Tôn Giáo là ǵ?

(và đạo Phật có phải là một tôn giáo?)

 

Mặc Ngôn

 

 

 

Câu hỏi được đặt ra và xuất hiện nhiều lần trên các diễn đàn Việt ngữ v́ một lư do nguyên thủy đơn giản rằng các văn hóa và ngôn ngữ Đông Á thời xa xưa không có khái niệm religion của Tây phương. Một lư do thứ nh́ là v́ nghĩa của từ religion không đơn giản lắm và gồm nhiều ư niệm ôm đồm hay liên quan đến các tập tục tôn thờ các thượng đế hay những ǵ linh thiêng, siêu nhiên. Từ religion khởi nguồn trong tiếng Latin từ khoảng (c.) thế kỷ (tk.) V. Khi người Nhật bắt đầu du nhập văn hóa Tây phương vào nước họ thời Minh Trị giữa thế kỷ XIX, họ dịch từ religion thành 宗教=tông giáo. Từ =tông, cũng như nhiều từ Hán và Hán-Việt khác, có nhiều nghĩa nhưng căn cứ trên định nghĩa trong trang Wikipedia tiếng Nhật (tông giáo là một hệ thống tư tưởng và tập tục có căn bản trên niềm tin vào sự hiện hữu của những quyền lực thần kỳ, siêu nhân, hay của các đấng thượng đế) chữ tông ở đây hàm ư tôn sùng hay tôn thờ. =giáo có nghĩa là lễ nghi, quy củ và tông giáo là những lễ nghi, quy củ để tôn thờ đấng thần linh.

 

[Cho những người đọc không rành, =giáo/quy củ là một nghĩa của từ dharma, một từ tối quan trọng trong khái niệm Tam Bảo của Phật lư mà người Tàu dịch thành =pháp; giáo và pháp có thể được xem là hai từ đồng nghĩa. Giáo này không phải là từ =giáo trong ‘giáo dục’, ‘giáo huấn’.]

 

Khái niệm tông giáo được du nhập vào đất Việt trong khoảng giữa thế kỷ XIX và từ ‘tông’ bị đổi thành ‘tôn’ để tránh việc phạm húy tên cúng cơm Minh Tông của vua Thiệu trị cho dù nhà vua đă qua đời trước đó.

 

[Một nguồn gốc của khái niệm ‘húy’ là sự mê tín rằng khi một người chết th́ quỷ từ âm phủ lên cơi trần gọi tên cúng cơm đă ghi vào sổ bộ của Diêm Phủ và hồn người chết phải đi theo; nếu người sắp chết dùng một tên khác mà quỷ không hay th́ có thể không phải đi theo quỷ và bị ĺa đời vĩnh viễn. Hai từ kỵ và húy trong cụm từ 忌諱=kỵ húy đều có nghĩa là kiêng, tránh nhưng người đời sau hiểu thêm nghĩa tên người chết cho từ húy v́ không biết rằng người Hán có thói quen dùng từ kép gồm hai từ đồng nghĩa. Từ đó người Việt có tập tục tránh dùng tên của người đă chết để đặt tên hay gọi người thân, hay người ta kính trọng cho dù họ đă ĺa đời.]

 

Dù sao chăng nữa, dùng từ Hán-Việt ‘tôn’ với các nghĩa tôn sùng và tôn thờ cũng hợp lư nên người viết này [tôi] không cần phải đi theo ngữ nguyên của người Nhật và sửa ‘tôn giáo’ lại thành ‘tông giáo’ nhất là khi  tôi không thấy bất cứ lư do ǵ để phải kỵ húy.

 

Từ câu hỏi “tôn giáo là ǵ?”, các b́nh luận gia trên các diễn đàn bắt qua đề tài đạo Phật có phải là một tôn giáo và tôi nhập cuộc khi được nhắc đến – qua chuyện ngữ ngôn tiếng Nhật cho religion/tôn giáo - trong thư của một người bạn. Một số những người tham dự vào những chuỗi b́nh luận này phát biểu những ư kiến thiếu tính cách khách quan v́ nhu cầu bảo vệ đức tin của họ làm họ cố chấp nên tôi phải hồi đáp theo lối ‘nói có sách, mách có chứng’ để tránh những căi cọ vô bổ quanh đề tài đạo Phật. Ta không thể bàn về đạo Phật mà không nói ǵ đến danh từ Phật và về một tên của Phật là Thích Ca. Các ḍng chữ kế tiếp tóm lược lại những ǵ ta biết tương đối chắc chắn về nhân vật lịch sử này.

 

[Câu “nhân vật lịch sử” được dùng trong lối hành văn hàn lâm để nói/viết về một người được biết qua sử liệu, kinh sách, hay truyền thống nhưng đa số dữ kiện về đời họ toàn là huyền thoại phi lư.]

 

Gần hai thế kỷ t́m hiểu các từ ngữ Thích Ca và Phật đă đưa đến những dữ kiện được kiểm chứng như sau: Chừng 25 thể kỷ trước, một người ra đời trong giai cấp lănh đạo của thị tộc Shakya - một trong 16 thị tộc nhỏ dọc chân núi hướng Nam của rặng Himalaya với dân số ta có thể ước đoán chừng vài ngàn hay vài mươi ngàn. Các thị tộc này có một điểm chung là họ không theo vương chế mà chỉ có thể được xem là bán dân chủ (oligarchy, mà người Trung Hoa dịch thành 政治=quả đầu chính trị), nơi quyền lực được tập trung trong tay một nhóm người có ưu thế nhờ ḍng dơi, học lực, tiền của, hay vũ lực, (cái t́nh trạng chính trị tôi thấy vẫn thịnh hành ở Mỹ và các nước Âu Châu cho dù họ tự xưng là dân chủ hay cộng ḥa!). Thị tộc Shakya hiện hữu cho tới c. tk. V BCE rồi bị vương quốc lân bang Kosala thôn tính. Chúng ta không biết ǵ hơn về thị tộc này, nhưng chỉ có thể suy đoán (từ các dữ kiện khảo cổ cho toàn vùng) rằng họ không thuộc thành phần Bà La Môn của đất Ấn, có lẽ dùng một ngôn ngữ thuộc hệ Munda – thế có  nghĩa rằng tiếng nói của họ là bà con xa của các tiếng Việt, Mon, Khmer, v.v... - và đời sống của họ có cơ cấu bán du mục.  Người đọc nghĩ sao nếu người Việt là bà con xa của ḍng dơi sinh ra đức Phật?

 

Ta không biết nhân vật ḍng Shakya này nói tiếng ǵ hay có biết đọc/viết chăng v́ ông không để lại một tác phẩm nào, kể cả tác phẩm chuyền miệng. Dựa trên những nghiên cứu về cuộc đời của những nhân vật lịch sử khác có quan hệ với ông ta - chẳng hạn như Bimbisara, người đồng thời và là vua của vương quốc Magadha, và cũng là người sáng lập đế quốc Maury trên đất Ấn; và Ashoka, hoàng đế thứ 3 của vương quốc này – nhân vật lịch sử này ra đời và sống trong khoảng các thế kỷ V-VII trước thời chúng ta (BCE). Tuy nhiên, truyền thống tôn giáo ở các nước Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản lại t́n rằng ông ta ĺa đời năm 949 BCE cho dù những nghiên cứu làm trên bộ 大般涅槃=Đại Bát Niết Bàn kinh (c. 350-325 BCE, tiếng Pali) cho thấy ông ta ĺa đời trong thế kỷ thứ V. Chừng 40 năm trước khi ĺa đời ông rời gia đ́nh và bắt đầu sống xa lánh cộng đồng loài người, chỉ giao thiệp với một số guru trong vùng để học lối giải thoát phiền năo và lo âu v́ đời người chỉ gồm trong bốn chữ “sinh, lăo, bệnh, tử”. Sống như thế hơn sáu năm rồi ông gặp một cơ hội khi đang tu lối khổ hạnh đến gần kiệt lực và suy ra tại sao ta đă không thành công trong những năm qua. Ông kinh nghiệm hiện tượng khải thị và nghĩ ra nên sống thế nào để thoát khổ. Những ǵ ông làm sau đó cho ta thấy ông chủ trương sống thanh đạm và vị tha, tránh sự lệ thuộc vào của cải, vật chất, và tránh những phiền toái từ liên quan hay trách nhiệm gia đ́nh. Không có nghề nghiệp, lợi tức và xa lánh sự đời th́ chỉ c̣n một cách kiếm ăn bằng khất thực. Đi khất thực trong xă hội đa cấp Bà La Môn đ̣i hỏi sự tiếp xúc và chấp nhận của bố thí của mọi tầng lớp, kể cả giới tiện nhân Dalit (the untouchables trong Anh ngữ) mà quy tắc xă hội bảo người trong giai cấp thượng lưu đừng làm. Và như thế, ông hành xử như một nhà cách mạng xă hội.

 

V́ không có tài liệu nào về cuộc đời của  Thích Ca cho đến vài tháng trước khi ngài qua đời, những ǵ chúng ta biết về đời ngài hầu như hoàn toàn là huyền thoại. Ta chỉ biết rằng ông có họ Gautama (瞿曇=Cổ Đàm), tên Siddhārtha (悉達多=Tất Đạt Đa), về sau được biết dưới danh hiệu Shakyamuni, (迦牟尼=Thích Ca Mâu Ni, thánh nhân của tộc Shakya). Thậm chí, cho đến khi các nhà khảo cổ đọc được các chiếu thư của vua Ashoka khắc trên đá năm 1839, đa số người Tây phương không tin Thích Ca là người thật mà chỉ là một sản phẩm của ḷng mê tín và tục thờ thần vật của người Ấn. Những dữ kiện về đời ông và thành quả của việc làm và lời nói của ông được ghi lại – hay sáng tạo - quái đản đến độ đa số những người nghiên cứu Tây phương không buồn, hay tránh, nhắc đến khi họ viết về ông. Và kết quả của việc đọc các kinh sách Pali, Phạn và Hán liên quan đến ông đưa đến những đoạn văn này trong cuốn sách “Phép giảng tám ngày” của giáo sĩ Alexandre de Rhodes giữa tk. XVII:

 

Lộn lạo tiếng nói đŏạn th́ mới ra nước đại minh, mà Annam thi chiụ đạo bởi nưoc ếy: u kh́ lộn lạo tiếng nói đŏạn, mà đại minh phải mất tiếng nói tlao᷄ đạo thạt, mà lại chảng c̣n có kinh truyèn đạo thạt, th́ phải phân ra nhều đạo vạy : như thể kẻ lạc đàng thạt, th́ lạc đi nhều đàng, mà những đàng vạy. Sao᷄ le đại minh bổn th́ có phân ra ba đàng cả, những vạy, chảng kể nhều đàng tiểu mọn khác, cu᷄̀ vạy ꞗệy. đàng thứ nhít, là đàng về kẻ kẻ hay chữ, gọi là đạo Nhu: đàng thứ hai, là đàng kẻ thờ quỉ, mà làm viẹc đối, gọi là đạo đạo : đàng thứ ba là đàng kẻ thờ bụt, gọi là đạo bụt. Sự đàng ſau nầy bởi nước India mà ra, th́ ta nói tlước : ta ſuy bởi đâu mà ra, th́ một chọuc ta biét, là đạo gian.

ếy ꞗệy mà từ tạo thien lợp điạ qua ba ngh́n nam dồ, mà từ lộn lạo tiếng nói một ngh́n dư nam, bên thien trúc cŏấc th́ có ꞗua, ten là Tinh phạn, mà đẻ con, dĕạ th́ ſáng, ſao᷄ kiêu ngạo lám: đă lếy con ꞗua nạ gần đếy gả cho, mà ſinh đẻ được một con gái đŏạn, th́ khién đi ở tlên rừng một mềnh, dầu ꞗợ căi, mà chảng cho, v́ mềnh đă quen làm viẹc dối, như pháp môn phù thủy, và muấn cho người ta hăi, mà khen nó, và blou᷄ lào᷄ thou᷄ dou᷄ nói khó cu᷄̀ ma quỉ : mà tlao᷄ nhều quỉ dĕại nó, th́ có  hai quỉ, tên là Alala, và Calala, quên làm thày nó lien, mà nó th́ ngồi giửa hai thày quỉ ếy, mà dĕại nó đầu hết, chớ tin ǵ có Chúa blời, cu᷄̀ đạt tên nó là Thicca. đến khi Thicca ra dĕại kẻ khác ſự đạo gian ếy, y v́ tlái mlẽ lám, th́ người ta bỏ mà đi hết; Nó, và quỉ làm thày nó, thấy ꞗếy, th́ lếy đàng khác, mà mới dĕại nhưng truyẹn dối blá đă đầy, b ꞗệy th́ mà cầm đềi tớ lại, cu᷄̀ có dĕạy nó ſự lŏên hồi, đối blá đềi tớ ꞗệy : lại khién nó thờ bụt, mà lếy mềnh Thíc ca làm cội rễ bụt ꞗệy, như thể lếy mềnh là kẻ làm nên blời đết, mà trị đếy.

 

Người Việt đọc trích văn tiếng Việt tk. XVII này cũng gặp khó khăn như người Tây phương đọc The Canterbury Tales của Chaucer (tk. XIV) nhưng ta có thể hiểu đại khái de Rhodes viết rằng người An Nam, thay v́ theo đạo của thiên chúa, th́ lại theo đường/đạo của một người con vua Tịnh Phạn, rất kiêu ngạo, lấy vợ có con xong th́ bỏ lên rừng sống một ḿnh, không chịu nghe lời vợ căi v́ đă quen làm việc dối trá chẳng hạn như học phép phù thủy từ hai con quỷ Alala và Calala và được chúng đặt tên cho là Thích Ca, và dạy người ta đừng tin vào chúa trời mà tin vào bụt Thích Ca!

 

Trừ đoạn văn trong Phép Giảng Tám Ngày, những paragraphs viết trước là những điều ta có thể tin được về Thích Ca; những ǵ khác ta đọc – 99% - trong những cuốn kinh đồ sộ là hư cấu. Đa số những người nghiên cứu, hay đọc/tụng kinh cũng có ít nhiều ấn tượng như thế nhưng người ta lơ không nói đến, chỉ bàn quanh ư nghĩa những ǵ Thích Ca muốn dạy người đời. Điều khó khăn là làm sao t́m ra câu nói nào thật sự đến từ miệng Thích Ca! Một số kinh sách bảo rằng lúc Tất Đạt Đa đến tuổi cập kê, người trong thị tộc tuyển 10000 cô gái xinh đẹp, tài năng để Tất Đạt Đa chọn làm vợ, và Thích Ca phải thực thi 12 công tác (tựa như trường hợp Hercules/Heracles của thần thoại La Mă/Hy Lạp mà một số nhà nghiên cứu nghĩ là nguồn của huyền thoại này trong đời Thích Ca; và ta cần nhớ rằng đại đế Alexander của Hy Lạp xâm lăng vùng Ấn Hà trong tiền bán tk. 4 BCE) để chứng tỏ rằng cậu bé có đủ tư cách làm chồng. Làm sao mà có những chuyện đó được? Viết vậy nhưng vẫn có người tin và sao chép, chuyền tay nhau qua 10 thế kỷ!

 

Không có kinh sách nào xác quyết rằng Thích Ca cữ/cấm ăn thịt và chyện đó không thể có được v́ đi khất thực trong một xă hội với giai cấp Dalit th́ rất có thể sẽ chết đói hay tăng đoàn khó mà tồn tại lâu dài. Thích Ca “tầm thầy học …  thoát khổ” trong nhiều năm và dĩ nhiên thực hành các phương cách tĩnh tọa và khổ hạnh thời nào cũng thịnh hành trong giới guru. Huyền thoại bảo rằng sau khi khổ hạnh sáu tháng gần chết đói, Thích Ca được một người đàn bà cho sữa – hay cho một món cơm nấu với sữa, một món ăn thông dụng của người Tích Lan – tỉnh táo trở lại rồi giác ngộ; ta chỉ không biết người Ấn hay người Tích Lan đưa yếu tố sữa này trước vào kinh điển. Đây chỉ là một phân vân hàn lâm v́ Tích Lan gợi ư Nam Tông và Ấn gợi ư Bắc Tông hay Trưởng Lăo.

 

Sau khi giác ngộ, Thích Ca tiếp xúc với những người “tầm đạo” và các kinh sách kể những chuyện khó mà tin có thể có thật, nhưng vẫn có người tin, ngay cả trong thời bây giờ. Cách đây vài hôm, một blogger gốc Việt t́m cách chống chế đức tin của ḿnh với câu: “… các Thầy sáng tạo và hoàn thiện chân lư của đạo Phật. Các Phật tử từ thế hệ này qua thế hệ khác đă bổ túc và loại bỏ để đạo Phật tồn tại như ngày nay.”

 

[Trong ngôn ngữ tôn giáo Tây phương, người biện hộ cho đức tin của ḿnh được gọi là apologist nhưng từ tk XVI, người ta có khuynh hướng tránh dùng từ này v́ nghĩa nguyên thủy apology/biện hộ dần dần biến thành …. xin lỗi, hay chấp nhận ta đă sai.]

 

Câu trích đăng ở trên cũng thuộc trường hợp đó nhưng người viết vung vít không biết rằng ta đang há miệng mắc quai v́ cụm từ ‘chân lư’ hàm các nghĩa độc nhất và toàn thiện mà đă toàn thiện th́ không có lư do ǵ cần phải hoàn thiện; và sáng tạo một chân lư nào khác chỉ đưa đến những điều không thật, vô lư. Các ḍng chữ đó làm tôi liên tưởng đến câu “biện luận cho quỷ sứ” và phân vân quỷ sứ trong trường hợp này là ai, hay là ǵ.

 

Người viết này không thờ Phật, tụng kinh, nhưng v́ nhu cầu nghiên cứu chữ Hán để học hỏi thêm về tiếng mẹ đẻ, đă có cơ hội đọc nhiều kinh điển nhà Phật, và những sáng tác, khảo luận, hồi kư liên quan đến Phật học. Kết quả của việc học chữ Hán này là tôi phải đồng ư với nhà nghiên cứu Phật học Jan Nattier rằng đa số dữ kiện trong các kinh sách chỉ là hư cấu. Lần đầu tiên tôi để ư tới sự kiện này là trong ngày Phật Đản năm 1974, khi thấy một biểu ngữ giăng ngang trước một ngôi chùa ở Sài G̣n với hàng chữ Thiên Thượng Thiên Hạ Duy Ngă Độc Tôn”. Tôi đă đọc câu ‘duy ngă độc tôn’ trong truyện Lục Mạch Thần Kiếm của Kim Dung nhưng không để ư cho tới hôm đó. Tại sao Phật lại có thể tuyên bố một câu phi lư như thế? Làm sao có thể dạy người đời diệt ngă, nguồn gốc của mọi khổ năo, với câu đó? Gần 40 năm sau, tôi khởi hành đi t́m nguồn gốc của câu nói và thấy rằng mặc dù có vài cuốn kinh tiếng Pali bảo Thích Ca nói tựa như thế khi mới ra đời, không có câu đó trong các kinh chữ Hán và câu Hán-Việt đó h́nh như là một sáng tác của đất Việt! Có ít nhất một nhà sư quốc doanh Việt bảo rằng câu này nằm trên một cái bia ở Thiếu Lâm Tự nhưng không đưa ra được bằng chứng.

 

Một câu ta thường thấy trong các cuốn kinh là câu mở đầu “Bạch Đức Thế Tôn …” khi một môn đồ hay một người thỉnh giảng mở lời nói với Thích Ca. Có mấy ai phân vân tại sao một người đă “diệt” được bản ngă rồi giác ngộ lại chịu cho người ta xưng tụng ḿnh bằng cái danh hiệu xác quyết rằng ngài là người được toàn thế giới tôn kính? Ta có thể tin rằng trong thời Thích Ca lộ tŕnh của ngài chưa ra khỏi miền Đông Bắc của xứ Thiên Trúc, thế th́ làm sao mà cụm từ “Thế Tôn” ra đời sớm vậy?

Các dữ kiện về đời Thích Ca trong các kinh điển, cho dù đại đa số là hư cấu, cũng dựa trên một vài sự kiện lịch sử, và nhờ đó ta có thể suy rằng Thích Ca sống như một guru trong hơn 40 năm sau khi ĺa gia đ́nh, qua lại chân dăy núi Himalaya, giảng “đạo” (theo nghĩa lối thoát khổ) cho những ai muốn nghe, và chưa hề ra khỏi vùng Bắc Ấn, khỏi phải nói đến vùng đất có tên Pakistan hay ḥn đảo có tên Sri Lanka sau này. Nhưng những kinh sách sáng tạo sau đại hội tập hợp kinh điển lần thứ tư lại bảo rằng Thích Ca để lại dấu vết của bóng (dưới nắng) của ḿnh ở Pakistan, và bay qua Tích Lan với 10000 nhân vật kể cả la hán, bồ tát, v.v…  và để lại một vết chân tổ bố ở đó khi đáp xuống. Hằng hà sa số la hán xuất hiện trong vài buổi giảng kinh và ta phải tự hỏi các la hán đó ở đâu ra nhiều thế khi Thích Ca c̣n đang thu thập tỳ kheo cho tịnh xá của ḿnh? Làm sao tin được những hư cấu như thế trừ khi ta “cần” mê tín, phải không?

 

Nếu ta đồng ư với những người tĩnh tâm, không có khuynh hướng tin huyễn, th́ trong khi Thích Ca là một nhân vật lịch sử có thật, Phật chỉ là là một khái niệm tôn giáo mà nhu cầu sở hữu, và bảo vệ, đức tin nơi các tín đồ đ̣i hỏi và sáng tạo. Thích Ca không có nguồn gốc siêu nhiên, không phải thần thánh và không thể nào vừa lọt ḷng – hay lọt nách mẹ! – mà có thể đi bảy bước và tuyên bố hùng hổ rằng ta là bậc chí tôn. Hàng chữ trên biểu ngữ trước cổng chùa đó đă làm người viết thấy những điều phi lư khác trong kinh sách nhà Phật. Chúng ta biết rằng cho tới đầu thế kỷ thứ nhất của kỷ nguyên này, các lời dạy của Thích Ca chỉ được chuyền miệng cho tới khi tăng lữ nhà Phật có nhu cầu ngồi xuống chép kinh – trên lá thốt nốt – cuối thế kỷ I BCE; nhu cầu đó được thể hiện qua một hư cấu đặt vào miệng Thích Ca về nỗi lo rằng đạo (Phật) sẽ tới thời mạt pháp 500 năm sau khi ngài nhập diệt; và ngoài cái khả năng tiên tri đó, Thích Ca c̣n có thể tiên tri sự hiện hữu của Phật Di Lặc trong tương lai! Có ai giải thích thử cho tôi loài người cần có Phật Di Lặc để làm ǵ?

 

Ngoài những bộ kinh “nguyên thủy” trong Tam Tạng Kinh, ta c̣n có những kinh khác ra đời trong các thể kỷ kế tiếp. Những kinh nguyên thủy bắt đầu với câu “Tôi nghe như vầy … “là chuyện dễ chấp nhận v́ chúng ghi lại những lời Ananda kể lại trong lần tập hợp kinh điển thứ nhất. Nhưng tại sao những kinh sánh tác trong những thế kỷ hàng trăm hay ngàn năm sau khi Anada đă ĺa cơi trần cũng có câu đó?

 

Có nhiều phiên bản chữ Phạn/Pali của Bát Nhă Tâm Kinh dài từ 100000 câu tới 8000 câu – chưa kể những kinh Bát nhă khác tiếp tục ra đời cho tới tk. XI - nhưng phiên bản được biết đến và dùng nhiều nhất th́ lại là bản 心經=Tâm Kinh gồm 260 chữ Hán ra đời năm 649 như một bản dịch của Huyền Trang. Điều phiền toái về nguồn gốc của phiên bản này là không ai t́m ra bản chữ Phạn cho kinh này trước tk. VII. Kinh này có một điểm đặc biệt là người giảng kinh là Avalokiteśvara/Quan Âm thay v́ Tu Bồ Đề hay Xá Lợi Phất. Avalokiteśvara, một vị thần bán nam, bán nữ của Ấn giáo, chỉ xuất hiện lần đầu tiên trong các kinh nhà Phật sáng tác khoảng giữa tk. II CE, và thế có nghĩa rằng bồ tát này là một ngụy tạo. Không những một luận sư nào đó ngụy tạo một Quan Âm, người đời sau c̣n tiếp tay đổi giống cho ngài và người Việt bắt đầu thờ và cầu khẩn Phật Bà Quan Âm (với huyền thoại Quan Âm Thị Kính).

 

Mặc dù không là Phật tử, tôi thường nghe câu khấn ‘nam mô Quan Thế Âm bồ tát’ lúc c̣n ở quê nhà; măi về sau tôi mới hiểu rằng đây là câu dịch Hán-Việt cho thần chú ‘ मणि पद्मे हूँ=om mani padme hum’  của Mật Tông ở Tây Tạng. Om và hum là hai tán thán từ đầu và cuối câu, tương đương với các từ ‘bới’ hay ‘hỡi’  và ‘ơi’ trong Việt ngữ, và mani padme là một tên của Quan Âm với nghĩa hoa sen (padme) quư báu (mani). Dùng tiếng Phạn để cầu khẩn một vị bồ tát, hay Phật, có khả năng nghe/hiểu (mọi ngôn ngữ) toàn thế giới là một điều quái gở, trừ khi ta suy luận theo lối mê tín. Cầu khẩn thánh nhân của ḿnh mà phải dùng thần chú tiếng Phạn – như trường hợp câu thần chú

 

揭諦揭諦,波羅揭諦,波羅僧揭諦,菩提薩婆訶

Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha

 

(có người dịch thành “qua rồi qua rồi, qua bên kia rồi, tất cả qua bên kia rồi, giác ngộ rồi đó”) cuối bản Tâm Kinh của Huyền Trang là chuyện hy hữu!

 

Avalokiteśvara không phải là trường hợp độc nhất một một thần thánh của Ấn giáo xuất hiện trong kinh nhà Phật rồi biến thể khi du hành qua đất Trung Quốc. Tôi đă gặp trường hợp những tín đồ - vô t́nh hay hữu ư – quốc doanh của Hà Nội cổ xướng việc bỏ tu hành lối Đại Thừa/Bắc Tông v́ lư do rằng Phật A Di Đà của phái Tịnh Độ là một sản phẩm của các nhà sư Hoa Lục nên không thể đại diện cho cái mà họ xem là “Phật giáo nguyên thủy”. Đă đành rằng A Di Đà là một sáng tác của người Tàu, một biểu tượng của vị Phật này tên Amitābha đă hiện diện trong thế kỷ II ở đế quốc Quư Sương (vùng Pakistan bây giờ) và được Lâu Ca Sấm/Lokasema người gốc Quư Sương tŕnh làng qua tiếng Hán (trong 般舟三昧經=Bát Chu Tam Muội Kinh). Cái thời điểm này làm tôi có cảm tưởng rằng, cũng như trường hợp Huyền Trang, dịch giả Lokasema cũng có tài hư cấu! Rất tiếc rằng những người cổ vơ việc xét lại đức tin trong đạo Phật chỉ viết theo cái nh́n những người chống Trung Cộng cố chấp, hay ủng hộ đường lối mị dân của Hà nội, thay v́ suy nghĩ thêm và t́m xem thử kinh sách của Nam Tông/Tiểu Thừa có giá trị ǵ hơn kinh sách của BT/ĐT.

 

Chọn đạo Phật làm quốc giáo th́ có lợi ǵ cho đất nước? Pháp Hiển và Huyền Trang nói đến vài nước giàu có, với những tịnh xá đầy vàng ngọc, châu báu và tin rằng các nước này sẽ tồn tại vĩnh viễn. Hai nhà sư Tây du thỉnh kinh này h́nh như không biết, hay nhớ, rằng quê hương và thị tộc của Thích Ca bị tuyệt diệt (theo huyền thoại v́ không có sử liệu nào nói thế) gần cuối đời ngài cho dù ngài đă đào tạo 500 la hán, và dĩ nhiên không biết rằng những nước họ nói đến biến mất trên bản đồ thế giới, có lẽ sau khi người Hồi giáo xâm nhập xứ Thiên Trúc trong tk. XII.

 

V́ phần lớn những ǵ ta đọc trong các kinh sách nhà Phật đều là hư cấu, làm sao mà trả lời câu hỏi đạo Phật có phải là một tôn giáo? Một số người đề nghị dùng một thử nghiệm tên duck test trong Anh ngữ. Thử nghiệm đó nói nếu một con vật trông giống vịt, đi (lạch bạch) như vịt, và kêu cạp cạp như vịt th́ là con vịt. Điều phiền toái với thử nghiệm/lập luận này là nó không đúng trên phương diện khoa học v́ chỉ vịt cái mới kêu cạp cạp, vịt đực không thể làm thế (do cấu trúc của cổ họng khác với vịt cái) nhưng ta không thể bảo vịt đực không phải là … vịt. Ngoài ra, trong định nghĩa sinh vật học, ngỗng, thiên nga cũng thuộc bộ vịt nhưng không ai xem hay gọi chúng là vịt cả, có lẽ v́ chúng không đi lạch bạch (chân của vịt gần đuôi hơn các loài khác).

 

Cái điều kiện kêu ‘cạp cạp’ để gọi vịt là vịt đưa tới vấn đề ngôn ngữ giữa các tôn giáo. Con vịt kêu cạp cạp, tín đồ đọc/tụng kinh nhưng không dùng/tụng cùng một thứ kinh; và ngôn từ, nội dung, tư tưởng của các kinh Miqra, Bible, Quran, Tam Tạng, .v.v…. hoàn toàn khác nhau. Tại sao lại chỉ thắc mắc dạo Phật có phải là một tôn giáo, hay nhánh/tông nào của đạo Phật mới là tôn giáo?!

 

Có phải chăng câu hỏi được đặt ra là v́ mỗi người định nghĩa tôn giáo một lối, tùy theo những nhu cầu cá nhân do bất an hiện sinh của họ. Thời Thích Ca chưa có môn phân tâm học nhưng ta có thể tin rằng nỗi bất an hiện sinh là nguyên ủy của việc Thích Ca đi t́m phương cách thoát khổ. Các từ =hăi (sợ), =lự (lo) không nằm trong câu “thất t́nh lục dục” của nhà Phật nhưng là những yếu tố tâm lư hiện hữu và tồn tại trong tâm thần loài người từ thời ăn lông ở lỗ. Người không biết sợ và lo th́ có ít cơ hội sống lâu để lưu truyền ṇi giống và có cơ hội tiến hóa. Bất an hiện sinh đưa đến nhu cầu có niềm tin vào một quyền lực siêu nhiên có khả năng giúp ta sống sót, hay có cơ hội sống trong một kiếp sau. Tỉn rằng chết chưa hẳn có nghĩa là hết, và đời có trời phật phù hộ ta th́ ta có thể b́nh tâm suy nghĩ và học làm sao trấn áp thất t́nh lục dục.

 

Một yếu tố chung trong những tiêu chuẩn để định nghĩa tôn giáo là đức tin vào một hiện tượng hay một siêu nhiên; các h́nh thức nghi lễ và quy luật tuy khác nhau cũng chỉ để mong được phù hộ, ban ân sủng, hay có kiếp sau.

 

[Và nếu người đọc chưa thấy th́ cụm từ ‘kiếp sau’ là nguyên nhân chính trong các cuộc chiến giữa người Do Thái và người Hồi giáo v́ theo kinh điển Abrahamic, nhóm người Do Thái được thượng để “ước” rằng họ là chủng tộc (độc nhất) được thượng đế chọn, và hứa bảo vệ hậu duệ của họ. Dù muốn dù không, những nhánh tôn giáo Abrahamic khác cũng phải cảm thấy ít nhiều bất an cho hậu vận của ḿnh v́ thượng để không ước như vậy với ai khác. Đây là lư do cho những lời ước mới trong Bibles hay những cách “hiểu” lời ước nguyên thủy, v́ nếu không có ước ǵ khác phải tin rằng có thể chủng tộc Do Thái là chủng tộc của nhân loại độc nhất sống sót sau tận thế!]

 

Đặt căn bản trên nhu cầu có và ǵn giữ đức tin th́ đạo Phật cũng là một loại tôn giáo. Ta chỉ cần hiểu rằng đây không phải là một tôn giáo do Thích Ca tạo dựng v́ không có một kinh điển nào đưa đến kết luận rằng Thích Ca có ư đồ như thế trong thời mà khái niệm (nhân tạo) tôn giáo chưa hiện diện trên đất Thiên Trúc. Các câu hỏi nên đặt ra là thế này: 

  • (i)                           Nên tin vào Thích Ca, hay nên tin vào Phật?;

  • (ii)                         Có nên tin vào các bộ kinh đồ sộ với 99% là những lời hay tư tưởng hư cấu đặt vào miệng/đầu Thích Ca?;

  • (iii)                      Các nhà sư chủ trương bất lập văn tự hay không lệ thuộc vào ngôn từ, kinh điển tin vào những ǵ để được người đời xưng tụng là thiền sư?

 

Tỳ kheo Tuệ Sỹ, thiền sư có tiếng thông thái nhất của đất Việt vừa qua đời. Nh́n khuôn mặt khắc khổ của ông th́ có thể ta hiểu được rằng tu theo đúng lối Thích Ca dạy không dễ chút nào. Nhưng biết đâu rằng chính v́ thế mà có người muốn theo đường “Thầy” Nhất Hạnh của Làng Mai, một nhà sư có tiếng tăm khác với lối xử thế tân thời không giống ai cả, có vợ, và với những trang phục vàng chóe, ḷe loẹt mà ta không thể h́nh dung rằng Thích Ca sẽ chấp thuận! Ta có thể suy luận rằng Nhất Hạnh không đồng ư với những ǵ Thích Ca dạy, và có vẻ “thành công” hơn ngài trong việc thoát khổ, lúc đang c̣n tại thế v́ không trấn áp hai chữ hỷ và lạc, và có lẽ vẫn c̣n tham sân si, nhưng nói/viết cho nhiều rồi chỉ sẽ đến câu hỏi: “tuân thủ pháp và đọc/tụng hàng chục cuốn kinh ích ǵ?”

 

 

Mặc Ngôn

mirordor@gmail.com

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính