Đầu Thai hay Thụ Thai

 

Nguyễn Tuấn Hoan

 

 

Nhân đọc bài “Từ ngữ ‘đầu thai’ có vẻ có âm hưởng nhà Phật” của tác giả Nguyễn Văn Nghệ thuộc Giáo xứ Cây Vông - Nha Trang, bài được phổ biến rộng răi trên một số trang mạng, tôi cũng xin nêu một ư kiến cá nhân không phải để phản bác hay tranh luận, mà chỉ để thêm thông tin với độc giả, đồng thời cũng rất trân trọng kiến thức của tác giả bài viết trên. Những ư kiến của tôi cũng chỉ giới hạn trong tầm hiểu biết của một giáo dân.

 

Trước hết xin đi ngay vào bản văn Tin Mừng ngày lễ Đức Ma-ri-a Mẹ Thiên Chúa: Lc 2,16-21 mà câu 21 gây thắc mắc. Có 3 bản văn đang c̣n lưu hành trong Giáo Hội Việt Nam mà toàn văn câu 21 như sau:

 

- Cha Giu-se Nguyễn Thế Thuấn: “Măn tám ngày, đến lúc phải làm phép cắt b́ cho Hài nhi, th́ Hài nhi đă được đặt tên là Yêsu, chính tên thiên thần đă gọi Ngài trước khi đầu thai ḷng mẹ”.

 

- Uỷ ban Phụng Tự 1969, cuốn I, trang 185: “Khi đă đủ tám ngày, lúc phải cắt b́ cho con trẻ, th́ người ta gọi tên Người là Giêsu, tên mà Thiên Thần đă gọi trước, khi con trẻ được đầu thai trong ḷng mẹ”.

 

- Nhóm CGKPV: “Khi Hài Nhi được đủ tám ngày, nghĩa là đến lúc phải làm lễ cắt b́, người ta đặt tên cho Hài Nhi là Giê-su; đó là tên mà sứ thần đă đặt cho Người trước khi Người được thụ thai trong ḷng mẹ”.

 

Không xét đến lời văn, chúng ta thấy cha Nguyễn Thế Thuấn và Uỷ Ban Phụng Tự đă dùng từ đầu thai. C̣n Nhóm CGKPV dùng từ thụ thai.

 

Tác giả bài viết cho rằng từ đầu thai có âm hưởng nhà Phật, điều đó không hẳn là sai và ông đă đưa ra những dẫn chứng hợp lư. Hơn nữa một học giả thường viết về tôn giáo, cách riêng Phật Giáo, trong bài Đầu thai và Luân hồi tác giả viết: “Đầu thai là một khái niệm cho rằng sau khi người ta chết th́ thể xác bị tan hủy nhưng phần hồn của họ sẽ tái sinh vào một cơ thể mới. Theo tín ngưỡng Phật Giáo, tùy duyên nghiệp của mỗi người, cơ thể mới nầy có thể là một bào thai của loài người hay một loài thú nào khác… Khái niệm về luân hồi gắn liền với khái niệm đầu thai. Luân hồi nói về sự tái diễn vô tận của đầu thai; có nghĩa là sự luân chuyển sinh ra, sống, rồi chết đi để rồi tái sinh trở lại, sống, rồi chết đi nữa ṿng quanh măi không bao giờ dứt. Theo tín ngưỡng Phật Giáo, một người vướng vào ṿng luân hồi v́ họ c̣n “nặng nghiệp”. Một ngày nào đó khi nghiệp nầy đă dứt th́ họ sẽ được giải thoát khỏi ṿng sinh tử và vào Niết Bàn. Có thể nói luân hồi là một trường hợp đặc biệt của đầu thai”.

 

Tuy nhiên sau khi đưa ra nhiều dẫn chứng và phân tích rất rơ ràng, tác giả kết luận: “V́ các lư do trên, tôi xem chuyện “đầu thai” chỉ có thể là một “giả thuyết” chớ không phải là một “định luật” đáng tin cậy đủ để được áp dụng vào đời sống thực tế. Có lẽ điều tôi than phiền nhất là việc các tông phái Phật Giáo giảng dạy về các khái niệm đầu thai và luân hồi giống như những sự thật tuyệt đối hoặc những định luật khoa học tự nhiên trong khi họ không hề có một bằng cớ khách quan nào có thể kiểm chứng được.”(Nguyễn Nhân Trí, Đầu thai và Luân hồi, 8-2-2017).

 

Trích dẫn bài viết này để củng cố cho ư kiến của tác giả cho rằng từ đầu thai có âm hưởng nhà Phật là có lư. Tôi không dám lạm bàn thêm giáo lư nhà Phật cũng như ngôn ngữ Hán Việt, nhưng v́ bản văn Tin Mừng không được viết bằng chữ Hán mà viết bằng tiếng Hy-lạp, nên cần phải xem tiếng Hy-lạp đă dùng từ nào để diễn tả việc Con Thiên Chúa làm người. Đó là động từ συλλαμβανω và đôi khi không có giới từ συν, nên là λαμβανω. Từ này không luôn luôn mang nghĩa là thụ thai hay có thai ; nghĩa chính của từ này là: cầm lấy, đón nhận (Mt 26,26) ; đem đi, lấy ra (x. St 2,15.21.22 bản LXX) ; bắt, giữ (Lc 5,9 ; Mt 26,55). Bản LXX đă dùng từ này để dịch động từ Híp-ri הרה với nghĩa là thụ thai hay có thai (x. St 4,1.17…), nhưng rất uyển chuyển v́ trong một số trường hợp (khoảng 10 lần), bản Híp-ri dùng dạng tính từ הרֶהׇ chỉ người phụ nữ mang thai, th́ bản LXX nói theo nghĩa bóng ἐν γαστρι ἐχω (x. St 16,4.5.11 ; Is 7,14: gồm giới từ ἐν (trong) + γαστρι (bụng, tử cung) + ἐχω (có). Trong Cựu Ước bản LXX từ συλλαμβανω được dùng 9 lần chia ở dạng chủ động, lối động tính từ συλλαβουσα chỉ việc mang thai, thụ thai, có thai (St 4,1.17.25 ; 21,2 ; 29,35 ; 30,17.23 ; 38,3.4). Tân Ước chỉ có 1 lần với nghĩa bóng: “Rồi một khi đam mê đă cưu mang th́ đẻ ra tội ; c̣n tội khi đă phạm, th́ sinh ra cái chết” (Gc 1,15).

 

Có thể tạm kết luận rằng, để chỉ việc người nữ có thai, mang thai, thụ thai… th́ những từ trên được Kinh Thánh Hip-ri và Hy-lạp sử dụng đă không gây khó khăn cho người đọc. Tuy nhiên trường hợp áp dụng vào cho Chúa Giê-su th́ chỉ có bản văn Lu-ca mà thôi, và trong câu 2,21 tác giả đă dùng từ συλλαμβανω được chia ở lối vô định (infinitive), th́ aorist, dạng thụ động (passive voice) = συλλημφθηναι. V́ thế câu này được dịch:

 

“Trước khi (προ του) Người (αυτον) được thụ thai (συλλημφθηναι) trong (ἐν) cung ḷng (τᾖ κοιλιᾳ) (mẹ)”.

 

Trong bản văn không có từ mẹ nhưng túc từ ở tặng cách giống cái, hiểu là ḷng người mẹ.

 

Chắc hẳn những chi tiết trên c̣n thiếu sót, và sở dĩ tôi phải phân tích hơi dài ḍng là v́ ở phần kết luận trong bài viết, tác giả Nguyễn Văn Nghệ đề nghị: “Vậy chúng ta dùng từ “xuống thai” (giáng dựng) trong đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 là chuẩn xác nhất”. Từ Hy-lạp được dùng trong bản văn không có một chút liên quan ǵ đến nghĩa xuống hay giáng th́ làm sao gọi là chuẩn xác được.

 

Tưởng cũng nên nhắc đến lời của thánh nữ Tê-rê-xa Hài Đồng Giê-su đă ao ước đọc Kinh Thánh bằng nguyên bản qua câu nói: “Nếu tôi là linh mục, tôi sẽ học tiếng Hip-ri và tiếng Hy-lạp, và tôi không chỉ hài ḷng với tiếng La-tinh. Với cách này, tôi sẽ hiểu biết bản văn thực sự được Chúa Thánh Thần linh hứng.” (https://dongcatminh.org/sach-diem-ca-va-thanh-teresa/)

 

Do đó muốn dịch đúng phải căn cứ vào nguyên ngữ mà tác giả đă dùng để chép Lời mặc khải, chứ không thể dựa trên những ngôn ngữ nào khác.

 

Cũng xin nêu thêm một ư rằng ngôn ngữ không phải là sở hữu riêng cho một tôn giáo nào, nó mang tính tương đối. Vả lại, nội dung của một từ nào th́ phải chịu ảnh hưởng của cả một ngữ cảnh tôn giáo mà nó muốn diễn tả. Trong Ki-tô Giáo có rất nhiều từ được “vay mượn” từ tôn giáo hoặc từ nhiều nền văn hoá khác, nhưng đă được “rửa tội” để mang một nội dung khác hẳn. Thí dụ những từ như “cứu độ”, “chay tịnh” (đúng ra là “trai tịnh” mà ư nghĩa và thực hành khác nhau nhiều). Vậy cho dù ai đó có dùng chữ “đầu thai” th́ cũng phải hiểu Chúa Giê-su là Ngôi Hai Thiên Chúa, là Con Thiên Chúa từ trước muôn đời, bởi quyền năng Chúa Thánh Thần đă nhập thể trong ḷng Đức Trinh Nữ Ma-ri-a. Đó là biến cố chỉ xảy ra một lần duy nhất, không thể hiểu khác được.

 

Đôi điều chia sẻ với các đấng và anh chị em trong những ngày chuẩn bị đón Tết Quư Măo. Kính chúc quư vị một Năm Mới an khang và muôn vàn ơn phúc.

 

 

An Lạc ngày 19-1-2023

Nhằm 28 tết Quư Măo

 

prhoanal@gmail.com

 

Xin đính kèm ở đây bài của tác giả: Nguyễn Văn Nghệ.

Thuộc Giáo xứ Cây Vông - Nha Trang.

 

Từ ngữ ‘đầu thai’ có vẻ có âm hưởng nhà Phật”

 

Hôm Chúa nhật ngày 01/01/2023 lễ Đức Maria Mẹ Thiên Chúa đọc đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 và những câu cuối của đoạn Phúc âm ấy: “Khi đă đủ 8 ngày, lúc phải cắt b́ cho con trẻ, th́ người ta gọi tên người là Giêsu, tên mà thiên thần đă gọi trước khi con trẻ được đầu thai trong ḷng mẹ”[*]

 

Tôi có một ông bạn lớn tuổi, sau khi nghe hai chữ “đầu thai” th́ không hài ḷng với cách dịch như vậy và ông bạn bảo là “đầu thai” chỉ có trong thuyết luân hồi của Phật giáo mà thôi. Chúng ta thường nghe cụm từ “đầu thai hóa kiếp” trên môi miệng của Phật tử Việt Nam. Trong giáo lư Phật giáo sự đầu thai hóa kiếp sẽ được xoay ṿng trong 6 cơi (lục đạo) là: Cơi Trời; Cơi Atula; Cơi Địa ngục; Cơi Ngạ quỷ; Cơi Súc sanh; Cơi Con người. Tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của kiếp trước mà quyết định điểm đến trong kiếp sau, sẽ là một trong sáu cơi này.Giữa Phật giáo Nam tông (Thượng tọa bộ -Theravada) và Bắc tông (Đại chúng bộ -Mahayana) có quan điểm khác nhau về thời gian “đầu thai hóa kiếp” của một người sau khi chết. Phật giáo Nam tông quan niệm là sau khi chết, nếu vong linh người chết chưa thoát khỏi ṿng luân hồi th́ ngay lập tức được đầu thai hóa kiếp vào một trong 6 cơi tùy theo sự “gieo nhân tạo nghiệp” của họ. Phật giáo Bắc tông có quan niệm hơi khác: Ngoại trừ những người sau khi chết thoát khỏi ṿng luân hồi, c̣n lại th́ phải “đầu thai hóa kiếp” vào một trong 6 cơi. Họ tin rằng sau khi chết những người chưa thoát khỏi ṿng luân hồi sẽ có thời gian “thọ thân trung ấm” có nghĩa là linh hồn c̣n lẩn quất đâu đó chưa được đầu thai hóa kiếp và thời gian “thọ thân trung ấm” tối đa là 49 ngày sau khi chết. Có người được đầu thai hóa kiếp vào “thất thứ nhất” (ngày thứ 7 sau khi chết) hoặc thất thứ hai (14 ngày sau khi chết), hoặc thất thứ ba…thất thứ bảy. Do đó sau khi chết có nghi lễ Cúng thất (cứ 7 ngày cúng một lần và cúng 7 lần và lần thứ 7 đúng vào ngày thứ 49 sau khi chết). Ngày thứ 49 là ngày vong linh phải đầu thai hóa kiếp chứ không c̣n lẩn quất đâu đó nữa! Đối với giáo lư Công giáo th́ không có chuyện “đầu thai hóa kiếp”: “Chúa Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa, mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang, mặc lấy thân phận nô lệ, trở nên giống như phàm nhân sống như người trần thế…” (Pl 2, 6-11). Do đó không thể sử dụng từ ngữ “đầu thai” trong trường hợp của Đức Giêsu. Trước đây chúng ta thường nghe những từ dùng cho việc Ngôi Hai xuống thế làm người, như: “Nhập thể”, “thụ thai”… Để so sánh chúng ta dùng bản Phúc âm bằng chữ Hán đọc trong ngày lễ này và đoạn chót xin được phiên âm: “Măn liễu bát thiên, hài tử ứng thụ cát tổn, ư thị cấp tha khởi danh khiếu Da Tô, giá thị tha giáng dựng mẫu thai tiền, do Thiên sứ sở khởi đích”. Phúc âm chữ Hán dùng từ “giáng dựng”, Phúc âm tiếng Việt dùng từ “đầu thai” (có nơi dùng từ “thụ thai”). Vậy từ “giáng dựng” có giống từ “đầu thai”, “thụ thai”? Theo Hán Việt tự điển của Thiều Chửu từ “giáng” thuộc bộ Phụ có nghĩa là xuống, bực trên đánh xuống bực dưới gọi là Giáng, như Giáng quan: quan phải giáng xuống chức dưới cái chức đang làm. Giáng chức; giáng cấp…Dựng thuộc bộ Tử (con) có nghĩa là chửa, có thai, có mang, thai, như: Hữu dựng=có thai; Dựng phụ=phụ nữ có thai. Như vậy: Giáng dựng=Xuống thai. Từ “Giáng” trong “giáng dựng” được sử dụng trong ngữ cảnh này rất là xứng hợp với mầu nhiệm Ngôi Hai “bỏ trời xuống thế làm người”.

 

Trong Kinh Tin kính đọc trong thánh lễ có câu: “Bởi phép Đức Chúa Thánh Thần mà người xuống thai sinh bởi Bà Maria đồng trinh”.

 

Vậy chúng ta dùng từ “xuống thai” (giáng dựng) trong đoạn Phúc âm Luca 2, 16-21 là chuẩn xác nhất. Nếu chúng ta dùng từ “đầu thai” sẽ khiến Phật tử nghĩ rằng kiếp trước Đức Giê su “gieo nhân tạo nghiệp” xấu nên phải đầu thai hóa kiếp vào cơi Con người (một trong 6 cơi).

 

[*]- conggiao.info/0101-thanh-maria-me-thien-chua---le-trong-d-70576

 

Bài Phúc âm chữ Hán cũng được đăng trên trang conggiao.info

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính