Nạn nhân của nạn bạo hành - không chừa một ai

 

(Kỳ 1)

 

Ngọc Lan/Người Việt

 

 

WESTMINSTER, California (NV) – “Ông đánh tôi từ lúc tôi mang bầu tháng thứ nhất đến tháng thứ chín luôn. Sau này mấy đứa con lớn lên, tụi nó chứng kiến cảnh ba nó đánh chửi má nó mỗi ngày như cơm bữa, suốt 25 năm,” bà Quyên Ngô, 68 tuổi, cư dân Anaheim, nhớ lại.

 

Một người khác, cô Nhung Lê, 35 tuổi, tâm sự, “Sau lần anh đánh tôi lúc tôi đang có bầu hơn năm tháng, bị bệnh viện báo cảnh sát bắt, đến giờ, chồng tôi không dám đánh tôi nữa nhưng anh hành hạ tôi bằng cách khác, bằng những lần đi ngoại t́nh với hết người này đến người khác.”

 

Trên đây là hai trong số nhiều câu chuyện buồn mà tôi được nghe những người phụ nữ kể về những ǵ họ từng trải qua, hay đang hứng chịu, về một nghịch cảnh mà người ta gọi là bạo hành gia đ́nh.

 

Bạo hành gia đ́nh là một trong những vấn nạn của xă hội, xảy ra ở mọi quốc gia, bất kể nền văn hóa và tŕnh độ học vấn, bất kể tôn giáo và cũng không ngoại lệ giàu hay nghèo.

 

Thế nhưng, vấn đề là tại sao nhiều phụ nữ vẫn “chấp nhận” làm nạn nhân của việc bị hành hạ tinh thần và thể xác? Các luật sư, chuyên viên tâm lư nói ǵ về hiện tượng này? Và khi nạn nhân ư thức được ḿnh đang bị bạo hành, họ muốn thoát ra khỏi nghịch cảnh đó, th́ họ sẽ phải làm ǵ, ai sẽ là người giúp họ?

 

Đó là nội dung mà chúng tôi sẽ đề cập đến trong loạt phóng sự liên quan đến vấn đề phụ nữ bị bạo hành.

 

Do tính nhạy cảm và sự riêng tư của đề tài, xin phép không dùng tên thật của các nạn nhân được nhắc đến trong những bài viết dưới đây.

 

Nạn nhân của nạn bạo hành - không chừa một ai (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)

  

Nạn nhân của nạn bạo hành – không chừa một ai

 

Theo thống kê quốc gia, tại Mỹ, cứ mỗi chín giây là có một phụ nữ bị hành hung, đánh đập.

 

Trung b́nh, mỗi phút có khoảng 20 người bạn t́nh (người phối ngẫu hoặc người yêu) tấn công bằng vụ lực.

 

Mỗi ngày, có trên 20,000 cú điện thoại gọi đến các đường dây nóng để cầu cứu v́ bị bạo hành.

 

Phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm phần lớn trong số người bị bạn t́nh bạo hành.

 

Ở California, 80% nạn nhân bị bạo hành là phụ nữ.

 

Theo khảo sát mới nhất của NIPSVS (National Intimate Partner & Sexual Violence Survey), 32.9% phụ nữ sống ở California có ít nhất vài lần trong đời, là nạn nhân của bạo hành, bạo hành t́nh dục hoặc bị bạn t́nh tấn công. Có khoảng 4.5 triệu phụ nữ ở California từng trải qua kinh nghiệm bạo hành gia đ́nh trong đời.

 

Số liệu là vậy, thống kê là thế, nhưng có phải bất kỳ nạn nhân nào của bạo hành gia đ́nh cũng ư thức được rằng ḿnh là nạn nhân không? Và nạn nhân của bạo hành có phải chỉ là những người có tŕnh độ văn hóa thấp, phải sống lệ thuộc người phối ngẫu hay bạn t́nh không?

 

Câu trả lời là không.

 

Những phụ nữ là nạn nhân của sự ngược đăi có thể chỉ mới mười tám đôi mươi đến bảy mươi, tám mươi. Có thể họ chỉ mới bập bẹ biết đánh vần như một đứa học tṛ lớp một lớp hai, đến người có bằng cao học, tiến sĩ. Họ có thể là người nội trợ, cũng có khi họ là nguồn thu nhập chính của gia đ́nh.

 

Bạo hành gia đ́nh không phân biệt bất kỳ ai. Và người ta có nhiều lư do để chấp nhận làm nạn nhân của nhiều sự hành hạ.

 

Chấp nhận bị bạo hành v́ nghĩ “mọi chuyện là do Chúa sắp đặt”

 

Nh́n người phụ nữ luôn nở nụ cười trên môi, tất bật với công việc kinh doanh đang hồi ăn nên làm ra, khách khứa ra vào nườm nượp, thật khó để nghĩ bà từng là nạn nhân của chuyện bị chồng đánh đập, chửi bới bằng những lời “tục tĩu kinh khủng” trong suốt 25 năm.

 

Bà Quyên Ngô nhớ “lần đầu bị đánh tôi c̣n không biết ḿnh tội ǵ!”

 

Bà kể bà gặp người đàn ông mà bà gật đầu làm vợ chỉ sau… hai tuần gặp gỡ trong một hoàn cảnh khá éo le.

 

“Khi đó ông vừa mới thất t́nh, thuê nhà ở tầng trệt. Tôi th́ chồng chết, bồng đứa con nhỏ, cùng đứa em, dắt theo đứa cháu vượt biên sang Mỹ. Mới sang được hai tuần, ở trọ cùng gia đ́nh ông anh ở tầng trên, th́ bà chị dâu đuổi ra khỏi nhà v́ cho rằng tôi ăn bám. Không biết đi đâu, ở đâu, làm ǵ, th́ tự dưng nghe ông đề nghị cưới tôi.”

 

Không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác trong hoàn cảnh chân ướt chân ráo như thế, bà Quyên gật đầu.

 

“Ông cưới tôi cũng là bảo bọc luôn cả bầu đàn con tôi, em tôi và cháu tôi. Chính v́ điều đó mà tôi mang ơn ông. Nhưng bù lại, thay v́ dự tính đi học, th́ tôi phải ra sức làm chúi đầu chúi cổ để phụ ông kiếm tiền,” bà tâm sự.

 

Chính từ cái ơn đó, cùng với suy nghĩ của một người theo Công Giáo, bà Quyên đă cúc cung tận tụy cùng chồng gầy dựng sự nghiệp. Nhưng, như bà nói “cưới tôi rồi nhưng ông vẫn lăng nhăng nay người này mai người kia và nghiện bài bạc.”

 

Những câu chửi bới thô tục cùng những cái tát tai đầu tiên mà bà Quyên nhận được cũng khởi nguồn từ chỗ bà nói “ông ăn chơi th́ cũng chừa lại chút tiền khi túng hụt. V́ tiệm bán được vậy mà có lúc không có tiền đóng tiền nhà.”

 

Bà Quyên kể, “Sau những câu chửi bới thô tục, những cái tát tai đầu tiên, th́ ông năn nỉ, nói không có lần sau nữa. Thế là tôi bỏ qua.”

 

Tuy nhiên, những trận đ̣n mà bà Quyên phải hứng chịu ở lần sau luôn nặng hơn lần trước. “Lúc đầu là đánh bằng tay, sau đánh thêm bằng chân, rồi đến đánh bằng cây. Lần đánh bằng cây tôi những tưởng tôi chết rồi. Tôi đi bác sĩ gia đ́nh, cả người bầm dập, bà bác sĩ nói tôi không găy xương cũng là chuyện lạ.”

Bà Quyên nhớ “có lần ổng đấm thẳng vào mắt tôi, tưởng là mù luôn rồi. Phải mất ba tháng mới hết.”

 

Bà nói “một tháng 30 ngày, tôi bị đ̣n phải đến 29 ngày.” Nhưng “chưa bao giờ tôi kêu cảnh sát, mà chỉ có hàng xóm gọi thôi.” Khi những đứa con của bà lớn lên, ngoài chuyện chứng kiến cảnh ông đánh chửi bà, th́ “bản thân tụi nó cũng bị đ̣n te tua.” Nhưng điều quan trọng là bà Quyên “cấm không cho bất kỳ đứa con nào được báo cảnh sát.”

 

“Không chỉ đánh ở nhà, mà cả ở ngoài tiệm ông cũng đánh tôi, người làm can không biết bao nhiêu bận. Tôi chịu những trận đ̣n, những lời mắng chửi của ông cả 25 năm, cho đến lúc ly dị xong,” bà nhớ lại.

 

Cũng theo người phụ nữ gầy g̣ này, th́ “có những lúc bác sĩ gia đ́nh thấy ḿnh mẩy tôi thương tích, bầm dập quá cũng muốn gọi cảnh sát nhưng tôi năn nỉ nói tôi người Công Giáo, nếu kêu cảnh sát rồi chia tay, mỗi người đi mỗi nơi c̣n đỡ, chứ nếu vẫn ở chung nhà gặp mặt nhau kỳ lắm.”

 

Nghe bà kể, tôi không thể không thốt lên câu hỏi,“Tại sao bà lại có thể chấp nhận như vậy? Không kể với bất kỳ ai nghe để t́m một sự an ủi hay nương tựa?”

 

Người đàn bà sắp đến tuổi 70 từ tốn trả lời, “Tôi nghĩ nếu ḿnh làm to chuyện th́ xấu hổ gia đ́nh, anh em, rồi gia đ́nh tôi thù ông nữa nên tôi đâu dám nói ǵ. Không ai biết hết. Chỉ có mấy đứa con biết. Bản thân tụi nó cũng bị đ̣n. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện là do Chúa sắp đặt. Tôi chỉ biết đặt hết niềm tin vào Chúa. Ngày nào tôi cũng cầu nguyện Chúa cho sống sót để nuôi con. C̣n ai làm sai th́ sẽ bị Chúa trừng phạt.”

 

Chấp nhận bị bạo hành v́... “sợ con không có cha”

 

Cô Nhung Lê định cư ở Mỹ được năm năm, đang sống ở Garden Grove, nói về lư do khiến cô tiếp tục là nạn nhân của sự ngược đăi.

 

 Bạo hành (Tranh mimh họa: Họa sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt)

 

Theo lời cô, tất cả nguyên nhân khiến chồng cô chửi bới, “thượng cẳng tay hạ cẳng chân” với cô “đều liên quan đến thói trăng hoa của anh ta.”

 

Cô kể, “Tôi quen anh khi tôi mới 20 tuổi, khi c̣n ở Việt Nam. Ngay thời gian đó, anh ta cũng đă đánh tôi rất nhiều lần. Mấy năm sau v́ thói trăng hoa của anh ta mà chúng tôi chia tay.”

 

Tuy nhiên, bẵng đi nhiều năm, người yêu cũ từ Mỹ trở về Việt Nam, Nhung và anh ta nối lại t́nh xưa.

 

“Tôi muốn nói như thế để thấy rằng tôi bị bạo hành từ xưa rồi, nhưng mà tôi vẫn ngu vẫn đâm đầu đi yêu và cưới một người như vậy. Tôi cũng chẳng hiểu nổi tôi nữa,” người phụ nữ đang là mẹ của hai con nhỏ, bật khóc.

 

Ngỡ rằng sang Mỹ là “thiên đường” nhưng như Nhung tâm sự “ngay tại cái thiên đường ấy có một địa ngục đang chờ tôi.”

 

Nhung cho biết cô “không được đi học lái xe, không được đi học tiếng Anh, không được có bạn bè.”

 

“Xin đi học th́ bị mắng vô mặt là 'mới qua mà muốn đàng đúm hả?' Bước chân ra đường mà muốn ăn món ǵ khác ngoài phở là bị chồng có thái độ ngay. Thói quen xức nước hoa của tôi cũng phải từ bỏ nếu không muốn bị anh hét vô mặt là nước hoa làm anh bị dị ứng,” cô kể.

 

Cô tâm sự, “Tôi biết chuyện ǵ cũng từ từ giải quyết nên ráng nhịn. Nhưng khi đến khi tôi có bầu hơn năm tháng, chưa xin được bảo hiểm đi sanh, v́ tôi chưa có đủ giấy tờ, mới sang mà, chỉ mới có giấy kết hôn thôi. Sợ không có tiền đi sanh, anh ta đuổi tôi về Việt Nam sanh.”

 

Với lư do “bụng mang dạ chửa nặng nề” cô không chấp nhận đề nghị của chồng. “Thế là gây gỗ.”

 

Người phụ nữ trẻ kể về trận đ̣n đầu tiên trên đất Mỹ, khi cô đang mang thai hơn năm tháng, trong tiếng khóc nghẹn, “Anh ta lấy cái laptop nhỏ tôi dùng để nghe những lời giảng của Chúa, đập xuống đất. Tôi đưa tay đỡ nên té từ trên giường xuống, thế là anh ta lấy chân đá liên tiếp lên bụng, lên đầu tôi, lên người tôi. Tôi đau khổ, đau đớn, đau bụng. Tôi lết ra ngoài để cầu cứu người ta, th́ thấy anh ta ở đó, cản không cho tôi đi. Khi tôi la lên đau quá th́ anh ta mới chở tôi vào bệnh viện. Bác sĩ giữ lại không cho về v́ tử cung tôi cứ co thắt, cái thai muốn ra trong khi mới có hơn năm tháng. Ngày hôm đó là ngày Lễ T́nh Nhân (Valentine's Day).”

 

“Khi người ta thay quần áo cho tôi bằng đồ bệnh viện, mặc dù tôi không nói ǵ, chỉ khóc thôi, họ thấy người tôi bầm tím, họ gọi cảnh sát đến chụp h́nh, kêu nhân viên sở xă hội vô kêu tôi khai đi, nói đi, họ sẽ bảo vệ tôi. Nhưng tôi không nỡ, ḿnh đàn bà Việt Nam mà. Nói ǵ th́ nói không có t́nh cũng có nghĩa, ai mà không có lỗi lầm, không người nào mà không có lỗi lầm, tôi nghĩ như vậy để mà cho anh ta cơ hội để sửa chữa để quay về với gia đ́nh. Tôi sợ con tôi đẻ ra không có cha,” tiếng khóc không ngừng theo lời kể của cô Nhung.

 

Theo lời cô, sau lần bị cảnh sát bắt đó, và cô xin “băi nại,” chồng cô không đánh cô nữa, nhưng “anh ta hành hạ tôi bằng cách khác, bằng những lần đi ngoại t́nh với hết người này đến người khác.”

 

Cô kể bằng giọng chua chát, “Có ai mà mang bầu gần đến ngày sanh mà vẫn phải cho chồng quan hệ t́nh dục để chồng thỏa măn không phải đi ra đường lăng nhăng không? Đến mức vậy mà anh ta vẫn nhắn tin đi ngủ với người khác. Khi đó tôi có bầu tám tháng rưỡi. Hỏi sao anh làm như vậy th́ anh nói rằng 'chỉ muốn thay đổi không khí thôi.'”

 

Thừa nhận rằng có “quá nhiều vết thẹo trong tim” và “cũng nhiều lần muốn ly dị trong êm thắm” nhưng, cô Nhung cũng như bao nhiêu nạn nhân bị bạo hành khác, lại tiếp tục rơi vào ṿng lẩn quẩn bởi “những chiêu thức” được chồng mang ra áp dụng.

 

“Những chiêu thức cũ mèm lại được anh đem ra sử dụng mà nó vẫn có hiệu quả mới lạ. Nói ǵ th́ tôi cũng là đàn bà, ngoài cứng vậy đó, hung dữ vậy đó nhưng bên trong ḷng mềm như cọng bún khi thấy anh lăng xăng chơi với con, phụ vợ rửa cái chén... Nh́n nụ cười của tụi nhỏ là bao nhiêu thù hận, giận hờn tan biến hết, thế là đâu lại vào đó,” cô nói trong tiếng thở dài.

 

(Kỳ 2: Chuyên viên tâm lư, luật sư nói ǵ về những nạn nhân bị bạo hành? Khi nào th́ những nạn nhân mới nhận thức được hoàn cảnh của ḿnh để t́m đường thoát ra?

 

 

 

 

Nạn nhân của nạn bạo hành - không chừa một ai (H́nh: Ngọc Lan/Người Việt)


 

Nạn nhân của nạn bạo hành – không chừa một ai

Theo thống kê quốc gia, tại Mỹ, cứ mỗi chín giây là có một phụ nữ bị hành hung, đánh đập.

Trung b́nh, mỗi phút có khoảng 20 người bạn t́nh (người phối ngẫu hoặc người yêu) tấn công bằng vụ lực.

Mỗi ngày, có trên 20,000 cú điện thoại gọi đến các đường dây nóng để cầu cứu v́ bị bạo hành.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 18 đến 24 chiếm phần lớn trong số người bị bạn t́nh bạo hành.

Ở California, 80% nạn nhân bị bạo hành là phụ nữ.

Theo khảo sát mới nhất của NIPSVS (National Intimate Partner & Sexual Violence Survey), 32.9% phụ nữ sống ở California có ít nhất vài lần trong đời, là nạn nhân của bạo hành, bạo hành t́nh dục hoặc bị bạn t́nh tấn công. Có khoảng 4.5 triệu phụ nữ ở California từng trải qua kinh nghiệm bạo hành gia đ́nh trong đời.

Số liệu là vậy, thống kê là thế, nhưng có phải bất kỳ nạn nhân nào của bạo hành gia đ́nh cũng ư thức được rằng ḿnh là nạn nhân không? Và nạn nhân của bạo hành có phải chỉ là những người có tŕnh độ văn hóa thấp, phải sống lệ thuộc người phối ngẫu hay bạn t́nh không?

Câu trả lời là không.

Những phụ nữ là nạn nhân của sự ngược đăi có thể chỉ mới mười tám đôi mươi đến bảy mươi, tám mươi. Có thể họ chỉ mới bập bẹ biết đánh vần như một đứa học tṛ lớp một lớp hai, đến người có bằng cao học, tiến sĩ. Họ có thể là người nội trợ, cũng có khi họ là nguồn thu nhập chính của gia đ́nh.

Bạo hành gia đ́nh không phân biệt bất kỳ ai. Và người ta có nhiều lư do để chấp nhận làm nạn nhân của nhiều sự hành hạ.
 

Chấp nhận bị bạo hành v́ nghĩ “mọi chuyện là do Chúa sắp đặt”

Nh́n người phụ nữ luôn nở nụ cười trên môi, tất bật với công việc kinh doanh đang hồi ăn nên làm ra, khách khứa ra vào nườm nượp, thật khó để nghĩ bà từng là nạn nhân của chuyện bị chồng đánh đập, chửi bới bằng những lời “tục tĩu kinh khủng” trong suốt 25 năm.


 

Bà Quyên Ngô nhớ “lần đầu bị đánh tôi c̣n không biết ḿnh tội ǵ!”

Bà kể bà gặp người đàn ông mà bà gật đầu làm vợ chỉ sau… hai tuần gặp gỡ trong một hoàn cảnh khá éo le.

“Khi đó ông vừa mới thất t́nh, thuê nhà ở tầng trệt. Tôi th́ chồng chết, bồng đứa con nhỏ, cùng đứa em, dắt theo đứa cháu vượt biên sang Mỹ. Mới sang được hai tuần, ở trọ cùng gia đ́nh ông anh ở tầng trên, th́ bà chị dâu đuổi ra khỏi nhà v́ cho rằng tôi ăn bám. Không biết đi đâu, ở đâu, làm ǵ, th́ tự dưng nghe ông đề nghị cưới tôi.”

Không có bất kỳ sự lựa chọn nào khác trong hoàn cảnh chân ướt chân ráo như thế, bà Quyên gật đầu.

“Ông cưới tôi cũng là bảo bọc luôn cả bầu đàn con tôi, em tôi và cháu tôi. Chính v́ điều đó mà tôi mang ơn ông. Nhưng bù lại, thay v́ dự tính đi học, th́ tôi phải ra sức làm chúi đầu chúi cổ để phụ ông kiếm tiền,” bà tâm sự.

Chính từ cái ơn đó, cùng với suy nghĩ của một người theo Công Giáo, bà Quyên đă cúc cung tận tụy cùng chồng gầy dựng sự nghiệp. Nhưng, như bà nói “cưới tôi rồi nhưng ông vẫn lăng nhăng nay người này mai người kia và nghiện bài bạc.”

Những câu chửi bới thô tục cùng những cái tát tai đầu tiên mà bà Quyên nhận được cũng khởi nguồn từ chỗ bà nói “ông ăn chơi th́ cũng chừa lại chút tiền khi túng hụt. V́ tiệm bán được vậy mà có lúc không có tiền đóng tiền nhà.”

Bà Quyên kể, “Sau những câu chửi bới thô tục, những cái tát tai đầu tiên, th́ ông năn nỉ, nói không có lần sau nữa. Thế là tôi bỏ qua.”

Tuy nhiên, những trận đ̣n mà bà Quyên phải hứng chịu ở lần sau luôn nặng hơn lần trước. “Lúc đầu là đánh bằng tay, sau đánh thêm bằng chân, rồi đến đánh bằng cây. Lần đánh bằng cây tôi những tưởng tôi chết rồi. Tôi đi bác sĩ gia đ́nh, cả người bầm dập, bà bác sĩ nói tôi không găy xương cũng là chuyện lạ.”

Bà Quyên nhớ “có lần ổng đấm thẳng vào mắt tôi, tưởng là mù luôn rồi. Phải mất ba tháng mới hết.”

Bà nói “một tháng 30 ngày, tôi bị đ̣n phải đến 29 ngày.” Nhưng “chưa bao giờ tôi kêu cảnh sát, mà chỉ có hàng xóm gọi thôi.” Khi những đứa con của bà lớn lên, ngoài chuyện chứng kiến cảnh ông đánh chửi bà, th́ “bản thân tụi nó cũng bị đ̣n te tua.” Nhưng điều quan trọng là bà Quyên “cấm không cho bất kỳ đứa con nào được báo cảnh sát.”

“Không chỉ đánh ở nhà, mà cả ở ngoài tiệm ông cũng đánh tôi, người làm can không biết bao nhiêu bận. Tôi chịu những trận đ̣n, những lời mắng chửi của ông cả 25 năm, cho đến lúc ly dị xong,” bà nhớ lại.

Cũng theo người phụ nữ gầy g̣ này, th́ “có những lúc bác sĩ gia đ́nh thấy ḿnh mẩy tôi thương tích, bầm dập quá cũng muốn gọi cảnh sát nhưng tôi năn nỉ nói tôi người Công Giáo, nếu kêu cảnh sát rồi chia tay, mỗi người đi mỗi nơi c̣n đỡ, chứ nếu vẫn ở chung nhà gặp mặt nhau kỳ lắm.”

Nghe bà kể, tôi không thể không thốt lên câu hỏi,“Tại sao bà lại có thể chấp nhận như vậy? Không kể với bất kỳ ai nghe để t́m một sự an ủi hay nương tựa?”

Người đàn bà sắp đến tuổi 70 từ tốn trả lời, “Tôi nghĩ nếu ḿnh làm to chuyện th́ xấu hổ gia đ́nh, anh em, rồi gia đ́nh tôi thù ông nữa nên tôi đâu dám nói ǵ. Không ai biết hết. Chỉ có mấy đứa con biết. Bản thân tụi nó cũng bị đ̣n. Nhưng tôi nghĩ mọi chuyện là do Chúa sắp đặt. Tôi chỉ biết đặt hết niềm tin vào Chúa. Ngày nào tôi cũng cầu nguyện Chúa cho sống sót để nuôi con. C̣n ai làm sai th́ sẽ bị Chúa trừng phạt.”

Chấp nhận bị bạo hành v́... “sợ con không có cha”

Cô Nhung Lê định cư ở Mỹ được năm năm, đang sống ở Garden Grove, nói về lư do khiến cô tiếp tục là nạn nhân của sự ngược đăi.


 

 

 

Bạo hành (Tranh mimh họa: Họa sĩ Nguyễn Thanh Vân/Người Việt)

 

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính