Năm A
Chúa Nhật Lễ Lá

(Bài 1)

 

Với t́nh yêu và sự dũng cảm cao độ, Đức Giêsu xứng đáng là Vua mọi tâm hồn

 

Video: https://www.youtube.com/watch?v=dQ6_n44PEdU&list=PLV5k4sBhQLw5lOD3zUW35x-n9Aw6wUmo-

 

 

I. ĐỌC LỜI CHÚA

 

● Rước lá: Mt 21:1-11: (4) Ḱa Đức Vua của ngươi đang đến, hiền hậu ngồi trên lưng lừa con. (9) Dân chúng reo ḥ vang dậy: Hoan hô Con vua Đavít! Chúc tụng Đấng ngự đến nhân danh Đức Chúa!

 

Is 50:4-7: (6) Tôi đă đưa lưng cho người ta đánh đ̣n, giơ má cho họ giật râu. Tôi đă không che mặt khi bị mắng nhiếc phỉ nhổ. (7) Có Đức Chúa là Chúa Thượng phù trợ tôi, tôi đă không hổ thẹn, v́ thế, tôi trơ mặt ra như đá. Tôi biết ḿnh sẽ không phải thẹn thùng.

 

Pl 2:6-11: (10) Khi nghe danh thánh Giêsu, cả trên trời dưới đất và trong nơi âm phủ, muôn vật phải bái quỳ; (11) và (…) tuyên xưng rằng: «Đức Giêsu Kitô là Chúa».

 

● BÀI THƯƠNG KHÓ: Mt 27:11-54

 

Đức Giêsu ra trước toà tổng trấn Philatô

 

(11) Đức Giêsu bị điệu ra trước mặt tổng trấn; tổng trấn hỏi Người: Ông là vua dân Dothái sao? Đức Giêsu trả lời: Chính ngài nói đó. (12) Nhưng khi các thượng tế và kỳ mục tố Người, th́ Người không trả lời một tiếng. (13) Bấy giờ ông Philatô hỏi Người: Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao? (14) Nhưng Đức Giêsu không trả lời ông về một điều nào, khiến tổng trấn rất đỗi ngạc nhiên.

 

(15) Vào mỗi dịp lễ lớn, tổng trấn có lệ phóng thích cho dân chúng một người tù, tuỳ ư họ muốn. (16) Mà khi ấy có một người tù khét tiếng, tên là Baraba. (17) Vậy khi đám đông đă tụ họp lại, th́ tổng trấn Philatô nói với họ: Các ngươi muốn ta phóng thích ai cho các ngươi đây? Baraba hay Giêsu, cũng gọi là Kitô? (18) Bởi ông thừa biết chỉ v́ ghen tị mà họ nộp Người.

 

(19) Lúc tổng trấn đang ngồi xử án, th́ bà vợ sai người đến nói với ông: Ông đừng nhúng tay vào vụ xử người công chính này, v́ hôm nay, tôi chiêm bao thấy ḿnh phải khổ nhiều v́ ông ấy.

 

(20) Nhưng các thượng tế và kỳ mục lại xúi đám đông đ̣i tha tên Baraba mà giết Đức Giêsu. (21) Tổng trấn hỏi họ: Trong hai người này, các người muốn ta tha ai cho các người? Họ thưa: Baraba! (22) Tổng trấn Philatô nói tiếp: Thế c̣n ông Giêsu, cũng gọi là Kitô, ta sẽ làm ǵ đây? Mọi người đồng thanh: Đóng đinh nó vào thập giá! (23) Tổng trấn lại nói: Thế ông ấy đă làm điều ǵ gian ác? Họ càng la to: Đóng đinh nó vào thập giá! (24) Tổng trấn Philatô thấy đă chẳng được ích ǵ mà c̣n thêm náo động, nên lấy nước rửa tay trước mặt đám đông mà nói: Ta vô can trong vụ đổ máu người này. Mặc các người liệu lấy! (25) Toàn dân đáp lại: Máu hắn cứ đổ xuống đầu chúng tôi và con cháu chúng tôi! (26) Bấy giờ, tổng trấn phóng thích tên Baraba cho họ, c̣n Đức Giêsu, th́ ông truyền đánh đ̣n, rồi trao cho họ đóng đinh vào thập giá.

 

Đức Giêsu phải đội ṿng gai

 

(27) Bấy giờ lính của tổng trấn đem Đức Giêsu vào trong dinh, và tập trung cả cơ đội quanh Người. (28) Chúng lột áo Người ra, khoác cho Người một tấm áo choàng đỏ, (29) rồi kết một ṿng gai làm vương miện đặt lên đầu Người, và trao vào tay mặt Người một cây sậy. Chúng quỳ gối trước mặt Người mà nhạo rằng: Vạn tuế Đức Vua dân Dothái! (30) Rồi chúng khạc nhổ vào Người và lấy cây sậy mà đập vào đầu Người. (31) Chế giễu chán, chúng lột áo choàng ra, và cho Người mặc áo lại như trước, rồi điệu Người đi đóng đinh vào thập giá.

 

Đức Giêsu chịu đóng đinh vào thập giá

 

(32) Đang đi ra, th́ chúng gặp một người Kyrênê, tên là Simôn; chúng bắt ông vác thập giá của Người. (33) Khi đến nơi gọi là Gôngôtha, nghĩa là Đồi Sọ, (34) chúng cho Người uống rượu pha mật đắng, nhưng Người chỉ nếm một chút mà không chịu uống. (35) Đóng đinh Người vào thập giá xong, chúng đem áo Người ra bắt thăm mà chia nhau. (36) Rồi chúng ngồi đó mà canh giữ Người.

 

(37) Phía trên đầu Người, chúng đặt bản án xử tội viết rằng: Người này là Giêsu, vua dân Dothái. (38) Cùng bị đóng đinh với Người, có hai tên cướp, một tên bên phải, một tên bên trái.

 

Đức Giêsu bị nhục mạ

 

(39) Kẻ qua người lại đều nhục mạ Người, vừa lắc đầu (40) vừa nói: Mi là kẻ phá được Đền Thờ, và nội trong ba ngày xây lại được, hăy cứu lấy ḿnh đi! Nếu mi là Con Thiên Chúa, th́ xuống khỏi thập giá xem nào! (41) Các thượng tế, kinh sư và kỳ mục cũng chế giễu Người mà nói: (42) Hắn cứu được thiên hạ, mà chẳng cứu nổi ḿnh. Hắn là Vua Ítraen! Hắn cứ xuống khỏi thập giá ngay bây giờ đi, chúng ta tin hắn liền! (43) Hắn cậy vào Thiên Chúa, th́ bây giờ Người cứu hắn đi, nếu quả thật Người thương hắn! V́ hắn đă nói: Ta là Con Thiên Chúa! (44) Cả những tên cướp cùng bị đóng đinh với Người cũng sỉ vả Người như thế.

 

Đức Giêsu trút linh hồn

 

(45) Từ giờ thứ sáu, bóng tối bao phủ cả mặt đất, măi đến giờ thứ chín. (46) Vào giờ thứ chín, Đức Giêsu kêu lớn tiếng: Êli, Êli, lêma xabácthani , nghĩa là Lạy Thiên Chúa, lạy Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con? (47) Nghe vậy, một vài người đứng đó liền nói: Hắn ta gọi ông Êlia! (48) Lập tức, một người trong bọn chạy đi lấy miếng bọt biển, thấm đầy giấm, buộc vào đầu cây sậy và đưa lên cho Người uống. (49) C̣n những người khác lại bảo: Khoan đă, để xem ông Êlia có đến cứu hắn không! (50) Đức Giêsu lại kêu một tiếng lớn, rồi trút linh hồn.

 

(51) Ngay lúc đó, bức màn trướng trong Đền Thờ xé ra làm hai từ trên xuống dưới. Đất rung đá vỡ. (52) Mồ mả bật tung, và xác của nhiều vị thánh đă an nghỉ được trỗi dậy. (53) Sau khi Chúa trỗi dậy, các ngài ra khỏi mồ, vào thành thánh, và hiện ra với nhiều người. (54) Thấy động đất và các sự việc xảy ra, viên đại đội trưởng và những người cùng ông canh giữ Đức Giêsu đều rất đỗi sợ hăi và nói: Quả thật ông này là Con Thiên Chúa.

 

 

 

II. CHIA SẺ

 

Câu hỏi gợi ư:

 

1.   Philatô có t́m cách tha cho Đức Giêsu không? Tại sao ông lại không tha được? Ông can đảm ở điểm nào và hèn nhát ở điểm nào? Nếu ở địa vị của ông ta, tôi có hành xử khá hơn ông không? Khi đối diện với những bất công, tôi sẽ hành xử kém hơn hay khá hơn ông?

 

2.   T́nh yêu và ḷng dũng cảm của Đức Giêsu thế nào? Ngài có xứng đáng là Vua Nước Trời, tức vương quốc t́nh yêu không? Để là công dân trong Nước Ngài, th́ t́nh yêu và ḷng dũng cảm có cần thiết không? Cần thiết đến mức nào?

 

3.   Muốn có t́nh yêu và ḷng dũng cảm theo gương Đức Giêsu, ta phải làm ǵ?

 

Suy tư gợi ư:

 

1. Thái độ hèn nhát của Philatô

 

Trong bài Thương Khó, Philatô hỏi Đức Giêsu: «Ông là vua dân Do Thái sao?» Là một vị quan và một nhà chính trị của đế quốc, ông có bổn phận phải xác định lập trường chính trị của Đức Giêsu. V́ thế, xác nhận ḿnh là vua trước mặt Philatô là một điều khá nguy hiểm, thậm chí đến tính mạng, thế mà Đức Giêsu vẫn xác định như thế (Mt 27:11b). Tuy nhiên Ngài cũng xác định thêm: «Nước tôi không thuộc về thế gian này» (Ga 18:36). Chính v́ xác định này mà Philatô nhận thấy Ngài không phải là một người đối lập nguy hiểm cho đế quốc Rôma.

 

Phải nói rằng Philatô cũng có ít nhiều lương tâm khi dám lên tiếng bênh vực Đức Giêsu bằng cách hỏi những kẻ nộp Ngài cho ông: «Thế ông ấy đă làm điều ǵ gian ác?» (Mt 27:23); và xác định: «Ta không t́m thấy lư do nào để kết tội người này» (Ga 18:38). Và ông đă thật sự t́m cách tha cho Đức Giêsu bằng cách đưa một tên cướp nổi tiếng ra cùng với Ngài để dân chúng lựa chọn tha cho ai. Ông không ngờ được là dân chúng lại chọn tha cho Baraba. Quả là Philatô có phần nào hèn nhát khi đành phải chiều theo ư dân chúng để Đức Giêsu bị giết. Nhưng phải nói rằng ông đă t́m đủ cách để tha Đức Giêsu. Điều ông hy vọng cuối cùng để dựa vào đó làm cơ sở tha cho Ngài là chính Đức Giêsu tự lên tiếng biện hộ cho ḿnh. Ông khuyến khích Đức Giêsu làm điều ấy. Ông hỏi Ngài: «Ông không nghe bao nhiêu điều họ làm chứng chống lại ông đó sao?» (Mt 27:13). Nhưng hy vọng của ông tắt ngấm khi thấy «Đức Giêsu không trả lời về một điều nào», sự im lặng này «khiến ông rất đỗi ngạc nhiên» (Mt 27:14), và làm cho ông không c̣n lư do nào mạnh mẽ để tha cho Ngài.

 

Chúng ta có thói quen kết án Philatô là hèn nhát, và ông ta quả là như thế. Nhưng nếu tự xét ḿnh, th́ chính chúng ta, nhất là những người có quyền lên tiếng trước công chúng, hay có nghĩa vụ phải bảo vệ công lư, có thể sẽ nhận ra ḿnh hèn nhát hơn Philatô rất nhiều. Thật vậy, đôi khi ta biết chắc chắn một ai đó là vô tội, thậm chí là người bênh vực Giáo Hội, bảo vệ chân lư hay công lư, nhưng bị kết án oan ức. Thế mà chúng ta đành chấp nhận thái độ hoàn toàn câm lặng, ngay cả một câu như Philatô: «Tôi không thấy người này có tội ǵ!» (Lc 23:14), chúng ta cũng không đủ can đảm nói lên được, cho dù có nói th́ ta cũng chỉ bị phiền hà đôi chút chứ chẳng đến nỗi nào. V́ thế, mạnh miệng kết án Philatô là hèn nhát, chúng ta không thể không cảm thấy ngượng ngùng.

 

2. Thái độ dũng cảm của Đức Giêsu

 

Trái với Philatô, sợ bị mất chức, sợ bị phiền nhiễu mà đành để Đức Giêsu bị xử án bất công, Đức Giêsu sẵn sàng chịu đau khổ, chịu chết để cứu mọi người, để làm chứng cho chân lư và công lư. Ngài sẵn sàng bênh vực các em nhỏ khi các tông đồ muốn la rầy xua đuổi chúng (x. Lc 18:15-17), Ngài dám chữa lành những con bệnh đến với Ngài cả vào ngày nghỉ lễ bất chấp sẽ bị phiền hà rất nhiều bởi những kẻ đạo đức giả (x. Ga 5:1-18; 9:1-41; Lc 6:6-11; 13:10-17; 14:1-6). T́nh yêu và sự dũng cảm của Ngài đă được thánh Phaolô tóm gọn trong bài đọc 2: «Đức Giêsu Kitô vốn dĩ là Thiên Chúa mà không nghĩ phải nhất quyết duy tŕ địa vị ngang hàng với Thiên Chúa, nhưng đă hoàn toàn trút bỏ vinh quang mặc lấy thân nô lệ, trở nên giống phàm nhân sống như người trần thế. Người lại c̣n hạ ḿnh, vâng lời cho đến nỗi bằng ḷng chịu chết, chết trên cây thập tự» (Pl 2:6-8). T́nh yêu to tát đối với con người khiến Ngài không sợ bị mất địa vị, mất hạnh phúc đang có, mà sẵn sàng chịu đau khổ, chịu hủy diệt. V́ thế, Ngài rất xứng đáng là Vua trong Nước Trời, vương quốc của chân lư, công lư và t́nh yêu. Tư cách Vua Nước Trời đ̣i hỏi một t́nh yêu cao cả và một sự dũng cảm to tát như vậy.

Cũng vậy, để là công dân của Nước Trời, chúng ta cũng phải noi gương t́nh yêu và sự dũng cảm của Ngài. Nếu không, chúng ta sẽ không xứng đáng là công dân của vương quốc ấy. Làm sao chúng ta có thể vào vương quốc của t́nh yêu khi ta không có t́nh yêu hay không đủ t́nh yêu để có thể dũng cảm hy sinh chút ít theo sự đ̣i hỏi của t́nh yêu? Trong vương quốc của t́nh yêu, sự có mặt của những người không có t́nh yêu hay có quá ít t́nh yêu – nếu có – sẽ làm ô nhiễm môi trường tinh khiết ấy, và biến nó trở lại thành trần gian điên loạn này!

 

3. Để có được t́nh yêu và sự dũng cảm theo gương Đức Giêsu

 

Để xứng đáng vào Nước Trời, điều tối cần là chúng ta không những phải có t́nh yêu mà c̣n phải thể hiện t́nh yêu bằng ḷng dũng cảm nữa. Đức Giêsu nói: Để vào Nước Trời, «ai cũng phải dùng sức mạnh mà vào» (Lc 16:16). «Sức mạnh» ở đây chính là sự dũng cảm của t́nh yêu. Sự dũng cảm trong t́nh yêu chứng tỏ t́nh yêu ấy là t́nh yêu đích thực, không chỉ trên môi miệng. Muốn có t́nh yêu và ḷng dũng cảm ấy, ta phải thật sự nhận Đức Giêsu làm vua của tâm hồn ḿnh. Nhận Ngài làm vua của ḷng ḿnh, có nghĩa là coi mệnh lệnh của Ngài lên trên hết tất cả, sẵn sàng thi hành thánh ư của Ngài với bất cứ giá nào. Khi quyết tâm như thế và thường xuyên lập lại quyết tâm ấy hằng giờ hằng phút, đến nỗi nó trở thành ư thức thường hằng trong tâm trí ta, tâm hồn ta sẽ tự động được biến đổi nên giống Ngài. Như thế, nhận Ngài làm vua của tâm hồn ḿnh, chính là chấp nhận để «cái tôi» của ḿnh chết đi, cùng với tất cả ư riêng của nó. Chỉ khi «cái tôi» ấy thật sự chết đi, nghĩa là trở nên «đồng h́nh đồng dạng với Người trong cái chết của Người» (Pl 3:10), th́ nó mới được phục sinh hay biến đổi thành «cái tôi» mới, «đồng h́nh đồng dạng với Người» trong t́nh yêu và sự dũng cảm của Người. Chính khi ta thật sự tôn Ngài làm vua của tâm hồn ta, ta sẽ thấy ḿnh thật mạnh mẽ, và sức mạnh ấy phát xuất từ chính Ngài.

 

 

III. CẦU NGUYỆN

 

Lạy Cha, Cha đă ban Đức Giêsu, Con của Cha, cho nhân loại, để nhân loại «được sống và sống dồi dào» (Ga 10:10): dồi dào b́nh an và hạnh phúc, dồi dào t́nh yêu và sức mạnh. Nhưng con người có được sống dồi dào hay không lại tùy thuộc vào việc con người có để cho Đức Giêsu làm vua trong tâm hồn ḿnh hay không. Con người thường để «cái tôi» của ḿnh, hoặc tiền bạc, danh vọng… làm vua tâm hồn ḿnh. Nay hạ bệ những thứ ấy xuống để tôn Ngài làm vua là cả một cuộc «đảo chính», một cuộc «đổi đời», một cuộc «cách mạng» vĩ đại của bản thân. Nhưng nếu không nhất quyết thực hiện cuộc cách mạng ấy, th́ dứt khoát con người không thể sống dồi dào như họ mong muốn. Xin Cha giúp con thực hiện được cuộc cách mạng bản thân ấy.

 

Nguyễn Chính Kết

http://1234chiase.blogspot.com/

_______________

 

Để đọc tiếp bài 2: Chê Philatô là hèn nhát, nhưng ta có can đảm hơn ông ta khi phải lên tiếng cho công lư, bênh vực người vô tội không?

Web: https://cstm-nam-a.blogspot.com/2023/03/a-lela-b.html

Video: https://www.youtube.com/watch?v=1xcYUiFr-uU&list=PLV5k4sBhQLw5lOD3zUW35x-n9Aw6wUmo-

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính