Kỷ niệm với  Đại tá Hồ Ngọc Cẩn

 

Mũ Xanh Nguyễn Đăng Ḥa

 

 


Chiếc máy bay DC.6 đáp nhẹ xuống phi trường Liên Khương của xứ Anh Đào, bao phủ bởi muôn hoa, muôn màu, muôn sắc. Tôi uể oải cởi dây nịt an toàn, lấy vội cái xách tay, nối gót theo hành khách đang di chuyển dần ra phía cửa phi cơ. Cái lạnh của miền Cao nguyên đă bám chặt lấy tôi. Khoác vội chiếc áo Field Jacket màu ngụy trang Binh chủng, tôi nhập theo đoàn người chờ lấy hành lư.


Trở lại Đà lạt lần này cái ǵ cũng thấy ngỡ ngàng sau gần 10 năm xa cách. Nh́n dăy đồi xanh tươi trước mặt, tôi chợt nhớ đến ngọn đồi Phù cũ, B́nh định. Nơi tôi đă để lại máu ḿnh cho cây cỏ thêm xanh bởi một trái pháo 130 ly của Việt Cộng. Sau một ngày và hai đêm mê man, khi tĩnh lại tôi có cảm tưởng như đang lênh đênh trên biển cả. Tôi lắc đầu thật mạnh để biết rằng ḿnh đang tỉnh. Người y sĩ Hoa Kỳ cấp bậc Trung tá đang nh́n tôi cười và vỗ nhẹ vào tay tôi, ông hỏi:

- Anh thấy trong người có khỏe không?

- Tôi vẫn khỏe, cám ơn. Xin lỗi ông tôi đang ở đâu?

 

Vẫn nụ cười không tắt trên môi, ông vui vẽ trả lời:

- Đại úy đang nằm trên chiếc tàu Bệnh viện của Đệ thất Hạm đội. Tôi mừng được thấy Đại úy tĩnh lại, đă 2 ngày nay ông thiếp đi v́ mất nhiều máu.


Suốt một tháng lênh đênh ngoài khơi bờ biển miền Trung, từ Qui Nhơn đến Đà Nẵng. Cứ mỗi chiều cuối tuần tôi được John vị Y sĩ trưởng của bệnh viện mời xuống chiếc cầu nổi cập sát con tàu để bán giải khát. Mỗi người chỉ mua được một lon bia, uống tại chổ không được mang lên tàu, c̣n nước ngọt th́ uống tự do. Nh́n ông mặc bộ đồ ngụy trang tôi vừa tặng trông thật buồn cười, quần không thể nào cài cúc được v́ bụng quá lớn. Ông nói:

- Không sao đâu Đại úy. Mặc áo bỏ ra ngoài chẳng ai thấy đâu. Cái ǵ ẩn giấu có xấu cũng thành đẹp, không ai hiểu được sự thật bên trong nó như thế nào!


Sau 2 tuần ngắn ngủi, chúng tôi đă thân nhau hơn. Chiều chiều khi hoàng hôn trôi nhạt nḥa trên sóng biển, tôi và John lên boong tàu nh́n đàn hải âu bay lượn cho đến lúc mặt trời ch́m sâu dưới mặt biển. Chúng tôi mới trở về pḥng ăn với những món ăn thịnh soạn do đầu bếp người Phi Luật Tân nấu.


Qua tuần lể thứ ba, tôi mập hẳn lên và nước da trở nên hồng hào, không c̣n xạm nắng như khi nằm trên ngọn đồi Phù cũ đón những cơn gió lửa. John mang ảnh vợ con ra khoe với tôi, vợ John xinh như diễn viên màn bạc. Nàng cũng là bác sĩ và đang sống tại San Diego trong một biệt thự xinh xắn nằm sát biển. Nh́n những v́ sao mọc sớm trên bầu trời, tôi hướng về John đề nghị:

- John à, ngày mai anh có thể cho tôi xuất viện được không?

 

John bị hỏi bất ngờ, anh ta vỗ vai tôi thân mật nói:

- Tôi đang định bàn với anh chuyện này, tôi đề nghị cấp trên giữ anh ở lại đây khoảng 3 tháng cho sức khỏe của anh thật b́nh phục. Như anh đă biết, chúng tôi gặp rất nhiều trở ngại khi thương binh được đưa đến chữa trị đa số không nói được tiếng Anh, chúng tôi lại không có người thông dịch. Hay là anh cứ tạm ở đây cho đến khi chúng tôi có thông dịch viên rồi hăy xuất viện. Thay v́ trả lời tôi hỏi John:

- Anh có nhớ vợ con anh không?

- Ơ sao anh lại hỏi thế? Tôi đến Việt Nam mới có 6 tháng mà tôi tưởng như đă xa vợ con cả 6 thế kỷ rồi. Ngày nào tôi cũng viết thư cho nàng.

 

Chụp lấy cơ hội tôi tấn công John:

- Vậy anh biết tôi xa vợ con tôi bao lâu rồi không? Hai năm kể từ ngày cưới, tôi chỉ về thăm nàng một lần, khi sanh đứa con trai đầu ḷng. Vợ tôi dạy học, lúc này đang nghỉ hè, rất tiện cho tôi được về thăm nàng, để được nàng săn sóc... Hậu cứ của đơn vị tôi lại đóng gần bệnh viện Đại Hàn, mỗi ngày tôi sẽ đến nhờ họ chăm sóc vết thương.

 

John nh́n sâu vào mắt tôi thân mật nói:

- Tôi là Y sĩ của một đơn vị tác chiến trước khi về làm việc tại con tàu này, tôi rất thông cảm với anh. Các anh đă chiến đấu vô cùng anh dũng để giữ lấy tiền đồn của Thế giới Tự do. Thôi được ngày mai tôi sẽ cho anh xuất viện, trực thăng sẽ đưa anh vào đất liền. Khi về gặp gia đ́nh nhớ viết thư cho tôi và tả tỉ mỉ hạnh phúc anh bắt gặp trong những ngày hè... Tôi chắc là tuyệt vời đối với anh sau hai năm lăn lộn trên tuyến lửa nơi miền địa đầu giới tuyến.


Đang nghĩ ngợi miên man, tôi bỗng nghe có tiếng người gọi tên ḿnh.
- Ḥa ơi!..Ḥa.

 

Tôi quay lại và ngạc nhiên khi thấy Hồ Ngọc Cẩn, người bạn thân cùng học ở Trường Thiếu Sinh Quân và cùng theo học một khóa Sĩ quan với tôi.


- Bạn trôi dạt từ vùng U Minh lên Đà Lạt hưởng tuần trăng mật phải không?


Cẩn vỗ nhẹ vào chiếc cặp Samsonite và nói:

- Văn ôn vơ luyện mà bạn.

 

Tôi mừng quá run run hỏi:

- Chỉ huy Tham mưu?

 

Cẩn gật nhẹ, nắm chặt tay Cẩn tôi reo lên như một đứa trẻ:

- Ồ sung sướng quá, Ḿnh cũng vậy. Vừa bị thương đang nghỉ dưỡng thương th́ có lệnh gởi đi học, thôi th́ lên Đà Lạt nghỉ mát một thời gian, để chiến trường lại cho người khác ôm ấp.


Đến Trường Chỉ huy Tham Mưu chúng tôi nhận pḥng, hai đứa chỉ ở cách nhau một bức tường. Sau khi tắm rửa, tôi và Cẩn ra phố Đà Lạt để t́m người quen và “rửa mắt”.


Đà Lạt có rất nhiều loài hoa, kể cả loại hoa biết nói, biết hát, biết cười và biết khóc! Sau chai Courvoisier, gout của Cẩn, chúng tôi thấy ấm ḷng, cái lạnh đă rời xa..Thả bộ quanh chợ Ḥa b́nh, xuống con dốc Phan Đ́nh Phùng t́m nhà do một người bạn cùng Binh chủng giới thiệu. Tôi sợ lộn số, phải xem lại địa chỉ rồi mới dám bấm chuông v́ ngôi biệt thự lộng lẫy quá. Tọa lạc trên một ngọn đồi riêng biệt, bao phủ bởi một rừng hoa! Tiếng chuông vừa dứt, một người đàn bà Trung hoa nhanh nhẹn ra mở cửa và hỏi chúng tôi:

- Xin lỗi, các ông muốn t́m ai?

- Chúng tôi muốn gặp ông Bảo Vinh.

 

Nghe nói đúng tên chủ ḿnh, người đàn bà cúi thấp đầu nói:

- Xin mời hai ông vào chờ tôi thưa lại.


Tôi và Cẩn được mời vào pḥng khách, tôi có cảm tưởng như ḿnh đang xuất ngoại v́ sự sang trọng của ngôi biệt thự. Điều này chứng tỏ chủ nhân phải là một tay”tiền vô như nước”. Trước mặt chúng tôi giờ đây là một cô gái thướt tha đài các trong tấm áo xanh huyền ảo. Nàng chào chúng tôi và lên tiếng trước:
- Xin lỗi hai ông, ba tôi vừa đi dự tiệc, có lẽ đến khuya mới về. Tôi tên là Thu Hương, con gái lớn của gia đ́nh. Ba tôi có nói trước là sẽ có hai người bạn ở Sài g̣n lên trọ học. Chúng tôi đă sửa soạn chổ ở cho hai ông và xin mời hai ông vào nghỉ..

 

Cẩn nh́n tôi nói khẽ:

- Thôi bọn ḿnh về trường, cuối tuần sẽ trở lại.

 

Chúng tôi từ giă nàng và không quên viết vài hàng để lại cho ông Bảo Vinh. Ra đến đường Cẩn hỏi tôi:

- Này Ḥa ơi! Ḿnh phải gọi Bảo Vinh bằng ǵ, anh hay chú?

 

Tôi cười:

- Tùy bạn và tùy hoàn cảnh của ngày mai. Que sera, sera..

 

Trưa thứ bảy, chúng tôi chuẩn bị xuống pḥng ăn nhà trường th́ được loa phóng thanh báo có người nhà đến thăm và đang đợi ở pḥng Tiếp tân. Tôi hỏi Cẩn:
- Ai thăm chúng ḿnh thế Cẩn?

- Chỉ có trời biết, lên đây mới 4 ngày tôi có quen ai đâu!

 

Rồi Cẩn vỗ mạnh đùi ḿnh ra điều thích thú nói:

- Tôi đóan ra rồi. Gia đ́nh cô Thu Hương.


Chiếc Mercedes bóng lộn đậu trước nhà khách, chúng tôi bước vào trước bao nhiêu cặp mắt đang nh́n ḿnh, có lẽ họ nghĩ bọn tôi ít lắm cũng từ “quan Quận” trở lên. Lần đầu tiên gặp Bảo Vinh, tôi nghĩ đây là một tay thương gia có tầm vóc của Chợ Lớn. Hiện ông đang thầu rau tươi cho Quân đội đồng minh từ DMZ (khu phi quân sự) đến Quân đoàn 4. Quay sang con gái, Bảo Vinh giới thiệu:
- Đây là Thu Hương, con gái lớn của tôi. Đêm qua tôi được điện thoại của Thiếu tá Hiền, Cảnh sát trưởng Quận 5 cho biết v́ phải bận bàn giao công việc nên đến cuối tuần này ông mới tham dự khóa học được. Ông cũng có nói về các anh, những người hùng của Quân đội Việt Nam Cộng Ḥa.


Lời nói đó cũng xứng đáng với 6 hàng huy chương nằm hiên ngang trên ngực Cẩn gồm :


1 Đệ tứ đẳng Bảo quốc Huân chương, 25 ngành dương liểu và 45 ngôi sao Anh dũng bội tinh, cộng thêm 3 chiến thương bội tinh và 4 huy chương Hoa kỳ, không có huy chương “ăn giỗ” nào!



Tôi phải giấu thật kỹ số huy chương của ḿnh, chẳng bao giờ tôi dám đeo khi có mặt Cẩn. Cẩn c̣n được Quân đoàn 4 bầu làm chiến sĩ xuất sắc trong nhiều năm liền và được Quân đội tưởng thưởng cho đi du hành quan sát các nước Á châu.


Qua phần giới thiệu thăm hỏi, Bảo Vinh mời chúng tôi đi nhà hàng dùng cơm. V́ sự mời mọc quá chân t́nh, chúng tôi khó mà từ chối được, tuy mới gặp nhau lần đầu. Biết tính Cẩn hay mắc cở (tuy là người hùng ở chiến trường nhưng khi gặp gái là chàng rất e dè, có lẽ v́ thế mà Cẩn hay bị các cô chiếu cố!) nên tôi nhanh nhẹn ngồi vào ghế trước cạnh Bảo Vinh, để cho Cẩn phải ngồi phía sau với Thu Hương. Không biết Cẩn có thích không, nhưng chắc anh cũng rủa thầm về cái tội gán ghép đáng yêu của tôi.


Trước lạ sau quen, dần dần mọi rụt rè nơi Cẩn đă cất cánh bay xa. Hai người nói chuyện rất tâm đầu ư hiệp. Từ chuyện chiến trường đến chuyện t́nh đôi lứa.. Tôi và Bảo Vinh nh́n họ và uống rượu. Tôi có cái tật là càng uống càng ít nói, vả lại nói chuyện làm ăn th́ tôi mù tịt c̣n nói chuyện chiến trường với Bảo Vinh th́ có khác nào ông ta nói chuyện áp phe với tôi. V́ vậy chúng tôi chỉ biết nâng ly mời nhau.


Đêm Đà Lạt thật êm ả, cái lạnh đă bị đốt cháy bởi hai chai Courvoisier. Nh́n những giọt nước chảy nhẹ trên thành ly, tôi bất chợt nghĩ đến thân phận người lính giữa chiến trường, lấy cái chết làm an b́nh cho thành phố! Bạn bè của đơn vị tôi giờ này đang lặn lội nơi vùng śnh lầy miền Tây. Sáng đi theo đoàn tàu của Lực lượng Đặc nhiệm Thủy bộ 211, phối hợp giữa Hải quân và Thủy quân Lục chiến đổ bộ dọc theo những con kinh, lội nước từ bụng lên đến cổ, có khi ngập đầu của Tỉnh Chương thiện cam go nhất vùng 4.


Những trận đánh cấp Tiểu đoàn, Trung đoàn hầu như dành riêng cho chúng tôi. Đó có phải là điều hănh diện hay sự “vắt chanh bỏ vỏ” của các Quân khu dành cho những đơn vị Tổng trừ bị?


Họ muốn đem sự yên b́nh lại bằng con số xác chết cao vút của chúng tôi. Họ đợi khi nào t́nh h́nh căng thẳng nhất th́ xin chúng tôi đến và không ngần ngại xử dụng như những con vật tế thần. T́m những nơi nào Quân khu không thanh toán được là đẩy chúng tôi vào. Có khi hành quân 7 ngày, cơng trên lưng nào là thực phẩm, đạn dược, vủ khí, quân trang, khi vừa hết lương thực th́ được yêu cầu ở lại chiến trường thêm một kỳ tiếp tế nữa. Cứ như vậy cho đến khi chúng tôi kiệt sức, tinh thần căng thẳng mới cho rời vùng hành quân ra để pḥng thủ giữ an ninh ṿng đai Quân khu. Sau vài ngày xả hơi lại được tống vào vùng cam go khác cho đến khi nào Bộ Tổng Tham Mưu đ̣i lại mới thả về.

Nhưng hỡi ôi! Quân khu này thả ra th́ Quân khu khác bắt lại và chiến thuật cố hữu lại được đem ra xử dụng.


Giờ ngồi h́nh dung lại, quả thật tội nghiệp cho hai Binh chủng Nhảy dù và Thủy quân Lục chiến. V́ vậy có nhiều cấp chỉ huy chỉ có một con đường duy nhất để chọn nếu họ thương lính. Đôi khi cũng làm ngơ khi lính của họ đánh nhau với lính địa phương để cho người cha ghẻ nơi họ tăng phái buông tha họ ra để họ c̣n được thấy thành phố, hậu phương, vợ con hay người yêu! Đây không phải là biện luận hay kiêu binh mà là sự thật. Việt cọng chỉ gờm có chúng tôi, v́ lần nào chạm trán chúng cũng bị 90% thất bại nặng nề.


Thu Hương đă đưa tôi trở về hiện tại:

- Làm ǵ mà anh ngồi yên lặng như pho tượng Thương Tiếc ở Xa lộ Biên Ḥa vậy anh Ḥa?


Tôi chỉ lắc đầu thở dài và uống cạn ly rượu c̣n lại. Tôi và Cẩn có thể nói là đôi kỳ phùng địch thủ về uống rượu. Chúng tôi gặp nhau, lúc nào cũng 2 chai trở lên, uống đến mềm môi vẫn chưa say. Nhất là khi nghe tin một thằng bạn vừa gục ngă nơi chiến trường! Và cái hơi ngà ngà say của rượu đă giúp tôi làm được nhiều bài thơ ưng ư mà có lẽ lúc b́nh thường chẳng bao giờ tôi viết được như thế.


Hai giờ sáng chúng tôi trở về trường. Tôi nhận thấy Thu Hương, cô gái có ḍng máu nửa Tàu, nửa Việt này hơi lăng mạn. Một sự lăng mạn đáng yêu dễ ḥa nhập với lính khi nàng tâm sự:

- Nh́n những chiếc lá bay vô t́nh trong gió, em ví như những cái chết bất ngờ của những người lính trận! Em biết rằng ḿnh sẽ khổ khi có người yêu là lính, nhưng em cũng rất hănh diện khi được sánh vai với người hùng đi trong chiều nhạt nắng, giữa rừng thông để nghe tiếng lá reo vi vu ḥa với gió chiều. Em thương người lính trận, các anh như những viên sỏi nhỏ lăn theo triền dốc cuộc đời, với những chuyến đi dài mà không biết đến ngày mai đời ḿnh sẽ ra sao?


Những chiều cuối tuần tôi và Cẩn thường hồi hộp đợi điện thoại của Thu Hương. Thỉnh thoảng nàng cũng mời thêm vài người bạn gái. Nhận được điện thoại th́ mừng, nhưng đôi khi cũng nhói tim v́ hai đứa có lúc sạch nhẵn không c̣n một đồng dính túi. Chẳng lẽ đi chơi với người đẹp lại để cho họ đài thọ?

Đêm Noel 1969, chúng tôi lại rơi vào cảnh ấy. Tôi lúng túng không biết tháo gỡ bằng cách nào để có tiền chi phí cho đêm Giáng sinh. Riêng Cẩn vẫn ung dung chọn bộ đồ ngụy trang thật đẹp, cạo râu chải tóc cho đúng câu ”mày râu nhẵn nhụi áo quần bảnh bao” rồi hướng về tôi đề nghị:

- Chúng ta đi sớm một chút nghe Ḥa.

 

Thay v́ trả lời, tôi chỉ vào cái túi quần lộn ngược. Cẩn cười bảo:

- Yên chí lớn ông bạn.

 

Ra đến chợ Ḥa b́nh, Cẩn ghé vào một tiệm bán vàng. Một cô bé thật xinh, khoảng 17, 18 tuổi đứng trông hàng e ấp chào chúng tôi và hỏi:

- Hai ông muốn mua ǵ?

- Tôi muốn bán cái này. Vừa nói Cẩn vừa chỉ vào cổ áo, chiếc lon Thiếu tá lấp lánh dưới ánh đèn đêm làm nó càng rực rỡ thêm. Cô bé tưởng Cẩn muốn trêu chọc ḿnh nên chạy vào gọi mẹ. Bà cụ ra chào chúng tôi và nói đùa:
- Bộ Thiếu tá muốn chúng tôi đóng cửa tiệm hay sao mà dám mua tới Thiếu tá?


Cẩn vừa cởi lon vừa nói:

- Xin lỗi cụ. Hôm nay kẹt quá phải nhờ đến nó. Đây là vàng thật do mẹ tôi tặng khi tôi vừa được vinh thăng. Lên Trung tá tôi sẽ sắm lại gấp đôi.


Cẩn bẻ đôi cặp lon, phần hoa mai bạc cho vào túi và bán 2 cái đế đáng giá một lượng vàng. Nhờ vậy mà chúng tôi có một đêm Noel tràn ngập tiếng cười, quên đi cái sót xa “bán lon nuôi miệng”!


Cẩn có những cái kiên nhẫn và cố gắng tột cùng. Tôi không thể nào quên được, như khi c̣n là Sinh viên Sĩ quan. Một đêm Cẩn gọi tôi ra giữa trời nh́n những v́ sao lấp lánh Cẩn nói lên cái ước mơ của đời ḿnh và muốn tôi cùng Cẩn đạt được. Một ước mơ với tôi quá xa vời, nhưng Cẩn nói với đầy tham vọng:
- Tương lai chúng ta phải làm tướng!


Tôi chỉ kêu trời, v́ thấy quá viễn vông, nhưng khi ra trường, càng về sau tôi mới thấy được cái chí lớn nơi Cẩn. Cuối cùng của cuộc đời, Cẩn cũng đă nh́n thấy và nắm được những v́ sao ngút ngàn, tận bên kia cuộc sống!


Sau mùa hè đỏ lửa 1972, Cẩn đă là một Tỉnh Trưởng trẻ tuổi nhất trong Quân lực Việt Nam Cộng Ḥa và ở cái tỉnh “nóng” nhất của Vùng 4 Chiến thuật. Chương thiện với những địa danh mà nhiều cơn băo lửa đă tràn qua như: Kiên an, Kiên hưng, Hiếu Lể, G̣ quao..muôn ngàn kinh rạch chằn chịt. Một cái tên mà không người lính miền Tây nào có thể quên được.


Có một Quận nọ, cứ mỗi chiều là ngài Quận Trưởng gọi máy về Trung tâm Hành quân Tỉnh để xin phản pháo v́ Việt cọng pháo kích hoặc tấn công. Một hôm sau khi Cẩn cho thỏa măn tối đa, và được báo cáo là quân ta bị thiệt hại một kho xăng và kho lương thực. Cẩn ra lệnh cho Trưởng pḥng 3 chuẩn bị lên đường đến Quận nọ (chuyện này do chính vị Trưởng pḥng 3 ấy kể lại với Tác giả khi c̣n cùng ở trại tù ngoài Bắc việt).


Khi gặp Cẩn, ngài Quận trưởng như từ cung trăng rơi xuống. Ngài không ngờ giờ này mà Cẩn dám đi đến Quận với một chiếc jeep không có hộ tống mà cũng chẳng có đơn vị mở đường. Quan Quận đang nằm trên ghế xích đu nhấm Martell, chiếc máy truyền tin được kéo dài đến tận chổ nằm và bên cạnh là người đẹp đang phục vụ.


Cẩn đi thẳng xuống Trung tâm Hành quân của Quận vừa nh́n bản đồ vừa ra lệnh cho Quan Quận:

-Tôi muốn những Ấp loại C sau 3 tháng được nâng lên loại B và những Ấp loại B sau 3 tháng được nâng lên loại A (xếp loại theo t́nh h́nh An ninh).
Nói xong, Cẩn quay về Tỉnh. Từ đó Ngài Quận trưởng làm việc trối chết, khi biết rằng Cẩn neo ḿnh bằng một h́nh phạt không nhẹ hơn cách chức hay đưa ra Ṭa án Quân sự.


Đúng 3 tháng sau, Cẩn trở lại Quận và ngủ đêm với Quận trưởng ở một số Ấp do Cẩn chỉ định. Kết quả đúng như ư muốn của Cẩn, một thời gian ngắn sau Cẩn đến Quận với cặp lon mới nguyên dành cho công lao của Quận trưởng và không đá động ǵ đến lỗi cũ.


Công lao và sự hy sinh của Cẩn không giấy mực nào kể hết. Tôi xin dành lại cho những người hiểu rơ về Cẩn nối tiếp tôi thắp sáng việc Cẩn đă làm cho Tổ quốc.



Trở lại chuyện những ngày ở Đà Lạt, tháng ngày qua mau như một giấc mơ đẹp và buồn. Vết thương của tôi đă b́nh phục hẳn và tâm hồn cũng đă thanh thản. Tôi lại thèm những chuyến đi, tôi nhớ những nơi đèo heo hút gió. Từ vùng śnh lầy U minh như Năm căn, Cái nước, Đầm dơi.. cho đến miền địa đầu giới tuyến Đông Hà, Lao Bảo, Khe Sanh hay miền Cao nguyên trùng điệp Darkto, Darksuk. Nơi nào cũng có dấu chân chúng tôi để lại. Chúng tôi những người lính mà Việt cọng gờm nhất và khi mất nước cũng lại là những người lính bị trả thù nặng nhất.


Tôi c̣n nhớ năm 1982, khi c̣n bị giam ở Vĩnh Phú, Bắc việt. Một phái đoàn Việt cọng thuộc Bộ Nội vụ, bọn chúng đến trại giam chúng tôi. Hôm ấy đến phiên tôi trực cho Đội (1 đội gồm 30 người) nên tôi phải nấu nước và thức ăn cho các bạn tù khác đang xây cất nhà tù kiên cố bằng vật liệu nặng. Gặp tôi chúng làm ra vẻ thân mật hỏi tên, chức vụ, cấp bậc, đơn vị. Sau khi biết tôi là Trung tá Tiểu đoàn trưởng Thủy quân Lục chiến, chúng kéo 3 tên chia nhau quần thảo tôi.

 

- Anh đi lính từ năm nào? Lúc mấy tuổi? Măn khóa sĩ quan ngày nào?

 

Chúng hỏi với giọng trịch thượng. Tôi đang ngồi bên bếp lửa, lon cóng bao quanh thùng nước, khói mù mịt, quạt luôn tay vẫn không cháy. Cộng với cái nóng đang đun sôi bằng ḷng căm thù, mắt tôi đă nổ đom đóm. Tôi nói khác đi thay v́ trả lời ngày măn khóa sĩ quan.

- Tôi vào lính lúc 12 tuổi.

 

Một tên thấy khó chịu hiện rơ ra mặt, hỏi gằn lại tôi theo lối hỏi cung.
- Anh định đùa với chúng tôi hả? Ngoài này khi rất cần cho chiến trường chúng tôi cũng chỉ lấy 13 tuổi.

- Tôi vào Thiếu sinh quân lúc 12 tuổi.

 

Chúng à lên một tiếng như có xương cá mắc ở cổ.

- Anh tham dự bao nhiêu trận đánh?

- Tôi không nhớ hết, hầu như Quân khu nào cần là có chúng tôi.

- Anh giết bao nhiêu Cán bộ và Chiến sĩ của chúng tôi?

- Phần này thật thà mà nói, chúng tôi có những mục tiêu sau khi thanh toán xong, không thể nào kiểm điểm được hết và đầy đủ.

 

Sau câu trả lời của tôi, có lẽ nếu giết được tôi lúc đó chắc chúng cũng chẳng tha. Một tên khác lại hỏi:

- Anh thắng bao nhiêu trận và thua bao nhiêu trận?

 

Sự kiên nhẫn của người tù khổ sai, biệt xứ như tôi đă mất đi, mặc dù biết thân phận ḿnh như cá nằm trên thớt, tôi vẫn trả lời theo sự thật và sự thật bao giờ cũng phủ phàng. Nhận thấy không khí mỗi lúc một căng thẳng, tôi thầm nghĩ: “Bọn này thuộc loại chính trị chứ không phải quân sự, ḿnh nên cẩn thận kẻo chúng cột là vô phương gỡ”.

- Sự thật th́ tôi chưa thua trận nào, nếu có th́ cũng chỉ là những Tiểu đội tiền đồn hoặc tổ báo động của chúng tôi bị tràn ngập bởi một lực lượng lớn bên phía cán bộ thôi.

- Anh nói thật đấy chứ? Tôi c̣n kiểm soát lại nữa.

 

Chưa chi nó đă giở giọng hăm dọa, tôi bèn dẫn chứng cho chúng hiểu câu trả lời của tôi:

- Rất tiếc, cán bộ thuộc về chính trị, c̣n tôi nói về quân sự chiến thuật, chiến lược có lúc chúng ta không thông cảm được nhau.


Tôi lại đi thêm một đường giải thích tỉ mỉ hơn.

- Chúng tôi là đơn vị Tổng trừ bị, những trận chúng tôi tham dự đều được tổ chức kỹ lưỡng. Có cả Hải, Lục, Không quân yểm trợ. Nếu chúng tôi cầm chân các đơn vị của cán bộ càng lâu th́ sự thiệt hại càng nặng v́ lúc bây giờ chúng tôi làm chủ t́nh h́nh về vùng biển cũng như bầu trời. Riêng về Bộ binh th́ hỏa lực của chúng tôi mạnh, quân số đông...

 

Cuối cùng chúng bề hội đồng tôi:

- Như vậy th́ ngày 30/4/1975 các anh thắng đấy chứ?

 

Đă lỡ ngồi vào bàn cờ tướng, không khéo th́ sẽ bị chiếu bí.Tôi tiếp:

- Nói riêng về đơn vị do tôi chỉ huy, tôi chỉ biết thi hành lệnh. Bảo chúng tôi rút lui, chúng tôi lui, bảo tiến chúng tôi tiến. Cuối cùng Dương văn Minh ra lệnh đầu hàng, đă là lính chúng tôi chỉ biết thi hành kỷ luật quân đội mà thôi.

 

Chúng vẫn c̣n bản tính luôn trở mặt như trở bàn tay nhưng v́ được huấn luyện chính trị kỹ. Hơn nữa cuộc nói chuyện giữa thanh thiên bạch nhật nên trước khi bỏ đi chúng kết luận:

- “Chả trách chiến tranh kéo dài măi cho đến 1975! Đáng lẽ nó được kết thúc sớm hơn nếu không có những con người mù quáng, gây nhiều nợ máu với nhân dân như đơn vị của các anh. Ở ngoài này xem các anh là những đứa con bà Sơ, do đế quốc Mỹ tạo ra và nuôi dưỡng để bảo vệ chế độ, đánh phá Cách mạng!”


Chúng đi rồi tôi mới thấy ḷng ḿnh thanh thản v́ tôi không làm nhục lương tâm ḿnh cũng như bạn bè đồng đội đă một thời cầm súng chiến đấu bảo vệ quê hương.

Xa nhau từ dạo ấy cho đến ngày đất nước điêu linh. Tôi bị tù 13 năm không bản án, c̣n
Đại tá Hồ Ngọc Cẩn đă đi vào Quân sử!

 

Quân thù sẽ măi măi cúi đầu trước sự dũng cảm của bạn, Cẩn ơi! Bạn sẽ chẳng bao giờ chết, chúng tôi sẽ thắp sáng tên bạn trong tâm hồn ḿnh và khắp mọi nơi trên đất nước Việt Nam và cả thế giới bao la. Bạn là một trong những anh hùng của Quân Lực Việt nam Cộng ḥa. Một tấm gương sáng để truyền lưu cho hậu thế. Xin cho tôi kết thúc phần nói về bạn bằng một bài thơ:


       Khóc Đại tá Hồ Ngọc Cẩn!


Mưa trong đêm vắng..

Thánh thoát những giọt buồn

Người lữ hành cô độc đang đi qua đoạn đường dài hiểm trở

Những bước chân thầm lặng mà nghe vang vọng rất xa

Tôi nghe trong gió

Tim anh ngân vang bài ca thế hệ

Dư âm đă gọi mùa thu thức giấc

Những giọt máu trổ bông trong từng khối óc con tim chân thật

Đêm th́ dài, dài như thế kỷ đau thương của chúng ta

Anh là trái tim của tuổi trẻ

Là linh hồn của những người yêu nước đấu tranh

Anh cô đơn vây hăm trong bốn bức tường thành

Tôi muốn t́m đến với anh trong những đêm dài trăn trở

Tôi quá thấp hèn bên anh sáng ngời muôn thuở

Xin cho tôi được vun trồng

Những cánh hoa đẹp trên từng dấu chân anh đi

V́ nợ nước gạt bỏ t́nh nhà

Anh là đảo hoang giữa biển cả bao la

Là v́ sao sáng trong đêm huyền ảo

Là ngọn hải đăng hướng dẫn mọi con tàu

Vượt băo táp phong ba trong những chuyến hải hành xa thẳm

Từ vực sâu linh hồn tôi bơ vơ ch́m đắm

Nhờ có anh tôi t́m được phương hướng cuộc đời

Cuộc chiến đấu này h́nh ảnh Anh sẽ ngời sáng trong chúng tôi

Và muôn triệu cánh tay cùng viết lên trang sử mới!


Mũ Xanh Nguyễn Đăng Ḥa

 

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính