Thứ Năm Tuần Thánh

Linh Mục:

Đức Ki-tô khác  hay  “KHÁC” Đức Ki-tô

 

Nguyễn Tuấn Hoan

 

 

Vào ngày Thứ Năm Tuần Thánh anh chị em giáo dân mười người th́ hết chín người gọi thánh lễ ban chiều là lễ rửa chân! Gọi như thế cũng không sai, v́ ngay trong một số xứ đạo, chỉ nội việc chọn những vai diễn các tông đồ cũng gây tranh căi nhiều; c̣n những ư nghĩa quan trọng của Thánh lễ: Chúa Giê-su thiết lập Bí tích Thánh Thể và chức linh mục lại ít được các mục tử nhấn mạnh, v́ vậy mà người giáo dân vẫn chỉ dừng lại ở lễ rửa chân” và có lẽ cả các linh mục cũng chỉ cúi xuống rửa chân cho những vị “giả tông đồ” như một nghi thức phải làm cho xong, mà bản thân các ngài cũng chẳng cảm nhận bài học mà Chúa Giê-su muốn, đó là: “Trong anh em, người làm lớn hơn cả, phải làm người phục vụ anh em. (Mt 23,11)

 

Cách nay 14 năm (2009) Hội Thánh dành một năm với chủ đề “Năm Thánh Linh Mục” để dân Chúa không ngừng cầu nguyện cho các linh mục, giám mục được luôn là những mục tử tốt lành, biết chu toàn sứ mạng mà Chúa Ki-tô, Vị Mục Tử Nhân Lành đích thật, đă ủy thác. Nhưng thói quen của dân ḿnh là chuyện ǵ cũng chỉ khai mạc cho thật long trọng, hoành tráng và đến ngày bế mạc cũng không kém long trọng, rồi đâu lại vào đấy “vũ như cẩn”. Thời gian qua hơn một con giáp, biết bao thay đổi, nhiều vị linh mục đáng kính đă về với Chúa và thế hệ tiếp nối đă gia tăng rất nhiều, đă qua những thời kỳ kham hiếm linh mục, đó cũng là điều đáng mừng. Nhưng những điều mắt thấy tai nghe khiến tôi luôn tự hỏi, có bao nhiêu linh mục thực sự là mục tử tạo được tương quan tốt đẹp với dân Chúa, một mục tử hết ḷng v́ chiên, hay chỉ là những quan chức quan liêu, hách dịch, một kẻ ban phát nhu cầu tâm linh cho những ai vừa ư ḿnh. Bài viết này chỉ muốn chia sẻ một suy nghĩ về tầm quan trọng của sứ mạng linh mục, trong hoàn cảnh cụ thể của xă hội đầy sự gian dối và bất công, người dân cần đến những linh mục thật sự là Đức Ki-tô khác, chứ không cần đến những linh mục “khác” Đức Kitô, thậm chí có những linh mục Phản Ki-tô.

 

 

1- Linh mục, Đức Ki-tô khác.

 

Kiểu nói này do cụm từ la-tinh: Alter Christus khá quen thuộc, nguồn gốc có lẽ từ cha thánh Gio-an Ma-ri-a Vi-a-nê.  C̣n một cách nói nữa là “Đức Ki-tô thứ hai”. Ngôn ngữ nào cũng có một giới hạn khi diễn tả một sự kiện hay một sự vật. Khi nói linh mục là một “Đức Ki-tô khác”, hay là Đức Ki-tô thứ hai, th́ có nghĩa là vị linh mục mang trong ḿnh tất cả sứ mạng của Chúa Ki-tô, là mang lấy cả cuộc đời của Chúa Ki-tô. Sứ mạng của Chúa Ki-tô là cứu rỗi nhân loại. Cuộc đời của Chúa Ki-tô là sự dâng hiến hoàn toàn và vâng phục tuyệt đối ư Chúa Cha. V́ thế, khác ở đây không có nghĩa thay thế, như thay một cái xe khác, một chiếc iphone khác, xây một cái nhà khác v.v..hoặc có vị tạo cho ḿnh một cung cách khác người, lập dị.

 

Linh mục là Đức Ki-tô khác, là bởi v́ chức linh mục rất cao quư và có tầm quan trọng trong Hội Thánh, đến nỗi Công Đồng Va-ti-ca-nô II khuyến cáo rằng: “Trong việc tuyển lựa chủng sinh, cần phải luôn vững tâm trong việc thử thách, dù phải buồn ḷng chịu thiếu linh mục” ( OT 6). Điều đó có nghĩa là thà thiếu linh mục, c̣n hơn có những linh mục bất xứng, thiếu tư cách. Một điều rất khó, là Công Đồng đ̣i hỏi những bậc bề trên, dám can đảm khuyên những người do ḿnh hướng dẫn, phải chuyển hướng ơn gọi, v́ xét thấy họ không đủ tư cách. Đó là lư do dẫn đến t́nh trạng “vàng thau lẫn lộn” trong hàng ngũ linh mục ngày nay.

 

Linh mục là Đức Ki-tô khác, v́ qua bí tích truyền chức họ trở thành hiện thân của Chúa Kit-tô Linh Mục, chia sẻ cuộc sống của Người, họ phải tập quen sống kết hợp với Người như bạn hữu (OT 8; PO 12). Từ những con người xác thịt yếu đuối, họ được Chúa Thánh Thần xức dầu thánh hiến và được Chúa Kitô sai đi, các linh mục phải biết nghe theo sự thúc giục và hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, không ngừng cố gắng tiêu diệt nơi ḿnh những thói hư, nết xấu của xác thịt, để không c̣n sống theo ư riêng ḿnh, mà phải để Chúa làm chủ cuộc đời ḿnh, hầu có thể nói được rằng: Tôi sống, nhưng không c̣n phải là tôi, mà là Đức Ki-tô sống trong tôi” ( Gl 2,20).

 

Là Đức Ki-tô khác, các linh mục phải mang lại cho giáo dân sức mạnh và ánh sáng thiêng liêng, để họ có thể vững vàng thể hiện cuộc sống đức tin giữa muôn vàn thử thách và cám dỗ trong cuộc sống trần thế. Các linh mục vừa phải sống như những người cha, biết chăm lo cho con cái ḿnh bằng việc phân phát lương thực thiêng liêng và không ngừng đào tạo cho các tín hữu một đời sống đức tin trưởng thành. Đừng hài ḷng dừng lại ở những cái hào nhoáng bên ngoài, những xây cất lăng phí, những phát triển giả tạo của những hội đoàn, những phong trào mang tính phô trương, mà bên trong đầy những xấu xa, ghen tương, tự măn, bè phái (PO 6). Như những người cha, nhưng các linh mục cũng là anh em của mọi người, để phục vụ mọi người như Chúa Giê-su từng nói: “Thầy đến không phải để được người ta phục vụ, nhưng là để phục vụ” (Mc 10,45). Các linh mục phải trở nên mọi sự cho mọi người, dám xả thân v́ người khác, dám can đảm nói lên tiếng nói của công lư và sự thật để bênh đỡ những người bị áp bức bất công.

 

Nêu ra một số điểm chính dựa trên giáo huấn của Hội Thánh, để khẳng định rẳng nếu các linh mục sống được những đ̣i hỏi trên đây, th́ quả thật câu nói Linh mục là Đức Ki-tô khác không sai chút nào. Lịch sử Giáo Hội để lại cho chúng ta biết bao tấm gương của các linh mục, thời nào cũng có, không xưa lắm có cha Mác-xi-mi-li-a-nô Kôn-bê, đă dám chết thay cho một tù nhân trong trại tù của Đức Quốc xă (14-8-1941)…Giáo Hội Việt Nam chúng ta, ngoài những linh mục đă can trường làm chứng cho đức tin bằng cái chết anh dũng của ḿnh, trong những thời kỳ bách hại của các vua chúa. Nhớ lại thời gian xảy ra những biến cố tại Thái Hà, Toà Khâm sứ hoặc Đồng Chiêm, một số đông linh mục của giáo phận Hà Nội đă can đảm nói lên tiếng nói của công lư, bất chấp những lời răn đe doạ nạt, và đă có những linh mục bị đánh đập dă man. Cũng chính v́ vậy mà toàn thể dân Chúa cũng một ḷng một dạ, yêu mến, kính phục và gắn bó với mục tử của ḿnh. Tất cả đă vượt qua sự sợ hăi, không lùi bước trước bạo lực, đồng tâm nhất trí thắp sáng ngọn lửa đức tin. Ngày hôm nay, cũng có nhiều linh mục dám hy sinh tất cả, kể cả mạng sống ḿnh cho đoàn chiên. Nhiều vị quả cảm sống trên các vùng Tây Nguyên thiếu thốn mọi tiện nghi, tính mạng luôn bị đe doạ, nhưng các ngài đă không t́m lợi ích cho riêng ḿnh mà chỉ muốn sống hết ḿnh cho dân Chúa , th́ quả thật đó là một Đức Ki-tô khác. Nhưng cũng c̣n nhiều linh mục có cuộc sống chẳng những không phản chiếu được khuôn mặt đích thật của Đức Ki-tô, mà c̣n làm méo mó khuôn mặt của Người, xem chức linh mục như một nghề và có một đời sống hoàn toàn khác Đức Ki-tô.

 

 

2- Linh mục, “khác Đức Ki-tô”  hay Phản Ki-tô

 

Cuộc đời trần thế của Đức Ki-tô thể hiện trọn vẹn thánh ư Chúa Cha, Người đă nêu cao tấm gương vâng phục cho mọi kẻ theo Người. Bài thánh thi Pl 2,6-11 cho chúng ta thấy sự hạ ḿnh của Đức Ki-tô, Người đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang của Con Thiên Chúa, để sống kiếp phàm nhân trong sự vâng phục Chúa Cha. Thánh Phao-lô kêu mời các tín hữu hăy sống tâm t́nh vâng phục của Đức Ki-tô và đối với các linh mục lại càng phải sống tâm t́nh ấy một cách mănh liệt hơn. Vâng phục là luôn sẵn sàng t́m ư muốn Đấng đă sai ḿnh, chứ không phải t́m ư riêng ḿnh. Nhiều linh mục chỉ muốn làm theo ư riêng ḿnh, t́m sự thoải mái tiện nghi, thích hưởng thụ hơn là chấp nhận những hy sinh, không muốn chia sẻ cuộc sống với những linh mục khác ở những vùng hoang vu, nghèo khó, thiếu thốn mọi mặt. Nhiều cha sở c̣n ôm hết mọi việc (dĩ nhiên ôm cả mọi quyền lợi!), cha phụ tá chỉ làm vài thánh lễ, rồi rông chơi, la cà nơi này nơi khác cho hết giờ…những trường hợp này tôi nghe nhiều, mà thấy cũng nhiều. Vâng phục c̣n là biết lắng nghe những nguyện vọng chính đáng của dân Chúa, đáp ứng những nhu cầu thiêng liêng của họ. Vâng phục không phải chỉ là trên bảo sao nghe vậy, đó chỉ là cách giữ luật máy móc, nô lệ lề luật. Nhưng cũng không thiếu trường hợp phép vua thua lệ làng, thí dụ luật cho phép những đôi hôn phối được tự do chọn nhà thờ để cử hành thánh lễ, nhưng cha xứ không cho và hoạnh hoẹ đủ điều. Có giáo phận c̣n oái oăm bắt cử hành thánh lễ hôn phối trước khi vào Mùa Vọng hoặc Mùa Chay, c̣n tiệc tùng làm sau. Mà lẽ ra, Giáo Luật chỉ cấm tuyệt đối cử hành Hôn phối thứ Sáu và thứ Bảy Tuần Thánh và khuyên hạn chế trong việc tổ chức ăn uống để có chút tinh thần chay tịnh. Đó chẳng phải là cách giữ luật kiểu các Pha-ri-sêu Những kẻ dẫn đường mù quáng, gạn lọc con muỗi mà nuốt chửng con lạc đà đó sao? (Mt 23,24). Nơi một số linh mục, c̣n thể hiện sự độc tài khắc nghiệt, khiến cho những giáo dân ít hiểu biết sợ hăi và xa lánh sau khi bị khước từ một yêu cầu chính đáng, chỉ v́ thiếu một điều kiện nào đó (!) mà lẽ ra họ phải được ôn tồn hướng dẫn cho họ biết phải làm những ǵ, hoặc họ cảm thấy an ḷng dù yêu cầu đó không được đáp ứng.

 

Linh mục “khác Đức Ki-tô”, v́ không hề biết chạnh ḷng thương những người đang gặp khổ đau, những người đói khát, những người bị bỏ rơi bên lề cuộc sống. Linh mục khác Đức Ki-tô, v́ chỉ biết im lặng không dám lên tiếng bênh vực những người bị áp bức, những người đang chịu sự bất công của bạo lực. Dửng dưng trước đau khổ của tha nhân, cũng là đồng loă với sự ác. Dụ ngôn ông phú hộ và anh La-da-rô nghèo khó, minh hoạ cho thái độ dửng dưng này (x. Lc 16,19-31). Không phải cứ có nhiều tiền th́ có quyền sống xa hoa hưởng thụ, thu ḿnh trong cái thế giới trưởng giả, không hề nh́n ra bên ngoài, không quan tâm ǵ đến cảnh khổ đau của những người xung quanh. Có những linh mục, sau ngày lễ “phong chức”, cả cuộc sống sau này chỉ nghĩ đến “phong b́”. Có “phong b́” th́ mọi sự dễ dàng.

 

Giáo Hội Việt Nam hôm nay, không chỉ có các linh mục khác Đức Ki-tô, mà c̣n có những linh mục sống phản lại sứ mạng của ḿnh, thoả hiệp và chung đường với quyền lực sự dữ để phá Giáo Hội. Họ là không phải là Alter Christus mà là Anti Christus (tôi có ư viết rời để thấy sự tương phản). Từ Antichristus (bản la-tinh) trong thư thánh Gio-an (1Ga 2,18-19) được dịch là Phản Ki-tô.

 

Để thấy bản chất và sự tác hại của những linh mục Phản Ki-tô chúng ta cần đọc cả đoạn văn này: “Hỡi anh em là những người con thơ bé, đây là giờ cuối cùng. Anh em đă nghe biết là tên Phản Ki-tô sẽ đến; thế mà giờ đây nhiều tên Phản Ki-tô đă xuất hiện”. Và thật khó lường bởi v́: “Chúng xuất thân từ hàng ngũ chúng ta, nhưng không phải là người của chúng ta, v́ nếu là người của chúng ta, chúng đă ở lại với chúng ta. Nhưng như thế mới rơ: không phải ai ai cũng là người của chúng ta”(c.19). Đó chính là những lời cảnh báo của thánh Gio-an vào thời điểm Giáo Hội bị bách hại bởi những bạo quyền Rô-ma. Ngay từ thời Cựu Ước và trải dài trong lịch sử Giáo Hội, bất cứ thời nào và bất cứ nơi nào th́ hoạt động của Thiên Chúa cũng luôn gặp phải những sức mạnh đối nghịch mang những bộ mặt khác biệt. Và những Phản Ki-tô luôn đứng về phía quyền lực nhân loại, để rồi bằng những thủ đoạn dối trá được che đậy cách khôn khéo, những Phản Ki-tô này t́m cách làm cho các kẻ tin đi lạc đường (c.26). Những linh mục Phản Ki-tô cũng xuất thân từ hàng ngũ linh mục, được gieo trồng vun tưới cẩn thận, thế nhưng quỷ dữ đă đến cướp đi điều đă gieo trong ḷng người ấy (Mt 13,19), để từ nay họ chỉ biết làm theo những xúi giục của Quỷ Dữ.

 

Những suy nghĩ trên chỉ là cảm hứng từ những đoạn Lời Chúa, nhất là từ những bài giảng của thánh Âu-tinh về các mục tử, là bài đọc 2 của Giờ Kinh Sách trong suốt hai tuần lễ XXIV và XXV. Mục tiêu của loạt bài giảng được thánh nhân nói trong lời mở đầu: …có những mục tử chỉ muốn nghe người ta gọi ḿnh là mục tử, mà không muốn chu toàn nhiệm vụ mục tử, nên chúng ta hăy duyệt lại xem Chúa nói ǵ với họ qua ngôn sứ Ê-dê-ki-en, …chúng ta hăy nghe với tất cả ḷng kính sợ”. Giáo Hội rất cần đến những người con trưởng thành, không giống như ngoài đời chỉ biết cúi đầu, cắn răng chịu đựng những kẻ cai trị ḿnh. Người con trưởng thành dám nói lên tâm tư nguyện vọng của ḿnh, đôi khi cần cũng phải mạnh mẽ góp ư về những thiếu xót của những người làm cha làm mẹ. Thật sai lầm khi nghĩ rằng bậc làm cha làm mẹ th́ nói ǵ cũng đúng, mà phải có một tấm ḷng bao dung, quảng đại, dám can đảm thấy được những bất toàn trong sứ mạng của ḿnh, biết lắng nghe những nguyện vọng, tâm tư của con cái, chứ đừng quá coi trọng cái tôi của ḿnh. Tôi từng bị một cha xứ gay gắt nói “anh là giáo dân, biết ǵ mà ư kiến”, chỉ v́ xin cha cho phép chọn bài đọc trong sách Huấn ca 26,1-4.13-16 trong lễ cưới của hai cháu tôi, cha c̣n bảo lễ cưới phải đọc bài trích sách Tô-bi-a (8,5-10). Tôi chỉ biết lắc đầu và cười thầm đối với một đầu óc thiểu năng và độc đoán của ngài.

 

Ước chi Thứ Năm Tuần Thánh là một khởi điểm cho các linh mục thấm nhuần tinh thần khiêm nhường của Đức Ki-tô, trở nên những mục tử như ḷng Chúa mong ước, những mục tử gần gũi với dân Chúa. Xin cho các ngài hiểu rằng, giáo dân sống giữa đời đa số phải vất vả v́ miếng cơm manh áo, họ phải thường xuyên đối diện với cám dỗ, dễ bị lôi cuốn sa ngă; họ rất cần sự nâng đỡ nhờ đời sống đạo đức và năng quyền bí tích của các linh mục. Trong những dịp ma chay cưới hỏi, đôi khi là những dịp để giáo dục đức tin cho dân Chúa, là một dịp để gần gũi dân, v́ rất nhiều giáo dân chẳng bao giờ gặp được cha xứ, v́ ngài luôn sống trong pháo đài, tường trong luỹ ngoài. Đừng xem đó là dịp để tỏ uy quyền, thậm chí để t́m lợi lộc (nhiều cha c̣n ra giá một cách trắng trợn!). Điều ǵ có thể thông cảm được th́ nên thông cảm, điều ǵ vướng mắc th́ giúp họ giải quyết, nếu ngoài quyền hạn của ḿnh, th́ chuyển lên đấng bản quyền. Sống được như vậy các linh mục thực sự là Alter Christus – một “Đức Ki-tô khác” - hiện diện giữa dân Chúa.

 

 

An Lạc ngày 5-4-2023

Thứ Tư Tuần Thánh

prhoanal@gmail.com

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính