Việt Nam ta cần đặt ḿnh vào vị trí nào?

 

Ngô Viết Quyền

 

 

   Cuộc diện thế giới đang từ thế tam phân hay gọi khác đi là thế tam cực, đang dần dà biến sang lưỡng cực và rồi sẽ đi đến đơn cực. Nhưng chúng ta có thể nhận xét nước lănh đạo toàn thế giới vẫn không thể khác hơn là siêu cường Mỹ quốc với những yếu tố ưu điểm vượt trội như: Chính Trị - Kinh Tế - Quân Sự khó có quốc gia nào sánh bằng. Bây giờ, chúng ta hăy thử xét nghiệm từ  cuộc chiến ủy nhiệm hiện nay giữa Nga - Ukraine và giữa Israel - Hamas; tiếp theo đến lượt Israel - Hezbollah’ rồi bây giờ lại đến Israel - Iran. Bất cứ một chuyên gia chính trị thế giới nào cũng nh́n thấy rơ là Nga đă suy yếu thậm tệ…! Riêng trong tương lai th́ Việt Nam bị cai trị bởi đảng Cộng Sản Bắc Việt sẽ hướng tới đâu và hệ lụy như thế nào trong t́nh thế chính trị sẽ phải có những thay đổi từ tiệm tiến, hoặc đột biến khó lường? Có phải chăng c̣n tùy thuộc vào các nhà lănh đạo Việt Nam có mẫn tiệp, chứ không phải chỉ biết tự vỗ ngực khoe khoang rằng đất nước ta có rừng vàng biển bạc không thôi; mà “bán tại sơn hà, bán tại nhân”. “Nhân” đây là các lănh đạo mẫn cán của Việt Nam có viễn kiến và phải được hướng dẫn bởi một lănh tụ xứng tầm quốc tế với “A Great Vision”. Sự hiểu biết phải thông tuệ chu tri lục mới mong xoay chuyển t́nh thế và vực dậy đất nước thoát khỏi t́nh trạng tụt hậu, dể được sống c̣n, tiến hóa trên danh hoàn ngơ hầu có thể làm rạng danh con Hồng cháu Lạc và không hổ danh giống gịng Đại Việt. 

 

 

I-) TƯƠNG QUAN NỘI TẠI:

 

1)- NHẬN DIỆN KẺ THÙ:

 

Thuật ngữ “kẻ thù” trong bài này, tác giả chủ ư nhắm vào đảng cộng sản Trung Quốc; mà vẫn tôn trọng các quyền tự do, dân chủ và nhân quyền của người dân Trung Quốc qua tính thân thiện giữa con người với con người trong cộng đồng nhân loại. Tuy thế, trong bất cứ thời điểm nào, t́nh huống nào, nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải chú trọng đến Trung Quốc là mối đe dọa truyền kiếp, các hiểm họa ẩn tàng về nhiều lănh vực. Thông qua kinh nghiệm lịch sử đầy máu và nước mắt trong suốt 1,050 năm dưới ách thống trị của các triều đại phong kiến Trung Hoa. Điển h́nh hiên nay là sự thao túng về kinh tế, thương mại và công nghệ nhẹ cũng như công nghệ nặng. Bọn lănh đạo Trung Quốc đă cực kỳ thâm độc bằng cách cho nhiều lái thương túa ra trên khắp miền đất nước mua ốc bưu, chân trâu, cẳng ḅ, con đỉa với giá cực cao; khiến người dân Việt thiếu suy nghĩ chín chắn, lại nữa, họ không được giáo dục đại chúng từ nhà lănh đạo Việt Nam; nên đă tích cực tiếp tay cho kẻ gian tà phá hoại thậm tệ nền kinh tế và nông nghiệp Việt Nam trong nhiều năm qua.

 

Ngoài ra, tranh chấp chủ quyền lănh thổ, chủ quyền biển, đảo; càng ngày càng diễn ra căng thẳng, phức tạp, quyết liệt hơn. Bảo vệ quyền độc lập thực sự cho đất nước, phát huy tinh thần tự do dân chủ, bảo đảm an ninh lănh thổ, vận chuyển an toàn hàng hải, hàng không mang tính suốt dọc trên Biển Đông; đều đang đứng trước thách thức to lớn, tiềm ẩn nguy cơ xung đột quân sự. Cho nên lănh đạo Việt Nam phải có khả năng thích ứng hiệu quả nhằm hạn chế trường hợp bị lôi kéo vào những xung đột khó đoán định về hệ quả và tiếp tục duy tŕ ổn định; rồi bằng mọi cách để nâng cao hơn vị thế hiện tại thành cường quốc Á Châu trên trường quốc tế. Một số ví dụ điển h́nh cho sức mạnh của dạng quyền lực mềm này là vai tṛ của các mạng xă hội toàn cầu (như Facebook, Twitter (X: now), Instagram, YouTube, TikTok...) trong xă hội hiện đại, hay những phong trào xă hội có ảnh hưởng lớn gần đây như Phong trào #Me Too (về chống quấy rối và bạo hành t́nh dục), Phong trào Black Lives Matter (về chống lại bạo lực và phân biệt chủng tộc với người da đen) [1];[2].

 

Đó là chưa nói đến các công nghệ tiên tiến như AI; mà hiện nay, Trung Quốc đă bước vào vị thế hạng nh́, hạng ba trên thế giới. Hiện gián điệp công nghệ cao đă xâm nhập rất sâu vào các hệ thống cai trị tại Việt Nam qua những phần mềm (software) như của Hoa-vi cài đặt vào các máy computers của nhà cầm quyền từ thượng tầng xuống tới tận xă ấp. Cho nên mọi bí mật quốc gia đều bị đánh cắp và phá hoại ngay từ trong trứng nước; cũng như khiến cho cán bộ các cấp đều nghi ngờ lẫn nhau, không con ai tin vào ai nữa. Cuối cùng, chuyện quốc gia đại sự mà các Ủy viên Trung ương cũng như dự khuyết không dám bàn thảo, xây dựng ǵ thêm; mà chỉ biết cúi đầu vâng dạ theo chỉ đạo của trên. Nhất là các lănh đạo Việt Nam không được phép quên đi trong bất cứ giây phút nào đến mối đe dọa về an ninh lănh thổ. Nếu ta chịu khó xem xét lại gịng sử Việt từ thời lập quốc đến nay, đất nước ta dù có bị xâm lăng, sống trong sự đô hộ tàn ác của bọn phong kiến phương Bắc, nhưng chưa bao giờ vua chúa nước Việt Nam ta lại chịu cúi đầu kư một Hiệp định nào nhượng đất, nhường biển đảo cho kẻ thù như bọn Việt Gian Cộng Sản Hà Nội đă làm lúc bây giờ. Đây chính là hành động hèn mạt, tỏ rơ bọn chúng chính là những tên tội đồ dân tộc. Duy chỉ có Chiêm Thành đă tự nguyện dâng hiến đất đai cho Đại Việt mà thôi.

 

2)- ĐỒNG MINH LÂU DÀI:

 

Cho dù các cấp lănh đạo tối cao cố gắng bằng mọi cách nhằm thể hiện sự lạc quan về mối quan hệ hữu hảo, thân mật có được củng cố dưới cái ô dù Đối tác Chiến lược Toàn diện thông qua kế sách Hợp tác An ninh và Phát triển Quốc tế (International Development and Security Cooperation) [1]. Nhất là trong khuôn khổ Thỏa thuận Hợp tác Quốc pḥng với một Vietnam Relation Act được Quốc hội Mỹ chấp thuận trong tương lai gần. Cùng với việc mở rộng sự hiện diện của một lực lượng quân sự Mỹ.  Đặc biệt là họ được phép tiếp cận những căn cứ quân sự ở Việt Nam  trong chiến lược đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông và trong khu vực Á Châu nói chung cũng như khu vực Đông Nam Á nói riêng. Cho nên, bất cứ kịch bản nào cũng cần phải được Hành pháp và Quốc hội Việt Nam phối hợp chặt chẽ, cân nhắc đắn đo thật kỹ lưỡng trước mọi hành động. Đặc biệt là nhà cầm quyền Việt Nam cũng phải thấy rơ thế lưỡng nan về việc bảo vệ an ninh lănh thổ và lợi ích đặc nhiệm về địa chính trị ở vùng Biển Đông; mà không phải chịu đựng cảnh “cô đơn chiến lược” trong khi không có một nước đồng minh hùng mạnh nào trong khu vực hay ở châu lục khác tích cực yểm trợ [2]. Đây là những thành quả nặng về thực tế cần phải đạt cho bằng được và là một sách lược cực kỳ tốt đẹp cho Việt Nam mang một tính cách lâu dài. 

 

Nhất là Mỹ đang cần giải quyết dứt khoát những thách thức hiện tại từ Trung Quốc và những mối quan ngại chung trên toàn thế giới về tuyến hàng hải, đặc biệt là việc vận chuyển hàng hóa qua tuyến đường xuyên Biển Đông qua Ấn Độ Dương. Tuy vậy, các nhà lănh đạo tối cao của Việt Nam cũng nên ư thức thật rơ ràng: “ta là chính, bạn bè hay đồng minh chỉ là phụ thuộc”.  Từ đó, quyết tập trung vào lợi ích chiến lược qua ưu điểm về vị trí địa chính trị của riêng ḿnh bằng cách mở rộng về cải cách kinh tế, phát triển thương mại, t́m cách thu hút đầu tư từ các đại doanh gia Mỹ và các đồng minh của Mỹ ở Á Châu, Âu Châu và Úc Châu; khiến cho dân giầu, nước mới mạnh và cấp thời củng cố các vị trí pḥng thủ ở biên giới phía Bắc. Điều đó chính là các nhà lănh đạo Việt Nam phải hết sức khôn ngoan trong bang giao chính trị, thương mại quốc tế và luôn biết chuẩn bị chiến tranh trong mọi t́nh huống theo đúng châm ngôn: “Cư An Tư Nguy” (Si Vis Pacem Papa Bellum). Đặc biệt là Việt Nam ta phải t́m mọi cách tạo quan hệ chặt chẽ với nhiều lănh đạo các quốc gia có quyền lợi thiết yếu ở Biển Đông đang bị ức chế bởi Trung Quốc; hăy kêu gọi cũng như khuyến khích họ phải tỏ ra cứng rắn hơn và có những biện pháp chính trị, ngoại giao cũng như quân sự với giới hạn theo một chừng mực nào đó; nhằm đáp trả thích đáng hơn trước mọi hành vi dù rất nhỏ, ẩn dấu trong chiến thuật “vùng xám”, nhưng đầy thâm độc trong tham vọng bành trướng của ṇi Đại Hán trên Biển Đông. Nhất là mộng đế chế của họ Tập càng ngày càng lộ liễu. Mục đích tối hậu của Tập Cận B́nh là thống trị Á Châu trước và đồng thời gây ảnh hưởng nhằm khuynh loát toàn thế giới; rồi nghiễm nhiên nhảy lên vai tṛ cường quốc số một và ngang tàng thay thế vị trí lănh đạo toàn cầu của Mỹ. Dĩ nhiên người Mỹ không thể ngồi yên, để mặc cho Trung Quốc tự tung, tự tác được. Chắc chắn chính quyền và quốc hội Mỹ phải cùng chung sức; để có các hành động thích đáng; hầu giữ vững vị trí lănh đạo thế giới của ḿnh. Thiết thực nhất là trong thời gian vừa qua, khi cần đối đầu với Trung Quốc th́ cả hai đảng ở cả hai viện đều đi đến việc củng cố một động thái của lưỡng đảng đồng thuận. Đây là một vấn đề rất hiếm hoi có sự đồng thuận chính trị tại Mỹ ở mức độ cao và đă thông qua một loạt các Dự luật chống lại ảnh hưởng của đảng cộng sản Trung Quốc. Cụ thể là về mặt công nghệ. Giới hạn công nghệ cao như “chip” đă chiếm ưu thế trong các dự luật này; nhằm bảo đảm rằng nước Mỹ phải giành được chiến thắng trong bất cứ cuộc cạnh tranh về công nghệ cao nào, hay bất cứ lănh vực thương mại nào giữa hai siêu cường thế giới. 

 

3)- NỀN KINH TẾ QUỐC GIA:

 

Tại Việt Nam, nền kinh tế quốc gia đang gặp nhiều thách thức sẽ phải đối mặt của nền kinh tế nội địa đang tự chuyển ḿnh theo bánh xe thời đại thông qua kinh tế thị trường và cần thẳng tay dẹp mọi tự ái rởm; nhằm cắt bỏ cái đuôi dài ḷng tḥng; mà chính các cán bộ cao cấp trong ngành cũng chẳng biết phải giải thích ra sao cho rơ nghĩa qua thắc mắc của công nhân viên. Các thành đạt cần phải được các lănh đạo và chuyên gia kinh tế đề ra nhằm thực thi theo chiến thuật; mà vẫn nằm trong kế sách lâu dài mang tính chiến lược, và các hướng dẫn chuẩn mực theo một lộ tŕnh (Road Map) chính lược (Political Guideline) cần thiết; để duy tŕ sự tăng trưởng bền vững [6]. Đồng thời cung cấp cho cán bộ trực tiếp thực hành có được cái nh́n toàn diện về các nhân tố ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam. Từ bối cảnh trong nước qua các yếu tố nội tại như cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực trẻ trong giới lao động chân tay và các sinh viên tốt nghiệp đại học; đều được đào luyện chuyên nghiệp theo phương cách huấn luyện và đào tạo tại chỗ (On the job training) bằng cách đưa các chuyên gia, huấn luyện viên đến hướng dẫn, giảng dạy chi tiết tại chính công xưởng, nơi các công nhân đang làm việc. Ngoài ra nơi hải ngoại trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động đến chóng mặt, buộc chúng ta phải chạy theo trên cuối chặng đường đua nước rút, chứ không thể nhẩn nha đếm bước, “từng bước, từng bước thầm”. Riêng phần nhà cầm quyền, có trách nhiệm cần minh định và công khai chính sách; để nhiều người có sinh hoạt trực tiếp liên hệ hoặc các nhà nghiên cứu, chuyên gia có cơ hội góp ư sửa sai hay đề nghị cải tiến. Đặc biệt là phải tiêu trừ các xáo ngữ rỗng tuếch như các báo cáo định kỳ từ mấy chục năm, hay cả 7-8 chục năm trước đây đă đi theo lối ṃn: “làm láo báo cáo hay”. Thí dụ như “thể hiện quyết tâm cao độ của Đảng về nắm bắt thời cơ để phát triển Việt Nam theo định hướng Xếp Hàng Cả Ngày (XHCN)”. Hay “khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc, phát huy ư chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.” Hoặc là “với khí thế và quyết tâm cao độ để thực hiện công cuộc xây dựng Chủ Nghĩa Xă Hội v. v...” Vất bỏ! Vất bỏ hết. Phải cương quyết vất bỏ không luyến tiếc.

 

Các chuyên gia kinh tế thế giới hầu hết đều nói đến lợi thế cạnh tranh kinh tế, thương mại giữa các quốc gia đều được thể hiện ở sự liên kết chặt chẽ của 4 nhóm yếu tố căn bản: 1) Điều kiện sản xuất (factor of production); 2) Điều kiện về nhu cầu (demand conditions); 3) Các ngành công nghiệp hỗ trợ và có liên quan (related and supporting industries); 4) Chiến lược, cơ cấu và mức độ cạnh tranh (strategies, structures and competition. Mặc dù mỗi mô h́nh tăng trưởng kinh tế có cách lư giải khác nhau về nguồn gốc của tăng trưởng [5]. Do đó, mỗi mô h́nh tăng trưởng kinh tế chỉ phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nhất định của mỗi một nền kinh tế trong từng giai đoạn nhất định. Bất cứ nền kinh tế truyền thống thông thường nào nếu muốn tăng trưởng cũng phải dựa trên các yếu tố căn bản chính yếu. Đó là vốn đầu tư, nguồn lao động, công nghệ cao và kỹ thuật tiên tiến. Trong khi vốn đầu tư và lao động là những yếu tố trước mắt, mọi người đều sờ nắm được v́ nó hữu h́nh và có thể cân, đo, hay đong, đếm được. Ngược lại th́ công nghệ cao như AI, trí sáng tạo và khả năng chuyên nghiệp của công nhân viên là những yếu tố tinh thần, trừu tượng mang tính suy nghiệm và nghiêng về đầu tư cân năo. Suy cho cùng th́ nó lại đóng vai tṛ quyết định khá quan trọng trong việc nâng cao năng suất và phẩm chất mặt hàng có giá trị thực thụ, được gia tăng về mặt giao dịch với khách hàng. Đặc biệt và cụ thể hơn hết là làm sao để khuyến khích các doanh nghiệp, đại doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào nghiên cứu và phát triển (R&D) cũng như bản thân ta phải biết cách ǵn giữ khách hàng, khuyến khích và thúc đẩy họ trở lại giao dịch tiếp [6]

 

Đối với Việt Nam hiện là một quốc gia đang từng bước đi vào phát triển, th́ việc làm cách nào cân bằng và tối ưu hóa các yếu tố nêu trên là điểm cực kỳ quan trọng. V́ vậy, Việt Nam rất cần các nhà kinh tế có tầm cỡ ở hải ngoại hiện đang làm việc cho các đại doanh nghiệp khắp nơi trên thế giới. Sau khi người dân trong nước mạnh dạn, đồng loạt đứng lên gây ra nhiều biến động chính trị tràn lan khắp ba miền đất nước, lúc đầu từ nhỏ bung ra lớn, càng ngày càng lớn hơn; rồi bùng lên thành băo lửa Cách Mạng Dân Chủ và cũng là Cách Mạng Nhân Quyền nhằm tiêu hủy chế độ “chuyên chính vô sản”, lật đổ bạo quyền Việt Gian Cộng Sản Hà Nội. Hy vọng những tinh hoa đó của dân tộc sớm thức tỉnh trở về đem hết tài năng ra sẽ quyết nắm tay nhau cùng xây dựng lại đất nước trong hoang tàn và đổ nát. Hiện tại, người dân Việt đang sống quằn quại trong áp chế dân chủ, bị tước đoạt nhân quyền và lạm phát phi mă; chủ yếu là do giá năng lượng tăng, gây ảnh hưởng giây chuyền sang thực phẩm tăng cao, cũng như áp lực đè nặng trên đời sống hàng ngày của người dân với nhiều nhu yếu phẩm khác cần thỏa măn. Thêm vào đó, cán bộ các cấp quản trị thương mại lề mề hoặc ù lỳ, thiếu sót khả năng kêu gọi vốn đầu tư trong nước và từ các đại doanh gia nước ngoài (FDI) một cách đáng kể [7]

 

Mặc dù thị trường lao động của Việt Nam rất đông, đủ số lượng cung cấp cho thị trường. Tuy nguồn nhân lực trẻ, nhưng lại thiếu chuyên nghiệp. Nói khác đi là vấn đề phẩm chất của nguồn nhân lực và sự thiếu hụt kỹ năng tân tiến chuyên môn, đặc biệt là trong các ngành công nghiệp công nghệ cao liên quan đến AI và các dịch vụ hiện đại. Đó là chưa nói đến các vấn đề về đạo đức xă hội bị băng hoại cũng liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế quốc gia theo dự kiến lư tưởng từ 6 - 8% hàng năm. Nhưng hiện nay, đang khó thực hiện được theo dự kiến này. Việc xác định các giải pháp chiến lược và toàn diện là điều kiện tiên quyết để duy tŕ và nâng cao tốc độ tăng trưởng kinh tế, đồng thời bảo đảm sự phát triển bền vững. Từ cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đến phát triển các ngành kinh tế trọng điểm trong việc xây dựng một nền kinh tế Việt Nam vững mạnh và thịnh vượng. Trong tương lai, việc thực hiện các giải pháp này đ̣i hỏi sự nỗ lực và hợp tác của toàn xă hội, từ chính phủ, doanh nghiệp đến người dân.

 

 

II-) TƯƠNG QUAN QUỐC TẾ:

 

1) - CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ VỚI VIỆT NAM:

 

Về mặt chính trị, mặc dù Mỹ sẽ là một điểm tựa quan trọng đối với Việt Nam; nhằm tạo ra một lực đẩy đầy đủ sức mạnh để làm đối trọng với Trung Quốc thông qua Hiệp ước: Đối tác Chiến lược Toàn diện, đă được kư kết từ năm ngoái 2023. Tuy nhiên, Việt Nam ta cũng cần mở rộng thêm nhiều hợp tác qua ngành ngoại giao với hầu hết các quốc gia trên thế giới. Chủ yếu là các quốc gia lân bang như Miên, Lào, Thái Lan, Myanmar (tên cũ: Burma), Singapore và trao đổi từ cấp lănh sự đến đại sứ. Nhất là với nhiều nước lân cận và hùng mạnh khác như Úc, Nhật Bản, Ấn Độ, và Khối Liên Âu. Đặc biệt là về lănh vực kinh tế và thương mại v. v... V́ vậy, việc xác định thời cơ phát triển và khả năng tận dụng ưu thời đó của các nhà lănh đạo cùng với các cố vấn chính trị và chuyên gia kinh tế Việt Nam trong kế sách chiến lược phải được vạch ra minh bạch với từng bước chiến thuật cần thực hiện liên tục cho thời gian 10-20 năm sắp tới sẽ gây tác động lớn từ cách chúng ta tiếp cận thời cơ và khả dĩ có đủ huệ trí trả lời thích đáng cho câu hỏi mang tính thời đại này. Sự biến chuyển của cục diện về quan hệ chính trị quốc tế, trong đó vấn đề ngăn cách giữa hai chủ thuyết riêng biệt Đông - Tây, cần tái cấu trúc và tập hợp lực lượng hải quân theo những dạng thức mới đang trở nên rất nổi bật hẳn lên trên mặt biển mang dấu tích hiện tiền. Cho nên các sự kiện gần đây về chuyển dịch quyền lực giữa các siêu cường và các cường quốc như G7 hay G20 đă thực sự chuyển dịch từ châu Mỹ, châu Âu sang khu vực châu Á - Thái B́nh Dương là thực tế.

 

Nh́n chung, hiện nay, quan hệ chính trị quốc tế đă trở nên rất khác biệt và bất b́nh thường hơn, khó giám định về hệ quả hơn so với các cuộc cách mạng từ thế kỷ 18, thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Cũng như gần đây vào thời kỳ trước và trong Chiến tranh lạnh; bởi lẽ quyền lực thực thụ trên thế giới về cả hai lănh vực: quyền lực cứng và quyền lực mềm đă và hiện đang trong quá tŕnh tái định h́nh. Nếu chúng ta thử nh́n vào t́nh h́nh chiến sự trong khoảng 3-4 năm gần đây, thông qua quyền lực cứng bởi các cuộc chiến ủy nhiệm: Nga-Ukraine, Israel-Hamas, Israel-Hezbollah, và Israel-Iran. Thoáng nh́n vào nhiều khía cạnh c̣n ẩn tàng về trật tự thế giới hiện nay, có nhiều chuyên gia nhận xét: tiến tŕnh chuyển dịch quyền lực đang tái định h́nh không hẳn là đơn cực, nhưng cũng vẫn chưa phải là đa cực như Nga-Trung Quốc, Liên Âu (EU) và Pháp nói riêng đang mong muốn. Do vậy, nếu trật tự thế giới sẽ tái định h́nh trở thành “nhất siêu, đa cường” hay không? [4];[5] - Đây có thể là cách gọi tương đối chỉ phù hợp nhằm miêu tả một cách khái quát trật tự quyền lực thế giới hiện nay. Tuy thế, danh xưng này cũng vẫn có tạm đủ các dữ kiện và cơ sở tranh luận khá vững chắc để cho rằng, với một siêu cường Mỹ và các cường quốc chủ yếu khác ở Á Châu và Âu Châu khác trong nhóm G7 và G20 họ đă có tầm ảnh hưởng lớn trên phạm vi thế giới. Mặc dù các lănh đạo đương thời của hai nhóm này vẫn chưa hoàn toàn đủ thiện xảo ở giai tầng “Chính Khách” (Stateman) hầu có thể đắt đưa đất nước ḿnh đạt tới vị trí siêu cường. Có chăng, họ chỉ lả các Chính Trị Gia (Politicians) xuất sắc thôi. Nhưng chắc chắn các cường quốc này vẫn có khả năng chi phối mạnh mẽ vào sinh hoạt chính trị thế giới. Trong số các cường quốc chủ yếu hiện tại, nước cần điểm mặt là Trung Quốc đang thể hiện rơ ràng nhất tham vọng bành trướng bá quyền nước lớn; cố t́nh phá vỡ trật tự thế giới đang trong trạng thái “nhất siêu, đa cường”, ngang nhiên thách thức vị thế siêu cường số một của Mỹ. Trung Quốc đă bước đi một bước lầm lạc trên con đường chính trị “lộ tuyến” qua việc công khai mục tiêu “Giấc mộng Trung Hoa 2050” với chỉ tiêu đặt ra là đến năm 2050 Trung Quốc sẽ là siêu cường số một thế giới. Thay v́ giữ nguyên di huấn của họ Đặng theo chính sách “Thao Quang Dưỡng Hối” với các đặc điểm thâm trầm mang tính triết lư đông phương; rất đáng được các đầu lănh của đảng Cộng Sản Trung Quốc suy niệm hàng ngày [8]. Đó chính là “B́nh tĩnh quan sát; Lập trường vững chắc; B́nh tĩnh đối phó; Che giấu khả năng và Chờ đợi thời thế; Tiếp tục ẩn ḿnh, và nhất là không bao giờ nhẩy bổ ra đ̣i nắm vị trí dẫn đầu thế giới. Rất tiếc! Họ Tập đă quá cao ngạo, rất ư ngă mạn chạy theo “Giấc mộng Trung Hoa 2050”. Điều này đă làm gia tăng sự đối nghịch trong quan hệ Mỹ-Trung về đối tác, đối đầu chiến lược trong thương mại. Quan hệ Mỹ-Trung là biểu hiện mang tính đặc trưng của cạnh tranh chính trị gay gắt[8]. Với Trung Quốc là một nước lớn qua vai tṛ một cường quốc mới trỗi dậy, cùng với sự phát triển chủ nghĩa dân tộc ṇi đại Hán; nên đă mang ư tưởng lầm lạc theo thời phong kiến lạc hậu rằng nước lớn luôn chèn ép các nước nhỏ lân cận theo truyền thống thời phong kiến ở tầm mức cao độ nhất hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông.

 

Tuy nhiên, sự kiện tái định h́nh “nhất siêu, đa cường” sẽ không phải là một trạng thái ổn định chính trị lâu dài [4];[5]. Một câu hỏi khá lớn và khó trả lời thỏa đáng hiện đang được đặt ra đối với các chuyên gia tầm vóc quốc tế và toàn nhân loại là: sau trật tự với quyền lực Lưỡng cực của thời Chiến tranh lạnh và đang từng bước chuyển đổi sang trạng thái “nhất siêu đa cường” như hiện nay. Vậy th́ trật tự quyền lực thế giới tiếp theo sau sẽ là trật tự quyền lực nào? Trung Quốc luôn mang trong đầu ư đồ nham hiểm và cực kỳ thậm độc tương tự như dưới một vực thẳm hay đồng lầy với “ngọa hổ tàng long”, hàm ư về khả năng gầy dựng và cố kiến tạo làm xuất hiện rơ dần một trật tự toàn cầu mới qua h́nh thức: “lưỡng siêu, đa cường” trong một tương lai gần. Điều này cũng c̣n tàng ư liên quan tới việc h́nh thành một trật tự mới do Trung Quốc lănh đạo, theo kế sách chiến lược của Trung Quốc về “Giấc mộng Trung Hoa 2050”. Có một điều mà tác giả đă nghiên cứu, suy niệm đến nhức đầu nhiều lắm từ 20 năm qua; khi tác giả có cơ duyên gặp được bậc sư phụ siêu đẳng đă truyền giảng chính trị cho như một vị “vô ngôn thiền sư” về kế sách 100 năm của Mỹ với chinh lược (Political Guideline) như “thiên la địa vơng” đă giăng mắc ra sẵn từ hơn 70 năm qua; chắc hẳn không phải là chuyện Mỹ sẽ chịu lặng thinh ngồi im trên ghế đẩu lâu hơn, rung đùi chờ biến động đâu. Chắc hẳn là phải có nhiều ẩn số đằng sau như từng trang sách trong “Vô tự Kinh”; mà chỉ có các bậc thượng trí ẩn ḿnh trên núi cao hay lăn sâu với tàu ngầm dưới ḷng biển; nằm trong tầng lớp tối tinh hoa của Mỹ mới có khả năng giải mă các ẩn số đó mà thôi.

 

2)- TẦM NH̀N THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ:

 

Thương mại là chất liệu xúc tác trong kinh tế cho quốc gia. V́ vậy, Việt Nam ta cần cấp thời ưng dụng Khoa Logistics và Thương mại Quốc tế được giảng dạy từ các trường đại học khắp nước; nhằm đào tạo sinh viên tốt nghiệp có kiến thức đại học và hậu đại học, đầy trí tuệ, đủ kỹ năng và đạo đức trong các ngành nghề kinh doanh xuyên biên giới và trực tiếp t́m hiểu, học hỏi theo đường lối du học sinh, nghiên cứu sinh đến tận các cường quốc đứng đầu trong hai nhóm G7 và G20 để trở về giúp nước. Trong nhiều chục năm qua, các nhà đầu tư nước ngoài thường coi việc nguồn nhân lực trong giới lao động tại Việt Nam c̣n thiếu kỹ năng chuyên môn trong công nghệ cao. Đây là một trở ngại lớn khiến họ phải suy nghĩ kỹ hơn; khi họ muốn đầu tư vào Việt Nam. Đồng thời các lănh đạo trong đại học (Administrators) và thầy cô trong đại học cũng cần góp phần định vị, hướng nghiệp cho sinh viên; hầu trở thành một trong số những cơ sở đào tạo và nghiên cứu hàng đầu về Kinh doanh, Thương mại và Quản trị xí nghiệp cho chuỗi cung ứng nhân lực trong nước và xuyên quốc gia. Trước hết, trong khu vực Đông Nam Á với các chương tŕnh đào tạo có phẩm chất cao đạt tiêu chuẩn quốc tế; nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước và gia nhập tổ chức qua môi trường kinh tế toàn cầu trong kỷ nguyên công nghệ số và artificial intelligence (AI) mới nổi trội. Hầu giúp cho tất cả các doanh nghiệp trong nước phát triển mạnh. Thương mại tạo ra các cơ hội xây dựng sự giàu có công bằng; để phát triển việc làm phẩm chất cao, xây dựng năng lực giữa các cộng đồng sắc tộc chưa được phục vụ trong tiến tŕnh lịch sử xây dựng, phát triển kinh tê đan xen với kỹ thuật công nghệ cao và giúp điều hành một doanh nghiệp thành công ở các thành phố, thị xă và các tỉnh lớn một cách dễ dàng hơn.

 

Bộ Thương mại hăy tự h́nh dung Cần Thơ, Saigon, Huế, Đà Nẵng, Hà Nội lần lượt là từng điểm đến đa dạng, năng động hơn với nền kinh tế thịnh vượng mang lại lợi ích cho tất cả những người dân sống trong khu vực đó, làm việc, kinh doanh và tạo cho sự phát triển vững mạnh của nền kinh tế thành phố, thị xă, tỉnh và thủ đô. Nêu cao phẩm chất, định lượng cuộc sống cho tất cả mọi người cư dân từng địa phương. Đồng thời khích lệ người dân các tỉnh thành khác và hải ngoại thích thú ghé thăm hoặc di chuyển đến làm việc ở thành phố của chúng ta. Các cấp lănh đạo liên hệ từ trung ương: cấp bộ xuống các tỉnh, thành phố cần tích cực lắng nghe t́m hiểu nhu cầu của những người dân; mà chúng ta nhắm đến là khách hàng để phục vụ và những hiểu biết quan trọng mà họ mang theo trong cộng đồng sắc tộc của họ. Đặc biệt nhắm vào các nguyên tắc đạo đức của sự trung thực, minh bạch và phục vụ chân thành, tôn trọng, lịch thiệp với khách hàng như kiểu Mỹ-Nhật: “Customer First;” cũng như tạo cơ hội cho tất cả mọi người, mọi giới cùng tham gia. 

 

Người Việt Nam ta bản chất siêng năng, nhiều sáng tạo cho nên bất cứ một sản phẩm nào cũng phải được bảo đảm độ bền chắc với phẩm chất cao; nhằm cạnh tranh trên thương trường quốc tế. Muốn có được uy tín này, các nhà lănh đạo Việt Nam phải đề ra một chương tŕnh giáo dưỡng đại chúng sao cho họ nhận thức được tầm mức quan trọng của đạo đức làm người trong lănh vực giao thương buôn bán và giữ vũng được cơ xưởng sản xuất do họ đă dồn hết bao tâm huyết vào việc bỏ vốn đầu tư, xây dựng nhà máy, tuyển dụng nhân viên ưu tú, xuất xưởng sản phẩm và nghệ thuật xâm nhập thị trường quốc nội cũng như hải ngoại, cùng với việc  bảo toàn thị trường, giữ ǵn uy tín bền vững lâu dài v. v... với phẩm chất cao của bất cứ loại hàng xuất khẩu nào. Trong đó, bốn quốc gia điển h́nh mà chúng ta cần học hỏi trước tiên về giá trị của sản phẩm xuất kho, theo ư riêng của tác giả là Mỹ, Đức, Nam Hàn và Nhật Bản.

 

Ngoài ra, nhà cầm quyền cần tích cực yểm trợ trong việc huấn luyện và đào tạo các người thợ chuyên môn, kỹ thuật viên (Technician), cán bộ lănh đạo chỉ huy (Administrator) tầm cỡ như các hăng xưởng ngoại quốc tuyển dụng. Đặc biệt là chuyên môn về công nghệ cao liên quan đến Artificial Intelligence (AI). Có như vậy, Việt Nam ta mới mong nắm được cơ hội cạnh tranh với các quốc gia lân bang và thắng lợi khi các đại doanh gia ngoại quốc muốn đầu tư vào Việt Nam. Cũng như hội nhập vào hệ thống thương mại quốc tế. Cùng với xu hướng chuyển dịch cơ sở sản xuất đến gần khách hàng hơn tại các tỉnh gần kề và dần dà hướng tới sản xuất trên toàn thể đất nước. Ngoài ra, khi thương mại ngày càng hướng tới lănh vực quốc tế đan xen chằng chịt các đối tác chính trị; th́ thương mại lần hồi dẫn đến h́nh thành sản xuất và giao thương trực tiếp tại các quốc gia bằng hữu sẽ dễ đem lại thành công hơn v́ giảm mạnh được giá vận chuyển.

 

3)- KHAI THÁC LỢI THẾ ĐỊA CHÍNH TRỊ:

 

Tác giả thiết tưởng, trước tiên, chúng ta cũng nên xem xét, t́m hiểu qua ư nghĩa của Địa-chính trị (Geo-politics) là ǵ? - Đó là lĩnh vực nghiên cứu về tác động của các yếu tố địa lư tới hành động của các lănh đạo quốc gia và quan hệ quốc tế. Cụ thể hơn, địa chính trị xem xét, suy niệm về các yếu tố như vị trí địa lư, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên, dân số, hay địa h́nh về núi non, sông suối, biền đảo có tác động như thế nào tới chính sách đối ngoại của một quốc gia và vị thế của quốc gia đó trong hệ thống giao dịch ngang tầm quốc tế [8]

 

Địa-chính trị (Geo-politics) là thuật ngữ nói đến  nghệ thuật/cách thức sử dụng quyền lực hay ảnh hưởng chính trị trên một phạm vi lănh thổ nhất định. Mới đầu, thuật ngữ này chủ yếu ám chỉ tác động của yếu tố địa lư lên chính trị, nhưng từ hơn thế kỷ qua nó đă phát triển và mang theo định nghĩa rộng hơn bao gồm việc phân tích các yếu tố địa lư, lịch sử và khoa học xă hội trong sự tương quan với chính trị không gian và các mô h́nh ở các quy mô khác nhau (từ cấp độ quốc gia với một quốc gia khác; rồi lan xa rộng ra đến quốc tế). Thuật ngữ "Địa-chính trị" được tạo ra vào đầu thế kỷ 20 bởi Rudolf Kjellen, một nhà chính trị học người Thụy Điển. Ông Rudolf Kjillen cho rằng các đặc điểm về kinh tế, chính trị và quân sự của một quốc gia bắt nguồn từ các yếu tố địa lư và môi trường của quốc gia đó. Các yếu tố địa lư này có thể thúc đẩy hoặc ḱm hăm sự phát triển về kinh tế-xă hội và chính trị, đồng thời góp phần định h́nh bản sắc và lịch sử của mỗi quốc gia. Ông Rudolf Kjellen đặc biệt chú ư tới tác động của các đặc điểm địa lư như núi non và đại dương đối với sinh mệnh chính trị của các quốc gia. Ông Rudolf Kjellen được một nhà địa lư người Đức là Friedrich Ratzel (xuất bản cuốn “Địa lư chính trị”) gợi cảm hứng và khai mở ra ư tưởng này vào năm 1897 và sau đó thuật ngữ "Địa chính trị" được dùng phổ biến trong tiếng Anh bởi nhà ngoại giao người Mỹ Robert Strausz-Hupe, một giảng viên của trường Đại học Pennsylvania (U of P) [8]

 

Vị trí địa chiến lược của Việt Nam mang nhiều lợi thế hơn các quốc gia Đông Nam Á khác; nhờ có đường bờ biển dài hơn 3,200 Km. nhiều cảng nước sâu và các đảo Hoàng Sa – Trường Sa ngoài Biển Đông có giá trị quốc pḥng cao. Phía bắc Việt Nam lại là Trung Quốc,  một quốc gia mới vượt qua thể chế phong kiến và chủ trương bành trướng. Lại nữa đang là nước lớn trên đà trỗi dậy mạnh mẽ về nhiều mặt trong cạnh tranh chiến lược với Mỹ. Từ các góc nh́n viễn kiến này, các chuyên gia và lănh đạo Việt Nam dễ dàng nhận ra các căng thẳng về địa chính trị đang định h́nh lại đường lối giao dịch thương mại toàn cầu và khiến các quốc gia liên hệ buộc phải thay đổi chiến lược, nếu không muốn bị coi là tụt hậu. Cho nên phải đẩy mạnh hợp tác khu vực và liên kết với các quốc gia đối tác thân thiết nhằm duy tŕ các tăng trưởng kinh tế chung. [Theo Dr. Daniel Borer giảng viên Đại học RMIT on  Vietnam Investment Review[7].

 

Về lợi thế địa chính trị, Việt Nam, nơi hưởng lợi phần lớn chuỗi sản xuất hàng hóa từ Trung Quốc dịch chuyển sang, nhờ may mắn lịch sử này nên Việt Nam được hưởng lợi về việc sắp xếp thương mại này của Mỹ và đồng minh. Với kịch bản địa chính trị hiện nay, Việt Nam nên tăng cường quan hệ thương mại với các đối tác lân bang thân thiện và có vị trí gần hơn như Australia và New Zealand, là những quốc gia có tiềm năng thương mại lớn với Việt Nam, nhưng chưa được các bên khai thác triệt để. Đặc biệt ở châu Á, Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) được kư kết vào năm 2020 đă tạo ra khối thương mại lớn nhất từ trước đến giờ với thành viên gồm khối ASEAN, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và New Zealand. Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái B́nh Dương (CPTPP), với sự tham gia của các nước châu Á-Thái B́nh Dương bao gồm Việt Nam và đáng chú ư là cả Vương quốc Anh, cũng đang thúc đẩy thương mại khu vực [8].

 

Ngoài ra, việc buôn bán nguyên liệu thô, như than đá, cao su v. v... Đặc biệt là đất hiếm mới vừa khám phá, cũng cần phải được quản trị chặt chẽ [3] - Tài Nguyên Địa Chính Trị của Việt Nam – Jun. 9, 2024. Đất hiếm là nguyên liệu cần thiết để chế tạo tua-bin gió, xe chạy điện, thiết bị y tế, các loại màn h́nh TV, cùng nhiều sản phẩm khác. Theo Cơ quan Khảo sát địa chất Mỹ (USGS), Việt Nam có trữ lượng đất hiếm lớn thứ hai trên thế giới với 22 triệu tấn, chỉ đứng sau Trung Quốc với 44 triệu tấn và c̣n đứng trước Nga với Brazil (cả hai đều có 21 triệu tấn). Đất hiếm là tài nguyên mang tính chiến lược cực kỳ quan yếu cho cuộc cách mạng xanh trong tương lai của nhân loại và Việt Nam hiện là quốc gia đóng vai tṛ quan trọng trong lĩnh vực này trên toàn cầu. Hàn Quốc, với mong muốn có được một phần tài nguyên đất hiếm của Việt Nam, họ đang lên kế hoạch khai thác đất hiếm tại đây [8]. Mặc dù sáng kiến này đáng được hoan nghênh, nhưng nó đặt ra câu hỏi là nguồn lực chiến lược này có thể mang lại lợi ích như thế nào cho vị thế toàn cầu và sức mạnh kinh tế của Việt Nam. Đây chính là ư nghĩa đích thực của câu nói cửa miệng là: nước ta có “rừng vàng biển bạc”. Tuy nhiên, “bán tại sơn hà, bán tại nhân.” Tài nguyên quốc gia th́ có sẵn đó, nhưng thử hỏi chúng ta t́m đâu ra các lănh đạo có đủ trí thức thực thụ. Nhất định không là các tiến sĩ giấy; mà là các tinh hoa của giống ṇi Âu Lạ với khả năng, tài ba mẫn cán trong công việc làm tại nhà máy; cũng như quản trị xí nghiệp. Nhất là có tầm nh́n quốc tế thật sâu, thật xa, thật thông suốt tận tường và cần thiết hơn hết là biết yêu nước thương dân.

 

Về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), Việt Nam ta cần giữ mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn với các nước trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á đang trợ giúp Việt Nam ta trở thành điểm đến hấp dẫn về đầu tư nước ngoài FDI. Thoạt nh́n th́ đây là một tín hiệu tốt. Tuy nhiên, cần phải tạo ra một môi trường kinh tế không chỉ dựa vào lao động giá rẻ để thu hút FDI; mà khả năng chuyên môn cũng là một điểm quan trong khác cần có sẵn. Có như vậy, việc thực hiện các dự án trọng điểm có lợi cho tăng trưởng bền vững và ổn định kinh tế với bề dài bền vững. Các nhà lănh đạo  và các chuyên gia cần kết hợp các biện pháp này với việc chuyển hướng thương mại tạo giao dịch thương mại đến các quốc gia sát bên, gần gũi hơn và giao hữu thân thiện hơn, cũng như củng cố vị thế của Việt Nam như một trung tâm sản xuất đầy hấp dẫn nguồn đầu tư nước ngoài FDI trong khu vực Á Châu-Thái B́nh Dương. Bởi các lănh đạo ai cũng sẽ v́ lợi ích riêng của đất nước ḿnh và hai quốc gia hay nhiều quốc gia khác giao hảo với nhau cũng chỉ thu gọn theo từng giai đoạn, tùy thời thế. Chính v́ vậy, chúng ta phải hết sức kiên nhẫn, biết tận dụng các lobbyist như  các lănh đạo Đại Hàn đă từng khôn khéo áp dụng trong nhiều chục năm qua; v́ những trễ nải bất khả thi hay cố t́nh gây tŕ hoăn từ phía quốc hội Mỹ. Nhất là ở Hạ viện, họ nắm trong tay “chiếc đũa thần” (magic ward) về quyền chuẩn chi ngân sách. Đặc biệt là được điều hành bởi những tên luật sư nhiều tham vọng, đầy ma mănh đang nắm các chức vụ Trưởng Tiểu Ban. Bọn họ có toàn quyền và “bất khả tư nghị” về việc sẽ đưa một Dự luật nào hay một Quyết định ǵ ra bàn thảo trong Tiểu ban hay không; rồi mới đưa ra trước quốc hội cho các đảng viên cả hai đảng cùng thảo luận; để đi đến biểu quyết chung (Danh từ riêng của họ là “on floor”) [8]. Cho nên các lănh đạo khôn ngoan và có nhiều tầm nh́n xa (Great Visions) của chúng ta có thể giúp đất nước ḿnh tiến lên vị trí hùng cường trong khu vực Đông Nam Á sẽ buộc phải nhiều khéo léo, biết sử dụng các tay lobbyist chuyên nghiệp; hầu đạt được thành quả trong cam kết của tổng thống Mỹ đương nhiệm (tác giả không muốn nói tới ông Joe Biden), trước khi họ thay đổi người lănh đạo bên hành pháp từ Dân Chủ qua Cộng Ḥa hay ngược lại. Bởi v́ thông thường mỗi đảng chỉ cầm quyền lâu nhất trong ṿng 8 năm, rất ít khi một đảng cầm quyền liên tục 12 năm. 

 

 

III-) TẠM KẾT:

 

Dựa trên những phân tích về t́nh h́nh quan hệ chính trị, kinh tế, thương mại quốc tế hiện nay và những liên hệ với kinh nghiệm lịch sử, thời cơ phát triển đất nước Việt Nam. Riêng t́nh h́nh quan hệ chính trị quốc tế hiện nay đang tạo ra cơ hội phát triển đất nước, Việt Nam ta cần biết tận dụng cơ hội trong bối cảnh trật tự quyền lực thế giới đang trong quá tŕnh chuyển đổi; để nắm thời cơ nâng tầm vị thế đất nước lên hàng cường quốc Á Châu. Riêng với Việt Nam, về chính trị là những thách thức cấp bách nổi lên từ yêu cầu dân chủ hóa và pḥng chống tham nhũng của toàn dân; về sinh hoạt xă hội là sự tăng nhanh phân hóa tạo cách biệt giàu nghèo càng bị kéo rộng ra. Đặc biệt là các quan hệ chính trị quốc tế đều phải biết hành xử khéo léo dựa trên chính sự biến chuyển của nó. Nghĩa là hoặc phải chọn bên, hoặc cố gắng giữ vị trí trung lập, Mặc dù sẽ rất khó khăn, nhất là với những nước có vị trí địa chính trị rất quan trọng như nước Việt Nam ta. 

 

Xét đến t́nh h́nh ở khu vực châu Á - Thái B́nh Dương nói chung và Đông Nam Á nói riêng cho thấy, dù sức ép từ cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung đang gia tăng tại đây, nhưng sự gia tăng tập hợp lực lượng Mỹ - Trung Quốc trong giai đoạn vừa qua vẫn chưa dẫn đến mức buộc các nước trong vùng phải chọn bên. Hơn nữa, sự kiện tập hợp lực lượng Mỹ - Trung Quốc tuy hai bên đă đối đầu về nhiều mặt và gia tăng về cường độ, nhưng các nước Á Châu c̣n lại vẫn c̣n có nhiều không gian để chọn cho đất nước ḿnh một hành động thích đáng; nhằm thích ứng tốt hơn với t́nh h́nh  mới, nhất là khi sức ép bắt phải chọn bên trong quan hệ chính trị quốc tế có xu hướng gia tăng. Chúng ta cũng cần lưu ư là quá tŕnh tái định h́nh cấp độ toàn cầu lần này có kết quả ra sao phụ thuộc rất lớn vào kết quả tương ứng của cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung. 

 

Trung Quốc và một số Liên minh quyền lực khác như BRICS đang cố vươn lên thách thức siêu cường Mỹ về hai quyền lực cứng và cả quyền lực mềm. Giờ đây, loại h́nh thế quyền lực không chỉ là quyền lực cứng hay quyền lực mềm nữa; mà c̣n là quyền lực thông minh, tạo ra khả năng nâng cao quyền lực tổng thể cho các chủ thể yếu hơn bằng cách kết hợp thông minh nhân tạo (AI) thay thế mau chóng những nguồn quyền lực hạn chế mà mỗi siêu cường hay cường quốc hiện đang có. Quyền lực thương mại hiện nay cũng có thể được phát triển khai thác bằng những phương tiện đa dạng, ít tốn kém hơn, nhờ sự trợ giúp của công nghệ cao sẽ dễ dàng thu hoạch thêm nhiều lợi tức.

 

Vai tṛ cánh tay đại vơ trong khu vực Á Châu là vị trí mà các nhà lănh đạo Việt Nam phải sửa soạn tinh thần và hoạch định kế sách sao cho càng hoàn hảo càng tốt và sẵn sàng để tiến bước. Nói nom na là Việt Nam ta trong ṿng 20 năm nữa phải trở thành một trong những con rồng của Á Châu. Nhất là con rồng này phải được tôn trọng và ngưỡng mộ vào hạng nhất nh́ Á Châu. Muốn vậy th́ quốc sách và vấn nạn hàng đầu của đất nước sẽ là tiêu trừ tham nhũng, Như phần trên đă tŕnh bày là tùy tài bổ việc, thưởng phạt phân minh. Một khi đă đặt để các cán bộ vào cấp lănh đạo chỉ huy (administrator) rồi; th́ phải tuyệt đối tin tưởng. Bởi v́ không tin th́ không dùng; mà đă dùng th́ phải tận tin, nhưng nếu đương sự phạm pháp như đ̣i ăn hối lộ; th́ y cứ theo luật pháp mà trừng trị; chính v́ “pháp bất vị thân”. Cũng như không có ai được phép ngồi xổm trên luật pháp; kể cả tổng thống hay thủ tướng. Kế đó là vai tṛ giáo dục đại chúng. Đứng trước một xă hội đă bị băng hoại hầu như 98% trong suốt 70 năm qua, dưới chế độ chuyên chính vô sản đă hủy diệt nhân tính trong mọi tầng lớp người dân; nên việc tái xây dựng đạo đức và xiển dương tính thiện lương là cả một công tŕnh trọng đại cho chính quyền hậu cộng sản. Ít nhất cũng phải cần ít nhất 70 năm tương đương; để gầy dựng lại và phát huy khi người dân sớm thức tỉnh, biết chọn lựa cách sống thiện lương, ḥa ái trong gia đ́nh, gịng tộc và biết từ bi hay trắc ẩn ngoài xă hội. Có như vậy, mới mong tái lập tín nghĩa, phát triển kinh tế và mạnh dạn tiến bước trên thương trường quốc tế mỗi khi xuất khẩu hàng hóa tiêu dùng trên thế giới.

 

 

Ngô Viết Quyền

 

Nguồn tham khảo:

1)- www.amazon.com - New Power: How Power Works in Our Hyperconnected and Jeremy Heimans, Henry Timms: New Power - How Will the Future of the World Be Shaped? 

2)- www.bbc.com on May 3, 2024

3)- www.chungta.com - Tài Nguyên Địa Chính Trị của Việt Nam – Jun. 9, 2024

4)- www.forbes.com - The Mega Trends That Will Shape Our Future World – Oct. 30, 2023, and What Technologies Will Shape The World Of The Future? Jul. 24, 2024

5)- www.imd.org – How to Navigate Our Future World Order – By Maha Hosain Aziz on Jun. 24, 2024

6)- www.matterofform.com – Redrawing The Luxury Map – Aug. 29, 2023, and Hamada Kazuyuki: Future Superpowers: Redrawing the World Map in 2030 (2020)

7)- www.stock.adobe.com  - on Vietnam Investment Review. By Dr. Daniel Borer. 

8)- www.wikipedia.org - China-United States Trade War - How China Works – By Lan, Xiaohuan (2024) and List of Modern Great Powers (February 2023) 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính