Cộng Sản nằm vùng

 

Nguyễn Kim Dần

 

 

Ai tự nhận là người Quốc Gia ở Miền Nam hay những người dù sống ở Miền Bắc nhưng không chấp nhận Cộng Sản đều nhớ ngày 30 tháng 4 hàng năm. ngày chế độ Miền Nam sụp đổ, nhất là năm nay 2015 đánh dấu 40 năm CSVN chiếm trọn Miền Nam, hậu quả là dân Miền Nam chịu cảnh tang thương, hàng mấy trăm ngàn người đi tù cải tạo, một số vượt biên với con số chết dưới đáy biển cũng vài trăm ngàn người, dân chúng ở lại không c̣n được hưởng những tự do căn bản của con người, bị cai trị bởi lớp người ngu dốt mà vẫn tự cao, tự cho là “đỉnh cao của trí tuệ loài người”!. Dân Miền Bắc một số người có ư thức th́ tuyệt vọng v́ sự mong chờ Miền Nam ra giải phóng Miền bắc đă không thành ...

 

Hậu qủa của ngày 30 tháng 4 th́ không ng̣i bút nào có thể mô tả hết nỗi thống khổ của toàn dân VN kéo dài đă 40 năm, mà tương lai dân tộc không biết sẽ đi về đâu. Bao sự đau khổ, nghèo đói mà dân Việt Nam phải gánh chịu từ ngày CSVN cướp chánh quyền đă được nhiều bài báo, sách vở nói tới...Trong bài này tôi xin viết về những vấn đề khác và sẽ đi vào đề tài chánh sau đó.

 

Ngày 30/4/1975 tôi bị kẹt lại không di tản ra ngoại quốc được. Trong các bài hồi kư trước tôi đă viết là tôi ư thức được cuộc chiến Quốc Cộng (CS xâm lăng), Miền Nam chỉ đi từ huề tới thua. Đầu năm 1964 tôi ra đời làm việc và được bổ nhiệm làm Phó Quận Trưởng Quận Khiêm Hanh (Tây Ninh), ông Quận Trưởng tên Nguyễn Văn Mách, một Trung Tá trong quân đội Cao Đài, khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm thống nhất quân đội, ông Mách phải đi học về quân sự để xác định lại cấp bậc. Sau mấy tháng học, thi măn khóa, ông Mách đậu thứ 2, được gắn lon Trung Úy của quân đội VNCH, sau vài tháng được thăng Đại Úy và được bổ nhiệm làm Quận Trưởng quận Khiêm Hanh. V́ đi lính Cao Đài từ lúc 19 tuổi nên Đại Úy Mách có nhiều kinh nghiệm về Cộng Sản (năm 1964, ông đă 43 tuổi). Khi làm việc với ông tôi học hỏi được rất nhiều, nhất là về phương diện t́nh báo và chỉ sau ít tháng, tôi ư thức được “Sẽ mất nước”...Ư định của tôi là sẽ qua Mỹ rồi xin định cư vĩnh viễn ở đó, hoặc xin qua Canada mà không về nước. Tôi thực hiện ư định ra khỏi nước bằng cách xin một học bổng hay xin đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ rồi qua Canada (nếu không được ở Mỹ). Tôi được một học bổng đi Mỹ, được về học anh văn toàn thời gian ở hội Việt Mỹ ...Nhưng sau 6 tháng học anh văn, Bộ Quốc Pḥng đă bác đơn đi du học của tôi.

 

Tôi lại tiếp tục đời công chức buồn nản, đi hết quận nọ tới quận kia và đúng như lời tôi tiên liệu: ngày 30/4/1975 đă xẩy ra. Tôi bị kẹt lại Việt Nam v́ nhiều lư do: 1) Vợ tôi sanh đứa con gái thứ hai vào ngày 06 tháng 4 năm 1975, tức là chỉ có 24 ngày sau th́ Cộng Sản chiếm Miền Nam. Những ngày cuối tháng 4 vợ chồng tôi cố gắng ra khỏi nước bằng máy bay hay tầu hải quân, nhưng không được v́ phương tiện máy bay không c̣n. 2) Về phương tiện dùng tầu hải quân th́ đại gia đ́nh tôi thiếu may mắn: Người em út của chúng tôi là Thiếu Tá Hải Quân, đă làm hạm trưởng nhiều tầu đi biển trong nhiều năm, chức vụ cuối cùng là Chỉ Huy Trưởng hải quân cận duyên quân khu 2 kiêm vùng 2 chiến thuật (từ B́nh Tuy tới B́nh Định), tất nhiên em tôi có phương tiện dùng tầu nhỏ ra hạm đội 7 của Mỹ rất dễ dàng. Vào những ngày cuối tháng 4, Saigon gần mất, em tôi có tham dự một buổi họp do Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh chủ tọa tại bộ tư lệnh hải quân ở bến Bạch Đằng. Đơn vị hải quân của em tôi đóng tại Cát Lái, em tôi chỉ đem vợ con xuống Cát Lái và nói khi nào di tản sẽ về đón đại gia đ́nh. Bất ngờ đêm 29 rạng ngày 30/4/1975, tất cả tầu hải quân tập trung tại bến Bạch Đằng được lệnh nhổ neo rời bến... Em tôi không thể về đón được đại gia đ́nh mà chỉ ra đi với vợ con.

 

Cũng nên nói rơ là trong buổi họp với Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, có lẽ vào ngày 27 hay 28/4/1975, các cấp chỉ huy Hải quân có truyền tay nhau đọc một lệnh khẩn cấp: các tầu phải tập trung tại bến Bạch Đằng, trang bị nhiên liệu, thực phẩm, nước uống sẵn sàng. Đoàn tầu sẽ ra đi đêm 29 rạng ngày 30, nơi tới là Côn Sơn. V́ em tôi không đọc lệnh truyền tay đó nên trở tay không kịp để đón đại gia đ́nh.

 

Tuy nhiên cũng có một sự may mắn nhỏ là khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng ngày 30/4/1975 ,ông anh thứ hai và một đứa em trai kế tôi chạy kịp ra bến tầu và thoát đi được bằng tầu Trường Xuân, tất nhiên bỏ lại vợ con.

 

Nhớ lại trong đời làm công chức, tôi có dịp nhận những sinh viên Quốc Gia Hành Chánh sắp ra trường đi tập sự hay chỉ huy một số sinh viên đă ra trường làm việc với tôi, tôi hay hỏi họ: “ Trong công việc hàng ngày hay đi họp các nơi, theo anh em th́ việc ǵ quan trong nhất đối với người công chức? Hầu hết không trả lời được, lúc đó tôi mới nói cho mọi người rơ: hàng ngày phải đọc ngay công văn từ trung ương gởi về, càng sớm càng tốt, khi đi họp có những lệnh hay những chỉ thị truyền tay phải đọc xem đó là lệnh, chỉ thị ǵ. Điều này rất quan trọng !

 

Không ngờ người em út của tôi, một Thiếu Tá hải quân, trong một buổi họp quan trọng như vậy lại không đọc lệnh truyền tay: các tàu theo lệnh cấp trên phải rút khỏi Saigon đêm 29 rạng ngày 30/4/1975 !!! Đó là lư do đại gia đ́nh của tôi bị kẹt lại Saigon.

 

Tôi phải đi tŕnh diện học tập: Về phương diện ngụy quyền, tôi tŕnh diện tại trường Gia Long, ở 2 ngày, một đêm, đêm thứ hai họ cho tôi về v́ nói tôi giữ chức vụ “chuyên viên”, không hội đủ điều kiện đi học ngụy quyền cao cấp (sau 4 năm làm Phó Tỉnh Trưởng, tôi tự ư xin từ chức trong khi người khác lại bỏ tiền ra mua chức vụ...). Khi đi tŕnh diện về phương diện ngụy quân, tôi chỉ là Chuẩn úy, họ xếp tôi là hạ sĩ quan nên học có 3 ngày tại một trường tiểu học gần nhà, sáng đi chiều về. Lư do tôi không lên Trung Úy như mọi người trong khóa là v́ tôi không khiếu nại để lên lon, nhiều bạn khuyên tôi là nói với ông Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng đánh một công điện về Nha Tổng Quản Trị kèm theo tên, số quân, khóa học quân sự, tôi sẽ nhận nghị định lên Trung Úy, nhưng tôi trả lời bạn bè:” Đời này lon lá và địa vị mà làm ǵ...”

 

Tôi giữ chức Phó Quận 7 năm và Phó Tỉnh Trưởng 4 năm , về Bộ Nội Vụ làm chuyên viên từ cuối tháng 11/1974. Khi nghe tin tôi không phải đi học tập, hai ông chú tôi ở Montreal (Canada) nói với các anh em tôi ở Edmonton (Canada) tôi là “Cộng sản nằm vùng” v́ với lư lịch như vậy sao lại “thoát” khỏi đi học tập?

 

Thật là oan ức !... Năm 1980 tôi vượt biên thành công và định cư tại Edmonton vào tháng 5/1980. Một tuần sau ông chú tôi tới thăm, gặp tôi tại Edmonton, ông mới hiểu là tôi không phải Cộng sản nằm vùng như ông nghĩ trước đây: sau 5 năm sống với Cộng Sản sắc diện và tinh thần của tôi đă đổi khác, không c̣n lanh lợi như trước, tôi cao 1m60 mà nặng có 38 kg, phải đeo kiếng lăo khi mới 38 tuổi... theo nhận xét của ông chú, tôi phải mất hàng năm mới trở lại b́nh thường !!!

 

Ngay cả đến ngày hôm nay, dù đă sống ở xứ người hơn 30 năm, cứ vài tháng ban đêm trong giấc ngủ, tôi vẫn c̣n nằm mơ đang sống dưới chế độ CS. Tôi được biết những người thân như ông anh cả tôi (bị tù 6 năm trong trại cải tạo) và một số người khác, thỉnh thoảng họ cũng có những giấc mơ hăi hùng như vậy .

 

Thật ra tôi đă bị nghi là “thân Cộng sản” (pro - communist) từ trước 1975, câu chuyện xẩy ra như sau:

 

Đầu năm 1971 khi được bổ nhiệm làm Phó Tỉnh Trưởng Phú Bổn, tôi thường gặp anh Nguyễn Thế Chu, Đốc sự khóa 7, làm Phó Tỉnh Trưởng Quảng Đức trước tôi 1 năm, anh Chu làm Phó Quận Trưởng Cai Lậy (Định Tường) 5, 6 năm và tôi cũng làm Phó Quận ở Định Tường 5 năm nên chúng tôi thân nhau, hay tâm sự với nhau (anh Chu đă chết sau khi qua Mỹ theo diện HO được vài năm). Trong một buổi họp các Phó Tỉnh Trưởng Quân Khu 2 kiêm vùng 2 Chiến Thuật khoảng năm 1973, trong giờ giải lao, anh Chu có nói với tôi: Anh vừa về Saigon, t́nh cờ gặp một giới chức (Chánh Sở) tại bộ Nội Vụ, giới chức này hỏi anh Chu: Anh thân với Nguyễn Kim Dần lắm phải không? anh Chu xác nhận là bạn thân với tôi, giới chức này nói tiếp: Anh coi chừng Nguyễn Kim Dần “pro-communist”, v́ giới chức này c̣n sống nên tôi không muốn tiết lộ danh tánh, cũng nói thêm là ông này tôi chưa hề biết mặt

 

...  Sau này khi về làm chuyên viên ở Bộ tôi mới biết người này. Về việc nói tôi thân CS, tôi đă t́m được câu giải đáp: Dưới chế độ VNCH ai có những điểm như sau:

 

a)    Tương đối thanh liêm, không tham nhũng.

 

b)   Làm việc giỏi, tận tụy.

 

c)   Ăn nói thẳng thắn, không nịnh bợ cấp trên.

 

d) Dù có chức vụ nhưng vẫn nghèo.

 

e) Lập gia đ́nh trễ ..v.v.

 

sẽ bị nghi là “thân Cộng”, cá nhân tôi hội đủ những yếu tố đó nên họ nghi tôi là “thân Cộng” cũng chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên !... Thực tế, tôi thuộc gia đ́nh di cư 1954 (chạy trốn CS), tôi có 5 anh em trai (kể cả tôi), một bà chị gái, trong 6 người (kể cả anh rể tôi) ai cũng là sĩ quan của quân đội VNCH (trong đó có tôi và 1 người khác được biệt phái hay giải ngũ)

 

Nghĩ lại câu chuyện này, tôi thấy thật tức cười: tôi bị nghi oan là Cộng Sản nằm vùng, trong khi CS được “gài” ở mọi cơ quan của VNCH, kể cả phủ Tổng Thống.. sau ngày 30/4/1975 mới biết; Chúng “gài” người ở mọi tổ chức của chánh quyền VNCH....mà cơ quan an ninh của ta không biết !!! cũng v́ chế độ VNCH tham nhũng nên mới xẩy ra t́nh trạng bi đát như vậy, dĩ nhiên cộng thêm những yếu tố khác như tôn giáo, quen biết, chạy chọt...v.v.

 

Tóm lại, tôi cũng chẳng oán trách ǵ những người cho tôi là “Cộng Sản nằm vùng (2 ông chú của tôi) hay một ông Chánh Sự Vụ bộ Nội Vụ nói tôi là “pro-communist”. V́ nay trắng đen đă rơ rệt, chẳng cần phải cải chánh. Cuộc đời đúng là một vở tuồng.....

 

Hết

 

Bài này được viết năm 2015.

 

Nguyễn Kim Dần

 

Nguồn: https://myhan2021.blogspot.com/2021/05/hoi-ky-cua-nguyen-kim-dan-bai-12.html

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính