Nh́n lại cuộc di cư 1954-1955

(Phần I/II)

 

Nguyễn Văn Lục

 

 

Tầu USS Montrose (APA-212) cập bến Sài G̣n Nguồn National Geographic June 1955, Truyen-thong.org

 

Tôi chỉ là một hạt cát trong cái biển người di cư từ Bắc vào Nam. Đă sấp sỉ 70 năm rồi. Những hạt cát ấy trở thành mảnh đất phù sa mầu mỡ của miền Nam Việt Nam trước 1975. Những hiểu biết của tôi về cuộc di cư ấy trước đây vẫn chỉ là những mảnh rời. Phần đọc c̣n nhớ lại lăng đăng, nhớ nhớ quên quên trong cuốn: Cuộc di cư vĩ đại, Sài G̣n 1956 do chính quyền miền Nam xuất bản. Sách in khổ lớn với rất nhiều trang h́nh ảnh, tŕnh bày trang nhă và đẹp mắt.

 

Nay tôi nh́n lại cuộc di cư ấy trước hết là sống lại h́nh ảnh kỷ niệm quá khứ.

 

Như một cái vẫy cánh của một con chim xa tổ, đă ĺa cành, nh́n lại.

 

Sau nữa nh́n lại chiến dịch Operation Passage to Freedom của Hải quân Mỹ để thấy rằng không có chiến dịch này, cuộc di cư của gần một triệu người có thể không trọn vẹn. Nghĩa là thất bại và để lại nỗi tuyệt vọng cho bao nhiêu người đă không ra đi được.

 

Và mặc dù đă có những cố gắng tột bực trong việc đưa gần một triệu người di cư vào miền Nam, nhiều người đă không đi được và bị kẹt lại. Việc bị kẹt lại trở thành một hệ luỵ ê chề không tránh khỏi cho những người c̣n ở lại miền Bắc – sẽ tŕnh bày ở cuối bài viết.

 

Và nếu nói theo một thứ lư luận của người trong cuộc, tức người di cư từ Bắc vào Nam, người viết nghĩ rằng đă có một thời những con người di cư ấy không có một thời đại nào khác, không có thứ lịch sử nào khác ngoài thời đại và lịch sử mà họ đă sống, đă trải nghiệm.

 

Đó là thời đại của cuộc di cư không tiền khoáng hậu đă để lại dấu tích không phai nḥa trong mỗi mảnh đời của họ.

 

Chẳng hạn, h́nh ảnh bà mẹ c̣n giữ lại chiếc đồng hồ quả lắc cũ treo trên tường cũng như những tấm phản đă mang vào miền Nam mà cho đến bây giờ, bà vẫn nằm trên đó. Hay h́nh ảnh đồng bào Thiên Chúa giáo xứ Kẻ Sặt c̣n mang theo quả chuông nhà thờ. Họ đă để lại hết, nhưng quyết đem cho bằng được quả chuông này tượng trưng cho niềm tin sắt đá của họ.

 

Và hơn mọi thứ khác, mỗi người di cư đă không mang được thứ ǵ khác ngoài niềm tin rằng chủ nghĩa cộng sản là tàn bạo mà bằng bất cứ giá nào họ cũng phải ra đi.

 

Và đó là tất cả phần đời của họ c̣n lại.

 

V́ thế, tôi bùi ngùi nhớ đến những người đă muốn đi mà không đi được và chịu cái cảnh đọa đầy thêm mấy chục năm và nay đă hơn nửa thế kỷ trôi qua.

 

C̣n đối với người Mỹ, qua chiến dịch của Hải quân Hoa Kỳ, ngoài vấn đề chi phí vật chất đồ sộ trong việc giúp người tỵ nạn di cư vào Nam, tôi c̣n nh́n thấy ở đấy tính cách nhân đạo của chiến dịch này.

 

Cũng từ đó tôi nhận ra hai điều: những tấm ḷng của thủy thủ các tầu Mỹ, đồng thời nghị lực phi thường với một quyết tâm sắt đá cuả người di cư. Sự phi thường ấy làm ngỡ ngàng, gây ngạc nhiên cho các thủy thủ đoàn trong các chuyến tầu của Mỹ chở người tỵ nạn vào Nam“The determination of the men of Viet Nam: determined to worship their God, determined to be free, determined to escape to be so”.

 

Điều mà tôi muốn nhắc lại ở đây là cái quyết tâm của lớp người di cư miền Bắc, bằng mọi giá, giá nào cũng trả để di cư vào miền Nam. Không có cái quyết tâm ấy, họ đă không đi được.


Cái quyết tâm ấy c̣n giúp họ sau này xây dựng tương lai họ và cho con cái họ.

Việc di cư ấy nói cho cùng chỉ là sự kéo dài t́nh trạng trốn chạy cộng sản mà không phải đợi đến Hiệp định Geneva, 1954. Ngay từ đầu thập niên 1950, phong trào tỵ nạn cộng sản đă thành h́nh dưới h́nh thức “phong trào nhập thành”, hay nói nôm na là phong trào “dinh tê”. Đă có bao nhiêu người t́m mọi cách dời bỏ khu “an toàn Phát Diệm”, thoát đi bằng đường biển, từ cửa Cồn Thoi, ra Hải Pḥng vào những năm sau 1950? Và đă có bao nhiêu người có tiền bạc của cải đă chạy trốn vào Nam khi mà Hiệp định Geneva chưa thành h́nh? Không phải theo Tây, cũng chẳng theo Mỹ, không theo Nhật, không theo Tầu cũng chẳng v́ theo Thiên Chúa giáo mà người ta chọn đứng về phía này, phía nọ. Tất cả đều là những chọn lựa bất đắc dĩ chỉ v́ không thể sống chung với người cộng sản được.

Cộng sản trước đây và cộng sản bây giờ cũng vậy.

 

Cho nên đơn giản là chỗ nào có cộng sản th́ người ta chạy. Liều mạng mà chạy. Chết cũng chạy. Cuộc di cư 1954-1955 và cuộc di tản 1975 đều giống nhau ở một điểm: không chấp nhận sống dưới chế độ cộng sản.

 

Không phải chỉ người Việt mới trốn chạy như thế. Dân chúng Đông Âu, từ những nước chư hầu của Nga cũng t́m cách trốn sang Tây Âu. Vào măm 1966, 6110 người Đông Đức đă đào thoát được sang Tây Đức. Tính từ năm 1949 đến 1952, 228.500 người đă trốn thoát khỏi các vùng do Nga Sô kiểm soát để tới Bá Linh. Và cứ như thế, 5 vạn người Tiệp Khắc đă trốn ra khỏi nước họ. (Trích Cuộc Di Cư lịch sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư tỵ nạn, trang 276)

 

Cũng vậy, ở Hung Gia Lợi (Hungary), ở Romania, ở Albania, ở Ba Lan (Poland), người ta cũng liều mạng trốn ra đi để t́m Tự Do.

 

V́ vậy, thế giới đă nh́n rơ thân phận người di cư, thấy họ lao đao khốn khổ liều mạng và đă giơ tay cứu vớt và không khỏi không khâm phục họ.

 

Theo nhận xét của phần đông thủy thủ Mỹ, nhiều người di cư đem theo những thứ lỉnh kỉnh không có đáng một đồng xu. Như một cái chậu, một cái thùng bằng nhựa, một tay nải quần áo cũ. Những thứ lỉnh kỉnh không đáng ǵ. Phải, nothing, nhưng lại chính là gia tài của họ.

 

Sản nghiệp ra đi có khi không có ǵ, có khi chỉ là đôi tay nải. Nhưng ḷng lại tràn ngập niềm tin tưởng.

 

Thủy thủ Majesky trên chiến hạm Menard đă viết thư về cho cha mẹ tả lại hoàn cảnh khốn cùng của những người di cư chân đất, chân không, không một thứ ǵ mang theo, bước lên tầu.Trong khi đó, chẳng hạn trên chiến hạm General House trớ trêu thay, có những thương gia Tầu giầu có đem theo cả gia sản tới hàng 200 tấn kiện hàng đủ loại. (Trích Operation Passage to Freedom, OPTF, Ronald B. Frankum, Jr., trang 194)

 

Họ c̣n ngạc nhiên như Zeigler và các bạn ông không hiểu được khi thấy những con người tầm vóc loắt choắt bé nhỏ ấy vác những bao gạo 200 pounds lên tầu LTS (Tank Landing Ship, tầu đổ bộ xe tăng) một cách nhẹ tâng, trong khi thủy thủ phải cần hai người Mỹ mới giúp bê nổi những bao gạo ấy (ta gọi nôm na tầu LST là tầu há mồm, tầu dùng để chuyên chở xe tăng, xe cộ v.v…)

 

H́nh ảnh con tầu LST rất quen thuộc đối với người tỵ nạn vốn chỉ dùng để chuyên chở xe tăng, vũ khí hạng nặng dùng để giết người, nay chở những con người tỵ nạn bất hạnh. Và đă có 26 chiếc. (Có tài liệu viết 74 chiếc là không đúng, v́ tất cả số tầu của Hải quân Mỹ tham dự vào chiến dịch là 113 chiếc bằng nhiều chuyến hải tŕnh Hà Nội, Hải Pḥng, Sài G̣n). Dù chỉ là chiếc tàu nhỏ, b́nh thường chở được 170 người, tối đa 700 người, nhưng trường hợp khẩn cấp, có thể chở đến cả 1000 người di cư. Các tầu LST có thể cập bến dễ dàng để vớt người tỵ nạn, sau đó có thể dùng để chở ra các tầu lớn. (Trích Operation Passage to Freedom, Ronald B. Frankum, Jr. trang 137)

 

Đó là những chiếc LST- 526, LST-803, LST-825, LST- 840 v.v… Nhiều bạn đọc có thể c̣n nhớ tên những chiếc tầu LST thân yêu này…

 

Các tầu há mồm LST là biểu tuợng cho những con tầu chở người di cư

 

Những người di cư ấy đều quyết tâm, như thế mới đi được. Người ta nói đến cuộc bỏ phiếu bằng đôi chân. Có đến gần 1 triệu đôi chân đă bỏ phiếu như thế. Đó là đôi chân trần, chưa hề biết xỏ chân vào đôi giầy, đôi dép. Họ là những người dân quê nghèo nàn, cơ cực.

 

Cũng không phải chỉ có đa số là người Thiên Chúa giáo di cư như đă có sự hiểu lầm từ trước đến giờ. Cuộc di cư 1954-1955 là của toàn thể dân chúng miền Bắc, Kinh có, Thượng có và đủ thành phần xă hội và tôn giáo.

 

Họ thuộc đủ loại người, đủ thành phần xă hội. Đồng bào các tỉnh miền Thượng như Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Tuyên Quang (vốn là những nơi sào huyệt của Việt Cộng) cũng cùng với đồng bào Thượng ở Ḥa B́nh bỏ lại tất cả rừng núi quen thuộc lần ṃ về Hà Nội để vào Nam. Đă có hơn 10 ngàn người Nùng ở Ḥn Gai được di cư dưới quyền Đại tá Sung. Có 2340 người Nùng gốc Tầu đi vào Nam ngày 02/09 trên tầu Montrose. Có chuyến tầu như Beauregard chở các người thuyền chài và gia đ́nh họ mang theo cả dụng cụ đánh cá. Đặc biệt hơn cả, có những gia đ́nh và có khi cả một làng ở trong các vùng do Việt Minh kiểm soát như Vinh, Nghệ An t́m cách trốn thoát khỏi sự kiểm soát của cộng sản. Tỉ dụ dân chúng ở Ba Làng, huyện Tĩnh Gia tụ họp hơn 2 vạn người đ̣i di cư bị Việt cộng nă súng bắn giải tán.Tỉ dụ những người di cư ở Vinh đà trải qua bao gian nan, khốn khó mới t́m được con đường đi đến tự do. Sau này, họ tụ tập định cư trong khu vực B́nh Giả, Bà Rịa.

 

Trên bước đường đi t́m Tự do, nhiều người đă lên được tàu, nhưng v́ quá mệt mỏi, kiệt sức đă chết trên tầu.

 

Trên chiến hạm Telfair, chuyến thứ tư chở người di cư vào miền Nam của Hải quân Mỹ ngày19/8. Người ta ghi nhận đă có hai người di cư chết trên tầu v́ sốt rét và quá kiệt sức và bù lại có hai trẻ sơ sinh ra đời:

 

“The deaths were caused by malaria and general weakness. The physical condition of the Vienamese as they boarded the American ships was often observed as desperate. Many of the Vietnamese had traveled great distances to reach the embarcation center, often at peril to them and seldom without hardship”.

 

Căn bệnh sốt rét và sự ốm yếu chung đă gây nên chết chóc cho nhiều người. Người ta nhận thấy rằng t́nh trạng cơ thể của người Việt Nam khi họ lên những chiếc tầu Mỹ thường là tuyệt vọng. Nhiều người Việt Nam đă phải đi những đoạn đường rất dài để đến trung tâm tiếp cư, thường là nguy hiểm cho chính bản thân họ và ít khi mà không có sự gian khổ. (Trích OPTF, trang 82).

 

Nhưng nếu tính chung tất cả cuộc di cư th́ đă có 66 người di cư chết trên biển v́ nhiều nguyên do, nhưng đồng thời ghi nhận có 184 trẻ sơ sinh trên các tầu chiến.

 

Và c̣n bao nhiêu người bỏ xác trên biển trên những bè mảng ghép vội vàng để đi t́m tự do?

 

T́nh trạng đó cho thấy người di cư đă phải trả giá cho chuyến hành tŕnh đi t́m tự do của họ.

 

           Sao cụ lại bỏ xứ ra đi

 

Bất kỳ ai, đă là người Việt Nam đều có đủ lư do chạy trốn cộng sản. Cho nên, họ đều có một quyết tâm phi thường dám từ bỏ tất cả chỉ để mưu cầu một cuộc sống tự do. Và không thể có lời biện minh nào hùng hồn, xác tín và rơ ràng hơn được nữa.

 

Có thể đó là đôi chân của một ông già trên 60 tuổi, râu tóc đă bạc mà chính ra chỉ c̣n đủ th́ giờ để nghĩ tới chuyện đời sau, cụ đang ngồi nghỉ mệt qua ống kính của William Ray Park trên tầu USS SKAGIT và người ta hỏi: Sao cụ lại bỏ xứ ra đi?

Chắc là cụ có sẵn câu trả lời.

 

Hay là h́nh ảnh một bà cụ cơng cháu gái di cư, mang tương lai tuổi trẻ lên đường. Hay câu chuyện về những trẻ em Việt Nam thưởng thức món quà tự do. Đó là những chiếc kẹo Mỹ mà lần đầu tiên trong đời các em đă được ăn.

 

Henry Đỗ, một trong những đứa trẻ đă nhận ăn cái kẹo do người thủy thủ Mỹ cho năm 1954 viết lại như sau:

 

“I cannot forget the first moment I stepped onto a American ship to go to South Vietnam. A sailor handed me a candy, at the moment, I could not say thanks in English… Oh, my God, it was very very delicious. It was the best candy in the world. 21 year after, the sweet moment I meet the candy again at American soil…I can eat the candy anytime I want, but I didn’t eat many candy…I eat the candy only I want to remember the sailor and the ship that brought me and my family to the freedom land”. (Trích lại trong bài viết Passage to Freedom in Việt Nam của Gertrude Samuels, số tháng 6-1955)

 

Tôi không thể quên được cái giây phút đầu tiên tôi bước lên một chiếc tầu Mỹ để đi đến miền Nam Việt Nam. Người thủy thủ đưa cho tôi cái kẹo. Lúc ấy, tôi không nói được câu cám ơn bằng tiếng Anh. Ôi, trời ơi! Ngon thật là ngon. Cái kẹo ngon nhất thế giới. Hai mươi mốt năm sau, cái giây phút dễ thương là khi tôi lại trông thấy kẹo ở đất Mỹ. Tôi có thể ăn kẹo bất cứ lúc nào tôi muốn, nhưng tôi không ăn nhiều kẹo đâu… Tôi ăn kẹo chỉ để muốn nhớ đến người thủy thủ và chiếc tầu đă đưa tôi và gia đ́nh đến vùng đất tự do.

 

Tôi cũng muốn viết ra đây câu chuyện cảm động xảy ra trên tầu General Brewster, chuyến chót của hải quần Hoa Kỳ chở người di cư vào ngày 15/03/1955. Trong chuyến tầu chót này, có một người cha và đứa con gái phải ra đi v́ người vợ muốn ở lại Hà Nội. Họ đành chia tay. Đó cũng có thể là một thảm cảnh biểu tượng chia ĺa trong một số gia đ́nh di cư khác. Như trường hợp tài tử điện ảnh Kiều Chinh mà chúng tôi trích dẫn ở cuối bài viết.

 

Có những cuộc chia ĺa bà con, anh em, họ hàng, làng nước.

 

Cũng đành đoạn mà bỏ đi thôi. Nào ai muốn thế đâu? Sau này, liên lạc Bắc Nam giới hạn vào một tấm bưu thiếp in sẵn. Nhưng dù chỉ là một tấm bưu thiếp, gia đ́nh tôi ở trong Nam gửi ra cho anh tôi nhiều lần, nhưng đă không bao giờ nhận được thư trả lời của người anh Cả ở lại Hà Nội.

 

Họ đă vứt thư của gia đ́nh chúng tôi. Nguồn: NVL

 

Dù sao, cuộc chia ĺa 1954, người di cư miền Bắc mới chỉ mất nhà, mất cửa.

1975, kẻ ra đi mới là nguời mất nước

 

Bên cạnh những khổ đau, cuộc di cư ấy không thiếu những nét đẹp

 

Tôi vẫn thấy đẹp và ư nghĩa là câu chuyện do một anh thủy thủ người Mỹ tên John Ruotsala trên chiến hạm Montrose (*) kể lại như sau:

Nguời di cư và thủ thủ tầu USS Montrose (APA-212)

 

Khi bước lên tầu, các người di cư phải xịt thuốc DDT để diệt trừ chấy rận (1). Nhiều người di cư hoảng sợ v́ phải cởi quần áo, nhất là phụ nữ. Trong đó có trường hợp một bé gái khoảng 9 tuổi bế đứa em khoảng 3, 4 tuổi. Thủy thủ Mỹ đă chẳng may xịt thuốc vào mắt đứa em 3 tuổi. Nó khóc, chị nó b́nh tĩnh dỗ dành em và lau mắt cho em. Sau đó như không có chuyện ǵ xảy ra, ôm em bước lên thang để lên tầu.

 

Câu chuyện có vẻ b́nh thường, nhưng lại là những h́nh ảnh đẹp nhất trong cuộc di cư này.

 

Nó cho thấy t́nh nghĩa đùm bọc của gia đ́nh Việt Nam, cho thấy t́nh chị em, cho thấy t́nh người, cho thấy t́nh liên đới nhân loại vượt lên trên những dấu ấn chính trị vốn đè nặng lên tâm trí người tỵ nạn.

 

H́nh ảnh đó làm thủy thủ đoàn cảm động và nhận ra tính cách nhân đạo, t́nh người của cuộc di cư này. Đó là một khía cạnh đặc biệt bị quên lăng mà chỉ đến bây giờ đọc lại tôi mới nhận thức được rơ rệt về điều đó.

 

Và những thủy thủ đoàn trên các chiến hạm Mỹ có quyền hănh diện về điều này. Điều mà cô Anne Peterson phục vụ trên tầu Consolation đă nói thay cho tâm t́nh của họ: “We were just heartbroken because we couldn’t do anything to help them”. Chúng tôi đau buồn v́ chúng tôi đă không thể làm được ǵ để giúp cho họ”. (Trích Operation Passage to Freedom, OPTF, trang 123)

 

Trong cuộc di cư này, cần ghi nhận rất nhiều thiện chí và những tấm ḷng bên cạnh những con tầu chiến của Hải quân Mỹ.

 

Đoàn lũ ấy người di cư từ khắp nơi trên giải đất miền Bắc và một phần miền Trung, trẻ già lớn bé mà phần lớn là trẻ con đă được bồng bế, gồng gánh ra đi như thế.

 

Ra đi để t́m ra một con đường sống… ư nghĩa, có tự do cho tương lai của họ.

 

Có lẽ đây là cuộc di cư vĩ đại và có ư nghĩa nhất sau cuộc di cư trong việc phân chia nước Ấn Độ làm hai giữa Hồi Quốc và Ấn Độ vào năm 1947. Cuộc di cư này cũng nhắc nhở mọi người đến cuộc di cư từ Bắc Hàn sang Nam Hàn vào mùa thu năm 1950.

 

Nó là bằng cớ cho thấy không thể nào sống chung với cộng sản được, dù là cộng sản Bắc Hàn hay cộng sản Việt Nam.

 

Hễ đă là cộng sản th́ con người muốn làm người không thể sống chung được.

 

Khi đă vào đến miền Nam, họ nghĩ ngay đến việc tái định cự lập nghiệp. Và vô số những trại định cư sau này ra đời. Có những địa danh mới, địa chỉ mới trên bản đồ miền Nam Việt Nam. Tên nó là Gia Kiệm, Hố Nai, Củ Chi, Phước Lư, sau này là Rạch Giá với các kênh 1, 2, 3, 4.

 

Hố Nai đi hàng đầu với 26.912 người ở giai đoạn đoạn đầu. Sau này con số người đến Hố Nai là trên 40 chục ngàn người mà dự liệu lúc ban đầu chỉ là 10 ngàn người. Gia Kiệm với 10.107, Củ Chi với 4.196 người và không thể quên Xóm Mới với 8606 người. Có những nơi ít đến không hiểu được như Đức Ḥa, Chợ Lớn với 90 người, Chợ Gơ chỉ c̣n 50 người và Cây Co chỉ có 32 người.

 

Tỉnh đứng đầu trong việc dự liệu đón tiếp đông đảo người tỵ nạn là Xuân Lộc 200.000 người, Biên Ḥa 100.000 người. (Trích Operation Passage to Freedom’ OPTF, trang 98)

 

Trong số những người mới di cư vào Nam th́ đến 60% là nông dân, 10% là dân thuyền chài. C̣n lại trải đều cho công chức, sinh viên, thợ thuyền và người buôn bán.

 

Những người dân nghèo, 80%, ít học tưởng đi theo Việt Minh mới phải th́ lại là thành phần đông đảo sợ hăi cộng sản nhiều nhất. Và đi nhiều nhất. Đi rất đông. Đi cả nhà. Và nhất là đi cả làng. Không phải một làng mà nhiều làng. 25 ngàn người trong cùng khu vực không hẹn mà cùng nhau bỏ ra đi.

 

Bài học ra đi ấy nhắc nhở chúng ta nhiều điều. Nhưng cái chính là dạy cho người cộng sản một bài học: con người không thể sống yên ổn và tử tế với người cộng sản được. Phải ra đi thôi. Bài học đó c̣n được nhắc lại một lần nữa vào năm 1975, nhưng xem ra người cộng sản vẫn chưa thuộc hay không muốn học v́ cái bệnh vĩ cuồng của họ đă che mờ tất cả.

 

Và tôi mường tượng gần một triệu người di cư miền Bắc th́ nay sẽ là bao nhiêu người? Họ ra sao bây giờ? Họ là những ai?

 

Lịch sử một đời người và lịch sử cả một dân tộc qua cuộc di cư này đánh dấu những thời kỳ đen tối nhất của dân tộc dưới gọng ḱm cộng sản, đen tối hơn cả thời kỳ thuộc địa 100 năm thời Pháp thuộc, bị đè nén và sợ hăi hơn 1000 năm Tầu đô hộ. Nói ra mà hổ thẹn.

 

Nhân chứng cho những thời kỳ đen tối của lịch sử đất nước với con người của 1955 và 1975 vẫn c̣n cả vài triệu người.

 

Tôi viết bài này để làm chứng cho cái thời kỳ đen tối ấy, cho thế hệ sau hiểu…

 

Cuộc di cư 1954-1955 dưới mắt người Cộng sản

 

Không ǵ tức tối bực bội hơn cho chính quyền cộng sản là chiến thắng xong, đuổi được thực dân Pháp phải ra đi. Vậy mà vô lư thay gần một triệu người đă ùn ùn kéo nhau bỏ chạy cộng sản. Gần một phần mười dân số toàn miền Bắc đấy. (Miền Bắc gồm 12 triêu người và chiếm 60.900 dặm vuông, miền Nam 11 triệu người và chiếm 66.300 dặm vuông) Ngay những người dân trong vùng bị Việt Minh kiểm soát từ 1946 như Vinh, Nghệ Tĩnh càng lo bỏ chạy bán sống bán chết. Họ phải hiểu tại sao chứ? Họ phải làm ǵ để hàng triệu người đă trốn chạy như vậy? Phải có một câu trả lời chứ?

 

Nhưng họ cố t́nh không cần biết điều ấy và t́m cách bôi nhọ h́nh ảnh cuộc di cư 1954-1955.

 

V́ thế, cộng sản Hà Nội đă cho xuất bản cuốn sách: Sự thật về vấn đề di cư ở Việt Nam, Hà Nội. Đó là sự thật của họ không phải là sự thật của người di cư. Cuốn sách này không dễ mấy ai c̣n giữ lại. Nhưng nó được tuồn sang Pháp. Sau này, ông linh mục, giáo sư Trần Tam Tỉnh, dạy ở tỉnh bang Québec, Canada đă dùng tài liệu này viết một cuốn sách rất bôi bác và tồi tệ về cuộc di cư này, đó là cuốn Dieu et César. Les catholiques dans l’histoire du Việt Nam, Rome ngày 19/05/1975. Vương Đ́nh Bích, môt linh mục nữa đi theo cộng sản mà tôi gọi là một trong bọn Tứ nhân bang đă chuyển ngữ ra tiếng Việt và đă đổi nhan đề cuốn sách thành:Thập giá và lưỡi gươm. Vương Đ́nh Bích cũng bỏ không dịch câu: Les catholiques dans l’histoire du Viet Nam. Sự tùy tiện của Vương Đ́nh Bích c̣n thấy ở phần cuối cuốn sách. Ông đă bỏ phần Bibliographie selective của tác giả. Ông tự nhét thêm bài viết của Nguyễn Quang Huy, trưởng ban tôn giáo chính phủ về vấn đề phong thánh vốn chẳng ăn nhập ǵ với cuốn sách Dieu et Cézar. Đồng thời cho in bức thư chung của Hội đồng giám mục Việt Nam 1986. Phần ông Trần Tam Tỉnh, trong lời nói đầu của cuốn sách, ông đă viết:

 

Ce livre écrit avec amour par un des membres fidèles, de cette église catholique vietnamienne, n’a autre ambition que de présenter la vérité historique. Cuốn sách này được viết ra do một trong những đứa con trung thành của giáo hội Thiên chúa giáo Việt Nam, không có một tham vọng nào khác ngoài việc tŕnh bày sự thật lịch sử.

(Trích Dieu et César, Trần Tam Tỉnh, trang 13)

 

Nay th́ chúng ta thử t́m hiểu xem, căn cứ vào cuốn sách để thứ t́m hiểu thứ lịch sử mà ông Trần Tam Tỉnh đưa ra là thứ lịch sử nào, một thứ lịch sử sao chép theo tài liệu của cộng sản Hà Nội trong cuốn: Sự thật về vấn đề di cư ở Việt Nam?

 

Và đây là những sự thật dưới mắt Hà Nội:


– Có những tin đồn rằng quân Mỹ sẽ ném bom nguyên tử tiêu diệt miền Bắc.
– Đức mẹ được giao chức năng chính trị là để giải thoát những kẻ tôn sùng ngài.
– Chúa Ki tô đă đi vào Nam.

– Đức mẹ đă rời bỏ Bắc việt. Trong tập Passing the Torch, một trong những tuyển tập gồm 18 cuốn cũng nêu ra một nhan đề như sau: “The Blessed Virgin is moving South”, trích trang 95 (Đây là một vài khẩu hiệu mà ngày nay đọc lại người viết không mấy làm thích thú. Những khẩu hiệu này do đại tá Edward Lansdale in và phổ biến chung quanh Hà Nội và Hải Pḥng. Sau này đại tá Lansdale được giải thưởng: Distinguished Service Medal on January 8, 1957. Ông là người trực tiếp chỉ huy những chiến dịch tâm lư chiến vào giữa thập niên 1950, Psychological war-fare projects).

– Lời một nhân chứng: Tôi không cầm nổi nước mắt, họng tôi nghẹn ngào, trí óc ghi sâu bức tranh thảm cảnh di cư đó của những con người vô tội bị giật lôi ra khỏi nơi chôn nhau cắt rốn, rồi bị bốc lên xe, chở đi và bị đối xử chẳng khác nào những súc vật người ta chở tới ḷ mổ. Một bầu khí rất nặng nề, c̣n những người ở lại th́ nín bặt không dám nói ra, v́ chắc là sợ bị trả thù bởi những tay bạo chúa tổ chức di cư.

– Một tổ chức phá hoại có hệ thống tại Hà Nội trước khi quân Pháp rút đi, chẳng hạn sẽ làm hỏng kho dầu xe buưt, phá hư các máy móc và đặt ḿn đánh sập chùa Một cột, ngôi chùa đầy giá trị lịch sử và tôn giáo có từ hằng trăm năm.

– Giám mục Phát Diệm, Lê Hữu Từ th́ nhảy lên chiếc ca nô cuối cùng của quân Pháp đang rời cảng, bỏ quân lính của ông tại chỗ. Một vài tên thấy giám mục ḿnh hành động hèn nhát như thế, bèn nổi giận đến nỗi lấy lựu đạn ném theo ông.
– Bị các linh mục lôi kéo vào cuộc mạo hiểm nhục nhă và bi đát này, họ cảm thấy ḿnh bị bỏ rơi do sự phản bội của quân Pháp.

– Việc Đức mẹ hiện ra: một linh mục đă dàn dựng mặc áo Đức mẹ cho một thiếu niên và đă cho em đứng vào sau bàn thờ Đức mẹ Fatima. Trước mấy cây nến lung linh, một vài nhà “đạo đức” coi đó là Đức mẹ hiện ra, nói với họ một giọng dịu dàng nhưng minh bạch rằng, phải từ bỏ đất Cộng sản với bất cứ giá nào, mà t́m lánh sang vùng đất tự do, Đức mẹ sắp bỏ miền Bắc. (Trích dẫn tóm tắt Thập giá và Lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, từ các trang 101-112)

 

Giám mục Lê Hữu Từ Nguồn chausonus.org

 

Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.

 

Sau đây, xin dẫn một chứng từ của những người c̣n phải ở lại phải hứng chịu sự tuyên truyền của cộng sản, cái thời 54-55 của thế kỷ trước. Người bạn văn miền Bắc, anh Vân Hải hiện vẫn liên lạc với tôi đă viết cho tôi như sau:

 

Lũ học sinh vùng tạm bị chiếm chúng tôi vừa được anh bộ đội cụ Hồ tiếp quản… Ai chẳng đọc thuộc ḷng những lời thơ đừng đi theo giặc vào Nam:

 

Nghe ai lầm phải lời điêu

Mà đành cuốn gói bước liều ra đi.

Ra đi là bước lưu ly

Đường vào Nam Bộ sầu bi năo nùng.

Ra đi là bước long đong,

Bỏ nhà nằm băi ngủ đồng quạnh hiu.

Ra đi là bước tiêu điều

Đem thân cho giặc sớm chiều vút roi

Ra đi là bước lạc loài

Chủ nhà lại hoá tôi đ̣i xứ xa…

 

Hay:

 

Một chiếc nhạn lià đồng tháng tám

Lũ cắt xanh rừng thẳm chực mồi

Nhắc trông ngát cảnh chim trời

Ḷng tôi chất nặng những lời hờn căm.

V́ lũ giặc tay cầm thuốc độc

 

Mưu rắc lên đất nước hoà b́nh…

 

Bên cạnh đó là những tin đồn mà các thủy thủ Mỹ thu lượm được qua những người di cư kể lại lúc lên tầu do Việt Minh tung ra như sau:

– Người Mỹ cắt tay của trẻ sơ sinh và quẳng đàn bà xuống biển, c̣n đàn ông th́ bắt đi làm cao su cạo mủ tại các đồn điền cao su.

– Tầu há mồm ra đến biển th́ há mồm ra, rồi xô đẩy người ta xuống biển.
– Với những áp lực đủ kiểu, nhờ một lối tuyên truyền xảo trá, tạo ra một cơn hốt hoảng tinh thần nơi dân chúng công giáo.

– Một khi bầu khí hoảng loạn th́ mạnh ai nấy chạy, trong khi đó từng toán xe tải nhà binh tiến vào các làng để bốc hốt đi thật nhanh, kể cả dùng bạo lực cưỡng ép tất cả dân chúng.


Độc hại hơn cả, chính quyền Hà Nội c̣n dùng chiêu bài tôn giáo bằng cách nhờ cậy đến phái đoàn tôn giáo Ba Lan nhằm thuyết phục giới lănh đạo Thiên Chúa giáo miền Bắc theo gương Ba Lan “sống đạo trong ḷng thế giới cộng sản”.

 

Tác giả Trần Thị Liên ở bên Pháp có phổ biến một tập tài liệu của phái đoàn tôn giáo BaLan, vào năm 1954. Tài liệu có tựa đề: Vấn đề công giáo miền Bắc Việt Nam qua tư liệu lưu trữ Ba Lan, 1954-1956(**) được phổ biến trên Thời Đại Mới, số 4, tháng 3/2005.

 

Phái đoàn tôn giáo Ba Lan sang Việt Nam do lời mời của chính phủ Hồ Chí Minh để cố vấn chính phủ về các vấn đề liên quan đến tôn giáo trong đó có nhiệm vụ khuyến cáo các địa phận công giáo nên ở lại và hợp tác với chính quyền cộng sản như ở Ba Lan. Theo báo cáo số 243/10/55 của đại sứ Jery Grudzinski gửi Bộ ngoại giao Warsaw một cách sai lạc về số phận một số giáo dân đă di cư vào Nam: “Thất vọng v́ không được cấp phát ruộng đất và trâu cầy như chính quyền Bảo Đại đă hứa hẹn, họ yêu cầu được trở lại miền Bắc”.

 

Gia đ́nh gián điệp Vũ Ngọc Nhạ – đoàn viên “Tổng bộ tự vệ Phát Diệm” (do giám mục Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh lănh đạo) – lên đuờng “di cư”. Nguồn avsnonline.net

 

Tài liệu của phái đoàn Ba Lan cho biết vào những năm 1945-1947, có sự liên minh, hợp tác giữa người Thiên Chúa giáo và Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh có cả một chính sách “công giáo vận” mà tài liệu c̣n cất giữ được tại thư khố quân đội ở Vincennes bên Pháp. Thật vậy, khi thành lập chính phủ, ông Hồ đă chọn Nguyễn Mạnh Hà, một trí thức ở Pháp về làm bộ trưởng bộ kinh tế. Trong phái đoàn tham dư hội nghị Fontainebleau, ông Hồ đề cử ông Nguyễn Đệ tham gia phái đoàn. Ông Đệ có nhiều liên hệ tốt với Pháp và giới ngân hàng Đông Dương. Trong buổi lễ tấn phong giám mục Lê Hữu Từ, cùng một lúc có buổi lễ thành lập liên đoàn công giáo (liên đoàn công giáo không nằm trong hệ thống liên đoàn của Việt Minh) vào tháng 10/1945. Trong dịp này có phái đoàn cao cấp chính phủ gồm Phạm Văn Đồng và Vơ Nguyên Giáp về dự, đồng thời cũng cử tân giám mục Lê Hữu Từ làm cố vấn tối cao của chính phủ Hồ Chí Minh.

 

Chính sách công giáo vận có đạt được điều ǵ cụ thể? Ung Văn Khiêm đă nghiêm cấm mọi hành động phẫn nộ hay khiêu khích với người Thiên Chúa giáo. Hồ Chí Minh đă ra lệnh không giới nghiêm trong đêm Giáng sinh, v.v…

 

Thật ra chính sách tôn giáo đó chỉ có cái bề mặt của một chủ trương chiến lược, thực tế, người Thiên Chúa giáo vẫn là đối tượng nghi ngờ số một. Nhưng sang đến năm 1950-1951, mối liên hệ tốt đẹp giữa hai bên kể như chấm dứt. Khu tự trị Phát Diệm dần trở thành một thứ tiền đồn chống Cộng sản.

 

Không lạ ǵ, khi có cuộc di cư, khu Bùi Chu, Phát Diệm có tỉ số người di cư cao nhất trên toàn miền Bắc. Khoảng 50% dân theo đạo Thiên Chúa giáo.

 

Việt Minh và cả Pháp cũng không tiên liệu được số người di cư lên cao đến như thế. Tài liệu của phái đoàn tôn giáo Ba Lan đă cắt nghĩa t́m hiểu tại sao có số đông người di cư như thế và cố t́nh bóp méo một số sự việc. Theo họ, yếu tố chính thức đẩy người ta di cư là vấn đề tôn giáo.

 

– Yếu tố tôn giáo: Trong bản báo cáo của đại sứ Ba Lan Tomasz Pietka, ông đă xếp yếu tố tôn giáo lên hàng đầu. Ông viết: “Vấn đề di cư của người công giáo vẫn tiếp diễn”. Chính phủ và đảng đă làm tất cả những ǵ có thể để giảm bớt, nhưng vẫn gặp những khó khăn to lớn…Vấn đề giáo dân sẽ c̣n đè nặng lên chính sách nội trị của Việt Nam Dân chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) trong thời gian tới đây… V́ số yếu tố tôn giáo lên hàng đầu, ông viết:

“Vấn đề di cư của người công giáo vẫn tiếp tục, số lượng người Thiên Chúa giáo bỏ nhà bỏ cửa đi quá đông. Một chiếc tầu Ba Lan, một chiếc tầu duy nhất bên phe cộng sản vào Nam chở bộ đội Việt Minh và gia đ́nh họ ra Bắc, nhân tiện đó khi đi vào Nam, họ nhận chở giúp đồng bào di cư Thiên Chúa giáo vào Nam”. Hiện nay, tầu Kilinski của ta phải lo chuyển giáo dân vào Nam. Cho đến ngày 18 tháng 5, nó sẽ phải chở 10.000 người. Đang có tin đồn, người Pháp muốn đề nghị kéo dài thời hạn 300 ngày cho dân chúng có thể chuyển vùng. Đại sứ Pietka xác nhận: “Chính phủ ta đồng ư để cho tầu Kilinski chở 5400 giáo dân từ Bắc vào Nam, trong tinh thần bắt tay người thiên chúa giáo”.

 

Trong phần bài viết về số giáo dân di cư vào miền Nam, chúng tôi ước lượng vào khoảng 300.000 người. Số người thiên chúa giáo di cư có đông, nhưng không phải là yếu tố quyết định hàng đầu.

 

– Yếu tố thứ hai là kinh tế: Kinh tế suy sụp với sự đe dọa của nạn đói. Trong bản báo cáo tháng 2, ông đại sứ viết:

 

Thị trường cần cung cấp thêm lúa gạo và các nông sản khác đang bị thiếu hụt nghiêm trọng. Cần phải ngăn ngừa nạn đói có thể xảy ra ở khu bốn là nơi hội đủ những triệu chứng như: hạn hán, ruộng đất bị bỏ hoang. Nếu Việt Nam không nhận được viện trợ to lớn về lúa gạo th́ t́nh h́nh sẽ trở thành nguy ngập và cuộc bầu cử sẽ hết sức bấp bênh.

 

Báo cáo của đại sứ Ba Lan tháng 3 như sau:

Một trong những khó khăn nhất mà các đồng chí của chúng ta gặp phải là nguy cơ xảy ra nạn đói… Hiện nay viện trợ của CHNDTQ đă tới nơi, nhưng không đủ đáp ứng nhu cầu. Vụ mùa tháng 5 không khả quan v́ hạn hán kéo dài. May thay, nhờ có viện trợ Trung Quốc nên tháng 5, năm 1955, VNDCCH đă tránh được nạn đói”. Theo báo cáo của đại sứ Ba Lan: “Cuối tháng tư t́nh h́nh được cải thiện một chút nhờ gạo, gà và khoai lang gửi từ Trung Quốc đă sang tới nơi ”.

(Báo cáo của đại sứ Pietka, Hà Nội, ngày 02/05/1955)

 

Báo cáo này giúp chúng ta bây giờ mới hiểu ra rằng, Việt Minh khi vào Hà Nội đă nhận một mảnh đất trống, chỉ c̣n xương với sẩu, chỉ c̣n lại “Vỏ lon bia và thùng carton rỗng có nhăn hiệu Made in USA” như nhận xét của bác sĩ T. Dooley. Bởi v́ tất cả những ǵ xét ra có thể dùng được th́ người Pháp, qua tầu Mỹ đă chuyên chở hết vào miền Nam.

 

Các gia đ́nh phía quân đội Quốc Gia khi di cư vào miền Nam được phép mang theo cả giường tủ bàn, ghế khảm xà cừ, sập gụ tủ chè v.v… Một người bạn trẻ, anh Vũ Thế Thành hiện Thành vẫn liên lạc với tôi có kể cho tôi là khi di cư vào miền Nam, gia đ́nh anh đă mang theo được chiếc đồng hồ quả lắc coi như gia sản quư giá nhất, thêm hai tấm phản dày. Cho đến bây giờ đồng hồ vẫn chạy, dù chạy chậm v́ đă quá cũ. C̣n hai tấm phản th́ nay cụ bà này đă 92 tuổi vẫn nhất định nằm trên phản đó, nhưng chập đôi lại.

 

Quá khứ ấy ghi khắc sâu trong ḷng cụ bà và cụ sẽ mang theo ḿnh khi về bên kia thế giới.

 

Nghĩ đến chuyện này, tôi nghĩ người cộng sản c̣n hên và may mắn. V́ năm 1975, họ đă không gặp hoàn cảnh tương tự như 1954-1955 và họ đă nuốt trọn gói không trừ một thứ ǵ như một thứ cướp cạn, v́ Mỹ quá sai lầm trong cơn tháo chạy.

 

Tại miền Bắc, những trang bị cơ sở kỹ nghệ tiêu biểu của kỹ nghệ như nhà máy cement Hải Pḥng, hăng thủy tinh, đài phát thanh Radio Hà Nội, trang thiết bị cơ sở mỏ Ḥn Gai, nhà máy dệt Nam Định. Tất cả cái ǵ có thể tháo gở được th́ tháo gỡ, c̣n không th́ ở trong t́nh trạng bất khả dụng.

 

V́ thế, họ đói là phải và giả dụ không có viện trợ cấp thời của Trung Cộng th́ dân chúng miền Bắc c̣n ở lại sẽ ra sao?

 

Nhưng những nhận định của phái đoàn Thiên Chúa giáo Ba Lan về việc người di cư ở trên rất thiếu xót và thiếu một điều không thể thiếu: Sự kiện người di cư đông đảo là v́ người dân di cư sợ và trốn tránh cộng sản.

 

Không hẳn chỉ là vấn đề đạo Thiên Chúa giáo. Nhưng nếu hiểu tôn giáo là mọi đạo th́ hoàn toàn đúng. V́ có khoảng 500.000 người là đạo Phật, đạo Ông Bà, đạo Tin Lành và “đạo nào cũng có”.


Tất cả những người di cư ra đi trước sau chỉ v́ lư tưởng: chọn tự do đồng nghĩa với không chấp nhận cộng sản.


Đó là lư do chính yếu. Sợ mà đi, sợ mà trốn, thù ghét mà bỏ vào Nam. Cho nên người giầu hay người nghèo, người các tôn giáo, người “đạo nào cũng có”, rồi trẻ già lớn bé đều cuốn gói vào Nam cả.


Làm sao người cộng sản giải thích được trường hợp một người què cả hai chân, và từ chối không để Hải quân Mỹ bế ông lền tầu chiến. Ông đă ḅ bằng hai chân và cả hai tay, tay có hai đôi dép làm giầy. Các quân nhân Mỹ đứng khoanh tay nh́n ông ḅ lên tầu? Chỉ cần một người khuyết tật, một người thôi. Đáng nhẽ người ấy nên ở lại, vậy mà người ấy đă cương quyết ra đi.


Cho nên, không có vấn đề thúc ép phải di cư.


Không ai ép người khác phải di cư được? Nếu tự chính họ không muốn.


Di cư là h́nh thức tự nguyện cao nhất để đi t́m Tự Do

 

Cũng v́ thế, phái đoàn Ba Lan đă phải thừa nhận thất bại của họ ở cuối bản báo cáo như sau: “Để phản ứng lại chuyến đi thăm của phái đoàn, một chiến dịch tuyên truyền chống Ba Lan đă được đẩy mạnh trong giới công giáo Việt Nam”.

 

Cụ thể là những sự việc sau đây được phái đoàn ghi lại:

Giám mục Trịnh Như Khuê đă “treo chén” hai linh mục trong Ủy Ban toàn quốc những người công giáo yêu tổ quốc, yêu Ḥa B́nh do linh mục Vũ Xuân Kỷ làm chủ tịch.

 

Các giới chức công giáo đă tỏ ra lạnh nhạt nếu không nói là thù nghịch với phái đoàn Ba Lan như các vị giám mục Trịnh Như Khuê ở Hà Nội, giám mục Trần Hữu Đức ở Vinh, linh mục Tân, đại diện ở Thanh Hóa, linh mục Liêm, đại diện ở Phát Diệm, linh mục Hiệp đại diện ở Hải Pḥng.

 

Đặc biệt là giám mục Trịnh Như Khuê, Hà Nội, phái đoàn báo cáo: “Giám mục đă tỏ thái độ thù nghịch đối với phái đoàn, chỉ cho phép hai linh mục cử hành lễ thánh trong một nhà nguyện đóng kín”. Sine assistentia populi. (Không cho phép giáo dân được dự lễ)

 

Đây là một h́nh thức tẩy chay của Tổng Giám Mục Trịnh Như Khuê, dùng giáo luật để loại trừ hai linh mục Ba Lan. Đến độ, phái đoàn Ba Lan đánh giá hai giám mục Trịnh Như Khuê và Trần Hữu Đức là “phản động”, mặc dầu hai giám mục này t́nh nguyện ở lại miền Bắc và khuyên giáo dân cũng ở lại như họ

 

Số người tập kết ra Bắc

 

Theo phúc tŕnh của Ba Lan, tàu Ba Lan đă chở 85 ngàn người ra Bắc so với con số 800 ngàn người vào Nam. Theo báo cáo “Chuyên chở bộ đội Việt Minh trên tầu Kilinski 1954-1955 (Nautologia 2001 n.1-2(136), trang 18-21) của thuyền trưởng tầu Jan Kilinski, ngày 07/04/1955 th́ tổng cộng chỉ một ḿnh chiếc tầu Ba Lan đă chở khoảng 85.000 người từ Nam ra Bắc, 3.500 tấn thiết bị quân sự và 250 tấn đạn dược ra Bắc. Con số 85.000 người do chỉ một chiếc tầu thôi, giả dụ mỗi lần chở được tối đa 5000 người, tàu JanKilinski phải mất bao nhiêu chuyến hải tŕnh?

 

Chiếc chiến hạm Mỹ chở nhiều chuyến nhất và nhiều người nhất là tầu General House, đă chở được 50.000 người di cư vào miền Nam. Chiếc General House thuộc loại tầu đổ bộ T-AP, dùng để chuyên chở binh lính. B́nh thường chở từ 1200-2000 binh sĩ. Chở quá tải là 3000 người. Trường hợp khẩn cấp có thể chở từ 5000-7000 người. (Trích OPTF, trang 213)

 

Theo Ramesh Thakur trong cuốn Peacemaking in Viet Nam, (The University of of Alberta Press,1984, trang 131) th́ con số người từ Nam ra Bắc thật ít ỏi. Chỉ có 4269 người bỏ miền Nam ra miền Bắc. Trong khi đó Ronald B. Frankum, Jr. viết như sau:

 

 

Peacekeeping in Vietnam – Canada, India, Poland, and the International Commission by Ramesh Chandra Thakur. Nguồn University of Alberta, 1984

 

“At the same time, personnel and equipment moved to the South, The French and Polish were involved in transporting those who wished to go to the North.The French had allocated approximately ten shịps for Viet Minh transportations and had estimated that sixteen thousand of the possible one hundred fifty thousand personnel had already completed the trip north.”

 

Cùng lúc, các nhân viên và các thiết bị được chuyển vào Nam, Pháp và Ba Lan đă để hết tâm trí vào việc chuyên chở những người muốn được đi ra Bắc. Nước Pháp đă phân phối cho Việt Minh độ 10 chiếc tầu để chuyên chở và ước lượng vào khoảng 16 ngàn người trên tổng số ước lượng có thể là 150.000 ngàn nhân viên đă hoàn tất chuyến đi ra Bắc rồi”. (Trích OPTF, trang 138)

 

Theo tài liệu trong cuốn Cuộc Di Cư Lịch Sử trang 244, th́ chuyến bay đầu tiên chở người ra Bắc vào ngày 08/04/1955 và tổng cộng chỉ có 15 chuyến.

 

Có 1018 người được chở ra Bắc bằng phi cơ.

 

Và có 3340 được chở ra Bắc bằng tàu thủy của Pháp. Cộng chung là 4.358 người.

Tài liệu của Phủ Tổng Ủy Di cư rơ ràng là thiếu sót, v́ không đề cập đến số lượng người được chở ra Bắc bằng tàu của Ba Lan như đă nêu trên. V́ thế con số hơn 4000 người được chở ra Bắc là không xác thực.

 

Tuy nhiên, có một sự thực không thể chối căi là sau này có một số người tập kết đă bỏ trốn về miền Nam như trường hợp anh Trịnh Minh Cầm ở tỉnh B́nh Định và đồng bạn. Nhật báo Cách Mạng Quốc Gia thời 1955 có bài viết tường thuật đầy đủ về trường hợp của anh Nguyễn Minh Cầm. Theo anh Cầm, đă có khoảng 300 người đă cùng trốn đi như thế với anh và họ đă vào được đến Quảng B́nh, rồi từ Quảng B́nh tới được bờ sông Bến Hải. Nhưng khi tới được bờ sông Bến Hải th́ chỉ c̣n lại có 195 người, những người khác đă chết ở dọc đường. (Trích Cuộc Di Cư Lịch Sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư, trang 250)

 

Trên những chuyến tầu chở ra Bắc của tầu Kilinski, Ba Lan, người viết có tấm h́nh bộ đội Bắc Việt chở ra Bắc cả một đàn voi vốn là phương tiện chuyên chở của bộ đội Bắc Việt ở Cao nguyên Trung phần.

 

Riêng một số người di cư được tầu Ba Lan “chở dùm” vào miền Nam th́ không được cái may mắn như những người di cư được chở vào miền Nam trên các tàu Mỹ. Đó là trường hợp cuộc ra đi bất hạnh của một số đồng bào Ba Làng (Thanh Hóa) di cư vào Nam trên tầu Kilinski của Ba Lan. Và đây là lời kể lại của những con người bất hạnh đó:

Chúng tôi bước lên tầu Ba Lan với tất cả hồi hộp và lo sợ v́ chúng tôi vẫn có cảm tưởng bọn Việt Cộng sẽ đưa chúng tôi đi biệt tích một nơi nào khác, chứ không phải vào Nam. Chính v́ sợ thế mà nhiều đồng bào chúng tôi không dám đi… Việt Minh chia chúng tôi làm 3 hạng, hạng “phản động” bị giam xuống đáy tầu, nóng như ḷ lửa. Hạng “lừng khừng”, hạng “tiến bộ” được đối xử khá hơn, bị g̣ ép như cá hộp, nghẹt thở và không phân biệt lúc nào là ngày và đêm. Ăn th́ mỗi ngày được lưng bát cơm với một miếng thịt ḅ nhỏ xíu mà mặn không thể tưởng tượng… Một số đàn bà trẻ con v́ nhịn đói, nhịn khát, nóng bức quá nên bị ngất đi…Thủy thủ Ba Lan trên tầu này không hề nh́n ngó đến chúng tôi.

(Trích Cuộc Di Cư Lịch Sử, Phủ Tổng Ủy Di Cư, trang 252)

 

Người Pháp cũng nhờ Hải quân Mỹ chở người tập kết ra Bắc. Vào ngày 15 tháng 8, Hải quân đô đốc Sabin đă từ chối yêu cầu của người Pháp chở 18.000 người tập kết ra miền Bắc. Và kể từ đó, Hải quân Mỹ được lệnh từ chối tất cả mọi yêu cầu chở người tập kết ra Bắc. Chúng ta không kể đến một số không nhỏ nhiều người theo Việt Minh c̣n lưỡng lự không muốn rời bỏ miền Nam để ra sinh sống ngoài Bắc. Cũng không kể có một số người được cài lại miền Nam để phá rối hiệp định Geneva.

 

Tài liệu đọc thêm: Người viết hiện đang có trong tay tập tài liệu của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ ghi lại về việc cộng sản cài người ở lại miền Nam Việt Nam như sau: Cuộc xâm lược từ miền Bắc, hồ sơ về chiến dịch chinh phục miền Nam Viêt Nam của Bắc Việt. Trong phần V của tập tài liệu có ghi như sau:

“Khi Việt Nam bị chia đôi, hàng ngàn đảng viên được lựa chọn kỹ càng và được lệnh ở lại tại chỗ miền Nam và ǵn giữ guồng máy bí mật của họ cho nguyên vẹn hầu giúp tăng tiến mục đích của Hà Nội. Vơ khí và đạn dược được tích trữ để sau này được đem dùng. Du kích quân trở về với gia đ́nh để chờ lời kêu gọi của Đảng. Những kẻ khác rút vào những sào huyệt ở tận rừng sâu.

 

Đa số, khoảng 90 ngàn người đi ra Bắc Việt.

(Trích tài liệu của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, trang 26)

 

Việt Nam Cộng Ḥa sau này cũng cho xuất bản một cuốn Bạch thư nhan đề: Chính sách xâm lược của Việt Minh Cộng sản do chính phủ VNCH ấn hành vào tháng 07/1962.

 

Trong các con số Việt Minh tập kết ra Bắc, con số nào là chính xác? Khi những người miền Nam được gọi là “tập kết” ra Bắc, phần không nhỏ, bọn họ để lại gia đ́nh trong Nam. Vậy con số 85.000 được chuyên chở trên chỉ một chiếc tầu thủy theo thuyền trưởng tầu Ba Lan có tin được không? Cũng không hiểu tầu Kilinski thuộc loại tầu ǵ? Khả năng chuyên chở tối đa là bao nhiêu? Và họ đă chuyên chở bao nhiêu chuyến từ Bắc vào Nam? Tỉ lệ quá chênh lệch (giữa hai bên) này nói ǵ?(1)

 

Những sĩ quan và quân đội quốc gia tiếp quản những khu vực do Việt Minh trao trả lại trước khi ra Bắc theo Hiệp Định Geneva

 

Đây là một vấn đề ít được sách vở tài liệu nói tới. Theo lời một nhân chứng, đại úy Tùng lúc bấy giờ là sĩ quan tham dự vào chiến dịch tiếp quản này kể lại như sau cho tôi như một chứng từ miệng.

 

Đại úy Tùng thuộc đơn vị Sub Division Nam Định. Đơn vị này trước đây thuộc quân đội Pháp và đă được chuyển giao cho quân đội Quốc gia vào năm 1954 do sĩ quan Dương Quư Phan làm Tư lệnh. Trong đơn vị này có các sĩ quan như Tôn Thất Xứng (sau này thăng Thiếu tướng) trung tá Phạm Văn Đổng (sau cũng thăng Thiếu Tướng).

 

Sau đó, đại úy Tùng được lệnh di chuyển vào miền Nam, tháng 07/1954. Đơn vị của ông do đại tá Lê Văn Kim (sau này thăng Trung tướng) làm chỉ huy trưởng cuộc hành quân. Tôn Thất Đính (sau thăng Trung Tướng) làm Tham Mưu trưởng đi tàu há mồm LST của Pháp đổ bộ Sa Huỳnh rồi thẳng đường đến Quy Nhơn. Tuy nhiên, việc tiếp quản lại do một tiểu đoàn dù của Tây đi trước nhận bàn giao trực tiếp từ phía Việt Minh, sau đó mới giao lại cho quân đội Quốc Gia. Sau khi tiếp quản Quy Nhơn rồi lần lượt đến tiếp quản Sông Cầu, Tuy Ḥa. Cũng xin nhắc lại trước khi có Hiệp định Geneva th́ nơi đây đă xẩy ra một cuộc hành quân lớn tên Operation Atlante có sự tham dự của Đỗ Cao Trí mang một Tiểu đoàn Khinh binh từ Bắc vào Tuy Ḥa. Cuộc hành quân kết cục là thất bại.

 

T́nh h́nh ở Quy Nhơn lúc bấy giờ nằm trong tay quân đội Việt Minh. Không có điện, nước. Chỉ ở đường phố chính có điện nhờ dùng hai dynamô của xe thiết giáp chạy bằng dầu hỏa. Việc giao thông th́ có một đoạn đường xe lửa chạy dài chừng 20 kilô mét, chỉ có một toa. Không có đầu máy. Khi chạy th́ người ta dùng tay nhận một cái cần từ trên xuống dưới như một thứ piston, cộng thêm sức của chừng 10 người đẩy cho toa xe lửa có đà để chạy. Khi nào toa xe ngừng lại th́ xuống đẩy tiếp. Đến nơi th́ họ lại nhảy xuống kéo thừng để cho toa xe ngừng lại thay cái thắng.

 

T́nh h́nh dân chúng th́ tỏ vẻ lạnh nhạt, nếu không nói là ác cảm với quân đội Quốc Gia. Một lần, lính Quốc Gia mang trứng gà đến nhà dân để xin luộc, dân chúng từ chối không cho mượn bếp để luộc trứng.

 

Sau này, quân đội Quốc Gia phải bỏ công rất nhiều, dùng tâm lư chiến để lấy được ḷng dân. Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong th́ thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đă truyền tụng hai câu thơ như sau:

 

Mười năm không thấy cụ Hồ

Mới có 10 ngày đă đón cụ Ngô

 

Operation Passage to Freedom.

Phải nói rằng năm 1954-1955 đánh dấu một cuộc di cư vĩ đại về người trong lịch sử nhân loại. Và đối với người Mỹ, nhất là những thủy thủ trực tiếp trong việc cứu vớt người tị nạn th́ công việc cứu giúp người di cư từ miền Bắc vào miền Nam th́ trước hết và sau cùng cũng vẫn chỉ là một trách nhiệm tinh thần, một Moral obligation của một dân tộc giúp một dân tộc để có thể sống tự do trong một chính thể dân chủ, không bị đe dọa bởi cộng sản.

 

Săn sóc nguời di cư trên tàu USS Bayfield, 1954. Nguồn HQ Hoa Kỳ – Thư khố Quốc gia

 

Thật vậy, đối với phần đông các thủy thủ các tầu chiến, đại diện cho nước Mỹ nay ở tuổi 70 và 80, họ chỉ nh́n thấy công việc của họ với tính cách nhân đạo và cả đời họ sau này, điều ǵ c̣n lại vẫn là t́nh nhân loại trong công việc làm của họ.

Họ được quyền được hiểu như thế.

 

Sự dấn thân và tinh thần lư tưởng ấy vẫn phải được nh́n nhận. Mặc dầu sau này, chính phủ Mỹ đă trực tiếp tham gia vào chiến trường miền Nam th́ đó lại là một vấn đề khác, nhất định không phải là vấn đề của họ.

 

Riêng đối với người Việt Nam từ Bắc chí Nam, ư nghĩa cuộc di cư ấy là một chọn lựa chính trị dứt khoát không chấp nhận chế độ cộng sản.


Cả thế giới đă chú tâm theo dơi biến cố chính trị thời đó. Đặc biệt là báo chí Mỹ. Tôi tâm đắc với nhan đề một bài báo với hàng chữ lớn: Let Our People go. Hăy để cho dân chúng tôi đi. Hành tŕnh ra đi đó gợi nhớ cho người viết cuộc ra đi hơn 2000 năm trước đây của người Do Thái ra khỏi Ai Cập đi t́m miền đất hứa.

 

Và xin được dẫn một chứng từ về cuộc ra đi hào hùng ấy của đồng bào Thanh Hóa (thuộc liên khu 4 của Việt Cộng):

“Kế hoạch bàn định xong, vào một đêm không trăng, chúng tôi cho đàn bà trẻ con xuống bè mảng trước, c̣n đàn ông chúng tôi ở lại điều khiển đốt làng.“Đốt cho sạch”, ấy là khẩu hiệu chung của chúng tôi. Mỗi gia trưởng và trai tráng trong mỗi gia đ́nh đều có nhiệm vụ thanh toán bằng lửa túp nhà của ḿnh, nên ai nấy đều hăm hở, mặc dù là đốt mồ hôi nước mắt của chính ḿnh.Thế rồi hiệu lệnh phát ra, trăm bó đuốc châm lên, trăm ngôi nhà đỏ rực.

 

Đây mới thực là lửa đỏ căm hờn bùng cháy.


Lửa đỏ đầy làng, đốt cháy bao cơ nghiệp của dân làng, mà dân làng đều vui mầng hớn hở cũng đau đớn thật. Xong công việc chúng tôi rút lui ra chỗ thuyền bè đậu, cách xa bờ độ 100 thước, và hối hả chống chèo hướng ra bể khơi. Chúng tôi say sưa chèo măi cho đến khi ánh lửa trên bờ tàn và dần dần tắt hẳn mới trở lại thực tại và thấy ḿnh lênh đênh giữa biển cả…

 

Đi là cái hy vọng độc nhất của chúng tôi. Măi cho đến lúc rạng đông, mặt biển song sao, gió lộng, ánh thái dương ló dạng chúng tôi mới quay lại phía sau, nh́n lên bờ, nhưng không thấy đâu là bờ bến cả.

 

Lênh đênh trên mặt biển cho đến lúc đứng bóng th́ đoàn chúng tôi trông thấy một chiếc tầu chiến ở ngoài xa. Chúng tôi reo ḥ, giơ tay vẫy, có người có sáng kiến hơn, cột mảnh áo trắng lên trên cây xào làm cờ phất lia lịa. May quá, chiếc tầu chiếu đèn lên 5,6 lần hướng về phía chúng tôi. Một hồi sau chúng tôi tiến đến bên tầu chiến. Các sĩ quan và thủy thủ h́nh như đă được lệnh tiếp đón chúng tôi, nên họ không hỏi han ǵ cả ḍng thang giây xuống đón chúng tôi. Họ niềm nở, đỡ tất cả bọn chúng tôi lên tầu, và mọi người lúc ấy mới thật là hú vía, thoát hiểm.

 

Và tàu cập bến Hải Pḥng lúc 2 giờ đêm.

(Trích Cuộc Di cư lịch sử, trang 90-91)

 

Nhưng đă có bao nhiêu người di cư may mắn như đám người trên?

 

Tác giả Minh Vơ, trong bài viết: Di cư, một kỷ niệm đắng cay sau trở nên ngọt ngào viết:

“Mẹ tôi kể lại, bốn mẹ con phải đi 4 lần mới có một lần thành công. Đường đi dài gần 200 cây số mà cứ gần đến Hải Pḥng th́ lại phải dẫn nhau quay về, v́ lần nào cũng bị Việt Minh ngăn cản, dụ dỗ, đe dọa. Lần thứ bốn, may có một cán bộ địa phương thương t́nh cấp giấy tờ cho đi hợp pháp mới tới nơi. Bà đă gặp lại người cán bộ này tại miền Nam chỉ ít ngày sau đó. Anh ta nói khi cấp giấy cho gia đ́nh tôi, là trong bụng đă ôm mộng bỏ đảng ra đi rồi.

(Trích Minh Vơ, trong Ngô Đ́nh Diệm và chính nghĩa dân tộc, trang 293-294)

 

Cuộc di cư này có thể chia ra ba giai đoạn: tiếp cư, di cư, và định cư.

 

Giai đoạn tiếp cư

 

Ngay khi nghe tin Điện Biên Phủ thất thủ ngày 07/05 và thỏa ước Geneva vừa được kư kết ngày 20/7 chưa ráo mực th́ đă có những chuyển biến trong dân chúng.

 

Trại tạm cư Dốc Mơ. Nguồn National Geographic magazine, June 1955 – truyen-thong.org

 

Đúng ra là một cuộc khủng hoảng, xáo trộn lựa chọn chính trị giữa đi hay ở. Nó không giống hoàn cảnh một thứ tháo chạy rút quân như ở Ban Mê Thuột. Nhưng nó cũng có một vài góc cạnh giống như thế. Việc đi hay ở tùy thuộc khu vực dân chúng nằm trong vùng kiểm soát của Việt Minh cộng sản hay trong vùng kiểm soát của Quốc gia. Nhiều cuộc di chuyển tháo chạy, co cụm chuyển từ vùng ít an toàn sang vùng an toàn hơn.

 

Người Pháp đă không nghĩ tới hoặc không có một kế hoạch cụ thể nào nhằm tạm cư những người dời bỏ làng mạc ra đi. Trong Passing the Torch (tác giả, năm xuất bản? – DCVOnline) đă nhận xét như thế này: “When refugees surged into Hai Phong, they encountered the chaos of an overcrowded and hostile city. By August 10, 1954, an estimated two hundred thousand refugees were encamped at Hanoi and awaiting evacuation. (Trích trang 98) Khi số người di cư tràn ngập về Hải Pḥng, họ gặp phải t́nh trạng hỗn độn, tràn ngập người và sự thù nghịch của thành phố. Đến 10/8/1954, có khoảng 200.000 người tỵ nạn tạm trú ở Hà Nội và chờ đợi được di cư.

 

Trong khi đó, dân chúng các tỉnh phía Nam của Bắc phần bỏ làng mạc và tập trung về những vùng như Bùi Chu, Phát Diệm, Nam Định và Phủ Lư mà họ cho là an toàn hơn. Chẳng hạn tỉnh Bùi Chu có cả thảy 365 làng, nhưng phần lớn đều không có an ninh. Khi nghe tin Điện Biên Phủ thất trận th́ dân chúng bỏ chạy co cụm về chung quanh tỉnh Bùi Chu.

 

Trong sách Cuộc Di Cư Lịch Sử, trang 83 được viết lại như sau:

“Rồi cùng với những cuộc triệt thoái của quân đội Liên Hiệp Pháp khỏi các tỉnh miền Nam Trung-châu Bắc Việt, nhân dân các tỉnh Bùi Chu, Ninh B́nh, Nam Định, Phủ Lư vội vàng chạy về Hà Nội. Tiếp đó nhân dân các tỉnh chung quanh Hà Nội như Hà Đông, Hà Nam, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc Yên cũng hốt hoảng kéo về Hà Nội. Những lớp sóng người dồn dập kéo về Hà Nội giữa khi dân chúng đô thành hoang mang lo lắng đă thức tỉnh những kẻ hoài nghi, do dự và châm ng̣i cho phong trào di cư bùng nổ 3 ngày trước khi Hiệp định Geneva được kư kết. Chuyến tầu đầu tiên chở dân chúng Phát Diệm di cư vào Nam rời cửa biển Bắc Việt vào ngày 17/07/1954 và cặp bến Sài G̣n ngày 21/07/1954.

 

Xin nói cho rơ hơn, Bùi Chu và Phát Diệm là hai vùng bị triệt thoái đầu tiên của quân đội Pháp nên Bùi Chu và Phát Diệm cũng là những nơi đầu tiên mở đầu cho phong trào di cư vào miền Nam. V́ thế không lạ ǵ, tầu Thuỵ Điển Anna Salen rời cửa biển Bắc Việt và vào đến cảng Sài G̣n chỉ một ngày sau khi Hiệp định Geneva được kư kết.

 

Như vâỵ, người dân Phát Diệm là những người đầu tiên chính thức di cư từ miền Bắc vào miền Nam.

 

Phong trào di cư sau đó cứ thế mà lan rộng.

 

Ở đây, nơi những khu vực tạm trú, mọi thứ đều thiếu thốn v́ không được chuẩn bị. Chẳng hạn toàn tỉnh Bùi Chu chỉ có một nhà thương với 85 giường bệnh để phục vụ cho 440.000 dân. Chính quyền Quốc gia và Pháp tỏ ra bất lực. May có cơ quan USOM của Mỹ giúp giải quyết được một phần nào những khó khăn về thuốc men và nước uống.

 

Như đă nói ở trên, chỉ tính đến ngày10/08/1954, người Pháp và chính phủ quốc gia phải đối đầu với 200.000 người di cư chờ được đi vào Nam. Lo chỗ ăn, chỗ ở nước uống, bệnh xá cho 200.000 người chắc không dễ?

 

Phần chính phủ Pháp, họ chưa thoát ra khỏi hết nỗi ám ảnh tuyệt vọng bị thất trận ở Điện Biên Phủ. Và theo tinh thần Hiệp định Geneva, họ phải rút khỏi Đông Dương trong ṿng hai năm. Trong thời gian này, họ cần 400 triệu đô la Mỹ để nuôi quân lính Pháp. Ai sẽ tài trợ số tiền này, nếu không phải là Mỹ. Việc chuyên chở thương phế binh về Pháp cũng phải thương lượng với người Mỹ. Mối bận tâm hằng đầu của họ chỉ là triệt thoái an toàn binh đội Pháp ra khỏi Bắc Việt. Ngay trước khi thất trận Điện Biên Phủ, người Pháp đă có kế hoạch rút khỏi Bắc Việt các cơ sở hành chánh như ngân hàng, các cơ sở giáo dục, các trường Tây đưa vào miền Nam.

 

Và họ đă làm.

 

Nhưng họ có đủ phương tiện tiền bạc và kế hoạch để giải quyết vấn đề di chuyển của người tị nạn sau hiệp định Geneva không?

 

Phần chính phủ ông Diệm mà người ta gọi là “l’homme nouveau”, người mới, tiếng là thủ tướng chính quyền Quốc gia Việt Nam từ Nam ra Bắc, nhưng xem ra quyền hành của ông thu gọn ở phía Nam hơn là phía Bắc. Không thể trách được v́ ngày 26/06/1954, ông Diệm mới đặt chân xuống Sài G̣n trong một t́nh huống cực kỳ bấp bênh và hỗn loạn. Bấp bênh v́ có nhiều chống đối từ phía người Mỹ và nhất là phía người Pháp bằng đủ thứ ngôn ngữ thô tục nhất gán ghép cho ông như: thiển cận, bướng bỉnh, quá cứng rắn, một giải-pháp-khác-Diệm, chống cộng cực đoan, người khó khăn để liên hệ, kẻ tiên tri không có lời rao giảng. Nhiều giải pháp, nhiều tên tuổi được nêu ra trong danh sách những người có thể thay thế ông Diệm.

 

Salan đă đón chào ông Diệm về làm thủ tướng bằng cách ra lệnh triệt thoái quân đội viễn chinh Pháp ra khỏi 4 tỉnh phía Nam của Bắc Việt và sau đó để quân đội quốc gia thay thế. Việc triệt thoái binh đội Pháp ra khỏi 4 tỉnh phía Nam trước sau cũng phải làm. Nhưng làm sao để không gây ra những bất ổn chính trị, t́nh trạng hoảng loạn không tránh được của thành phần dân chúng sống trong các vùng tề do Pháp kiểm soát?

 

Xin trích dẫn Trần Tam Tỉnh, kẻ đưa đường cho cộng sản, mô tả hoàn cảnh người di cư các tỉnh phía Nam Bắc bộ như sau:

Báo chí ngày 25/10/1954 viết: “Cuộc xuất hành bằng đường biển với những người di cư, phần đông phương tiện khác rất yếu ớt, những người di cư, phần đông là công giáo, từ các vùng Bùi Chu, Phát Diệm do Việt Minh kiểm soát, trong ṿng 24 giờ qua đă lên tới con số khổng lồ khiến bộ tư lệnh Hải quân Pháp đă phải quyết định vớt họ. Đêm qua và sáng nay, các đơn vị Hải quân Pháp đă chở tới Hải Pḥng gần 2000 người di cư, họ vớt được ngoài khơi hải phận Việt Minh, ở lối 100km mạn Nam Hải Pḥng.Theo lời những người di cư, hàng ngàn người khác thuộc địa phận Bùi Chu và Phát Diệm đang t́m cách chạy trốn, có khi phải trả 5000 quan Pháp cho một chỗ trên các thứ thuyền hoặc bè. Nhiều thuyền bè đă bị lật và đắm luôn trong các cơn băo đang làm dữ mấy ngày này. Như vậy, hàng trăm người di cư đă bị chết đuối trong tai nạn đó. Ngày 26/10/1954, báo chí đưa tin: 15.000 người công giáo bỏ trốn bằng ghe thuyền hoặc bè để đi t́m tự do, từ các địa phận Bùi Chu và Phát Diệm đă tới được Hải Pḥng”.

(Trích Thập giá và lưỡi gươm, Trần Tam Tỉnh, trang 109)

 

Amouroux đă viết trên tờ Aurore lời kêu gọi như sau:

“Chúng ta, thế giới tự do và không chỉ có nước Pháp, chúng ta có thể nào bỏ rơi những con người đó mặc cho sự trả thù, đem quẳng họ lại vào bàn tay cộng sản và làm cho cuộc bỏ trốn kỳ diệu của họ năm 1954 hóa ra vô ích sao?”

 

Thực sự trên thực tế, quân đội quốc gia cũng đă không thể thay thế quân đội Pháp được. Người viết bài này đă theo anh rể thuộc Bảo An đoàn, từ Phủ Lư được chuyên chở bằng xe camion ra Hà Nội, rồi từ Hà Nội đáp máy bay vào Tourane vào cuối tháng 07/1954. Đó là những chuyến bay sớm nhất của quân đội Pháp chở binh sĩ Quốc gia và gia đ́nh của họ di cư vào miền Nam.

 

Dân chúng ở các tỉnh bị quân đội Pháp bỏ rơi như Hưng Yên, Sơn Tây, Hưng Hóa Bắc Ninh c̣n có nhiều cơ may di cư ra Hải Pḥng hoặc Đồ Sơn bằng đường bộ. Khốn đốn nhất là dân chúng di cư từ các tỉnh phía Nam Bắc Việt không dễ dầu trốn đi được bằng đường bộ cũng như đường thủy ra Hải Pḥng.

 

Từ cửa Cồn Thoi ra Hải Pḥng trên những mảnh bè tre nứa ghép lại một cách vội vă, tùy tiện bỏ mặc cho sự sống chết là trăm phần gian nan và khốn đốn.

 

Được tin này, ngày 29/06 ông Diệm phản đối kịch liệt quyết định của người Pháp và yêu cầu người Mỹ can thiệp với thủ tướng Mendes-France. Sự thù hận và mối hiềm khích nghi kỵ của ông Diệm đối với người Pháp từ những sự việc trên kéo dài. Sau này, ông Diệm yêu cầu Pháp chấm dứt mọi liên hệ với Hà Nội. Pháp không đồng ư. Ông cũng nghi ngờ người Pháp là đầu mối giật giây, âm mưu với các giáo phái cũng như đứng đằng sau nhóm Bảy Viễn, Nguyễn Văn Hinh.

 

V́ thế, khi ổn định xong t́nh h́nh chính trị miền Nam th́ đă đến lúc người Pháp phải xách gói ra đi. Ngày 28/04/1956, ngày cuối cùng của một số binh đội Pháp c̣n sót lại diễn hành trên đường phố Catinat, sau đó đáp tầu ở bến cảng Sài g̣n trên đường về nước. Cũng có nước mắt tiễn đưa. Ở đâu, thời nào th́ cũng thế, người ta nh́n thấy có những mệnh phụ lén lút chùi nước mắt tiếc nuối. Cũng đầy đủ nghi lễ, cũng kèn trống.

 

Kể từ nay, chế độ thực dân Pháp thực sự chấm dứt.

 

Phải chăng những nghi thức bề ngoài là những thứ mà lúc nào một người Pháp lịch sự, có văn hóa cũng cần đến? H́nh ảnh này nhắc nhở người ta nhớ đến buổi lễ cuốn cờ của quân đội Pháp ở Hà Nội vào tháng 10/1954.

 

Họ muốn ra đi trong đàng hoàng, trật tự như khi quân đội Pháp rút khỏi Hà Nội để bàn giao lại cho Việt Minh thay thế họ?

 

Sau này, ông Diệm chỉ riêng tặng huân chương cao quư Presidential Citation with Ribbon of friendship cho Hải quân đô đốc Sabin tại Sài G̣n khi giai đoạn di cư đă hoàn tất.(2)

 

In recognition of the invaluable services rendered to the free people of Viet Nam by the members of the Royal Navy, engaged in this operation.

 

I, as President of the Council of Ministers, State of Viet Nam, hereby award to Admiral Sir Charles E. Lambe, KCB, CVO, representing the office and men of the Royal Navy.

 

The Ribbon of Friendship

 

During the months of August and September 1954, the members of the Royal Navy assisted to freedom from the terrors of Communist rule in their home territory in North and Central Viet Nam, hundreds of thousands of men, women and children.

Thanks to the efficient and humanitarian assistance of the members of the Royal Navy these refugees have been given an opportunity to start their lives anew in the free territories of Viet Nam.

 

The free people of Viet Nam express their heartfelt gratitude for this unselfish manifestation of friendship and support.

 

Saigon, the 7th of October 1954

Chữ Kư: Ngô Đ́nh Diệm

Nguồn: lycos.co.uk

 

Nhiều tin đồn cho hay quân đội Pháp bỏ bom các tỉnh phía Nam Bắc việt làm chết cả ngàn người và rằng xe nhà binh Pháp chỉ chịu chở thường dân với giá 100 đồng mỗi người. Tin đồn như thế không lấy ǵ làm chắc chắn và bỏ bom xuống dân chúng để làm ǵ? Số lượng máy bay dùng để chuyên chở binh đội Pháp và Quốc Gia c̣n không đủ, lấy đâu ra máy bay để thả bom giết hại dân chúng? Và ở thời kỳ 45-54, những chiếc máy bay quan sát Morane của Pháp bay chậm như ŕ, chỉ cần một cây đại liên cũng có khả năng bắn rơi. Và xin nhắc nhở một chi tiết nhỏ là loại máy bay Morane chỉ có sàn máy bay là làm bằng sắt, tất cả những phần thân và nóc làm bằng vải bạt. Pháp c̣n bao nhiêu máy bay DC3 dùng để đi ném bom?

 

Quân đội Pháp c̣n rất eo hẹp, nghèo nàn và giới hạn lắm về phương diện máy bay. Và đó cũng là một trong những lư do kỹ thuật làm mất Điện Biên Phủ.

 

Ngày 30/06, ông Diệm bay ra Hà Nội gặp giới chính quyền người Pháp và bàn thảo, thương lượng về kế hoạch rút quân đội Pháp và Việt Nam. Đồng thời, ông cũng gặp giới chức quân đội và hành chánh Việt Nam. Trong một buổi lễ do chính quyền Việt Nam tiếp đón ông, có việc một số binh đội Quốc gia quần áo, gươm súng nai nịt chỉnh tề, sau đó có buổi lễ tuyên thệ của giới chức trong chính phủ, quỳ và thề trung thành với Quốc Trưởng Bảo Đại.

 

Kết quả cuộc thương thảo này không biết như thế nào?

 

Nhưng việc ông Diệm ra Bắc gây được tiếng vang tốt cũng như tin tưởng trong đám người di cư. Ông được coi như linh hồn của cuộc di cư và một thứ bản mệnh tương lai cho họ, nhất là những người theo đạo Thiên Chúa.

 

Lúc này, chung quanh Hà Nội như Gia Lâm, Hàm Long, Thái Hà Ấp, Nhà Ga Hàng Cỏ, chung quanh hồ Hoàn Kiếm, la liệt người di cư từ khắp nơi đổ về. Chỗ nào có đất trống là có người đến trú ở tạm. Ăn nằm la liệt ngổn ngang khắp nơi, một vỉa hè, một công viên. Người Mỹ đă cung cấp 18.848 tấn gạo, 1200 tấn cá khô cho các trại tiếp cư chung quanh Hải Pḥng. USOM đă giải tỏa 31 triệu đồng để mua thực phẩm dự trữ. (Trích OPTF, trang 23).

 

(1) Khoảng 130.000 người theo cộng sản tập kết do tầu Ba Lan và Sô Viết chở ra bắc [There was a smaller movement in the opposite direction, as some 130,000 supporters of the communist Viet Minh movement were transported north by Polish and Soviet ships.] (L.A.Wiesner, Victims and Survivors: Displaced Persons and Other War Victims in Viet-Nam, 1954–1975,Westport Press, New, York, 1988; A.R. Zolberg et al., Escape from Violence: Conflict and the Refugee Crisis in the Developing World, Oxford University).

 

(2) Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đă trao một bảng Tuyên duơng Tổng thốngBăng Hữu nghị khác cho Đô Đốc Admiral Sir Charles E. Lambe, Tư lệnh Hải Quân Anh Quốc ở Vùng Viễn Đông, vào ngày 13 tháng Mười, 1954. Trong 11 ngày từ 4 đến 13 tháng Chín 1954, HMS WARRIOR, đang phục vụ ở Viễn Đông, đă tham gia đưa 3.221 nguời Việt nam đi t́m tự do ở miền Nam trên hải tŕnh Hải Pḥng Sài G̣n. Đây là chiến hạm duy nhất của anh Quốc tham dự vào cuộc đưa người di cư với sự chấp thuận của Tư lệnh LHQ tại Viễn Đông. Hợp tác với Hoa Kỳ, nhưng HMS Warrior không nằm dưới sự điều động của Task forrce 90 của Đề Đốc Sabin. (Trích Operation Passage to Freedom By Ronald Bruce Frankum, Trang 116 và Tự điển Bách khoa Toàn thư mở).

 

 

xem tiếp phần 2

Nguyễn Văn Lục

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính