Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

Phần IIIg

 

Minh Vơ

 

 

11. Công Tử Hà Đông bị hiểu lầm

 

Có vài vị độc giả cao niên trong chỗ quen biết gọi điện thoại phàn nàn rằng nhà văn Hoàng Hải Thủy gián tiếp mạt sát Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm một cách phi lư.

 

Chả là trong số phát hành ngày 4-11-2005 tuần báo Sài G̣n Nhỏ có đăng bài của Công Tử Hà Đông, một bút hiệu quen thuộc của Hoàng Hải Thủy, nhan đề “BẠC LÀ DÂN…”, trong đó ông đă trích dẫn 10 bài thơ phỉ báng, lăng nhục Tổng Thống Diệm và cả ḍng họ Ngô. Những bài thơ này choán hết một trang rưỡi tờ báo khổ lớn, nghĩa là gần hai phần ba bài báo. Đáng chú ư là trong số các tác giả có cả Thần Đăng từng là bút hiệu của nhà thơ nổi tiếng Đinh Hùng.

 

“Ông ta nhằm mục đích ǵ khi trích đăng những bài thơ bỉ ổi đó?” các vị cao niên nói tướng lên trong điện thoại…

 

Tôi đă t́m đọc số báo nói trên để biết sự thật. Đọc hết bài báo th́ mới vỡ lẽ ra rằng nhà văn đa tài hiểu rộng biết nhiều, lại hay nói thẳng, nói thật, không sợ mất ḷng, dù đối với bạn bè, đă bị hiểu lầm.

 

Khi đọc báo, một số độc giả có thói quen chỉ đọc lướt qua, thấy có chữ tô đậm, viết nghiêng, hay những con số, những tên người, tên nơi đáng chú ư mới dừng lại đọc kỹ.

 

Vậy th́ những bài thơ, viết nghiêng, lại có tên Đinh Hùng… đă kéo chú ư, và có lẽ họ chỉ đọc kỹ những bài thơ đó.

 

(Tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để thêm rằng chính nhà văn Uyên Thao và Minh Vơ cũng đă bị hiểu lầm một cách tương tự. Trong Thư nhà xuất bản ở đầu cuốn Hồ Chí Minh, Nhận Định Tổng Hợp, Uyên Thao, người chủ trương Tủ sách Tiếng Quê Hương đă trưng dẫn những lời ca tụng HCM của William Duiker, David Halberstam và Hélène Tourmaire. C̣n trong tác phẩm th́ không biết bao nhiêu lần, Minh Vơ đă trích dẫn những đoạn dài của những tác giả CS hay thiên cộng tâng bốc HCM lên đến tận mây xanh. Mục đích của chúng tôi là để chứng minh rằng ngày nay hăy c̣n có rất nhiều người không hiểu rơ về con người của HCM đến thế. Nhưng rồi sau đó chúng tôi đă chứng minh ngược lại. Nếu ai không đọc kỹ, đọc hết cuốn sách th́ chắc chắn sẽ hiểu lầm, bảo Uyên Thao và Minh Vơ “thiên Cộng”.)

 

Nếu đọc cẩn thận từ đầu th́ sẽ thấy ngay mục đích của Công Tử Hà Đông là chứng minh dân ḿnh vô ơn đối với một vị tổng thống đáng ghi ơn, hay ít nhất cũng đáng thương cảm v́ chẳng làm ǵ để đến nỗi bị giết, bị chửi oan như thế. (Nguyên văn CTHĐ: “Tôi đă đọc một số bài thơ ấy những năm xưa, năm nay đọc lại, tôi thấy bất nhẫn. “Bạc là dân”. Ông Ngô Đ́nh Diệm đă làm ǵ để bị người ta giết, người ta chửi tàn nhẫn đến như thế!”)

 

Cũng nên thêm rằng nhà văn đa tài của chúng ta đă không do dự tự tố cáo cả chính ḿnh đă từng có lần “mạ lỵ những người Ngô Đ́nh, nhiều lần tôi viết “Tổng Phệ”, nhiều lần tôi lấy làm khoái chí khi tôi viết chửi ông Ngô Đ́nh Diệm”. Nhưng rồi nhớ lại, ông tự cười ông.

 

Đó là những năm 1964-1965, lúc ông Ngô Đ́nh Diệm mới bị lật và bị giết. Nay 40 năm sau, sau khi đă chứng kiến những đổ vỡ sa sút, rối ren do cái chết của Đệ Nhất Cộng Ḥa gây nên, và sau khi chứng kiến cảnh nước mất, nhà tan từ 1975, để ông phải vào tù, phải sống tha phương, “năm nay, năm 2005, tôi sống ở Hoa Kỳ, ngày 1, ngày 2 tháng 11 trở lại. Tôi nhớ và tôi thấm thía, thành ngữ của ông cha tôi: “Bạc là dân, bất nhân là lính!””

 

Chữ BẠC ở đây không có nghĩa tiền bạc hay quư kim đâu. Không phải cứ có bạc là có dân, hay cứ có dân là có tiền bạc… Bạc cũng không phải là trắng. Dân trắng th́ chẳng có nghĩa ǵ, trừ phi là trắng tay, như dân Việt ngày nay dưới sự cai trị của tập đoàn tham nhũng nó vơ vét hết mọi tài sản. Bạc cũng không phải là yếu (như bạc nhược). Dân nào là dân yếu? Hay dân Việt Nam hiện nay rất yếu, v́ không đủ mạnh để lật, để hất cái chế độ CS đại ác kia đi, hay v́ dân bị đàn áp, đánh đập quá nên hết ś quách?

 

Bạc ở đây chính là xử tệ, vô ơn đối với người ḿnh hàm ân. Tệ bạc. Bội bạc. Phụ bạc. Bạc bẽo. Bạc t́nh. “Muốn mù trời chẳng cho mù hẳn. Giương mắt trông chi buổi bạc t́nh.” (Tú Xương) Hay “Trách người quân tử bạc t́nh. Chơi hoa rồi lại bẻ cành bán rao”(Ca dao).

 

Bạc là dân… mà Công Tử Hà Đông chọn làm tựa cho bài viết rất thâm thúy của ông là một nửa của ngạn ngữ Việt Nam có tính triết lư rất sâu sắc, phản ánh một nhân sinh quan về thế thái nhân t́nh. Nửa sau là:Bất nhân là lính. Bạc là dân, bất nhân là lính. Xin quư vị quân nhân đừng buồn, giận. Hăy tha thứ cho triết lư dân gian. Và xin những quân nhân cấp dưới hiểu chữ lính của Công Tử Hà Đông ở đây chỉ là một nhúm những người lính mang sao trên cầu vai, như các ông Dương Văn Minh, Mai Hữu Xuân, Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm… đă lật và giết ông Diệm.

 

Toàn bài viết của Công Tử Hà Đông nhằm chứng minh cái triết lư dân gian ấy. Và như vậy ông đă gián tiếp công nhận ông Ngô Đ́nh Diệm là người mà đáng lẽ dân Việt Nam phải nhớ ơn, như bài ca của Ngọc Bích, lời của Thanh Nam mà ông đă trân trọng nhắc lại. Có điều ông không nói rơ là bài ca “suy tôn” đó được sáng tác trong thời gian ông Diệm mới về nước, vói tư cách là thủ tướng, cho nên ban đầu nguyên văn nó là “Toàn Dân VN biết ơn Ngô Thủ Tướng. Hai năm sau mới đổi thành “Ngô Tổng Thống”. Ông Vũ Quang Ninh tổng giám đốc Little Sài G̣n Radio, lúc ấy cùng làm việc với nhạc sĩ Ngọc Bích và nhà thơ Thanh Nam, có thể minh xác điều này.1 Và câu “Ai bao năm từng gót nơi quê người” sau đă được sửa lại là “Ai bao năm từng in gót nơi quê người” Chính những lời viết ở đầu bài đă cho thấy rơ tâm trạng và thái độ của tác giả đối với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm. Lúc ấy ông c̣n quá trẻ, chỉ lo làm ăn, lo sáng tác và phóng tác, dịch thuật (rất hăng và rất thành công) để phục vụ văn học nghệ thuật, chẳng màng đến “chính chị chính em”. Như ông đă ghi rơ: “Tôi 30 tuổi đang xoan năm 1963 (năm ông Diệm bị giết – MV chú thích). Cuộc sống của tôi lên đến đỉnh cao phong độ nhất trong những năm từ 1958 đến 1963 (…). Tôi trẻ, tôi ăn chơi vi vút trong thủ đô yên b́nh (Minh Vơ nhấn mạnh 2 chữ yên b́nh). Đời tôi lên đến đỉnh cao phong độ theo quyền lực của tổng thống Ngô Đ́nh Diệm… Ông lên tôi lên theo ông. Ông xuống tôi xuống theo ông.”

 

V́ thế mà ngày nay (2005), đọc lại những bài thơ phỉ báng Tổng Thống Diệm (viết vào khoảng thời gian từ 1967-1970), rồi lại nhớ lại cái thời thanh b́nh trong chế độ đệ nhất Cộng Ḥa, từ 1956-1963, nhớ lại những lần đứng trong các rạp hát nghe bài Suy Tôn Ngô Tổng Thống, “tôi thấy ngậm ngùi”. Không ngậm ngùi sao được khi thấy cảnh bể dâu như thế. Một người đang bị sỉ vả, mạt sát, lăng nhục, chính là người năm xưa đă từng là ân nhân của một phần lớn nhân dân.

 

Có lẽ Công Tử Hà Đông nhớ đến cuộc di cư vĩ đại mà nếu không có ông Diệm, có lẽ nó không vĩ đại đến thế, hay ít nhất cũng không hoàn tất một cách tốt đẹp như thế. Nhờ có cuộc di cư đó mà cùng với hàng ngàn văn nghệ sĩ (trong đó không phải chỉ có những Ngọc Bích, Thanh Nam, Nguyễn Hiền, Phạm Duy, Xuân Tiên, Xuân Lôi, Đan Thọ, Thẩm Oánh, Hùng Lân hay những Vũ Hoàng Chương, Mai Thảo, Doăn Quốc Sỹ v.v… mà cũng có cả Đinh Hùng, Vũ Bằng nữa) ông đă có thể thoát nạn bị đấu tố, hăm hại của CS, có thể được tiếp tục tự do sáng tác, phóng tác trong một miền đất Tự Do. Không giống như những Hữu Loan, Nguyễn Bính, Phùng Quán, Phan Khôi v.v… không di cư được vào Nam.

 

Có lẽ ông nhớ đến công cuộc thống nhất các lực lượng vũ trang miền Nam, đến cuộc trưng cầu dân ư truất phế một ông vua ngồi ở “mẫu quốc” mà trị nước, khiến cho trong thời ông độc lập chỉ có trên giấy tờ, khiến cho chính nghĩa dân tộc nghiêng về phía CS.

 

Có lẽ ông nhớ đến ngày đoàn quân Pháp rút khỏi Việt Nam, đến buổi lễ hạ quốc kỳ Pháp, thượng quốc kỳ Việt Nam trước dinh Norodom, dưới sự hiện diện của Tổng Thống Diệm (chứng kiến sự chiến thắng) và của tướng Paul Ely của Pháp (chứng kiền sự thất bại) để từ đó dinh này được mệnh danh là DINH ĐỘC LẬP, mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam, khiến cũng từ đó những tên đường phố mang tên ngoại quốc được mang tên các nhà ái quốc Việt Nam, và cũng từ đó miền Nam được sống trong cảnh thanh b́nh, với niềm tự hào là từ đó những người bên này sông Bến Hải không c̣n mang mặc cảm Việt gian hay bị đối phương gán cho hai chữ phản quốc như trong thời c̣n sự hiện diện đông đảo quân Pháp. Vân vân…

 

Chính những hoài niệm ấy khiến ông ngậm ngùi và nghĩ tới cái triết lư dân gian BẠC LÀ DÂN… Ngậm ngùi, v́ thương cho một người, một kiếp người…

 

Hy vọng mấy hàng trên đă đánh tan sự hiểu lầm của một số độc giả vốn mến tài Công Tử Hà Đông, nhưng đă không đọc kỹ bài của ông.

 

 

1 Có một vài người cho đến gần đây, v́ một thành kiến nào đó, vẫn c̣n nói rằng Ngọc Bích và Thanh Nam miễn cưỡng làm bài Suy tôn Ngô Thủ Tướng theo lệnh trên. Nhưng ông Vũ Quang Ninh, lúc ấy là quản đốc đài Tiếng Nói Quân Đội, người chỉ huy trực tiếp của 2 nghệ sĩ đă quả quyết với người viết rằng họ tự động làm v́ kính phục và nhớ ơn ông Diệm như hàng vạn dân di cư khác. Nếu có lệnh trên, th́ lệnh đó chắc chắn đă phải qua ông Ninh. Ông Ninh c̣n nói Thanh Nam và Ngọc Bích sáng tác bài đó theo ngẫu hứng tại một quán nước ngoài phố. Nhạc Sĩ Phạm Duy cũng mới viết một bài tưởng niệm cố nhạc sĩ Ngọc Bích khi hay tin ông mất.

 

Trong bài tưởng niệm cũng đă nhắc đến bài suy tôn này một cách trân trọng coi như một trong những tác phẩm đáng ghi nhớ của Ngọc Bích, là người có thời đă cùng với Phạm Duy và Văn Cao ở trong hàng ngũ kháng chiến với Việt Minh ngoài bưng.

 

Có điều cũng nên ghi nhận thêm là ngày nay, trên nửa thế kỷ sau, trong một nền văn minh dân chủ cởi mở tại Mỹ, ai cũng có thể có cơ hội tham chính với cương vị lănh đạo chính phủ, nh́n lại chuyện cũ, ắt không khỏi lấy làm buồn cười khi tưởng tượng ḿnh đang nghe hát “Ngô Tổng Thống, Ngô Tổng Thống muôn năm.”

 

Nhưng thiết tưởng, cũng nên công b́nh mà đặt bài hát đó vào khung cảnh thời gian và không gian lịch sử của nó để phê phán.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính