Từ Tung – Hoành Mỹ – tàu tới Tung – Hoành kháng cọng

 

Nguyễn Nhơn

 

 

Thời Chiến Quốc bên Trung Hoa, có 2 thuyết khách đi vận động cho 2 chủ thuyết chính trị trái nghịch nhau, đó là thuyết khách TRƯƠNG NGHI đi khắp Trung Hoa cổ vũ cho thuyết HỢP TUNG (tung là chiều dọc, tập họp các nước để theo giúp nước Tần), c̣n thuyết khách TÔ TẦN đi cổ vũ cho thuyết LIÊN HOÀNH (hoành là chiều ngang, tập họp nối liền các nước để chống lại nước Tần).

Đối chiếu với t́nh h́nh chính trị đương đại, cá nhân người viết nhận thấy chủ trương VÀNH ĐAI – CON ĐƯỜNG của Hoàng Đế Tập Cận B́nh (đề xuất hồi 2013) đối chọi với chủ thuyết THÁI B̀NH DƯƠNG – ẤN ĐỘ DƯƠNG của Tổng Thống Donald Trump (đề xuất hồi tháng 11/2017 tai Đà Nẵng) tương tự như 2 học thuyết HỢP TUNG và LIÊN HOÀNH như vừa đề cập ở phần đầu bài viết. Người viết sẽ tŕnh bày những điểm tương đồng và dị đồng giữa 2 chủ trương tân thời này để độc giả phỏng đoán t́nh h́nh thế giới nói chung cũng như t́nh h́nh tại Đông Nam Á nhằm xem loại những “ruồi muỗi” như nhà nước Việt Cộng, như chính quyền Cộng Sản của Lào Cộng, chính quyền đàn em của Khmer Đỏ như cha con của Hunsen, và sau rốt là “anh hề” Duerte của quần đảo Philipines “sống c̣n” như thế nào giữa 2 luồng cuồng phong chính trị đang hứa hẹn sẽ va chạm nhau dữ dội ác liệt nhất trong năm 2019.

(Trần Trung Chính: Hợp Tung và Liên Hoành )

 

Nhân ông kỷ sư Nông Lâm dẫn chuyện học thuyết ngoại giao Tô Tần – Trương Nghi thời Đông Châu Liệt Quốc, xuống xề với “Nhất Lộ – Nhất Đới” tập vs. học thuyết “Ấn Độ – Thái B́nh Dương” Trump, gă cựu chức việc VNCH hành chánh theo phương châm “Học – Hiểu – Hành” ứng dụng Tung - Hoành ngay vào công cuộc tranh đấu gay go nhằm giải trừ ách nạn cọng sản tương ứng với Hợp Tung Cải Lương vs. Liên Hoành Cách Mạng:

 

HỢP TUNG HAY LIÊN HOÀNH?

 

Viết cái tựa như trên cho ra vẽ chiến thuật, chiến lược triết lư cao siêu, am tường thao lược như ai! Thật ra ở đây chỉ là cố gắng diễn bày đôi điều đơn giản nhằm gợi ư cho các bạn trẻ đang kết nhóm toan tính việc “đổi thay” chế độ độc tài toàn trị việt cộng, ngày càng tham nhũng, thúi nát, áp bức không c̣n chịu đựng được nữa.

 

Ở đây không nói về hợp tung, liên hoành như là chiến lược liên minh giữa các nước nhằm tranh bá, đồ vương. Ở đây là bàn về phương thế kết hợp để xóa bỏ chế độ việt cộng xă nghĩa ngày càng phát xít hóa bởi các biện pháp nghiệt ngả như là cấm biểu t́nh chống tàu xâm lăng - cương quyết bài trừ mọi nhen nhóm lập các tổ chức phản động (ám chỉ các hội đoàn “xă hội dân sự”) - ngay cả tuyệt đường sinh sống của những tù nhân chánh trị mới ra tù (Cấm làm việc nhà nước, cấm làm việc hảng xưởng dù quốc doanh hay tư nhân, cấm cả làm việc cho các doanh nghiệp ngoại quốc, luôn cả các tổ chức truyền thông ngoại quốc).

 

HỢP TUNG HAY TỔ CHỨC THEO H̀NH KIM TỰ THÁP

 

Đó là tổ chức theo mô h́nh hàng dọc cổ điển bao gồm một lănh tụ lần xuống cơ cấu tham mưu, tỏa rộng ra đại bô phận đoàn viên nền tảng. Thông thường như một hội đoàn th́ có Ban Quản trị với chủ tịch Hội đồng và các quản trị viên. Ban Chấp hành cũng vậy: Một chủ tịch + một hay nhiều Phó chủ tịch + các ủy vien ban chấp hành + Thủ qủy... và cuối cùng là tập thể hội viên.

 

Các đảng phái thường cũng tổ chức tương tự.

 

Quy tŕnh lập hội hay đảng thông thường là như vầy:

·            Nhóm đề xướng họp nhau bàn kế hoạch lập ra tổ chức.

·            Soạn thảo nội qui hay cương lĩnh đảng.

·            Vận động thu nhận một số hội viên nồng cốt.

·            Vận động tài chánh để tiến hành Đại hội thành lập tổ chức.

·            Tổ chức Đại hội chánh thức thành lập tổ chức:

 

a) Chấp nhận Cương lĩnh - Nội qui

 

b) Bầu cử Hội đồng quản trị hay Hội đồng chỉ đạo

 

c) Bầu cử Ban Chấp hành

 

Ở các nước Dân chủ – Pháp trị, các bước tiến hành tự do theo quy tắc luật pháp, không ai được quyền ngăn trở. V́ vậy mà việc lập hội, lập đảng nở rộ tùy theo sự phát triển các khuynh hướng xă hội.

 

Bây giờ nh́n lại chế độ xă nghĩa ta. Luật lập hội c̣n chưa có. Nghị định 38/ CP th́ đă thượng chành ành ở đó: Nó quy định rằng: Hội họp quá 5 người, phải xin phép. Phải khai rơ thành phần hội họp là những ai? Họp nhằm mục đích ǵ? Bàn luận về việc ǵ?...

 

V́ vậy mà việc lập hội gọi là “Tổ chức xă hội dân sự” hiện nay lâm vào cảnh tổ chức “ngoài luồng” hay nói đích xác là phi pháp bởi v́ lập hội khi chưa có luật lập hội.

 

Cho nên nhà nước xă nghĩa ta, khi vui th́ làm ngơ cho các hội “ xă hội dân sự “ hoạt động lai rai cho nó có màu sắc cởi mở, dân chủ. Khi nào thấy bất tiện th́ dẹp dễ dàng bởi v́ việc lập hội như vậy là vi phạm quyết nghị chú phỉnh số 38 kể trên: Hội họp quá 5 người mà không xin phép.

 

Bây giờ thử đặt giả thiết, lập hội công khai ngoài luồng không hiệu quả ǵ nên chuyển qua lập hội kín để hoạt động hiệu quả hơn. Cứ theo các bước quy tŕnh lập hội kể trên th́ ngay từ bước đầu kết nhóm sáng lập hội th́ nguy cơ bị an ninh t́nh báo việt cộng xâm nhập là có thể thấy rơ. Và trong các bước kế tiếp dù hoạt động kín đáo lẽ nào vẫn phải hội họp nhiều người thành ra không thể nào ngăn chặn việc nội gian an ninh vc xâm nhập. Rốt lại là từ khi bắt đầu tổ chức, an ninh phản gián vc đă theo sát diễn tiến thành lập tổ chức. Chúng nó chỉ tung một mẻ lưới là hốt sạch trọn tổ chức khi cần thiết.

 

V́ vậy mà trong t́nh thế hiện nay, việc lập hội kín làm cách mạng theo mô h́nh kim tự tháp cổ điển xem ra bất khả thi. Vậy th́ thử xem xét việc tổ chức cơ cấu hoạt động bằng các nhóm nhỏ theo phương thức thông dụng hiện nay là “ công tác nhóm” (Teamwork)

 

LIÊN HOÀNH THEO PHƯƠNG THỨC CÔNG TÁC NHÓM

 

Để tránh t́nh báo phản gián vc xâm nhập, nguyên tắc cẩn trọng đầu tiên trong việc kết nhóm là: Kết hợp các thành viên là bạn bè thân thiết, biết rơ “ bụng nhau “ và quá tŕnh hoạt động cá nhân. Cho nên thành viên cuả nhóm chỉ bao gồm 5 – 7 người bạn bè chí cốt, sống chết có nhau. Cùng nhau bàn thảo, đặt ra mục tiêu hoạt động của nhóm và lập kế hoạch hành động.

 

V́ vậy nhóm không có cơ cấu tổ chức ǵ cả. Việc phân công cũng lơng lẽo uyển chuyển. Nói chung là các thành viên đều cùng làm mọi việc cần thiết để đạt mục tiêu của nhóm theo phương châm: Nhiều bàn tay – Nhiều tâm trí – Nhiều tấm ḷng : MỘT MỤC TIÊU (Many hands, many minds, many hearts: ONE TARGET.)

 

Thử nêu lên một ví dụ cụ thể: Nhóm đặt mục tiêu là vận động công nhân xí nghiệp đ́nh công, biểu t́nh đ̣i quyền lợi về lương bổng và điều kiện làm việc.

 

Việc giải thích vận động công nhân th́ các thành viên đều làm. Nhưng cần phân công một thành viên vận động một nhóm để lo việc soạn thảo “ tờ rơi “ ( truyền đơn ) kêu gọi công nhân và lo việc kẻ biểu ngữ. Việc vận động lập một toán vừa là bộ phận xung kích vừa là lực lượng bảo vệ đám đông là việc cần thiết hơn hết cả nhóm phải để tâm lo liệu. Việc vận động yểm trợ tiếp liệu dụng cụ, thực phẩm cũng cần thiết. Cho nên việc phân công chỉ là trên nguyên tắc. Thực tế là các công việc cần thiết theo kế hoạch, mọi thành viên của nhóm đều góp sức.

 

Như vậy, tuy nhóm là tổ chức phát khởi đ́nh công, biểu t́nh mà không phải là “ban tổ chức” bởi v́ các nhóm được phân công làm việc riêng rẻ không theo hệ thống tổ chức nào nên nếu có nhóm bị phát hiện bắt giữ th́ bọn an ninh cũng không lần ra các nhóm khác được.

 

Nói tóm lại nhiều nhóm phụ trách công việc mà không có một hệ thống chỉ huy duy nhất nên bọn an ninh không lần ra hốt hết được.

 

Trước nay vẫn thường ân cần giới thiệu với các bạn trẻ về phương thức sinh hoạt nhóm, nhưng không chắc lắm về sự quan tâm của giới trẻ thường dựa theo tổ chức hội đoàn với cơ cấu, hệ thống chỉ huy từ trên xuống.

 

Vừa rồi, nhân khi phấn khởi về biến cố Hong Kong do phong trào “Chiếm đóng Trung tâm” do giới trẻ Hong Kong phát động, một sinh viên tên Phúc cư trú tại Quận Hà Đông thuật lại câu chuyện họp thảo luận nhóm đầy hứng khởi.

 

Xin trích dẫn để thay lới kết:

 

Một bạn trẻ tên Phúc, sống tại quận Hà Đông, Hà Nội, chia sẻ thêm:

Bây giờ th́ cũng giống như trước năm 1975 vậy đó, họ đă làm biết bao cuộc đấu tranh. Giờ với sinh viên Hồng Kông tập hợp một vài ngàn người th́ không khó, cục diện chung th́ hiện tại chính quyền đă can thiệp vào quá sâu rồi nên sẽ là một cuộc đối đầu. Nhưng với tinh thần bây giờ th́ sẽ kéo dài c̣n lâu đó, cụ thể th́ ḿnh không biết v́ không có nhiều thông tin, thấy riêng về mặt tinh thần th́ họ rất quyết tâm, rất sẵn sàng, sinh viên th́ họ đă có truyền thống vậy mà…”
Theo Phúc, hiện tại, giới sinh viên Việt Nam đă bắt đầu nóng lên, nghĩa là thành phần ủng hộ sinh viên Hồng Kông đă tăng rất cao, theo cách này hoặc cách khác, giới sinh viên Việt Nam thể hiện sự đồng cảm của họ. Có nhóm tổ chức buổi thảo luận nhỏ về giá trị dân chủ cũng như tương lai đất nước khác nhau như thế nào giữa dân chủ và độc tài bằng một bữa tiệc sinh nhật ngụy trang hoặc bữa cà phê nhỏ chừng năm, bảy người.

 

….

Và cũng theo nhận định của Phúc, câu chuyện biểu t́nh ở Hồng Kông chỉ là câu chuyện khởi sự cho mùa xuân dân chủ khắp các châu lục. Nơi nào c̣n ch́m trong nạn độc tài chuyên chế, nơi ấy sẽ có những mùa đấu tranh dân chủ chất ngất hào khí của tuổi trẻ.

 

 

Nguyễn Nhơn

Giao thừa Tây 31/12/2018

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính