Muốn quên mà vẫn nhớ …



Trong khi ace CHV Don Bosco Việt Nam đang nôn nao chuẩn bị đón tiếp các Bề trên cũ về thăm mái nhà xưa.


Tôi xin đăng một bài viết của CHV Nguyễn Văn Thông (nhận được qua email) gợi lại chút kỷ niệm cũ để chúng ta cùng… hiệp thông.


Muốn quên mà vẫn nhớ…


Nguyễn Văn Thông

 

 

Thời-gian trước ngày giờ các vị truyền-giáo bị trục-xuất khỏi Việt Nam năm 1975 th́ nhiều người trong chúng tôi được chứng-kiến hoặc được nghe kể lại sau những cuộc các ngài bị gọi lên cơ-quan hạch-hỏi rồi trả về, tưởng đi rồi lại chưa, vốn là cách làm việc gây hoang-mang của quân giải phóng.


Nhưng những ǵ xảy ra vào lần cuối cùng, bị gọi lên rồi đi luôn, đi thế nào, đến đâu, t́nh-trạng ra sao th́ không ai biết. Các vị truyền-giáo không viết bài kể lại, rồi cũng bận-rộn với những cánh-đồng truyền-giáo mới, và nhất là v́ sự an nguy của nhà ḍng cho nên các sự-kiện bị để ch́m dần vào quên-lăng cho tới cuộc thăm viếng Cha Lực mới đây của hai anh CHV Don Bosco Đinh Xuân Thái và Nguyễn Văn Thưởng mới được Cha Lực kể lại với đôi nét chấm-phá như bức tranh bị phủ bụi thời-gian vừa được thổi bụi đi qua loa.


Tháng 10 năm ấy, các Salesian Đà Lạt bị trục-xuất gồm có các Cha Massimino, Cha Lực, Cha Lạc và Sư-Huynh Bullo (Hoàng Gia Bảo). Các ngài được vận-chuyển như thế nào về vùng Sài G̣n không biết. Sau 43 năm, Cha Lực chỉ kể lại nhóm của Cha và Cha Massimino bị thu hết giấy tờ rồi bị giam vào một nơi gần trường Don Bosco G̣ Vấp. Cha Lực nói với quân-quản:

- Các “đồng-chí” muốn chúng tôi về nước mà thu hết giấy tờ th́ chúng tôi làm sao mà về được? Không có giấy tờ th́ người ta đâu có biết chúng tôi là ai, và làm sao có thể chấp-nhận cho chúng tôi về đâu?


Họ trả lời theo kiểu quân giải phóng:

- Các ông giỏi tiếng Việt như thế là các ông làm việc cho CIA. Giấy tờ của CIA là giấy tờ phản-động, phải tịch thu! Giấy tờ của CIA là vô giá-trị.

 

Thế là các cha thành kẻ vô thừa-nhận, tứ cố vô thân.


Hai cha cũng không được giam gần nhau. Ban đêm, trong đám canh trại giam có một thanh-niên đă học Trường Don Bosco G̣ Vấp, biết Cha Lực nên t́m cho Cha cái gối để gối đầu ngủ trên sàn xi-măng. Không biết phần Cha Massimino ra sao, ngài già yếu lại không biết nói tiếng Việt, không biết bị đối-xử thế nào.


Cũng đêm đó, một quân giải phóng cao-cấp tới gặp Cha Lực, chắc được giới-thiệu tới để xem nhân-viên t́nh báo của Mỹ mặt mũi ra sao. Sau khi nói chuyện, hắn ta thả Cha về đêm đó, để hôm sau bắt lại. Lần-ṃ về Trường Don Bosco G̣ Vấp giữa đêm vào cái thời-buổi “cách-mạng” này, dễ mất mạng như chơi. Cha ước giá anh ta đừng thả Cha ra th́ hơn!


Trạm quân giải phóng đẩy các ngài ra khỏi nước là Thái Lan. V́ không có giấy tờ ǵ nên các ngài lại bị chính-quyền Thái nhốt. Dầu vậy, v́ là người Ư nên hai Cha yêu-cầu được liên-lạc với toà Đại-Sứ Ư. Măi nhiều ngày sau người ta mới chịu liên-lạc, và sau 18 (?) ngày, Cha Lực được chở đến Mỹ ở Louisiana thay v́ về Ư trong khi Cha Massimino về lại Hong Kong.


Trong nhiều dịp, mỗi lần phải nói tới Việt Nam, Cha Lực luôn luôn nói “Cha không muốn nhớ tới Việt Nam, Cha muốn quên Việt Nam...” Mới đây trong một email do Thái chuyển, Cha Lực nói rằng, hai anh làm cho Cha bối-rối quá, v́ trong khi Cha muốn quên Việt Nam th́ anh em lại làm cho nhớ Việt Nam quá...


Nếu chỉ nghe thế mà không thấy được việc để biết tấm ḷng của Cha th́ người ta có thể hoặc không có cảm-t́nh, hoặc khó-chịu, v́ nói như thế là không thích Việt Nam ḿnh. Quê-hương ḿnh hồi trước có điều ǵ xấu-xa làm cho Cha không thích, muốn quên đâu!


Nhưng như nhiều cảm-xúc khác của con người, thương hay ghét có những biểu-lộ mâu-thuẫn. Mừng đến chảy nước mắt, thương đến độ không dám nh́n mặt, hay sợ đến mức liều-lĩnh... Sau gần 40 năm xa-cách, Thái đưa cho Cha Lực đọc bài “Những Năm Tháng Cuối Cùng” và ngài đă khóc. Ông già 80 tóc trắng tháo kính xuống lau nước mắt. Ghét Việt Nam làm sao được khi bao t́nh-cảm đă ch́m dưới bề dày thời-gian 40 năm lại ứ lên thành ḍng! Quên Việt Nam làm sao được khi Cha ngồi nói chuyện liên-tục với Anh Nguyễn Văn Thưởng - cựu học-sinh Don Bosco G̣ Vấp của Cha từ bữa trưa cho đến bữa tối! Quên th́ làm sao có thể cha con ngồi ôn lại kỉ-niệm suốt sáu tiếng đồng-hồ liền?


Nh́n h́nh Cha Lực do Thái gởi từ Haiti, lúc đầu tôi không nhận ra ông già tóc bạc trắng là ai. H́nh-ảnh của ngài trong tôi là bộ tóc đen bóng, rợn sóng, chải ngược từ trước ra sau, và bộ râu ngắn xoắn-xít. Hồi chúng tôi ở Học-Viện Don Rua Đà Lạt th́ ngài làm Quản Lư Tỉnh, đang trông-coi việc xây-dựng học-viện. Không thấy mặt ông kiến-trúc-sư nào cả mà chỉ thấy ngài đi Đà Lạt - Sài G̣n như một con thoi mang về từng xe vận-tải vật-liệu xây-dựng là xi-măng, gỗ, sắt, đồ điện, đồ ống nước... Một lần nửa đường Cha bị quân giải phóng bắt vào rừng, nhờ nói được tiếng Việt rơ-ràng “Tôi là người Ư chứ không phải người Mỹ!” và có lẽ nhờ cả bộ râu mà Cha được thả (v́ lính mỹ không để râu)!


Trong khi Cha Massimino và Cha Lạc dạy học chúng tôi nhiều giờ th́ cha Lực không bao giờ bước vào lớp nào cả. Tuy nhiên thỉnh-thoảng ngài chơi bóng rổ với chúng tôi. Ngài là một cầu-thủ chơi hết ḿnh, không những về thể-lực mà cả về luật chơi. Một lần chúng tôi không đồng ư với nhau về trái banh vớt từ ngoài biên vào, bên nói được, bên bảo không. Cha Lực to tiếng giảng-giải: “Người cứu banh chứ không phải banh cứu người. Khi người ra khỏi vạch là đă chết, không thể vớt banh được!” Cả giờ chơi hôm ấy tôi suy-nghĩ hoài về cái câu nguyên-tắc ấy của Cha Lực: “Người cứu banh chứ không phải banh cứu người” và cố t́m ra xem có trường-hợp ngoại-trừ nào không! Người cứu banh trước khi chết th́ sao, hay cứu banh đang khi nhảy ra khỏi vạch mà chân chưa chạm đất th́ thế nào?


Một h́nh-ảnh khác của ngài là với chiếc xe máy Yamaha màu đỏ xậm 150 phân khối. Khoác bộ áo gió màu xanh dương đậm và chụp mũ an-toàn, ngài cỡi chiếc xe phóng đi Sài G̣n lo công-việc nh́n thật oai-phong.


Một ấn tượng nữa trong tôi về Cha Lực và Cha Lạc là các ngài đối-xử với Cha Massimino đầy t́nh cha con. Hầu như sau mỗi bữa cơm tối, hai ngài đều đi chuyện văn với Cha già trên hành-lang nhà cơm học-viện. Hai ngài như hai ngọn tháp vượt hẳn trên nóc thánh-đường, chỉ khác là đầu hơi cúi xuống lắng nghe cha già một cách chăm-chú. Ai bảo t́nh-nghĩa và tôn-ti gia-đ́nh chỉ có ở nền văn-hoá Á Đông?

40 năm trước, h́nh-ảnh của Cha Lực như một cột-trụ của tỉnh ḍng trong tôi là thế, bây giờ nh́n ngài là một cụ già râu tóc bạc phơ làm sao không khiến tôi ngỡ-ngàng lẫn chua-xót. Hồi ấy ở tuổi 40, các Cha Lực, Cha Lạc và Sư Huynh Bullo đă làm bao công-việc, lớn-lao hơn cả là đă hy-sinh biết bao trong cánh đồng truyền-giáo Việt Nam! Bây giờ tôi 65 tuổi, nh́n lại vẫn thấy các ngài như những đỉnh núi cao ṿi-vọi.


Năm nay 2018, CHV Don Bosco Việt Nam mời các vị truyền-giáo về hội-ngộ. Chỉ c̣n vài vị sót lại trên trần-thế sau 40 năm rời cánh-đồng truyền-giáo Việt Nam. Cha Lạc và Sư Huynh Bullo sẽ về dù Cha Lạc có thể phải ngồi xe lăn. Cha Lực trả lời bằng ḍng nước mắt nghẹn-ngào khi hai anh Thái và Thưởng mở lời mời. Cha đă dặn hai anh vào ngày thứ hai khi đến Haiti: “Đừng nói với Cha về Việt Nam... Thương Việt Nam quá Cha không thể làm việc cho các em ở Haiti được!”

Quả thế, các anh kể rằng, không thể ngờ Haiti nghèo đến thế dù nó cách nước Mỹ có hơn một giờ bay. Khí hậu nóng và ngột-ngạt v́ bụi và rác. Người đi bộ lẫn với xe trên đường, muốn ngừng hay đi tuỳ ư v́ không có đèn giao-thông. Mà xe th́ phần lớn rất cũ, cũ đến mức-độ nào cũng có, mà lạ-lùng là chúng vẫn cứ chạy được. Dân nghèo tụ-tập sống trong những túp lều trên băi rác lớn hàng cây-số. Chỗ nào được gọi là nhà th́ lại nh́n giống nhà tù v́ mọi cửa đều bắt song sắt. Nhà xây th́ được vây kiên-cố bởi tường cao tới bốn mét để ngăn trộm. Bây giờ th́ tôi hiểu được bản tin nói người Haitian làm bánh bằng đất sét để ăn, và cảm-nhận được cách sống của những người Haitian trên đất Mỹ.


Cha Lực của chúng ta đang làm việc trong cánh-đồng truyền-giáo ấy. Ngài hiện đang nuôi 62 trẻ em bụi đời, dĩ-nhiên ngài bắt-buộc phải lựa-chọn giữa hàng trăm đứa v́ mục-đích giáo-dục. Trận động-đất lịch-sử 16 tháng 01, năm 2010 chôn-vùi Cha 6 tiếng đồng hồ cùng với học-sinh của ngài. Cha sống-sót chui ra được đống gạch đá cùng với ít học-sinh trong khi hơn 150 đứa khác đă chết. 21 giờ sau đó Cha mới được cấp-cứu, Cha đă bị thương nặng ở lưng và chân trái, sau đó được đưa qua nước Domingo chữa trị và sau đó Cha được đưa về Ư và Đức để chữa trị, sau 8 tháng vết thương của cha đă tạm lành, Cha Lực lại xin phép Bề Trên qua Haiti để phục vụ cho các trẻ “Bụi Đời” mà Ngài đặt tên cho chúng là những “BARABIST” từ chữ Baraba mà ra, có nghĩa là cũng như v́ có Chúa Giêsu mà Baraba được phóng thích”.


Nếu đem so với cánh-đồng truyền-giáo Việt Nam th́ cánh-đồng ở Haiti quá cằn-cỗi, rất cằn-cỗi về mọi mặt. Nhưng Cha Lực từ-chối về thăm lại cánh-đồng màu-mỡ năm xưa chỉ v́ muốn dành hết ḷng cho những đứa con nghèo này. Rất may-mắn, Đinh Xuân Thái đóng một thùng hành-lí toàn quần áo và các món ăn khô của Ư, nhờ đó ngài có chiếc áo mới để chụp h́nh, và cha con có được vài bữa ăn “thịnh-soạn” với ḿ sợi, pho-mát và mỗi em nửa cái hot dog. Trong khi đó Anh Nguyễn Văn Thưởng là Thủ Quỹ của Hiệp Hội Tông Đồ Don Bosco đă vận-động được một số tiền gíup Cha mà ngài so-sánh với li nước cho kẻ khát trong Phúc Âm th́ món quà ấy là cơn hồng-thuỷ!


Cha Lạc đang làm việc bên Châu Phi, mùa hè vừa qua đă về thăm quê nhà ở Thuỵ Sĩ, nơi có người Chị đóng vai chị gái hậu-phương yểm-trợ cánh-đồng truyền-giáo tiền-tuyến trong nhiều năm, giờ đă vào viện dưỡng-lăo, mắt đă loà. Cha Lạc cố-gắng từ-chối không chịu ngồi xe lăn nhưng đôi chân ngày xưa làm sóng-gió trên sân banh bây giờ đă yếu lắm. Cha Lực ăn súp bằng cốc v́ có thể cầm lên húp, không phải dùng muỗng múc lên tung-toé v́ bàn tay run-rẩy. Các vị truyền-giáo ấy là những vị c̣n sót lại trong đám thợ năm xưa, là chứng-tích cuối-cùng của một thời.


Cảm ơn các Anh Đinh Xuân Thái và Nguyễn Văn Thưởng, mỗi người đặc-biệt về một phương-diện nhưng đều là những vị đại-sứ lưu-động của anh em CHV Don Bosco đi liên-lạc, lùng-xục - vâng, khó-khăn hơn t́m-kiếm nhiều - để chúng ta có lại được bóng-dáng và dấu chân của các vị truyền-giáo đáng kính và đáng yêu của chúng ta trở về.***

 


Nguyễn Văn Thông

10/1/2018



H́nh: Đội banh Bề trên (áo xanh) với đội Học sinh (niên khóa 1962-1966 áo vàng) trong ngày lễ Đức Mẹ Phù hộ các Giáo hữu (24/05/1965)
Người mang kiếng râm là cha Ngô Phản Lực (Stra) ngồi trước mặt cha là thầy Hoàng Gia Bảo (Bullo) đứng bên cạnh là thầy Lê Xuân Mai (De Marchi).

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính