Lá thư chưa viết từ chiến trường
Nguyễn Khắp Nơi – Nguyen Everywhere.
(Viết cho Cố Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân, Trợ Y Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân.)
Nhân
xem cuốn DVD số 58 của Trung Tâm Asia với chủ đề: “Lá thư từ chiến trường”
tôi đă rất bồi hồi xúc động khi nghe đọc lại những lá thơ mà người lính ở
tiền tuyến viết vội vă về cho người yêu hay cho cha mẹ, và những lá thơ do
các người em hậu phương gởi cho người t́nh nơi tiền tuyến.
Dù sao, đó cũng là những lá thư đă được viết. Những người anh trai tiền
tuyến đó đă rất là hạnh phúc khi đă có được những th́ giờ qúy báu để viết
thư cho người em gái hậu phương. Người em gái ở hậu phương cũng đă rất là
may mắn khi đă chờ đợi và đă nhận được bức thư của người yêu gởi về.
C̣n những lá thư mà người lính chiến rất muốn viết cho người em gái hậu
phương, nhưng chưa viết được, th́ sao?
C̣n những người em gái hậu phương, đă chờ đợi lá thư hồi âm ngày này qua
ngày nọ để rồi không bao giờ nhận được thư của người yêu từ tiền tuyến gởi
vể, th́ sao?
Có những lá thư loại này hay không?
Có đấy, bạn ạ!
Những lá thư loại này, sẽ không bao giờ được Trung Tâm Asia đề cập tới.
Những lá thứ loại này cũng sẽ không bao giờ được bất cứ ai nhắc tới.
Lư do sẽ rất dễ hiểu: Người Viết chưa viết th́ làm sao có thư mà nói tới?
Người nhận không bao giờ nhận đươc hồi âm, th́ lấy đâu ra thư mà đọc, mà
kể lể?
Có những người anh trai tiền tuyến muốn gởi thư về cho người yêu ở hậu
phương lắm, nhưng, trời không chiều ḷng người, dù đó là một anh lính
chiến ở miền xa, rất thương nhớ người yêu.
Những người chiến binh chưa kịp viết thư về cho người yêu đó, không phải
v́ anh ta không muốn viết, cũng không phải v́ anh ta không c̣n yêu thương
người em gái hậu phương nữa. Thư của người yêu anh ta vừa mới nhận được,
c̣n để ở trong túi áo, chỉ mới mở ra thôi, chứ chưa kịp đọc hết.
Cũng có thể anh đă đọc thư xong rồi và đang sửa soạn viết thư cho người
yêu.
Nhưng anh ta chưa kịp nghĩ về nội dung bức thư sẽ viết, chưa kịp có th́
giờ để viết, th́ anh đă... tử trận rồi!
Những người em gái ở hậu phương, từ ngày xa người yêu, đă ngày ngày chờ
đợi hồi âm. Những cô gái này đă sửa soạn sẵn nhưng gịng chữ nhớ thương,
đă sửa soạn sẵn những tờ giấy viết thơ mầu xanh yêu thương, phong b́ mầu
tím con tim. Cuối cùng là những con tem bưu chính, cũng đă được mua sẵn.
Nhưng, những lá thư này chưa được dùng tới, chưa được viết, v́ c̣n chờ tin
người anh trai tiền tuyến.
Người em gái hậu phương ngày ngày mong đợi thư hồi âm từ tiền tuyến. Cô
nhận được thư là sẽ viết ngay thơ trả lời.
Nhưng thư hồi âm từ tiền tuyến không bao giờ tới tay cô.
Ngược lại, chỉ có một bức điện thơ gởi tới:
“Rất lấy làm đau đớn báo tin buồn,
Cố Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân đă hy sinh v́ Tổ Quốc....”
Nguyễn Ngọc Lân tốt nghiệp khóa mấy Thủ Đức? Tôi không biết. V́ khi c̣n đi
học, anh không học cùng trường với tôi. Khi vào Thủ Đức, anh cũng không
học cùng khóa với tôi. Khi nhận đơn vị, anh về Vùng 3, c̣n tôi th́ bay
tuốt lên tới vùng Pleiku gió núi mưa mùa mà làm bạn với những con vắt
trong những khu rừng cây ngút ngàn.
Tôi được biết tới Lân là nhờ đọc “Tập San Biệt Động Quân” số 3, do Tổng
Hội Biệt Động Quân (trụ sở đặt tại Hoa Kỳ) xuất bản.
Sau khi học xong khóa Trợ Y, Chuẩn Úy Nguyễn Ngọc Lân đă tự lựa chọn binh
chủng Biệt Động Quân để để phục vụ và được phân phối tới Tiểu Đoàn 31 Biệt
Động Quân, đang tham chiến tại B́nh Long.
Ngày lên đường đáo nhậm đơn vị, bạn bè cùng lớp và người bạn gái tên Vân
đă ra đưa tiễn anh tại phi trường.
Yêu thương Lân, Vân đă gởi hết tâm sự đầy vơi của ḿnh vào trong một bức
thư, nhét vôi vào túi áo Lân khi anh vẫy tay từ giă mọi người, dặn anh khi
tới đơn vị mới hăy đọc thư của nàng.
Tới B́nh Long, nơi chiến trận đang diễn ra thật tàn khốc, ngay lập tức,
Lân đă cùng đồng đội trong đơn vị tham dự những cuộc hành quân gay go cam
khổ, lửa đạn tơi bời.
Chiến trường quá khốc liệt, người lính Biệt Động hết giữ vai tṛ pḥng
thủ, lại đổi qua tấn công. Tấn công rồi lại bị dội ngược lại chiến hào
ngồi chịu đựng pháo kích. Chỉnh đốn hàng ngũ rồi lại tấn công đuổi địch...
Người lính Biệt Động pḥng thủ ở đâu? Tấn công ở bất cứ chỗ nào? Không cần
biết! Nếu họ bị thương, người trợ y phải lên tới nơi mà băng bó cho họ, để
họ có thể phục hồi sức khoẻ mà tiếp tục chiến đấu. Nếu người lính bị
thương nặng, trợ y phải kéo họ về nơi an toàn để nghỉ ngơi hoặc chờ đưa về
hậu cứ.
Một đêm chiến trận, Lân và anh em trong toán trợ y đă phải ḅ lên tận
tuyến đầu để cứu những người đồng đội bị thương nặng. Trong khi hăng say
với nhiệm vụ, Lân đă hứng một viên đạn trúng ngay sau ót và trở thành
người được cứu thương. Đồng đội đă cố gắng kéo anh về hậu tuyến.
Nhưng thương ôi! Anh đă chết ngay từ lúc bị bắn rồi.
Những người bạn trợ y c̣n lại chỉ biết thở dài và làm một công việc cuối
cùng là lấy cái pông sô anh đang đeo bên ḿnh mà phủ kín lấy thân xác anh,
chờ trực thăng tới chuyển về hậu cứ.
Tại nhà xác Quân y viện, Mai Châu, một đồng đội (không biết là bác sĩ hay
trợ y) nghe tin có một sĩ quan trợ y chết tại chiến trường, đă tự đến nh́n
xác người chiến hữu cũng là đồng nghiệp một lần cuối. Nhân đó, anh t́m
kiếm giấy tờ tùy thân và vật dụng cá nhân của Lân để gởi trả lại gia đ́nh.
Mai Châu t́nh cờ t́m thấy một lá thơ Lân c̣n để trong túi áo, anh vội vàng
bóc ra đọc, hy vọng t́m được địa chỉ của người gởi thư. Lá thư dính đầy
máu, thật là khó đọc. Người gởi là Vân, người yêu của Lân.
Nh́n ngày tháng trong thư, Mai Châu bàng hoàng xúc động: Lá thư mới viết
cách đây có mấy ngày.
Trong thư, Vân đă cầu chúc cho Lân ra tới đơn vị được b́nh yên. Tới nơi,
hăy viết thư về ngay, để Vân được an tâm. Vân cũng biết rằng, cuộc sống
quân ngũ sẽ rất là gian lao vất vả, và thật là nguy hiểm, nên đă nhắc với
Lân phải luôn luôn cẩn thận, giữ ǵn sức khỏe, nhất là mạng sống của ḿnh,
v́ mạng sống này không những chỉ của Lân, nó c̣n là của Vân nữa. Xa Lân,
Vân đă cảm thấy thương anh nhiều hơn, và sẽ chờ đợi thư anh gởi về cho vơi
niềm thương nhớ. Vân cũng đă nhắc lại cho anh những kỷ niệm thời ấu thơ,
hai đứa đă quen nhau suốt muời bốn năm trường, chưa bao giờ phải xa cách
nhau lâu. Hồi ở quân trường, tuy xa nhau nhưng Vân vẫn có thế gặp lại Lân
trong những giờ thăm viếng. Dịp đi về đơn vị này, lần đầu tiên Lân phải đi
xa mà Vân không biết chừng nào Lân mới được gặp lại, nên nỗi nhớ nhung
càng gia tăng. Vân cũng hứa chắc với Lân rằng, dù chưa biết ngày nào Lân
trở về, nhưng dù đó là ngày rất gần hay rất xa, Vân sẽ vui ḷng chờ đợi,
và khi anh trở về, Vân sẽ là người đầu tiên ra mừng đón anh. Cuối thơ, Vân
hứa sẽ thưong anh trọn đời.
Mai Châu đă cố gắng lục soát hết mọi túi trong bộ quân phục nát bấy để t́m
thư trả lời của Lân để gởi cho Vân, nhưng không có lá thơ trả lời nào cả.
Mặc dù thư đă bóc, nhưng chưa chắc là người tử sĩ này đă đọc hết được bức
thư, v́ từ ngày thư viết cho tới khi xác được mang về, tiểu đoàn hành quân
đụng trận liên miên. Th́ giờ đọc thư c̣n hạn hẹp hoặc không có, nói chi
tới chuyện viết thư trả lời.
Đọc phong b́ tới lui nhiều lần, Mai Châu mới viết ra được địa chỉ của Vân,
anh đă tự ḿnh ra bưu điện gởi một bức điện thư về cho Vân, và cho gia
d́nh Lân, báo tin Lân đă tử trận. Những vật dụng cá nhân khác sẽ được gởi
về cho gia đ́nh Lân theo địa chỉ trong hồ sơ quân bạ.
Thương cảm cho đời người lính Biệt Động quá ngắn ngủi, thương cảm cho
người con gái hậu phương ṃn mỏi chờ thư người yêu mà thư không bao giờ
đến, Mai Châu đă sáng tác ra một bài thơ để đời, đặt tên là “Tiễn Một
Người Đi” mà tôi xin được sao lai sau đây:
Bài thơ thật là chân t́nh, thật là mộc mạc, vừa kể lại cuộc t́nh dài nhưng
lại thật là ngắn ngủi vừa nói lên số phận của người dân Việt:
“Chiến chinh, chinh chiến điêu linh,
Thương anh lính chiến hy sinh cuộc đời,
Đọc kinh lạy Đức Chúa Trời,
Xin thương phù giúp những người Chiến Binh”
Bài thơ được phổ biến trong Tiểu Đoàn, rồi Liên Đoàn, rồi ra dân chúng,
bài thơ trở thành nổi tiếng, không kém ǵ bài thơ “Đồi Tím Hoa Sim” của
Hữu Loan ngày xưa.
Sau một thời gian sửa soạn, với sự phụ giúp của một số bạn bè thân thiết,
Mai Châu đă lấy bài thơ phổ vào nhạc, tạo nên ca khúc “Một người đi”, như
sau:
Bài hát thật hay, thật cảm động, đă được hăng dĩa “Việt Nam” thâu vào dĩa
nhựa với tiếng hát của ca sĩ Hoàng Oanh và ban nhạc của nhạc sĩ Văn Phụng.
Tôi, cũng giống như bạn, mặc dù cũng đă biết bản nhạc “Một Người Đi” và đă
từng hát theo nhiều lần, nhưng tôi chưa bao giờ được biết lịch sử của bản
nhạc. Măi đến khi nh́n thấy trang nhạc với gịng chữ: “Thương tặng Cố
Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân, SQ Trợ Y, Tiểu Đoàn 31 Biệt Động Quân, tôi mới
biết, bài hát này là do Mai Châu soạn, kể lại chuyện t́nh của Thiếu Úy
Lân.
Tôi đă rầt tiếc là bài hát “Một Người Đi” đă không được đưa vào chương
tŕnh “Lá Thư Viết Từ Chiến Trường” của Asia.
Như đă nói ở trên, thư chưa viết, lấy đâu ra thư mà nói tới?
Có thể Mai Châu không phải là nhạc sĩ nhà nghề (v́ nghề chính của anh là
làm lính) và v́ Mai Châu chỉ sáng tác duy nhất có một bản nhạc này mà
thôi, nên ít người biết tới.
Cũng có thể bạn nhạc này chỉ nói về chuyện t́nh riêng tư của một cặp trai
tiền tuyến gái hậu phương, nên cũng không ai để ư tới.
Nói vậy cũng không đúng, v́ bài thơ “Đồi Tím Hoa Sim” cũng chỉ kể lại cuộc
t́nh đôi lứa mà thôi.
Thôi th́, tôi kể ra đây cho qúy bạn cùng biết, cùng hát vậy!
Hát để mà nhớ lại nhưng người lính như Nguyễn Ngọc Lân, đă hy sinh v́ Tổ
Quốc, v́ Tự Do, cho VNCH, cho chúng ta.
Khi nào có th́ giờ, hăy tới bất cứ một đài tưởng niệm chiến sĩ VNCH nào đó
mà bạn có thể đến được, thắp cho những chiến sĩ này một nén nhang, bạn
nhé!
Hiện tại, ở bất cứ xứ nào, hễ có người Việt Tỵ Nạn, hễ có các quân nhân
của QLVNCH cự ngụ, đều có những Tượng Đài Chiến Sĩ được dựng lên để ghi
nhớ công ơn của những chiến sĩ VNCH đă hy sinh v́ Tổ Quốc. Tại xứ Úc của
chúng ta, khắp các tiểu bang, từ New South Wales (Sydney), Western
Australia (Perth), Victoria (Melbourne) tới South Australia (Adelaide),
đều đă xây tượng đài chiến sĩ rất là trang trọng và uy nghiêm.
HUYỀN THOẠI DẠ LAN
Hơn ba mươi năm đă qua đi.
Thời gian có thể làm cho người ta quên đi những chuyện buồn quá khứ, để
chú tâm đến tuơng lai.
Nhưng, niềm đau mất nước, nỗi thương cảm cho những người bạn đă ra đi, vẫn
c̣n đó. Ở xứ Úc xa xôi, tôi vẫn liên lạc với những bạn bè đồng ngũ. May
mắn hơn, tôi đă t́m ra hai người bạn đồng khóa 1/72 Thủ Đức với tôi ngày
xưa. Đó là các anh Nguyễn Mạnh Thăng và Cao Văn Bảy, chúng tôi gặp nhau
thường lắm, chuyện tṛ đủ thứ, rất là vui.
Một hôm, anh chị Bảy đến chơi, sau vài câu chuyện, anh đưa ra một cuốn
băng cát sét (cassette) và hỏi tôi:
- Mày c̣n nhớ... Chương Tŕnh Dạ Lan hay không?
- Nhớ chứ! Lính mà! Làm sao quên được Dạ Lan!
- Mày... là lính Biệt Động phải không?
- Đúng vậy! Biệt Động chính gốc... con cọp đen đó!
- Vậy th́ tao cho mày cái tape này, để mày nghe lại chương tŕnh Dạ Lan,
và cũng để nghe lại cái oai danh Biệt Động Quân của mày hồi xưa!”
Buổi tối hôm đó, cơm nước xong xuôi, hai vợ chồng tôi mới bỏ cuốn băng
cassette vào máy, hồi hộp ngồi nghe:
“Đây là chương tŕnh Dạ Lan, tiếng nói của những người em gái hậu phương
gởi cho những anh trai tiền tuyến...”
Vợ tôi reo lên:
“Đúng là Dạ Lan rồi!”
Tôi mỉm cười, ngồi lắng nghe từng giọng đọc của cô Dạ Lan. Từng chữ, từng
câu nói của cô đă thấm từ từ vào trong óc tôi, vào trong tim tôi, cho tôi
đi ngược thời gian để trở về với quá khứ.
Đă là người Việt Nam, đă sinh ra và lớn lên trong thời loạn lạc, đa số
chúng ta, ít ra là một lần, nếu không nói là nhiều lần, đă mở radio để
nghe đài QUÂN ĐỘI và lắng nghe CHƯƠNG TR̀NH DẠ LAN.
CHƯƠNG TR̀NH DẠ LAN,
một huyền thoại về đời lính, về những người em gái Hậu Phương và các anh
trai Tiền Tuyến.
Trong cuốn băng nhạc anh chị Bảy tặng cho tôi, có phần cô Dạ Lan đă giới
thiệu về Binh chủng Biệt Động Quân, như sau:
“Biệt Động Quân, những chiến sĩ Mũ Nâu, với huy hiệu “Thần Hổ” oai hùng và
dũng cảm, đă làm khiếp đảm quân thù với những chiến thắng ở B́nh Long, An
Lộc và trên khắp bốn vùng chiến thuật, từ Quảng Trị tới Mũi Cà Mâu, đă làm
rạng danh 7 Liên Đoàn Biệt Động Quân, những chiến sĩ vô địch của những
trận chiến śnh lầy nước đọng”.
Không cần phải là lính “Biệt Động”, chỉ nghe, đọc những lời mà Dạ Lan giới
thiệu các chiến sĩ Mũ Nâu, ta đă cảm thấy thích thú và cảm phục những
chàng trai Biệt Động rồi, rồi, nói chi ḿnh chính là lính Biệt Động, nghe
những lời của cô Dạ Lan, hănh diện biết là bao!
Đặc biệt, cô Dạ Lan đă nói về Nguyễn Ngọc Lân như sau:
“Noi gương những bậc đàn anh, như Trung Tá Lưu Trọng Kiệt, Tiểu Đoàn 42
Biệt Động Quân, Nguyễn Văn Dần, Tiểu Đoàn 44 Biệt Động Quân và những anh
hùng Mũ Nâu Vô Danh khác, Thiếu Úy Nguyễn Ngọc Lân, Tiểu Đoàn 31 Biệt Động
Quân đă một sớm lên đường thề quyết thi hành nhiệm vụ của người trai thời
loạn.
Tiễn đưa anh, có lời hứa sắt son của người em gái hậu phương sẽ kiên tŕ
chờ đợi anh trở về trong chiến thắng vinh quang.
Nhưng, người chiến sĩ Biệt Động Quân đó đă ra đi măi măi tại chiến trường
B́nh Long, để lại sau lưng cả một vùng trời thương tiếc”.
Bài hát này, Dạ Lan xin gởi tặng cho các anh chiến sĩ Biệt Động Quân kiêu
hùng”.
Bài hát đă hay, nhưng lời giới thiệu mới là hay hơn nữa.
Tôi nhắm mắt nghe từng tiếng hát của Hoàng Oanh, nghe từng nốt nhạc của
Văn Phụng, tưởng chừng như ḿnh đang ở Pleiku, đóng quân ở làng Thanh An.
Thời đó, tôi cũng đă nghe chương tŕnh Dạ Lan và những bài hát về Lính.
Lời nói của Dạ Lan thật là êm nhẹ, ngọt ngào, đă gởi những bài hát t́nh
cảm, những bản hùng ca đi vào ḷng người chiến binh.
Chương tŕnh Dạ Lan đă đến với các anh trai tiền tuyến từ năm 1964 cho đến
ngày cuối cùng của đời người lính chiến Việt Nam Cộng Ḥa, ngày 30 tháng 4
năm 1975.
Khi xem DVD Thúy Nga 88 với chủ đề “Đường Về Quê Hương”, tôi đă được các
huynh trưởng là Đại Tá Nguyễn Văn Nam (Chánh Sụ Vụ Sở Địch Vận) và Trung
Tá Phạm Hậu (Quản Đốc Đài Phát Thanh Quân Đội), cho biết thêm những chi
tiết về Chương Tŕnh Dạ Lan, như sau:
Vào thời điểm cuối 63 đầu 64, do nhưng cuộc đảo chánh và chỉnh lư liên
miên của quân đội, những người lính đă bị phân tâm, bị cuốn hút vào những
biến loạn chính trị mà họ không muốn tham dự. Tinh thần của người lính đă
bị xa xút, họ chỉ muốn chiến đấu chống lại kẻ thù phương Bắc để bảo vệ Tổ
Quốc và Tự Do, chứ đâu phải để chống đối lẫn nhau, bắn giết lẫn nhau!
Để an ủi, để nâng cao tinh thần người lính chiến, Sở Địch Vận, phối hợp
với Đài Phát Thanh Quân Đội và Pḥng 5 Bộ Tổng Tham Mưu, đă tạo ra một
chuơng tŕnh dành riêng cho người lính tiền tuyến.
Chương tŕnh đă được hoạch định xong, cần phải t́m một xuớng ngôn viên
thích hợp. Người thích hợp nhất đă được chọn, đó cô Nguyễn Thị Lan, lúc đó
đang là xướng ngôn viên của đài phát thanh Đông Hà. Các vị cao kiến đó đă
đặt cho cô một danh xưng mới: Dạ Lan và đưa cô về Sài G̣n làm xướng ngôn
viên cho một chuơng tŕnh mới:
CHƯƠNG TR̀NH DẠ LAN.
Kể từ đó, mỗi tối, bắt đầu từ 7 giờ, Dạ Lan cất tiếng nói, đại diện cho
tất cả những em gái hậu phương, gởi tới cho các anh trai ngoài tiền tuyến.
Chuơng tŕnh Dạ Lan đă có rất nhiều người nghe. Thính giả, ngoài những
chàng trai tiền tuyến, tất cả những ai ở hậu phương cũng đều mở máy phát
thanh ra mà nghe cô Dạ Lan nói.
Chương tŕnh Dạ Lan rất là hấp dẫn, ngoài những chương tŕnh nhạc, c̣n có
tin tức từ chiến trường, từ hậu phương, những hướng dẫn về đi phép, tŕnh
diện. Độc đáo hơn nữa là tiết mục nhắn tin, t́m bạn... Người trai ở tiền
tuyến, tṛn ba năm lính, chưa hề có bạn tâm t́nh, muốn t́m một em gái hậu
phương để cùng tâm sự, an ủi nhau, để rồi một ngày đẹp trời nào đó, người
lính chiến sẽ được vài ngày phép về thăm người em gái mới quen. Đời người
lính v́ thế mà vui vẻ hơn lên, đáng sống hơn lên.
Cảm động và chân t́nh hơn nữa, vào dịp tết, người lính chiến đang đóng ở
những nơi đèo heo hút gió, xa xôi tới nỗi Xuân cũng ngại đường xa mà không
dám tới, nói chi anh em bà con.
Mùa Xuân của những người lính chiến đó, không có mai vàng, không có bánh
chưng xanh, không có câu đối đỏ.
Thế nhưng,
Đúng vào ngày tết, các chàng trai lính chiến này lại nhận được thư chúc
tết đó, bạn ạ!
Đó là thư của những Em Gái Hậu Phương, trong chương tŕnh Dạ Lan, gởi tới
cho các anh, kèm theo một gói quà xuân nho nhỏ.
Mở thư ra xem, người lính chiến đọc được những tin tức yên lành từ hậu
phương, nhất là lời Chúc Tết ân cần, nồng ấm.
Ấm ḷng biết bao! Cảm động biết bao!
Nấu vội một b́nh trà dă chiến, ăn một miếng kẹo đậu phọng:
Đời Lính, hưởng Xuân nhiêu đó là đủ rồi, măn nguyện lắm rồi!
LÍNH MÀ EM!
Đă có một lần, tôi nhận được thiệp chúc tết của Em Gái Dạ Lan. Em mặc áo
dài Tím, mái tóc đen huyển phủ ngang vai. Tôi không biết mặt Dạ Lan (chưa
ai được nh́n thấy Dạ Lan bằng xương bằng thịt cả, trừ hai HT Nam và Hậu),
nên cứ coi đó là Em Gái Dạ Lan, và đă cất tấm thiệp này vào túi áo, rất
lâu.
Hơn ba mươi năm qua rồi, Chiến tranh Việt Nam đă chấm dứt từ lâu rồi. Tất
cả hồ sơ mật đều đă được giải mă để cho mọi người được rơ sự thật.
Dạ Lan đâu?
Cô c̣n ở Việt Nam? Hay đă định cư ở một quốc gia đệ tam nào đó?
Sao không thấy cô xuất hiện?
Chúng ta đồng ư, trong thời chiến, v́ lư do an ninh, v́ lư do bảo mật, Dạ
Lan không thể xuất hiện trước công chúng.
Nhưng bây giờ, mọi hồ sơ, dù là tối mật, cũng đă được bật mí. Dạ Lan cũng
nên xuất hiện để cho chúng ta được ngưỡng mộ cô như một chiến sĩ.
Chiến tranh tâm lư quan trọng cũng như chiến tranh nơi chiến trường.
Người lính chiến xông pha ngoài mặt trận, cũng cần phải được nâng đỡ về
tinh thần. Tinh thần có vững chắc th́ mới an tâm mà chiến đấu.
Đă có một vị Tướng tuyên bố:
“Một người cầm bút đứng đắn, có giá trị c̣n hơn là cả một Sư Đoàn lính
trang bị đầy đủ”.
Tôi cũng có thể nói ké vào:
“Một người con gái hậu phương, với chiếc micro trong tay và giọng nói đi
xâu vào ḷng người, cũng sẽ có giá trị hơn là một Sư Đoàn lính trang bị
đầy đủ”.
Dạ Lan cũng là một chiến sĩ vậy!
Ai có tội th́ bị chê trách. Ai có công th́ phải được tưởng thưởng, được
ngưỡng mộ.
Dạ Lan có công đă giữ vững tinh thần, đă đem lại niềm vui cho chúng ta,
những người chiến sĩ ngoài tiền tuyến. Cô phải được ngưỡng mộ, phải được
vinh danh trước quần chúng.
Có người nói, Dạ Lan có thể v́ lư do gia đ́nh nào đó, không muốn xuất hiện
trước quần chúng.
Không đúng! Dạ Lan đă đi vào lịch sử. Ngoài gia đ́nh, cô c̣n là người của
quần chúng. Không thể v́ lư do gia đ́nh mà từ chối vai tṛ đối với quần
chúng.
Cũng có người cho rằng, Dạ Lan có giọng nói thật hay, nhưng gương mặt
lại... thật xấu, nên không muốn xuất hiện.
Lại càng không đúng!
Chúng ta ngưỡng mộ Dạ Lan v́ việc làm của cô, v́ công lao của cô, chứ
không phải v́ cô xấu hay đẹp.
Đại Tá Nguyễn Văn Nam và Trung Tá Phạm Huấn chắc chắn sẽ biết Dạ Lan hiện
đang ở đâu?
Trung Tâm Thúy Nga, trong DVD số 88 với chủ đề “Đường Về Quê Hương”, đă
mời được Đại Tá Nguyễn Văn Nam và Trung Tá Phạm Huấn, chắc chắn cũng sẽ
mời được Dạ Lan xuất hiện trong chương tŕnh của họ trong một tương lai
gần đây.
Nếu chúng ta chỉ biết vinh danh những chiến sĩ ngoài tiền tuyến mà quên đi
những chiến sĩ làm công việc tâm lư chiến, là không công bằng.
Nếu Dạ Lan, v́ một lư do cá nhân nào đó, mà không xuất hiện trước công
chúng để được vinh danh, đó là một điều đáng tiếc.
Riêng cá nhân tôi, anh Bảy, và những người người lính chiến khác, vẫn c̣n
nhớ tới Chương Tŕnh
Dạ Lan. Chúng tôi may mắn c̣n giữ được một CD ghi lại
một trong những chương tŕnh phát thanh của Dạ Lan.
Quư độc giả thân mến, bất kể bạn là ai - một người Dân, Quân, Cán, Chính -
nếu bạn c̣n nhớ tới Chương Tŕnh Dạ Lan, chúng tôi sẵn sàng chia xẻ với
quư vị.
Hăy liên lạc với chúng tôi qua báo Việt Luận, gởi thơ kèm theo một dĩa CD
trống bỏ trong phong b́ ghi sẵn địa chỉ của bạn và dán tem đầy đủ, chúng
tôi sẽ burn và gởi trở lại cho bạn.
Nguyễn Khắp Nơi – Nguyen Everywhere.
61 03 9687 7591
–
anapl303@ozemail.com.au
-------------------------------------------------------
Tài liệu tham khảo:
Bài viết này sẽ được gởi đi cho Tập San BĐQ, Asia và Thúy Nga.