Ngô Đ́nh Diệm và Chính Nghĩa Dân Tộc

 

Phần IIIe

 

Minh Vơ


9. Di Cư, một kỷ niệm đắng cay sau trở nên ngọt ngào.

 

Trong hai tháng 7 và 8 năm 2004 nhiều đoàn thể, tổ chức ái hữu ở hải ngoại đua nhau họp mặt để nhắc lại những kỷ niệm về cuộc di cư vĩ đại nhất trong lịch sử Việt Nam cách nay đúng một nửa thế kỷ. Tôi không phải dân di cư. Nhưng gia đ́nh tôi đă ở trong số hàng trăm ngàn gia đ́nh bỏ hết tài sản, mồ mả ông cha để di cư vào Nam trong những tháng 7, 8, 9 và 10 năm 1954.

 

V́ vậy nhớ lại cuộc di cư ấy cũng là nhớ lại những đắng cay chua xót cực nhọc vô vàn mà cha mẹ tôi, các em tôi đă phải trải qua, những kẻ ra đi, cũng như những kẻ c̣n ở lại trong sự chia ly đau buồn không hy vọng có ngày tái ngộ.

 

Nhưng đồng thời cũng là nhớ lại những may mắn Trời ban, những sự tận t́nh giúp đỡ, an ủi của bè bạn, thân nhân, cũng như của nhân dân miền Nam. Cũng là nhớ lại những chương tŕnh đề án của chính phủ Quốc Gia lúc ấy nhằm quyết liệt bảo đảm cho gần một triệu người đang lâm vào cảnh tha hương, không nhà, không cửa, không có công ăn việc làm có được nơi tạm trú, có được đồng tiền mua gạo sống qua những ngày đầu đặt chân trên miền đất xa lạ.

 

Từ cái ngày đen tối không có tương lai, không chút hy vọng ấy cho tới nay, hầu như kư ức về những khó khăn cực nhọc buồn thương ban đầu đă dần dần tan biến để chỉ c̣n lại những hoài niệm êm đềm, vui tươi về những thành đạt của cá nhân cũng như của tập thể đồng bào di cư.

 

Những người sống sót trong cuộc di cư lần thứ haí từ ngày 30 tháng tư năm 1975 và hiện đang sống an lành trong một chế độ tư do dân chủ và giầu mạnh nhất thế giới này c̣n đáng vui mừng hơn. Vui mừng v́ năm 1954, cha ông chúng ta đă có một quyết định chọn lựa đúng: Thà bỏ tất cả để ra đi với hai bàn tay trắng, c̣n hơn lại miền Bắc để sống trong đói khổ và ḱm kẹp. Cứ nh́n vào những thành tựu của đại đa số chúng ta với con cháu được học thành tài, có công ăn việc làm và mức sống vật chất cao, cuộc sống tinh thần tự do cởi mở đủ thấy rơ điều đó. Rồi hăy nh́n lại cái xă hội xă hội chủ nghĩa ở trong nước hiện nay, và nhất là những thập kỷ trước. Đầy rẫy chết chóc, đói khổ, không chút tự do. Những tập quán, truyền thống dân tộc cao đẹp bị xóa bỏ. Mọi quyền làm người bị tước đoạt để dành lại cho một lớp người duy nhất hưởng thụ độc quyền là “giai cấp đặc quyền đặc lợi”, giai cấp tư bản đỏ. Càng nghĩ, càng so sánh, càng thấy chọn lựa ra đi của cha ông chúng ta là một chọn lựa khôn ngoan, đúng đắn.

 

Trước hết, nguyên nhân chính của cuộc di cư là hiệp định đ́nh chiến Genève kư kết giữa Pháp và Việt Minh. Nó quy định trong ṿng 300 ngày người dân hai miền Nam Bắc có quyền lựa chọn nơi cư trú, hoặc ở lại hoặc đổi miền. Người ta đồn rằng chính phủ Ngô Đ́nh Diệm muốn đưa vào Nam những người Công Giáo, đồng đạo với ông, là những người có tinh thần chống cộng triệt để, đáng tin cậy nhất, v́ đă là nạn nhân đầu tiên của Việt Minh Cộng Sản. Mục đích để ông có một sự ủng hộ rộng lớn. V́ thế người của ông đă cho tung ra tin đồn là Đức Mẹ đă vào Nam để “dụ dỗ” đồng bào Công Giáo di cư. Tin đồn đó có lẽ có mục đích nói xấu cuộc di cư và hạ uy tín của ông Ngô Đ́nh Diệm.

 

Theo chỗ chúng tôi biết th́ không thấy gia đ́nh nào di cư v́ tin đồn đó. Chính những người thân của tôi khẳng định, trước khi quyết định di cư, chẳng hề nghe ai nói Đức Mẹ đă vào Nam. Hầu hết những người ra đi đều đă có kinh nghiệm đau xót với Việt Minh Cộng Sản qua các cuộc đấu tố và cách phân biệt đối xử, và nhất là v́ những chính sách tàn bạo của Việt Minh: Tiêu thổ kháng chiến. Hợp tác hóa công, thương, nông nghiệp, một h́nh thức cướp của của nhân dân để làm giầu cho các cán bộ quản lư. Những vụ càn quyét khủng bố dân làng v́ bị tố cáo là Việt gian, gián điệp, trong khi thực chất là nhắm triệt hạ tôn giáo, cho nên bất cứ một dấu hiệu nào “khả nghi” đều được liệt vào những tội danh việt gian bán nước. Ví dụ một chiếc khăn tay trắng đưa lên lau mặt, một cái áo có màu cờ của Pháp cũng bị cho là những ám hiệu thông tin cho địch. Và c̣n biết bao điều bất công, đàn áp khác mà người dân phải chịu.

 

Chính v́ những trở ngại khó khăn nguy hiểm trong chuyến đi mà trước khi quyết định ra đi nhiều người đă phải suy nghĩ, đắn đo, trăn trở nhiều ngày đêm thao thức. Chứ không phải dễ dàng. Nếu Việt Minh không quá phân biệt đối xử th́ đồng bào Công Giáo đă không ra đi nhiều đến thế. Tuy nói là nhiều, nhưng cũng chỉ một phần nhỏ tín đồ Công Giáo đă thành công trong việc ra đi.

 

Mẹ tôi kể lại, bốn mẹ con phải đi bốn lần mới có một lần thành công. Đường đi dài gần hai trăm cây số mà cứ gần đến Hải Pḥng th́ lại phải dẫn nhau quay về, v́ lần nào cũng bị Việt Minh ngăn cản, dụ dỗ, đe dọa. Lần thứ bốn, may có một cán bộ địa phương thương t́nh cấp giấy tờ cho đi hợp pháp mới tới nơi. Bà đă gặp lại người cán bộ này tại miền Nam chỉ ít ngày sau đó. Anh ta nói khi cấp giấy cho gia đ́nh tôi, là trong bụng đă ôm mộng bỏ đảng ra đi rồi.

 

Mẹ tôi kể rằng trong một thời gian dài từ khi vào Nam, năm nào cứ đến Tết thầy tôi cũng ủ rũ buồn bă. Có lúc bà bắt gặp ông khóc tức tưởi giữa đêm giao thừa. Hỏi th́ ông bảo ông nhớ thương mẹ già, tức bà nội của chúng tôi, đă không cùng đi được, phải ở lại với cháu nội là em gái tôi với gia đ́nh thông gia tại xă bên cạnh. Ông chủ gia đ́nh này tức bố chồng cô em gái tôi sau 1954 đă bị Việt cộng quy kết là địa chủ và bị đem ra đấu tố đến chết, mọi tài sản của ch́m của nổi tất cả đều bị tịch thu. Gia đ́nh chỉ c̣n mấy cái chiếu rách để đem xuống nằm ở chuồng trâu, v́ nhà trên, nhà dưới đều bị CS lấy dành cho “bần cố nông”, những kẻ có công tố cáo tội địa chủ trong cải cách ruộng đất, ở. Những tai biến này măi sau 1975, gặp lại gia đ́nh, em tôi mới kể lại cho biết. Nhưng dường như cha tôi đă linh cảm được những bất trắc và gian khổ mà mẹ, và con gái yêu của ông phải chịu ở miền Bắc, nên trong nhiều năm, cứ đến ngày mồng một Tết, thay v́ vui Tết, th́ ông lại ủ rũ và khóc thầm, cố giấu vợ con.

 

Đó là nỗi chua xót đau đớn của cuộc di cư, mà gia đ́nh tôi đă trải qua. Thiết nghĩ gia đ́nh nào cũng có những t́nh huống tương tự. Giả như cha mẹ tôi không đưa được một nửa gia đ́nh vào Nam trong dịp ấy, th́ chắc chắn khi cuộc đấu tố đợt hai xảy ra sau 1954, chắc chắn các người đă bị đem ra đấu tố về tội có vài chục mẫu ruộng tư điền, và chắc chắn không thoát khỏi cảnh như ông bố chồng cô em tôi. Lúc ấy mấy người em tôi ở tuổi 13, 14 sẽ sống ra sao?

 

Bỏ nhà ra đi là bỏ tất cả: nhà cửa, ruộng vườn, làng xóm, nơi c̣n vương biết bao kỷ niệm của nhiều đời người. Bỏ nhà ra đi là bỏ lại mồ mả cha ông, tổ tiên, từ bỏ cả trách nhiệm chăm sóc chúng. Nhất là, bỏ nhà ra đi mà không đem được mẹ già và những người con yêu quư nhất đời, đứa cháu ngoại c̣n thơ dại, th́ làm sao mà không đứt ra từng khúc ruột. Nhưng bù lại khi đă vào được đến miền Nam, điều an ủi trước tiên là được gặp lại người con lớn, mà đă v́ chiến cuộc xa cách mấy năm ṛng. Khi cha mẹ tôi và các em tôi được đặt chân lên bến cảng Sài G̣n, tuy trong ḷng c̣n lo lắng, nhớ thương trăm bề, nhưng cũng đă cảm thấy nhẹ nhơm phần nào, v́ nỗi lo sợ bị đem ra đấu tố, bị giết không c̣n nữa.

 

V́ lẽ đó, nhận dịp này tôi xin chân thành bày tỏ ḷng tri ân với mọi ân nhân đă bằng cách này hay các khác giúp đỡ gia đ́nh tôi để có thể ra đi, và có thể sinh sống yên ổn sung túc trong miền Nam. Tôi cũng không thể nào không ghi lại ở đây ḷng biết ơn của gia đ́nh tôi đối với Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm và chính phủ của ông, trong đó có phủ Tổng Ủy Di Cư đă tiếp tế đầy đủ cho chúng tôi cũng như hàng trăm ngàn gia đ́nh khác.

 

Vào cuối tháng 7 tại Quận Cam đă diễn ra một cuộc hội ngộ của các cựu giáo sư và học sinh trường trung học Chu Văn An, cũng từng được gọi là trường Bưởi khi c̣n ở Hà Nội. Cuộc hội ngộ lớn lao kéo dài một tuần lễ, gồm 700 người từ khắp năm châu đổ về có mục đích kỷ niệm nửa thế kỷ trường này di cư vào Nam.

Trong bữa tiệc một vị hiệu trưởng năm xưa đă đọc một diễn văn chí t́nh, trong đó ông thay mặt mọi người cám ơn nhân dân miền Nam, cám ơn các chính quyền VNCH về mọi điều ơn nghĩa tốt đẹp đă dành cho trường. Và nhất là ông đă cám ơn các bậc cha chú đă sáng suốt và can đảm chọn lựa ra đi, để ngày nay con cháu được sống trong một xă hội tự do, tiên tiến, có những cơ hội và phương tiện tiến thân, làm nên sự nghiệp lớn, không bị quản thúc, áp chế trong một xă hội đảo điên như ở trong nước.

 

Tôi thiết nghĩ dịp này đáng lẽ cũng là dịp mọi đoàn thể tổ chức và cá nhân những gia đ́nh di cư khác cũng nên nói lên ḷng biết ơn tương tự. Và có một điều mà chúng tôi xin nói lên, mà cũng là điều mà vị hiệu trưởng kia không dám nói, v́ một lư do nào đó. Đó là tôi vô cùng cám ơn chính phủ Quốc Gia, mà lúc ấy thủ tướng là ông Ngô Đ́nh Diệm. V́ nếu không có ông Diệm th́ cuộc di cư đă không diễn ra tốt đẹp như vậy, thậm chí có thể nói không ngoa, là nếu không có Ngô Đ́nh Diệm th́ đă không có cuộc di cư vĩ đại này. Gần một triệu người. Con số thật kinh khủng. Vấn đề chuyên chở, vấn đề tạm trú, vấn đề ăn ở, vấn đề vệ sinh, vấn đề an ninh… và biết bao vấn đề nan giải khác cần giải quyết thật nhanh chóng. Trong khi đó ông Diệm về nước chấp chánh trong một trạng huống bi đát cực độ đến tuyệt vọng. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Việt cộng đă thôn tính được những vùng đất rộng răi, đă làm cho ḷng dân hoang mang khiếp sợ, không mấy người dám ra mặt ủng hộ ông Diệm. Người Mỹ th́ chỉ ủng hộ ông một cách miễn cưỡng và có tính cách tạm thời. Họ chờ ông thất bại để con bài của họ ra thay thế, v́ họ thấy ông khó tính, ương ngạnh và có tinh thần quốc gia “cực đoan”.

 

Người Pháp th́ t́m mọi cách phá, gây xáo trộn, để c̣n có cớ ở lại thêm, ḥng kiếm chác thêm. Các giáo phái được Pháp ủng hộ th́ có tinh thần thập nhị sứ quân. Nhất là lực lượng của Bảy Viễn ở B́nh Xuyên được chính quốc trưởng Bảo Đại bao che, và Pháp vũ trang, lại nắm giữ ngành cảnh sát công an, ngang nhiên đương đầu với vị thủ tướng cô đơn. Quân đội th́ nằm trong tay tướng Nguyễn Văn Hinh, một sĩ quan quốc tịch Pháp, do Pháp đào tạo và trung thành với Pháp, được Pháp che chở và điểu khiển chống lại thủ tướng Diệm… Ngân khố th́ hầu như trống rỗng.

 

Nói đến ngân khố trống rỗng, tôi cũng phải nhắc lại công ơn của chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đă tung tiền của và phương tiện ra trợ giúp chính phủ Ngô Đ́nh Diệm trong việc tổ chức tiếp nhận một triệu người di cư.

 


H́nh 13: Cảnh dân di cư cập bến Sài G̣n

 

Sau này nhiều người đă nói trong cuộc di cư của gần một triệu người th́ có đến 80% là Công Giáo. V́ ông Diệm là tín đồ Công Giáo, nên chỉ được người Công Giáo tin tưởng và ủng hộ, hoặc chính ông cũng chỉ tin dùng và nâng đỡ họ. Thực ra tuy số người Công Giáo chiếm đa số, nhưng c̣n biết bao tổ chức, đoàn thể hội đoàn các tôn giáo khác và cư dân các thành thị, hay các viên chức chính phủ Bảo Đại, trong số đó có rất ít người Công Giáo, cũng ra đi để nương nhờ vào chính phủ quốc gia, nhất là để tránh nạn CS.

 

Không nói đến các đảng phái quốc gia từng là nạn nhân của Việt Minh, các viên chức chính phủ, gia đ́nh các quân nhân, và một số các nhà trí thức, nhà văn, nhà báo tại các thành thị, nguyên số nhạc sĩ phục vụ tại đài Tiếng Nói Quân Đội lúc đầu cũng khá đông mà chẳng có ai là người Công Giáo. Một số tên c̣n được lưu lại trong trí nhớ: Ngọc Bích, Nguyễn Hiền, Đan Thọ, Văn Phụng, Xuân Lôi, Xuân Tiên vân vân. Và những nhạc sĩ danh tiếng khác tuy không là nhân viên của đài, nhưng cũng thường xuyên cộng tác, như Phạm Duy, Hoài Bắc (Phạm Đ́nh Chương)… cũng đều là dân di cư và không phải Công Giáo. Mấy nhạc sĩ Công Giáo nổi tiếng như Lê Thương (với Ḥn Vọng Phu), Hùng Lân (với Việt Nam Minh Châu trời đông) th́ lúc ấy không có mặt ở đài này.

 

Ban đầu, khi đài c̣n nằm trong tay loạn tướng Nguyễn Văn Hinh, th́ thính giả đă phải nghe những lời lẽ, luận điệu đả kích chống đối vị thủ tướng mới. Nhưng khi ông tướng này đă thúc thủ, th́ cũng người xướng ngôn viên ấy (Văn Thiệt) cùng với tập thể các nhạc sĩ và nhân viên “di cư” đă hết lời ca tụng và tỏ ḷng biết ơn vị thủ tướng can đảm, liêm chính đă trở thành tổng thống sau một cuộc phổ thông đầu phiếu. Vị quản đốc mới của đài lúc ấy chính là tổng giám đốc đài Little Saigon Radio ngày nay.

 

Dĩ nhiên ngoài giới nhạc sĩ, c̣n văn giới, báo giới, và giáo giới, ví dụ như các giáo sư trường đại học, và đặc biệt là các giáo sư trường trung học Chu Văn An nói trên. Tôi dám chắc (mặc dầu không có một sự kiểm kê nào), trong số 700 người tham dự đại hội kỷ niệm Chu Văn An di cư nửa thế kỷ nói trên không thể có được 30% là Công Giáo.

 

Mới đây, nhân nhắc lại cuộc di cư vĩ đại năm 1954, một vị trung tá Phật tử, tâm sự với chúng tôi: “Tôi tuy là Phật tử và tuy có nhiều Phật tử không ưa ông Diệm v́ nghĩ, có thể một cách sai lầm, ông ấy kỳ thị hay đàn áp Phật Giáo, nhưng tôi luôn luôn nhớ ơn ông Diệm, v́ nếu không có ông ấy, không có cuộc di cư, th́ cha tôi và ông anh cả tôi đă chết vào tay CS.” Thiết nghĩ c̣n rất nhiều vị Phật tử cũng muốn nói như thế, v́ hầu hết những người không Công Giáo cố liều mạng chạy trốn CS theo làn sóng di cư đều là nạn nhân CS, hay ít nhất cũng khiếp sợ và ghê tởm CS. Và họ cũng không quên rằng dân di cư mang ơn chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.

 

Tóm lại, kỷ niệm 50 năm di cư, cũng là một h́nh thức tỏ ḷng nhớ ơn các ân nhân và nói lên thái độ chống lại chế độ cộng sản bạo tàn vậy.

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính