Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

Phần I b

 

Minh Vơ

 

 

TRỞ LẠI CHÍNH TRƯỜNG TRONG CƠN TUYỆT VỌNG

 

Mười ngày sau, Bảo Đại mời Ngô Đ́nh Diệm đến, nói thẳng, ông muốn họ Ngô đứng ra lập chính phủ cứu quốc, v́ t́nh h́nh rất bi đát. Bảo Đại đă biết hội nghị Genève sắp đi đến quyết định chia đôi Việt Nam. Và trong t́nh h́nh này ông kêu gọi tinh thần yêu nước của ông Diệm. “Le salut du Vietnam l’exige” ông nói với họ Ngô. Câu tiếng Pháp này hàm ư: V́ sự tồn vong của Đất Nước, ông không được từ chối.

 

Ban đầu ông Diệm vẫn c̣n làm ra vẻ từ chối, lấy cớ ḿnh đă rắp tâm “đi tu”. Bảo Đại phải thiếu điều năn nỉ nhiều lần họ Ngô mới nhận lời. Nhưng lại đưa ra một điều kiện, đ̣i toàn quyền dân sự và quân sự. Bảo Đại từ trước chưa cho thủ tướng nào cái quyền đó. Nhưng với Ngô Đ́nh Diệm không có cách nào hơn là đồng ư. Ông bèn kéo ông Diệm sang một pḥng bên có tượng Chúa và nói:

“Đây Chúa của ông đây, ông hăy thề trước chân dung Chúa là giữ vững đất nước mà người ta đă trao cho ông. Ông sẽ bảo vệ nó để chống lại bọn Cộng Sản, và nếu cần, chống cả người Pháp nữa.”

 

“Ông ta đứng yên lặng một lúc lâu, rồi nh́n tôi, sau nh́n lên thánh giá, ông nói với giọng nghẹn ngào: “Tôi xin thề.” (31)

 

Ngày 25-6-1954 ông Diệm về nước với tư cách thủ tướng được chỉ định. Và ngày 7 tháng sau chính thức nhậm chức. Về sau ngày này được gọi là ngày Song Thất, một ngày lễ nghỉ có lương.

 

Ông Diệm về nước trong một t́nh thế hầu như tuyệt vọng. Tứ bề thọ địch. Ngân khố trống không. Ḷng dân ly tán. Quân Pháp lục tục rời miền Bắc rút vào Nam. Dân Bắc Hà xôn xao nao núng.

 

H́nh 2: Dân chúng đón chào Thủ Tướng tân cử Ngô Đ́nh Diệm tại phi trường Tân Sơn Nhất.

 

Hầu hết các nhà quan sát quốc tế đều nghĩ ông Diệm khó có thể đứng vững trong sáu tháng. Trong số này có các nhà báo và sử gia nổi tiếng như Joseph Alsop và Joseph Buttinger.(32) Chỉ khác một điều là Alsop không hiểu được ḷng dân Việt lúc ấy, mà chỉ nghe người Pháp. C̣n Buttinger th́ biết rơ ḷng dân Việt muốn ǵ. Họ chỉ muốn thoát ách thực dân, chứ họ chẳng yêu ǵ Cộng Sản. Mà ông Diệm th́ có “tài năng phi thường về chính trị” để đáp ứng nhu cầu đó của người dân.(33)

 

Tất cả những ǵ ông Diệm có, chỉ là cái “tài phi thường” ấy và một niềm tin vô biên, ḷng can đảm để đối phó với nghịch cảnh.

 

Việc đầu tiên phải đối phó là kết quả của hội nghị Genève: Việt Nam bị chia đôi, ranh giới là sông Bến Hải ở vĩ tuyến 17.

 

Ông chỉ thị cho tân ngoại trưởng Trần Văn Đỗ, người vừa thay cựu ngoại trưởng Nguyễn Quốc Định của chính phủ Bữu Lộc, phải cực lực chống việc phân chia tổ quốc và không được kư vào bản thỏa ước. Không kư là quyền của ḿnh. Nhưng chống th́ không đi đến đâu v́ vào giờ thứ 25 (34) ngày 20 tháng 7 năm 1954, bản thỏa ước đă được kư kết giữa Pháp và Việt Minh trước sự chứng kiến của các đại cường Anh Mỹ Nga.

 

Chỉ vài ngày sau khi về nước, ngay trước khi thỏa ước Genève được kư kết, ông đă bay ra Hà Nội (ngày 30-6-1954) để xem xét t́nh h́nh và kêu gọi mọi người b́nh tĩnh. Ông ngao ngán thấy không c̣n hy vọng ǵ cứu văn t́nh thế.

 

Theo các điều khoản của thỏa ước th́ sẽ có một Ủy hội quốc tế (CIC) để giám sát việc thi hành. Ủy hội này gồm 3 nước Ấn Độ, Ba Lan và Canada. Ba Lan là nước cộng sản. Canada là nước tự do, c̣n Ấn độ th́ “trung lập” nhưng thiên về Hà Nội hơn.

 

Việt Cộng đă lợi dụng sự thiên vị, hay bất lực, của Ủy Hội để tha hồ vi phạm những điều khoản của thỏa ước ngừng bắn về đóng quân, rút quân, chôn giấu vũ khí, sách nhiễu, đe dọa người dân vân vân… Những báo cáo của chính quyền miền Nam cho Ủy Hội về những vi phạm này đều bị Ủy Hội lờ đi hay giải quyết một cách lấy lệ và chậm chạp.

 

Bản thỏa ước c̣n quy định người dân hai miền có thời hạn là 300 ngày để có thể chọn nơi cư trú. Người Bắc muốn vào Nam, hay người Nam muốn ra Bắc th́ toàn quyền chọn lựa trong thời gian 300 ngày ấy. Việt Cộng đă lợi dụng tối đa thời gian này để tuyên truyền phá hoại và đặt nhân lại, chôn giấu vũ khí tại miền Nam trước khi binh sĩ của họ phải rút ra Bắc. Họ đă tính toán sẽ có ngày trở lại để đấu tranh. Và họ có kinh nghiệm của 9 năm chiến tranh. C̣n ông Diệm và chính quyền non trẻ của ông th́ chỉ lấy thiện chí và sức chịu đựng để đối phó. Đảng của ông Nhu mới thành lập được 2 năm không thể nào đối phó được với đảng Cộng Sản đă có kinh nghiệm 24 năm.

 

Sự đau buồn của thủ tướng Diệm là khi ông lên cầm quyền th́ giang sơn của ông chỉ c̣n một nửa và là nửa bé hơn, ít nhất về mặt dân số. Để giải quyết vấn đề này, trong một bài diễn văn đọc tại Hà Nội ngày 3-8-54, ông đă kêu gọi người dân miền Bắc hăy vào Nam để cùng ông xây dựng đất nước, chống họa Cộng Sản. Đa số đồng đạo đă hưởng ứng lời kêu gọi ấy.

 

Nhưng ông không thể ngờ, mà lúc ấy cũng chẳng ai ngờ rằng con số dân di cư có thể to lớn đến thế. Chính phủ Pháp tuyên bố sẵn sàng phương tiện để chuyên chở được khoảng 30 ngàn. V́ họ chỉ ước lượng được con số ấy. Ông Diệm lạc quan hơn hy vọng sẽ đến một trăm ngàn. Nhưng con số cuối cùng là gần một triệu.(35)

 

Làm sao có đủ phương tiện chuyên chở? Làm sao có chỗ tạm trú, và nơi định cư cho gần triệu người? Làm sao có đủ lương thực cho họ?

 

Ta đă biết dân Bắc sau chiến tranh nghèo đói và bệnh tật đến chừng nào. Hơn nữa, nhà cầm quyền Cộng Sản lại bằng mọi cách ngăn cản không cho dân di cư. Nhiều người bị hành hạ, đánh đập khi ra đi. Nhiều người ra đi trong t́nh trạng bị bệnh nan y. V́ thế khi đến các trại tạm trú ở Hải Pḥng hầu hết đều cần được chữa trị và săn sóc về y tế.

 

Chính quyền non trẻ của vị thủ tướng độc thân và cô độc sẽ không thể nào đủ sức đáp ứng những đ̣i hỏi về mọi mặt của hàng chục vạn dân đói khổ bệnh tật ấy, nếu không có sự tiếp tay đầy t́nh bác ái của những nhà hảo tâm ngoại quốc, nhất là Hoa Kỳ. Một trong những người ấy là bác sĩ Dooley. (36)

 

Về những sự cấm đoán, ngăn cản, bạc đăi, hành hạ, tra tấn của Việt Minh đối với dân di cư, không bút nào tả xiết. Ngày 22-1-55, Thủ Tướng Diệm đă lên tiếng tố cáo với thế giới:

“Tôi có nhiệm vụ tố cáo trước thế giới tự do và trước cộng đồng Ki Tô Giáo hành động dă man, đàn áp, cưỡng bức của Việt Minh đối với những người dân muốn rời bỏ vùng Cộng Sản. Những hành động này đă vi phạm trắng trợn hiệp định Genève.”

 

Ngoài cái khó khăn trên, ông Diệm c̣n phải đối phó với ư đồ đen tối của thực dân Pháp. Họ đồng ư để Bảo Đại bổ nhiệm ông Diệm, nhưng lại muốn ông Diệm thất bại để họ có thể đưa người ít chống Pháp hơn ra thay thế. Tuy thỏa ước Genève quy định họ sẽ rút khỏi Việt Nam, nhưng họ vẫn c̣n nuôi ảo vọng trở lại, nếu chính quyền Sài G̣n yếu kém không đủ sức giữ miền Nam. Hoặc ít nhất một thủ tướng khác thân Pháp sẽ có thể giúp họ duy tŕ những quyền lợi kinh tế văn hóa như thời ông Bảo Đại.

 

Thậm chí trong thâm tâm, nhóm Thực Dân cũ c̣n ước mong miền Nam mất về tay Việt Minh để họ có thể thương lượng với Việt Minh về những quyền lợi kinh tế, văn hóa, mà họ nghĩ, hay có ảo vọng, rằng thương lượng với Việt Minh sẽ dễ dàng hơn với những người quốc gia cứng rắn, bất thân thiện như Ngô Đ́nh Diệm.

 

V́ những lư do ấy họ ra mặt ủng họ những lực lượng giáo phái và B́nh Xuyên chống ông Diệm. Đặc biệt là lực lượng quân sự của Sài G̣n lại do một công dân Pháp chỉ huy. Đó là tướng Nguyễn Văn Hinh, có quốc tịch Pháp, con của nguyên thủ tướng Nguyễn Văn Tâm từng bị cựu thủ tướng Trần Văn Hữu gọi là “người yêu nước Pháp hơn yêu nước Việt Nam”, và người dân gọi là con hùm xám Cai Lậy, v́ quê ông ở Cai Lậy. Ông Tâm lên làm thủ tướng giữa năm 1952 và đă bị thay thế bởi hoàng thân Bửu Lộc trong chức thủ tướng năm 1953.

 

Trong những nhật lệnh của tổng tham mưu trưởng, tướng Hinh đă công nhiên đả kích thủ tướng. Trong tháng 9-1954, tướng Hinh đă toan làm đảo chính lật ông Diệm. Và ông Diệm đă xử dụng toàn quyền dân sự và quân sự mà quốc trưởng đă trao cho để cất chức loạn tướng Hinh và cử đại tướng Lê Văn Tỵ thay thế.

 

Hành động này đưa ra đúng lúc chứng tỏ ông Diệm là một nhà lănh đạo can trường. V́ đàng sau tướng Hinh là cả quân đội Pháp, các lực lượng giáo phái và nhóm B́nh Xuyên dưới sự chỉ huy của tướng Lê Văn Viễn, tục gọi Bảy Viễn.

 

Ngày 29-3-1955, sau khi ra một “tối hậu thư”, nhóm này đă nhân danh “Mặt trận Dân Tộc” tấn công chính phủ, nhả đạn vào dinh thủ tướng. Quân Đội chính phủ đă phản ứng mạnh.

 

Ngày 25-4-1955, thủ tướng Diệm ra sắc lệnh cách chức Lai Văn Sang, thuộc lực lượng B́nh Xuyên trong chức vụ tổng giám đốc cảnh sát quốc gia. Lai Văn Sang chống lại, vin cớ anh ta được Quốc Trưởng bổ nhậm, th́ chỉ có Quốc Trưởng mới có quyền cách chức.

 

Chẳng những thế, trước đó, ngày 1-1-1955, ông Diệm đă ra lệnh đóng của ṣng bài Đại Thế Giới và xóm điếm B́nh Khang, dưới sự khai thác của B́nh Xuyên, được quốc trưởng Bảo Đại cho phép hoạt động. Và trong việc kinh doanh này dĩ nhiên “Ngài Ngự” cũng có một phần do B́nh Xuyên dâng lên.

 

Lập tức tướng Lê Văn Viễn, tư lệnh B́nh Xuyên phản pháo dữ dội. Súng nổ ngay tại thủ đô khiến nhiều thường dân tử vong v́ đạn lạc. Cuộc giao tranh giữa quân đội dưới quyền của đại tướng Lê Văn Tỵ và B́nh Xuyên, được quân Pháp ngấm ngầm yểm trợ kéo dài nhiều tháng, số tử vong hai bên gần 500. Người có công đầu trong cuộc dẹp loạn này là hai đại tá Dương Văn Minh và Đỗ Cao Trí. Trong cuộc dẹp loạn B́nh Xuyên, không thể không nói đến một tướng lănh khác đă xông pha tại mặt trận và đă hy sinh một cách anh hùng mà bi thảm là tướng Tŕnh Minh Thế thuộc lực lượng Liên Minh của Cao Đài .(37)

 

Bào đệ của thủ tướng Diệm là Ngô Đ́nh Nhu đă phải nhiều lần đích thân lên chiến khu Bà Đen, Tây Ninh để thuyết phục vị tướng trẻ này. V́ thấy ông có lập trường chính trị giống anh em ḿnh, vừa chống Pháp, vừa chống Việt Minh không khoan nhượng.

 

Trong khi lực lượng B́nh Xuyên tấn công quân chính phủ và nă súng vào dinh Độc Lập và bị phản công quyết liệt theo lệnh của thủ tướng, th́ tướng Ély tư lệnh quân đội Pháp can thiệp xin chính phủ cho hưu chiến lấy cớ tránh gây thương vong cho kiều dân Pháp.(38)

 

Cả tướng Joseph Lawton Collins, đặc sứ của Tổng Thống Mỹ Dwight Eisenhower (39) cũng bênh vực lập trường của tướng Ély. Chính ông cũng khuyên ông Diệm nên thận trọng và đừng tấn công các giáo phái. Ông cho rằng ông Diệm không có tài, lại quá ương ngạnh. Ông đă đề nghị với Hoa Thịnh Đốn thay ông Diệm bằng bác sĩ Phan Huy Quát, hay bác sĩ Trần Văn Đỗ. Bác sĩ Quát đă được đề nghị hơn chục lần. Và đă có một lần Tổng Thống Eisenhower chỉ thị bộ Ngoại Giao gửi công điện làm theo ư tướng Collins. Nhưng sau khi nhận được những báo cáo của đại tá Lansdale nói về những thắng lợi của thủ tướng Diệm trong các vấn đề dẹp loạn và thống nhất quân đội, cùng nhiều lănh vực khác, th́ bộ ngoại giao đă gửi công điện tiếp theo hủy bỏ công điện trước. Và cuối cùng đặc sứ của Tổng Thống, tướng Collins bị triệu hồi hẳn về nước. Ngày 10-5-1955 ông được thay thế bởi tân đại sứ George Reinhart.

 

Kể từ đó chính quyền Eisenhower đă tuôn viện trợ dồi dào trực tiếp cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm không qua trung gian Pháp nữa.

 

Trong khi quân chính phủ và B́nh Xuyên giao tranh ngay ở Sài G̣n và vùng Rừng Sát th́ ngày 28-4-1955 Bảo Đại ra lệnh cho Ngô Đ́nh Diệm sang Pháp tường tŕnh về t́nh h́nh. Đồng thời bổ nhiệm tướng Nguyễn Văn Vỹ làm tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia thay thế tướng Lê Văn Tỵ.

 

Ông Diệm muốn nhân cơ hội này diện kiến với Quốc Trưởng để tŕnh bày thực trạng trong nước, và cố thuyết phục cựu hoàng tiếp tục ủng hộ lập trường của ḿnh để cứu văn t́nh thế rối ren phân hóa, làm mồi cho Cộng Quân.

 

Nhưng ông Ngô Đ́nh Nhu và nhiều người từng ủng hộ lập trường của ông Diệm can ngăn không cho ông Diệm đi. Ngày 30-4-55 ông Diệm cho triệu tập một số nhân sĩ và lănh tụ đảng phái, đoàn thể thuộc 18 tổ chức đến dinh Độc Lập để hỏi ư kiến về việc nên đi Pháp hay không. Ông chỉ nói mục đích đó rồi lui vào để mọi người bàn thảo và cho ư kiến sau.

 

 

QUYẾT BÁM TRỤ THEO Đ̉I HỎI CỦA ĐẤT-NƯỚC

 

Trong số những nhân vật tới họp có đại diện của lực lượng Liên Minh Cao Đài gồm các tướng Tŕnh Minh Thế, Hồ Hán Sơn, Nguyễn Thành Phương và ông Nhị Lang. Cuộc họp (tại pḥng khánh tiết dinh Độc Lập) vừa bắt đầu th́ Nhị Lang và Hồ Hán Sơn đưa ra ư kiến bàn thẳng vào vấn đề hạ bệ, truất phế Bảo Đại. Kẻ tung người hứng. Cuối cùng mọi người đồng ư công kênh Nhị Lang lên hạ tấm ảnh vĩ đại của Bảo Đại xuống. Khi ông Diệm trở ra th́ ngạc nhiên trước một việc đă rồi và tỏ ra rất bối rối.

 

Sau đó hội đồng 18 tổ chức trên đă quyết nghị 4 điểm chính: Truất phế Bảo Đại. Giải tán chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Giao cho chí sĩ Ngô Đ́nh Diệm lập tân chính phủ. Và đ̣i Pháp rút hết quân.

 

Ngày 15-6-1955 việc truất phế Bảo Đại được công bố, mở đường cho việc tuyên cáo Cộng Ḥa Việt Nam sau này.

 

Cũng vào dịp này, khi tướng Vỹ đem ngự lâm quân từ Đà Lạt về Sài G̣n, vây dinh Độc Lập, ép tướng Lê Văn Tỵ đi theo vào dinh Độc Lập định áp đảo Thủ Tướng phải trao quyền điều khiển quân đội cho ông ta, th́ bị các ông Nhị Lang và Hồ Hán Sơn tước khí giới và lột lon. Nếu không được ông Diệm che chở th́ có thể ông Vỹ đă mất mạng.(40)

 

Như thế là cựu hoàng đă mất hết quyền hành. Ngô Đ́nh Diệm chỉ cần tiến thêm vài bước nữa.(41)

 

Về việc dẹp loạn tướng Hinh, B́nh Xuyên và các giáo phái, nhiều nhà quan sát cho rằng ông Diệm độc tài, không có tinh thần đoàn kết quốc gia. Nhưng những người hiểu rơ tính ông Diệm và mục đích ông nhắm tới là một quốc gia hùng mạnh với một quân đội thống nhất, có kỷ luật th́ đều ca ngợi quyết tâm của ông.

Ngoài sự can đảm và quyết tâm, dĩ nhiên cũng phải có sự tài giỏi, khôn khéo và nhẫn nại mới làm được chuyện khó khăn đó.

 

Trong thời gian chưa xuất dương, trước 1950, ông Diệm và ông Nhu đă từng tiếp xúc với các giáo phái Cao Đài và Ḥa Hảo và đă từng được sự ủng hộ của họ. Và khi ông về nước có một thời gian trong chính phủ đă có mặt đại diện các giáo phái. Cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc đă cho người viết biết: Tướng Nguyễn Giác Ngộ, một trong tứ trụ của Ḥa Hảo (Trần Văn Soái, tức Năm Lửa, Lâm Thành Nguyên, Lê Quang Vinh, tục gọi Ba Cụt, và Nguyễn Giác Ngộ) đă có lần cho ông biết là ông Diệm rất kính trọng Đức Giáo Chủ Huỳnh Phú Sổ và đă thấy hai người gặp nhau bàn chuyện đại sự. Có lẽ v́ vậy mà tướng Ngộ là người rất kính trọng và trung thành với ông Diệm. Cũng như tướng Văn Thành Cao bên Cao Đài.

 

Ngày 23-2-1955 tướng Nguyễn Giác Ngộ đă tuyên bố đem 8,000 quân về hợp tác với chính phủ.

 

Sở dĩ có lúc một số lực lượng vũ trang Cao Đài và Ḥa Hảo quay lại chống ông Diệm là v́ do người Pháp xúi dục, muốn đ̣i những nhượng bộ quá đáng của chính phủ.Chính phủ chỉ mạnh tay khi đă không thương lượng được. Chứ không phải không muốn có sự thỏa hiệp. Chỉ nêu hai sự việc chứng tỏ thiện chí ban đầu của ông Diệm: ngày 14-10-1954 Thủ Tướng Diệm đă mời Đức Phạm Công Tắc dùng cơm với ông. Và ngày 31-1-1955 ông đă đến thăm Thánh Thất Cao Đài ở Tây Ninh. Người ta c̣n nhớ trongthành phần chính phủ cải tổ ngày 24-9-1954 chỉ có 21 thành viên gồm cả tổng trưởng, quốc vụ khanh và bộ trưởng, thứ trưởng mà đă có mặt 4 đại diện các giáo phái như các ông Trần Văn Soái (Năm Lửa), Lương Trọng Tường (Ḥa Hảo), Nguyễn Thành Phương và Phạm Xuân Thái (Cao Đài). Như vậy nói ông Diệm chủ trương diệt giáo phái ngay từ đầu là không đúng. Ông chỉ muốn có một quốc gia mạnh với sự thống nhất về quân đội, về hành chánh và tài chính, như ông sẽ long trọng tuyên bố ngày 21-3-1955:

“Phải thống nhất quân đội, không thể có những lực lượng riêng biệt. Phải thống nhất hành chánh, không thể có địa phương tự trị. Phải thống nhất tài chánh, không thể có những sắc thuế do địa phương tự đặt ra.”

 

Trong lần tiếp xúc với linh mục Trần Văn Kiệm, được coi như bạn thân của ông Diệm trong mấy năm lưu vong ở Mỹ (1951-1953) người viết được linh mục cho biết: Đă có lần ông Diệm tâm sự với linh mục về khu tự trị và quân đội riêng của Đức cha Lê Hữu Từ và linh mục Hoàng Quỳnh. “Tổng Thống có buồn Đức Cha không?” linh mục Kiệm hỏi. Ông Diệm trả lời: “Tôi đâu dám buồn Đức Cha, chỉ e Đức Cha giận tôi thôi.”

 

Chả là lúc ấy có dư luận cho rằng Giám Mục Lê Hữu Từ không tán thành việc chính phủ dẹp quân đội của các giáo phái. V́ chính vị giám mục từng được Hồ Chí Minh mời làm Cố Vấn Tối Cao cho chính phủ miền Bắc đă lợi dụng chức vụ này, tổ chức khu tự trị Phát Diệm để chống Cộng một cách khá thành công. Người ta đă gọi khu này là khu an toàn Phát Diệm, v́ Việt Minh không dám bén mảng tới. Và nay ông và người phụ tá đắc lực là linh mục Hoàng Quỳnh h́nh như cũng muốn có một quân đội riêng và một khu tự trị riêng, để “chống Cộng theo ư ḿnh”.

 

Nhưng dĩ nhiên thủ tướng Diệm không chấp nhận cái ư nghĩ đó, chứ đừng nói việc thực hiện.

 

Ngày 16-7-1955, sau khi đă giải quyết xong các vấn đề nội bộ ở miền Nam, thủ tướng Diệm ra tuyên bố chính phủ ông không bị ràng buộc bởi thỏa ước Genève. Và sẽ không tham gia bầu cử được ấn định vào đúng một năm sau, nếu những cuộc bầu cử này không được bảo đảm là sẽ được tự do tại miền Bắc cũng như tại miền Nam.

 

Khi nhà cầm quyền miền Bắc không đáp ứng đ̣i hỏi đó, ông Diệm tuyên bố Cộng Ḥa Việt Nam ra đời.

 

Ngày 22-7-1955 Thủ Tướng Diệm, trong một tuyên bố truyền thanh, đă lên án Bắc Việt cùng với Thực Dân Pháp chia cắt đất nước và ra lệnh treo cờ rũ trong 3 ngày để toàn dân ghi nhớ “ngày Quốc Hận”.

 

Ngày 23 tháng 10 năm đó, chính phủ của ông đă tổ chức trưng cầu dân ư để hợp thức hóa việc đại hội các tổ chức chính trị đă truất phế Bảo Đại và thiết lập chế độ Cộng Ḥa, theo đó nguyên thủ quốc gia sẽ là tổng thống.

 

Song song với công tác chính trị khẩn cấp, trong thời gian đầy thử thách ban đầu, ngay từ tháng 12 năm 1954, Thủ Tướng Diệm đă cho triệu tập một ủy ban hỗn hợp các chuyên viên Việt-Mỹ-Pháp để nghiên cứu phương thức thích hợp nhất cho công cuộc cải cách điền địa. Liền sau đó là các dụ số số 2 ngày 8-1-1955 và số 7 ngày 5-2-1955 ra đời để thí nghiệm cho đến cuối năm 1955. Sau cùng ngày 30-4-1956 dụ số 28 đă được ban hành quy định các thể thức có tính trường kỳ. Theo đó những điền chủ sở hữu quá nhiều ruộng đất (trên 100 hectares) sẽ bị truất hữu số thặng dư để chia ra cho các tá điền hay nông dân vô sản. Sự truất hữu này có bồi thường tương xứng. Cuộc cải cách mạnh tay này nếu so với cái gọi là cải cách ruộng đất của ông Hồ tại miền Bắc th́ chẳng thấm vào đâu, nhưng đă đụng chạm tới quyền lợi có từ lâu đời của giới địa chủ miền Nam (khoảng trên 2500 người), gây nên nhiều khó khăn cho chế độ mới. Ngay chính thân phụ của bà Ngô Đ́nh Nhu là luật sư Trần Văn Chương cũng bất b́nh và chống sự truất hữu mạnh tay này.(42)

 

Ngoài cải cách điền địa cung cấp đất cho tá điền và nông dân vô sản, dân di cư từ miền Bắc cũng được định cư tại những vùng đất ph́ nhiêu chưa khai thác đúng mức, để họ ổn định đời sống. Những“khu trù mật”, “khu dinh điền” cũng được dựng lên để giải quyết vấn đề nơi cư trú và canh tác.

 

Ngày 19-1-1956 Tổng Thống Diệm gửi văn thư chính thức yêu cầu Pháp rút hết quân. Và sau cuộc thương thuyết tốt đẹp, ngày 28-4-1956, tướng Jacquot đă đưa những người lính cuối cùng của Pháp xuống tầu về nước. Ngày đó Việt Nam mới thực sự “vắng bóng thực dân”.

 

 

ĐẶT NỀN TẢNG CHO NỀN CỘNG-HOÀ VIỆT-NAM

 

Ngày 23-1-1956 thủ tướng Diệm ban hành nghị định về thể thức tổ chức bầu quốc hội lập hiến. Và ngày 4-3-56 cuộc bầu cử đă diễn ra. Kết quả có 123 dân biểu thuộc 5 đảng phái và một số ứng viên độc lập.

 

Quốc hội lập hiến khai mạc ngày 15-3-1956.

 

Thủ Tướng Diệm vẫn tiếp tục nắm giữ toàn quyền dân sự và quân sự do Bảo Đại ủy thác cho đến ngày 26-10-1956 là ngày tân hiến pháp được công bố.43 Theo hiến pháp này (điều 98) trong nhiệm kỳ đầu, tổng thống được quyền ra sắc lệnh tạm hoăn việc thi hành các quyền tự do dân sự chiếu theo nhu cầu an ninh công cộng và quốc pḥng.

 

Trên thực tế t́nh h́nh an ninh đă khiến quyền này được tiếp tục sang đến cả nhiệm kỳ sau.

 

Nhiều người phê b́nh hiến pháp cho tổng thống quá nhiều quyền hành. Hơn cả tổng thống Mỹ. C̣n quốc hội th́ có vẻ chỉ là để thông qua quyết định của tổng thống. Nhưng ủy ban soạn thảo hiến pháp (với sự góp ư của một chuyên viên Mỹ, Dr J. A. C. Grant và một chuyên viên Phi Luật Tân, Juan C. Orendain) có lư để giành nhiều quyền hành cho vị nguyên thủ của một quốc gia trong thời chiến.

 

Sử gia Bernard Fall đă phê b́nh Tổng Thống Diệm độc tài và gọi chế độ của ông là một thứ quân chủ không vua. Ông ví Tổng Thống Diệm với Tổng Thống Franco của Tây Ban Nha. Nhưng có lúc tác giả cũng bào chữa cho ông Diệm, và lại ví ông với vua Gia Long. Bernard Fall viết:

“Vấn đề không phải là có đại diện dân chúng (dân chủ) không, mà là có giữ được cho nước tồn tại sau cơn nguy biến hay không”.(44)

 

Ư trên cũng gần giống ư của Thống Tướng Maxwell Taylor khi ông nêu trường hợp Tổng Thống Abraham Lincoln trong nội chiến Mỹ đă tạm đ́nh chỉ thi hành một số quyền tự do dân sự trên toàn lănh thổ Hoa Kỳ, để bào chữa cho sự thiếu tự do dân chủ của miền Nam Việt Nam lúc ấy.(45)

 

Những người chống đối sẽ nói chiến tranh đă chấm dứt với thỏa ước đ́nh chiến Genève. Nhưng trong thực tế chiến tranh khuynh đảo, khủng bố, vẫn ngấm ngầm tiếp diễn. Hay, theo quan niệm chiến tranh ư thức hệ CộngSản, th́ lúc đó chính là lúc cuộc chiến quyết liệt nhất.

 

C̣n Quốc Hội, tuy đa số dân biểu thân chính quyền, nhưng các cuộc thảo luận vẫn sôi nổi trước khi thông qua các đạo luật. Ngay sử gia Bernard Fall cũng nh́n nhận rằng nhiều dân biểu đă mạnh mẽ phê b́nh hành pháp.(46)

 

Trường hợp luật gia đ́nh do dân biểu Trần Lệ Xuân (bà Ngô Đ́nh Nhu) soạn thảo, chỉ được thông qua với tỷ số sít sao, 68 phiếu thuận trên 55 phiếu chống, cho thấy Quốc Hội không phải là quốc hội bù nh́n như tại miền Bắc.

 

Gánh nặng đè trên vai ông Diệm từ ngày về nước cho đến ngày lên làm tổng thống một nước Cộng Ḥa mới, như đă thấy, không phải chỉ là những vấn đề giáo phái như thập nhị sứ quân, vấn đề nổi loạn của các tướng Nguyễn Văn Hinh, Nguyễn Văn Vỹ, vấn đề chống đối của các đại diện Pháp (Paul Ely), đại diện Mỹ (Collins), vấn đề dân di cư, vấn đề tổ chức quốc hội, hiến pháp, tổ chức chính phủ trong một thời gian ngắn kỷ lục v.v… Mà thực ra c̣n một vấn đề vừa có tính nội trị, kinh tế, vừa có tính cách ngoại giao rất quan trọng giữa hai quốc gia cùng chung một lư tưởng chống cộng. Đó là vấn đề người Hoa trở thành người Việt gốc Hoa.

 

Chính quyền Pháp khi c̣n cai trị Việt Nam đă dành cho Hoa kiều nhiều quyền lợi kinh tế, khiến họ trở thành lực lượng kinh tế thương mại hết sức quan trọng tại miền Nam. Người Hoa nắm gần hết các cơ sở kinh tế chủ chốt.

 

Tổng Thống Diệm muốn giải quyết ổn thỏa vấn đề đó, để tạo cho người Việt những cơ hội tiến lên nắm lấy vị trí quan trọng hơn trong nền kinh tế của một quốc gia độc lập. Những người Hoa nào muốn duy tŕ quyền lợi, vị trí của ḿnh phải nhập Việt tịch.

 

Có nhận thấy những đặc quyền của người Hoa trong thời thực dân, mới hiểu được nỗi khó khăn của Tổng Thống Diệm. Nhờ có sự trợ tá đắc lực của Phó Tổng Thống, và sự cố vấn của linh mục Raymond J. De Jaegher, một chuyên viên về Trung Quốc, và về Cộng Sản Á Châu, ông Diệm đă vượt qua được những khó khăn tưởng không thể nào giải quyết nổi, và có thể gây xung đột vũ trang, hay ít nhất cũng đổ vỡ về ngoại giao giữa Việt Nam Cộng Ḥa và Trung Hoa Dân Quốc.

 

Sắc lệnh quy định 11 nghề mà các ngoại kiều không được làm ban hành ngày 6-9-56, và sắc lệnh cùng ngày dành quyền cho tất cả mọi Hoa kiều sinh tại Việt Nam được có quốc tịch Việt Nam dần dần đă được người Hoa thông hiểu và đón nhận. Nhưng cũng phải trải qua trên nửa năm thử thách cam go trước khi mọi sự được giải quyết ổn thỏa. Người Hoa cuối cùng hiểu rằng, nếu có vợ Việt, hay nhập Việt tịch th́ sẽ vẫn giữ được những công việc ḿnh đang làm. Và một số rất đông đă nhập Việt tịch. Đó là một khía cạnh của cuộc cách mạng về kinh tế mà Tổng Thống Diệm quyết tâm thực hiện có lợi cho chủ quyền thiết thực của người dân Việt.

 

 

THÀNH QUẢ VÀ TIẾNG TĂM TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ

 

Chỉ trong hai năm những thành quả mà ông Diệm đạt được ngay từ khi c̣n là thủ tướng với hai bàn tay trắng đă khiến nhiều nhà báo ngoại quốc, kể cả những kư giả thiên tả, thân cộng gọi đó là phép lạ về chính trị.47

 

Mà thực ra, ngay từ 1952, khi ông Diệm c̣n bị nhiều người chê là thụ động, chẳng hoạt động ǵ, đă có một sử gia tên tuổi Pháp chuyên về các vấn đề Việt Nam tiên đoán “ông Diệm tiếng tăm lừng lẫy đến nỗi người ta trông chờ ông sẽ làm nên phép lạ”. Sử gia đó là Philippe Devillers.(48)

 

Tổng Thống Hoa Kỳ Dwight Eisenhower cũng gọi ông Diệm là Con Người Thần Kỳ, con người của phép lạ (A Miracle Man). Ông đă gửi thư mời Tổng Thống Diệm sang thăm nước Mỹ. Tại đây Tổng Thống Hoa Kỳ đă dành cho ông tất cả những nghi lễ trang trọng nhất, rất đặc biệt, hiếm khi dành cho một vị quốc khách của Mỹ. (49)

 

Ngày 9-5-1957 Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đă đọc diễn văn trước Lưỡng Viện Quốc Hội Mỹ để cảm ơn chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đă dành cho Việt Nam sự giúp đỡ tinh thần và vật chất dồi dào. (50)

 

Trong bài diễn văn lịch sử này ông cũng đưa ra quan niệm đặc biệt của ông về tự do dân chủ. Quan niệm này được gói ghém trong câu sau đây:

“Bản chất của dân chủ là nỗ lực không ngừng để t́m mọi biện pháp chính trị khả dĩ bảo đảm cho tất cả các công dân, quyền tự do tiến triển, phát huy sáng kiến, đảm đương trách nhiệm, và sinh hoạt tinh thần tối đa.”(51)

 

Trong dịp này thị trưởng và nhân dân Nữu Ước đă dành cho Tổng Thống Việt Nam một cuộc nghênh đón đặc biệt chỉ dành cho những anh hùng dân tộc như Douglas Mac-Arthur, Dwight Eisenhower, và các phi hành gia Apollo khi họ trở về với chiến công, thành tích xuất sắc.(52)

 

H́nh 3: đại lộ Broadway, tháng 5-1957, dân chúng Nữu Ước chào đón Tổng Thống Diệm.

 

Ngoài Hoa Kỳ, trong năm 1957 tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm c̣n có 4 chuyến công du khác là Đại Hàn, Thái Lan, Úc (2-7) và Ấn Độ (tháng 11). Đó là chưa kể 3 cuộc viếng thăm chính thức Trung Hoa Dân Quốc, Phi Luật Tân và Liên Bang Mă Lai trong 2 năm sau. Ở đâu ông cũng được tiếp đón long trọng, và gây được mối giao hảo tốt đẹp.

 

Trước sự thành công rực rỡ của ông Diệm và vị thế vững chắc của Việt Nam Cộng Ḥa, chính lănh tụ Liên Xô Nikita Khrutshchev cũng nể phục. Cũng trong năm 1957 ông ta đă đề nghị Liên Hiệp Quốc thu nhận Cộng Ḥa Việt Nam cùng với Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa. Tiếc rằng Tổng Thống Diệm, vẫn với chủ trương “Tout ou rien” không chịu.

 

Ông c̣n nuôi hy vọng miền Nam sẽ thắng miền Bắc để vào Liên Hiệp Quốc một ḿnh? Mà quả thực lúc ấy người dân miền Nam, và cả một số các nhà quan sát quốc tế cũng hy vọng thế. Thậm chí cả dân miền Bắc cũng mong mỏi điều đó sớm xảy ra. V́ cuộc “cải cách ruộng đất” với những cuộc đấu tố “long trời lở đất” hai năm trước gây chết chóc, tang thương cho nửa triệu người vô tội khiến nhiều người khiếp đảm, chỉ muốn chạy trốn khỏi “thiên đường Cộng Sản”.

 

Từ sau khi hạn ba trăm ngày chấm dứt, hàng ngày vẫn c̣n có những người dân miền Bắc lợi dụng bóng đêm, liều chết vượt sông Bến Hải để “t́m tự do”.

 

Nguyên công việc xử lư những trường hợp này cũng gây cho chính quyền nhiều phiền toái. V́ trong số những người này thế nào cũng có một số gián điệp CS trà trộn vào. Làm sao nhận diện được chúng mà không làm người không liên quan nản ḷng, bất măn. Hơn nữa ông Diệm c̣n có tham vọng t́m cách chinh phục những cán bộ Cộng Sản ấy nữa.

 

Trái với những hậu quả rùng rợn của “cải cách ruộng đất” ở bên kia sông Bến Hải, cuộc cải cách điền địa mà Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chủ trương và tiến hành đầy tính nhân đạo và công b́nh. Những điền chủ có trên một trăm mẫu tư điền sẽ trao lại cho chính phủ phần thặng dư để chia cho các tá điền và nông dân không có ruộng cầy. Họ sẽ được đền bù đúng mức về số ruộng bị “truất hữu” đó.

 

Chương tŕnh cải cách điền địa đi song song với các chương tŕnh khu dinh điền, khu trù mật, và chương tŕnh định cư dân di cư đă cung cấp đất đai canh tác và chỗ ở cho khoảng 3 triệu trong số hơn 12 triệu dân miền Nam vào những năm 1958-1959.

 

Vùng cao nguyên, là nơi trước 1958 chỉ là đất hoang, nhưng được chính Tổng Thống coi như vùng chiến lược quan trọng về mặt quân sự, đến tháng 4 năm 1960 đă có 120 ngôi làng với khoảng 200,000 dân. Công cuộc định cư này theo Tổng Thống Diệm, chẳng những có lợi về kinh tế mà c̣n vô cùng cần thiết về mặt quân sự. Ông đă từng nói: Ai giữ được cao nguyên th́ giữ được nước. V́ vậy, Tổng Thống hay đi kinh lư lên vùng này. Năm 1957 ông đă đến chủ tọa một cuộc triển lăm, trưng bày thành quả của chương tŕnh dinh điền tại thị xă Ban Mê Thuột. Ông đă bị ám sát hụt. Bộ trưởng Cải Cách Điền Địa Đỗ Văn Công ngồi gần ông đă bị trọng thương. Nhưng ông b́nh tĩnh như chẳng có ǵ xảy ra, vẫn cho tiếp tục mọi nghi lễ theo đúng chương tŕnh dự định. Ông c̣n tha chết cho kẻ sát nhân bị bắt liền tại chỗ.53

 

Sự can đảm, b́nh tĩnh của ông đă được cả thế giới biết.

 

Ở đồng bằng sông Cửu Long công cuộc định cư cũng tiến hành tốt đẹp. Sông ng̣i được mở rộng và đào thêm, đường xá được tu bổ và nối dài giúp cho việc lưu thông giao dịch giữa các làng xă. Lúa không những đủ nuôi dân mà c̣n dư để xuất cảng. (Năm 1959 miền Nam đă xuất cảng gần 400,000 tấn gạo.)

 

H́nh 4: Tổng Thống Diệm với dân chúng Việt Nam

 

Sau khi ông Diệm đă bị giết, một số nhà báo và sử gia Mỹ viết sách chê ông Diệm quan liêu, xa dân, suốt ngày ở trong dinh, chẳng biết dân t́nh ra sao. Nhưng các giới chức Mỹ tại Sài G̣n và tướng lănh viên chức chính quyền gần ông Diệm đều nói về những cuộc đi kinh lư định kỳ và những cuộc xuất dinh bất thần 54 của ông. Ông thường mừng lễ Giáng Sinh hàng năm với binh sĩ tại những tiền đồn hẻo lánh. Trong những lần đến thăm dân ở những vùng mới giải phóng khỏi sự kiểm soát của Cộng Sản, ông đă được dân vây quanh truyện tṛ với ông. Họ đă so sánh: Chúng tôi theo ông Hồ đă cả chục năm, mà có bao giờ thấy mặt ông ấy đâu. Thế mà ông này mới lên cầm quyền 10 ngày đă tới tṛ truyện với chúng tôi. 55

 

Cựu đại sứ Mỹ Frederick Nolting đă nhớ lại, những lần theo Tổng Thống Diệm đi kinh lư, mặc dù cao lớn khỏe mạnh hơn Tổng Thống nhiều nhưng bước theo ông muốn hụt hơi v́ ông đi quá nhanh.56

 

Những nhà báo v́ ác cảm hay thành kiến đă bảo ông Diệm sống xa dân, ít khi ra khỏi dinh. Nhưng những người trung thực như đại sứ Nolting hay nữ kư giả Marguerite Higgins là người mà tạp chí Time và các binh nh́ Mỹ mô tả rằng cô ta trang điểm bằng bùn, đất, nghĩa là luôn xông xáo đi tới tận những nơi đầm lầy, nước đọng để săn tin chiến sự và thôn quê, đă viết rằng hàng tuần Tổng Thống thường rời Sài G̣n hai, ba ngày để đi thăm các tiền đồn và vùng quê hẻo lánh tận Bến Hải hay Cà Mau để ủy lạo chiến sĩ, và để biết rơ dân t́nh.57

 

H́nh 5: Một chuyến kinh lư của Tổng Thống Diệm năm 1954.

 

Tổng Thống Diệm thích về thôn quê, v́ ở đó ông được gần với những dân nghèo thương ông. Ông không có tài nói lợi khẩu trước đám đông. Nhưng rất được ḷng những nhóm nhỏ dân quê. Ông biết sở thích và ưu tư của họ. Và thường khuyến khích họ nêu những khó khăn, thắc mắc để ông t́m cách giải quyết tận t́nh.

 

Chính v́ vậy mà kết quả sau mấy năm cầm quyền ngắn ngủi, ông đă làm cho cuộc sống người dân miền Nam thay đổi hoàn toàn. Ngay một người chỉ trích nặng nề ông Diệm là Hồ Sỹ Khuê, trong tác phẩm đồ sộ Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm, và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông ta gọi ông Diệm là toàn quyền, độc tài gia đ́nh trị, đàn áp Phật Giáo, nhưng đă không thể nhắm mắt trước thực tế mà ông được chứng kiến về cảnh trù phú thanh b́nh, tự do của người dân thường thấp cổ bé miệng. Ông Khuê viết:

“Nông thôn đang hồi thay đổi mạnh. Xưa miền Nam có người nghèo túng, tuy không hề biết cảnh “bần cố nông” của miền Bắc. Nay th́ dân cầy Nam Bộ không c̣n thiếu thốn quá đáng, háo hức theo cuộc sống có nhiều thay đổi. Cầy tay đổi sang cầy máy, phân hóa học thay phân tươi, sông rạch lưu thông đă có thuyền máy, có ghe đuôi tôm, nhà cửa bắt đầu có những tiện nghi tối thiểu, radio, tủ lạnh quạt máy, ti vi, dần dà gia đ́nh nào cũng có một vài món làm vui. Cuộc sống hàng ngày con nhà nông không c̣n đầu tắt mặt tối quá đáng.

 

“Thanh niên miệt vườn dùng quen tay nên biết hamchuộng máy móc. Nhờ giao thông tiện lợi hơn xưa, nên rành cảnh sống phố phường, mà không phải so b́ hơn kém. Giáo dục mở mang, trường ốc mở rộng thêm nhiều. Trẻ em miệt vườn trước không qua bậc tiểu học, nay đi vào trung học là chuyện b́nh thường. Báo chí sách vở lan tràn khắp nơi, mở rộng tầm hiểu biết phổ thông. Người lớn trẻ con đều thạo tin tức thế giới và chuyện xảy ra hàng ngày trong nước. Không c̣n mấy ai ch́m trong ṿng ngu Tối nữa.” (…)

 

“Nông thôn không bần cố. Thành thị cũng không bao giờ c̣n gọi là vô sản được. Đời sống thợ thuyền Nam Bộ, nói chung có nhiều triển vọng hơn xưa. Khác hẳn lớp cu li đồn điền đất đỏ, hay khu bến tầu Ba Son ngày trước. Sống ở thành thị họ đều có nhiều điều kiện hơn nông dân, để tân trang đời sống hằng ngày, trau chuốt ư thức, mở rộng kiến văn. Một số công chức ngày xưa, có khi là bác sĩ hay thú y, chán chế độ phong kiến, lách ḿnh làm dân lao động, ảnh hưởng quanh quẩn trong các xóm b́nh dân, không phải ít.

 

“Tài xế tắc xi nhưng trưa đến không kể khách, nằm gác chân xem báo. Đạp xích lô, nhưng mỗi chiều ngồi nhậu nhẹt lai rai, bàn chuyện thời cuộc với xóm giềng.

 

“Những cảnh như thế xóa sạch mọi đẳng cấp thầy thợ trong xă hội, tạo một không khí ḥa đồng vươn cao. Con em gia đ́nh lao động đă bắt đầu vào đại học, làm giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, sánh vai cùng bạn bè đồng lứa xuất phát từ đủ mọi thành phần xă hội.”

 

“Đấy là những thành tựu xă hội có thể đưa ông Diệm đến thành công, nếu ông không làm toàn quyền.” (…)

 

“… T́nh h́nh bấy giờ giải thích tâm lư hôm nay của một số người nuối tiếc, nhất là các bà: “Ông Diệm c̣n tốt hơn ông Hồ nhiều.”

 

“Thực thế, dân miền Nam thời “Cộng Ḥa Nhân Vị” 30 năm trước có một cuộc sống vật chất đầy đủ hơn thời xă hội chủ nghĩa ông Hồ 30 năm sau. Đầy đủ. Chưa đúng. Thừa thăi… “58

 

Những hàng trên, được viết ra bởi một người đứng hẳn về phe phê b́nh, chỉ trích chính quyền thiết tưởng đối với người bàng quan c̣n có giá trị hơn những thống kê về kinh tế, giáo dục… của chính quyền.

 

Sau đây là mấy con số thống kê, để giải thích hơn là bổ túc cho những điều một người chống ông Diệm mắt thấy tai nghe trong thực tế nêu trên.

 

Mặc dù ngoại viện đă giảm một nửa, (từ 300 triệu Mỹ Kim xuống c̣n 150 triệu vào năm 1960, để trắc nghiệm chính sách tự túc của một nước Cộng Ḥa mới), những thành quả về kinh tế, giáo dục đă đạt được như sau. Cho đến tháng 5 năm 1961 hơn 210,000 người đă được định cư trong 147 địa điểm dinh điền trên diện tích 89, 126 mẫu tây.

 

19 khu trù mật theo hoạch định đă xây dựng xong.

 

457,149 mẫu tây (hectares) đất truất hữu của 1584 gia đ́nh địa chủ đă được chia ra cho 123,802 gia đ́nh tá điền.

 

Riêng về số ấp chiến lược theo dự tính th́ cần xây dựng 12.000 ấp. Và cho đến tháng 11 năm 1963 đă làm được 8.000, tức 2 phần ba trên toàn quốc.

 

Số lúa thu hoạch là 5,380,000 tấn. Xuất cảng gần 400,000 tấn.

 

Về y tế năm 1955 có 112 bệnh viện, năm 1960 tăng lên gấp 10 lần, nghĩa là 1126. Số giường từ 7000 tăng lên 20,824.

 

Về giáo dục, năm 1954 số người mù chữ (tuổi 13-50) là 2,284,144 đến năm 1960 chỉ c̣n 778,453, trong tổng số dân cả miền Nam là 13,731,052, tức chỉ c̣n 5,6 phần trăm.

Về tiểu học công lập, niên khóa 1954-1955 có 1598 trường với 7,000 lớp. Tới niên khóa 1959-1960 có 4418 trường với 20,109 lớp cho 1,001,757 học sinh v.v...59

 

Bậc trung học, đại học cũng có những tiến triển tương tự.

 

Ngoài việc mở rộng và cải tiến chương tŕnh trường đại học Sài G̣n có từ thời Pháp thuộc, chính Tổng Thống Diệm đă chỉ thị, đôn đốc việc thành lập các đại học Huế và Đà Lạt. Ngày 1-3-1957 đại học Huế đă khai giảng với 500 sinh viên. Viện trưởng là linh mục Cao Văn Luận, và trong số 5 chục giáo sư th́ có 4 linh mục và một người Công Giáo. Nhưng đây không phải là một đại học Công Giáo. Đại học Đà Lạt th́ đến 1959 mới khai giảng. Đặc biệt hồng y Spellman khi tới thăm Việt Nam có tặng số tiền 25 ngàn Mỹ Kim. Giới Công Giáo địa phương cũng yểm trợ nhiều về tài chính.

 

Về khoa học kỹ thuật th́ có Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ được thành lập ngay từ năm 1956.

 

Và cũng năm đó là Trường Mỹ Thuật và học viện Quốc Gia Âm Nhạc. Ngày 21-1-1956, lần đầu tiên tại thủ đô miền Nam, một dàn nhạc giao hưởng đại ḥa tấu (Orchestre Symphonique) dưới sự tổ chức và điều khiển của các nhạc sư Nguyễn Phụng và Nguyễn Văn Diệp đă tŕnh tấu trước công chúng để kỷ niệm 200 ngày sinh của Nhạc sĩ Mozart. Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm đă tới dự một cách lặng lẽ như một khán giả thường.

 

Ngoài những đại học và trung tâm kỹ thuật, văn hóa nói trên, Tổng Thống Diệm đă dành ưu tiên cho việc biến cải Trường Quốc Gia Hành Chính được thành lập tại Đà Lạt vào đầu năm 1953 thành Học Viện Quốc Gia Hành Chánh và dời về Sài G̣n (vào tháng 7 năm 1955) để ông có dịp trực tiếp giám sát. Những cố vấn Mỹ thuộc trường đại học Michigan là nơi ông Diệm đă từng là tham vấn trong những năm 1952-1953 đă giúp một cách đắc lực vào việc đào tạo cho Cộng Ḥa Việt Nam những nhà lănh đạo hành chánh tương lai. Nhưng ông luôn nhắc nhở cán bộ giảng huấn phải biết dung ḥa, phối hợp quan niệm chỉ huy của Âu Mỹ với truyền thống Việt Nam.

 

Về mặt quân sự, Tổng Thống kiêm nhiệm bộ Quốc Pḥng, nên ngay khi vừa về nước ông đă bổ nhậm một đại tá (Phạm Văn Cảm) Việt Nam thay thế một thiếu tá Pháp (Bouillet) làm chỉ huy trưởng trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi đổi danh thành Liên Trường Vơ Khoa. Từ đó tất cả tài liệu giảng huấn và văn thư nội bộ đều được soạn thảo bằng tiếng Việt. Các sĩ quan Việt Nam dần dần thay thế hoàn toàn các sĩ quan Pháp. Chính kẻ viết những hàng chữ này đă là một trong số những sĩ quan huấn luyện viên chuyển tiếp từ giảng huấn bằng tiếng Pháp sang tiếng Việt, và cũng là người đầu tiên dịch các văn thư từ Pháp ngữ sang Việt văn. Trường Vơ Bị Quốc Gia được Tổng Thống đặc biệt lưu tâm. Cựu đại sứ Mỹ Frederick Nolting đă thuật lại rằng ông đă được Tổng Thống cho xem đồ án kiến trúc trường mới do chính Tổng Thống là tác giả. Ông nói (nịnh?) với Tổng Thống Diệm rằng, nếu thấy đồ án này, Phó Tổng Thống Lyndon B. Johnson sẽ có thể gọi Tổng Thống Diệm là Thomas Jefferson của Việt Nam. V́ vị Tổng Thống tác giả Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ từng nổi tiếng là một kiến trúc sư.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại rằng Phó Tổng Thống Johnson đă gọi Tổng Thống Diệm là Churchill của thập kỷ tại Á Châu. Và cũng ví ông với hai vị tổng thống Mỹ nổi tiếng khác là Andrew Jackson và Woodrow Wilson (giải Nobel Ḥa B́nh).60

 

Những thành quả về ngoại giao cũng như nội trị của ông Diệm khiến một số người ḱnh chống ông ghen ghét và mất sáng suốt. Thay v́ cố gắng thi đua để dành thắng lợi trong cuộc bầu cử sắp tới vào năm 1961, họ đă vọng động làm cuộc đảo chính vào ngày 11-11-1960. Nhưng đă không thành công. Tiếc rằng ngoài những sĩ quan đứng đầu cuộc binh biến như 2 trung tá Vương Văn Đông, Nguyễn Triệu Hồng, c̣n có những khuôn mặt chính trị đảng phái lớn dính líu vào, như các ông Hoàng Cơ Thụy, Phan Quang Đán, Nguyễn Tường Tam tức nhà văn nổi tiếng Nhất Linh.61

 

Đây là một lời cảnh báo đối với ông Diệm về những cáo buộc ông chuyên quyền, không chịu mở rộng chính phủ cho các đảng đối lập mà tuyên cáo của nhóm Caravelle đă đưa ra lời yêu cầu trước đó nửa năm. 62

 

Ngẫu nhiên (?) mà trước đó hai tháng, ngày 10-9-1960, đại hội III của đảng CS đă lấy nghị quyết “cần làm cách mạng giải phóng, lật đổ chính phủ bù nh́n miền Nam”. Có thể là vô t́nh, và chỉ là t́nh cờ mà cuộc đảo chính của Nguyễn Triệu Hồng và Vương Văn Đông đă đáp ứng lời kêu gọi đó.

 

Chỉ một tháng sau ngày đảo chính hụt, những cán bộ cốt cán của Bắc Việt đang hoạt động tại miền Nam như Huỳnh Tấn Phát, Nguyễn Văn Hiếu, Ưng Ngọc Kỷ, Trần Bửu Kiếm đứng ra lập “mặt trận Dân Tộc Giải Phóng” (20-12-1960). Họ đă mời, dụ được một số trí thức tham gia. Trong số này có 2 luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trịnh Đ́nh Thảo, về sau có thêm nữ bác sĩ Dương Quỳnh Hoa và kỹ sư Trương Như Tảng.

 

Từ đây ông Diệm đă phải lao tâm khổ trí để đối phó với kẻ thù trên nhiều mặt trận phức tạp. Cộng quân tăng gia phá rối, bắt cóc, ám sát, khủng bố các viên chức chính quyền ở thôn xă. T́nh trạng bất an ở nông thôn khiến nhiều nông dân phải lánh về thành phố.

 

Ngày 2-10-1961, ông tuyên bố tại quốc hội: “Cuộc chiến mà chúng ta phải đương đầu không c̣n phải là chiến tranh du kích nữa mà là một một cuộc chiến qui ước với những đơn vị được vơ trang và nhận lệnh của Quốc Tế Cộng Sản.”

 

Về phía nội bộ, sau vụ Caravelle và đảo chính hụt, lại đến vụ dinh Độc Lập bị ném bom trong tháng 2 năm 1962. Tổng Thống không hề hấn ǵ, nhưng bà Ngô Đ́nh Nhu và vài binh sĩ bị thương nhẹ. Dinh Độc Lập bị hư hại nặng phải sửa chữa. Từ đó phủ Tổng Thống rời sang dinh Gia Long lúc đó đang là dinh Quốc Khách.

 

Chỉ hai giờ sau Tổng Thống đă lên đài trấn an mọi người. Ông nói các bạn đồng ngũ của hai thủ phạm không liên can. Ông cũng không cách chức tư lệnh Không Quân. Người ngoại quốc khen ông can đảm và b́nh tĩnh. 63 Nhưng cũng có người phê b́nh ông quá nhân từ, nếu không muốn nói là mềm yếu. V́ thậm chí ông đă không cho truy tố viên phi công bị bắt sau đó. Lại nhớ tới tên Hà Minh Trí ám sát hụt ông trong cuộc triển lăm ở Ban Mê Thuột 5 năm trước mà ông đă tha chết. Và vụ ông Trần Điền trưởng nhóm phản loạn thuộc một hệ phái Đại Việt đă lănh đạo cuộc nổi dậy chống chính phủ ở Ba Ḷng trước đó 7, 8 năm. Ông Điền cũng đă không bị xử. Nhưng rồi đă bị Việt Cộng giết trong dịp Tết Mậu Thân (1968).

 

Sở dĩ ông Diệm không nỡ nặng tay với những phần tử phản loạn là v́ ông thấy Việt Cộng mới là kẻ thù của toàn dân. Mà vào lúc này đây, sau khi chúng đă thành lập được mặt trận làm cái b́nh phong, và bung xung rồi, th́ Hà Nội đă ngấm ngầm chuyển dần vào Nam hàng ngàn binh sĩ chính quy. Những binh sĩ này trở thành lực lượng chính yểm trợ và bảo vệ hàng chục ngàn du kích quân chuyên đi ám sát, bắt cóc các viên chức trung thành và đắc lực của chính phủ tại các thôn xă. Chỉ trong sáu tháng đầu năm 1962 đă có 500 viên chức bị ám sát. Khi thấy chính quyền xă nao núng không c̣n đủ sức tự bảo vệ, VC sẽ tiến tới việc thu thuế, quyên gạo, quyên tiền, bắt thanh niên đi lính cho chúng.

 

H́nh 6: Ông Ngô Đ́nh Nhu thăm ấp chiến lược ngày 31-3-62

 

Nh́n trước thấy nguy cơ đó, Tổng Thống đă chỉ thị bào đệ là ông Ngô Đ́nh Nhu âm thầm nghiên cứu kế sách Ấp Chiến Lược, dựa trên những nghiên cứu về các “Kibút” (kibboutz) của Do Thái và các sách lược chống cộng của Mă Lai, của Phi Luật Tân. Rồi muốn cho Hoa Kỳ khỏi nghi ngờ, anh em Tổng Thống Diệm đă mời Sir Robert Thompson từng là bộ trưởng Quốc Pḥng Mă Lai Á, cựu thuộc địa của Anh sang làm cố vấn về Ấp Chiến Lược.

 

Ông này đă cùng ông Nhu tŕnh lên Tổng Thống Diệm duyệt xét và chính thức đưa kế sách ACL lên thành quốc sách.

 

Từ đó Hoa Kỳ cũng ủng hộ và viện trợ cho quốc sách này. Rufus Phillips được cử làm cố vấn Mỹ.

 

Kết quả là trong ṿng một năm, kể từ khi các ACL được bắt đầu xây dựng (đầu năm 1962) đến đầu năm 1963, các cuộc ám sát, bắt cóc, khủng bố tại nông thôn đă giảm trên phân nửa.

 

Nếu Đệ Nhất Cộng Ḥa không bị lật đổ, và/hoặc quốc sách ACL không bị các tướng đảo chính hủy bỏ liền sau đảo chính, th́ rất có triển vọng nó sẽ làm CS điêu đứng. Nhưng tiếc thay, Tổng Thống Diệm và ông Nhu đă bị thảm sát.

 

31 Con Rồng Việt Nam do Nguyễn Phước Tộc dịch và xuất bản tại Nam Cali, năm 1990, trang 515. Nguyên tác bằng Pháp văn tác giả Bảo Đại, Le Gragon D’ Annam (Plon, Paris,1980). Người viết đă trích nguyên văn lời của ông Bảo Đại trong hồi kư Con Rồng Việt Nam, để độc giả khỏi ngộ nhận khi đọc nhiều tác giả vốn có ác cảm hay thành kiến với ông Diệm, trong đó chẳng những có những người đứng sau ông Đỗ Mậu, tác giả cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi, hay nhóm Giao Điểm, mà c̣n có cả sử gia Pháp Bernard Fall (v́ tin vào những nguồn tin có ác ư), đă viết rằng ông Diệm đă quỳ gối thề với ông Bảo Đại và cả bà Nam Phương… Có lẽ pḥng bên có thánh giá là pḥng riêng của bà Nam Phương, v́ lúc ấy ông Bảo Đại chưa tin Chúa. Trước đó ông Bảo Đại c̣n ghi rơ: “Cứ mỗi lần mà tôi cần thay đổi chính phủ, tôi lại phải gọi đến ông. Ông th́ lúc nào cũng từ chối (…) Nay tôi kêu gọi đến ḷng ái quốc của ông. Ông không có quyền từ chối trách nhiệm của ḿnh. sự tồn vong của Việt Nam buộc ông như vậy.” (trang 515)

 

32 Trong cuốn The Smaller Dragon, A Political History of Vietnam (NY: Praeger, 1958) ngay ở mấy trang đầu, lời nói đầu, ông đă thú nhận như vậy. V́ cũng như Joseph Alsop, kư giả của tờ New York Herald Tribune, ông đến Việt Nam để được chứng kiến sự thảm bại của con người “cứng cỏi, không có kinh nghiệm, và thiếu khả năng này” (tức Ngô Đ́nh Diệm). Nhưng chỉ mấy tháng sau ông đă đổi hẳn quan điểm, sau khi đă chứng kiến những hành động sáng suốt và vô cùng can đảm của Ngô Đ́nh Diệm. Năm 1957, trong chuyến công du của tân tổng thống Việt Nam Cộng Ḥa tới Hoa Kỳ, người ta thấy Buttinger ngồi bên cạnh Tổng Thống Diệm để làm thông ngôn

 

33 Buttinger SĐD, trang 5 và kế tiếp. Buttinger viết nguyên văn: “I regarded Ngô Đ́nh Diệm as a man of exceptional political talent…”(tôi coi Ngô Đ́nh Diệm là người có tài phi thường về chính trị.

 

34 Theo đúng nghĩa đen. V́ hội nghị đă phải kéo lùi giờ Genève lại sau giờ thứ 24 để việc kư kết được thực hiện “trong ngày 20”. V́ nếu không th́ thủ tướng Mendes France phải từ chức, như đă hứa rằng nếu không hoàn tất được công việc trong ngày 20 là hạn chót th́ ông sẽ từ chức.

 

35 Con số chính thức của Phủ Tổng Ủy Di Cư là 928,152, trong đó có 794,876 Công Giáo. Về con số gần triệu này, sử gia Bernard Fall b́nh luận:

“Để di chuyển gần một triệu quân được huấn luyện tốt trong thời b́nh đă là cả một kỳ công về vận chuyển và tiếp liệu. Đàng này di chuyển cũng từng ấy thường dân vô tổ chức trong t́nh trạng tan hoang (của đất nước) chỉ trong thời gian không đầy một năm chắc chắn sẽ c̣n là một kỳ tích về lâu về dài.” (Xem Vietnam The First Five Years, by Richard W.Lindholm, Michigan State University Press, 1959, trang 54.)

 

36 Xin xem phần IV để biết về công tác của vị bác sĩ này.

 

37 Về cái chết của tướng Thế, về sau có lời đồn ác ư là do anh em ông Diệm chủ mưu. Nhưng nhờ có lời thú nhận của Thiếu Tá Savani thuộc pḥng nh́ Pháp trước, trên giấy trắng mực đen nên tin đồn đó không c̣n được nhắc lại. Luật sư Đinh Thạch Bích, một phụ tá của Tướng Thế có lần nói với người viết, lúc ấy anh em ông Diệm đang rất cần tướng Thế. Vả lại ông Nhu đă phải mất nhiều công mới chiêu dụ được tướng Thế về với chính phủ. Nói ông Diệm âm mưu hại ông Thế là chẳng biết ǵ cả. Chính ông Bích chứng kiến ông Diệm đă xúc động đến thế nào khi vừa nghe tin tướng Thế tử nạn. Đại Tá Lansdale cũng viết là ông chưa bao giờ thấy ông Diệm xúc động đến thế.

 

38 Trong số những phụ tá của Bảy Viễn, thuộc nhóm B́nh Xuyên có đại tá Thái Hoàng Minh đă phản Bảy Viễn, đem một số quân về định hợp tác với chính phủ. Nhưng không may đă bị Bảy Viễn phát giác và hạ sát. Cũng trong thời gian này Pháp đă đưa vào Sài G̣n 30,000 quân và 400 chiến xa, nói là để bảo vệ kiều dân Pháp. Nhưng thực ra là để yểm trợ cho phiến quân B́nh Xuyên.

 

39 Tướng Collins tới Sài G̣n ngày 8-11-54 để chứng tỏ từ đó Hoa Kỳ sẽ tích cực ủng hộ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Ban đầu ông cũng ca ngợi thủ tướng Diệm là người có ḷng yêu nước và liêm chính. Nhưng dần dần ông mất cảm t́nh v́ ông Diệm đă khước từ không làm theo một số khuyến cáo của ông.

 

40 Cũng có tin trái ngược rằng tướng Vỹ đem quân về theo lệnh Bảo Đại để giúp thủ tướng dẹp loạn. (?)

 

41 Theo Bernard Fall (The Two Vietnam thượng dẫn, trang 255) th́ chính ông Bảo Đại đă thuận theo lời đề nghị của thủ tướng Diệm, để ba tiểu đoàn ngự lâm quân chống quân của B́nh Xuyên và giáo phái. Trong trường hợp này, cựu hoàng đă tuyên bố: “Tôi không muốn sau này người ta sẽ bảo tôi đă chọn quyền lợi riêng ích kỷ, thay v́ sự sống c̣n của dân tộc.”

 

42 Một trong những cố vấn tài ba và đắc lực của Tổng Thống Diệm về cải cách điền địa là Giáo Sư Wolf Ladejinsky. Ông rất được ông Diệm tin cậy. Theo Suzanne Labin th́ đă nhiều lần ông Nhu giận dữ hỏi ông Trần Văn Chương: Ba muốn mất một ít ruộng hay muốn mất cả Việt Nam? (SĐD trang 65)

 

43 Sau đây (xin nêu làm ví dụ) là mấy điều căn bản ở đầu bản Hiến Pháp với 98 điều:

Điều 3: Quốc dân ủy nhiệm vụ hành pháp cho Tổng Thống dân cử, và nhiệm vụ lập pháp cho Quốc Hội cũng do dân cử.

 

Điều 4: Hành pháp, lập pháp, tư pháp có nhiệm vụ bảo vệ Tự Do Dân Chủ, Chính Thể Cộng Ḥa, và trật tự công cộng. Tư pháp phải có một quy chế bảo đảm tính cách độc lập.

 

Điều 5: Mọi người dân, không phân biệt nam nữ sinh ra b́nh đẳng về phẩm cách, quyền lợi và nhiệm vụ, phải đối xử với nhau theo tinh thần tương thân tương trợ.

 

Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của con người trong cương vị cá nhân, hay trong cương vị tập thể.

 

Quốc gia cố gắng tạo cho mọi người những cơ hội đồng đều và những điều kiện cần thiết để thụ hưởng quyền lợi, và thực hành nhiệm vụ.

 

Quốc gia tán trợ sự khuếch trương kinh tế, phát huy văn hóa, khai triển khoa học và kỹ thuật.”…

 

44 Fall, The Two Vietnam… trang 237)

 

45 Francis X. Winters, The Year Of The Hare, University of Georgia Press, 1997, trang 93.

 

46 Fall, The Two Vietnam… trang 268.

 

47 Trong số này phải kể trước tiên nhà báo Joseph Buttinger.

 

Tuy vào những năm cuối, và sau khi TT Diệm đă bị lật đổ, Buttinger có phê b́nh chỉ trích TT Diệm là độc tài không chịu chia sẻ quyền hành với các đảng phái. Ông đặc biệt bênh vực lănh tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn… Nhưng đến năm 1959 Buttinger hăy c̣n gọi những thanh tựu của TT Diệm là một phép lạ chính trị, mà tác giả là Ngô Đ́nh Diệm (xin xem Vietnam, The First Five Years, tổng biên tập Richard W. Lindholm, 1959, trang 29-30)

 

Trong những cuộc họp báo của TT Diệm tại Hoa Kỳ, Joseph Buttinger là thông dịch viên chính thức, v́ ông thông thạo Anh và Pháp ngữ, và được TT Diệm quư mến.

 

C̣n William Henderson, một chuyên viên hội đồng cố vấn về chính sách đối ngoại, tại Nữu Ước th́ gọi những thành tựu của ông Diệm trong những năm đầu là một phép lạ chính trị với tầm quan trọng to lớn số một (a political miracle of the first magnitude). Nhưng cũng phải ghi nhận là đến năm 1959, khi Henderson thấy ông Diệm vẫn c̣n duy tŕ một nền cai trị độc tài th́ ông đă tiên đoán đó là điềm xấu sẽ có thể dẫn đến tai họa. Ông cho rằng thời gian đầu cần phải độc tài mới giữ được nước. Nhưng khi chính quyền đă mạnh th́ phải nới lỏng cho có dân chủ. (Xin xem The Five First Years, trang 342-343)

 

John M. Mecklin, phóng viên báo Time-Life th́ cho đến 1959 vẫn c̣n nhắc đến phép lạ của ông Diệm: “Nh́n dưới ánh sáng của sự tuyệt vọng cùng cực khắp nơi trong những tháng sau (chiến thắng của CS tại Điện Biên Phủ, th́ chỉ nguyên sự kiện cho đến nay chế độ Diệm hăy c̣n tồn tại là một phép lạ.”

 

48 Trích dẫn bởi Buttinger, SĐD, trang 63.

 

49 Ngày 6 tháng 5 năm 1957 Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm lên đường. Dọc đường ông đă được Đô Đốc Felt, tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ vùng Thái B́nh Dương đón ở đảo Guam. Đến Honululu, thủ phủ của quần đảo Hawai (lúc đó sắp trở thành tiểu bang thứ 50 của Hiệp Chúng Quốc Hoa Kỳ), th́ Tổng Thống Eisenhower phái máy bay riêng của Tổng Thống, chiếc Air Force One, cùng ngoại trưởng Foster Dulles từ thủ đô đến nơi xa xôi này để đón TT Diệm với 21 phát đại bác.

 

Khi tới thủ đô Hoa Kỳ th́ đích thân Tổng Thống Eisenhower đă ra đón tận chân cầu thang máy bay Air Force One, đưa về dinh quốc khách Blair House. Hôm sau là quốc yến do Tổng Thống thết tại ṭa Bạch Ốc.

 

50 Số tiền mà Hoa Kỳ viện trợ cho chính phủ Ngô Đ́nh Diệm trong 2 năm 1955-1956 ước lượng là 500 triệu Mỹ Kim. Trong số đó 340 triệu được dành cho việc xây dựng và huấn luyện các lực lượng vũ trang.

 

51 Bộ trưởng Ngoại Giao Úc R. G. Casey thời ấy có lẽ cùng quan điểm với ông Diệm khi viết về việc nhiều người phê b́nh chế độ ông Diệm thiếu dân chủ: Democracy is not something that can be granted or imposed: It must evolve naturally from a spread of political consciousness and a sense of responsibility in a population. (Tạm dịch: Dân chủ một cách tự nhiên từ sự giáo dục ư thức chính trị và tinh thần trách nhiệm trong dân chúng.) Ông cũng cho rằng để tiến tới một nền dân chủ đại nghị kiểu Tây Phương cần có một thời gian dài, v́ cần phải thay đổi những tập quán suy nghĩ đă thấm rộng trong nhân dân.

 

52 Cuộc diễn hành đặc biệt này mệnh danh là Ticker Tape Parade. Tổng Thống cùng với thị trưởng ngồi xe mui trần rong ruổi khắp các phố ở trung tâm thành phố để dân chúng hai bên đường hoan hô…

 

53 Tên kẻ sát nhân là Hà Minh Trí hay Chí, tức Phạm Ngọc Phú. Sau khi miền Nam mất vào tay Cộng Sản, y đă được Việt Cộng trọng dụng trong chức vụ một trưởng ty tại tỉnh Tây Ninh.

 

54 Cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc, có kể cho người viết, có một lần, mới 4 giờ sáng Tổng Thống đă đánh thức ông bảo chuẩn bị đưa tổng thống đi thăm một ngôi chùa trong thành phố. Tổng thống c̣n dặn đừng cho ai biết trước. Tổng Thống đă được vị sư chủ tŕ và nhiều tăng ni đón tiếp vui vẻ, tuy là rất đơn sơ, v́ không biết trước. Thấy Tổng Thống có vẻ b́nh dân dễ dăi, có vị sư đă nói, “tổng thống có chuyện vui mà giấu chúng tôi…” Vị sư có ư nói đến chuyện Tổng Thống được giải Magsaysay cả chục ngàn Mỹ Kim nhưng đă nhường số tiền đó lại cho Đức Đạt Lai Lạt Ma. Về chi tiết chuyện này xin xem phần Phụ Lục cuốn Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê, lần tái bản thứ 2, năm 2002, trang 350-352 (chỉ ở lần tái bản này mới có).

 

55 Trong cuốn Our Endless War (Cuộc Chiến Bất Tận Của Chúng Tôi, nxb Presidio Press, 1987, trang 63), tác giả, tướng Trần Văn Đôn, một trong những tướng trụ chốt làm đảo chính lật TT Diệm, đă thuật lại lời của dân làng nói với ông, nguyên văn: “In ten years of leadership by Ho Chi Minh, he never once took the trouble to visit us, but after only ten days, Ngô Đ́nh Diệm has already come to see us and listen to our problems.” The people both in cities and hamlets were becoming aware of Diem and liking what they saw.” Tạm dịch: Trong 10 năm dưới quyền ông Hồ Chí Minh, ông ta chưa một lần nào tốn công tới thăm chúng tôi. Nhưng mới chỉ 10 ngày (sau giải phóng), ông Ngô Đ́nh Diệm đă tới thăm và nghe chúng tôi kể những nỗi khó khăn của chúng tôi.” Dân chúng ở cả thành thị lẫn xóm làng đều biết về ông Diệm và lấy làm thích những ǵ họ được xem thấy.”

 

56 Về chuyện ông Diệm đi bộ, Giáo Sư Tôn Thất Thiện có thời gặp gỡ ông ở Paris năm 1953 có kể rằng ông thích đi xem Paris và các nhà thờ, mà ông toàn đi bộ, đến nỗi Cảnh Sát Pháp có nhiệm vụ theo dơi ông phải la lên: Ông này điên hay sao mà toàn đi bộ!

 

57 Trong cuốn Our Vietnam Nightmare, nxb Harper & Row, 1965, (trang 160-162) nữ kư giả Marguerite Higgins đă công bố lá thư dài 3 trang của đại sứ Nolting viết về TT Diệm, chỉ xin trích vài hàng: “Ông Diệm là người đi đường không biết mệt. Ông rời Sài G̣n đi về các tỉnh mỗi tuần hai, ba ngày. Đi theo ông chúng tôi mệt lả, tả tơi. Ngoài những bộ tư lệnh và các tiền đồn, ông c̣n đi tới tận các quận huyện xa xôi, thôn xă hẻo lánh tận Cà Mau, những làng thượng trên cao nguyên, và những trại huấn luyện người Thượng, những hải đảo ngoài khơi, tới sát vĩ tuyến 17 v.v… (…) Đối với một người lùn và mập như ông Diệm th́ đi như vậy là quá nhanh… không có ngọn đồi nào hay bụi rậm nào có thể làm ông chùn bước…” Xin xem toàn lá thư trong Ngô Đ́nh Diệm, Lời KhenTiếng Chê của Minh Vơ, tái bản lần thứ hai, 2002, từ trang 102 đến 104.

 

58 Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, tác giả Hồ Sỹ Khuê, nhà xuất bản Văn Nghệ, Cali, 1990, trang 270.

 

T́nh trạng dân sinh tiến bộ nhanh như vậy là nhờ ông Diệm, ngay khi mới về nước với trăm ngh́n khó khăn trắc trở chẳng những đă đưa ra những chương tŕnh về nông nghiệp mà ngay từ năm 1955 ông đă cho xúc tiến chương tŕnh công nghiệp nhẹ. Ví dụ cho lập thêm nhiều nhà máy cưa, nhà máy xay lúa, nhá máy dệt, nhà máy đường, nhà máy thủy tinh, đồng thời cho khai thác mỏ than Nông Sơn, vân vân… Kết quả là năm 1957 số nhà máy cưa đă tăng từ 200 lên 300. Và có 400 nhà máy xay mới nâng tổng số lên 1000 nhà. Về máy dệt năm 1955 có 6000 khung cửi, đến năm 1957 đă tăng lên 10,200 chiếc…

 

59 Theo Thành Tích 6 năm hoạt động của chính phủ VNCH, 1960, do Hồ Đắc Huân tái bản năm 2007.

 

60 Ngay khi c̣n là phó tổng thống, ông Johnson đă tỏ ra đặc biệt quư mến Tổng Thống Diệm đến nỗi ông treo ảnh ông Diệm ngay tại pḥng khách của ông và 3 tuần sau khi ông Diệm bị hạ và bị giết người ta vẫn c̣n thấy chân dung ông Diệm tại đó. Ông c̣n chỉ cho nghị sĩ Hubert Humphrey (sắp lên làm phó tổng thống thay Johnson, sau cái chết của TT Kennedy) thấy và nói về cái chết bi thảm của Tổng Thống Kennedy.

 

61 Cuộc đảo chính này c̣n có sự tham gia của đại tá Nguyễn Chánh Thi, người được Tổng Thống Diệm tin dùng. Có người lầm bảo ông Thi cầm đầu cuộc đảo chính. Nhưng ông chỉ tham gia v́ mắc lừa và miễn cưỡng. Người cầm đầu bề ngoài là Vương Văn Đông và Nguyễn Triệu Hồng, nhưng người ta nghi người xướng xuất là Trung tá Trần Đ́nh Lan, thuộc Pḥng Nh́ (t́nh báo quân đội) của Pháp trước kia.

 

Chính phủ c̣n bắt được tài liệu cho thấy ṭa đại sứ Mỹ cũng có dính líu vào. Nên sau đó đại sứ Elbridge Durbrow đă bị triệu hồi và được thay thế bởi đại sứ Frederick Nolting. Và một nhân viên CIA tên là George Carver có để lại dấu vết liên lạc và giúp đỡ Luật Sư Hoàng Cơ Thụy trong âm mưu này, nên cũng bị triệu về nước. Nhiều tài liệu nói LS Thụy đă được Carver bỏ vào một bao bố đưa lên máy bay theo “công hàm ngoại giao” để thoát lưới hải quan? Nhà văn Nhất Linh khi thấy cuộc đảo chính thất bại đă chạy vào ṭa đại sứ Trung Hoa Dân Quốc xin tỵ nạn. Nhưng rồi được giao cho cảnh sát tạm giam ít ngày trước khi được thả ra. Nhưng đến tháng 7-1963, 3 năm sau, khi nhận được trát đ̣i ra hầu ṭa về tội phản nghịch, ông đă uống thuốc ngủ để tự tử. Cái chết của ông đă khiến ông Diệm rất buồn rầu, phải lên Đà Lạt tĩnh dưỡng mấy ngày. V́ dầu sao ông cũng là một trong những nhà cách mạng từng ngưỡng mộ và hết ḷng ủng hộ ông Diệm trong những năm đầu mới về nước.

 

62 Gọi là nhóm Caravelle v́ nhóm này, gồm 18 nhân sĩ và trí thức tên tuổi, họp tại khách sạn Caravelle, ngay trung tâm thủ đô Sài G̣n, để đưa ra yêu cầu chính phủ cải tổ và mở rộng cho đối lập tham gia. Trong số 18 nhân vật này có những người rất nổi tiếng từ lâu như các cụ Phan Khắc Sửu, Trần Văn Lư, Trần Văn Hương, ông Trần Văn Văn, luật sư Trần Văn Tuyên… và cả bác sĩ Trần Văn Đỗ chú ruột của bà Nhu từng là bộ trưởng ngoại giao trong chính phủ Ngô Đ́nh Diệm vào những ngày đầu. Tiếc rằng chính quyền đă không đáp ứng yêu cầu này.

 

Việc chính quyền đưa vụ đảo chính hụt 1960 ra xử vào giữa lúc biến cố Phật Giáo đang xảy ra bất lợi là một hành động bị phê b́nh là rất vụng về.

 

63 Hai phi công vô kỷ luật này là Phạm Phú Quốc và Nguyễn Văn Cử. Trung úy Cử là con một thủ lănh Việt Nam Quốc Dân Đảng, ông Nguyễn Văn Lực. Đại Tá Nguyễn Xuân Vinh tức nhà văn Toàn Phong và sau này là khoa học gia nổi tiếng thế giới, đă không bị cách chức. Nhưng ông thấy ḿnh có trách nhiệm nên xin từ chức và được Tổng Thống chấp thuận.

 

Trong hai quân nhân phản loạn này, Nguyễn Văn Cử đă trốn sang Cam Bốt. C̣n Phạm Phú Quốc bị bắt. Cựu nghị sĩ Lê Châu Lộc cho người viết biết: Có một hôm Tổng Thống chỉ thị ông (lúc ấy là tùy viên của Tổng Thống) xuống cơ quan an ninh điều tra về tin đồn Phạm Phú Quốc bị tra tấn dă man, bị rút các móng tay. Ông Lộc đă yêu cầu đại tá Đỗ Mậu, giám đốc An Ninh Quân Đội dẫn tới gặp Phạm Phú Quốc. Ông bắt tay anh ta để biết chắc là hai bàn tay lành lặn nguyên vẹn. Ông cũng hỏi, anh có bị đánh đập ǵ không, th́ được trả lời là không. Trong dịp này Phạm Phú Quốc có nhờ ông Lộc chuyển lên Tổng Thống lá thư bày tỏ ḷng hối hận và xin lỗi Tổng Thống. Nhưng ông không nhận chuyển lá thư. Ông bảo mục đích của ông chỉ là theo lệnh Tổng Thống xem tận mắt để biết can phạm không bị hành hạ thôi. Thư hăy gửi qua cơ quan đang giam giữ.

 

Tuần báo Time của Mỹ (9-3-1962, trang 29) ghi: “Tổng Thống Diệm đă thoát khỏi cuộc mưu sát một cách can đảm và b́nh tĩnh” (The President himself came through the assassination attempt with courage and coolness.)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính