Một đời Mũ Xanh

- Phần 1 -
Nhớ về Anh Em cùng Khóa

 


Ngô Văn Định

Thủy Quân Lục Chiến VNCH


Viết cho người Bạn cùng khóa Cương Quyết Đà Lạt 54


Lời nói đầu: Trong số 260 sinh viên sĩ quan Khóa Cương Quyết Trừ Bị của Đà Lạt 1954 th́ anh Ngô Văn Định là người dính chặt với Thủy Quân Lục Chiến từ đầu đến cuối. Cho đến Vũng Tàu 1975. Sinh trưởng ở miền quê Bắc Ninh lập gia đ́nh với cô bạn gái Hà Nội, học Trưng Vương Sài G̣n, lại làm công chức tại đất G̣ Công. Anh là người chung thủy với binh chủng và thủy chung với gia đ́nh. Khi tỵ nạn ở San Jose hơn 20 năm trước, các bạn cùng làm nghề điện tử không ai biết là đồng nghiệp Định Ngô bên cạnh đă đánh Quảng Trị ra sao, đă rút quân ở Vùng I như thế nào mà cố vấn Mỹ đă viết về anh với hàng chục bài báo ca ngợi vị Lữ đoàn trưởng TQLC xuất sắc của Quân Lực VNCH.


Mặc quân phục màu xanh cọp biển từ lúc đeo lon Thiếu Úy cho đến lúc đeo lon Đại Tá. Các cấp bậc đều vinh thăng tại mặt trận. 4 lần bị thương với 4 huy chương sao đỏ. Nhận Bảo quốc Huân chương Đệ Ngũ Đẳng với cấp Trung Úy thời Tổng thống Diệm. Đệ Tứ Đẳng với cấp Đại Úy do Tổng thống Thiệu.

 

 

Và sau này cũng Tổng thống Thiệu đă trao cho Đại tá Ngô Văn Định Bảo quốc Huân chương Đệ Tam Đẳng. Anh đă từng chỉ huy Tiểu đoàn 2 TQLC với danh hiệu Trâu Điên trong 4 năm. Lần lượt chỉ huy 4 Lữ đoàn TQLC trong đó có thời gian ở lâu nhất 4 năm với Lữ đoàn 258 tham dự trận dứt điểm Quảng Trị.


Trong suốt 21 năm quân ngũ, Ngô Văn Định được tuyên dương nhiều lần với tổng cộng 22 anh dũng bội tinh với ngành dương liễu.


Hồ sơ quân bạ ghi nhận Đại tá Định là một trong các quân nhân có nhiều huy chương nhất trong quân đội. Trong Khóa Cương Quyết th́ bên Nhảy Dù cũng có Trung tá Ngô Lê Tĩnh cũng là một sĩ quan huy chương đeo đỏ ngực.


Trong các kỳ thăm viếng tại mặt trận, Tổng thống Thiệu có nhiều dịp gặp Ngô Văn Định từ lúc anh c̣n Thiếu Tá coi tiểu đoàn cho đến Đại tá Lữ đoàn trưởng. Nếu đất nước không có ngày 30 tháng 4-1975, những cấp chỉ huy như Ngô Văn Định sẽ trở thành các đợt tướng lănh trẻ trung, can trường và xuất sắc hơn để đem lại cả một tương lai mới mẻ cho quân lực và đất nước.


 

Nhưng định mệnh của VNCH và của các sinh viên sĩ quan Khóa Cương Quyết 54 đă rẽ vào con đường khác. Bây giờ người di tản cao niên Định Ngô ở San Jose vẫn lên phiên trực 24/24 lo cho người vợ tao khang quen biết từ thuở c̣n niên thiếu.


Từ 8 năm qua chị Định bị bệnh nan y, hoàn toàn mất trí, thể xác trông cậy vào anh Định. Ngày 3 bữa cho vợ ăn cơm, tắm rửa, thuốc thang, người Lữ đoàn trưởng TQLC năm xưa trở thành một nhân viên y tá thành thạo dành cuộc đời c̣n lại để chỉ lo cho một người.


Dưới đây là bài viết của Ngô Văn Định gửi cho anh em cùng khóa. Chúng tôi chia làm ba phần.


Phần I: Một đời mũ xanh, nhớ về anh em.


Phần II: Vào nơi gió cát, kư sự 4 năm hành quân của Lữ đoàn 258.


Phần III: Trận Quảng Trị, trận đánh nổi danh quân sử.

 

*****

 

Trong chiến tranh Việt Nam, trận tái chiến ở Cổ Thành Quảng Trị là một trận lừng danh quân sử. Lính cả hai phía Bắc Nam chết tại thị xă này trên 10,000 người.


 

Năm 1954, ba thanh niên Hà Nội, Bắc Ninh, Nam Định vào trường Vơ Bị. Năm 1972 trở thành ba Lữ đoàn trưởng Dù và TQLC cùng thay nhau đánh trận Quảng Trị.


Ngày nay cũng ba anh em đă trở thành cao niên trên 70 tuổi. Trần Quốc Lịch làm thơ Đường ở Chicago. Phạm Văn Chung ngồi vẽ sơn dầu ở Orange County và Ngô Văn Định làm y tá săn sóc suốt đời cho một bệnh nhân. Ngày xưa nàng là thư kư của thị xă G̣ Công. Chúng tôi sẽ lần lượt giới thiệu cuộc đời của từng SVSQ của cái khóa định mệnh bắt đầu binh nghiệp từ lúc đất nước c̣n một nửa cho đến khi mất hết.


Tháng 3 năm 2004, những người c̣n lại của Cương Quyết Đà Lạt 1954 sẽ về họp mặt một lần ở Westminster, California.


Sẽ không bao giờ có lại 50 năm khác nữa. Do đó, nếu chúng tôi c̣n sống, chúng tôi sẽ trở về Một lần.


Người giới thiệu: Giao Chỉ Vũ Văn Lộc (Trung đội 21)

 

*****

 

Nhân dịp anh Vũ Văn Lộc kêu gọi anh em họp khóa tháng 3-2004 để kỷ niệm 50 năm nhập ngũ, tôi xin viết lại cuộc đời và một vài kỷ niệm trong quân đội gửi đến anh em. Hiện nay tôi cư ngụ tại San Jose, đă về hưu, ngày ngày săn sóc nhà tôi bị bệnh nan y từ 8 năm nay. V́ bà xă hoàn toàn mất trí, Alzheimer như Tổng Thống Reagan nên tôi phải túc trực gần như 24/24. Có thể sẽ không đến được với anh em như hồi tháng 3 năm 1954, tôi xin viết về cuộc đời để báo cáo các anh rơ. Chuyện của đời quân ngũ Ngô Văn Định như sau:


Một đời mũ xanh, nhớ về anh em cùng khóa.


- Ngô Văn Định, sinh ngày 6-12-1935 tại Làng Viêm Xá, Huyện Yên Phong Tỉnh Bắc Ninh.


- Cha: NGÔ VĂN CHUNG Giám Đốc Chi Nhánh Ngân Hàng Pháp Á  (Trương Minh Kư Sàig̣n).


- Mẹ: NGUYỄN THỊ TƯƠNG nội trợ


- Vợ: NGUYỄN MẬU NHUNG, thư Kư Ṭa Hành Chánh Tỉnh G̣ Công 56-60

- Nhập ngũ ngày 19-3-54 Khóa Cương Quyết tại trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt

- Ra trường ngày 1-10-54  Thiếu Úy. Số Quân 300085. Loại máu O.

 

*****

 

Ngày nhập học: 19-3-54, Nguyễn Công Ba là bạn cùng phố ở Hà Nội, đường Lê Quư Đôn, vào trường th́ Ba ở cùng Trung đội 22, Trung đội trưởng là Thiếu Úy Đặng Văn Tiếp. Trên xe GMC từ trại Ngọc Hà ra phi trường, ngồi bên cạnh là Nghiêm Kế. Vào trường th́ anh Kế ở Trung đội 21 ngay bên cạnh Trung đội 22.


 

Ra trường về Đại đội 7 tuần giang tức “7eme Compagny Fluviale” ở Thành Mỹ Tây, Thị Nghè, Gia Định. Bạn cùng khóa về cùng đơn vị có anh Bùi Văn Phẩm (Trung Đội 21) và Phạm Ngọc Thụy (23). Thụy cũng về Đại đội 1 Tuần Giang ở Khánh Hội. Lúc này Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) mới đang thành h́nh chưa có đơn vị nào được thành lập. Đầu năm 55 Tiểu Đoàn 1 TQLC được thành lập ở Nha Trang, tôi và anh Bùi Văn Phẩm khăn gói ra Nha Trang, ít lâu sau th́ có anh Phạm Văn Chung từ Nhẩy Dù thuyên chuyển sang.


Thời gian sau này có thêm anh Đỗ Đ́nh Vượng ở Bộ Binh về. Lúc này anh em Cương Quyết có 4 người bên TQLC đó là Phẩm, Chung, Thụy và tôi Ngô Văn Định.


Nghiêm Kế (Bạn cùng khóa, Trung Đội 21):


 

Khóa ḿnh đa số anh em ở Sàig̣n và các đơn vị, c̣n tôi đi tác chiến tổng trừ bị từ đầu mùa đến cuối mùa nên ít có dịp về Thủ Đô để gặp các bạn. V́ vậy lúc đó chỉ c̣n biết được một số anh em ở đại đội 6. Năm 66, một đêm không trăng sao tôi là Tiểu Đoàn Trưởng đóng quân tại Tam Quan, Bồng Sơn, B́nh Định. Đêm khuya một trực thăng của Sư Đoàn 22 đến đưa lệnh Hành Quân. Máy bay đáp xuống ngay Quốc Lộ. Ra máy bay nhận lệnh Hành Quân khẩn cấp. Người đưa lệnh của Tướng Nguyễn Thanh Sằng Tư lệnh Sư Đoàn 22 lại là một anh bạn cùng khóa. Thiếu Tá Nghiêm Kế Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn Công Binh Sư Đoàn. Đêm tối, và khu vực cũng không có an ninh ǵ mấy, rừng dừa đă được quét vôi trắng tất cả gốc cây để có thể quan sát được VC xâm nhập. Anh em gặp nhau trong hoàn cảnh vội vàng nên cũng chẳng nói được nhiều, tuy rất mừng. Từ ngày ra trường đến bây giờ mới gặp lại trong hoàn cảnh khó quên như thế này. Bắt tay từ giă, máy bay cất cánh, không c̣n gặp lại. Sau này có tin Kế bị bắt tù binh ở Tân Cảnh rồi tới ngày trao trả Tù Binh ở Thạch Hăn. Ngày Trung Tá Nghiêm Kế được tự do nhưng không may cho tôi dù lúc đó đang là Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258 TQLC ở Quảng Trị, trách nhiệm đón nhận Tù Binh Việt Nam Cộng Ḥa mà lại không có mặt lúc Kế qua sông. Măi tới khi sang Mỹ mới gặp lại Nghiêm Kế. Bây giờ anh Kế đang ở San Jose.


Phạm Ngọc Thụy (Bạn cùng khóa, Trung Đội 23):


 

Năm 1957 tôi và Phạm Ngọc Thụy cùng đi học khóa 1 trường Sĩ Quan TQLC Hoa Kỳ ở Quantico, VA. Đến cuối năm 58 về nước, vẫn ở trong TQLC nhưng anh một nơi tôi một nẻo. Thỉnh thoảng mới gặp nhau. Đầu năm 71 tôi lại cùng Phạm Ngọc Thụy đi học Khóa Chỉ Huy Tham Mưu tại Đà Lạt. Măn khóa Thụy lại về Trưởng pḥng 4 Sư Đoàn, c̣n tôi th́ ra coi Lữ Đoàn 258 ở vùng Hỏa tuyến. Bây giờ Phạm Ngọc Thụy cũng đang ở San Jose.


Phạm Văn Chung (Bạn cùng khóa, Trung Đội 24):


Năm 68, Tết Mậu Thân, hành quân ở Sàig̣n, tôi là Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, và Phạm Văn Chung Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 mới thành lập. Sau đợt Mậu Thân kỳ thứ I, tôi được thăng cấp Trung Tá, anh Phạm Văn Chung cũng lên Trung Tá bàn giao Tiểu Đoàn 6 cho người khác, anh lại trở lại làm Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện TQLC. Trước khi coi Tiểu Đoàn 6 anh đă là Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện TQLC. Bây giờ lại trở lại lần thứ hai. Tôi với Chung cùng ở TQLC nên vẫn có nhiều dịp gặp lại.


Vũ Văn Lộc (Bạn cùng khóa, Trung Đội 21):


Tết Mậu Thân có dịp đến Biệt Khu Thủ Đô thăm anh Vũ Văn Lộc cùng khóa. Tôi ghé lại thăm anh, thấy anh đă mang Trung Tá. Nghĩ trong bụng anh chàng này cũng là Bắc Kỳ di cư như ḿnh, không quen biết cổ cánh, chẳng hành quân hành quéo ǵ cả mà sao lên mau quá vậy. Thấy anh Lộc rất là vui vẻ, tôi có nhiều cảm t́nh. Nhờ anh xin cho một bằng lái xe được phép chở Dân Sự. Anh vui vẻ làm ngay, chỉ mấy ngày sau là có. Bây giờ tôi vẫn c̣n giữ được kỹ niệm đó với anh Vũ Văn Lộc.


Nhớ hồi ở trong trường Vũ Văn Lộc được cử làm Đại Đội Trưởng khóa sinh. Mỗi buổi sáng tŕnh diện đại đội cho Đại Úy Cousin, Lộc hô đại đội đứng nghiêm dơ tay chào ông Cousin và nói “La Co est rassemble”. Tôi khó quên anh Tây đại đội trưởng mũi cà chua này. Bây giờ lại được biết thêm là Vũ Văn Lộc đă lên Trung Tá năm 1967. Không biết anh lên Đại Tá hồi nào, nhưng chắc chắn là trước tôi. Nghe nói anh làm xếp tổ chức Pathfinder ở Tổng Tham Mưu có liên hệ trực tiếp với Hoa Kỳ. Tôi lên Đại Tá ngày 28-5-72, sau trận đánh với Bộ Binh và Chiến Xa Cộng sản đầu tiên ở chiến trường Quân khu 1. Trung Đoàn Chiến Xa của Hà Nội không chiếc nào chạy thoát. Chiến Xa địch c̣n nguyên con đă được đem về trưng bày ở trước ṭa Đô Chánh Sàig̣n cho đồng bào xem vào năm 1972. Bây giờ anh Vũ Văn Lộc cũng cư ngụ tại San Jose.


Nguyễn Văn An và Nguyễn Văn Cử Trung Đội 22 (Bạn cùng khóa):


Có một thời gian tôi đến Cục Tâm Lư chiến thăm anh Nguyễn Văn An. Kể từ ngày ra trường chưa gặp lại. Anh thường gửi cho nhiều vé đi xem cine để cho anh em trong đơn vị giải trí. Gia đ́nh anh Nguyễn Văn Cử cũng có ghé thăm tại Cư Xá Sĩ Quan TQLC tại Thị Nghè. Rồi từ đó chưa bao giờ gặp lại.


Tướng Nguyễn Ngọc Loan:


 

Tết Mậu Thân, tên Thượng Úy Việt Cộng bị Tiểu Đoàn 2 TQLC của tôi bắt đưa ra tŕnh diện Tướng Nguyễn Ngọc Loan. Ông Loan đă bắn tên Việt Cộng này. Từ trước đến nay báo chí đă nói nhiều, trong đó có cả bài viết của ông Nguyễn Cao Kỳ về chuyện Tướng Loan bắn tên Việt Cộng như thế nào, ở đâu và ra làm sao đều không chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên giờ đây chuyện đă qua rồi. Chẳng muốn nhắc lại nữa.


Sau Mậu Thân 2, chấm dứt Hành Quân ở Sàig̣n, Tiểu Đoàn 2 về hậu cứ, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và phái đoàn tướng lănh đến thăm đơn vị tôi tại Thủ Đức. Ông Thiệu và phái đoàn đă ở lại vui với anh em Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên suốt cả buổi sáng ngày 28/12/68.


Bị thương gần chết:


Đầu năm 69 lại đi hành quân. Tiểu Đoàn 2 TQLC đổ trực thăng ở U Minh Thượng, tôi bị thương nặng, v́ đạn B40. Cuộc hành quân này chỉ có một ḿnh Tiểu Đoàn Trưởng bị thương. Tôi được trực thăng đưa ra Tàu Bệnh Viện của Mỹ ở ngoài khơi biển Việt Nam. Nằm điều trị ở đó vài tháng rồi xuất viện trở về Tổng Y Viện Cộng Ḥa. Trực thăng đáp ở trong bệnh viện CH lúc 12 giờ trưa, không biết có phải Bác Sĩ và Y Tá đi ăn cơm hết hay sao mà tôi nằm phơi nắng ở băi trực thăng gần 2 tiếng đồng hồ chưa có ai đem đi. Trực thăng đă đi rồi chỉ c̣n một ḿnh nằm trên Băng Ca ở băi trực thăng. Trung Tá mà c̣n bị đối xử như vậy th́ lính chắc là chết oan nhiều lắm. Cũng không biết tại sao tôi lại nhớ măi chuyện này.


Vẫn c̣n duyên nợ với Phạm Văn Chung (Bạn cùng khóa Trung Đội 24):


Tháng 1 năm 70 tôi thành lập Lữ Đoàn 369 TQLC, vừa xong th́ đơn vị xuất quân sang Cam Bốt. Thời gian ở Cam Bốt, Tổng Thống Thiệu cũng có đến thăm Lữ Đoàn tại Neak Luong. Đến tháng 12 năm 70 bàn giao Lữ Đoàn 369 cho anh bạn cùng khóa là Trung Tá Phạm Văn Chung. Lên đường đi học khóa Chỉ Huy Tham Mưu ở Đà Lạt. Vừa nhận đơn vị th́ anh Phạm Văn Chung lại cùng Lữ Đoàn về Sàig̣n để chuẩn bị tham dự Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào. Sau Lam Sơn Lữ Đoàn 719 về lại Quảng Trị, anh Chung được thăng cấp Đại Tá năm 71.


Khi học xong th́ tôi cũng ra ngay Vùng 1 để nhận Chỉ Huy Lữ Đoàn 258 TQLC. Thế là tôi và anh Phạm Văn Chung lại cùng ở Vùng Giới Tuyến tăng phái cho Quân Đoàn 1. Hai anh em cùng khóa ngày xưa bây giờ mỗi người nắm một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến.


Nguyễn Thế Nhă (Bạn cùng khóa ố Trung đội 21):


Trong thời gian ở Quân Đoàn I tôi cũng có dịp gặp Trung Tá Nguyễn Thế Nhă, Trung Đoàn Trưởng của SĐ1. Ngày hầm của anh bị trúng đạn Pháo Kích VC th́ cũng ở gần, có nghe được nhưng cũng không có dịp đến thăm và tiễn anh bạn cùng khóa lần cuối. Anh Nhă lúc ở trong trường nằm pḥng bên cạnh. Nhă là bạn thân của anh Lộc, cả 2 đều thuộc Trung Đội 21.


Vẫn c̣n chuyện Phạm Văn Chung (Bạn cùng khóa):


 

Tháng 5-72 khi cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị khai điễn. Lữ Đoàn 369 của Đại Tá Phạm Văn Chung trách nhiệm ngăn địch ở sông Mỹ Chánh. Lúc này là tuyến đầu của QK1. Dưới sự chỉ huy của anh Phạm Văn Chung đơn vị đánh tan và đẩy lui nhiều cuộc tấn công của Bắc Việt có Trung Đoàn Chiến Xa tấn công vào Mỹ Chánh. Nếu 369 không chận được ở tuyến này th́ địch đă đến Huế và Đà Nẵng từ năm 1972. Nếu việc đó xẩy ra th́ không c̣n có cuộc Hành Quân tái chiếm Quảng Trị. Sau đó anh Phạm Văn Chung bàn giao Lữ Đoàn để về làm Tham Mưu Trưởng Hành Quân Sư Đoàn. Ít lâu sau th́ anh đi làm Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Quảng Nam cho đến ngày 30-4-75. Anh may mắn cùng gia đ́nh ra khỏi Sàig̣n trên chuyến tàu chót của Hải Quân cập vào bến ở trong trại Nguyễn Văn Nho, nơi gia đ́nh anh cư ngụ.


Trần Quốc Lịch (Bạn cùng khóa, Trung đội 21)


Khi cuộc Hành Quân tại chiếm Quảng Trị bắt đầu, Nhẩy Dù và TQLC cùng tiến về Quảng Trị. Thoạt tiên, nhẩy dù đánh vào trước. Đợt sau là TQLC. Ngày 27-5-72, tôi được lệnh đến Quận Hải Lăng phía Nam của Quảng Trị 12 cây số để thay thế cho Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù của anh bạn cùng khóa là Đại Tá Trần Quốc Lịch, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 2 Nhẩy Dù. Sau này anh Lịch lên cấp tướng về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Lần đầu tiên từ ngày ra trường mới gặp lại nhau. Hồi ở trường cũng có biết nhau v́ anh cũng ở Trung Đội 21, bên cạnh Trung Đội 22 của tôi. Tôi không thể nào quên được Nguyễn Nghiêm Tôn và Trần Văn Tước. Hai anh ngoại giao thế nào với nhà kho tại trường Vơ Bị mà họ phát cho mỗi anh 1 đôi giầy đi dạo phố cao cổ, đẹp và bóng láng. C̣n tụi tôi th́ chỉ được phát giầy thấp cổ mà thôi. Gặp anh Lịch ở mặt trận cũng chẳng nói được ǵ, anh đă sẵn sàng rút Lữ Đoàn Nhẩy Dù ra để đi nhận nhiệm vụ khác. Lữ Đoàn 258 của tôi bây giờ là nỗ lực chính với 5 Tiểu Đoàn TQLC, 1, 2, 5, 6, 9 và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh 105 ly TQLC. Toàn thể quân số Lữ Đoàn với 5000 quân tiến về Cổ Thành. Bên cánh phải của chúng tôi là Lữ Đoàn 147 với 3 Tiểu Đoàn cũng tiến về Cổ Thành. Kể từ ngày bàn giao với đại tá Nhẩy Dù Trần Quốc Lịch để nhận trận địa cho đến ngày ngọn cờ Vàng được TQLC kéo lên ở Cổ Thành Đinh Công Tráng 16-9-72 hồi 12 giờ 45 th́ Lữ Đoàn 258 chúng tôi đă chịu tổn thất như sau: Tử thương 388, Bị thương 2316. Phía địch quân VC bị chết 2251, Bị bắt sống 41. Tịch thu 2275 súng cá nhân và 344 súng cộng đồng. Con số tổn thất của chúng tôi trong 3 tháng đối với riêng một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến nói lên cái đau thương gian khổ của chiến trường. Chúng tôi 3 người đều là cựu sinh viên Sỹ Quan khóa Cương Quyết Đà Lạt 54: Ngô Văn Định, Phạm Văn Chung và Trần Quốc Lịch, người mũ đỏ, người mũ xanh đă cùng làm Lữ Đoàn Trưởng gặp nhau trong trận Quảng Trị 1972.


Nguyễn Văn Thiệu (không phải bạn cùng khóa):


Sau trận tái chiếm Cổ Thành, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đến Quảng Trị thăm Sư Đoàn TQLC và tôi được ân thưởng Đệ Tam Đẳng Bảo Quốc Huân Chương kèm theo Anh Dũng Bội Tinh với ngành Dương Liễu. Tôi rất hănh diện v́ rất ít tướng lănh có cấp đệ tam. Tổng Thống Thiệu nói “Đây là chiến thắng oanh liệt nhất của Quân Lực VNCH”. Tôi có nhiều cơ hội gặp ông Thiệu. Trong cuộc chiến từ 68 đến 72 tôi đă có 3 lần lái xe cho Tổng Thống Thiệu khi ông đến thăm đơn vị.


Giây phút vinh quang:


 

 

Đầu năm 73 tôi được Bộ Tổng Tham Mưu đề cử làm Trưởng Phái đoàn Chiến Sĩ Xuất sắc Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đi Đại Bắc thăm viếng theo lời mời của của chính phủ Trung Hoa Dân Quốc. Trong thời gian viếng Đại Bắc hàng ngày được đi xem danh lam thắng cảnh. Anh em trong Đoàn được mời viếng thăm nơi sản xuất vũ khí ngầm ở dưới đất. Tôi là người đầu tiên được kư vào sổ quan khách rồi tới tất cả các anh em. Được cho biết là từ trước tới nay chưa có một người khách ngoại quốc nào được mời viếng thăm nơi này. Chúng tôi cũng lấy làm hănh diện. Trong dịp này tôi cũng được Chính Phủ Đài Bắc tặng huy chương.


Đỗ Đ́nh Vượng (Bạn cùng khóa Trung đội 20):


 

Anh Vượng là bạn cùng khóa và cùng về Thủy Quân Lục Chiến. Khi tôi về nhận chức vụ Lữ Đoàn Trưởng th́ anh Vượng đă là Trung Tá Lữ Đoàn Phó. Anh Đỗ Đ́nh Vượng đă giúp cho tôi rất nhiều trong suốt thời gian anh làm việc với tôi. Xong chiến thắng Quảng Trị, v́ tương lai của anh nên bộ tư lệnh Sư Đoàn TQLC đă đồng ư để anh về Sư Đoàn 5 Bộ Binh và sau đó anh làm Trung Đoàn Trưởng. Anh kẹt lại năm 75 phải đi tù Cộng Sản. Hiện đă qua Hoa Kỳ và chúng tôi có gặp lại.


Thời gian ở miền Trung tôi có gặp bạn cùng khóa Trung Tá Nhẩy Dù Ngô Lê Tĩnh ở Huế. Tay bắt mặt mừng, hàn huyên đủ chuyện.


Ngày 29-3 năm 1975 rút khỏi Đà Nẵng, lúc này Lữ Đoàn 468 do tôi chỉ huy đă xuống tàu Hải Quân 100% quân số. Xuống Cam Ranh, được biết có Đại Tá Vũ Văn Lộc từ Tổng Tham Mưu đến để lo tái trang bị cho các đơn vị nhưng chúng tôi sau đó suôi tàu Hải Quân vào thẳng Sàig̣n nên không có dịp gặp người bạn cùng khóa. Anh Lộc kẹt lại Cam Ranh nhưng sau cùng cũng về được qua đường biển đi Phú Quốc. Hiện nay anh ở San Jose.


* * *


Trên đây tôi viết theo kiểu nhớ đâu th́ ghi lại về cuộc đời liên hệ với các bạn đồng khóa. Chắc c̣n nhiều thiếu xót. Xin cáo lỗi. Phần thứ hai là tóm lược cuộc đời hành quân của tôi với Thủy Quân Lục Chiến từ 1971 đến 1974.

 

 

Ngô Văn Định - San Jose năm 2003

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính