Những Anh Hùng không tên tuổi


Nguyên Hàm



Anh hùng Vô danh.

Họ là những Anh hùng không tên tuổi.

Sống âm thầm trong bóng tối mênh mông.

                                                 (thơ Đằng Phương)

 


Kính thưa quư Niên Trưởng và các Bạn,

 

Bao nhiêu năm qua, kể từ ngày quê hương rơi vào tay Cộng sản, Anh linh những Danh Tướng như Thiếu tướng Nguyễn khoa Nam, Thiếu tướng Phạm văn Phú, Chuẩn tướng Trần văn Hai, Chuẩn tướng Lê Nguyên Vỹ, Chuẩn tướng Lê văn Hưng... những vị Tướng đă tuẫn tiết không chịu đầu hàng giặc trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 đă được toàn thể dân quân cán chính VNCH ghi nhớ và tưởng niệm hằng năm. Ngoài ra, Dân Quân Cán Chính VNCH cũng không quên tổ chức những buổi lễ long trọng để tưởng nhớ đến hai vị Nguyên thủ tối cao của Quốc gia đó là Tổng Thống Ngô đ́nh Diệm thời Đệ nhất Cộng ḥa và Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu thời đệ nhị Cộng ḥa. Tên tuổi của họ sẽ được ghi vào sử sách và danh thơm của họ sẽ đời đời lưu lại cho hậu thế.


Cuộc chiến tranh khốc liệt đă tàn nhẫn quét qua trên mảnh đất nước Việt Nam Cộng Ḥa, hàng hàng lớp lớp thây người đă ngă xuống, thân xác họ đă trải dài khắp 4 Vùng chiến thuật v́ mục đích đem lại sự thanh b́nh cho Tổ Quốc. Họ là ai? họ là những Chiến sĩ Quân Lực VNCH đă âm thầm chiến đấu và đă âm thầm ngă xuống. Trong cuộc chiến, đă là người lính dù với cấp bậc nào mỗi khi đă phải hy sinh v́ bảo vệ Tổ quốc họ đều là những vị Anh Hùng, họ là những anh hùng không tên tuổi, sống và chết âm thầm trong bóng tối mênh mông. Và họ là ai? Họ là những đồng môn, đồng khóa của chúng ta, là những Sĩ quan xuất thân từ Trường VBQGVN đă hiên ngang can trường nơi chiến địa với hoài bảo đem gịng máu nóng tuổi thanh xuân để ǵn giữ non sông và đôi khi trong đường tên lửa đạn đă âm thầm ngă xuống...” bên con lạch nhỏ Đồng Nai hay trên cánh đồng chiêm Trung Việt... phút chốc quư liệt vị bỗng trở thành người thiên cổ... “và gần gũi hơn hết, họ là những Chiến sĩ anh hùng của Khóa 25 chúng tôi.


Khóa 25 /TVBQGVN, tốt nghiệp với quân số 258 tân Sĩ quan, qua 3 năm nung nấu trong lửa đạn chiến trường,49 người đă Vị Quốc Vong Thân. Họ là những anh hùng:


Tuy công nghiệp không ghi trong sử sách,

Tuy bảng vàng, bia đá chẳng đề tên,

Tuy mồ hoang xiêu lạc dưới trời quên.

Không ai đến khấn nguyền dâng lễ vật.

Nhưng máu họ đă len vào mạch đất.

Thịt cùng xương trộn lẫn với non sông.

Và anh hồn cùng với tấm trinh trung.

Đă hoà hợp làm linh hồn giống Việt.

                        

                          (thơ Anh Hùng Không Tên Tuổi - Đằng Phương)


Những cái chết của những chàng trai trẻ Khóa 25 vào tuổi thanh xuân, những cái chết mang nhiều tính chất bi tráng. Có người trong giây phút bàng hoàng v́ lửa đạn đang xé nát xác thân chợt nghĩ đến Mẹ, đến Cha công ơn nuôi dưỡng không đền đáp được mà lại thêm một gánh nặng cho đấng sinh thành đành tự kết liễu đời ḿnh bằng phát súng cuối cùng. Có người chợt nhớ đến vị hôn thê tuổi tṛn 19, ôi đau đớn thay nếu phải trở về với xác thân không trọn vẹn đă từ chối sự cưu mang thoát hiểm của thuộc cấp để thoát ra khỏi vùng lửa đạn, chấp nhận một ḿnh ở lại để vĩnh viễn vùi thây nơi chiến địa. Cũng có cái chết kiêu hùng, anh đă bị thương với chút tàn anh hơi ra lệnh cho thuộc cấp đang cơng ḿnh “ hăy bỏ tôi lại nơi đây hoặc tôi phải tự sát trước mặt anh, hăy rút khỏi nơi này thật nhanh, chúng nó đông quá “ và anh đă ở lại... một ḿnh Người lính thuộc cấp kể lại: sau khi rút lui tạm ẩn nấp vào một bụi rậm, toán VC đi qua, nghe một thằng trong bọn c̣n nói: “ thằng lính Ngụy gan lỳ quá, nó chỉ c̣n thoi thóp vậy mà gọi hàng sống chống chết nó không trả lời, tưởng nó đă ngủm củ tỏi rồi, ai ngờ đến gần nó lại mở chốt lựu đạn khiến đồng chí thủ trưởng ta cùng các đồng chí phụ tá phải chết theo nó” người lính nói thêm: Đại bàng Vy văn Đạt oai hùng quá...


Những cái chết của mỗi chiến sĩ K25, mỗi người mang một sắc thái bi hùng riêng, nhưng tất cả đều v́ một lư tưởng chung: bảo vệ Tổ Quốc thân yêu. Cũng như tất cả những người lính VNCH khác đă hy sinh v́ Tổ quốc, họ là những anh hùng - những anh hùng không tên tuổi - nên tất cả đều có những giá trị tinh thần cao quư như nhau, trong phạm vi bài viết này chúng tôi chỉ xin được nêu lên 3 vị Anh Hùng Tử Sĩ K25 tiêu biểu:


1. Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn đ́nh Giang:

 


Nguyễn đ́nh Giang, SVSQ Đại Đội D/K25/TVBQGVN. C̣n có bút hiệu là Nguyễn đ́nh Đông Phương, những bài thơ của anh thường được đăng trên báo Đa Hiệu trước năm 1975. Sau đây là vài câu thơ mà bạn bè K25 c̣n nhớ:


... Ta đi ban sớm, sương thấm đời trai.

Ta về chiều đổ, xanh xao giáng trời...


Khi c̣n là một SVSQ anh đă chứng tỏ là một con người mang đầy nhiệt huyết sẵn sàng bảo vệ Tổ Quốc VN thân yêu, Với dáng người dong dỏng cao với đôi mắt sáng và nghiêm nghị anh là một SVSQ gương mẫu tôn trọng kỷ luật tuyệt đối. Bản tính hiền ḥa đối với bạn bè và rất hiếu thảo đối với Mẹ Cha.


Ra đơn vị, Anh là Đại úy Nguyễn đ́nh Giang, Đại đội trưởng Đại đội Trinh sát Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Cho đến buổi sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975 anh vẫn giữ vững pḥng tuyến đối đầu với địch, khi hay tin Quân đội phải buông súng đầu hàng, Anh và ban chỉ huy Đại đội nắm chặt tay nhau rồi cùng mở chốt lựu đạn tuẩn tiết, xác thân tan thành trăm mảnh.


Tội nghiệp người Mẹ già mà anh đă thương yêu chắt chiu từng đồng gởi Mẹ ngay cả trong thời Sinh Viên Sĩ Quan đă ṃn mỏi chờ trông Anh và măi măi, người Mẹ già ấy không bao giờ gặp lại con, không bao giờ thấy được h́nh hài thân xác của anh dù chỉ một nắm xương khô.


2. Anh Hùng Tử Sĩ Trầm Kha Nguyễn văn Đồng:

 


Nguyễn văn Đồng, SVSQ Đại Đội Hải Quân/K25 /TVBQGVN. Là một con người có một tâm hồn Nghệ sĩ đặc biệt ngay từ thuở Quân trường Anh đă nổi tiếng với những vần thơ lăng mạn, mượt mà và thanh thoát:


Cung kiếm tang bồng vui gió loạn.

Chàng Siêu mấy thuở hẹn thanh b́nh.

Yêu em ta ngắt chùm hoa dại.

Thả bốn phương trời với chiến chinh.

                                       (thơ Trầm Kha)

Có lẽ anh có nghiệp duyên cùng với biển cả nên anh đă lấy bút hiệu là Trầm Kha. Vào trường Vơ Bị với mộng hải hồ nung nấu trong tim, anh đă chọn Quân chủng Hải Quân để suốt đời làm bạn cùng sóng biển.


Trầm Kha Nguyễn văn Đồng được nhắc tên nơi đây bởi anh là một Chiến sĩ trực tiếp chiến đấu và đă hy sinh để ǵn giữ Hoàng Sa trong trận hải chiến giữa Hải Quân Việt Nam và quân đội Trung cộng xảy ra vào trung tuần tháng 1 năm 1974.

Hải Quân VNCH thời đó đă anh dũng chiến đấu, đă giữ được vùng trời vùng biển và cả vùng đảo Hoàng Sa. Ngày hôm nay, đảng Cộng sản tại Việt Nam với chế độ độc đảng trị luôn luôn áp bức dân lành nhưng lại đang khiếp nhược cúi đầu dâng đất, dâng biển dâng cả Hoàng Sa, Trường Sa cho Trung cộng.


Khi trận chiến xảy ra, Trung Úy Nguyễn văn Đồng là Sĩ quan trọng pháo trên chiến hạm HQ5. Dưới áp lực mạnh mẽ của những ổ hỏa pháo từ các chiến hạm của Trung cộng, Hải quân Trung Úy Nguyễn văn Đồng trong nhiệm vụ điều động và chỉ huy trọng pháo vẫn hiên ngang trên pháo tháp và đích thân kiên cường bắn trả không ngừng.


Chiến hạm của Trung cộng thời đó tối tân hơn chiếc HQ5 của Hải quân VN là một Chiến hạm nhỏ c̣n sót lại từ thời đệ Nhị thế chiến, di chuyển và xoay trở chậm, cuối cùng HQ5 trúng đạn, Trung Úy Nguyễn văn Đồng trúng đạn và gục chết ngay dưới chân pháo tháp vào buổi chiều biển động ngày 19 tháng 1 năm 1974.


Nguyễn văn Đồng hy sinh trên Chiến hạm HQ5 là một mất mát lớn lao cho Hải Quân VNCH, nền trời thơ văn VN mất đi một nhà thơ tài hoa vào thuở đó. Khóa 25 xin được một lần vinh danh Anh v́ chiến tích, anh đă xả thân để bảo tồn Quê Cha Đất Tổ.


3. Anh Hùng Tử Sĩ Nguyễn ngọc Bửu:

 


Nguyễn ngọc Bửu, SVSQ/Đại Đội A/K25/TVBQGVN. là một SVSQ hiền lành cương trực, sống yêu đời với nụ cười thân mật luôn nở trên môi. Bạn bè khóa 25, ai cũng đều thương mến.


Ngày măn khóa, Anh “không cầu an lạc dễ dàng mà chỉ khát khao nắng mưa cùng nguy hiểm”, anh chọn Binh chủng lừng danh của QLVNCH, Binh chủng TQLC.

Ngoài đơn vị, anh là một cấp chỉ huy tài ba và đức độ, thương đồng đội, thương thuộc cấp hơn chính bản thân ḿnh. Chiều 30 Tết đơn vị đang bận hành quân nơi hỏa đầu giới tuyến, cảm thương người lính xa nhà trong những ngày thiêng liêng đó anh đă quyết định có một món quà nhỏ để làm ấm ḷng binh sĩ. Hăy nghe trích dẫn một đoạn ngắn mà Cựu SVSQ Nguyễn hữu Xương K26, một Đại đội phó của Bửu đă ghi lại kỷ niệm một buổi chiều cuối năm:


“Ngày 30 Tết khoảng 3 giờ chiều, Anh đến gặp tôi và nói:


- Xương à, nhờ Xương một chút nghe!


- Chuyện ǵ đó Niên trưởng?


- Xương đi ngay ra Mỹ Chánh bây giờ để mua một ít mứt và hai chai rượu đế ngày mai cho Binh sĩ họ đón Xuân...


- Được tôi đi... Nhưng... tiền đâu Niên trưởng??


Nghe tôi hỏi, anh mừng lộ trên nét mặt:


- Có đây!


Miệng nói tay móc từ túi áo ra một xấp bạc khá cộm trong phong b́.


- Đây tiền lương của tôi đây Xương! Không phải tiền của lính đâu à nghen. Tôi đăi anh em. Xương cũng đừng bỏ vô đồng nào hết để tiền gởi về cho vợ con. Tôi c̣n độc thân không sao hết. Đây, Xương mua hết cho tôi hai thứ mứt và rượu, được ông già đi bộ càng tốt...”


Đơn vị cuối cùng của Nguyễn ngọc Bửu là Đại đội Trưởng ĐĐ1/TĐ7/TQLC do Niên Trưởng Trần ngọc Toàn K16 làm Tiểu đoàn trưởng.


Sau ngày 30/4/75 nghe lời rêu rao của CS đang cưỡng chiếm miền nam Việt Nam,10 ngày ra đi học tập cải tạo tư tưởng. Cũng như hằng vạn quân dân cán chính VNCH đă bị lừa qua lời láo khoét này, anh cũng ra đi. Nào ngờ, thời gian biền biệt, đói khát khổ cực trăm bề trong trại tù CS. Trên thế gian này, không có một trại tù nào đầy đủ tính chất dă man tàn bạo như các trại tù CS tại VN trong thập niên 1975-1985. Trại anh đang chịu nhục h́nh là trại tù Xuân Phước thuộc Sơn Ḥa.


Một ngày, không c̣n có thể chấp nhận cuộc sống dưới sự đối xử tàn tệ dă man của kẻ thù trong trại tù, anh đă quyết định một kế hoạch vượt thoát, anh quyết định đi t́m Tư Do dù phải đánh đổi bằng mạng sống... Chuyến đi được thực hiện vào một buổi sập tối mùa Đông, cùng 6 bạn tù khác, anh lên đường vượt trại Trước khi đi, các anh khống chế được 2 vệ binh CS, lấy được một AK mang theo, tha chết cho 2 vệ binh chỉ trói lại và nhốt trong một bụi rậm để tŕ hoăn thời gian bọn chúng khám phá đă có tù nhân vượt trại.


Ngày nghỉ đêm đi, nơi dừng chân ban ngày là các bụi cây rậm rạp, các anh qua được một tuần thoát hiểm môi sinh. Tư Do đă đến rất gần, một tuần, ngày nghỉ đêm di hành vượt bao nhiêu rừng, qua bao nhiêu suối. Nhưng chuyến đi định mệnh đầy bi hùng ấy đă chấm dứt với một kết cục tang thương. Ôi, ngọn đồi nhỏ ở buôn làng Ma Hóa, những tưởng là ranh giới của sự Tự Do các anh đang với tới được nào ngờ là mồ chôn vùi thân xác các anh. Chuyến đi vẫn có vài sơ hở trong vấn đề ẩn nấp, kẻ địch đă t́nh cờ trông thấy chúng bám sát, tập trung quân bao vây rồi bất ngờ bả vào các anh. 7 người ra đi, 6 người bỏ xác trên ngọn đồi Ma Hóa.


Đó là mùa Đông năm 1980, bầu trời Xuân Phước nhuốm màu tang tóc, mây che kín bầu trời xám xịt, chim rừng không vang tiếng hót, những gịng suối róc rách như thương tiếc khóc cho thân phận các anh, người Chiến sĩ Vô danh. Các anh nằm xuống không ai biết... không ai hay... chỉ có những giọt nước mắt thầm của những người bạn tù trại Xuân Phước khi hay tin các anh đă gục ngă bên kia đồi. Các Anh nằm xuống, thân xác tan tành, chúng tôi gồm gia đ́nh Anh Bửu và các bạn khóa 25 tại VN có ra tận ngọn đồi xưa cũ mong t́m được nắm xương tàn của các anh đem về chôn cất nhưng giờ đây chỉ c̣n là cát bụi.


Nguyễn ngọc Bửu, anh đă sống trong cơn khát vọng về một Tổ Quốc Việt Nam Tự Do, anh đă đánh đổi mạng sống để đi t́m bầu trời Tự Do ấy và tiếc thay anh đă không níu với được sự Tự Do cho ngay chính bản thân anh trong tận cùng khao khát.


Anh đă ra đi về vùng miên viễn, măi măi vẫn c̣n để lại những tiếc thương cho gia đ́nh, người yêu, bạn hữu. Nghe tin sắp đến ngày giỗ anh một người bạn K25 có viết bài thơ tặng anh, bài thơ có tựa đề là: Nghiệt Ngă.


Thân xác bạn giờ đang ở đâu?

Hồn miên viễn xứ? chốn giang đầu?

Có về bên lối xưa nghiệt ngă?

Hồi lại thời gian đă bể dâu.

Nhớ bạn, kiếm cung có một thời,

Mà sao con tạo khéo trêu người

Heo rừng hổ báo nào chi biết,

Rải rác xương tan, nấc giữa đời.

Nhớ bạn hồn thiêng, nỗi hận căm,

Rẫy hoang dơi dơi bóng trăng rằm.

Buôn cao gió hú, khèn man điệu,

Cồng vẵng âm u, uất kiếp tằm.

Chôn kiếm ai đang ngủ bên trời,

Mây thành, núi trụ, gió chơi vơi.

Khóc lên ba tiếng thương người bạn,

Đă có lần chung một nút đời.

(Nguyễn trung Khánh K25)


Lại sắp đến kỳ tưởng nhớ ngày giỗ anh và 5 người bạn tù của anh đă hy sinh bên đồi buôn Ma Hóa, chúng tôi những người bạn đồng khóa 25/TVBQGVN của anh, xin thắp một nén hương ḷng tưởng nhớ, và xin cầu nguyện cho linh hồn anh và 5 người bạn được hoàn toàn siêu thoát về một chốn đời đời b́nh yên hoa thắm.


Xin được nghiêng ḿnh kính cẩn trước linh hồn anh và các bạn tù vượt thoát của anh, những người Anh Hùng không tên tuổi.

______

* Viết để tưởng nhớ đến các bạn K25 đă ra đi vào tuổi thanh xuân và để cảm ơn trời đất đă cho tôi được vui và được sống cho đến ngày hôm nay.

 


Nguyên Hàm

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính