Hiểu cho đàng hoàng, đừng giải thích bừa!

Nguyễn Chương MT

 

 

Tôi đọc thấy trên mạng có mấy người phán như ri: “Công giáo được tổ chức như một nhà nước quân chủ”, “Nhà nước Công giáo là một vương triều với thủ đô là Vatican, Đức Giáo Hoàng như là vị Hoàng Đế (ở đây nói về mặt tổ chức) và các hồng y là những quan chức đứng đầu đơn vị hành chính địa phương trong nhà nước Công giáo”.

 

Mấy người đó toàn “dân chủ” cộm cán (bây giờ hễ thấy “dân chủ” là phải... cẩn thận coi đó thuộc dân chủ kiểu ǵ). Đàng sau cái b́nh phong dân chủ “ủng hộ Công giáo”, kỳ thực đây là sự cố ư giải thích sai lệch về Công giáo!

 

1*

 

1.1/ Thiết chế nào để chọn ra vị đứng đầu Giáo hội Công giáo toàn cầu - một tôn giáo rất lớn, với số tín đồ năm 2020 có tới 1.329 triệu người (1 tỉ 329 triệu) (*)? Đó là thiết chế Hồng Y đoàn của toàn cầu, hiện nay gồm 213 thành viên (98 vị Hồng Y trên 80 tuổi không tham gia bỏ phiếu, và 115 vị Hồng Y cử tri).

Mỗi khi vị đứng đầu Giáo hội qua đời hoặc từ nhiệm, các Hồng Y trên toàn thế giới tụ họp tại Vatican để bầu chọn một vị lănh đạo mới.

 

Thiết chế bầu chọn này, nếu so với các thiết chế dân chủ hiện đại, có thể gọi là tương đồng với thiết chế “Dân chủ đại nghị”. (mở ngoặc: thiết chế dân chủ đại nghị, c̣n gọi là Đại nghị chế Congressional system, các nghị viên Quốc hội bầu chọn ra nguyên thủ, như Anh, Đức, Nhựt, Gia Nă Đại...) - chớ làm ǵ có sự kế thừa mặc định, theo kiểu “nhà nước quân chủ” ở đây!

Phải qua bầu chọn, nhắc lại, bởi Hồng Y đoàn toàn cầu.

 

1.2/ “Các Hồng Y là những quan chức đứng đầu đơn vị hành chính địa phương trong nhà nước Công giáo” (?) - đây là nói bừa, nói trật, là cách giải thích hết sức hồ đồ.

 

Nói ngay ở Giáo hội Công giáo VN cho dễ h́nh dung.

 

Các vị giám mục họp lại để bầu chọn Chủ tịch Hội đồng Giám mục, nhiệm kỳ 3 năm, hết ba năm bầu lại. Hồi nhiệm kỳ 2001-2004, Chủ tịch HĐGM là Đức Giám mục Nguyễn Văn Ḥa, lúc bấy giờ Đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn làm Phó Chủ tịch HĐGM. Đó, coi đi, đâu phải Hồng Y là được “mặc định” đứng đầu giáo hội địa phương?

 

Một lần nữa, cũng vẫn là thiết chế “Dân chủ đại nghị” - chớ làm ǵ có “quân chủ”, trong việc bầu chọn vị đứng đầu của Hội đồng Giám mục VN.

 

* Hiện nay ở VN có hai vị Hồng Y: Hồng Y Gioan Baotixita Phạm Minh Mẫn và Hồng Y Phêrô Nguyễn Văn Nhơn. Trong khi đó, Chủ tịch Hội đồng giám mục VN là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Chí Linh (phụ trách Tổng giáo phận Huế), Phó Chủ tịch HĐGM VN là Tổng giám mục Giuse Nguyễn Năng (phụ trách Tổng giáo phận Sài G̣n).

 

2*

 

Vị đứng đầu Giáo hội Công giáo hoàn vũ tại Thánh quốc Vatican là Pope Francis (Phanxicô) - thuộc ḍng Tên, người Á Căn Đ́nh (Argentina) được Mật nghị Hồng Y đoàn bầu chọn vào năm 2013.

 

Ở VN quen gọi là “Đức Giáo Hoàng”. Thuật từ này, tuy nhiên, lại không tương hợp với danh xưng chính thức. Trong tiếng Latinh, vị đứng đầu Giáo hội được gọi là “Papa” (chuyển ngữ tiếng Anh là “Pope”), không hề mang ư nghĩa là “Hoàng” (Vua).

 

Tại sao ở VN có lối nói là “Giáo Hoàng”( )? Thuật từ này có nghĩa là “Vua của giáo hội”, vua của một tôn giáo. Buổi ban đầu truyền giáo vào nước Việt, bấy giờ (thế kỷ 17) chế độ quân chủ đang ngự trị, “Vua Chúa” là tột đỉnh của hệ thống giai tầng trong xă hội và chiếm lĩnh sự tôn kính trong suy nghĩ của người dân nước Việt.

 

Thành thử bấy giờ dùng danh xưng (“Hoàng”), khi nói về vị lănh đạo Giáo hội Công giáo hoàn vũ, là dựa vào tâm thức tôn kính “Vua” đă ăn thành nếp của người dân Việt.

 

Cũng phải thôi, nước Việt bấy giờ làm ǵ đă biết tới thể chế dân chủ / cộng ḥa mà không gọi “vua” này kia?

 

Ngoài cách gọi “Giáo Hoàng”, c̣n có cách gọi là “Đức Giáo tông” ( ), nghĩa là người đứng đầu giáo hội. Hiện nay tất cả những ǵ có liên quan tới người đứng đầu giáo hội (“Giáo tông”), để ư mà coi, đều mang chữ “tông”: như Tông thư, Tông huấn, Tông sắc, Tông toà... (không hề gọi Hoàng thư, Hoàng huấn, Hoàng sắc, Hoàng ṭa)!

 

Thành thử danh xưng “Đức Giáo Tông” - ngoài ư nghĩa người đứng đầu, c̣n mang tính cách TÔNG TRUYỀN nữa. Thuật từ “Đức Giáo Tông” xem ra thích hợp với vai tṛ vị lănh đạo của Giáo hội hơn.

 

... Dù vậy, ngay cả khi có nhiều tín hữu đạo Công giáo tại VN vẫn quen dùng thuật từ “Giáo Hoàng” đi nữa - như đă diễn giải về thể thức bầu chọn ở trên, vị lănh đạo Giáo hội Công giáo không “quân chủ” ǵ hết.

 

 

Nguyễn Chương MT

-------------------------------------------------------------------------------

* Nói thêm điều này, cũng khá bất ngờ: người Hoa theo đạo Công giáo, họ đều dùng danh xưng “Đức Giáo Tông”; trong khi đó giới cầm quyền cộng sản Bắc Kinh th́... gọi “Đức Giáo Hoàng” (nhằm gây “ấn tượng” rằng Vatican là quân chủ, là vua chúa).

 

(*) Nhân loại có niềm tin vào các tôn giáo (năm 2020): chiếm tới 86% dân số toàn cầu;

Số người không theo tôn giáo nào: chiếm 14% dân số.

 

- Vài tôn giáo lớn:

1/ Kitô giáo (Christianity) - gồm Công giáo, Tin Lành, Chính thống giáo...- có 2.300 triệu người (2 tỉ 300 triệu) chiếm 29% dân số toàn cầu;

2/ Đạo Islam (ở VN quen gọi “Hồi giáo”) có 1.900 triệu (1 tỉ 900 triệu) chiếm 24% dân số toàn cầu;

3/ Ấn Độ giáo (Hinduism) có 1.100 triệu (1 tỉ 100 triệu) chiếm 14%;

4/ Phật giáo (Buddhism) có 506 triệu, chiếm 6%.

(số liệu từ link sau: https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_religious_populations)

  


                                           Đức Giáo Tông Francis


                      Mật nghị Hồng Y đoàn bầu chọn Đức Giáo Tông


                                                Hội đồng giám mục VN

TGM Nguyễn Chí Linh (Tổng giáo phận Huế, là Chủ tịch HĐGM VN) & TGM Nguyễn Năng (Tổng giáo phận Sài G̣n, là Phó Chủ tịch HĐGM VN).

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính