Một phép lạ bị bỏ quên: Xây dựng một ngôn ngữ tân thời trong chớp nhoáng

 

 

Nam Hoài-Băo

 

 

Ở nước ta, trong nhiều năm qua, các giáo sư đại học giảng giải mọi môn học bằng tiếng Việt văn chương, sử kư, luật pháp, toán pháp, khoa học,… Ở pháp đường, công tố viên cũng như bị cáo đều nói tiếng Việt. Trong quốc hội, tiếng Việt được dùng. Công báo bằng Việt ngữ. Báo chí và tạp chí Việt ngữ bày đầy các sạp. Người ta bàn căi bằng tiếng Việt về mọi vấn đề: chánh trị, văn chương, và mọi đề tài khác. Các đài truyền thanh, truyền h́nh bằng tiếng Việt phủ khắp các nơi.

 

Nhưng trong dĩ văng, cách đây không lâu, tiếng Việt không có khả năng và không được dùng như vậy. Vào lối năm 1910, những khái niệm mà ngày nay ta xem là thông thường, như văn minh, xă hội, quan niệm, thái độ là những khái niệm mới lạ với chúng ta, và khi nó xuất hiện, chúng ta không biết phải gọi nó là ǵ. Nên vào lối năm 1960, có ai nói với một sinh viên như vậy, th́ người sinh viên ấy khó mà tin được.

 

I.- Hồi trước thế kỷ 20, tiếng nói của chúng ta như thế nào?

 

          -         Hồi trước thế kỷ 20, chúng ta nói tiếng ǵ?

 

          -         Dĩ nhiên là tiếng Việt. Nhưng tiếng Việt của chúng ta hồi đó chỉ được sử dụng trong những câu thường đàm, liên quan tới những nhu cầu của đời sống hàng ngày.

 

          -         Chúng ta hồi đó có phải là một bộ lạc hoang dại, sống một cuộc sống nguyên thủy không?

 

          -         Không, không. Không phải vậy đâu. Chúng ta từng tự hào có mấy ngàn năm văn hiến kia mà. Nhưng mà các nhà hay chữ của ta, là những người trong xă hội ta, nắm cái văn minh cao quư đó, họ sống trong cái thế giới Trong hoa, tận tâm sùng bái va8nminh Trung hoa. Các cụ hay lượn trên cao với những tư tưởng sâu xa của Khổng giáo, Phật giáo và văn chương Trung hoa; nh́n xuống tiếng Việt, các cụ cho là tiếng thô tục.

 

Dĩ nhiên các cụ cũng viết, nhưng viết chữ Hán, tức là chữ Trung hoa, mà các cụ đọc theo cách riêng, và kêu là chữ Nho.

 

Tới thế kỷ thứ 13, có một ông quan tên là Hàn Thuyên, có cái ư chơi hiếu kỳ, là bắt chước làm thơ theo lối Trung hoa, mà bằng tiếng Việt. Nhưng may thay, cuộc chơi ấy được người ta bắt chước thạnh hành, và do đó mà nó nâng cao cái thân phận tiếng Việt lên một nấc; kể từ đó, tiếng Việt được cạo gọt để xứng đáng vào thể thơ, và được ghi chép bằng một lối chữ Nho được thích ứng, kêu là chữ Nôm.

 

Nhưng mà việc nâng cao tiếng Việt ngưng lại ở mức đó: các Nho gia tin tưởng rằng, nếu không được sự tước phong của các vần thơ theo lối Trung hoa, th́ tiếng nói của ta không bao giờ xứng đáng được viết ra chữ. Thật vậy:

 

          a)     Sử Việt Nam phải đợi đến thế kỷ 19 mới được viết lần đầu tiên bằng tiếng Việt, không phải bằng văn xuôi, mà bằng văn vần (Đại Nam Quốc Sử Diễn Ca 1873);

 

          b)    Đầu thế kỷ 20, phong trào Đông Kinh Nghĩa Thục, trong cuộc vận động để nâng cao dân trí Việt Nam, tung ra một loạt truyền báo, không phải bằng lời nói thường, mà tất cả bằng văn vần;

 

          c)     Trong khi lưu vong bên Nhụt bổn và Trung hoa, đi t́m cách chống lại thực dân Pháp, nhà chí sĩ Phan Bội Châu thỉnh thoảng gởi về một bức thơ, để kêu gọi ḷng ái quốc của đồng bào: thơ viết không phải bằng chữ Nôm, mà bằng chữ Nho, bằng văn xuôi, và được dịch lại bên nhà, cho công chúng, bởi Tư Long Lê Đại, không phải bằng văn xuôi, mà luôn luôn bằng văn vần.

 

Sự khiếm khuyết một thể văn xuôi tiếng Việt đường hoàng đă rơ rệt, cho nên khi các quan trong triều đ́nh Huế, lần đầu tiên, có bổn phận viết diễn văn cho vua Khải Định, để ngài đọc trước cử tọa quần thần sáu lần, trong cuộc công du Bắc Việt của ngài (năm 1910), th́ họ phải viết các diễn văn bằng văn Nho (nghĩa là văn Trung hoa).

 

II.- Yếu tố khách quan giúp cho việc xây dựng một ngôn ngữ được mau lẹ

 

Trong t́nh thế như ghi trên, làm thế nào chúng ta đi đến việc xây dựng một ngôn ngữ đường hoàng được? Chưa nói đến những cố gắng và khó nhọc của những người có tâm bám chặt vào công tác ấy, ở đây trước tiên chúng tôi chỉ kể ra những yếu tố khách quan đă xảy đến vừa đúng lúc, để làm cho việc xây dựng mau lẹ một ngôn ngữ có thể thực hiện được.

 

1)    Sự xuất hiện của chữ quốc ngữ

          Được được sử dụng chánh thức ở miền Nam từ năm 1862, thứ chữ mới này ngấm ra miền Bắc trong những năm cuối của thế kỷ 19. Sau mấy ngh́n năm ngự trị của chữ Nho, thứ chữ bí ẩn mà v́ sự khó khăn của nó nên chỉ có một thành phần nhỏ trong dân chúng có huấn luyện mới sử dụng được, nay thứ chữ quốc ngữ mới này, thuộc loại ghi âm mà ai cũng có thể đọc và viết được sau vài tháng học tập, tỏ ra là một thứ chữ rất hấp dẫn. Nó mở màn cho một thời đại mới, đem lại sự liên lạc, thông hiểu giữa mọi người.

 

2)    Sự xuất hiện của báo chí và sách chữ quốc ngữ

          Cho tới cuối thế kỷ 19, xă hội Việt Nam chưa biết báo chí. Đầu thế kỷ 20, có báo chí xuất bản. Ngoài việc đem tin tức, báo chí đóng vai tṛ một thầy giáo, đem vào gia đ́nh Việt Nam những hiểu biết mới về đời sống, những câu chuyện vui và chuyện giải trí, tất cả đều viết lần đầu tiên bằng văn xuôi, một loại ngôn ngữ nghiêm chỉnh, bày tỏ ư kiến có phương thức hơn bởi lời nói cụt ngủn mà trước kia người ta thường nghe.

          Với báo chí, có những sách, càng ngày càng nhiều.

          Văn chương viết báo chí và sách là một lối tập dượt để đi đến một cách phát ngôn đoan trang hơn.

 

3)    Sự xuất hiện của nhà in

          Một sự phát minh khác từ bên Pháp mang tới là máy in tân thời và chữ in rời bằng kim loại, mó cho phép sản xuất báo và sách mau lẹ như người ta chưa từng thấy, bán với giá rẻ.

 

4)    Cái mẫu ngôn ngữ Pháp

          Ngoài sự cố gắng về việc dịch và bắt chước các bản văn Pháp, ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh về cái căn bản học thức Pháp của tất cả những người tranh đấu trên mặt trận ngôn ngữ. Sự t́nh cờ của lịch sử đă khiến cho nước ta bị Pháp quốc thôn tính làm thuộc địa, và một trong các hậu quả là câu văn Pháp xâm nhập vào trí năo của chúng ta, và ngấm vào ngôn ngữ của ta

 

Trong cái cơ cấu văn phạm hợp lư của Pháp, chúng ta nh́n được sự hợp lư trong trí thức của chúng ta, và dường như là cơ cấu hợp lư đó cũng là cơ cấu văn phạm hợp lư của  ngôn ngữ của nước văn minh ngày nay trên thế giới. Chúng tôi nghĩ rằng cái mẫu của câu văn Pháp và cơ cấu hợp lư của nó là yếu tố làm cho tiếng Việt mới tăng trưởng mau lẹ.

 

5)    Việc thâu nhận tiếng Nho làm thành tiếng mới

          Việc chọn tiếng Nho, thay v́ tiếng bồi Pháp, hay cách nào khác để gọi các khái niệm mới, là một sự lựa chọn có suy tính của các văn gia của ta. Nhưng ở đây, chúng tôi chỉ muốn lưu ư tới khía cạnh kỹ thuật của sự lựa chọn ấy: khinh khí, dưỡng khí, thán khí hay hơn hy-đờ-rô dên, óc-xy dên, hy đờ-rô cát bia. Tiếng Nho nghe thuận tai ta hơn, và cho cảm tưởng rằng ta vẫn nói tiếng Việt, mặc dầu ta phát âm những tiếng mới. Tiếng Nho được mọi người hiểu nghĩa, và nhớ dễ dàng.

 

Việc chọn tiếng Nho, lúc đầu c̣n do dự, sau trở thành quen thuộc và đương nhiên, cho đến khi nó làm cho tiếng ta, khởi thủy là một loại ngôn ngữ đơn âm, mà thành ra một ngôn ngữ có nhiều tiếng ghép, như ta thấy trong bất cứ quyển tự điển kim thời nào. Việc sử dụng tiếng Nho để đối phó với nhu cầu thâu thập tiếng mới làm cho việc xây dựng ngôn ngữ tân thời tiến tới mau lẹ.

 

III.- Những cố gắng của con người để xây dựng một ngôn ngữ mới 

 

Bị kẹt dưới ách chế độ thuộc địa, sau khi mọi mưu toan của loạt người đàn anh để đoạt lại sự độc lập của nước nhà bằng vơ lực bị tan ră, một thế hệ người Việt Nam trẻ cảm thấy ḿnh bị ném vào thế cuộc như những đứa con côi, không có căn cước, trong nguy cơ bị coi như một bộ lạc hoang dại, không văn hóa, không lịch sử, không ngôn ngữ, để rồi được ban cho một thứ tiếng bồi Pháp. Đây là một vấn đề sanh hay tử của Việt Nam trong tư cách một quốc gia. Họ bèn dấn thân, với tất cả tâm tư và trí năo, vào việc xây dựng một ngôn ngữ đoan trang, đủ sức tồn tại, qua cơn đồng hóa vào một thế giới Pháp ngữ, và giúp cho nước nhà tồn tại.

         

Động tác của họ bao quát; chúng tôi chỉ có thể đề cập nơi đây vài thực hiện chánh:

 

1)    Nguyễn Văn Vĩnh

 

          a)     Trong khi chữ Nho c̣n ưu thế, và khi khoa cử bằng chữ Nho c̣n đang tiến hành, Nguyễn Văn Vĩnh tuyên bố: “Nước Nam ta, mai sau nấy, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ”. Lời tuyên bố đó được mọi người công nhận là một cái mốc thời gian quan yếu trong lịch sử nước nhà.

 

          b)    Nguyễn Văn Vĩnh lập nhà in Việt Nam đầu tiên, mở nhà xuất bản sách đầu tiên, phát hành tờ báo Việt ngữ đầu tiên ở Bắc Việt.

 

          c)     Ông mở tờ Đông Dương Tạp Chí, từ nơi đó ông tung ra nhiều sáng kiến làm sôi động trong một thế hệ ư thức xây dựng một ngôn ngữ.

 

          d)    Nhà xuất bản của ông tung ra bản dịch “Tam Quốc Chí” của Phan Kế Bính, là sách bắt chước lần đầu tiên một chuyện Tàu bằng văn xuôi Việt Nam.

 

          e)     Ông sáng lập “Hội Dịch Văn Bắc Kỳ”, loạt sách “Âu Tây Tư Tưởng”, dịch một loạt công tŕnh Pháp văn; thơ Lă Phụng Tiên, chuyện ngắn, tiểu thuyết, hài kịch, v.v…

 

          f)      Ông hoạt động cho việc phổ cập chữ quốc ngữ, và hô hào thế hệ mới xây dựng một nền văn chương.

 

          g)    Ông thành lập lần đầu tiên một nền sơ học căn cứ trên chữ quốc ngữ, và hướng dẫn Đông Dương Tạp Chí của ông biến thành một tạp chí chuyên khoa giáo huấn, phổ biến những bài để huấn luyện thanh niên viết văn Việt ngữ.

 

2)    Phạm Quỳnh

 

          Kể từ năm 1912, khi chữ quốc ngữ, đối với Nho gia cũng như đối với thế hệ trẻ, đă đạt tới tư cách một ngôn ngữ và một chữ viết quốc gia, không c̣n ai chối căi được, th́ cái trách vụ của Nam Phong Tạp Chí là việc tập trung vào xây dựng một nền văn hóa quốc gia. Nam Phong đề cập nhiều vấn đề hơn, và thẩm luận sâu sắc hơn Đông Dương Tạp Chí.

 

Chúng tôi chỉ có thể ghi nơi đây hai đề tài đáng được lưu ư nhứt:

 

          a)     Uy tín của tiếng Pháp là một đe dọa cho sự sống c̣n của tiếng Việt. Có vài giới những người được giáo dục theo Pháp, họ chủ trương lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ quốc gia. Ngày nayu, những lư luận của họ được mọi người nhận thấy rơ ràng là không thể chấp nhận được. Nhưng khi mà tiếng Việt c̣n trong trạng thái bập bẹ, phải có sự kiên nhẫn và cách suy luận hợp lư của Phạm Quỳnh mới bác được các lư luận của họ từng điểm một.

 

          b)    Để nâng cao ngôn ngữ của ta cho hợp với nhu cầu tân thời, ta rất cần nhiều danh từ mới. Báo Nam Phong đề nghị dùng tiếng Nho (phần nhiều mượn trong văn chương mới của Trung hoa kêu là “tân thư, tân văn”; những tiếng Nho đó dịch nghĩa những khái niệm mới và làm thành phần tiếng ghép mới. Sáng kiến đó gây ra một cuộc phản đối dữ dội của một số người, v́ họ không hiểu được các tiếng gốc Trung hoa đó. Sau một cuộc bàn căi lâu dài giữa đọc giả, cuối cùng Nam Phong nhận rằng: v́ dân ta đă khắng khít quá lâu với Nho học nên không thể nào xua đuổi chữ Hán ra khỏi câu văn Việt Nam được; việc dùng tiếng Nho là một sự cần thiết; chỉ c̣n vấn đề phải dùng ít hay nhiều tiếng Nho, tùy theo loại văn và tŕnh độ văn cao hay thấp mà thôi.

 

Đây là lần thứ nh́ trong lịch sử ta mà văn Nhi được pha trộn với văn Nôm. Lần thứ nhứt xảy ra trong thời trước, trong thi văn. Do sự pha trộn đó, trong sáu thế kỷ, một cách âm thầm không ư thức, các Nho gia đă nâng cao thi văn Nôm lên đến một mức tuyệt mỹ. Lần thứ nh́ này, sự pha trộn đó mở màn cho một ngôn ngữ tân tiến.

 

3)    Trần Trọng Kim

          Trong các cố gắng phát động ngôn ngữ mới, chúng ta không được quên sự tận lực kiên nhẫn và rất kiến hiệu của Trần Trọng Kim, người viết đều đặn, dưới đề mục “Sư Phạm Học Khoa”, trong Đông Dương Tạp Chí, những chương tŕnh cho các giáo viên, và những bài dạy cho học sinh viết văn quốc ngữ. Về sau, nhiều nhà danh tiếng đă nh́n nhận họ hưởng thụ được sự tập luyện của cái trường âm thầm đó.

 

IV.- Vài bước tiến

 

          1)    Khi Nguyễn Văn Vĩnh tung ra lời tuyên bố chấn động của ông: “Nước Nam ta, mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ”, th́ ông cỏn dùng ngôn ngữ của thời cổ. Chúng ta hiểu ư ông, nhưng câu nói đó khó mà qua được sự phân tích hợp lư của thời đại mới này.

 

          2)    Năm 1930, Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Hồi thuở đó (1913), không mấy người nghĩ rằng tiếng ta có thể dịch được tiểu thuyết Tây. Nhưng mà vừa dịch, vừa tập dịch. Về các hồi sau, lời lẽ một ngày một thêm trau chuốt, tưởng ai chịu khó đọc ṭng đầu triệt vĩ, cũng vớ được ít nhiều cái tinh thần của nhà nguyên trước, chớ không đến nỗi phải tiếc công. Bản dịch vân này và cũng là một cái tang chứng ở trong lịch sử quốc văn ta, từ lúc bập bẹ dùng tiếng Nôm ta mả diễn tả tư tưởng Tây, cho đến thời bây giờ là lúc đă nên câu, nên đoạn, nên một văn pháp rồi.”

 

          3)    Vào dịp kỷ niệm mười năm báo Nam Phong (1927), Phạm Quỳnh có viết: “Ngày nay, các bực thức giả trong nước đều công nhận rằng Nam Phong đă có công nhặt chữ cho quốc ngữ giàu thêm vậy.”

 

          4)    Hồi thời trước, các Nho gia thường sống khoái lạc trong những cảnh vật tưởng tượng tuyết trăng. Nay những tiểu thuyết gia như Song An Hoàng Ngọc Phách và nhóm Tự Lực Văn Đoàn chuyển về phong cảnh thực tế Việt Nam, cho nhơn vật của họ sanh hoạt trong môi trường quen thuộc, và do đó, làm co câu chuyện của họ quyến rũ đọc giả say mê như chưa từng thấy.

 

          5)    Với sự bành trướng của chữ quốc ngữ và với số báo chí tăng lên, một đời sống cộng đồng phát động lần đầu tiên trong xă hội Việt Nam. Có khi nó dẫn đến nhiều cuộc bàn căi sôi nổi: - chuyện Thúy Kiều, vấn đề học phiệt, - việc dùng chữ Nho trong Việt văn, - căi nhau về Bảo thủ và Canh tân, - căi nhau về Duy Vật Chủ Nghĩa và Duy Tân Chủ Nghĩa, - tranh luận về Nghệ Thuật V́ Nghệ Thuật và Nghệ Thuật V́ Nhân Sinh, - bàn căi chánh trị về Quân Chủ Lập Hiến và Thuyết Trực Trị,…

 

          6)    Lần thứ nhứt, chúng ta có bốn cuốn lịch sử của nước nhà bằng tiếng ta: “Việt Nam Sử Lược” (1920). Đó là công tŕnh nghiêm trang nhứt, do Trần Trọng Kim trước tác, không phải bằng văn vần, mà bằng ngôn ngữ b́nh dị Việt Nam.

 

V.- Kết quả

 

Tới điểm đó năm 1932, chúng ta biết rằng chúng ta có được một ngôn ngữ.

 

Dĩ nhiên là ngôn ngữ của ta, cũng như bất cứ ngôn ngữ nào khác, c̣n cần được trau dồi hằng ngày cho phong phú thêm, bằng việc thâu thập ngữ vựng mới, và bằng cách áp dụng phương thức diễn tả mới. Nhưng vào năm 1932, chúng ta biết rằng ngôn ngữ của ta đă đi đến tốc độ của nó, và kể từ lúc đó, không có ǵ cản ngăn được bước tiến của nó.

 

Các tác giả bồng bột cảm khích với tác phẩm của ḿnh, đại chúng đọc giả ngóng trông báo và sách mới, đọc vội vàng mê mẩn, và đàm luận với nhau về sách báo đó. Không ai c̣n khinh rẻ tiếng nói của ta như hồi thời xưa nữa, xă hội Việt Nam mới hoan nghinh tiếng Việt, và yêu mến tiếng Việt.

 

Trong việc xây dựng ngôn ngữ của một dân tộc, mỗi bước biến chuyển thông thường trải dài qua nhiều thế kỷ; mỗi thay đổi nhỏ đ̣i hỏi một thời gian dài. Ở Việt Nam , từ lời tuyên bố của Nguyễn Văn Vĩnh (1907), tới năm 1932, là 25 năm, đúng một phần tư thế kỷ. Trong đời sống của một dân tộc, một phần tư thế kỷ là không có ǵ hết, là một chốc lát, là một chớp mắt. Mà sự thay đổi ở đây là toàn vẹn, là một thay đổi căn bản.

 

Chúng ta biết rằng việc xây dựng ngôn ngữ của chúng ta mau lẹ v́ nó được cặp đôi với sự xuất hiện của chữ quốc ngữ, với vài canh tân vật chất như báo chí, máy in, và với ảnh hưởng trực tiếp của ngôn ngữ Pháp. Nhưng bên cạnh các điều kiện khách quan cực kỳ thuận tiện đó, việc đó chủ yếu là kết quả của sự cố gắng có cân nhắc của cả một thế hệ trí thức, làm việc với chú tâm minh định là cứu quốc.

 

Sự xuất hiện lần đầu của tiếng nói b́nh dị đoan trang của chúng ta, và việc xây dựng tiếng nói ấy thành một ngôn ngữ tân thời đầy đủ, việc đó mang rơ những đặc tánh không thể nghi ngờ của một phép lạ.

 

Nhưng ngày nay, giới trẻ của ta cảm thấy rằng họ nói tiếng nói mà tiền nhân vẫn nói từ bao giờ. C̣n chúng ta, lớp người lớn tuổi, chúng ta không có nói cho lớp thanh niên biết rằng cái tiếng Việt mà họ biết ngày nay, nó đă biến h́nh ra tới t́nh trạng hiện tại, bắt nguồn từ một lối bập bẹ của một ngôn ngữ thô sơ. Chúng ta đă quên mất hiện tượng hóa thân đó.

 

Nói tóm lại, tất cả chúng ta, người Việt Nam, già cũng như trẻ, chúng ta không biết đến cái phép lạ. Có phải vậy không?

 

Và tại sao vậy?

… Có lẽ chiến tranh triền miên, những biến cố chánh trị dồn dập, những chấn động xă hội của đệ nhị bán thế kỷ thứ 20 đă thu hút sự chú tâm của chúng ta đến độ ta để mất dạng cái phép lạ.

 

Ta có thể để ư rằng có nhiều dân tộc trên thế giới, dầu họ có trải qua hay không có trải qua một thời kỳ thuộc địa, họ không có nâng cao ngôn ngữ của họ để kịp bước tân thời. Có vài dân tộc đă lấy ngôn ngữ của những người chủ cũ để làm ngôn ngữ chánh thức của ḿnh. Nếu chúng ta không có một ngôn ngữ khả dĩ sử dụng được, liệu chúng ta có thể có một giải pháp khác hơn họ không? Ư nghĩ đó có làm chúng ta cảm thấy có phép lạ không?

 

 

Nam Hoài-Băo

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính