Hát sai lời – Khi Nhạc Vàng trước 1975 bị tước “Quyền” nguyên bản


 Mạnh Kim



Hát sai lời các ca khúc kinh điển của làng tân nhạc Việt Nam không là hiện tượng nhất thời. Nó là một “đại dịch”! Nhiều ca sĩ thế hệ ngày nay, từ những tên tuổi hàng sao như Mỹ Tâm, Hồng Nhung, đến vô số ca sĩ pḥng trà Sài G̣n, cứ tự đổi lời, hoặc không thuộc lời rồi tự chế, và cứ vậy mà ngây thơ hát; trong khi việc t́m lại lời gốc thật ra chẳng khó khăn ǵ…


Nghe Bài thánh ca buồn, buồn nhất là… nghe hát sai lời
Một trong những ca khúc bị hát sai nhiều nhất, sai năm này qua năm kia, hết Giáng sinh này đến mùa Noel khác, là ca khúc Bài thánh ca buồn của nhạc sĩ Nguyễn Vũ. Đây là một trong những ca khúc Giáng sinh đẹp nhất của tân nhạc Việt Nam. Không như nhiều ca khúc Giáng sinh có giai điệu tươi vui, Bài thánh ca buồn nghe ray rứt và sầu cảm vô cùng. “Bài thánh ca đó c̣n nhớ không em? Noel năm nào chúng ḿnh có nhau…”. Sự hoài niệm được nhắc da diết trong ca khúc có thể được xem là ḍng hoài niệm đẹp mượt như nhung. Nó buồn nhưng làm ấm ḷng. Nó khắc khoải nhưng làm ngây ngất. Nó nhẹ nhàng nhưng sâu thăm thẳm. Tuyệt phẩm được sáng tác cách đây nửa thế kỷ này (1972) từng được thể hiện tuyệt vời qua giọng ca Elvis Phương trước 1975. 50 năm qua, Bài thánh ca buồn vẫn vang vọng dịp Giáng sinh về. Và 50 năm qua, nhạc sĩ Nguyễn Vũ vẫn rầu rĩ với việc tuyệt tác của ḿnh bị hát sai.“Rồi một chiều áo trắng thay màu, em qua cầu xác pháo theo sau” đă bị vô số ca sĩ hát thành “Rồi một chiều áo trắng phai màu”. Nói về chữ nghĩa th́ “thay” hẳn nhiên khác một trời một vực với “phai”. Điều đáng nói ở đây là việc đổi chữ đă làm mất đi ư nghĩa mà tác giả muốn nói. Trong khi nhạc sĩ Nguyễn Vũ muốn hàm ư chiếc áo trắng ngây thơ của em nữ sinh ngày nào bây giờ đă được thay bằng chiếc áo khác, khi “em qua cầu xác pháo theo sau” – có nghĩa là em trở thành nàng dâu trong lễ cưới với những tràng pháo đỏ đón em về nhà chồng, để lại ḷng anh nỗi bùi ngùi thương cảm. Thế mà các ca sĩ cứ thích cho em mặc măi chiếc áo trắng đến mức nó… phai màu. Mà áo trắng bị “phai” th́ hơi… vô duyên. Áo đă trắng mà “phai” th́ nó thành màu ǵ? “Màu cháo ḷng à?” – nhạc sĩ Nguyễn Vũ có lần nói với một tờ báoChưa hết: “Rồi những đêm thánh đường đón Noel”. Bản gốc của nhạc sĩ Nguyễn Vũ không phải vậy. Hát đúng phải là “Rồi những đêm thế trần đón Noel”. Chẳng hiểu ai là người đầu tiên biến “thế trần” thành “thánh đường” nhưng việc sửa này cho thấy “tác giả sửa” dường như không hiểu ư tứ của tác giả gốc. Nhạc sĩ Nguyễn Vũ cho biết, sở dĩ ông dùng từ “thế trần” để muốn nói rằng Giáng sinh bây giờ không c̣n là dịp lễ riêng của người Công giáo. Nó đă trở thành một sinh hoạt văn hóa chung của tất cả, bất kể tôn giáo nào. “Thế trần đón Noel” – mọi người trên thế gian, trên trần thế này – cùng mừng vui hân hoan đón Giáng sinh.

Loạn hát sai Bài thánh ca buồn không là ca khúc hiếm hoi được nhiều thế hệ yêu mến bị hát sai lời. Ca khúc Hoa tím người xưa của nhạc sĩ Thanh Sơn là một “nạn nhân” nữa. Hồi trước 1975, ca sĩ Giao Linh hát rơ ràng: “Rồi chiều nay lá khô rơi đầy có người nh́n buồn lây/Gom nhớ thương sưởi t́nh cô liêu ấm thêm ḷng ít nhiều…”Lá rơi lả tả để nhạc sĩ Thanh Sơn có cái để mà “gom nhớ thương” và như vậy mới thấy được cái sầu buồn của tâm trạng, một nỗi buồn cho một cuộc t́nh đă chết. Ấy vậy bây giờ các ca sĩ thế hệ mới cứ muốn “lá thu” chứ không phải “lá rơi”, như thể cái buồn vương vất chỉ xảy ra vào mùa Thu…Tương tự Bài thánh ca buồn, một trong những ca khúc bị hát sai dai dẳng nhất là Thành phố buồn của nhạc sĩ Lam Phương. Bản gốc của ông là “Rồi từ đó, trốn phong ba, em làm dâu nhà người”. Thế mà “trốn” đă bị biến thành “chốn”. Kể “từ đó”, vâng, từ đó, em không c̣n thiết tha ǵ nữa. Em trốn thôi. Em bỏ hết. Em chẳng muốn nhắc chuyện t́nh cũ với anh nữa. Em chấp nhận “làm dâu nhà người”. Chẳng lư ǵ mà “từ đó” rồi lại nhảy vào “chốn phong ba” để đến “nhà người” làm dâu.Cũng không thể không kể một bài hát được hát sai “bền bỉ” nữa là Hoa sứ nhà nàng của nhạc sĩ Hoàng Phương. Mà bị hát sai ngay từ câu đầu. Bản gốc là “Đêm đêm ngủ mùi hương/Mùi hoa sứ nhà nàng/Hương nồng hoa t́nh ái…”. Ư của tác giả Hoàng Phương rằng, đêm đêm, khi ông ngủ, ông lại nghe thoang thoảng mùi hoa sứ nhà nàng. Chứ không phải đêm đêm ông… “ngửi” mùi hoa sứ nhà nàng. “Hương nồng hoa t́nh ái” ở đây là hương thoảng tự nhiên. Muốn hay không th́ hương nồng vẫn bay đến, để cảm nhận, để xao xuyến, chứ chẳng phải “chủ động” hít hà “ngửi”…


Cần nhấn mạnh, khi sáng tác, gần như bất kỳ nhạc sĩ nào cũng thường mất nhiều thời gian để suy nghĩ chắt lọc câu từ. Một chữ của họ trong một câu hoặc một đoạn có khi gánh toàn bộ cái ư tứ và nội dung của ca khúc. Một chữ của họ không chỉ nói lên cảm xúc. Nó c̣n là cái hồn của tác phẩm. Trong bài Đêm đông của Nguyễn Văn Thương, chữ “rơi” trong câu “chiều chưa đi màn đêm rơi xuống” là một chữ hay đến rụng rời. “Màn đêm rơi” là một tuyệt tác ngôn từ. Đó là một từ tuyệt mỹ trong một tuyệt phẩm. Nó không thể thay thế được bằng chữ “buông” như nhiều ca sĩ thời nay hát. Trong bài Riêng một góc trời, tác giả Ngô Thụy Miên không phải tự nhiên “đặt đại” từ “mơ” trong câu “Nụ hôn đă mơ say, bờ môi ướt mi cay, nay c̣n đâu”. Phải nói rằng nụ hôn “đă mơ say” của Ngô Thụy Miên nghe muốn nổi cả da gà! Nó hay và đẹp vô cùng. Nó khác lắm với “nụ hôn đă mê say” – nghe tầm thường quá!


Trong một ca khúc khác của Ngô Thụy Miên – Dấu t́nh sầu, ông viết: “Ngàn năm cho giá băng hồn/Tuổi buồn gầy lên màu mắt”. Thế mà có người hát: “Tuổi buồn nầy lên màu mắt”. Và trong Tuổi thần tiên, nhạc sĩ Phạm Duy – bậc thầy về ngữ nhạc cũng như Việt ngữ – đă viết: “Ϲỏ trinh nữ tắm trong phấn thông mờ/Khi mưa về, e thẹn cỏ hoa”. Lại có người thay “e” bằng “em”. Ư tứ bị sai hết cả. “E thẹn” ở đây là “cỏ trinh nữ” được nhắc ở câu trên.


Và người ta không chỉ sai một hoặc vài chữ. Mỹ Linh và Mỹ Tâm là hai ca sĩ không chỉ hát nhầm hoặc sai lời mà c̣n tự ư thay nguyên cả câu! Trong bài Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui của Trịnh Công Sơn, Mỹ Linh tự “cải biên”, từ “Tôi đợi em về bàn chân quen quáthảm lá me vàng lại bước qua” thành “Tôi đợi em về bàn chân quen lốithảm lá reo mừng tựa vẫy tay. Nhắc đến Trịnh Công Sơn, cũng thấy rằng nhỡ mai trong cơn đau vùi” của ông trong bài Diễm xưa đă bị nhiều người hát thành nhớ măi trong cơn đau vùi”. Nếu lỡ mai này (chưa xảy ra) không chỉ đă bị biến thành “xảy ra rồi” mà lại c̣n… “nhớ măi”! Trong bài Hạ trắng, ca khúc quen thuộc đến mức gần như chẳng ai có thể quên hoặc hát nhầm câu “Gọi tên em măi suốt cơn mê này, th́ Mỹ Tâm đă hát: “Gọi tên em măi chết trên sông dài. Ôi, “gọi tên em măi”, Mỹ Tâm…


Điều đáng nói là t́nh trạng hát sai đă biến thành hiện tượng và từ hiện tượng trở thành thói quen, xảy ra ngay trong thời đại thông tin mà việc t́m lời bài gốc chẳng khó khăn lắm. Điều này không chỉ làm hỏng yếu tố mỹ cảm của ca khúc. Quan trọng hơn: Nó đang làm hư di sản của một nền âm nhạc.

 


Mạnh Kim

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính