Ngôn Sứ: Một từ ngữ trong Kinh Thánh

 

 

Có những người hiểu một từ trong Kinh Thánh theo nghĩa là một nhân vật có khả năng tiên báo tương lai, rồi dịch từ đó sang tiếng Việt là “tiên tri”; nhưng Kinh Thánh lại không luôn luôn nói theo nghĩa ấy. Trong bản gốc tiếng Híp-ri, từ đó là (נׇבׅיא) bî’, một từ tối nghĩa, nhưng có thể hiểu là “người được kêu gọi”. Các dịch giả bản Hy-lạp đă dịch từbî’  là προφητηϛ (prophêtês): gồm giới từ προ là tiền tố (préfixe) không chỉ có nghĩa thời gian mà c̣n có nghĩa không gian (phía trước, đằng trước) và động từ φημι có nghĩa là nói (dire), quả quyết (affirmer), khuyên nhủ, răn bảo (conseiller), ra lệnh (commander) (Lexique Grec-Français, trang 407 và 500). V́ thế, các từ bî’  prophêtês có nghĩa theo mặt chữ là “người nói ở đằng trước”, tức là nói nhân danh một ai đó. Từ “ngôn sứ” có thể bao gồm các nghĩa vừa kể: “ngôn” = nói, lời nói; “sứ” = sai khiến, sai phái; do đó “ngôn sứ” là người được gọi đi nói thay một vị nào đó. Một trường hợp rơ ràng nhất là khi ông Mô-sê thú nhận ḿnh ăn nói kém cỏi, th́ ĐỨC CHÚA đă cho A-ha-ron nói thay, tức là làm ngôn sứ cho Mô-sê (x. Xh 6,29–7,1-2). Các ngôn sứ trong Kinh Thánh luôn có sứ mạng làm phát ngôn viên của Thiên Chúa, đem lời của Người đến cho dân mà lời tiên báo (prédictions) th́ rất ít c̣n lời giảng dạy (prédications) th́ rất nhiều, cả hai gọi chung là “sấm ngôn” (hiểu theo nghĩa là lời mặc khải của Thiên Chúa dành cho con người, trực tiếp hoặc qua các vị trung gian  - Từ Điển Công Giáo / HĐGMVN 2016 mục “Sấm ngôn”, trang 751).

 

 

TRONG CỰU ƯỚC

 

Ngôn sứ được chia thành hai loại: những ngôn sứ được nói đến trong các tŕnh thuật lịch sử, như Mô-sê, Ê-li-a và Ê-li-sa, Sa-mu-en, Na-than, vv… và những ngôn sứ có sấm ngôn thành văn c̣n lưu lại, gọi là những “ngôn sứ văn sĩ”. Trong loại thứ hai, bốn vị được gọi là “ngôn sứ lớn” (v́ sách khá dài): I-sai-a, Giê-rê-mi-a, Ê-dê-ki-en và Đa-ni-en; mười hai là “ngôn sứ nhỏ”: Hô-sê, A-mốt, Giô-na, Mi-kha và tám vị khác (tác phẩm rất ngắn, thậm chí chỉ vài trang, như Ô-va-đi-a hay Khác-gai). Các ngôn sứ văn sĩ kế tiếp nhau xuất hiện từ tk VIII đến tk V tCN (trước, trong và sau lưu đày).

 

 

Phát ngôn viên

 

Nhiều ngôn sứ kể lại việc ḿnh đă được Thiên Chúa kêu gọi qua một thị kiến hay một lời ngỏ (x. Is 6); mặc dù ngại ngùng hoặc do dự, các ngài vẫn được sai đi (x. Gr 1,4-9); rồi xác tín ḿnh phục vụ lời Thiên Chúa khi chuyển đạt lời ấy (x. Gr 26,10-16). Phục vụ như thế, các ngài vui cũng lắm (x. Ed 3,1-3) mà đau khổ cũng nhiều, v́ thường sứ điệp bị khước từ, và bản thân bị bách hại (x. Gr 15,16-18). Nhận lănh lời Thiên Chúa trong những thị kiến nội tâm rồi đem ra kể lại (x. Gr 1,11-15), các ngài lên tiếng như những sứ giả, thường mở đầu bằng câu: “ĐỨC CHÚA phán thế này”, rồi ngắt ư hay kết thúc bằng câu: “Sấm ngôn của ĐỨC CHÚA”. Ngôn ngữ thường giàu nhịp điệu và h́nh ảnh, dùng nhiều từ mạnh để đánh động và in sâu. Một số vị c̣n nói bằng những “cử chỉ đặc biệt ngôn sứ” để gây ṭ ṃ và đ̣i phải suy nghĩ: Phần ngươi, hỡi con người, hãy lấy một thanh gươm sắc và dùng làm dao cạo, rồi lướt trên đầu và râu ngươi. Ngươi hãy lấy cân chia râu tóc ra làm nhiều phần. Ngươi sẽ đốt một phần ba trong ngọn lửa nhóm lên ở giữa thành, khi mãn hạn số ngày thành bị vây hãm. Một phần ba nữa, ngươi sẽ dùng gươm mà vằm ra ở chung quanh thành; còn một phần ba cuối cùng, ngươi sẽ vãi tung trước gió, và Ta sẽ tuốt gươm đuổi theo. (Ed 5,1-2) 

 

Hoặc:  Ngươi hãy đem hành lý của ngươi ra ngoài như hành lý của kẻ đi đày, giữa ban ngày, trước mắt chúng. Và chiều đến, ngươi sẽ ra đi trước mắt chúng như một kẻ phải đi đày. Trước mắt chúng, ngươi hãy khoét tường mà đưa hành lý ra. Trước mắt chúng, ngươi sẽ vác hành lý lên vai và ra đi lúc trời tối; ngươi sẽ che mặt để khỏi nhìn thấy xứ sở, vì Ta đã biến ngươi nên điềm báo cho nhà Ít-ra-en.”(Ed 12,1-7).

 

 

Người của giao ước  

 

Dựa vào truyền thống của dân tộc ḿnh, các ngôn sứ nói nhân danh ĐỨC CHÚA để nhắc nhở cho Ít-ra-en về căn tính đích thực và sứ mạng của họ. Các ngài tố giác việc thờ ngẫu tượng và những bất công xă hội, tố giác việc liên minh chính trị với những thế lực ngoại bang, do đó với các thần minh của chúng. Trước thời lưu đày (A-mốt, Hô-sê, I-sai-a, Giê-rê-mi-a) th́ chủ yếu là tuyên “những lời sấm phán xử”, cáo buộc những lỗi lầm và loan báo h́nh phạt: kẻ thù sẽ đến xâm lăng và bắt đi lưu đày. Các ngài kêu gọi Ít-ra-en hoán cải, v́ đó là cách duy nhất để tránh được mối nguy đang chực chờ là sự phán xét của Thiên Chúa. Nhưng từ cuộc lưu đày về sau, (Ê-dê-ki-en, Đệ nhị I-sai-a = Is 44–55) th́ chủ yếu lại là “những sấm ngôn cứu độ”, loan báo sự giải thoát, sự phục hồi và một tương lai đầy hứa hẹn. Các ngài cho rằng vai tṛ của Ít-ra-en là làm chứng về Thiên Chúa giữa muôn dân.

 

 

TRONG TÂN ƯỚC

 

Đức Giê-su đă được nh́n nhận như một ngôn sứ (x. Lc 24,19) và chính Người đă tự coi ḿnh là một ngôn sứ (Lc 13,33-34). Người đă khai mạc sứ vụ của ḿnh bằng việc trích dẫn Is 61: Thần Khí Chúa ngự trên tôi, vì Chúa đã xức dầu tấn phong tôi, để tôi loan báo Tin Mừng cho kẻ nghèo hèn. Người đã sai tôi đi công bố cho kẻ bị giam cầm biết họ được tha, cho người mù biết họ được sáng mắt, trả lại tự do cho người bị áp bức, công bố một năm hồng ân của Chúa” (Lc 4,16-21). Thánh Lu-ca ưa tŕnh bày Chúa Giê-su như một Ê-li-a mới (td. Lc 7,11-16). Thánh Mát-thêu dẫn 10 sấm ngôn của các ngôn sứ, để chứng minh Chúa Giê-su là Đấng Mê-si-a thiên hạ trông chờ: Tất cả những điều xảy ra là để nên trọn lời Chúa nói qua miệng các ngôn sứ… (Mt 1,22; 2,5.15.17 v.v..). Thánh Gio-an quả quyết rằng Chúa Giê-su c̣n hơn một ngôn sứ nhiều: Người là Lời của chính Thiên Chúa, là Ngôi Lời đă trở nên người phàm (x. Ga 1,14).

 

Giữa cộng đoàn tiên khởi đă có mặt các ngôn sứ: Trong Hội Thánh, Thiên Chúa đã đặt một số người, thứ nhất là các Tông Đồ, thứ hai là các ngôn sứ, thứ ba là các thầy dạy, rồi đến những người được ơn làm phép lạ, được những đặc sủng để chữa bệnh, để giúp đỡ người khác, để quản trị, để nói các thứ tiếng lạ.” (1 Cr 12,28 ; Cv 13,1-2). Được Chúa Thánh Thần linh hứng kẻ làm ngôn sứ th́ nói với người ta để xây dựng, khích lệ và an ủi” (1 Cr 14,3 theo KPB, bản dịch để học hỏi) khi áp dụng các sấm ngôn của các ngôn sứ và lời của Chúa Giê-su vào những trường hợp cụ thể hay với những con người cụ thể.

 

Tóm lại, từ ngôn sứ mới diễn tả đầy đủ được sự phong phú của ơn gọi nơi những người được Thiên Chúa chọn, để sai đi loan báo sứ điệp cứu độ và giảng dạy cho dân, c̣n việc nói tiên tri” chỉ là một khía cạnh nhỏ trong sứ mạng ấy, và như vậy, từ ngữ “tiên tri” không thể diễn tả vai tṛ và sứ mạng của các vị ngôn sứ một cách đầy đủ và rơ ràng.

 

 

Ngày 27-3-2023

Nguyễn Tuấn Hoan

(Viết theo 50 mots de la Bible, cahiers Evangile No123, PROPHÈTE, p.44)

 

 

Bản PDF   

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính