồng cánh tay, gh́ chặt cần lái thật vững chăi, chống chọi với những cơn sóng rọc từ dưới biển cuồn cuộn nỗi lên hai bên mạn tàu, mà đôi mắt của bác không rời mũi tàu, đang cỡi trên những đợt sóng cao nghệu rồi chúi mũi xuống. Tiếng gió gầm thét ghê rợn, cái cột buồm kêu răn rắt, c̣n chiếc tàu cḥng chành hết nghiêng bên nầy rồi nghiêng bên kia, sóng biển giập vào mạn ghe, bắn tung tóe lên cả mui tàu. Tôi gọi ba tôi để lấy b́nh cà phê nóng, rồi hai tay ôm chặt lấy cây thang gỗ để khỏi ngă bổ nhào xuống biển. Bác Chín Dần hớp xong một ngụm cà phê nóng, vừa vuốt những giọt nước biển bám trên mặt, nói:


- “Chú Năm Hớn nói đúng đó anh! Cái ráng hồi xế chiều đă ám ảnh Năm Hớn suốt buổi chiều. Nó sắp thực sự trở thành cơn ác mộng của anh em ḿnh rồi đó! Kinh nghiệm đi biển của ảnh hơn hẳn chúng ḿnh,” bác Chín Dần chỉ về phía hướng 2 giờ, hỏi. “Anh có thấy ngọn hải đăng, cách ḿnh trên mươi hải lư kia không?”


Ba tôi nói:


- “Thấy rồi, tàu của chúng ta đang trên đường đi dưới quần đảo Nam Du th́ phải!” ba tôi hỏi. “Anh tính sao đây anh Chín?”


- “Chúng ta chỉ có hai con đường lựa chọn: chạy vào đảo để tránh bảo; có thể, chúng ḿnh sẽ bị bọn cộng sản kết tội phản quốc và chui đầu vào trại tù cải tạo một lần nữa; hay là, liều mạng tiếp tục cuộc hành tŕnh, cố vượt qua khỏi “mắt băo” càng xa càng tốt. Cơ may sống sót chỉ có 20%. Không phải tôi bất tài, nhưng chiếc ghe nầy quá mong manh. Nhưng, tôi sẽ cố gắng hết ḿnh. Sống chết do phần số! Tôi sẽ làm theo ư kiến của đa số anh em.”


- “Anh đoán mấy giờ cơn băo sẽ ập xuống, khoảng cấp mấy?”


- “Trể lắm là trước rạng đông thôi! Gió giật có thể lên đến cấp 9, 10!”


- “Tôi hiểu ư anh rồi!”


Tôi ôm cầu thang tuột xuống, chui vào trong cabin trước, nhường chỗ cho ba tôi. Sau khi tập hợp anh em lại, tŕnh bày vắn tắt ư định của bác Chín Dần. Ba tôi hỏi ư kiến tập thể: “Anh em nào muốn tiếp tục cuộc hành tŕnh th́ đưa tay lên!”. Trừ má tôi và tôi. Tám cánh tay cương quyết đưa lên. Ông Hai Mănh - người lính già nhất - đại diện anh em, phát biểu ư kiến:


- “Chúng tôi chấp nhận thử thách đi vào cơi chết để t́m cái sống. Thà chết trong “tự do” giữa biển khơi, c̣n hơn chết dần ṃn v́ bị cực h́nh, đầy đọa trong ngục tù của bọn Cộng sản tàn bạo!”


- “Tốt! Tôi hoàn toàn đồng ư với tất cả đa số anh em!”


Ba tôi vội vă chui ra khỏi khoang, leo lên buồng lái trên mui, gặp bác Chín Dần khoảng 15 phút, rồi xuống phân công cho mọi người chuẩn bị đấu vật với băo tố: bôm hơi vào 12 cái ruột xe vespa để làm phao cứu cấp. Lấy nước ngọt từ trong thùng phuy, dự trử trong các b́nh nhựa vừa đủ dùng trong một thời gian đôi ba ngày, rồi vất thùng phuy xuống biển cho tàu nhẹ bớt trọng lượng, sẵn sàng đương đầu sóng to gió lớn.


Khoảng 5 giờ sáng. Sóng biển giập vào mạn tàu thật dữ dội, văng tung tóe vào trong cabin. Cơn mưa băo với gió cấp 10 đă ập tới, gió bắt đầu rít từng cơn trên mui, tiếng gió hú lồng lộn ngoài biển khơi vọng về như tiếng réo gọi của tử thần, nghe thật rùng rợn. Chiếc tàu bị sóng nhồi, chao đảo dữ dội làm tôi lại lên cơn say sóng, ói mửa tới mật xanh thêm một chập nữa. Tôi nằm bẹp dí xuống khoang tàu, co quắp trong cái mền, run lên từng cơn v́ lạnh và sợ khi nghe tiếng sóng biển vỗ ầm ầm. Tôi có cảm tưởng, sóng xô dạt con tàu quay mũi về một hướng khác, đẩy nó dựng đứng lên rồi kéo xuống vực, làm tôi thót cả ruột gan. Nh́n qua khung cửa sổ nhỏ, tôi nh́n thấy ngọn sóng lưỡi búa dữ tợn dựng thành những bức tường nước cao trên 5, 6 thước như muốn cuốn tṛn con tàu. Chỉ có tôi và mẹ ở lại trong khoang tàu, hai tay bấu chặt vào mạn tàu để không lăn quay long lóc.


Tiếng gầm thét của đại dương trong cơn thịnh nộ cũng không sao át nổi tiếng thét của ông Hai Mănh trước khi bị sóng và gió băo thổi bay xuống biển: “Việt Nam Cộng Ḥa muôn năm!”. Người lính VNCH năm xưa đă mang Tổ Quốc vào ḷng trước khi ra trận, họ đă thanh thản mang Tổ Quốc vào ḷng, làm hành trang cuối cùngï để âm thầm đi vào ḷng biển cả...


Tôi thực sự kinh hoảng thấy ánh đèn pha từ mui tàu quét qua khung cửa sổ, hất xuống biển. Má tôi quăng một cái phao cứu cấp về phía tôi bảo: “Tuấn! Mang phao cứu cấp vào người ngay đi! Coi chừng tàu bị sóng lật úp bây giờ đó con ơi! ”. Đó là tiếng nói cuối cùng của mẹ tôi. Bi kịch đắm tàu trên đại dương bao la như một cuốn phim nghẹt thở quay với tốc độ nhanh. Con tàu vượt biển mong manh giờ như một chiếc lá úa quay cuồn trong ṿng nước xoáy với tốc độ kinh hồn, chực kéo nó xuống đáy biển. Và tiếng ai đó la thất thanh đằng mũi tàu: “Mũi tàu bể rồi! Cột buồm sắp gẫy rồi anh em ơi!”. Cơn gió cấp 10 liên tiếp giật đến, bứng cái buồng lái rời khỏi cabin, quăng xuống biển. Một con sóng lưỡi búa biến thành cột nước hung bạo, nó đẩy con tàu dựng đứng lên lần cuối cùng, trước khi cuốn nó lại, vùi xuống đáy biển. Tôi ngước mặt nh́n lên, chỉ kịp nh́n thấy một một khối nước biển khổng lồ từ trên trời đổ ập xuống, giập thân con tàu vỡ ra từng mảnh. Một vật ǵ đó ngă xuống, va vào đầu tôi một cái thật mạnh - có thể là cái cột buồm đă gẫy - làm tôi ngất đi, mất hết ư niệm về không gian và thời gian, phó mặc cho sóng biển cuốn trôi đi với cái phao cứu cấp nhỏ nhoi trên người...


* * *


Tôi không biết đă ngất đi từ bao lâu và sóng biển vô t́nh đă đẩy đưa về đâu. Khi tỉnh dậy, tôi thấy ḿnh nằm trên một băi cát trắng của một ḥn đảo xa xôi nào đó, dưới ánh nắng mặt trời chói chang và một nửa thân ḿnh c̣n nổi phập phều trên mặt nước nhờ cái phao cứu cấp. Tôi thu hết sức tàn, cố xoay người lại để trườn lên bờ, tôi giẫy giụa một cách tuyệt vọng v́ tay chân bị co rút lại, mấy ngón tay bất lực bấu trên mặt cát. Sóng biển muốn kéo trở lại biển cả một lần nữa, nước biển leo lên lên tận cổ và tràn vào mũi làm tôi sặc sụa. Cái bản năng sanh tồn thúc đẩy tôi làm một động tác cuối cùng trước khi xuôi tay trước định mệnh. Tôi ngước đầu lên khỏi mặt nước cố gào lên một cách tuyệt vọng: “Cứu tôi với!”. Những âm thanh phát ra thều thào như một người hấp hối v́ tuyến nước bọt đă đặc quánh, cổ họng khô khốc...Tôi cố nhướng đôi mắt thất thần, nh́n khoảng trời xanh bao la lờ mờ một lần cuối, trước khi trôi theo sóng biển... bỗng tôi cảm thấy thân ḿnh được ai đó nhấc bổng lên khỏi mặt nước, rồi tôi lại ngất đi một lần nữa v́ kiệt sức.


Khi tỉnh dậy, tôi thấy ḿnh được quấn kỹ trong một cái mền bông và ngửi thấy mùi dầu nóng pha lẫn với mùi khói bốc ra từ củi đốt, tỏa ra từ dưới gầm cái chơng tre chỗ tôi đang nằm. Tôi cảm thấy ấm áp chi lạvà bụng đói cồn cào. Tôi khẻ cử động mấy ngón tay và từ từ nhấc hai cánh tay để lên ngực một cách dễ dàng. Tôi nhẹ nhàng trở ḿnh làm cái chơng tre rung rinh, kêu cọt kẹt. Dưới ánh lửa bếp lung linh, một người bạn trẻ giật ḿnh, quay đầu lại nh́n tôi, mừng rỡ kêu lên:


- “Bác Tám ơi! Nó tỉnh dậy rồi!”


Anh ta đứng dậy, chạy đến bên cái chơng, đặt bàn tay ấm áp lên trán tôi, cười nói:


- “Trán của mầy ấm lại rồi,” anh ta hỏi. “Tao cho mầy ăn vài múi quít nghe! Môi mầy c̣n nhợt nhạt, khô quá đi!”


Tôi níu tay anh ta lại, ngạc nhiên, hỏi:


- “Sao anh biết tên tôi là Tuấn hả?”


Anh ta không trả lời mà tḥ tay vào trong túi áo bà ba, lấy ra một trái quít đă lột vỏ sẵn, tách nó ra làm đôi. Anh ta lấy một múi quít đưa lên môi, cắn nhẹ vào đầu múi cho nước ngọt trào ra, rà vào đôi môi nứt nẻ của tôi. Tôi liếm những múi quít vừa mát, vừa ngọt trên đôi môi khô và tôi tỉnh lại dần dần.


Một người đàn ông ngoài ngũ tuần nhưng vẫn c̣n quắc thước, dáng đi nhanh nhẹn, từ ngoài sân bước vào, đến bên cạnh tôi, nhắc chừng anh ta:


- “Con cho cháu Tuấn ăn một vài múi vừa đủ thấm giọng, trơn cổ thôi. Bao tử của cậu ấy c̣n trống và yếu lắm đó, Yên à!”


- “Thưa bác, con biết rồi!”


Tôi thắc mắc nh́n ông ta, hỏi:


- “Sao bác và bạn nầy đây biết tên cháu là Tuấn vậy?”


- “Cái quần đùi của cháu đă có ghi đầy đủ lư lịch và những địa chỉ cần thiết để cháu liên lạc với gia đ́nh ở bên Mỹ và Việt Nam. Cháu quên rồi à?” ông ta bật cười, nói. “Bộ đồ bà ba của cháu đang mặc tạm trong người là của thằng Yên đó!”


Tôi nắm lấy bàn tay gân guốc của bác, nói:


- “Cám ơn bác và anh bạn Yên đă cứu mạng cháu!”


- “Ơn nghĩa ǵ cháu! Bổn phận của tôi mà!” ông ta quay sang nh́n Yên, hỏi. “Nồi cháo chín chưa vậy?”


Bạn Yên đáp:


- “Dạ, sắp chín rồi!”


Ông dặn ḍ cháu, trước khi quay lưng trở ra ngoài cửa:


- “Đút cho cậu Tuấn ăn từ từ thôi nghe, cháu! Đừng cho ăn no lắm!”


Bốn hôm sau. Tôi hồi phục dần dần và có thể đi lại quanh quẩn trong nhà. Trong lúc họ đi vắng, tôi đi ra ngoài băi biển một ḿnh vào buổi hoàng hôn. Mặt trời đỏ rực từ từ ch́m xuống dưới đường chân trời để lại một vầng ánh sáng đỏ rực trên mặt biển bao la. Màn đêm mông lung sẫm lại dần, từng cơn sóng nhẹ xôn xao đuổi nhau chạy vào băi cát trắng xóa. Có thể nào, đại dương hiền ḥa như thế, mà cách đây mấy hôm, biển nỗi cơn thịnh nộ, giống như chảo nước sôi khổng lồ sôi sục, rồi biến thành những đợt sóng lưỡi búa cuồn cuộn dâng lên cao bằng ṭa nhà 4, 5 từng lầu, nhận ch́m, quét sạch tất cả mọi vật trên đường đi của nó.


Trên bầu trời cao thăm thẳm, một cánh chim hải âu lạc loài, sải đôi cánh bay vào vùng bay vùng biển tĩnh lặng, rơi rớt lại phía sau là những tiếng kêu buồn thảm, làm tôi bỗng thương cha nhớ mẹ vô cùng. Không biết số phận của ba má tôi giờ nầy ra sao, sống chết thế nào? Tôi vùng đứng dậy, chạy dọc theo bờ biển, vừa gào lên thất thanh: “Ba ơi! Má ơi!...” Nhưng, tôi chỉ nghe tiếng dội của chính ḿnh từ ngoài khơi vọng lại một cách tàn nhẫn. Tôi chỉ c̣n đủ hơi sức chạy được vài mươi thước rồi ngả quỵ trên băi cát, ôm mặt khóc nức nở. Bạn Yên từ đâu chạy đến, quỳ xuống bên cạnh tôi. Anh ta thấy tôi ôm mặt khóc, cũng khóc theo, rồi mếu máo nói:


- “Tao cũng mồ côi cha mẹ như mầy, Tuấn ơi!”


Tôi gạt nước mắt, hỏi nó:


- “Ba má anh cũng chết ngoài biển như bá má của tôi?”


- “Không, tía má tao bị người ta giết!”


- “Ai giết?”


- “Bác Tám giết, rồi ông ấy mang tao ra ḥn đảo hoang nầy dạy dỗ tao nên người!”


- “Tại sao bác Tám lại giết ba má của anh chớ?”


- “Tao thường nghe bác Tám thường hay lẩm bẩm một ḿnh: “Tôi giết tía má thằng Yên!” Nhưng, tao mang ơn bác Tám suốt kiếp! Không có ổng, làm ǵ tao sống đến ngày hôm nay.” Yên nói.


- “Tôi không hiểu anh nói ǵ hết! Nhưng thôi, chuyện của anh!” tôi hỏi. “Đảo nầy tên ǵ, ở đâu?”


- “Đảo nầy nhiều san hô lắm nên tao gọi là đảo “San Hô”, c̣n bác tao gọi là đảo “Sám Hối”, v́ đảo nầy không có tên trong vùng biển nầy.”


- “Đảo nầy là hoang đảo, phải không anh?” tôi hỏi.

 

- “Không hẳn vậy đâu! Khi bác đưa tao đến đảo nầy, đă có mươi gia đ́nh chài lưới ở phía sau đảo. Nhưng cách đây vài năm, một đợt sóng thần khổng lồ bốc lên khỏi bờ biển, bất ngờ ập đến làng chài vào lúc nửa đêm, cuốn cả làng ra biển. Từ đó, không có ai léo hánh đến đảo nầy nửa.” Yên đứng dậy, nói. “Thôi, ḿnh về nhà. Tao nướng tôm hùm cho mầy ăn.”


Anh Yên nắm tay tôi trở về băi biển trước nhà. Chúng tôi ngồi dưới hàng dừa cong vút, những tàu lá nhuộm vàng ánh trăng nhợt nhạt, xào xạt đón gió đêm sương. Bạn Yên chạy vào trong nhà lấy một cái mền quàng lên người tôi, rồi bắt đầu nhốm lửa. Những thanh củi từ từ đượm lên ngọn lửa sáng rực, nhưng ít bốc khói, hơi nóng tỏa ra thật ấm áp. Tôi chà xát hai bàn tay trên ngọn lửa rồi áp vào mặt ḿnh, cảm thấy thật dễ chịu. C̣n Yên đứng dậy, đi ra băi biển, kéo cái lọp bằng tre đan từ dưới mặt biển lên, rồi đi trở lại, ngồi đối diện với tôi. Anh ta tḥ tay vô trong lọp bắt ra hai con tôm hùm xanh, vỏ lốm đốm trắng, sức nặng mỗi con trên một kí lô chớ không ít. Yên lấy cây neo là một que thép nhỏ, nhọn đầu, dài khoảng 5 tấc dùng để neo cái lọp xuống băi cát, vừa để lụi tôm hùm. Tôi cầm một đầu, Yên giữ một đầu xoay đi, xoay lại cho đến khi vỏ hai con tôm hùm trở thành màu đỏ hồng. Thỉnh thoảng, nước từ ḿnh con tôm hùm rỉ ra từng giọt, rơi xuống than hồng, phát ra những kêu xèo xèo. Tôm hùm nướng trên băi biển vừa thổi vừa lột vỏ, nóng gần phỏng tay. Tôi đưa con tôm lên miệng xé một miếng nhỏ, nhai ngấu nghiến, thịt tôm ngon ngọt làm sao.

Tôi hỏi:


- “Bác Tám biến đi đâu từ chiều hôm qua, cho đến bây giờ chưa thấy ổng trở về nhà vậy, anh Yên?”


- “Ổng đi t́m vớt xác người vượt biển!” Yên nói. “Sau những ngày biển động, bác Tám không đi biển săn cá mập, chỉ đi quanh quẩn chung quanh đảo suốt ngày để cứu thuyền nhân bị đắm tàu hoặc vớt xác họ về chôn cất.”


- “Mong cho ông gặp được ba má của tôi!” trong đầu tôi lóe sáng niềm hy vọng dù mong manh, tôi hỏi. “Đảo nầy có lớn lắm không?”


- “Chỉ đi bộ một ngày là giáp một ṿng đảo,” anh ta nói. “Bao giờ mầy khỏe hẳn, tao sẽ dẫn mầy đi một ṿng đảo cho biết! Thôi, tụi ḿnh vào nhà ngủ đi, Tuấn!”


Tôi bước vào nhà, khép cánh cửa lại tránh gió lùa vào, rồi ngả ḿnh lên cái chơng tre, mệt mỏi ngủ thiếp đi vào lúc nào cũng không hay...cho đến khi một bàn tay ấm áp đặt lên trán tôi làm tôi giật ḿnh mở bừng mắt ra th́ trời đă sáng bửng. Bác Tám ngồi bên cạnh cái chơng, ôn tồn hỏi:


- “Trên chuyến tàu vượt biển của cháu, ngoài mẹ cháu ra, c̣n có người đàn bà nào khác nữa không?”


Tôi trả lời:


- “Dạ, chỉ có một ḿnh mẹ con thôi!”


- “Thôi, như vậy là đúng rồi,” bác thở dài, tiếp. “Mẹ con đă chết rồi!”


Tôi ngỡ ngàng, hỏi:


- “Tại sao bác biết chắc như vậy?”


Ông ta nói:


- “Dậy đi! Ra ngoài sân, bác chỉ cho cháu xem vật nầy.”


Thấy tôi theo bác ra ngoài sân, Yên cũng ngồi dậy cùng đi ra ngoài. Trên sân, một cột buồm đă gẫy với tấm vải buồm bị cắt xén một góc và một cái phao cấp cứu bằng ruột xe vespa. Bác lấy một xâu chuỗi “mai côi” trong túi áo ra, đưa cho tôi, nói:


- “Bác đă t́m thấy vật nầy đeo trên cổ xác chết của một phụ nữ khoảng ngoài 40 tuổi, trôi tấp vào băi biển phía Nam đảo cùng với cột buồm đă gẫy,” bác thở dài, nói. “V́ thân thể ngâm dưới lâu ngày đă biến thành dị dạng, nên ông đă cắt vải buồm để liệm bà và chôn trong nghĩa trang dưới chân đồi gần đây thôi!”


Tôi run run, cầm xâu chuỗi “mân côi” , vật bất ly thân của mẹ tôi, mà nước mắt ràn rụa. Cái phao cứu cấp và xâu chuỗi nầy đủ để chứng minh rằng: “mẹ tôi đă chết!”. Tôi ngồi quỵ xuống đất, úp mặt trong ḷng bàn tay khóc ngất. Bác Tám và bạn Yên ôm chầm lấy tôi chia sẻ nổi đớn đau nầy.


- “Hăy nhớ lấy ngày nầy để giỗ cha mẹ con. Sáng mai, bác sẽ đưa con đến nghĩa trang để viếng mẹ của con.” bác nh́n Yên, đột ngột hỏi. “Tối qua, con đốt lửa trên băi biển, phải không Yên?”


- “Dạ phải!” Yên nói. “Con nướng tôm hùm đó!”


Bác vuốt đầu Yên, nhắc nhở:


- “Từ đây về sau, tuyệt đối không được đốt lửa trên băi biển nữa nghe, Yên!”


Yên ngạc nhiên, hỏi:


- “Tại sao vậy, bác?”


Bác Tám nói:


- “Đảo “San Hồ”â gần như là một hoang đảo, nằm lẽ loi cách quần đảo Thổ Châu về phía tây nam khoảng 40 hải lư.”


Tôi lấy tay quẹt nước mắt, ngắt lời:

- “C̣n quần đảo Thổ Châu cách đất liền có xa không bác?”


- “Khoảng 200 hải lư, trên 200 cây số đường chim bay,” bác nói tiếp. “Vùng biển nầy lắm bọn hải tặc Thái Lan, đón cướp tàu thuyền nhân, giết người đoạt của, hăm hiếp đàn bà trẻ con vô cùng dă man. Ḿnh đốt lửa lên chẳng khác nào bảo cho chúng biết: “Lạy ông, con ở bụi nầy!”. Các cháu hiểu lời bác rồi nói chớ?”


Anh Yên nói:


- “Dạ, con hiểu rồi!”


Bác nh́n tôi, hỏi:


- “Cháu muốn trở về đất liền, sống với thân nhân họ hàng hay tạm ở đây một thời gian ngắn. Bác sẽ t́m cách đưa cháu vượt biển một lần nữa. Cháu muốn sao cho bác biết,” thấy tôi c̣n chần chừ, bác tiếp. “Thôi, cháu yên tâm ở lại đây! Suy nghĩ cho kỹ, rồi cho bác biết cũng chưa muộn mà.”


Anh Yên hỏi:


- “Hôm nay, bác đi biển hay ở nhà?”


Ông ta lơ đăng nh́n ra biển khơi, nói:


- “Gần giữa tháng chạp rồi, mùa bủa lưới cá mập bắt đầu giữa tháng giêng cho hết tháng 4 âm lịch. Bác có hẹn sẽ ra khơi với chú Tư Sún vào trung tuần tháng sau. Lần nầy, dự định sẽ hoạt động vùng ngư trường trong khu tam giác Ḥn Khoai – Côn Đảo và Băi Cảnh Dương thuộc quần đảo Trường Sa khoảng 3 tuần lễ mới trở về đất liền.”


Anh Yên nắm tay bác Tám, nói:


- “Lần nầy, cho con đi theo bác với nghe!”


- “Không được, con phải ở nhà với cháu Tuấn chờ bác về rồi hăy tính!”


Yên sụ mặt xuống, nh́n tôi, hỏi:


- “Mầy có muốn theo tao đi biển không?”


Thật t́nh, tôi cũng có máu phiêu lưu và mạo hiểm, truyền thống của gia đ́nh. Ba tôi là sĩ quan “biệt kích dù”, chú tôi là chuyên viên ngành hàng hải cho đội thương thuyền ngoại quốc, hiện định cư tại tiểu bang California. V́ vậy, tôi gật đầu mạnh dạn, nói liền:


- “Đi th́ đi! Sợ ǵ chớ!”


- “Mới đắm tàu mà không sợ chết à,” bác Tám nh́n tôi như ḍ xét, hỏi. “Cháu muốn ra khơi cho biết, thiệt không?”


Tôi nói:


- “Cháu đă bị đắm tàu, đă không chết th́ sẽ không bao giờ chết ngoài biển nữa đâu, bác ơi!”


Bác Tám nh́n hai đứa tôi, nói:


- “Thôi, hai đứa ở nhà nghe! Bác ra ngoài gềnh đá bạc, kiểm tra lại chiếc ghe câu để tối nay đi câu mực.”


Bác Tám quay lưng đi rồi. Tôi nóng ḷng viếng mộ mẹ, lại càng không thể chờ đến ngày mai. Tôi hỏi:


- “Ê, Yên nầy! Nghĩa trang gần đây không? Anh có thể dẫn tôi đến đó ngay bây giờ được không?”


- “Cũng gần đây thôi! Nhưng tao không biết cái mộ nào của má bạn. Chờ ngày mai, ổng dẫn mầy đi tiện hơn; vả lại, tao không muốn làm trái ư của ổng đâu!” Yên nh́n tôi, nói. “Nếu mầy muốn, tao dẫn mầy đi tham quang một vài nơi chung quanh đảo cho biết.”


Nằm ở nhà mấy hôm liền dưỡng sức. Tôi cảm thấy trong ḷng bứt rứt, muốn đi một bộ cho giăn gân cốt. Tôi chấp nhận liền:


- “Ừ, đi thi th́ đi!”


Yên dẫn tôi đi dọc băi biển, khu vực tây bắc đảo, nơi có những gềnh đá ch́m nổi hoặc nhô lên mặt biển, mang những h́nh thù kỳ dị trông thật lạ lùng và những dăy san hô huyền ảo, lung linh dưới mặt nước biển màu xanh lơ trong vắt. Tôi có nh́n thấy đàn cá nhiều màu sắc rực rỡ, lội nhởn nhơ bên những băi san hô kiếm mồi. Dọc theo bờ biển là những băi tắm thật lư tưởng và thơ mộng. Tiếng sóng biển vỗ ŕ rào vào băi cát như mơn trớn mời gọi. Cả hai đứa tôi cùng chạy ào xuống băi biển, bơi lội thỏa thích. Đắm ḿnh trong nước biển mát lạnh và trong đến độ tôi nh́n thấy một bầy cá “ḷng tong biển”, lội vờn quanh người tôi một cách dạn dĩ. Sau đó, chúng tôi ngả ḿnh trên băi cát tắm nắng, lắng nghe tiếng kêu ríu rít của đàn nhạn biển bay lượn trên những rặng cây xanh trong khu rừng thưa. Tắm xong, chúng tôi rời khu vực nầy để leo đồi. Len lỏi qua những gềnh đá chập chùng, xuyên qua rừng cây xanh mượt mà là một ḍng thác nhỏ mơ màng, nước trắng xóa chảy róc rách t́m đường ra biển lớn.


Đứng từ trên cao, tôi có thể nh́n tổng quát toàn đảo. Đảo không đủ kích thước để gọi là đảo, mà gọi là “ḥn” th́ đúng hơn. Phía sau là đá núi với khu rừng hoang dă, lá cây xanh ngắt một màu. Phía trước là biển xanh loang nắng. Tôi ngẩn ngơ và xúc động lạ thường trước cảnh hùng vĩ của đại dương. Anh Yên chỉ cho tôi thấy một cái vịnh nhỏ phía sau vách núi đá, cát sạch, kín gió và sâu, nơi thích hợp cho loài tôm hùm xanh, sanh sôi nẩy nở. Nó thường dùng một cây sào dài có ngạnh, lặn xuống nước, luồn dưới những hốc đá săn tôm hùm cho tôi thưởng thức trong suốt thời gian lưu lại ở đảo nầy.


Bỗng, tôi thấy bác Tám ḿnh trần trùng trục, đang c̣ng lưng, gồng ḿnh nắm hai đầu cái khiêng, kéo lê một người nằm trên đó, không biết c̣n sống hay đă chết. Hai đầu cán cày trên băi cát để lại hai vệt dài ngoằn ngoèo như vết rắn ḅ.


Tôi nói:


- “Ê, anh Yên! Bác Tám đang kéo cái khiêng đi trên băi biển ḱa!”


- “Bác Tám vớt thêm một xác người chết trên biển nữa rồi đó!” anh ta giục tôi. “Thôi, tụi ḿnh chạy xuống biển, tiếp bác Tám một tay đi!”


Bất ngờ, thấy chúng tôi từ đằng xa chạy bay đến. Bác Tám đặt cán khiêng xuống đất, lấy tay quẹt những mồ hôi động trên trán. Bác hỏi:


- “Tụi bây đi đâu vậy?”


- “Con dẫn thằng Tuấn đi tham quan đảo,” Yên nói. “Bác cho tụi con phụ một tay với.”


- “Thôi khỏi! Tụi bây đi về nhà trước đi!”


Nằm trên cái khiêng đan bằng tre đan là một một xác người đàn bà trung niên mặc bộ đồ bà ba màu đen, gương mặt nhăn nhúm như cô động sự đau đớn trước khi chết. Nhưng, hai cánh tay bà vẫn c̣n ôm chặc hài nhi nằm trong cái đai bằng vải. Thân thể cả hai trở thành dị dạng và sắp bắt đầu thối rữa. Tôi không dằn được xúc động. Nhớ đến cha mẹ, nước mắt của tôi trào ra. C̣n anh Yên bụm mặt khóc rưng rức. Bác Tám ôm hai đứa tôi vào ḷng, nói:


- “Đây là cái giá của “Tự Do”! Những thuyền nhân phải đem sanh mạng của chính ḿnh đánh vật với tử thần, họ phải đi vào cơi chết để mưu t́m hai chữ “tự do” mà không phải ai cũng gặp may mắn đâu,” bác Tám thở dài, tiếp. “Ba mẹ cháu Tuấn chết v́ băo tố phong ba, c̣n mẹ con người nầy chết v́ những thứ nầy...”

Bác Tám tḥ tay trong túi quần đùi may bằng vải buồm, đóng nhiều lớp muối cứng ngắt như da trâu, móc ra một nắm đầu đạn súng trường, rồi bác sè bàn tay ra cho hai đứa tôi coi. Giọng bác trở nên uất ức, nói:


- “Bác đă t́m thấy 13 đầu đạn AK 47, ghim trong thân thể của mẹ con người đàn bà xấu số nầy.”


- “Ai bắn họ vậy, bác Tám?” tôi hỏi.


Tôi nh́n thấy ánh mắt của bác Tám long lên sáng quắt như có lửa. Bác gằn từng tiếng, nói:


- “Bọn công an biên pḥng Việt Cộng!”


Và trong đêm trường hiu quạnh đó, bác Tám không ra khơi câu mực như thường lệ. Sau bữa cơm chiều đạm bạc, bên ngọn đèn dầu lấy từ mỡ cá mập, cháy leo lét trong căn nhà nhỏ, cất bằng gỗ tạp nhưng rất vững chắc, có khả năng chống đỡ những cơn gió cấp 6, 7. Bác Tám nốc cạn một xị rượu đế do bác tự cất lấy, rồi vuốt đầu thằng Yên, nói:


- “Đă đến lúc, bác phải nói hết sự thật về cái chết của tía má cháu mà bác cũng có dự phần ở trong đó!”


Anh Yên mếu máo, hỏi:


- “Tía má của cháu có tội ǵ mà bác Tám giết chớ?”


- “Câu chuyện thương tâm đó xảy ra như vầy,” bác Tám kể. “Vào đầu tháng 3 năm 1978, sau khi ba sư đoàn chính quy 3, 8 và 330 thuộc QĐND Việt Nam cùng với 2 trung đoàn cơ động tỉnh Đồng Tháp và Hậu Giang trực thuộc Quân Khu 9, đánh bật sư đoàn 2 và 210 của Khemer Đỏ chạy về bên kia biên giới. Bác nghe nói, t́nh h́nh bên Miên lúc đó lộn xộn lắm, nên Quân Khu 9 tiếp tục bố trí mấy sư đoàn nầy, lo việc pḥng thủ biên giới Việt - Miên.”


- “Lúc đó bác Tám đang làm ǵ, ở đâu?” Yên hỏi.


- “Trung đội trưởng du kích xă Ba Chúc,” bác Tám tiếp. “Xă nầy có trên vài mươi ngàn dân sinh sống, đa phần là nông dân theo đạo Bửu Sơn Kỳ Hương và cách biên giới Việt - Miên khoảng 7 cây số. Bỗng dưng, vào buổi trưa trung tuần tháng 4 năm 1978, Bí thư huyện ủy Tri Tôn nhận lệnh của cấp trên, điều động du kích xă Ba Chúc phối hợp với các đơn vị chính quy thuộc sư đoàn 330, khẩn trương cho tập trung trên 3.000 dân làng Ba Chúc vào các chùa và trường học... ngủ qua đêm, để bộ đội bảo vệ an ninh được dễ dàng. Bác được phân công tác, lùa dân làng nằm trong khu vực sốc Lương Phi, cách chân núi Tượng khong xa lắm - trong đó có gia đ́nh cháu Yên - vào trường trung học cấp 2 thuộc xă Ba Chúc, cách con kinh Vĩnh Tế khoảng 5, 6 cây số.”


- “Con nhớ ra rồi! Tối hôm đó, tía con bị cơn sốt rét rừng hành hạ mà bác và mấy chú du kích xă cũng không tha. Bác c̣n hăm bắn tía con, nếu không chịu theo đoàn người đi ra tập trung tại trường học.” Yên nói tiếp. “Tía con có nói với bác: nơi nầy cách biên giới Việt - Miên gần 7 cây số. Bộ đội ta bố trí dầy đặc, con kiến cũng chưa chắc chui qua lọt. Thằng Pol Pot, nó có ăn gan trời cũng không dám xua quân Khmer Đỏ vượt biên giới và lội qua con kinh Vĩnh Tế để tấn công vào làng Ba Chúc của ḿnh mà!”


- “Đúng vậy, chính v́ quá tin tưởng vào ḷng yêu nước, thương dân của bộ đội cộng sản, mà bác đă vô t́nh tiếp tay với họ, gián tiếpï giết hại trên 200 đồng bào ruột thịt miền Nam tại khu vực sốc Lương Phi, một nơi mà đồng bào Việt và Miên sống chung đụng ḥa b́nh với nhau,” bác Tám thở dài, tiếp. “Đúng nửa đêm, bác khóa các cánh cửa trường và cổng ra vào; đồng thời, bố trí tiểu đội du kích xă chung quanh trường học theo đúng kế hoạch hành quân của họ bày ra. Bác lẻn ra bụi chuối, cách trường học khoảng vài ba chục thước để phóng uế. Bất ngờ, bác phát hiện ra một toán lính Khmer Đỏ khoảng một trung đội đi ngang qua chỗ bác ngồi. Nhưng, nhờ bụi chuối um tùm mà họ khôngï phát hiện được bác. Th́ ra, bọn họ không phải là lính Khmer Đỏ...”


Yên nóng ruột, hỏi:


- “Không phải lính Khmer Đỏ của Pol Pot, vậy chắc là lính Ngụy rồi!”


- “Không phải lính Khmer Đỏ mà cũng không lính Việt Nam Cộng Ḥa mà là bộ đội thuộc sư đoàn 330 chính quy cộng sản!”


- “Sao bác Tám biết?” tôi hỏi.


- “Bác nghe tên trưởng toán ra lệnh cho đồng bọn: triệt để thi hành lệnh của đồng chí chính ủy là đốt sạch, giết sạch, không cho một người nào sống sót, kể cả mấy tên du kích xă,” bác Tám kể tiếp. “Khoảng 15 phút, sau mấy tiếng nổ long trời lở đất, ngôi trường phát hỏa dữ dội. Bác Tám thấy đám đông c̣n sống sót, từ trong trường học chạy túa ra ngoài sân đều bị bộ đội giương lưỡi lê, dùng mă tấu đâm chém loạn xạ cho đến chết hết, họ mới chịu ngừng tay. Cuộc thảm sát dă man nầy, không kém tội ác của bộ đội Việt cộng gây ra ở Huế và các tỉnh Miền Nam Việt Nam lúc Tết Mậu Thân năm 1968. ”


Yên hỏi:


- “C̣n tiểu đội du kích lúc đó ở đâu? Sao không thấy họ phản ứng ǵ hết?”


- “Chờ cho bọn bộ đội rút đi, bác mới ḷ ṃ trở ra hiện trường,” bác Tám thở dài, ngao ngán, nói. “Thủ đoạn giết người man rợ của bọn lính Pol Pot c̣n chào thua bộ đội cộng sản. Cả sân trường nhầy nhụa, bê bết máu, những tử thi mất đầu, mất tay chân...ông già, bà cả, đàn ông, đàn bà, trẻ con và anh em du kích bị giết sạch nằm chồng chất lên nhau thấy mà hăi hùng. Duy chỉ có một người sống sót.”


- “Ai mà mạng lớn quá vậy, bác Tám?” tôi hỏi.


- “Thằng Yên nầy chớ ai,” bác Tám ṿ đầu Yên, rồi tiếp. “Bổng nghe tiếng ai đó khóc thúc thít, bác bèn bật đèn cây đèn pin lia nhanh trên sân trường, mới nh́n thấy cái chân của nó c̣n ngo ngoe dưới hai cái xác chết khác. Chính nhờ cha mẹ ôm con đở đạn mà nó thoát chết, nó chỉ bị một lưỡi lê đâm xuyên qua đùi; may mà không trúng xương. Bác lật đật cơng nó lên vai chạy băng đồng, vượt qua kinh Vĩnh Tế, chạy về miệt sông Giang Thành. Bác trốn trong nhà người anh họ là Út Trương vài ngày để chăm sóc vết thương của thằng Yên.”


Yên thắc mắc, hỏi:


- “Cùng là “lực lượng vũ trang cách mạng”, mà tại sao bộ đội chính quy tàn sát du kích và đồng bào vô tội Miền Nam, trong số đó có cả tía má của con?”


- “Đây là độc chiêu chánh trị của bọn Cộng sản Việt Nam: “ném đá dấu tay” rồi “giết người bịt miệng”; sau đó, chúng đổ lên đầu bọn Khmer Đỏ xâm phạm lănh thổ, giết hại đồng bào nhằm mục đích kích động ḷng căm thù giữa dân tộc Việt Nam và Campuchia. Hơn một tháng sau, bộ đội viễn chinh Cộng sản Việt Nam ồ ạt vượt biên xăm lăng Campuchia. Theo chỗ bác được biết, có trên 3.000 đồng bào vô tội, gồm cả đàn bà, trẻ con sống rải rác trong làng Ba Chúc bị bộ đội cộng sản thảm sát nội trong đêm đó!” bác Tám chậc lưỡi, thở dài nói. “Sau đó, chánh quyền huyện Tri Tôn cho xây một nhà mồ h́nh lục giác, bên trong nhà mồ là một hộp kính có 8 cạnh chứa đầu lâu và hài cột của các nạn nhân, để tố cáo tội ác “trời không dung, đất không tha” của bọn khát máu ... Khmer Đỏ!”


- “Ngoài anh Yên ra, c̣n có ai sống sót trong vụ thảm sát nầy không hả, bác Tám?” tôi hỏi.


- “Chỉ có vài người sống sót,” bác Tám bóp trán, cố nhớ lại, nói. “Nhân chứng th́ có bà Trần thị C..., ông Nguyễn văn Ch... ở trong xă Ba Chúc. Nhưng người quan trọng nhất là một ông giáo trường Trung học cấp 2, xă Vĩnh Tế đă lên án bọn lănh đạo Cộng sản Việt Nam bằng một câu nói bất hủ: “Ngày xưa, Lưu Bị khóc dân Kinh Châu. Ngày nay, bọn cộng sản khóc đồng bào sống rải rác trong xă Ba Chúc bằng những giọt nước mắt cá sấu!” Sau đó, ông bị đuổi khỏi nhiệm sở và bị tên Sáu Nhỏ trùm Công An tỉnh An Giang bắt đi tù. Không biết bây giờ, ông giáo nầy c̣n sống hay đă chết rồi!”


Tôi hỏi:


- “Tại sao bác và anh Yên lưu lạc ra đến tận ḥn đảo xa xôi nầy?”


Bác Tám nói:


- “Trong thời gian điều trị vết thương cho cháu Yên, bác được anh Út Trương cho biết: bác có tên danh sách truy nă của chánh quyền huyện Tri Tôn. V́ vậy, bác phải dẫn cháu Yên cao bay xa chạy đến ḥn đảo vắng vẻ nầy để sám hối tội lỗi của ḿnh đă gây ra.”


Thật vậy, trong những ngày lưu lại đảo “Sám Hối”. Sau những ngày biển động, tôi thấy bác Tám thường lang thang trên bờ biển vắng một ḿnh để đón những xác thuyền nhân xấu số, vô thừa nhận, trôi dạt theo thủy triều, tấp vào đảo nầy để được bác chôn cất họ tử tế. Có những xác gần như đă thối rửa, có những xác chết nằm co quắp trên băi biển dưới sương khuya hoặc dưới ánh mặt trời nóng bỏng, có những xác thiếu phụ, trẻ thơ chết không một mảnh vải che thân, có những xác chết bị đập vỡ sọ đầu, ḿnh lỗ chỗ vết đạn AK hoặc bị chém cụt tay, cụt chân. Có một lần, tôi thấy bác Tám bồng xác chết của một bé gái Việt Nam chưa quá tuổi vị thành niên bị bọn hải tặc Thái Lan hăm hiếp, rồi vất xác xuống biển mà hai hàng nước mắt của bác Tám chảy ṛng ṛng...


Tờ mờ sáng hôm sau. Sau khi ăn qua loa vài chén cơm nguội với khô cá biển. Bác Tám kê vai vác cây cột buồm đă gẫy lên vai, rảo bước về phía nghĩa trang của người vượt biển. Yên và tôi lẽo đẽo theo sau, ngược xuống phía nam đảo, vượt qua mấy gềnh đá th́ gặp một con suối nhỏ từ trên núi chảy ra biển. Nước suối trong vắt và lạnh buốt. Chúng tôi xăn quần, b́ bơm lội suối. Vượt qua khỏi rặng cây xanh, cách bờ biển độ 200 thước th́ gặp một nghĩa trang nằm bên phải. Tôi đếm tất cả 152 nấm mồ, đấp đơn sơ bằng đất cát đă được bác Tám chôn cất ngay hàng thẳng lối; dù sao, nghĩa tử là nghĩa tận. Nghĩa trang hướng về phía mặt trời lặn thật trang nghiêm. Mỗi dăy gồm 15 nấm mồ, mẹ tôi ở đầu dăy thứ 16. C̣n thi hài của hai mẹ con người đàn bà xấu số mà bác Tám vớt được ngày hôm qua trên băi biển, được chôn cất bên cạnh mẹ tôi. Tôi chạy băng vào rừng, hái được bó hoa dại đặt trước nấm mồ đất đấp chưa khô.


Thời gian trôi qua thật nhanh. Mới đó mà đă trung tuần tháng giêng rồi. Một buổi sáng nắng ấm, Yên đang dạy tôi cách dùng chĩa săn tôm hùm trốn tại các hốc đá ở trong vịnh. Tôi vừa trồi lên khỏi mặt nước; bất ngờ, thấy một chiếc tàu lạ xuất, đang từ từ tiến vào trong vịnh. Tôi vội vàng nhoài ḿnh xuống nước, ra dấu cho Yên trồi lên mặt nước. Vừa nh́n thấy chiếc tàu, Yên mừng lắm, nói: “Tàu bủa lưới cá mập của chú Tư Sún đó! Tụi ḿnh có dịp ra khơi rồi, Tuấn ơi!”. Yên chụm hai bàn tay lại làm loa, gọi lớn: “Con là thằng Yên nè! Chú Tư ơi!”. Yên lội săi ra đón tàu, c̣n tôi lội nhanh vô bờ đứng chờ họ.


Đó là một chiếc tàu loại đi bủa lưới “cá mập” trọng tải trên mấy trăm tấn, chiều dài khoảng 25 thước, cabin chiếm một phần ba, trang bị bởi một máy nổ 400 sức ngựa, có thể hoạt động liên tục ngoài biển cả tháng mà không cần tiếp tế lương thực, xăng dầu. Thuyền trưởng kiêm tài công là chú Tư Sún và thủy thủ đoàn 21 người đa số là họ hàng với nhau, hợp đồng ăn chia với nhà nước cộng sản. Thủy thủ trẻ nhất trạc tuổi tôi là Nguyệt - con gái duy nhất của chú Tư - Nguyệt mồ côi mẹ nên chuyến hải hành nào Nguyệt cũng đi theo cha để học nghề săn “cọp biển”. Tôi c̣n nhớ, chú Tư thường hay nói đùa: “Đứa nào muốn làm rể tao, phải đủ sức câu một con cá mập nặng cở 10 tấn trở lên!” Mấy cậu thanh niên nghe đều lắc đầu, le lưỡi, hít hà...


Thủy thủ đoàn thả neo cho tàu đậu trong vịnh tránh gió, rồi lần lượt lên bờ mang theo lương thực, chủ yếu là gạo tiếp tế cho bác Tám, đủ sống ít nhất đôi ba tháng, chờ chuyến sau. Họ dựng lều trên sân ngủ qua đêm. Trong lúc họ say giấc, tôi một ḿnh, mang theo vài nén nhang đi lên nghĩa trang viếng mộ mẹ. Sương đêm giăng giăng khắp nơi trong nghĩa trang lạnh lẽo. Tôi đốt ba nén nhang thắp trước ngôi mộ mẹ, nh́n làn khói trắng mỏng manh, tỏa ra lẫn vào màn sương đêm mịt mù. Tôi gối đầu lên mộ mẹ ngủ thiếp đi trong tiếng sóng biển ŕ rào, ngọt ngào như lời ru của mẹ.


Tiếng ai gọi tôi từ dưới băi biển vọng lên ơi ới: “Tuấn ơi! Tuấn ơi!...” làm tôi giật ḿnh, mở mắt ra th́ trời đă sáng bửng. Tôi liền chạy bay ra băi biển về nhà th́ gặp Yên đang lội b́ bơm dưới suối. Bắt gặp tôi, Yên mừng lắm, nói:


- “Đêm qua, mầy ngủ ở đâu vậy?”


- “Nằm ngủ quên trên nghĩa trang!” tôi nói.


- “Lẽn đi mà không cho ai biết làm tao và bác Tám lo quá chừng,” Yên giục. “Thôi, về nhà lẹ lên đi! Chờ mầy về là tàu nhổ neo đó!”


Thấy tôi và Yên chạy lúp xúp từ đằng xa, bác Tám mừng rỡ vẫy tay, gọi lớn: “Lẹ lên đi tụi bây! Tàu sắp nhổ neo rồi đó!”. Tôi hỏi:


- “Mấy người trên tàu đâu rồi, bác Tám?”


- “Họ đi lên tàu hết rồi để chuẩn bị nhổ neo. Lần sau, có đi đâu th́ phải cho bác hoặc thằng Yên biết nghe cháu,” bác đưa cho tôi và Yên, mỗi đứa một bọc áo quần. C̣n bác vác trên vai một cái thùng gỗ dài khá nặng. Bác giục. “Thôi, đi lên tàu kẻo mọi người chờ đợi.”


* * *


Sau khi mọi người lên tàu, Nguyệt có nhiệm vụ điểm danh thủy thủ đoàn, rồi chạy lăng xăng đếm từng người. Có lẽ, lần đầu chạm mặt tôi, Nguyệt hỏi rất tự nhiên:


- “Anh tên ǵ vậy?”


- “Lê Trần Tuấn!” tôi trả lời.


- “Anh là thủy thủ mang số 25 đó nghen!” nàng cười hóm hỉnh, rồi leo lên buồng lái phía trước mũi tàu.


Vài phút sau. Con tàu nổ máy, rẽ sóng hướng ra biển khơi. Tôi chui vào trong cabin, rồi đi ra đằng sau lái tàu, nh́n về phía đảo “Sám Hối”. Trên băi cát trắng xóa, hàng dừa cao cong vút chồm ra biển, những tàu lá xanh mướt, phe phẩy đón gió như những cánh tay vươn ra, vẫy chào tạm biệt. Rừng cây xanh trên đồi núi nhạt nḥa dần trong tầm mắt và tôi lại thẫn thờ nhớ đến mẹ, người vĩnh viễn ở lại nghĩa trang của người vượt biển như người vợ thủy chung, hướng về phía mặt trời lặn để chờ đợi cha tôi...


Một ngày ở trên tàu, chỉ có tôi là người vô tích sự, ăn không ngồi rồi. Mấy người trong thủy thủ đoàn tất bật công việc, chủ yếu là hoàn chỉnh lại lưới bủa, khâu lại các chỗ rách hoặc hở. Lưới bủa là một sợi dây triên dài 20 ngàn thước, toàn cước “ni long” mà đường kính đến 3, 4 ly. Sợi triên nầy có nhiều “dây thẻo” dài 25 thước do 3 sợi bện lại thành 1 nên rất chắc. Dưới cùng là một chùm lưỡi câu khoảng 10 cái, đúc bằng thép có ngạnh, to bằng đầu đũa ăn, dùng để móc mồi câu cá mập. Một vài người khác chuyên lo việc mài giũa lưỡi câu cho thật sắc.


Cuối cùng, tôi t́m ra một công việc rất thích hợp là phụ với Nguyệt và Yên lo việc nấu ăn cho thủy thủ đoàn. Thực phẩm căn bản vẫn là thịt cá mập dưới dạng thịt khô hoặc đông lạnh trong hầm chứa nước đá dưới khoang tàu. Thịt nạc có màu trắng, không có mở, chiên lên thành món steak ăn ngon như thịt ḅ. Sau bữa cơm trưa và chiều th́ lo dọn dẹp, rửa chén bát; thỉnh thoảng, bác Tám và và chú Tư , cha của Nguyệt từ trên buồng lái xuống thăm chúng tôi. Chú Tư nh́n anh Yên chăm chú, rồi nói th́ thầm với bác Tám điều ǵ đó rồi cả hai phá lên cười; h́nh như, Nguyệt biết chuyện, mặt nàng bỗng đỏ gay v́ thẹn...


Đêm đó, tàu bỏ neo tại ḥn tại Ḥn Khoai phía dưới mũi Cà Mau ngủ qua đêm. Sau bữa cơm chiều, chúng tôi lại làm thêm món nhậu cho mọi người uống rượu lấy gân. Đó là món da cá mập phơi khô, cạo sạch chất nhám bên ngoài, rồi ngâm nước sôi cho mềm trước khi cắt từng miếng nhỏ trộn với dưa chua và rắc đậu phộng lên, ăn ngon tuyệt. Thủy thủ đoàn tụm ba, tụm bảy trên mui, đằng mũi tàu hoặc trong cabin. Rượu vào lời ra, tiếng cười ḍn như pháo nổ. Đến 9 giờ tối, mọi người đi ngủ sớm để ngày mai bắt đầu bủa lưới cá mập.


Tôi nằm trong một góc khoang, bên cạnh bác Tám và anh Yên.. Trong giấc ngủ chập chờn, tôi lại nằm mơ thấy mẹ tôi đang ngồi bó gối trên băi biển chiều hôm, đôi mắt mẹ thật buồn, ngó mong lung ra ngoài trùng khơi sóng vỗ như chờ đợi cha tôi. Dáng mẹ ngồi lặng lẽ, câm lặng như bức tượng đá. Bất chợt, hai hạt lệ trào ra khóe mắt, chảy dài xuống đôi má cằn cỗi. Tôi chỉ gọi được hai tiếng: “Mẹ ơi!...” rồi giật ḿnh ngồi bật dậy. Trong cabin tràn ngập ánh trăng rằm.


Quấn cái mền quanh ḿnh cho ấm, tôi đi ra đằng sau lái rồi leo lên mui tàu. Tôi ngồi yên lặng như con cú dưới ánh trăng. Trăng trên biển sáng và rực rỡ quá và gần như tôi thấy được màu xanh của rừng trên Ḥn Khoai. Làng chài ven biển trên Ḥn Khoai, đèn nhà ai vẫn c̣n ánh lên những đốm lửa chập chờn. Sau lưng Ḥn Khoai là quê hương tôi, chỉ cách một vài giờ tàu lướt sóng là đưa tôi trở lại đất liền. Những ngọn đèn băo của những chiếc ghe câu mực, di động lung linh trên mặt biển làm tôi nhớ quá cửa Định An, nơi ḍng sông Hậu đổ ra biển là quê nhà tôi đó, nơi tôi sanh ra đời và lớn lên theo từng mùa nước nổi...Bước chân của ai rón rén, đi trên mui lợp thiếc phập phều làm tôi giật ḿnh, quay đầu nh́n lại, th́ ra là Nguyệt, nàng ngồi xuống cạnh tôi, nói: “Khuya rồi! Đi ngủ đi, anh Tuấn!” Tôi gật đầu và theo nàng trở xuống cabin.


Tiếng kẻng đánh thức mọi người dậy vào lúc 6 giờ sáng. Trong lúc tàu chạy vào vùng ngư trường, mọi người chuẩn bị móc mồi cá vào lưỡi câu. Vào khoảng vài tiếng sau, chú Tư Sún bắt đầu cho tàu giảm tốc, chạy ngược lên phía bắc về phía Côn Đảo và trong suốt hải tŕnh 20 hải lư, bằng chiều dài của sợi dây triển. Dàn lưới bủa lần lượt được thả xuống biển. Mỗi sợi dây thẻo cách nhau 100 thước, trên có đánh dấu bằng một cái phao tṛn như quả banh, có cắm lá cờ trắng để dánh dấu. Tôi đếm 200 cái phao tất cả; thỉnh thoảng, bác Tư ném xuống biển một miếng thịt trâu c̣n đẫm máu xuống biển, để nhử cá mập bu tới. Đánh hơi thấy mùi máu tươi, bầy cá mập từ dưới biển nổi lên mặt biển, tranh nhau đớp mồi, vi của chúng nhô lên khỏi mặt nước cả thước. Bất ngờ, một con cá mập trắng nặng cả tấn, từ dưới biển bất thần phóng ḿnh lên khỏi mặt nước, rồi rơi ùm xuống biển làm bắn nước tung tóe lên tàu. Đến xế chiều, việc bủa lưới lưới hoàn tất. Chú Tư cho mọi người nghỉ ngơi lấy sức để chuẩn bị công việc vô cùng vất vả cho ngày hôm sau: xẻ thịt cá mập.


Đêm đó, tàu bỏ neo giữa biển. Đến 3 giờ sáng, tiếng kẻng đánh thức mọi người dậy thật sớm. Sau khi ăn lót dạ, chú Tư cho nổ máy tàu, chạy thật chậm ngược theo hàng cờ nhỏ cắm trên mấy cái phao nổi, để cho thủy thủ đoàn cuộn lưới bủa lên sàn tàu cùng với những con cá mập nặng từ nửa tấn mắc câu, được xẻ thịt liền tại chỗ rồi phân loại theo đúng tiêu chuẩn: “Nhất vi, nh́ gan, tam b́, tứ nạc”. Ngày đầu tiên, thu hoạch được khoảng 30 con “cọp biển” nặng từ 200 kư đến 500 kư. Chủ yếu là lấy vi cá, có giá trị kinh tế cao nhất, một bộ vi chiếm 1% trọng lượng toàn thân. Tôi tập sự lấy gan cá mập dồn vào thùng phuy, tiếp tay với họ.


Mấy ngày hôm sau, bủa trúng một con cá mập loại trắng khổng lồ, nặng cở 3 tấn, loại cá mập nầy nổi tiếng khát máu và hung dư.ơ Cái miệng rộng toác hoác, đưa hai cái bàn nạo với hai hàm răng nhọn bén như dao cạo, hai bên mép nhô ra hai cái răng cưa có khả năng nghiền nát cả một khúc gỗ lớn như cột buồm, đó là nỗi kinh hoàng của thuyền nhân, chẳng may bị băo tố quật xuống biển.


Con cá mập trắng đập đuôi vùng vẫy dữ dội khi bị kéo vào sát mạn tàu. Chú Tư cho vài người lực lưỡng dùng chĩa đâm chết trước khi trục lên khoang tàu xẻ thịt. Nh́n con cá mập trắng nằm ch́nh ́nh trên khoang tàu, chú Tư khoái quá cười toe toét, nói với bác Tám: “Chuyến nầy trúng mối rồi!”. Quả thật, chỉ có bộ vi đă cắt được gần 40 kí rồi, nội bộ gan đă chứa gần đầy cái phuy. Trước khi vất bao b́ xuống biển để tránh cho tàu khỏi quá tải, Nguyệt nhờ bác Tám dùng dao bén mổ cái dạ dầy, để t́m những vật lạ không thể tiêu hóa được. Lần nầy, Nguyệt t́m thấy vài tấm thẻ bài và vài đôi giày “bốt” của những người lính thuộc QLVNCH; rất có thể, họ đă chết trên đường di tản hoặc đă tận lực chiến đấu với bọn lính biên pḥng VC ngoài biển khơi lúc vượt biển t́m tự do?”


Tôi ngạc nhiên, hỏi:


- “Nguyệt sưu tầm những vật nầy để làm ǵ vậy?”


Nàng không trả lời, chỉ nhờ tôi múc nước biển tẩy sạch máu cá bám trên những vật nầy, trước khi đem phơi nắng trên nóc ca bin. Xong đâu đó, nàng nắm tay tôi đi vào trong một gốc khoang, lôi ra một cái rương gỗ khá to. Nàng nói: “Nguyệt đă t́m thấy những vật nầy trong bụng những con mập bị vướng lưới, anh cứ mở nắp rương ra coi!”


Tôi ṭ ṃ mở nắp rương ra xem, đó là một bộ sưu tập của những người lính thuộc QLVNCH đủ mọi quân binh chủng, từ những khẩu súng Colt 45 đă rĩ sét, những đôi giày bốt, những huy hiệu, huy chương, những cái bút nịt c̣n đính huy hiệu nhăy dù, thủy quân lục chiến, những cánh bay c̣n nguyên vẹn, những bộ quân phục rách rưới, tả tơi...


- “Nguyệt góp nhặt những vật nầy để làm ǵ?” tôi ngạc nhiên, hỏi. “Dùng để bán cho những người sưu tầm những kỹ vật của chiến tranh?”


- “Những di vật vô giá nầy thuộc về những chiến sĩ vô danh QLVNCH. Họ đă một thời xă thân chống bọn cộng sản xâm lược để băo vệ nền Độc Lập - Tự Do - Dân Chủ thực sự của Miền Nam Việt Nam trước đây,” Nguyệt nh́n tôi, tiếp. “Rằm tháng 7 năm nay, Nguyệt sẽ đem những vật nầy lên chùa để nhờ các sư chân tu tụng kinh siêu độ cho họ.”


Tôi lại càng ngạc nhiên về sự hiểu biết của nàng. Tôi hỏi:


- “Ai nói cho Nguyệt biết về những điều nầy vậy?”


- “Bác Tám chớ ai,” Nguyệt chỉ cái radio hiệu National, máng ṭn ten ở trên vách, nói. “Ngoài ra, Nguyệt c̣n nghe mấy đài phát sóng ở nước ngoài nữa cà!”


Tàu bủa lưới cá mập lênh đênh trên vùng biển đông sang đến đầu tuần lễ thứ ba, khai thác được trên chục tấn hải sản đủ loại. Sau khi neo tàu, ngủ qua đêm cách Ḥn Khoai về phía nam độ 30 hải lư. Chú Tư quyết định cho quay mũi tàu hướng về Vũng Tàu để bán tươi sản phẩm cho thị trường hải sản là công ty xuất khẩu Phan Thiết - Vũng Tàu. Nhưng một biến cố bất ngờ xăy ra làm ảnh hưởng đến cả cuộc đời của tôi...


Theo đúng kế hoạch. Trời vừa rạng đông, trong lúc thủy thủ đoàn c̣n đang yên giấc, ngủ dưởng sức sau gần 3 tuần lễ lao động vất vả trên biển cả. Chú Tư cho tàu nổ máy, quay mũi tàu về hướng Vũng Tàu. Bác Tám, tôi và anh Yên phụ giúp nhổ neo rồi đứng trên mũi tàu hóng gió biển. Bác Tám nói:


- “Về đến bến băi, bác và thằng Yên sẽ đưa cháu trở lại quê nhà. Cháu nghĩ sao?”

- “Bác đưa cháu về đến Sài G̣n là được rồi. Cháu có người d́ ruột ở tại Tân Định,” tôi nắm tay anh Yên, nói. “Nhờ anh chăm sóc dùm ngôi mộ của má tôi.”


Yên vỗ vai tôi, nói:


- “Đừng lo, chuyện nhỏ thôi mà!”


- “Làm sao, tôi liên lạc được với bác Tám và anh?” tôi hỏi.


Bác Tám nói:


- “Cháu cứ viết thơ, gởi về địa chỉ nhà của chú Tư tại thị trấn Dương Đông - Phú Quốc là được rồi!”


Bất ngờ, nh́n thấy một cột khói đen kịt bốc lên đằng phía chân trời, chú Tư từ trên buồng lái trên cabin, gọi vọng xuống:


- “Nh́n về hướng 2 giờ. Tôi thấy khói lửa dậy ở chân trời!”. Bác Tám lấy tay che mắt cho đở chói nắng, nh́n về hướng chú Tư chỉ, hốt hoảng nói:


- “Xảy chuyện rồi đó chú Tư!” bác Tám quay qua, bảo anh Yên. “Con vào trong cabin, mở nắp thùng gổ, lấy cái ống ḍm đem ra cho bác Tám.”


Vài phút sau, anh Yên trở ra đưa cái ống ḍm cho bác Tám. Tất cả đi lên buồng lái gặp chú Tư. Bác Tám đưa cái ḍm lên ngang với tầm mắt vừa quan sát, vừa kể lại diễn tiến những ǵ đang xảy ra ở đằng chân trời:


- “Bọn hải tặc đang khống chế hai chiếc ghe của thuyền nhân. Chúng đă tách rời họ ra, đàn bà trẻ con qua một chiếc để cưỡng hiếp. C̣n đàn ông và thanh niên bị dồn qua một chiếc ghe khác, trước khi phóng hỏa đốt ghe. Tôi c̣n thấy nhiều người phóng xuống biển, đang lội b́ bơm dưới biển bị bọn chúng dùng chĩa nhọn đâm họ như đâm cá. Máu loang đỏ mặt nước,” bác Tám chữi thề. “Đ. m tụi hăi tặc Thái Lan thiệt dă man mà! May quá, một tàu tuần dương có treo lá cờ đỏ sao vàng xuất hiện.”


Chú Tư Sún mừng quá, reo lên:


- “Như vậy là đồng bào được công an biên pḥng cứu rồi đó!”


- “Cứu cái con mẹ ǵ chớ!” bác Tám văng tục. “Mẹ bà nó! Tụi nó đâu có thèm tiếp cứu đồng bào đâu nà. Chúng đang quay mũi tàu trở lại Côn Đảo th́ phải.”


- “Tính sao đây, anh Tám?”


- “Bằng mọi giá, ḿnh phải cứu đồng bào thôi!”


- “Lấy cái ǵ chơi tụi hải tặc Thái Lan đây?”


- “Đừng lo, tui có đồ nghề chơi tụi nó mà,” bác Tám b́nh tỉnh, nói. “Anh cứ cho tàu tăng tốc, chạy cập hông chúng nó. Tui xuống cabin lấy đồ nghề và đánh thức tất cả anh em dậy, chuẩn bị chiến đấu.”


Tiếng kẻng báo động vừa vang lên. Tất cả thủy thủ đoàn chạy đều chạy ùa ra hai bên mạn tàu. C̣n bác Tám vác cái thùng đồ nghề ra, đặt xuống hông trái tàu. Hai tàu chạy ngược chiều nhau, khoảng cách rút ngắn dần. Bây giờ, mắt thường cũng thấy mũi tàu của bọn hải tặc Thái Lan hiện rơ dần. Bác Tám ngước mặt lên pḥng lái, nói:


- “Chạy cập hông! Nhớ giữ cự ly 20 thước là được rồi!”


Chú Tư nói vọng xuống:


- “Tui nghe rơ rồi, anh Tám!”


Bác mở nắp thùng gỗ, xách một khẩu B40 và một khẩu AK47 dựng bên mạn tàu, rồi lắp đạn vào. Và mọi hồi hộp chờ đợi giây phút quyết liệt sắp xảy đến, v́ chiếc ghe của thuyền nhân bị kéo phía sau, chỉ cách tàu của bọn hải tặc có vài thước. Nếu quả B40 chệch hướng, sẽ trúng ghe của thuyền nhân, nó sẽ nổ tan như xác pháo.


Khoảng cách rút ngắn từ 100 thước, c̣n 50 thước... Tàu hải tặc khai hỏa trước, một loạt đạn AK47 nổ ṛn ră, tiếng đạn bay veo véo trên đầu chúng tôi. Bác Tám b́nh tỉnh đặt khẩu B40 lên vai phải, song song với mạn tàu, ngón tay trỏ đặt vào c̣ súng. Chú Tư Sún giảm tốc. Tàu của bọn hải tặc lao vút tới sẵn sàng va chạm. Chú Tư lách con tàu sang bên phải. Vừa thấy mũi tàu của bọn hăi tặc trờ tới, bác Tám vươn vai đứng dậy, nhanh chóng xiết c̣. Một ánh lửa phụt hậu lóe lên, đầu đạn B40 rời nồng lao thẳng vào mục tiêu...Một tiếng nổ “ầm” dữ dội phát ra làm nhức tai, buốt óc. Chiếc tàu hải tặc bốc cháy, trước khi nổ bung ra thành những mảnh vụn, ch́m xuống biển. Một cái đầu lâu của tên hải tặc nào đó văng lên tàu. Thuận chân, anh Yên đá nó bay xuống biển. Tôi chồm lên mạn tàu nh́n phía ghe của thuyền nhân. Vừa thấy cả chục tên hải tặc c̣n trần truồng từ trên ghe phóng ḿnh xuống biển thoát thân. Bác Tám nộ khí xung thiên, vớ lấy khẩu AK47 nhả đạn, mặt biển loang máu, bọn hải tặc Thái Lan bị tiêu diệt toàn bộ. Chiếc ghe của thuyền nhân trôi dạt về phía sau...


Chú Tư lái tàu cập sát vào chiếc ghe của các nạn nhân. Bác Tám ôm khẩu AK47 nhảy xuống trước, anh Yên và tôi nhảy xuống sau. Nguyệt thả cuộn thang dây, leo xuống ghe sau cùng. Một cảnh tượng vô cùng thương tâm đập vào mắt tôi. Trong khoang tàu, chỉ có đàn bà và trẻ con, gương mặt người nào cũng lộ vẻ kinh hoàng, ràn rụa nước mắt. Một người đàn bà ngồi thu ḿnh trong một gốc khoang, đôi mắt thất thần như người mất trí, đang ôm một đứa con gái bé bỏng không một mảnh vải che thân vào ḷng. Một người đàn bà đứng tuổi, gương mặt rắn rỏi, đôi mắt cương nghị. Thấy bác Tám cầm khẩu AK47 trong tay, bà hỏi:


- “Ông là bộ đội Việt Cộng?”


- “Đúng, trong thời chiến tranh giải phóng tôi là cán bộ VC. Nhưng,” bác Tám cười, nói. “Bây giờ tôi đă thức tỉnh rồi! Thực chất của chiến tranh giải phóng dân tộc chỉ là một cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam để hôi của, bọn quan cách mạng gốc miền Bắc xa hội chủ nghĩa cai trị dân miền Nam ḿnh c̣n dă man, tàn bạo gắp trăm lần bọn thực dân Pháp. Tôi giă từ chủ nghĩa Cộng sản từ khuya rồi, cô ơi!”


- “Cám ơn ông đă cứu chúng tôi, thoát khỏi tay bọn hải tặc Thái Lan!”


- “Ơn nghĩa ǵ, ḿnh là người Việt Nam cả mà! Tôi chưa đến đổi mất hẳn tính người như bọn công an biên pḥng VC,” bác Tám hỏi. “Tất cả mọi người trên ghe đều b́nh yên cả chớ?”


- “Người nào cũng bị chúng cưỡng hiếp tập thể. Người lớn chúng tôi c̣n đủ sức chịu đựng. Chỉ tội nghiệp cháu gái đó, mới có 10 tuổi đầu mà bị cả chục thằng hải tặc lực lưỡng như trâu, thay phiên nhau cưỡng hiếp. Cháu đang hấp hối trên tay mẹ.”


Nguyệt nh́n người đàn bà đó, hỏi:


- “Xin lỗi, d́ tên chi?”


- “D́ tên Trúc!”


Trúc dẫn mọi người đến gặp mẹ con người đàn bà đáng thương đó. Nguyệt quỳ xuống bên cạnh người đàn bà, nh́n gương mặt em bé đẹp như thiên thần, đang thở những hơi thở cuối cùng trên tay mẹ. Những giọt nước mắt mong manh ứa ra khỏi khóe mắt, tinh khiết như những giọt sương mai, đọng trên một đóa hoa hồng vừa chớm nở, lặng lẽ chảy thành ḍng trên đôi má ngây thơ. Em thở hắt ra, rồi nghẽo đầu sang một như một cánh chim non bị trúng đạn. Tiếng khóc của người mẹ vỡ ra thành một chuỗi âm thanh uất nghẹn, đớn đau. Bà rú lên như điên dại và mọi người trên ghe nhoài người tới, ôm chầm lấy bà...


Chỉ riêng có d́ Trúc là c̣n giữ được b́nh tĩnh. Theo tôi, đó là một người đàn bà đầy bản lănh, đứng trên đầu sóng, ngọn gió mà không hề nao núng. D́ Trúc nh́n bác Tám, hỏi:


- “Ông có thể giúp chúng tôi được không?”


- “Cô cần ǵ, cứ nói!”


- “Xăng dầu và lương thực để tiếp tục cuộc hành tŕnh c̣n dở dang.”


Bác Tám ngạc nhiên, hỏi:


- “Ai là người lái ghe?”


- “Tôi!” d́ nói đầy vẻ tự tin, tiếp. “Chồng tôi là Hải Quân Đại Úy, tôi đă phụ với chồng tôi lái chiếc ghe xấu số nầy! Tất cả đàn ông, thanh niên trên ghe đều bị bọn hải tặc giết chết hết hồi năy!”


- “Thôi được, tôi đưa cô lên tàu gặp chú Tư Sún, coi chú có thể giúp được việc ǵ cho cô không?”


Khoảng một tiếng đồng hồ sau. D́ Trúc trở xuống ghe tuyên bố với mọi người: “Cuộc hành tŕnh vượt biển t́m tự do vẫn tiếp tục! Tôi là người lái ghe! Người nào tin tưởng tôi th́ ở lại, c̣n muốn trở về đất liền th́ leo lên tàu đánh cá! Trễ lắm là ngày mốt, tàu sẽ đưa mấy chị em về đến bến cảng Vũng Tàu! Ai muốn tiếp tục cuộc hành tŕnh th́ đưa tay lên!”


Tất cả mọi người đều đồng ư tiếp tục cuộc hành tŕnh. Trong lúc mọi người chuyền xăng dầu, lương thực, nước ngọt từ tàu đánh cá xuống ghe. Bác Tám kêu tôi ra đứng đằng mũi ghe, hỏi:


- “Cháu có muốn đi theo họ không?”


Tôi mạnh dạn, đáp:


- “Dạ muốn chớ!”


- “Hay lắm!” bác Tám nói. “Để bác gởi gấm cháu cho cô Trúc, chăm sóc cháu trong thời gian ở trại tỵ nạn.”


Tôi nói:


- “Con tự lo liệu được mà, bác Tám!”


Xế chiều, tôi trở lên tàu đánh cá từ giă mọi người. Gởi gấm mộ mẹ cho anh Yên chăm sóc dùm. Bác Tám xiết chặc tay tôi, chúc: “thượng lộ b́nh an”. C̣n Nguyệt nh́n tôi, nói: “Em có cái nầy tặng anh Tuấn.” Tôi chưa kịp trả lời, Nguyệt khoát lên người tôi một cái áo len c̣n thơm mùi chỉ mới. Tôi trở xuống ghe, mọi người ùa ra mạn tàu vẫy tay chào từ giă. Chiếc ghe quay mũi hướng ra biển đông, tiếp tục cuộc hành tŕnh vượt biển t́m tự do. Chú Tư cho tàu đánh cá nổ máy hướng vào đất liền. Tôi lưu luyến nh́n theo cho đến khi chiếc tàu mất hút đằng sau chân trời...


Hoàng hôn trên biển. Màn đêm buông xuống thật chậm và biển hôm nay lặng gió. Sóng biển vỗ vào mạn ghe nhè nhẹ, êm như tiếng ru hời của mẹ. Biển tối dần, bầu trời như hẹp lại bởi con trăng lưỡi liềm không đủ sức tỏa ra ánh sáng rực rỡ. Người đàn bà bất hạnh ôm xác con thơ, đi ra ngồi trước mũi ghe, lặng lẽ như cành liễu rũ già nua bên bờ hồ, rồi bà cất tiếng ru con, điệu ru nước mắt như nghẹn trong cổ họng, rồi vỡ thành tiếng khóc nức nở. Mọi người trong ghe quây quần chung quanh bà yên lặng cầu nguyện. Bà không đủ can đảm thả xác con xuống biển. D́ Trúc phải làm công việc nầy thay cho bà. D́ đặt em nằm trên tấm ván ghe, âu yếm đặt lên má em một nụ hôn vĩnh biệt trước khi thả em xuống biển. Nh́n xác con trôi dật dờ theo sóng biển, bà mẹ đau đớn, thét lên một tiếng: “Trời ơi!” rồi ngất đi...


Bây giờ chỉ c̣n lại ḿnh tôi đứng trước mũi ghe, nh́n xác em trôi bồng bềnh như cánh hoa lục b́nh lẽ loi dạt ra cửa biển quê tôi. Sóng biển sẽ đưa thân xác em trôi về đâu? Vào trong cơi luân hồi mù mịt khói mây hay tan vào ḷng đại dương ngàn năm lạnh lẽo. Tôi vẫy tay chào vĩnh biệt em lần cuối cùng, khi xác em trôi khuất dần sau tầm nh́n của tôi...


Sau ba ngày đêm không ngủ, D́ Trúc vẫn dũng cảm và vững vàng trên tay lái, đưa chiếc ghe định mệnh đến bến cảng Tarampa, trạm đầu tiên thuộc quần đảo Nam Dương, trước khi được chuyển tiếp đến trại tỵ nạn Galang: NGƯỠNG CỬA CỦA TỰ DO!

 

 

Nguyễn Vĩnh Long Hồ

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính