Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

Phần IIb

 

Minh Vơ

 

4- Một số thắc mắc về toan tính hiệp thương

 

Trong một cuộc phỏng vấn ông Cao Xuân Vỹ (xem phần III, chương 8) có tiết lộ về 2 cuộc gặp gỡ giữa ông Ngô Đ́nh Nhu và đại diện Bắc Việt.

 

Nhiều người đă hỏi tôi về khả năng thành công của các cuộc tiếp xúc ấy. Chúng tôi xin ghi lại đây những thắc mắc của nhà báo Hồng Phúc qua một số câu hỏi mà ông đă đặt cho tôi để giải đáp. Đây là quan điểm riêng của chúng tôi về vấn đề này. Xin để độc giả phán xét.

 

Nhà báo Hồng Phúc là chủ nhiệm báo Thế Giới Ngày Nay và cũng là chủ biên một chương tŕnh hàng tuần của Đài Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại được nhiều người theo dơi. Bài phỏng vấn này đă được phát thanh trên đài nói trên lần đầu tối ngày chủ nhật, 7-10-2007.

 

(Nhà báo Hồng Phúc) Hỏi: Trong cuộc mạn đàm giữa ông và ông Cao Xuân Vỹ đăng trên DCV Online mới đây, ông Cao Xuân Vỹ có nói đến cuộc tiếp xúc giữa ông Ngô Đ́nh Nhu với ông Antoine Pinay, đại diện Tổng Thống Pháp Charles De Gaulle và sau đó với Phạm Hùng, cán bộ cao cấp của Việt Cộng, sau này từng là thủ tướng Bắc Việt. Nhiều độc giả rất quan tâm đến vấn đề chính trị tế nhị này. Theo ông, các cuộc tiếp xúc này ảnh hưởng thế nào đến t́nh h́nh chính trị Việt Nam vào thời gian đó?

 

(Minh Vơ) Đáp: Theo tôi nghĩ đây là dịp để những người Mỹ không ưa Tổng Thống Diệm và đặc biệt có ác cảm với ông Nhu vin vào chuyện này để t́m cách lật đổ Đệ Nhất Cộng Ḥa.

 

Trong lần tiếp xúc với ông Cao Xuân Vỹ vừa qua, ông Vỹ có nói một điều không được tôi ghi trong bài đă đăng trên Đàn Chim Việt. Ông Vỹ bảo tôi, khi bàn với ông Nhu về đề nghị của Bắc Việt muốn hai miền hiệp thương, ông Pinay đă nói “nửa đùa nửa thật”: Coi chừng người Mỹ họ mà biết chuyện này, họ sẽ đảo chính các ông đấy! Dĩ nhiên một số người Mỹ trong chính quyền Kennedy đă muốn làm đảo chính từ 3 năm trước cơ. Nhưng lần này họ cũng có thêm ít nhất là một cái cớ nghe ra có vẻ hợp lư để giải thích với dư luận.

 

Hỏi: Ông có thấy là hai anh em ông Diệm tự mâu thuẫn, tiền hậu bất nhất không? Trước kia, năm 1955, ông Hồ đă nhiều lần đề nghị hai miền hiệp thương để chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử vào năm 1956. Lúc ấy các ông đă cực lực từ chối. Th́ tại sao bây giờ lại tán thành?

 

Đáp: Đúng ra năm 1955 chính phủ Ngô Đ́nh Diệm đă từ chối v́ lư do miền Bắc không có tự do, và cũng viện cớ không kư hiệp định Giơ-neo, th́ không bị ràng buộc bởi hiệp định đó trong vấn đề tổng tuyển cử. Ông Diệm khi nhận lời Bảo Đại về chấp chánh năm 1954, ông đă biết ḿnh phải làm ǵ để cứu ít nhất nửa nước khỏi họa Cộng Sản, v́ ông đă quá hiểu thế nào là một nền chuyên chính vô sản, và các biện pháp tàn bạo của chế độ ấy. Cho nên không thể nào ông để cho một cuộc tuyển cử không công bằng, không có tự do này đưa nốt miền Nam cho Cộng Sản Quốc Tế. V́ ông cũng biết rơ ông Hồ là tay sai của Quốc Tế CS, chẳng thực tâm yêu nước, mà chỉ lợi dụng ḷng yêu nước của nhiều thành phần dân tộc để chiến đấu cho ảo tưởng chế độ đại đồng của Mác.

 

Hơn nữa cũng phải nh́n nhận là lúc đầu trong những năm 1954-1955 Miền Nam c̣n nhiều khó khăn chồng chất. Dân số lại ít hơn miền Bắc nhiều, nếu chấp nhận tổng tuyển cử ngay th́ khó thắng được. Nhưng đến năm 1963 th́ miền Nam đă vượt xa miền Bắc về mọi mặt. Tôi chỉ nêu vài con số. Ví dụ số nước có ṭa đại sứ ở Sài G̣n lúc ấy là 81, gần gấp đôi số nước có bang giao với Hà Nội. Trong khi dân miền Bắc không đủ gạo ăn th́ Sài G̣n xuất cảng gạo, từ 70,000 tấn vào năm 1955 đă tăng lên đến 340,000 tấn xuất cảng vào năm 1962. Số lượng gia súc trong 7 năm đă tăng tới 500 lần. Thịt gia súc như heo, gà, vịt xuất cảng trong năm 1961 đă trị giá gần 140 triệu đồng (vào khoảng 4 triệu Đô-la, tính theo giá chính thức là 35 Đồng một Đôla). Và c̣n nhiều ưu điểm khác không kể xiết. Để nói lên một cách cụ thể về cảnh thanh b́nh trù phú của miền Nam thời ấy tôi xin trích dẫn chỉ một đoạn vắn thôi của tác giả Hồ Sỹ Khuê, một người vốn chê ông Diệm là độc tài và kỳ thị tôn giáo, thậm chí đàn áp Phật Giáo.

 

Ông Hồ Sỹ Khuê nói về cảnh thanh b́nh phồn thịnh ấy như sau. – Đây tôi đọc từ cuốn sách đồ sộ của ông nhan đề Hồ Chí Minh, Ngô Đ́nh Diệm và Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Trong đó có nhiều câu đại loại như thế này:

“Nông thôn không c̣n bần cố nông. Thành thị cũng không bao giờ c̣n gọi là vô sản được…”

 

“Tài xế tắc xi nhưng trưa đến không kể khách, nằm gác chân xem báo. Đạp xích lô nhưng mỗi chiều ngồi nhậu nhẹt lai rai bàn chuỵện thời cuộc với xóm giiềng. Những cảnh sống như thế xóa sạch mọi đẳng cấp thầy thợ trong xă hội, tạo một không khí ḥa đồng vươn cao. Con em lao động đă bắt đầu vào đại học, làm giáo sư, bác sĩ, kỹ sư, sánh vai cùng bạn bè đồng lứa, xuất phát từ đủ mọi thành phần xă hội…

 

Thực thế, dân Miền Nam thời Cộng Ḥa Nhân Vị có một cuộc sống vât chất đầy đủ… Đầy đủ. Chưa đúng. Thừa thăi.”

 

Ông Khuê c̣n viết nhiều rất nhiều nữa về cảnh thanh b́nh phồn thịnh của miền Nam. Tôi chỉ ghi những nhận xét của ông Khuê. V́ ông không thuộc vào loại người có thể bảo là có chủ ư đề cao chế độ Ngô Đ́nh Diệm. Trái lại ông c̣n chống. Tôi nghĩ, trong cảnh phồn thịnh như thế, nông thôn không c̣n bần cố nông, thành thị hết vô sản, nếu hiệp thương để tuyển cử tự do miền Nam có nhiều hy vọng sẽ thắng.

 

Hỏi: Thế c̣n cuộc sống ở miền Bắc th́ sao?

 

Đáp: Tôi không có số liệu chính thức. Mà thực ra số liệu chính thức do CS đưa ra nhiều khi cũng chẳng đáng tin. Nhưng cứ đọc mấy truyện của một số nhà văn nhà thơ th́ cũng đủ thấy cuộc sống ở miền Bắc, không phải chỉ thua miền Nam, mà là rất bi đát khó có thể tưởng tượng nổi. Ví dụ chỉ cần đọc Nỗi Oan của Đào Hiếu, Con Ḅ Thải Cái Đêm Hôm Ấy Đêm Ǵ của Phùng Gia Lộc, Thiên Đường Mù của Dương Thu Hương, hay Ông Tướng Về Hưu, và Con Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp th́ sẽ rơ. Tuy hư cấu, nhưng thuộc loại hiện thực văn chương, để vạch trần một thực tế xă hội bị bưng bít.

 

Ngọc, vai chính trong Nỗi Oan mới 12 tuổi đă phải leo xuống giếng sâu thăm thẳm, đường lên trơn trượt để múc nước, gánh nước. Rồi khi lớn lên thấy trong làng “sao mà lắm người tự tử thế? Nhiều người tự thắt cổ. Có người nhảy xuống giếng mà chết. Người sống th́ mùa đông chui vào đống lá khô cho đỡ rét…

 

Gia đ́nh cậu Chính của Hằng vai chính trong Thiên Đường Mù bữa ăn chỉ có một đĩa rau muống luộc và một đĩa nhộng rang hành chia ra làm 3 ô, mỗi ô chỉ có 15, 16 con bé tí bằng đầu đũa. Thằng anh chọc đũa vào phần của thằng em bị mẹ trở đầu đũa gơ vào đầu thằng anh. Thằng anh khóc ré lên…

 

Con ḅ của hợp tác xă trong Con Ḅ Thải của Phùng Gia Lộc th́ gầy nhom, chả bù cho khi nó chưa vào hợp tác xă th́ béo tốt. Cái cảnh cha chung không ai khóc ở các hợp tác xă quá tàn tệ. Nếu thu hoạch có khá đôi chút th́ cũng chỉ béo mấy kẻ trong ban quản trị. Xă viên vẫn đói meo.

 

Đặc biết dân quê nghèo đến độ trẻ con đă chín mười tuổi cũng không có quần. Không chỉ có thơ của Nguyễn Chí Thiện tả trẻ con trong tù lon ton không phải mặc quần. Mà cả chuyện Cô Gái Thủy Thần của Nguyễn Huy Thiệp cũng tả cảnh một bé gái 12 tuổi cởi truồng cầm đầu một toán 6,7 đứa trẻ ban đêm cũng trần truồng đi ăn trộm mía của hợp tác xă. C̣n con trai mới 14 tuổi đă phải đi cầy. Mà lại c̣n là thợ cầy chủ lực của hợp tác xă. Tối đến về nhà lại c̣n phải đi đào đá ong!

 

Trong Ông Tướng về hưu một nhân vật nói mỗi ngày trong nước có cả ngàn người chết khắc khỏai, chỉ ước được chết nhanh như lính. “Lính các anh sướng, đ̣m một phát. Sướng!” Chỉ mấy hàng đă đủ đau ḷng.

 

Có lẽ tin tức t́nh báo cũng cho ông Diệm biết t́nh cảnh đó. Nên nếu hiệp thương được, mà có dịp chia bớt phần lúa gạo, vải vóc ở miền Nam cho dân quê miền Bắc, th́ đă là một cử chỉ bác ái, từ thiện rồi. Hơn nữa ai cũng biết ông là một nhà ái quốc, rất thương dân.

 

Hỏi: Ông có nghĩ rằng khi tính chuyện hiệp thương với Hồ Chí Minh, là ông Nhu đă mắc mưu trúng kế của con cáo già rồi không?

 

Đáp: Vỏ quưt dầy đă có móng tay nhọn chứ. Tôi nghĩ ông Nhu không thể không biết mưu mô của CS. Và ông cũng phải tính toán kỹ lắm trước khi dấn thân vào những cuộc tiếp xúc nguy hiểm như vậy, nhất là vào mật khu của Việt Cộng không có hộ tống vũ trang. Chắc rằng trong các cuộc thương lượng ở Paris năm trước, có các nhà lănh đạo Pháp Quốc bảo đảm, ông Nhu đă có thể có một sự tin tưởng nào đó, cũng như phải tự tin lắm, mới giấn thân như vậy. Chứ ông Nhu không phải con người xốc nổi, làm liều. Vả lại cũng v́ nhiệt t́nh mong ước tránh được một cuộc xung đột vũ trang rộng lớn, trong đó có thể sẽ có sự tham dự của lực lượng vũ trang đáng kinh sợ của các đại cường.

 

Chính ông Đỗ Mậu, tác giả “hữu danh vô thực” của cuốn Việt Nam Máu Lửa Quê Hương Tôi (Văn Nghệ xuất bản tại Nam Cali năm 1993) đă trích đăng một lá thư riêng của một người bạn của ông, trong đó có nói đến những lời cố Tổng Thống Diệm nói với ông Vơ Như Nguyện là một đồng chí của Tổng Thống rằng, “Vả tôi với chú Nhu có ư dù hai miền Quốc Cộng tranh chấp, nhưng đều là máu mủ ruột thịt, phải có biện pháp anh em giải quyết lấy chiến tranh, đỡ tốn hao sinh mạng, tài sản…”

 

Trong cuốn Ngô Đ́nh Diệm Lời Khen Tiếng Chê tôi đă trích dẫn đầy đủ hơn và đă có lời b́nh. Ông Đỗ Mậu trích lại bức thư của người bạn này để chứng minh Tổng Thống Diệm có ư định thỏa hiệp với Cộng Sản, bán đứng miền Nam.Nhưng tôi lại thấy đây là bằng chứng cho thấy anh em ông Diệm thực sự yêu nước, thương dân, không muốn chiến tranh tiếp tục, mở rộng, gây thêm tang thương, chết chóc.

 

Hỏi: Ông có nghĩ rằng, nếu anh em ông Diệm không bị giết, và Hoa Kỳ ủng hộ ông trong việc hiệp thương với Bắc Việt th́ Miền Nam sẽ không bị mất vào tay Cộng Sản không?

 

Đáp: Rất tiếc rằng lịch sử không có chữ nếu hay chữ giả sử. Hơn nữa để trả lời câu hỏi hóc búa này tôi phải tự đặt ḿnh vào địa vị hai ông mới thỏa đáng và công b́nh.

 

Nhưng lại cũng tiếc rằng tôi không phải là một chính khách, chỉ viết báo, nghiên cứu và theo dơi thời cuộc với một nhăn quan hạn chế. Có thể nào ông miễn cho tôi khỏi trả lời câu hỏi này không?

 

Hỏi: Đă đành là thế. Nhưng ông vừa nói ông từng nghiên cứu và theo dơi thời cuộc, vậy cứ như những ǵ ông nghiên cứu được, ông cứ thử đưa ra một nhận định và ước đoán tương đối thực tiễn xem sao?

 

Đáp: Đă vậy, th́ xin ông cũng như quư thính giả hăy coi như đây chỉ là phỏng định về t́nh h́nh có thể đă xảy ra trong dĩ văng, theo nhăn quan của tôi mà thôi.

 

Theo tôi biết th́ nhiều người chê ông Diệm quá ngay thẳng dễ bị lừa. C̣n ông Nhu th́ quá kiêu ngạo lại có ảo tưởng. Nhưng ngược lại cũng có người khen ông Nhu là có nhiều mưu lược và trầm tĩnh. Và nhiều người hơn nữa khen ông Diệm là người có viễn kiến chính trị như một nhà tiên tri, kiến thức về chiến lược sách lược quân sự của ông cũng rất là uyên bác.

 

Tôi chỉ xin nêu lên vài danh tánh và sự việc mà hiện tôi c̣n nhớ. Tôi không nhắc lại lời ca tụng của những danh nhân Mỹ như 3 vị Tổng Thống Mỹ là Dwight Eisenhower, Richard Nixon, Lyndon B. Johnson, Thống Tướng Maxwell Taylor hay đại sứ Frederick Nolting, hay nữ kư giả tên tuổi Marguerite Higgins, hay nhất là học giả, sử gia, nữ tiến sĩ Ellen Hammer là những người ai cũng biết là rất ngưỡng mộ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm.

 

Tôi chỉ xin trưng dẫn mấy nhà báo Mỹ, Anh, Pháp, Úc đă từng chỉ trích nặng nề ông Diệm là độc tài gia đ́nh trị, và coi ông thua kém ông Hồ. Tôi muốn nói đến những Stanley Karnow, Bernard Fall, Dennis J. Duncanson, Denis Warner. Người Việt th́ có ông Hồ Sỹ Khuê đă nêu trên.

 

Tất cả những người trên đều nêu những bằng chứng cho thấy ông Diệm có một viễn kiến chính trị như nhà tiên tri.

 

Bernard Fall đă trưng dẫn một bản tin t́nh báo của Pháp năm 1948 đă phúc tŕnh rằng ông Diệm lúc ấy đă biết trước Hoa Kỳ sẽ can thiệp vào Việt Nam, rồi Bernard Fall phê rằng viễn kiến đó rơ ràng là một lời tiên tri mà lúc ấy (1948) chẳng ai để ư.

 

Karnow cũng khen ông Diệm đă tiên tri là phe Quốc Gia sẽ thua…

 

Về phía người Việt, có ông Hồ Sỹ Khuê đă nêu lên ít nhất là 3 trường hợp chứng tỏ ông Diệm nh́n trước thời cuộc như một nhà tiên tri.

 

Riêng nhà báo Úc Denis Warner, trong cuốn The Last Confucian, –gọi ông Diệm là Nhà Nho Cuối Cùng– đă thuật lại trường hợp ông Diệm chỉ cho ông trên bản đồ thấy chiến lược chiến thuật của Việt Cộng ở vùng Việt Bắc hồi 1948-50 ra sao. Ông cũng nhắc lại lời Tổng Thống Diệm nói về chiến lược của Mao Trạch Đông mà ông (Tổng Thống Diệm) cho rằng rất đơn sơ nhưng trên thế giới lại chỉ có hai người hiểu nổi là Che Guevara và Hồ Chí Minh. Phân tích kỹ nhận định này th́ thấy ông Diệm phải là một người rất am tường về lịch sử và chiến lược mới có thể có một nhận xét trong một lúc về 3 nhân vật Cộng Sản trong chỉ một câu nói như vậy. Một người không nghiên cứu kỹ về Mao Trạch Đông, về Hồ Chí Minh, về Che Guevara, và phong trào Cộng Sản ở Nam Mỹ, th́ không thể nào dám nói lời khẳng định như đinh đóng cột với một nhà báo nổi tiếng của Úc như Denis Warner.

 

Hỏi: Tôi cũng nghĩ ông Diệm là một lănh tụ có tài mới có thể dẹp tan nạn thập nhị sứ quân trong một năm, rồi sau đó, tạo lập được một miền Nam trù phú và tương đối an b́nh chỉ trong ṿng mấy năm. Nhưng nếu thực hiện 6 giai đoạn để hiệp thương theo kế hoạch của Tổng Thống Diệm, như tự do trao đổi thư tín, tự do đi lại thăm viếng giữa hai miền, nhất là tự do chuyển cư từ Bắc vào Nam, th́ sẽ chẳng khác ǵ mở toang cửa cho CS xâm nhập để rồi sau đó nó đánh phá ḿnh th́ sao? Trong số 3 triệu dân mà ông Nhu ước tính sẽ bỏ miền Bắc để di cư vào Nam sinh sống, thế nào chẳng có hàng trăm cán bộ tính báo gián điệp của Cộng Sản.

 

Đáp: Trước khi thực hiện 6 giai đoạn hiệp thương tất nhiên đă phải có một thỏa hiệp chấm dứt các hành động vũ trang chống phá lẫn nhau. Từ chỗ có những tiếp xúc giữa ông Nhu với Phạm Hùng sẽ có thể dẫn đến một cuộc họp thượng đỉnh giữa hai nhà lănh đạo tối cao hai miền.1 Hay ít nhất cũng phải có một văn kiện kư kết giữa các bộ trưởng ngoại giao hai miền trước sự chứng kiến của các quan sát viên quốc tế. Cho nên việc gián điệp xâm nhập dù có cũng chỉ là những hoạt động thông thường không có nguy cơ đưa đến những xung đột vũ trang công khai được. Vả lại nếu miền Bắc có phái điệp viên vào Nam được một cách dễ dàng, th́ miền Nam cũng có thể đưa gián điệp vào miền Bắc vậy.

 

Tắt một lời, khi đă thỏa hiệp được với nhau th́ chẳng những nguy cơ lan rộng chiến tranh không c̣n, mà c̣n có thể ngăn chặn hay giảm thiểu được những hành động quấy phá lẻ tẻ nữa. Dầu sao th́ để đi tới được một thỏa hiệp như thế đường đi dĩ nhiên c̣n dài chứ không thể thành tựu được chỉ qua một lần tiếp xúc giữa ông Nhu và Phạm Hùng. Trong khi đó th́ cả hai bên đều phải tính toán điều hơn lẽ thiệt, t́m hiểu thiện ư của nhau, thông cảm nhau hơn mới có thể thành đạt. Tóm lại đây là một cuộc đấu trí cam go, chứ không dễ dàng.

 

Hỏi: Việc hai bên thù địch tính chuyện ḥa giải thường phải có trung gian, và khi thương thuyết cũng cần có người chứng kiến. Ví dụ hiệp định Giơ Ne Vơ trước khi Pháp và Việt Minh kư kết, th́ đă có những cuộc thảo luận, bàn căi, mặc cả kéo dài nhiều tháng. Vậy trong việc ông Nhu tiếp xúc với đại diện của Hà Nội, ngoài các nhà lănh đạo Pháp quốc ra như Tổng Thống De Gaulle và ông Pinay ra có c̣n nước nào biết không?

 

Đáp: Theo Tiến sĩ Ellen Hammer, tác giả cuốn A Death In November, th́ trong buổi tiếp tân ra mắt của tân ngoại trưởng Trương Công Cừu vào cuối tháng 8 năm 1963, ông Nhu đă tiếp xúc với trưởng đoàn Balan trong ủy hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến (ICC) là luật sư Mieczyslaw Maneli, lúc ấy có sự hiện diện của các đại sứ Ấn Độ, đại sứ Pháp, đại sứ Ư và đại diện Vatican. Đúng ra Maneli đă từ Hà Nội vào Sài G̣n vào mùa xuân, trước đó khá lâu. Nhưng khi một số nhà ngoại giao, trong đó dĩ nhiên có đại sứ Pháp Lalouette, tiếp xúc được với Maneli để khuyên ông ta nên gặp ông Ngô Đ́nh Nhu th́ vụ Phật Giáo bùng nổ. Cho nên măi đến cuối tháng 8 hai người mới có dịp gặp nhau tại buổi tiếp tân. Tiến Sĩ Hammer thuật lại rằng lúc ấy Maneli đang nói chuyện với đức cha Asta, đại diện ṭa thánh Vatican, th́ thấy ông Ngô Đ́nh Nhu cũng đứng đó không xa, đức cha liền kéo Maneli đến giới thiệu với ông Nhu. Lập tức 3 nhà ngoại giao khác cùng tiến về phía họ. Đó là các ông Lalouette, đại sứ Pháp, D’Orlandi, đại sứ Ư và Goburdhun, đại sứ Ấn Độ, cũng là chủ tịch Ủy Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đ́nh Chiến. Tưởng cùng cần lưu ư là tân đại sứ Mỹ là ông Henry Cabot Lodge cũng có mặt trong cuộc tiếp tân này và cũng đứng cách đó không xa lắm.

 

Tiến Sĩ Hammer thuật lại nhiều điều trao đổi giữa hai người. Nhưng trong đó tôi chỉ chú ư tới việc ông Nhu nhấn mạnh đến mục đích đem lại ḥa b́nh. Và trong lời đối thoại với Maneli, mà nhiều nghe được, ông Nhu thẳng thắn phê b́nh các chế độ thực dân, c̣n nhấn mạnh không chỉ phê b́nh người Tầu mà thôi, khiến nhiều nhà ngoại giao có mặt tự hỏi, không biết có phải ông nhắm gián tiếp đả kích cả Hoa Kỳ hay không. C̣n Maneli th́ hứa sẵn sàng giữ vai tṛ tích cực nhất. Sau đó Maneli nhận được giấy mời đến gặp ông Nhu tại dinh Gia Long vào ngày 2-9-1963. Về cuộc gặp gỡ này th́ không thấy có tài liệu nào cho biết nội dung ra sao cả.

 

Hỏi: Có tài liệu nói Maneli có gặp ông Nhu tại nhà riêng của ông đại sứ Lalouette trong ngày 14-7-63, tức là ngày Quốc Khánh của Pháp. Ông có tin tức ǵ về nội dung cuộc gặp gỡ này không?

 

Đáp: Tin này do tờ Jeune Afrique (Châu Phi Trẻ) loan. Nhưng chính Maneli đă phủ nhận trong tác phẩm The War Of The Vanquished (Cuộc chiến của những kẻ chiến bại). Hai người gặp nhau lần đầu trong buổi tiếp tân của Ngoại Trưởng Trương Công Cừu. Và lần thứ hai, cũng là lần chót, vào ngày 2-9-63 tại dinh Gia Long..

 

Hỏi: Về phía nhà cầm quyền miền Bắc, phản ứng của họ ra sao, và những điều kiện họ đưa ra là ǵ?

 

Đáp: Theo bà Hammer, tác giả cuốn A Death In November, th́ khi ông Goburghun, đại sứ Ấn đi Hà Nội với tư cách chủ tịch Ủy Ban Kiểm Soát Đ́nh Chiến, đến gặp ông Hồ Chí Minh th́ thấy ông ta chẳng những không thấy có ǵ ngăn cản cuộc hiệp thương với Sài G̣n, ông ta c̣n bảo đại sứ Ấn: “Ngô Đ́nh Diệm là người yêu nước theo cách của ông ta… hăy bắt tay ông ấy thay tôi, nếu gặp.” Về ông đại sứ Ấn này, th́ chính Maneli cũng cho rằng ông ta, cũng như dân Ấn đứng hẳn về phía anh em ông Diệm và sẽ rất buồn nếu “mất lá bài này”. Cho nên Goburghun, cũng như Lalouette, t́m mọi cách để tránh đảo chính. Nhất là ông Lalouette đă nhiều lần cố thuyết phục ông Cagot Lodge, nhưng không thành công. Khi Maneli đến Hà Nội tŕnh bày kế hoạch theo sự hướng dẫn của các ông Lalouette và Goburghun, th́ chỉ hai ngày sau Hà Nội đă có đáp ứng: Hà Nội sẵn sàng khởi sự thương thuyết bất cứ ở đâu và bất cứ lúc nào, bí mật hay công khai. Bộ trưởng ngoại giao Xuân Thủy, theo chỉ thị của chủ tịch và thủ tướng sẽ sẵn sàng tŕnh lên một danh sách những hàng hóa có thể trao đổi giữa hai miền.

 

C̣n điều kiện, Hà Nội chỉ cần thấy Mỹ rút khỏi miền Nam, th́ sẵn sàng bàn thảo về bất cứ vấn đề ǵ?

 

Hỏi: Về nội dung các cuộc thương thuyết, ông có tài liệu nào về tin đồn hồi ấy rằng sẽ có một chính phủ liên hiệp quốc cộng, hay một thứ liên bang Đông Dương không?

 

Đáp: Theo tôi, có lẽ tin đồn này phát xuất từ báo cáo của Maneli. Trong cuốn sách nói trên, Maneli có viết rằng ông ta hỏi Phạm Văn Đồng trước mặt ông Hồ về một khả năng có một thứ chính phủ liên bang với miền Nam, hay một thứ chính phủ liên hiệp không, th́ Phạm Văn Đồng trả lời là, mọi sự đều có thể thương lượng trên cơ sở nền độc lập và chủ quyền tối thượng của dân tộc. Mấy lời trên, tác giả Maneli đă trích dẫn báo cáo tối mật của ông ta chỉ gửi cho chính phủ CS Balan, và ṭa đại sứ Liên Xô ngày 10-7-63.

 

Cũng về tin đồn này c̣n có một nguồn tin khác liên quan đến câu chuyện giữa tướng Nguyễn Khánh và trưởng nhiệm sở CIA ở Sài G̣n lúc ấy là John Richardson. Họ bàn về một lời tuyên bố nào đó của ông Hồ Chí Minh. Người ta c̣n đồn rằng trong năm 1963 đă có một hội nghị tại Cam Bốt để bàn về vấn đề liên bang này trong đó có đại diện của ông Hồ và đại diện của ông Nhu. Nhưng không có chi tiết ǵ cụ thể về những tin đồn này.

 

Hỏi: Ông có tin rằng ông Hồ được hoàn toàn tự do để thương lượng mà không bị Liên Xô và Trung Cộng ngăn cản không?

 

Đáp: Từ khi Khrutshchev hạ bệ Stalin rồi đưa ra 5 nguyên tắc sống chung, th́ áp lực của Liên Xô trên các nước chư hầu có giảm bớt. Hơn nữa Khrutshchev đă từng đề nghị cho cả Việt Nam Cộng Ḥa thời ông Diệm vào Liên Hiệp Quốc, th́ có lẽ lúc ấy Liên Xô không chống việc hai miền hiệp thương với nhau, để làm giảm bớt sự căng thẳng, chẳng những giữa hai miền mà cả giữa hai khối Đông Tây nữa. C̣n Trung Cộng, th́ ta đă biết họ vẫn có thiện cảm với chính quyền Ngô Đ́nh Diệm, ngay từ khi vừa thành h́nh. Thủ tướng Trung Cộng Chu Ân Lai đă nhiều lần đề nghị lập bang giao giữa Nam Việt và Bắc Kinh. Nhưng dầu sao th́ trong vấn đề này xin để Maneli có ư kiến:

Trong báo cáo tối mật ngày 10-7-63 Maneli nói hai bên muốn có thể đi tới một thỏa hiệp mà không có sự tham dự của các đại cường. Về phản ứng của Liên Xô, Maneli trích lời của ông đại sứ nói với Maneli răng, có lư do để nghị rằng người Việt họ muốn thu xếp riêng với nhau. C̣n về phía Trung Quốc, th́ qua cuộc tiếp xúc với sứ quán Trung Cộng ở Hà Nội, Maneli cho rằng Trung Cộng không biết ǵ về cuộc tiếp xúc giữa Sài G̣n và Hà Nội. Nhưng Maneli lại thêm rằng, hoặc giả họ biết nhưng không chấp nhận. Rồi Maneli phê một câu làm lời kết luận của chương sách dài 20 trang về cuộc gặp gỡ giữa ông với ông Ngô Đ́nh Nhu: Xét về mặt chính trị mà nói th́ việc Hà Nội hành động mà không có sự chấp thuận của Bắc Kinh là điều có ư nghĩa nhất.

 

Hỏi: Điều này đối với tôi hơi khó tin. Theo tôi nghĩ, chẳng những Trung Cộng mà cả đàn em của ông Hồ cũng không thể chấp nhận cho ông ta tự ư thương lượng với chính quyền Miền Nam. Không biết ông có tin là ngoài hai bản di chúc ông Hồ để lại, được nhà cầm quyền Hà Nội công bố, c̣n có một bản di chúc ông ấy viết tay không?

 

Trong bản di chúc này, mà người ta bảo đă được giảo nghiệm tự dạng th́ chắc chắn là của ông Hồ thật. Trong bản di chúc này ông Hồ có nói đến việc ông có một cô con gái với một người Pháp và về việc ông tính chuyện thương lượng với ông Ngô Đ́nh Diệm, và v́ vậy ông đă bị nhóm Lê Duẩn hiếu chiến hăm hại, từ đó về sau mất hết quyền hành.

 

Đáp: Tôi cũng có nghe nói đến bản di chúc viết tay này rồi cũng đi t́m đọc th́ thấy không đáng tin lắm. Tôi cũng có hỏi mấy cựu cán bộ cao cấp Cộng Sản ở hải ngoại th́ họ cũng nói có biết có một di chúc như vậy, nhưng văn phong không phải của ông Hồ. Theo tôi nghĩ, muốn kiểm chứng xem đây có phải là di chúc thật hay không, nên t́m người con gái của ông Hồ để hỏi cho ra lẽ. Nhưng tôi nghĩ, nếu bà ấy c̣n sống, nay cũng đă ngoài 90 rồi. Tiếc rằng những người đưa bản di chúc này ra trên báo, đă không trưng dẫn được xuất xứ đáng tin cậy. V́ vậy rất khó tin. Riêng chúng tôi vẫn nghĩ ông Hồ vẫn c̣n đầy đủ quyền lực vào những năm cuối đời. Trong cuốn Hồ Chí Minh nhận định tổng hợp chúng tôi đă để hẳn một chương để chứng minh điều đó.

 

Hỏi: Hiệp thương từng đă là một cạm bẫy làm cho các đảng phái quốc gia hồi 1945 sa vào mà trở thành thân bại danh liệt, khiến đa số bị hại hay phải chạy trốn sang Tầu. Ông có nghĩ anh em ông Diệm có tài để không mắc bẫy không?

 

Đáp: Ông Diệm đă không sa bẫy lúc ấy, tức hồi 1945. Các ông Huỳnh Thúc Kháng, Bùi Bằng Đoàn, Phan Kế Toại đều nghe lời dụ dỗ của ông Hồ ra hợp tác. Các đảng phái quốc gia như Việt Quốc, Việt Cách của các ông Nguyễn Tường Tam, Vũ Hồng Khanh, Nguyễn Hải Thần v.v… đều mắc bẫy tham gia chính phủ liên hiệp và nhận 70 ghế ở quốc hội mà không được bầu. Nhưng như tôi từng viết chỉ có ông Diệm không mắc bẫy. Chính Hồ Chí Minh đă mời ông Diệm giữ chức bộ trưởng Nội Vụ mà bị ông Diệm từ chối thẳng thừng, trong lúc đang ở trong tay sinh sát của ông Hồ. Đó là trước kia, lúc ông ở vào cái thế thập tử nhất sinh, hoàn toàn trong tay ông Hồ, mà ông c̣n không nhượng bộ để mắc bẫy. C̣n bây giờ ông Diệm đă có một nửa nước phồn thịnh và hùng mạnh hơn ông Hồ. Nếu có hiệp thương là hiệp thương ở thế mạnh, th́ sao lại phải sợ. Hơn nữa bất cứ một cuộc xung đột vũ trang hay chính trị nào cũng đều phải đi tới một cuộc thương thuyết để chấm dứt xung đột. Đặc biệt là cuộc xung đột giữa ư thức hệ CS một bên, và bên kia là thế giới tự do, cuộc xung đột bao trùm khắp hoàn vũ cũng đă kết thúc bằng một loạt những cuộc gặp gỡ, tiếp xúc và thương thuyết giữa các nhà lănh đạo hai bên. Th́ lúc ấy dù bên nào đi bước trước để mở đường cho một giải pháp chính trị cũng đều đáng hoan nghênh.

 

Tuy nhiên cũng phải thú thực rằng có nhiều người coi việc ông Hồ tặng ông Ngô Đ́nh Diệm cành đào dịp xuân Quư Măo (1963) cũng tương tự như Vương Doăn, trong truyện Tam Quốc, tặng cho Đổng Trác con hát ả đào Điêu Thuyền, khiến Lữ Bố v́ ghen mà giết cha nuôi. Họ cho rằng cành đào tượng trưng và mở đầu cho những cuộc tiếp xúc giữa hai miển đă làm cho người Mỹ ra tay hạ ông Diệm. Nhưng riêng tôi không nghĩ thế.

 

Hỏi: Nhiều sử gia Mỹ cho rằng ông Nhu tiếp xúc với Bắc Việt là cố ư làm “săng-ta” với Mỹ, khi thấy áp lực của Mỹ quá nặng. Ông có nghĩ như vậy không?

 

Đáp: Nếu chỉ nh́n vào những diễn biến trong mấy tháng giữa năm 1963, th́ suy đoán như thế cũng có lư. Nhưng thực ra người Mỹ đă muốn thay ông Diệm hay ít nhất cố làm áp lực để đưa ông Nhu ra ngoại quốc từ lâu trước đó. Và hai anh em Tổng Thống Diệm cũng đă có những toan tính về một kế hoạch ḥa b́nh qua những cuộc tiếp xúc ngoại giao được bộc lộ từ năm 1962 trước kia rồi.

 

Người Mỹ muốn hạ ông Diệm, không phải v́ ông đàn áp Phật Giáo, cũng không phải v́ ông định đi đến một giải pháp với Bắc Việt. Mà theo tôi nghĩ, lư do chính họ muốn hạ ông Diệm v́ ông không đồng ư cho họ đem quân ồ ạt vào Việt Nam. Ông Diệm muốn dần dần tiến tới hiệp thương với Bắc Việt chỉ v́ muốn t́m kiếm cho nhân dân Việt Nam một nền ḥa b́nh, dù tạm thời và giới hạn chăng nữa, c̣n hơn là càng ngày càng dấn sâu vào một cuộc chiến mỗi lúc một thêm ác liệt. Nhất là khi mà số người ngoại quốc càng ngày càng gia tăng măi, như từ 1962.2

 

1 Năm 2000, khi biết tin vị tổng thống Công Giáo đầu tiên của Nam Hàn, một nước Phật Giáo lâu đời, là Kim Đại Trọng (làm tổng thống từ 1997) gặp lănh tụ cộng sản Bắc Hàn, rồi sau đó được lănh giải Nobel Ḥa B́nh, tôi lại chạnh ḷng nghĩ tới nước cờ táo bạo của anh em ông Diệm trước đó 37 năm mà tiếc rằng Việt Nam đă mất một cơ hội hiếm có để kiến tạo ḥa b́nh, mà không tốn thêm xương máu.

 

2 Cuộc phỏng vấn này đă được phát thanh ngày chủ nhật 7-10-2007 trên đài phát thanh Tiếng Nói Việt Nam Hải Ngoại.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính