Vị Tư Lệnh Sư đoàn 101 Biệt Động Quân của tôi, là thế đấy

 

Nguyễn Khắp Nơi

 

 

Huy hiệu Biệt Động Quân.

 

Ông là người đă vẽ phù hiệu “Beo Đen” nổi tiếng của Biệt Động Quân. Để vẽ ra phù hiệu này, ông đă phải nghiên cứu huy hiệu của tất cả những đơn vị ở trên thế giới có nhiệm vụ tương tự như Biệt Động Quân, đọc sách National Geographic để có tài liệu về những động vật có khả năng tương tự như nhiệm vụ mà lính Biệt Động Quân phải thi hành. Cuối cùng, ông đă chọn con Beo Đen làm biểu tượng cho BĐQ.

 

Huy hiệu Biệt Động Quân.

 

Beo rất nhanh nhẹn, luôn luôn ở thế sẵn sàng. Khi vồ mồi hoặc tấn công địch thủ, beo ŕnh ṃ một thời gian rồi đến khi thời cơ thuận tiện, nhẩy ra tấn công thật dũng mănh. Biệt Động Quân cũng vậy! Lính Biệt Động trang bị nhẹ, được huấn luyện thành thục chiến thuật truy lùng và tấn công bất ngờ. Sở Trường của Biệt Động là dùng trực thăng vận để điều quân tới chiến trường một cách bất ngờ để tấn công bọn VC.


Để có tác dụng trấn áp địch quân, ông dùng mầu đen cho con beo và mầu đỏ cho cặp mắt và miệng của nó.

 

Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn

 

Được hỏi: “Tại sao con beo lại có . . . 13 cái răng?” ĐTá Chuẩn đă cười mà trả lời:
“Ai cũng cho con sồ 13 là số xui. Biệt Động Quân dùng nó là con số hên. Việt Cộng đụng tới BĐQ, nó mới là kẻ bị xui xẻo. Do đó, tôi mới vẽ con beo có 13 răng để trấn áp địch quân. Một lư do nữa là để cho . . . cân bằng cái miệng con beo mà thôi.


Ông cũng cùng một lượt vẽ ra huy hiệu “Căn Bản BĐQ” và huy hiệu “Thần Tiễn” gắn trên mũ nâu BĐQ.


Khi đang biệt phái cho Biệt Động Quân th́ xẩy ra vụ đảo chánh Tổng Thổng Diệm vào ngày 11 11 1960, ông và các anh em Nhẩy Dù khác đă tham gia vào cuộc đảo chánh này. Rủi thay, cuộc đảo chánh thất bại, ông bị bắt đưa ra ṭa án Quân Sự và bị đi đầy ở Côn Đảo. May mắn thay, vào ngày 01 11 1963, cuộc đảo chánh thứ hai đă thành công, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng đă cho tầu ra Côn Sơn đón ông và các chiến hữu khác trở về. Ông được phục hồi binh quyền và cấp bậc cũ. Nhân lúc Lực Lượng Đặc Biệt đang cần bổ xung sĩ quan, ông đă t́nh nguyện gia nhập binh chủng này.


Cuối năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt được giải tán và chuyển qua Biệt Động Quân, ông đă trở lại phục vụ chính thức cho binh chủng này và trở thành Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân Quân Khu III. Th Tá Ḥa lúc đó giữ chức vụ Chánh Văn Pḥng cho CHT BĐQ/QK III cho ĐTá Chuẩn.


Đến năm 1972, ông được chỉ định kiêm nhiệm chức vụ Tư Lệnh Chiến Trường An Lộc. Vào tháng 3 1975, do t́nh h́nh chiến trường, Trung Tường Toàn ra lệnh cho ông rút về bảo vệ Quận Chơn Thành, phía bắc căn cứ Lai Khê. Con đường di chuyển từ An Lộc tới Lai Khê dầy đặc những chốt và pháo binh của VC, nhưng nhờ ḷng can đảm và sự chiến đấu anh dũng của anh em BĐQ, các Liên Đoàn đă di chuyển an toàn về vị trí mới. Hai ngày sau, VC đă bắt đầu vận dụng tối đa hỏa lực pháo binh cũng như bộ binh để tấn công tới tấp vào pḥng tuyến của BĐQ. Qua 10 ngày tấn công, bọn VC đă bỏ cuộc. Nhưng lúc đó cũng là lúc mà Quân Đoàn III không c̣n lực lượng trự bị nào nữa, do đó, Tướng Toàn lại ra lệnh cho ông rút về Lai Khê. ĐTá Chuẩn đă cho cả lực lượng BĐQ hành quân triệt thoái bất ngờ vào ban đêm và về tới Lai Khê an toàn. Tới đây, lực lượng BĐQ đă bị phân tán mỏng để tăng phái cho những lực lượng khác: Liên Đoàn 32 được điều động về mặt trận Tây Ninh, Liên Đoàn 31 được bổ xung cho các lực lượng chung quanh vùng III. Liên Đoàn 33 cũng bị tách rời từng tiểu đoàn đi tăng viện cho mọi nơi. Bộ Chỉ Huy BĐQ Quân Đoàn không c̣n quân lính trong tay, dời về đóng ở Biên Ḥa. Lúc đó cũng là vào những ngày cuối cùng của tháng Tư rồi.


Khi được tập san Biệt Động Quân phỏng vấn vào năm 2004:

- Lúc đó, t́nh h́nh đă rối bung lên rồi, rất nhiều người bỏ đi, sao Niên Trưởng không đi?


Ông đă trợn mắt hỏi lại:

- Đi đâu?

- Th́ . . . đi Mỹ đó, NT!

- Đâu có được!


Mặc dù BCH của tôi lúc đó không c̣n nhiệm vụ ǵ nữa, nhưng tôi vẫn c̣n phải có trách nhiệm theo dơi các hoạt động của những đơn vị trực thuộc chứ!

 

Trưa ngày 29 tháng 4 năm 1975, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn gọi tôi vào Quân Đoàn tŕnh diện, nói rằng:


“Anh bây giờ ở đây cũng dư rồi, các đứa con của anh đă mỗi đứa một nơi rồi, tôi trả anh về BCH/BĐQ/Trung Ương để Tướng Đỗ Kế Giai tùy nghi quyết định điều động nhiệm vụ mới cho anh”


Tôi về tŕnh diện Tướng Giai, ông cũng nói:


“Anh ở đây cũng không giúp ǵ được cho hiện trạng, anh hăy qua Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô mà tăng cường cho họ.


Tôi ở BKTĐ củng với Thiếu Tướng Lâm Văn Phát lo củng cố ṿng đai thủ đô.

Trước đó ít ngày, Tướng Giai có hỏi tôi:


“Ḿnh có hai sư đoàn BĐQ: Sư Đoàn 101 và 106, anh Chuẩn muốn chọn sư đoàn này để làm Tư Lệnh?”

 

Ảnh minh hoạ, Sư Đoàn 101 Biệt Động Quân.

 

Tôi thấy con số 101 có vẻ . . . ngon ngon, có vẻ có tiếng tăm giống như Sư Đoàn Không Kỵ 101 của Hoa Kỳ, nên tôi lựa Sư Đoàn này.


Đến sáng ngày 30 tháng Tư 1975, trong khi tôi đang điều động các Liên Đoàn 7. 8 và 9 đánh những trận chiến quyết tử với VC tại B́nh Chánh, Bà Hom, Kinh Xáng. Trong khi tiếng súng hai bên đang nổ rền th́ Tướng Nguyễn Hữu Hạnh – vửa được Tổng Thống Dương Văn Minh cử giữ chức Tham Mưu Trưởng Liên Quân – đă gọi điện thoại xuống:


“Tất cả cái đơn vị quân đội ngưng bắn, giá súng, đợi lệnh của Tổng Thồng để chuẩn bị bàn gioa cho phía bên kia”


Tôi nh́n ra ngoài sân, chiếc trực thăng của tôi c̣n đậu đó. Nhưng chung quanh tôi, c̣n bao nhiêu là các cấp chỉ huy dưới quyền. Nơi này hỏi phải làm sao? Chỗ kia gọi về xin cho quyết định.


Ḷng tôi cảm thấy bồi hồi. Nh́n lại chung quanh, các đồng đội, các thuộc cấp đang loay hoay bên cạnh, mọi người nh́n ḿnh như là một cái phao cuối cùng, sao tôi đành quay lưng bỏ đi?


Với trách nhiệm của một cấp chỉ huy, tôi không thể bỏ anh em ỏ lại vào lúc này, mặc dù Tổng Thống Minh đă ra lệnh đầu hàng, tôi không c̣n trách nhiệm ǵ nữa.

Đại Tá Chuẩn đă không bỏ anh em lính chiến để t́m yên lành riêng cho ḿnh, để rồi ông bị tù tập trung trong trại cải tạo tráo trở của bọn VC đúng 13 năm.


Nhưng con số 13 vẫn là con số hên đối với ông, v́ sau 13 năm đầy đọa, ông vẫn sống hiên ngang với đời, vẫn sống với t́nh “Huynh Đệ Chi Binh” trong cảnh tù đầy.


Huynh Trưởng Ḥa kể cho tôi:


“Trong thời gian đầu của cuộc đời tù tội, tôi đă được bọn VC đưa tới trại Suối Máu cùng với ĐTá Chuẩn. Một ngày nọ, trong khi tập trung đi lao động, tôi đă gặp lại ĐTá Chuẩn, hai người chào nhau rồi mạnh ai làm việc nấy. Cuối ngày, khi đi ngang tôi, ĐTá Chuẩn đă dúi vào tay tôi một cái ǵ đó. Tôi vội cất ngay vào túi vải, về lán mới mở ra xem: Ông đă cho tôi một hũ chao.


Tôi cả đời chưa ăn qua món ăn này, nhưng hôm đó, tôi đă ăn rất ngon miệng.

Trong thời gian học tập cải tạo, đồ ăn thức uống là những ǵ thật quư giá, ĐTá Chuẩn có hai hũ, thay v́ ông cất để dành ăn một ḿnh, ông đă chia cho tôi một nửa gia tài của ông. Tôi không bao giờ quên hủ chao này.


Đến năm 1985, tôi được bọn VC cho về, vợ tôi vội vàng lo chuyện vượt biên cho tôi. May mắn thay, tôi đă vượt thoát ngay trong lần đầu tiên vượt biên này, rồi bảo lănh cả gia đ́nh qua đoàn tụ với tôi ở Úc.


ĐTá Chuẩn bị bọn VC giữ ở trại cải tạo suốt 13 năm trời, tới năm 1988 mới trả ông về. Ông sống ở San Francisco từ ngày rời Việt Nam.


Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, người thứ nh́ từ trái sang.

 

Năm 1995, tôi đă liên lạc được với ĐTá Chuẩn và qua Mỹ thăm ông. Tại đây, tôi đă tặng ông bản sao của tấm h́nh này. Ông mửng quá, nói sẽ phóng lớn để treo trong nhà”.


Trong buổi lễ kỷ niệm 45 năm Binh Chủng Biệt Động Quân, vào tháng 7 năm 2005, cũng là cuộc họp bầu tổng hội trưởng cho Tổng Hội Biệt Động Quân, ĐTá Chuẩn đă được đề cử giữ chức vụ này. Ông giữ chức vụ Tổng Hội Trưởng từ năm 2005 cho đến nay.

 

Xin thắp cho Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn một nén nhang. Ông là một cấp chỉ huy xứng đáng với đầy đủ kinh nghiệm chỉ huy qua các binh chủng Nhẩy Dù, Lực Lượng Đặc Biệt, Biệt Động Quân. Ông cũng là một cấp chỉ huy có phong thái chỉ huy, được ḷng các cấp chỉ huy cũng như được sự kính nể của thuộc cấp.

 

 

Nguyễn Khắp Nơi

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính