Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc 

Phần IV a

 

Minh Vơ 

 

12. Chiến thắng bỏ lỡ

 

Từ trước tới giờ phần đông kư giả và sử gia Mỹ đều cho rằng Hoa Kỳ đă lầm khi ủng hộ miền Nam Việt Nam chống lại Cộng Sản miền Bắc. Họ ca ngợi Hồ Chí Minh là nhà ái quốc, có tài trí hơn người và được ḷng dân. Họ coi các nhà lănh đạo miền Nam, kể cả ông Ngô Đ́nh Diệm đều bất tài, vô tướng và là tay sai thực dân đế quốc. Quan điểm lịch sử đó được mệnh danh là “chính thống” (!) (tạm dịch từ “Orthodox” của tác giả Mark Moyar)

 

Nhưng gần đây một số sử gia Mỹ đă bắt đầu xét lại quan điểm đó. Trong số này có giáo sư tiến sĩ sử học Mark Moyar. Tiến sĩ Mark Moyar đậu cử nhân (hạng tối ưu với lời khen của ban giám khảo) về môn sử tại đại học Havard danh tiếng nhất của Mỹ. Sau đó đậu tiến sĩ sử học tại đại học Cambridge. Ông từng giảng dạy tại đại học Cambridge, đại học Tiểu Bang Ohio, đại học A&M Texas, và đại học Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ ở Quantino, Virginia..

 

Năm 2006 cơ sở Báo Chí Đại Học Cambridge đă xuất bản cuốn sách 512 trang khổ lớn của ông nhan đề Triumph Forsaken. Đây là tập I của bộ sách 2 tập về cuộc chiến Việt Nam. Theo tác giả, cuộc chiến này đáng lẽ đă kết thúc bằng một chiến thắng oanh liệt, mà lại trở thànhmột chiến bại nhục nhă. Trong cuốn sách này, tác giả đă rà xét lại tất cả mọi dữ kiện, đối chiếu nhiều tài liệu vô số kể của nhiều nguồn thuộc mọi phía, trong đó có những tài liệu mới được giải mật của Mỹ và tài liệu Cộng Sản (Liên Xô cũ, Trung Quốc, và Việt Nam), để đi đến một kết luận có cơ sở vững vàng.

 

Cuối sách không có phần thư mục như phần lớn các sách biên khảo. Nhưng gần 2000 chú thích ghi chi tiết trong 85 trang sách đă cho thấy hàng trăm tác phẩm và tài liệu được tham khảo và dẫn chứng một cách tỉ mỉ để chứng minh lập luận “xét lại” của tác giả. Ví dụ chỉ nguyên một chương 16 đă có tới 176 chú thích trưng dẫn hàng trăm tác phẩm hay chỉ 3 trang đầu của bài tựa thôi đă có tới 19 chú thích mà chi tiết choán hẳn 3 trang, Cũng trong lời tựa này, nguyên một chú thích 2 đă trưng dẫn gần 100 tác phẩm.

 

Tập I này có 17 chương, trong đó có 10 chương về chính quyền Ngô Đ́nh Diệm.

 

Đọc kỹ lời tựa và chương đầu, ta sẽ thấy đại cương về lập luận của tác giả..

 

Nhà xuất bản trích dẫn lời phê b́nh và đánh giá của 6 tác giả và giáo sư sử học về tác phẩm của Mark Moyar. Sau đây là ư kiến của Giáo sư sử học Thomas Alan Schwartz:

 

Triumph forsaken là một cuốn sách đặc sắc. Công tŕnh (biên khảo) của Mark Moyar là sự thách đố mạnh mẽ nhất đối với sự giải thích chính thống về nguồn gốc việc Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Bằng cái nh́n mới mẻ vào những nguồn tài liệu gốc, cũng như t́m hiểu, khai thác những tư liệu mới từ các văn khố Mỹ cũng như Cộng Sản, Moyar đă tạo nên một lối giải thích khác về cội nguồn của sự dấn thân (tham chiến) của Hoa Kỳ. Tác phẩm của Moyar thúc đẩy các sử gia phải mở lại cuộc tranh luận về ư nghĩa cuộc chiến tranh Việt Nam.”

 

Sau đây là nhan đề của 17 chương sách trong tập I:

 

1.       Di sản

2.       Hai nước Việt Nam: Từ tháng 7 năm 1954 đến tháng 12 năm 1955

3.       Sống chung ḥa b́nh: Từ 1956 đến 1959

4.       Cuộc nổi dậy: 1960

5.       Cam kết nhập cuộc: 1961

6.       Sự trẻ trung hóa: Từ tháng 1 đến tháng 6 năm 1962

7.       Tấn công: Từ tháng 7 đến tháng 12 năm 1962

8.       Trận Ấp Bắc; Tháng 1 năm 1963

9.       Ông Diệm gặp gian nan: Từ tháng 2 đến tháng 7 năm 1963

10.   Sự phản bội: Tháng 8 năm 1963

11.   Tự hủy: Từ tháng 9 đến ngày 2 tháng 11 năm 1963

12.   Trở lại t́nh trạng “Thập Nhị Sứ Quân”: Từ 3 tháng 11 đến tháng 12 năm 1963.

13.   Tự chế: Từ tháng 1 đến tháng 7 năm 1964

14.   Những tín hiệu: Từ tháng 8 đến tháng 10 năm 1964

15.   Xâm nhập: Từ tháng 11 đến tháng 12 năm 1964

16.   Phần thưởng chiến thắng: Từ tháng 1 đến tháng 5 năm 1965

17.   Quyết định: Từ tháng 6 đến tháng 7 năm 1965.

 

Lời tựa.

 

Sau khi nhấn mạnh sự cần thiết phải nghiên cứu phân tách kỹ những nguồn tài liệu gốc càng ngày càng được phát hiện ra về mọi mặt của cuộc chiến, từ quân sự, chính trị, ngoại giao, do đó tác phẩm phải gồm 2 tập, thay v́ một tập như dư tính ban đầu, tác giả tŕnh bày thực trạng lịch sử Hoa Kỳ do hai xu hướng “chính thống” và “xét lại”.

 

Quan điểm “chính thống” có vẻ lấn át quan điểm xét lại. Thậm chí trong giới khoa bảng, người ta cho rằng phe xét lại không đáng gọi là sử gia, chỉ là những nhà “ư thức hệ” (ideologues).

 

Theo quan điểm “chính thống” th́ dân Việt vốn thù dân Tầu, và thường đánh thắng quân Tầu. V́ vậy nếu đừng xua đuổi Hồ Chí Minh, th́ ông ta đă có thể trở thành một Ti Tô của Việt Nam, chứ không đi theo Tầu Cộng, và Liên Xô.

 

Tác giả đă ghi rằng nghiên cứu kỹ lịch sử Việt Nam th́ sẽ thấy, các cuộc chiến tranh xảy ra phần lớn giữa người Việt với nhau, và giữa người Việt với những sắc dân khác, như Chàm, Khmer hay Mông Cổ… chứ không phải giữa người Việt với người Tầu. Chỉ trừ một vài trường hợp cá biệt. Từ đó ông cho rằng Hồ Chí Minh nếu có ghét Tầu là ghét Tầu Quốc Dân, như phe Tưởng Giới Thạch, chứ không bao giờ ghét Tầu Cộng của Mao Trạch Đông. Trái lại sẵn sàng rước Tầu Cộng vào để đánh người Việt yêu nước. Ông viết:

“Hồ thường tỏ ḷng kính cẩn với quan thầy hơn đối thủ của ông ta ở miền Nam là Ngô Đ́nh Diệm, người đă thà chết hơn là làm theo yêu cầu của đồng minh Hoa Kỳ của ông ta. Hồ là tín đồ nhiệt thành của Mác và Lê-nin, dấn thân sâu đậm vào chủ nghĩa Quốc Tế Cộng Sản, cho nên không thể hy sinh t́nh liên đới Cộng Sản cho quyền lợi “hẹp ḥi” của Việt Nam. Do đó, trái với những suy diễn được nhiều người chia sẻ, ông ta sẽ chẳng bao giờ lại chống người láng giềng Trung Cộng, hay bất cứ nước bạn Cộng sản nào khác, nếu Hoa Kỳ cho phép ông ta thống nhất Việt Nam. Ông ta không bao giờ để Hoa Kỳ biến nước Việt Nam thành một Nam Tư của châu Á.”

 

Về lănh tụ miền Nam, tác giả viết:

“Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm của miền Nam, không ngừng bị các sử gia phe “chính thống” mô tả như một kẻ đần độn, tên phản động, một bạo chúa. Nhưng thực ra ông là một lănh tụ rất khôn ngoan, uyên bác và đắc lực. Là một người hiến thân cho hạnh phúc của dân tộc ḿnh, ông “dùng uy tín cá nhân để trị nước gần như một nhà độc tài” (12 từ trong ngoặc kép của người viết để tạm dịch từ authoritarian của tác giả) v́ ông cho rằng chế độ dân chủ kiểu Tây phương không thích hợp với một đất nước đang bị phân tán và có một nền văn hóa độc đoán. Những biến cố xảy ra sau khi ông bị giết đă chứng tỏ niềm tin đó là đúng.” (…)

 

Sau khi nêu đích danh Trung tá John Paul Vann, hai nhà báo trẻ David Halberstam và Neil Sheehan và đại sứ Cabot Lodge, kết tội họ đă loan tin thất thiệt, thiếu lương thiện và đánh lừa thượng cấp để cố hạ uy tín của Tổng Thống Diệm, vu khống là chính quyền của ông bất lực trong việc giữ an ninh, tác giả viết về cuộc đảo chính 1-11-1963:

“Cho đến nay, đă rơ cuộc đảo chính tháng 11 năm 1963 là một lỗi lầm tệ hại nhất của người Mỹ. Trái hẳn với những lời quả đoán sau đó của những kẻ cổ vơ cho cuộc đảo chính, rằng nỗ lực chiến tranh của Nam Việt đă bước vào thời kỳ suy thoái trong những tháng cuối cùng của chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Các nguồn tin từ phía Bắc Việt, cũng như từ phía Hoa Kỳ đă cung cấp bằng chứng cho thấy cuộc chiến lúc ấy đang tiến hành một cách thỏa đáng, thuận lợi.”

 

Về t́nh trạng rối loạn và sự kém cỏi của các chính quyền hậu đảo chính, tác giả cho rằng chưa mấy người hiểu rơ nguyên nhân. Ông viết:

“Hậu quả của sự điều hành kém cỏi của chính quyền miền Nam từ sau khi ông Diệm chết cho đến năm 1965 th́ hầu như ngày nay ai cũng đă thấy. Nhưng về nhữngnguyên nhân của nó th́ chưa mấy người hiểu. Theo một cách giải thích “chuẩn” th́ chính quyền Sài G̣n thất bại v́ những nhà lănh đạo Việt Nam và những cố vấn Mỹ đă chọn lầm phương pháp để đánh địch. Tuy nhiên thực ra, vấn đề không nằm ở khái niệm mà ở cách thi hành. Một sự giải thích tiến bộ hơn, gần trọng điểm hơn, nhưng vẫn chỉ đúng một phần, đó là miền Nam lúc ấy bị chao đảo, loạng choạng v́ giới thượng lưu cầm quyền đă mất những nhà lănh đạo kiên cường. Nhiều cá nhân giữ những địa vị trong chính quyền trong thời hậu Diệm, đích thực, thiếu các đức tính cần thiết của một nhà lănh đạo, và chẳng ai có tài bằng Ngô Đ́nh Diệm. Nhưng tầm cỡ của tập thể giới lănh đạo nói chung không phải là vấn đề then chốt. Vấn đề quan trọng, thực ra chính là sự loại trừ một số người trong giới thượng lưu ra khỏi chính phủ và sự thao túng của phong trào Phật Giáo trong việc vận dụng các nhà lănh đạo chính phủ. Kể từ tháng 11 năm 1963 về sau những lănh tụ hàng đầu ở Sài G̣n không ngừng lặp đi lặp lại việc loại trừ những người có tài đáng kể, hoặc v́ những người này đă trung thành với ông Diệm, hoặc v́ những lănh tụ đó bị áp lực từ nhóm Phật Giáo tranh đấu…”

 

Vài trích đoạn trên đây của Lời Tựa đă tóm tắt quan điểm “xét lại” của tác giả về những sự kiện lịch sử liên quan đến ông Hồ Chí Minh, ông Ngô Đ́nh Diệm và chính t́nh miền Nam Việt Nam từ 1945 đến 1965.

 

Hơn 400 trang sách kế tiếp đă được tác giả dùng để trưng dẫn những tài liệu chính xác để chứng minh quan điểm trên là đúng. V́ là những tài liệu phức tạp, mới có, cũ có từ nhiều nguồn khác nhau nhiều khi trái ngược mâu thuẫn nhau. Nên không thể nào thu gọn trong phạm vi một bài báo. V́ vậy chúng tôi xin để độc giả t́m đọc trong chính tác phẩm Triumph Forsaken tập I. Sau đây chỉ xin tóm tắt vài ư chính và trích dịch một số đoạn đáng chú ư của mấy chương đầu của tập I, v́ tập II chưa xuất bản.

 

 

Chương 1:


Di Sản

 

Mở đầu là quang cảnh tấp nập tưng bừng tại công trường Puginier, Hà Nội (nay là quảng trường Ba Đ́nh) ngày ra đời của Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa.

 

“Theo lời mời của ông Hồ, vài sĩ quan t́nh báo OSS Mỹ đứng gần khán đài. Hai chiếc máy bay chiến đấu Lightning P-38 t́nh cờ bay trên đám đông trong buổi lễ. Cả hai điều đó đă tạo nên một cảm tưởng sai lầm rằng chính phủ Hoa Kỳ ủng hộ Hồ Chí Minh.”

 

Trong lời tuyên bố độc lập mở đầu với lời lẽ lấy từ bản tuyên ngôn Độc Lập của Mỹ và Pháp, ông Hồ đă kịch liệt đả kích thực dân và xác quyết rằng chính phủ của ông đại diện toàn thể nhân dân Việt Nam.

 

“Ông ta không nói ǵ đến ư thức hệ chính trị, mà chỉ bàn về mục đích của ông là thành lập một nước Việt Nam độc lập.”

 

Nhiều người đă cho rằng bản tuyên ngôn này chứng tỏ chủ nghĩa quốc gia chứ không phải chủ nghĩa quốc tế Cộng Sản đă là động lực cách mạng của ông Hồ. V́ vậy nếu như Mỹ đừng ủng hộ Pháp thực dân, và đừng dựng nên những chính phủ tay sai ở miền Nam chống lại ông Hồ th́ Việt Nam và Hoa Kỳ đă có thề là đồng minh, và ông Hồ đă quay lại chống Trung Cộng.

 

“Nếu người Mỹ hiểu lịch sử Việt Nam, th́ toàn bộ thảm kịch đă có thể tránh được.” (…)

 

“Cái lối lư luận trên đă sai lầm một cách chết người.”

 

“V́ lịch sử Việt Nam và lịch sử của ông Hồ thực sự đă hỗ trợ cho những kết luận ngược hẳn.”

 

Tác giả đă ôn lại lịch sử Việt Nam qua 7 trang sách để chứng minh.

 

Sau đó tác giả viết:

“Chỉ có một bằng chứng duy nhất có thể dùng để biện luận rằng ông Hồ không ưa người Tầu và những ngoạinhân khác là câu ông ta nói để bào chữa cho việc để quân Pháp vào Bắc Việt. (Theo Paul Mus, MV) ông Hồ đă nói:

“Thà ngửi cứt Pháp một lúc c̣n hơn là phải ăn cứt Tầu suốt đời”.

 

Nhưng rồi tác giả lại viết:

“Chút bằng chứng nhỏ nhoi đó rất yếu. V́ khi ông Hồ nói câu đó, theo lời thuật lại (của Paul Mus), th́ phần lớn nước Tầu đang ở dưới quyền cai trị của những người Trung Hoa theo chủ nghĩa Dân Tộc hăng hái chống cộng, và là những người đang tích cực ủng hộ những người Việt quốc gia chống cộng, là đối thủ hùng mạnh nhất của Việt Cộng.”

 

Tác giả thuật lại việc ông Hồ nhanh chóng chớp thời cơ sau khi Nhật đầu hàng, đem quân cướp chính quyền trong khi các toán quân của các đảng Quốc Gia c̣n đang tiến chậm chạp từ Trung quốc về. Ông cũng nhấn mạnh đến việc quân của Hồ đă dùng vũ khí của Trung Hoa Dân Quốc và của Mỹ.

 

Và yếu tố quan trọng khiến ông Hồ thành công bước đầu là “cá tính” của ông ta được người dân tin phục.

 

Người dân Việt chú ư đến lănh tụ hơn là đảng và chủ thuyết của lănh tụ.

 

Tác giả nêu lên sự kiện Hồ Chí Minh cố thuyết phục những người Mỹ mà ông gặp rằng ḿnh không phải Cộng Sản, mà chỉ là người yêu nước, muốn đem lại độc lập cho đất nước. Nhiều sĩ quan OSS đă tin theo và muốn ủng hộ Việt Minh, trong đó có cả đại tá Archimedes Patti (lúc ấy là đại úy, MV). Nhưng tác giả đă trưng dẫn bức điện cùa chính Patti gửi về Hoa Thịnh Đốn ngày 29-8-45 viết rằng, “những phần tử đỏ đang lănh đạo chế độ Việt Minh đi trệch đường, và rằng những nhà lănh đạo chế độ thường nói tốt về chế độ tự do dân chủ, nhưng trong thực tế họ đang chuẩn bị những hành động phi tự do, phi dân chủ.”

 

Sau đó tác giả đă nêu lên việc Việt Minh giết những người yêu nước như Nguyễn Thế Nghiệp, Nguyễn Ngọc Sơn (2 lănh tụ VNQDĐ) và Bùi Quang Chiêu (Đảng Lập Hiến), Hồ Văn Ngà, Nguyễn Văn Sâm, Trương Đ́nh Thi, Trương Tử Anh (lănh tụ Đại Việt)…

 

Về chiến thắng Điện Biên của CS, tác giả đă trưng dẫn Janos Radvanyi (Ảo tưởng và thực tại, South Bend: Gateway, 1978) cho biết chính Vơ Nguyên Giáp đă tiết lộ với tác giả (Janos):

“Trận Điện Biên Phủ là cố gắng tuyệt vọng cuối cùng của Quân Đội Việt Minh. Lực lượng chiến đấu của nó sắp sửa kiệt quệ hoàn toàn. Nguồn tiếp tế gạo đă cạn kiệt. Dân chúng đă lănh đạm thờ ơ đến độ thật là khó có thể lấy thêm lính. Nhiều năm chiến đấu trong rừng rậm đă làm cho tinh thần chiến đấu của các đơn vị sa sút tột cùng.”

 

Sau một số bằng chứng khác, Mark Moyar kết luận:

“Tóm lại cả hai phía đều đă có cơ may chiến thắng trận quyết định tại Điện Biên Phủ.” (trang 26)

 

Chương 2:


Hai nước Việt Nam

(từ tháng 7-1954 đến tháng 12-1955)

 

Sau khi mở đầu bằng hiệp định Genève và việc thành lập Tổ Chức Hiệp Ước Liên Pḥng Đông Nam Á (SEATO), tác giả nhắc đến nhu cầu ủng hộ của Mỹ đối với những lănh tụ các Quốc Gia bị trị đang bị Cộng Sản đe dọa. Và ông viết:

“Nam Việt Nam thực sự đang có một người yêu nước cương nghị có thể trở thành nền tảng cho một quốc gia chống cộng, dù rằng vào mùa hè năm 1954 nhiều người Mỹ không tin hẳn như vậy.”

 

Rồi ông để nhiều trang nói về con người và hoạt động của nhân vật này…

 

“Ngô Đ́nh Diệm đă rời Việt Nam vào năm 1950, sau khi bị Việt Minh tuyên án tử h́nh, v́ đă phát triển một tổ chức yêu nước mới. Sang Nhật, ông gặp Westley Fishel, giáo sư chính trị học tại đại học California, lúc ấy đang làm việc cho CIA. Theo lời khuyên của Fishel, Diệm sang Mỹ năm 1951 thuyết tŕnh tại các trường cao đẳng và t́m sự ủng hộ của các viên chức chính quyền. Diệm được sự nâng đỡ của một số người Mỹ có địa vị cao, kể cả thẩm phán Tối Cao Pháp Viện William Douglas, hồng y Francis Spellman, dân biểu tiểu bang Montana là Mike Mansfield, và dân biểu John F. Kennedy thuộc tiểu bang Massachusetts. Tháng 6 năm 1954, vào giữa cuộc thương thuyết ở Genève, người Pháp tuyệt vọng, đă trao trả độc lập hoàn toàn cho chính quyền Bảo Đại, và ông này đă yêu cầu Diệm nhận chức thủ tướng.”

 

“Quyết định của Bảo Đại không do áp lực của Mỹ, như có người suy đoán, mà là v́ nhiều lănh tụ đảng phái quốc gia Việt Nam ủng hộ Diệm. Bảo Đại nói với Diệm: ‘Đất nước có nguy cơ bị chia đôi. Ông không có quyền tránh né trách nhiệm. Sự an toàn của Tổ Quốc đ̣i hỏi như vậy.’ Diệm đă từng khước từ chức thủ tướng do Bảo Đại mời nhiều lần. Nhưng lần này ông ta nói, sẽ nhận, nếu Bảo Đại cho ông ta được toàn quyền kiểm soát toàn bộ các vấn đề dân sự và quân sự. Từ trước Bảo Đại chưa bao giờ cho ai điều đó. Nhưng lần nay ông ta đồng ư. Và Diệm trở thành thủ tướng.”

 

Sau đó, tác giả nói đến những khó khăn chồng chất ban đầu do di sản chiến tranh và chia rẽ để lại mà ông Diệm phải vượt qua. Cầu đường bị phá, hệ thống viễn thông bị cắt, nông dân thất nghiệp lang thang, kể cả dân tỵ nạn từ miền Bắc trở thành gánh nặng. Nặng nhất là guồng máy hành chính và quân sự tan hoang, sau khi người Pháp ra đi và hàng vạn lính đào ngũ. Riêng về việc chuyển vận, tổ chức tiếp đón và định cư cho gần một triệu dân, tác giả đă trích dẫn nhà báo Bernard Fall, tác giả cuốn The Two Vietnams:

“Bernard Fall, một trong những người từng chỉ trích ông Diệm kịch liệt nhất, đă nhận xét: “Di chuyển gần một triệu lính được huấn luyện thành thục trong thời b́nh đă là một kỳ công về vận chuyển và tiếp liệu. C̣n di chuyển cũng ngần ấy thường dân tỵ nạn chạy trốn vô tổ chức trong ṿng không đầy một năm chắc chắn sẽ c̣n là một thành tích nổi tiếng về lâu về dài.”.”

 

Trong chương này tác giả nêu lên hai nhân vật Mỹ nổi bật, một người cố giúp ông Diệm lướt thắng mọi trở ngại và một người bằng mọi cách muốn hạ ông Diệm hay thay thế ông bằng những lănh tụ khác. Đó là Edward Geary Lansdale, đại tá, và J. Lawton “Lightning Joe” Collins, đại tướng. Lansdale được ủy nhiệm của Allen Dulles, giám đốc CIA. C̣n Collins là đặc phái viên toàn quyền của tổng thống Mỹ, đồng thời cũng là bạn thân của Tổng Thống Eisenhower.

 

V́ tin tưởng rằng một chính phủ mạnh phải có một đạo quân mạnh, nên “Tổng Thống Eisenhower đă ngay lập tức thuyên chuyển tướng J. Lawton “Lightning Joe” Collins, nguyên tham mưu trưởng Lục Quân, nguyên đại diện Hoa Kỳ tại ủy ban quân sự thuộc Minh Ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) tới ngay Sài G̣n thay thế đại sứ Heath để quán xuyến mọi nỗ lực. Khi Collins lên đường đi Sài G̣n, ngoại trưởng Dulles bảo ông, Hoa Kỳ hy vọng cơ may thành công chỉ có một trên mười.”1

 

Muốn chứng tỏ ông Diệm là người khó hiểu đối với người Mỹ, tác giả đă nêu hai nhận xét trái ngược của tướng Collins về ông Diệm như sau:

“Mới đầu Collins báo cáo: “Diệm là một người nhỏ thó, nhút nhát, thiếu tự tin hầu như không có hấp lực nào…” (…) Vài tháng sau, Collins lại ca tụng phẩm cách của Diệm: “Sự liêm khiết, ḷng yêu nước mănh liệt, sự nhẫn nại và những đức tính linh thiêng khác làm ông ta trở thành vị thủ tướng tốt nhất có thể có để lănh đạo Việt Nam trong cuộc đấu tranh chống Cộng.”2.

 

Nhưng rồi sau đó Collins lại hàng chục lần yêu cầu Hoa Thịnh Đốn thay thế vị thủ tướng mà ông gọi là bất tài và ương ngạnh này.

 

Trong bài Tết Con Heo nói chuyện Xuân Con Mèo, chúng tôi đă trưng dẫn Seth Jacobs, tác giả cuốn America’s Miracle Man in Vietnam, nói tướng Collins đă 12 lần đề nghị với Tổng Thống Eisenhower thay thế ông Diệm, bằng một người khác, và nhiều lần ông đă nêu đích danh Bác Sĩ Phan Huy Quát, hay Bác Sĩ Phan Huy Đán (hay Phan Quang Đán). Th́ ở đây Tiến Sĩ Mark Moyar cũng năm lần bảy lượt nói đến chuyện tướng Collins đề nghị với Tổng Thống nên t́m người khác thay thế một ông Diệm ngang bướng, bất phục thiện. Dĩ nhiên Tổng Thống tin người bạn thân của ḿnh, lại là đại diện toàn quyền có mặt tại chỗ. Nên đă nhiều lần Tổng Thống muốn thuận theo. Nhưng những biến cố dồn dập trong ṿng mấy tháng cuối năm 1954 và đầu năm 1955 cho thấy khả năng phi thường của ông Diệm trước những vấn đề nan giải đến tuyệt vọng, đă khiến Ṭa Bạch Ốc thay đổi ư định. Thay v́ thay thế ông Diệm, Tổng Thống Mỹ đă triệu hồi hẳn vị Đại Sứ Toàn Quyền về Mỹ. Rồi Eisenhower ca ngợi Ngô Đ́nh Diệm là “Con Người Thần Kỳ” (A Miracle Man).

 

Năm 1957 ông cho trải thảm đỏ, ra tận chân cầu thang máy bay đón Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa. Sau đây là một vài trích đoạn về những đề nghị liên tiếp của tướng Collins nhằm đánh đổ Ngô Đ́nh Diệm được tác giả nêu lên giữa lúc ông Diệm phải đối phó với quân đội viễn chinh Pháp hăy c̣n trấn giữ nhiều địa điểm trọng yếu tại thủ đô, và hiện đang ủng hộ loạn tướng Nguyễn Văn Hinh muốn lật ông Diệm; các giáo phái muốn duy tŕ t́nh trạng “Thập nhị sứ quân”, bất tuân lệnh thủ tướng; giữa lúc nhóm B́nh Xuyên vốn được Quốc Trưởng Bảo Đại ưu đăi, hiện đang làm mưa làm gió, v́ toàn bộ lực lượng Cảnh Sát Công An nằm trong tay Lai Văn Sang, cánh tay phải của đầu đảng Lê Văn Viễn tục gọi Bảy Viễn; giữa lúc chương tŕnh định cư gần một triệu dân tỵ nạn CS từ miền Bắc vào đang cần xúc tiến thật nhanh để tạm thời giải quyết những khó khăn trở ngại do tâm lư và phong tục tập quán khác nhau giữa hai miền Nam Bắc…

 

Trong hoàn cảnh đó, “Giới ngoại giao ở Sài G̣n hầu hết đều tin rằng chính phủ Diệm sắp đổ đến nơi. Và báo chí của Pháp tiên đoán sự sụp đổ của Diệm với sự vui mừng khôn tả. Trong khi đó cả báo Mỹ cũng tiên đoán như vậy, nhưng không vui.”

 

“Khi Tướng Collins từ Sài G̣n về đến Hoa Thịnh Đốn (đề tường tŕnh), ông đă nói với Tổng Thống Eisenhower rằng cần phải loại bỏ Diệm ngay tức khắc.”

Tổng Thống và Ngoại Trưởng đưa ra nhiều lư do để bác bỏ và đ̣i phải đợi cho đến lúc t́m được người tương xứng để thay thế.

 

“Nhưng Collins vẫn cứng rắn (như kim cương). Phải loại bỏ Diệm ngay.”

 

Và hai nhà lănh đạo Mỹ đành nhượng bộ. Mọi văn kiện cần thiết đă soạn thảo gửi đi Paris và Sài G̣n để t́m người thay thế ông Diệm.

 

“Bộ ngoại giao gửi công điện đi ngày 27 tháng 4 chỉ ít phút sau 6 giờ, giờ Hoa Thịnh Đốn.”

 

“Vừa đúng lúc xem ra chế độ Diệm đang tiến tới nhà quàn, th́ Diệm lấy một sáng kiến làm đảo lộn kế hoạch của Collins.” (…)

 

Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm đă chiến thắng các phe phái chống ông ra sao, lịch sử đă ghi đầy đủ, và được tác giả nhắc lại một cách tóm tắt.

 

Sau khi đánh bại mọi thế lực ḱnh chống ông, ông Diệm bắt đầu tập trung nỗ lực vào việc truy lùng những phần tử Cộng Sản được gài lại ở miền Nam, sau khi một số cán bộ đă tập kết ra Bắc theo hiệp định Genève.

 

 

Chương 3:


Sống chung ḥa b́nh:
Từ 1956 đến 1959.

 

Tác giả dành mấy trang đầu nói về chủ trương sống chung ḥa b́nh của Khrutshchev khiến Hà Nội có vẻ nghiêng về phía Trung Cộng và t́m sự ủng hộ của “anh ba”. Nhưng Trung Cộng c̣n bị vết thương chiến tranh Triều Tiên hành nên lạnh nhạt và dè dặt khuyên đàn em “phải nhẫn nại”.

 

Rồi ông nói đến hậu quả tai hại của Cải Cách Ruộng Đất tại miền Bắc. Những bất măn từ nhiều phía. Những cuộc nổi loạn. Vụ thảm sát tại Quỳnh Lưu, trong đó ông Hồ đă dùng cả sư đoàn 325 để đàn áp giết hàng ngàn người vô tội.

 

Sau đó là t́nh trạng kinh tế hầu kiệt quệ của miền Bắc do việc công hữu hóa mọi cơ sở thương mại, và chế độ hợp tác hóa công thương nông nghiệp…

 

Nửa sau của chương sách nói về những thành quả của chính quyền Diệm về phương diện kinh tế, giáo dục, an ninh. Về công cuộc “cải cách điền địa”. Về “bức tường người” (human wall) mà ông Diệm dựng lên ở cao nguyên là lănh thổ chiến lược dùng để chống lại sự xâm nhập tương lai của Cộng Quân. Tác giả đă nhắc lại lời Tổng Thống Diệm từng nói: “ai giữ được cao nguyên th́ giữ được cả nước”.

Về bản chất chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, tác giả phê b́nh nhẹ nhàng rằng tuy theo hiến pháp đó là một chế độ tự do dân chủ theo Tổng Thống Chế, nhưng trên thực tế ông Diệm đă khéo léo nắm giữ cả 2 quyền lập pháp và tư pháp. V́ quốc hội gồm phần lớn người trung thành với ông. Tác giả trưng dẫn lời của Douglas Pike nói về tự do ngôn luận của VNCH như sau: “Một trong những hồi ức mạnh nhất của tôi tại Việt Nam năm 1960 là nghe thấy dân Việt Nam tại những nơi công cộng nói lớn tiếng, rất dễ nghe thấy, rằng ‘chế độ này là chế độ độc tài, và chúng tôi không có tự do ngôn luận’ rồi họ tha hồ kể ra những tội lỗi cũa chính phủ. Dường như có một luật bất thành văn là chống đối vô tổ chức th́ được, nhưng chống đối có tổ chức th́ cấm.” (Xem Việt Cộng của Douglas Pike, Cambridge M.I.T., 1966, tr. 59)

 

Để phần nào bào chữa cho ông Diệm, tác giả viết:

“Diệm thường nhắc đi nhắc lại lời thú nhận rằng ông ta ước ao có được nền dân chủ trong thời gian này. Nhưng ông ta lại nói dân chủ không thể tới ngay tức khắc. Và thực ra ông ta quan niệm dân chủ không giống người Tây phương, hay những người Việt đă bị Tây phương hóa. Ông ta hiểu dân chủ như thế này: “Dân chủ chủ yếu là một cố gắng thường trực để t́m ra những phương tiện chính trị đúng đắn ngỏ hầu bảo đảm cho người dân cái quyền phát triển tự do và sáng kiến tối đa, phát triển tinh thần trách nhiệm và cuộc sống thiêng liêng.” (trang 75)

 

Chương 4:

Nổi dậy: 1960

 

Trong chương này tác giả nói về những cuộc nổi dậy của Cộng quân, đặc biệt ở Bến Tre (Kiến Ḥa), Tây Ninh và cả cuộc nổi loạn của một số sĩ quan VNCH, được biết đến như một chính biến hay đảo chính hụt tháng 11 năm 1960.

 

Trước hết là vai tṛ lănh đạo những cuộc nổi dậy tại tỉnh Bến Tre của nữ tướng Việt Cộng Nguyễn Thị Định.

 

“Tất cả những ǵ cộng Sản có thể làm được là tổ chức hàng ngàn phụ nữ bao vây trụ sở các quận lỵ, phóng uế trên đất (defecate on the ground!), và đ̣i trừng phạt quân của chính phủ, đ̣i bồi thường cho các nạn nhân của chúng. Tuy những cuộc nổi dậy này đă làm sống lại phong trào Cộng Sản trong vùng và cho họ một số vũ khí. Nhưng không đạt được mục đích lập một vùng giải phóng lâu dài.”

 

Hoạt động của Cộng quân ở Tỉnh Tây Ninh gây cho chính phủ nhiều tổn thất hơn. Sáng ngày 26-1-60, 4 đại đội VC tấn công một căn cứ của quân chính phủ, giết chết viên sĩ quan xử lư thường vụ trung đoàn trưởng và 40 quân sĩ khác. V́ thất bại này, viên trung đoàn trưởng bị giáng chức xuống đại úy và sư đoàn trưởng bị cách chức.

 

Tháng 3 lại có thêm nhiều cuộc đụng độ nữa. Nhưng sau đó các cuộc tấn công bằng quân sự ngừng hẳn. Chính sách của Hà Nội là tạm thời chờ đợi. Văn kiện đảng ghi chỉ thị của Ủy ban Trung Ương Đảng đưa ra vào tháng 4:

“(…) chúng ta cần thời gian để cho phong trào phản đế và đặc biệt là phong trào chống Mỹ ở Đông Nam Á lớn mạnh hơn, và hoạt động với phong trào này nhằm làm suy yếu và cô lập bọn đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.”

 

Việt Cộng trở lại h́nh thức du kích chiến, ám sát, bắt cóc. Mỗi tháng trong năm tháng đầu năm 1960 có 150 vụ ám sát và 50 vụ bắt cóc!

 

Dân vệ không đủ sức chống lại những hành động khủng bố này. Theo tác giả là v́ thiếu lănh đạo, và thiếu vũ khí. Ông quy trách cho đại sứ Durbrow không chịu cấp vũ khí theo yêu cầu của ông Diệm.

 

Trong giai đoạn Cộng quân lui về du kích chiến và khủng bố ám sát, tác giả đưa ra nhận xét là cán bộ Cộng Sản tỏ ra hơn các viên chức chính phủ về phương diện lănh đạo, nhất là về tuyên truyền. Cộng sản biết cách thỏa măn nhu cầu và đ̣i hỏi của người dân. Họ không giảng về lư thuyết chính trị, cũng chẳng nhấn mạnh đến ḷng yêu nước, hay chủ nghĩa dân tộc, càng tránh né không bao giờ nói đến chủ nghĩa Cộng Sản. Mà chỉ hứa chắc nịch rằng, nếu đánh đổ được chính quyền th́ sẽ được chia đất.

 

Nhưng về cuộc Cải Cách Đẫm Máu ở miền Bắc, th́ có lẽ chẳng những dân quê miền Nam mà ngay cả cán bộ CS ở trong Nam cũng chưa từng nghe biết. Về hiệu quả tai hại của tuyên truyền tác giả nêu một ví dụ của một thanh niên tên Lê Văn Toán, chỉ v́ nghe lời thuyết giảng hấp dẫn của cán bộ CS mà y đă giết cha ḿnh, v́ tin rằng ông làm điều sai trái như CS nói.

 

Tác giả nói nhiều về việc Tổng Thống Diệm xin viện trợ để trang bị cho 20,000 lính chuyên dùng vào việc bảo vệ dân quê, canh gác cầu đường và trụ sở các thị xă, quận lỵ. Tướng Williams tán thành, nhưng bị đại sứ Durbrow bác bỏ.

 

Đặc biệt trong cuộc đảo chính hụt đầu tháng 11, tác giả nghi ngờ Durbrow có yểm trợ phe đảo chính. Tuy không có bằng chứng hiển nhiên. Nhưng ông nêu lên rất nhiều sự việc, cũng như lời nói của vị đại sứ này khiến ai đọc cũng phải nghi như vậy. Có lẽ v́ thế mà người ta thấy Tổng Thống Diệm, mặc dù đă dẹp xong cuộc nổi loạn, đă lớn tiếng la mắng kẻ thù, mà ai cũng hiểu ông ám chỉ chính đại sứ Hoa Kỳ, Durbrow.

 

Sau cuộc đảo chính một nhân viên CIA từng liên lạc chặt chẽ với ṭa đại sứ là Carver đă phải rời Việt Nam, rồi sau đó ít lâu chính ông Durbrow cũng ra đi. Chính bản tuyên ngôn của nhóm Caravelle cũng được Durbrow sau này cho biết là do một vài người Mỹ giúp soạn thảo. Cựu đại sứ Bùi Diễm, trong In The Jaws of History, th́ viết rằng ông là người giúp soạn thảo bản tuyên ngôn này.3

 

Điểm khá quan trọng mà chúng tôi muốn nêu lên về chương 4 này, là tác giả Mark Moyar đă trưng dẫn nhiều tài liệu để chứng minh rằng vào thời gian đó cả Liên Xô lẫn Trung Cộng đều không tán thành việc Bắc Việt tấn công miền Nam bằng quân sự, mặc dù vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, họ đă cố đưa một số đảng viên cốt cán vào dựng nên được cái gọi là Mặt trận Giải Phóng Miền Nam, mà tác giả gọi là một thứ Việt Minh của miền Nam do Đảng Nhân Dân Cách Mạng (một chi nhánh hay đúng hơn, một cái tên khác của đảng Lao Động, tức đảng Cộng Sản Việt Nam) lănh đạo, cũng giống như năm 1945 Việt Minh cũng do đảng Cộng Sản lănh đạo vậy. Về việc này Mark Moyar viết:

“Bắc Việt liên tục phải đương đầu với sự hạn chế bạo động do Trung Cộng và Liên Xô áp đặt, v́ họ sợ Eisenhower nổi trận lôi đ́nh. Vào tháng 5, Trung Cộng bảo Bắc Việt rằng Nam Việt Nam sẽ phải được giải phóng, nhưng bằng chiến tranh trường kỳ gồm cả chính trị lẫn quân sự, chứ không phải dứt khoát bằng một chiến dịch quân sự.” (trang 101)

 

Điểm chót về chương này cũng rất quan trọng không thể bỏ qua là trước t́nh h́nh Ai Lao bị Cộng Quân xâm chiếm, Tổng Thống Eisehower đă hết sức quan ngại. “Ông nói: ‘Chúng ta không thể để Ai Lao rơi vào tay Cộng Sản, ngay cả nếu chúng ta phải chiến đấu – cùng với các đồng minh hay ngay cả không có đồng minh’. Nếu cuộc khủng hoảng ở Ai Lao xảy ra sớm hơn, rất có thể Eisenhower đă khởi công đưa lực lượng Mỹ vào Ai Lao.

 

Nhưng lúc ấy chỉ c̣n vài tuần nữa hết nhiệm kỳ Tổng Thống, nên ông quyết định để cho vị tổng thống kế nhiệm lấy quyết định về Ai Lao và xem xét tường tận chính sách cần áp dụng.” Nhưng theo tác giả vị tổng thống sau này là “người mà ư chí và khả năng có thể khai chiến ở Ai Lao là vấn đề tranh căi.”

 

Ư tác giả là Tổng Thống Kennedy sẽ không có ư chí và khả năng đánh Cộng như vị tiền nhiệm, là một thống tướng, chiến lược gia hàng đầu của Mỹ đă lănh đạo quân Đồng Minh chiến thắng Phát-xít Đức trong thế chiến II.

 

Bằng những lời trên tác giả đă kết thúc chương 4.

 

 

Chương 5:


Dấn thân nhập cuộc:
1961.

 

Đầu chương tác giả nói về sự ngưỡng mộ mà Tổng Thống Kennedy, khi c̣n là nghị sĩ đă dành cho ông Diệm.

 

Về những nhân vật có ảnh hưởng lớn với vị tổng thống mới như McNamara, McGeorge Bundy, Dean Rusk. Rồi ông trưng dẫn câu nói lịch sử của Kennedy trong ngày nhậm chức:

“Mọi dân tộc nên biết, dù họ muốn điều tốt hay điều xấu cho chúng tôi, rằng chúng tôi sẽ trả bất cứ giá nào, mang bất cứ gánh nặng nào, chịu bất cứ cực khổ nào, ủng hộ bất cử thân hữu nào, chống đối bất cứ kẻ thù nào để bảo đảm sự tồn tại và thắng lợi của tự do.”

 

Trước sự hứa hẹn triệt để ủng hộ chính quyền Ngô Đ́nh Diệm của Tổng Thống, Đại sứ Durbrow đành bỏ đ̣i hỏi nới rộng dân chủ tự do, đồng thời cũng không c̣n phản đối chuyện trang bị thêm cho 20,000 lính.

 

Đại tá Lansdale, trước kia bị đại sứ Durbrow ngăn cản, nay đă có thể thăm viếng Việt Nam và đề nghị, “việc đầu tiên là phải thay thế vị đại sứ mất thiện cảm của ông Diệm này”. Chỉ hai ngày sau khi tiếp Lansdale, Tổng Thống Kennedy chấp thuận ngân khoản để tăng thêm 20,000 quân cho Việt Nam Cộng Ḥa.

 

Tác giả nh́n nhận miền Nam trong hai năm 1960 và 1961 đă thất bại trong việc chống du kích và nổi dậy của Cộng quân. Ông trích lời tướng McGarr ước đoán Diệm chỉ kiểm soát được 40% nông thôn. Nhưng phía VC cũng không lạc quan ǵ. V́ theo Lê Duẩn lực lượng quân sự của Diệm vẫn c̣n nguyên vẹn.

 

Vấn đề mà Tổng Thống Kennedy quan tâm nhất, tuy vậy, không phải Việt Nam mà là Ai Lao. Tại đây Việt Cộng đă có 12,000 “quân viễn chinh”. Nhưng thay v́ theo lời khuyên của nguyên Tổng Thống Eisenhower đem quân vào Ai Lao, “Tổng Thống Kennedy đă quyết định không dùng vơ lực và chỉ phô trương lực lượng. (…)” (trang 127)

 

Rồi sau đó giao cho Averell Harriman, người cực lực chống đối việc can thiệp trực tiếp vào Ai Lao, trách nhiệm thương thuyết với đối phương để đạt một thỏa hiệp về trung lập hóa Ai Lao.

 

“Ngày 29-4-61 Tổng Thống Kennedy chấp thuận đề nghị tăng số cố vấn tại Nam Việt Nam từ 685 lên 785. Đây là lần đầu tăng số cố vấn Mỹ kể từ năm 1956. Dân vệ được tăng từ 32,000 lên 68,000… và Lục Quân tăng từ 170,000 lên 200,000.”

 

“Tổng thống cũng theo đề nghị của Lansdale là tân đại sứ Frederick Ernest “Fritz” Nolting nên cải thiện mối giao hảo với Tổng Thống Diệm… và đừng áp lực ông này phải loại bỏ ông Nhu…”

 

Về các cuộc đụng độ giữa quân chính phủ và Cộng quân, tác giả ghi lại những trận đánh ngày đầu tháng 9 và ngày 17 tháng 9, trong đó tỉnh trưởng Phước Thành Nguyễn Minh Mẫn bị giết phân thân, và vợ cũng bị bắn. VC sớm rút lui mang theo một trăm súng, giải thoát và dẫn đi 270 tù nhân CS.

 

Đầu tháng 3 đặc phái viên của Tổng Thống là Tướng Maxwell Taylor đến quan sát tại chỗ và báo cáo: “Hồ sơcho thấy t́nh h́nh chính trị tại miền Nam xấu đi từ 1959 là do chính phủ không có khả năng bảo vệ dân và điều khiển chiến cuôc một cách hữu hiêu.” Nhưng viễn cảnh không đến nỗi ảm đạm. Taylor viết: “Mặc dầu có khuyết điểm, Diệm vẫn có khả năng phi thường, kiên cường và dũng khí.” Ông khuyên không nên thay thế Diệm, v́ sẽ dẫn đến hỗn loạn.

 

Cuối năm 1961 hàng viện trợ đổ tới Việt Nam càng ngày càng nhiều. Số người Mỹ cũng gia tăng lên tới 2,600. Kennedy cử tướng Paul Harkins cầm đầu phái bộ quân sự Mỹ tại Việt Nam. Tướng Harkins cũng như tướng McGarr luôn có lập trường ủng hộ và bênh vực Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

Cuối chương 5, tác giả viết: “Tháng cuối cùng của năm 1961 đánh dấu bước đầu của khúc ngoặt quan trọng trong chiến tranh Việt Nam… Chiến lược của Kennedy nhằm cung cấp cố vấn và viện trợ cho Nam Việt, chứ không gửi quân tác chiến sang là căn cứ vào sự tin tưởng vào khả năng chiến đấu của Nam Việt Nam…”

 

 

Chương 6:


Sự trẻ trung hóa,
từ tháng Giêng đến tháng 6 năm 1962.

 

Kennedy tăng viện, gửi thêm cố vấn vào Việt Nam. Nhưng lại muốn giấu. Kư giả bị cấm bay trên trực thăng trong những phi vụ hành quân. Giảm bớt sự phổ biến tin chiến sự. Kư giả quay ra săn tin để đả kích Diệm. Cả Diệm lẫn hai người ủng hộ ông là đại sứ Nolting và đại tướng Harkins đều kém về thu phục báo giới. “Không thèm lấy tin từ các giới chức Mỹ và chính phủ Diệm, báo giới Mỹ ở Sài G̣n đi lượm tin từ những trí thức người Việt và nhân viên Mỹ không làm việc ở ṭa Đại Sứ hay cạnh bộ chỉ huy cao cấp cố vấn quân sự Mỹ.

 

Các phóng viên thường không để ư là 2 nguồn tin này thường thiếu sót, sai lạc. Roger Hilsman thuộc bộ Ngoại Giao đă nhận xét đúng trong thư hồi tháng 2 rằng, một số nhân viên Mỹ đă ở Việt Nam quá lâu và từng thất vọng và ác cảm với chính quyền Việt Nam, hoặc bị ảnh hưởng không tốt của những người có quan điểm bất đồng chính kiến với chính quyền. Những phần tử bất măn lâu năm đó mớm cho kư giả Mỹ quan điểm chủ bại. Họ cũng khuyến khích những kẻ bất đồng chính kiến trong số những trí thức Việt Nam từng chịu sự giáo dục của Pháp lúc ấy thường tập trung ở Sài G̣n.”

 

Sau vụ dinh Độc Lập bị oanh kích và con gái ông bà Nhu thoát chết trong đường tơ kẽ tóc, báo chí Mỹ làm to chuyện, cho rằng nhân dân oán ghét chế độ, ông Diệm đă cứng rắn hơn với kư giả ngoại quốc. Ông cho lệnh t́m cách trục xuất Homer Bigart của Nữu Ước Thời Báo và Francois Sully của Tuần Tin Tức.

 

Về mặt quân sự, hai tháng đầu năm 1962, không lấy làm hứa hẹn cho Sài G̣n. Vẫn những cuộc hành quân lớn không kết quả.

 

“Trong khi đó Cộng quân càng thêm mạnh. T́nh báo Mỹ tháng 2 cho biết, VC đă tăng quân số từ 20,000 lên 25,000 trong tháng 12 năm trước.”

 

Nhưng đến mùa xuân th́ t́nh h́nh khả quan hơn. Một trong những chiến thắng lớn nhất của chính quyền Sài G̣n trong mùa xuân là trận đánh ngày 6 tháng 4 ở Trà Bồng. Hăng AP loan VC thua chạy để lại 45 xác, và có thể có nhiều xác đă được mang theo. Phía Sài G̣n có 16 chết và 33 bị thương. Đến giữa năm 1962 số cố vấn quân sự Mỹ đă tăng vọt, từ 2,600 lên đến 11,500.

 

Về hiệu quả của sự cố vấn của Mỹ, tác giả phân biệt:

“Cố vấn về chính trị của người Mỹ thường vô bổ, v́ họ thiếu hiểu biết về văn hóa Việt Nam. Trong khi đó cố vấn về quân sự trái lại đă giúp ích nhiều cho sự tiến bộ trong công cuộc điều binh bố trận.”

 

Tác giả đă giành 3 trang để nói về Ấp Chiến Lược mà ông cho rằng của ông Nhu, chứ không phải của Sir Thompson như nhiều người nghĩ. Ông bảo đây là một cuộc cách mạng hóa nỗ lực chiến tranh.

 

“Khi giải thích về chương tŕnh ACL, Diệm và Nhu thường năng nói đến tính dân chủ của nó, nhưng là thứ dân chủ theo kiểu Việt Nam, chứ không phải dân chủ theo kiểu Tây Phương.”

 

Người Mỹ có vẻ không hài ḷng v́ chương tŕnh này được thực hiện sau lưng họ, và lại dùng cố vấn chính là người Anh (Sir Thompson) chứ không phải là người Mỹ (Rufus Phillips).

 

Nhưng dầu sao những tiến bộ về hoạt động quân sự, kèm theo một số cải tổ trong guồng máy cai trị khiến người Mỹ không c̣n muốn ép Tổng Thống Diệm phải mở rộng chính phủ, đưa thêm người của đối lập vào nữa.

 

Phía Hà Nội thấy Mỹ có vẻ dấn thân và chế độ Sài G̣n xem ra ổn vững nên ngỏ ư muốn thương thảo với cả Diệm lẫn Mỹ, sẵn sàng chấp nhận một miền Nam Việt Nam trung lập với một chính phủ liên hiệp gồm mọi nhóm chính trị tôn giáo và các tổ chức xă hội.

 

Trong khi đó Hồ Chí Minh được Liên Xô cho 3,000 súng và Trung Cộng cung cấp 90,000 vũ khí đủ để trang bị cho 230 tiểu đoàn mới.

 

Phần cuối chương 6, tác giả phân tích t́nh h́nh Ai Lao và hiệp định Genève về Ai Lao.

 

Tháng 4, Tổng Thống Kennedy theo đề nghị của Harriman cắt viện trợ cho chính phủ của hoàng thân Phoumi ḥng tiến tới một chính phủ liên hiệp 3 phe. Tổng Thống Diệm viện dẫn bài học lịch sử về Cộng sản Hy Lạp chỉ bị đánh bại sau khi Ti-tô không cho chúng lợi dụng lănh thổ Nam Tư, để khẩn khoản yêu cầu Hoa Kỳ ngăn cản không cho Việt Cộng lợi dụng lănh thổ Ai Lao để xâm nhập miền Nam Việt Nam. Nhưng không được.

 

Kennedy quá tin Harriman, nên đă không nghe lời những cố vấn phe “diều hâu”, như McNamara, McCone. Ngày 13 tháng 5, nguyên tổng thống Eisenhower đă nói với hai ông này rằng, “Nếu mất Ai Lao th́ cuối cùng Nam Việt Nam và Thái Lan sẽ mất.” (…) V́ vậy phải giữ Ai Lao bằng mọi giá. Ít nhất cũng phải giữ được một nửa.

 

Nếu cần đến bom nguyên tử chiến thuật để giữ Ai Lao cũng không từ.

 

Nhưng Harriman nhất định cho rằng Liên Xô sẽ bảo đảm việc Việt Cộng rút hết khỏi Ai Lao. Quả thực Khrutshchev có gửi cho Tổng Thống Kennedy một lá thư hứa Cộng quân sẽ không có hành động quân sự nào rộng lớn ở Ai Lao. Nhưng thực tế sau này cho thấy đấy chỉ là lời hứa hăo.

 

V́ đại sứ Nolting tỏ ư không tán thành hiệp ước trung lập hóa Ai Lao, nên Harriman lại một lần nữa vận động để đưa Nolting ra khỏi Nam Việt Nam. Nhưng không thành công.

 

“Tuy nhiên sự chống đối của Nolting không phải là vấn đề quan trọng đối với Harriman như sự chống đối của Diệm, v́ Diệm là lănh tụ tối cao của Đồng Minh có chủ quyền.”

 

Nhưng rồi mọi sự cũng xong. Với lời hứa ngọt ngào của Tổng Thống Kennedy, Tổng Thống Diệm cuối cùng đă để cho ngoại trưởng VNCH kư hiệp ước đó một cách bất đắc dĩ, mà trong ḷng thi lo âu. Với hiệp ước này, Ai Lao có chính phủ liên hiệp gồm 3 phe: Phe Trung Lập của hoàng thân Souvanna, phe hữu của hoàng thân Phoumi và phe cộng của hoàng thân Souphanouvong, em hoàng thân Souvanna..

 

Tác giả kết thúc chương này bằng một nhận định lạc quan về t́nh h́nh Nam Việt Nam, mặc dù có sự xâm nhập gia tăng của Cộng quân từ Ai Lao. “Một sự tiến bộ đáng ngạc nhiên trong quân đội. Chương tŕnh Ấp Chiến Lược trở thành cốt lơi của công cuộc b́nh định.”

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính