30 tháng 4 – Đi t́m thời gian đánh mất

- P2 -

 

Nguyễn Văn Lục

 

 

 

Người ta thấy trên đường phố diễn hành những đại bác 130 ly của Xô Viết, hoả tiễn SAM 2 Xô Viết xuất phát từ Thủ Đô Hà Nội. Một lần nữa xác quyết rằng, đấy là thành quả chiến thắng của Hà Nội chứ không của một ai khác.

 

Ngày 4/5/1975, xung đột với Campuchia

 

Hơn 30 năm đă qua, nhưng những tin tức nóng hổi sau có thể, là lần đầu tiên nhiều bạn đọc, đuợc nghe nói tới. Điều đó không lạ, v́ tin tức thông tin nằm trong mạng lưới tuyên truyền của chế độ cộng sản. Vào ngày 4/5/1975, có nghĩa là chỉ bốn ngày sau khi miền Nam thua trận, quân đội Khmer của Pol Pot đă đổ bộ xâm chiếm đảo Phú Quốc. Ngày mồng 8, quân đội trên bộ của Pol Pot đột nhập vào tỉnh Tây Ninh. Ngày 10, chiếm đảo Thổ Chu và bắt hơn 500 thường dân. Để trả đũa, bộ đội Việt Nam chiếm đảo Poulo Way, sau đó th́ rút lui. Tất cả những biến cố trên xảy ra dân chúng đều không hay biết v́ các báo bị đ́nh bản. Nhưng đài phát thanh cũng không thông báo cho dân chúng biết.

 

Phnom Penh, tháng 1 năm 1979

 

Ṇng súng của bộ đội chưa kịp nguội th́ Bắc Việt đă chuẩn bị cho một cuộc chiến khác. Hai cuộc chiến trước đây là chiến tranh chống chủ nghĩa đế quốc thực dân; vậy Hà Nội sẽ gọi tên cuộc chiến sắp tới là ǵ? Cho đến nay, có hai cuộc chiến đă xảy ra, một phía Nam và một phía Bắc Việt Nam. Vẫn chưa có một tên gọi thích đáng. Chúng vẫn chưa có một giấy khai sinh hộ tịch. Phải gọi đó là những cuộc chiến tranh ǵ? Cũng không ai nhắc tới nửa lời về lẽ thắng thua của hai cuộc chiến ấy. Mọi chuyện được bưng bít dấu nhẹm như thường lệ. Nói gian dối là cái lệ của người làm chính trị chẳng khác ǵ rỉ sét là cái đương nhiên của vỏ tầu biển. Nói gian dối riết rồi bị lộ, bị ch́m chẳng khác ǵ rỉ sét lâu ngày đục vỡ sàn tầu.

 

Liên Sô và Viêt Nam hăy cút đi: Báo Cờ Đỏ của đảng Cộng sản Thuỵ Sĩ. 15/01/1979. Nguồn: OntheNet

 

Quân đội Khờ Me Đỏ mới vào Nam Vang hôm 17 tháng 4, th́ ngay ngày hôm sau đă chuyển quân về hướng biên giới Việt Nam. Và như đă tŕnh bày ở trên, đă chiếm đảo Phú Quốc. Theo ông Phan Hiền th́ sau đó, nhiều cuộc thương thuyết đă diễn ra từ tháng 4,1976, nhưng kết quả không đi tới đâu và hai bên đă ngưng mọi thương thuyết vào ngày 18/5/1976. Sang đến tháng 4,1977 th́ tranh chấp giữa hai bên càng trở nên ác liệt. Các tỉnh biên giới của Việt Nam như Tây Ninh, Hà Tiên phải di tản dân chúng. Tây Ninh th́ một phần dân chúng phải bỏ nhà, Hà Tiên đến ba chục ngàn người phải di tản đi nơi khác. Phóng biên Roland-Pierre Paringaux đă nh́n thấy hàng đống thây người bị giết, bị cắt cổ ở các ruộng thuộc tỉnh Hà Tiên. Francois Nivolon cũng đă nh́n thấy những cảnh chém giết, dốt nhà tàn bạo như thế ở làng Mỹ Đức, cách biên giới Cam Pu Chia chỉ 4 km. Có gia đ́nh cả bố mẹ, 4 anh chị em đều bị giết, trừ một người con gái sống sót kể lại như một nhân chứng. Sau này, Ông Ngô Diên tố cáo có cố vấn Trung Quốc trong các binh đội quân Khờ me đỏ. Phải chăng, đằng sau Pol Pot là kẻ thù cố cựu của Việt Nam? Thật vậy, do sự xúi dục của Bắc kinh, chính quyền Căm Bốt (Cambodia) mới dám gây chiến tranh biên giới với Việt Nam và cắt đứt quan hệ ngoại giao với Việt Nam ngày 31/12/1977.

 

Ông Trần Văn An, một cán bộ tỉnh, cho biết từ 1975, tại tỉnh Tây Ninh, tỉnh giáp ranh với Cam bốt, có một 1090 thường dân bị giết do quân đội Pol Pot gây ra. 70.000 dân chúng phải rời bỏ ruộng vườn đi nơi khác. 15.000 mẫu hoa mầu bỏ không canh tác. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là những con số Việt Nam đưa ra, độ chính xác cần được dè dặt thẩm định.

 

Trong một tài liệu sau này Việt Nam thu nhặt được cho thấy Pol Pot coi cuộc đối đầu giữa Cam Bốt và Việt Nam là một đối đầu sống chết. Sự thù ghét của Pol Pot đă rơ ràng và minh bạch trong cuốn Sách đen ghi nhận,

 

“Dân tộc Cam Bốt nuôi một mối hận quốc gia đối với Việt Nam, một kẻ hiếu chiến đi xâm lược, nuốt chửng đất đai của Cambốt. Người Cam Bốt biết rơ ràng tính xảo trá, mưu mô quỷ quyệt và giả h́nh của Việt Nam. Việt Nam hành động như một Hitler đối với Cambốt một cách man rợ và Phát xít. Chúng ta phải bằng mọi cách giết người Việt Nam, một đổi 30.”

 

 

Cựu chiến binh Việt Nam Nguyễn Thanh Nhàn (h́nh trên, hàng trước, b́a trái) đă viết chi tiết về cuộc chiến ông tham gia ở Cam Bốt, kể cả những trang nhật kư này kể lại một trận chiến năm 1986. Mặc dù chính phủ Cộng sản Việt Nam chưa bao giờ chính thức xác nhận con số thương vong, khoảng 30.000 binh lính Việt Nam bị giết trước cuộc rút lui cuối cùng ra khỏi Cam Bốt hồi tháng 9 năm 1989. Nguồn h́nh: Kevin Doyle/BBC | 14 September 2014

 

Cũng sau này, trên mặt báo Le Figaro đă cho chạy một hàng tít lớn, phóng viên Yves-Guy Berges xác nhận: “Hà nội đang tiến hành một cách khoa học một cuộc diệt chủng lớn nhất trong lịch sử” (Hanoi procède scientifiquement au plus grand génocide de l’histoire). Điều này xem ra có vẻ không đúng sự thật. Yves-Guy Berges và Le Figaro tỏ ra thiếu ngay thẳng và trung thực. Hà nội đă không đến mỗi ngu dại như thế, v́ họ có cách ứng xử khôn ngoan và khéo léo hơn. Nhưng mặc dù Pol Pot gây hấn trước đă mang quân sang chiếm đóng Phú Quốc, việc Việt Nam mang quân sang chiếm đóng Campuchia đă bị cộng đồng thế giới lên án khiến uy tín ngoại giao của Việt Nam bị suy giảm, nhất là đối với các nước Đông Nam Á. Về phía người Mỹ, Ngoại trưởng Mỹ Cyrus Vance nói, “Các cuộc nói chuyện Mỹ-Việt Nam về b́nh thường hoá đă tan vỡ do cuộc xâm lược Cam pu chia của Việt Nam.”

 

Ngày 5/5/1975, Thông cáo của ṭa Tổng Giám Mục (TGM) Sài G̣n

 

Sau tiếng hát của Trịnh Công Sơn (TCS) trên đài phát thanh Sài G̣n, dấu hiệu thứ hai đón tiếp chính quyền mới là vị đại diện của Thiên Chúa giáo ở miền Nam.

 

Tổng giám mục Nguyễn Văn B́nh

 

TGM Phaolô Nguyễn Văn B́nh tham dự buổi sinh hoạt Thanh lao công trước năm 1975 cùng với Lm Trương Bá Cần (bên phải TGM), ông Nguyễn Đ́nh Đầu (bên trái). Nguồn: www.cgvdt.vn

 

Chưa đầy một tuần sau ngày giải phóng, TGM Nguyễn Văn B́nh gửi tâm thư kêu gọi giáo dân phải ḥa ḿnh vào nhịp sống mới, nỗ lực đón nhận trong tinh thần hoà hợp, ḥa giải dân tộc. Lá thư có đoạn như sau:

“Một trang sử mới đă mở ra cho dân tộc Việt Nam… Đây là một niềm vui chung của cả dân tộc, và với cái nh́n theo đức tin của người tín hữu, đây cũng chính là một hồng ân của Thiên Chúa. Hơn mọi lúc, giờ đây người công giáo phải hoà ḿnh vào nhịp sống của toàn dân, đi sâu vào ḷng dân tộc… người công giáo chúng ta phải phải sẵn sàng thi hành một cách tích cực mọi nghĩa vụ công dân do Chính phủ cách mạng lâm thời chỉ dẫn.”

 

Nội trong năm 1975, có cả thảy ba lá thư chung như thế. 12 tháng 6 một lá thứ hai và nhân dịp Hội nghị Hiệp thương thống nhất tổ quốc diễn ra tại Sàig̣n; một lá thứ ba mà nội dung nhằm thứ nhất, trấn an người Thiên Chúa giáo, linh mục, tu sĩ trong toàn địa phận. Thứ hai, bảo đảm với chính quyền cách mạng về sự sẵn sàng hợp tác trong hoàn cảnh mới. Theo tinh thần hiến chế “Gaudium et Spes”. Anh em ơi, hăy vui mừng. Một vài trí thức Kitô giáo cấp tiến như Nguyễn Ngọc Lan đă dùng thánh kinh để gọi Ngày Giải Phóng: đó là tin mừng cứu độ đă được gửi đến.

 

Bảo hăy đừng sợ th́ c̣n nghe được. Bảo hăy vui mừng th́ quả thực không dễ.

 

Một số khác th́ tỏ ra lo ngại về đường lối ḥa giải của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh. Sài G̣n có khoảng 600 linh mục, trong đó có hơn 100 vị đă du học nước ngoài và 2000 tu sĩ phần đồng khép ḿnh dưới sự chỉ đạo của đức cha B́nh. Tất cả những cơ sở trường tư thục Thiên Chúa giáo như đại học, đại chủng viện như cơ sở ḍng Tên, Đồng Công, Chúa Cứu Thế, học viện thánh Piô 10, Đà Lạt, các cơ sở thương mại như nhà in Nguyễn Bá Ṭng, trại gà Đà Lạt, thương xá Eden, nhà sách, cơ sở nhà in Tân Định đều phải giao nạp cho chính quyền mới. Theo Georg Evers, Missio 2003, CHLB Đức trong bài T́nh trạng nhân quyền tại Cộng hoà Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), tự do tôn giáo, bản dịch Việt ngữ của Liên Đoàn Công giáo Việt Nam tại Đức th́ Giáo Hội miền Nam có 226 trường trung học, 1030 trường tiểu học. Ngoài ra theo niên giám 2004, vào năm 1962-1963, giáo hội Thiên Chúa giáo miền Nam có có 58 cô nhi viện nuôi hơn 6000 trẻ em, 48 bệnh viện, 35 viện dưỡng lăo, 8 trại phong và 159 pḥng phát thuốc phát thuốc cho khoảng gần 2 triệu lượt người. Tất cả đều bị trưng thâu, nộp cho nhà nước.

 

Sự chọn lựa của Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh hẳn đă không phải dễ. Một tháng trước ngày qua đời, phóng viên Hải Nam, tức Trương Bá Cần, báo CGVDT đă phỏng vấn cụ trong 20 năm “sống phúc âm giữa ḷng dân tộc”, cụ là người đứng đầu Thiên Chúa giáo Việt Nam, xin cụ cho biết cảm tường của cụ trong 20 năm qua sống dưới chế độ VNDCCH, cụ c̣n thấy sợ không. Trả lởi “vẫn c̣n sợ” và cụ nói tiếp:

“Đời con người giống như một cuộc leo núi. 50 năm đầu là thời gian leo núi và những năm c̣n lại sau này là xuống núi. Khi leo lên núi th́ thời gian kéo dài và khó khăn, c̣n khi xuống núi th́ dễ dàng và nhanh hơn. Nhưng với tôi, 20 năm qua, cảm tưởng sâu đậm của tôi là đă phải sống một thời gian dài nhất của đời người.”

 

Sau này, tác giả Tuệ Không, trong một bài viết vào 10/5/1995, cho rằng tất cả bài phỏng vấn trên là ngụy tạo của Uỷ Ban Tôn giáo chính phủ dựng đứng lên. Toà TGM Sài G̣n cũng xác nhận cụ Nguyễn Văn B́nh đă quá suy yếu, kiệt sức để có thể trả lời một bài phỏng vấn như thế. Bài phỏng vấn từ câu hỏi đến câu trả lời là của ông Trương Bá Cần dàn dựng viết ra. Ông có đưa tới tŕnh Đức Cha vẫn đang đau yếu, chỉ đọc mấy câu, câu được, câu mất và yêu cầu đừng đăng. Nhưng ông Trương Bá cần đă viện cớ là bài đă lên chữ rồi, ở nhà in, để rồi xin cứ đăng.

 

Theo tôi, có lẽ tâm trạng và ḷng mong ước của cụ Giám Mục B́nh thể hiện rơ nhất trong câu trả lời lúc 80 tuổi của báo Iregno Attualita, đăng lại trên Église d’ Asie, “Lúc này đức cha ước vọng ǵ nhất?”

 

TGM Nguyễn Văn B́nh: “Sau những biến cố Đông Âu, tôi hy vọng mọi sự sẽ tiến triển tốt đẹp.”

 

Phía Phật Giáo, cả hai vị lănh đạo của hai khối đều không có tiếng nói. Thượng toạ Thích Tâm Châu chọn lựa ra đi như nhiều người. Thượng toạ Trí Quang th́ tịnh khẩu suốt hơn 30 năm nay. Phật tử như rắn không đầu. Người cần lên tiếng và đáng lẽ phải lên tiếng là TT Trí Quang. C̣n ai uy tín hơn ông trong lúc này, người đă từng được nước Mỹ qua phóng viên James Wilde và Frank Mc Culloch trên tờ Time mệnh danh “politician from the pagoda” hay “a most extraordinary man” (người phi thường nhất). Tôi chỉ muốn đổi một vài chữ như sau. Trước 1975, ông là một politician outside the pagoda và sau 1975, một politician inside the pagoda.

 

Thượng tọa Thích Trí Quang đi xích lô đạp, Saigon 18 tháng 12, 1964. Nguồn: AP

 

Nhưng ông Diệm, ông Thiệu không c̣n, Thượng toạ Trí Quang không có giá nữa. Ông chỉ có thể là người của thời cuộc dưới một chế độ kiểu ông Diệm, ông Thiệu mà thôi. Trong suốt hơn 30 năm quy ẩn và ngồi dịch rất nhiều kinh sách, ông chỉ làm được một thứ chính trị “inside the pagoda”, một điều hữu ích cho chính ông và cho những kẻ thù của ông ở bất cứ phía nào.

 

Đó là: Ta bảo cho các người hay, ta không bao giờ là người Cộng Sản như các người nghĩ; nhưng ta là nhà tu thật trong chế độ Cộng Sản.

 

Và TGM B́nh th́ có thể nói: Ta bảo cho các người hay, có người chê ta ba phải. Nhưng trước sau, ta là nhà tu thật dưới thời ông Diệm, ông Thiệu. Nhưng ta trở thành nhà chính trị bất đắc dĩ dưới thời Cộng Sản.

 

Và có lẽ, tôi thích nhất câu nói để đời sau đây của nhà tu bất đắc dĩ: “Nó giết ḿnh hôm trước, hôm sau nó đem ṿng hoa đến phúng điếu ḿnh.”

 

Có lẽ chính nhờ hiểu cái lẽ quyền biến của câu trên đă giúp ông không phải nhận một ṿng hoa phúng điếu.

 

Sau 1975, ở Việt Nam, chúng ta có chủ nghĩa cộng sản và có thêm chủ nghĩa bất đắc dĩ. Bất đắc dĩ để Thượng toạ Trí Quang phải quy ẩn trong chùa và bất đắc dĩ, Tổng Giám Mục Nguyễn Văn B́nh phải làm chính trị. Kẻ làm chính trị phải đi tu và kẻ đi tu phải làm chính trị.

 

Và cả miền Nam đều làm những công việc bất đắc dĩ như thế.

 

Ngày 6 tháng 5/1975, bộ mặt thứ hai của Sài G̣n sau Giải Phóng

 

Bộ mặt thứ nhất là những tiên tri giả đă đề cập ở trên; bộ mặt thứ hai là những người buôn bán giả. Chỉ sau một tuần, cái điểm nỗi bật của một thành phố chết vừa mới trỗi dậy là sự xuất hiện rất nhiều những người buôn bán lẻ. Họ ngồi dọc theo các đường, từ đầu phố hay đầu con hẻm. Bán đủ thứ và mua cũng đủ thứ.

 

Người buôn bán phần đông là những người chưa bao giờ buôn bán. Đây là lần đầu họ làm nghề buôn bán bất đắc dĩ. Sự buôn bán này là một bài toán trắc nghiệm người chủ mới trong thế chờ đợi thời thế, nghe ngóng động tĩnh.

 

Nghĩ đến hoàn cảnh bất đắc dĩ của cả miền Nam, xin mượn lời hát của Trịnh Công Sơn:

Hăy sống dùm tôi

Hăy nói dùm tôi

Hăy thở dùm tôi…

 

Nhiều người không muốn sống, không muốn thở và đă hẳn không muốn nói nữa.

 

Cuộc truy diệt văn hóa, sách vở miền Nam 

 

Người ta kể trường hợp ông N.L., một cán bộ vào tiếp thu văn hoá miền Nam có dịp đọc cuốn “Loan Mắt Nhung” của nhà văn Nguyễn Thụy Long. Ông thích cuốn sách đó, mang về Bắc tŕnh ông Tố Hữu. Ông Tố Hữu đọc xong nói, “Miền Bắc đă không thể có người viết văn như thế này…”

 

Vậy mà lần đầu tiên người dân Sài G̣n phải đốt sách vở.

 

Nhà văn Bùi Ngọc Tấn trong cuốn “Viết về bè bạn” cũng đă từng trải nghiệm việc phần thư như thế ở ngoài Bắc,

 

“Thế là tất cả các thư từ đều được đem ra đốt. Dưới bếp nhà anh chị tôi, vắng vẻ. Tôi nhớ là mùa nắng hanh. Những bức thư bắt lửa. Đây mới thật là lễ Hiến tế… Tôi đưa từng lá thư vào lửa. Khuôn mặt của từng người bạn hiện ra trong ngọn lửa lem lem. Tôi và Nguyên B́nh cùng im lặng. Không ai nói một lời trong suốt lễ hóa vàng. Không cả tiếng thở dài nữa.”

 

Trong cuộc truy lùng sách vở “ngụy”, bị đánh giá đồi trụy và phản động này, th́ ông Linh mục (LM) Trương Bá Cần, nguyên giáo sư sử học, hay Trần Bá Cường tỏ ra biết lợi dụng thời cơ nhất. Trần Bá Cường đă yêu cầu địa phận, nhà xứ, nhà in nộp tất cả tài liệu ấn phẩm tôn giáo. Từ đó cho người sàng lọc tài liệu nào không cần th́ đem bán kí lô, tài liệu nào xử dụng được hay có giá trị lịch sử th́ ông cất giữ cho riêng ḿnh. Người viết bài này biết rằng riêng địa phận Sài G̣n và nhà in Tân Định c̣n tàng trữ rất nhiều tài liệu quí giá từ thời Pháp thuộc. Các văn kiện liên quan đến Ṭa thánh, các phúc tŕnh địa phận, các thư từ giao dịch của các vị giám mục tiền nhiệm, các sắc chỉ, bài sai, các sách cũ quư và hiếm không đâu có, các sách đạo như kinh bổn, hạnh thánh, báo chí như tờ Nam Kỳ địa phận trong suốt hơn 40 năm… Không biết ông Cường đă cướp được những tài liệu ǵ và cất giữ ở đâu. Điều chắc chắn là cả một di sản văn hóa tinh thần có giá trị lịch sử Thiên Chúa giáo Việt Nam bỗng chốc trở thành tiêu ma.

 

Sau này, cái tội đối với lịch sử đó, ḿnh ông gánh vác lấy.

 

Trách chính quyền cộng sản truy diệt văn hóa miền Nam đă là một lẽ, ngay một số nhà văn miền Bắc cũng có cái nh́n khinh miệt, đánh giá thấp văn học cùng văn nghệ sĩ miền Nam, dù đă sau nhiều thập niên. Trong truyện ngắn “Rửa tay gác kiếm” xuất bản vào năm 2002 mới đây, ta c̣n đọc được những đoạn văn như sau của Bảo Ninh:

 

         Bảo Ninh

 

“Chỉ mỗi ḿnh Tú, một tay mọt sách, nguyên sinh viên trường Tổng Hợp là không ngại rúc vào đó, ngụp lặn lục t́m trong bụi tha về pḥng một bao tải nặng chịch những cuốn tiểu thuyết chưa bị mối xông. Nhưng tất cả đều rặt một ṇi thối tha mục nát văn chương chống Cộng, chữ nghĩa tối tăm, mờ ám, nội dung láo toét, ít ai kiên nhẫn đọc nổi quá nửa trang, chất giấy lại không hợp để vấn thuốc và khổ th́ quá nhỏ để gói bọc một thứ ǵ, thành thử đống sách của Tú chẳng mấy ai buồn ngó, dù rằng nó cứ vơi đi. Người ta thấy các mẩu vụn của những Chu Tử, Xuân Vũ, những ǵ đó nữa quanh chỗ dựng điếu cày và trong nhà bếp, trong nhà cầu…”

 

Họ đă cố hủy diệt văn học miền Nam mặc dù đă không hiểu ǵ về nền văn học ấy. Càng không hiểu được sức sáng tác từ tinh thần tự do sáng tạo của các nhà văn miền Nam cũng như hệ thống tự do xuất bản so với miền Bắc. B́nh Nguyên Lộc viết 820 truyện ngắn vào năm 1966. Đến 1975, số lượng đă hẳn trên 1000. Truyện dài của ông gần 100 cuốn. Và c̣n vô số truyện dài chưa in, khoảng 30 truyện. Nhà văn Duyên Anh có khoảng 60 tác phẩm. Phạm Duy đă sáng tác gần 1.000 bản nhạc đủ loại, hay có, dở cũng có. Trịnh Công Sơn có trên 600 bài, nhiều bài thuộc loại nhạc vượt thời thời gian đi vào bất tử cả tử lời ca đến nhạc điệu. Chỉ xét về lượng sách xuất bản, có nhà văn nào ở miền Bắc có thể so sánh bằng?

 

Nguyễn Tuân, nhà văn hàng đầu miền Bắc, trước tiền chiến có 10 tác phẩm nổi tiếng như Vang Bóng một thời, Tàn đèn dầu lạc, từ 45-75 có 10 tác phẩm đều tầm thường như Hà Nội Ta Đánh Mỹ giỏi… Những Tô Hoài, ngoài một vài cuốn kư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyên Hồng, Vũ Ngọc Phan, nhất là Nam Cao đă viết được ǵ?

 

Văn Cao bất hủ thời tiền chiến nay để lại những ǵ? Có bằng số lượng 2% phần trăm so với Trịnh Công Sơn? Có đi được nhiều thế hệ tuổi trẻ như Trịnh Công Sơn? Hay như Huy Cận với những bài Cướp súng giặc, Giết giặc, Tăng gia sản xuất, hoặc Lưu Trọng Lư với Cái mũ nồi, Tươi đẹp mầu cờ. Nhà văn Thanh Tịnh với Bài trừ hàng xa xỉ phẩm, Chống tư tưởng sợ Mỹ…

 

Xin trích dẫn nhà thơ Lưu Trọng Lư nổi tiếng với Lá Thu Vàng để chúng ta có dịp ngậm ngùi:

 

“Đứa nào rẽ thúy chia uyên.

Bắn cho nổ con ngươi, ḷi con mắt

Chặn bàn tay, trói giật bàn tay.”

 

Và đây là thi sĩ Tố Hữu, nhà thi sĩ đứng thứ nh́ ở miền Bắc:

 

“Thảm lắm anh à lũ ác ôn

Giết cả trăm người trong một sáng

Máu tươi lênh láng đỏ đường thôn

Có những ông già nó khảo tra

Chẳng khai, nó chém giữa sân nhà

Có chị gần sinh không chịu nhục

Lấy vồ nó đập thai ra

Có em nhỏ nghịch ra xem giặc

Nó bắt vô vườn, trói gốc cau

Nó đốt, nó cười… em nhỏ hét:

Má ơi nóng quá, cứu con ra.”

 

Sách thời VNCH lại hiện về bên lề đường Đặng Thị Nhu Q1 năm 1979. Nguồn: OntheNet

 

Ngày 15 tháng 5/1975, giáo chức được lệnh phải tŕnh diện tại Bộ Giáo Dục

 

Một trong những sai lầm của chế độ mới là để giáo sư cũ đi dạy trở lại.

 

Bởi v́, tất cả không trừ một người, đều không đủ tư cách làm một Thầy giáo trong chế độ mới. Không phải chỉ đi học hai ba tuần lễ chính trị đă đủ để biến họ thành một giáo viên của mái trường xă hội chủ nghĩa. Việc dạy và học trở thành một màn kịch lừa đảo, tráo trở và ngô nghê. Thầy đóng kịch c̣n tṛ mất tin tưởng. Con người sống bất đắc dĩ, sống hai mặt, nói một điều nghĩ một điều. Đi dạy mà sợ học tṛ, nhất là học tṛ lớp nhỏ. Đối với học tṛ lớn, dễ có sự thông cảm hơn. Không tin nhau th́ c̣n dạy dỗ ǵ được. Cái tồi tệ nhất của học đường không phải là thiếu trường sở, cơ sở vật chất, thầy giỏi, phương pháp giáo dục năng động, cho bằng sự mất niềm tin nơi giới trẻ đánh mất niềm tin ở thầy.

 

Chính trị hóa học đường là điều xúc phạm nhân phẩm thầy giáo.

 

Trong Nam, trước 30/4/1975 người thầy chưa hề bị xúc phạm như thế. Sau 30/4/1975, đi dạy học là một dằn vặt khổ sở đối với thầy v́ cảm thấy ḿnh hèn, không nhân cách. Mỗi ngày, ông thầy phải tranh đấu với chính ḿnh, vật lộn với cái đầu của ḿnh, phải t́m cách chiến thắng những tư tưởng bất đồng cứ ngo ngoe muốn ngóc đầu dậy để phản đối cái này cái kia. Có nhiều thứ để phản đối, để không đồng ư. Vai tṛ nhà văn, nhà giáo quả không xa nhau lắm ở chỗ biết nói sự thật. Xă hội phải tin vào người thầy và trả lại vai tṛ truyền đạt kiến thức và nhân phẩm.

 

Bộ mặt thứ ba của Sài G̣n sau Giải Phóng: bộ mặt của kẻ chiến thắng

 

Bên thắng cuộc diễn hành ngày 15 tháng 5 tại Sài G̣n. Nguồn: Spremberg, Sovfoto

 

Đường phố Sài G̣n, 1975.

 

Có cuộc diễn binh ăn mừng chiến thắng. Chiến thằng ǵ, ai chiến thắng ai? Đă nói rằng cuộc chiến này không có người thắng, kẻ thua. Vậy ăn mừng chiến thắng là bỉ mặt đối với người Sài G̣n. Người Sài G̣n muốn quên, c̣n họ muốn nhớ. Họ muốn phô trương sức mạnh, họ muốn người Sàig̣n nh́n nhận thua cuộc. Họ muốn xác nhận một điều không cần xác nhận nữa. Và mỗi năm, họ tái diễn lại cảnh này.

 

Tôi tự hỏi khi thống nhất nước Đức th́ dân chúng Tây Đức ứng xử thế nào, nhà cầm quyền Tây Đức đă hành xử ra sao? Đă bắt đi học tập? Đă đầy đi kinh tế mới? Đă tịch thu tài sản, nhà cửa dân Đông Đức? Đă truy diệt đốt phá sách vở bên Đông Đức? Đă bắt các nhà văn, nhà báo Đông Đức vào tù? Đă dựng lên những bức tường ô nhục? Đă gọi dân quân Đông Đức là bọn ngụy, bọn phản động? Đă xua đuổi người ta ra biển? Đă có bao nhiêu người dân Đông Đức phải trốn ra khỏi nước họ? Và một câu hỏi chót: Dân Tây Đức đă hy sinh bỏ ra bao nhiêu tỉ để thực hiện việc thống nhất nước Đức?

 

Các anh em đồng bào, những thanh niên trí thức từng du học, từng đi làm ở các nước Đông Âu, hăy làm nhân chứng viết lên điều này. Các anh đă thấy ǵ, nghĩ ǵ và so sánh ǵ khi nghĩ tới hoàn cảnh thống nhất đất nước sau 1975 so với nước Đức?

 

Bài học thống nhất nước Đức là bài học lớn mà người cộng sản khi nh́n lại đă không học được, chỉ v́ việc thống nhất này xảy ra sau 1975. Nhưng ngay cho dù xảy ra trước 1975, vị tất đă học được ǵ? Bằng chứng là sự tan ră chế độ cộng sản Đông Âu, nào họ đă rút ra được bài học ǵ? Bộ mặt thứ ba này cho thấy một điều: Họ luôn luôn cư xử với người Sài G̣n như kẻ thắng cuộc, như kẻ đô hộ với người bị trị. Đó là một thứ thực dân kiểu mới.

 

Người ta thấy trên đường phố diễn hành những đại bác 130 ly của Xô Viết, hoả tiễn SAM 2 Xô Viết xuất phát từ Thủ Đô Hà Nội. Một lần nữa xác quyết rằng, đấy là thành quả chiến thắng của Hà Nội chứ không của một ai khác. Một thành quả mà Hà Nội đă trả một giá không rẻ. Trong Les gens de la C.I.A., 1980, Guérin đă cho biết một cán bộ cộng sản ở B́nh Dương, vào năm 1963-1965, nhóm của ông này có cả thảy 75 người, đến ngày giải phóng, chỉ c̣n ḿnh ông sống sót. “Des soixante-quinze membres des années 1963-1965, je suis le seul survivant”. Dương Thu Hương nhắc lại số học sinh trong 4 lớp Trung Học cùng thời với bà, sau chiến tranh, chỉ có hai người sống sót trở về.

 

Đó là cảnh mà một thi sĩ Trung Hoa đă ngao ngán viết: “Nơi vó ngựa chiến đi qua, mười năm sau, cỏ chưa mọc và gió thổi c̣n mang mùi máu…”

 

Theo một tài liệu Mỹ cho thấy từ 1961-1968, có 259.447 cán binh Cộng Sản bị giết và 389.171 bị thương cộng với khoảng 300.000 chết, nhưng không t́m được xác

 

Đó cũng là cảnh mà một chuyên gia người Mỹ, ông Keith Weller Taylor đă ngạc nhiên nhận xét về sức sống của người Việt Nam: Những chuyên gia về sự tồn tại.

 

Cảnh đó cũng được quay chiếu thành film We were soldiers. (Chúng ta đều là những người lính). Ở nơi đó, vị trung tá chỉ huy trước cảnh hoang địa với sự hy sinh của hơn 2 phần 3 đồng đội chỉ c̣n mỗi một điều an ủi: “Cuối cùng th́ những kẻ c̣n lại vẫn là những người chiến thắng.”


  

We Were Soldiers (2002)

 

 

(C̣n tiếp)

- nguồn DCVOnline -

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính