Giáo hội Miền Bắc dưới thời cộng sản từ 1954 đến nay

(kỳ IV)

 

 

2. Dấu ấn của một thời

 

a. Những kư ức buồn thảm

b. Một thời kiên trung trong đức tin

c. Loay hoay những chọn lựa

 

Suốt một thời gian dài trong khoảng thời gian hơn 20 năm kể từ biến cố 1954, trong bối cảnh bị chính quyền cộng sản kềm tỏa, mọi thông tin liên lạc ra bên ngoài bị cắt đứt, các chủng viện bị đóng cửa, các trường giáo lư không hoạt động, các linh mục “chui” hầu như bị quản chế và bị bắt giam, các linh mục c̣n lại phần đông già yếu… Giáo hội Miền Bắc bị đẩy vào một t́nh thế đầy khó khăn, buộc phải thích nghi với hoàn cảnh mới.

 

Trong suốt thời gian này, câu nói “tồn tại là phát triển” trở thành lời động viên cho cả Giáo hội Miền Bắc.

 

Tại hầu hết các giáo phận, v́ thiếu linh mục, để duy tŕ đời sống đạo, các việc đạo đức b́nh dân trở thành thức ăn tinh thần duy nhất nuôi dưỡng đức tin người Công giáo. Những đe dọa, cấm đoán, bắt bớ của nhà cầm quyền làm cho một bộ phận không nhỏ những tín hữu Công giáo sợ hăi, hầu hết, sống co cụm trong thế pḥng thủ. Các học sinh do phải chịu quá nhiều áp lực v́ bị kỳ thị, nên hiện tượng bỏ học khá phổ biến. Cha mẹ không muốn con cái đến trường v́ sợ mất đức tin. Bên cạnh đó, chính sách chia để trị của nhà cầm quyền, bằng cách sử dụng các linh mục trong cái gọi là “Ủy ban Liên lạc những người Công giáo” và cài cắm người tiếp ứng phá rối từ bên trong khiến Giáo hội ít nhiều bị phân hóa.

 

Tất cả những điều này đă trở thành những thách đố không nhỏ cho quá tŕnh hội nhập và phát triển của Giáo hội Miền Bắc sau này.

 

Ngày nay, theo nhận định của nhiều người, năm 1980 được coi là năm bản lề mở ra một giai đoạn mới cho Giáo hội Công giáo Việt Nam nói chung và Giáo hội Công giáo Miền Bắc nói riêng. Đây là năm đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 1954, các giám mục hai miền Nam – Bắc, quy tụ nhau tại Hà Nội, họp Hội nghị Thường niên và cùng nhau soạn thảo một Thư chung, kư ngày 1/5/1980, bày tỏ lập trường và đưa ra đường hướng mục vụ của Giáo hội trong hoàn cảnh mới, trong đó có hai nhiệm vụ cụ thể: Tích cực góp phần cùng đồng bào cả nước bảo vệ và xây dựng tổ quốc và xây dựng trong Hội Thánh một nếp sống và một lối diễn tả Đức Tin phù hợp hơn với truyền thống dân tộc. Câu nói: “Sống Phúc âm trong ḷng Dân tộc” trở thành “hiến chương” của Giáo hội Việt Nam trong hoàn cảnh này.

 

 

Ảnh hưởng của Thư Chung 1980 trên đời sống của Giáo hội Việt Nam nói chung và Giáo hội Miền bắc nói riêng như thế nào, có lẽ cần phải có thêm thời gian nghiên cứu để có những đánh giá khách quan hơn. Trong thực tế, tại các giáo phận thuộc Giáo tỉnh Miền Bắc, do thiếu vắng chủ chăn, nên nội dung của Thư chung 1980 rất ít giáo dân được biết tới. Nội dung của Thư chung chỉ đến được với giáo dân, sau khi đă bị nhào nặn bởi truyền thông nhà nước và đặc biệt là tờ Công giáo và Dân tộc. Những câu nói: “Trước khi là người Công giáo, tôi đă là người Việt Nam” hay cụm từ “Đồng hành cùng Dân tộc” được họ vẽ ra và tận dụng tuyên truyền tối đa, vô t́nh một lần nữa đặt Giáo hội Công giáo ra bên lề xă hội, nhất là họ đă cố t́nh đánh tráo khái niệm “nhà nước cộng sản” với “dân tộc” để tiếp tục đặt Giáo hội trong một thứ cơ chế xin – cho mà sau đó Đức Tổng Giám mục Giuse Ngô Quang Kiệt đă vạch trần trong cuộc gặp với UBND thành phố Hà Nội ngày 20/9/2008.

 

Đối với giáo dân Giáo tỉnh Hà Nội, với những kinh nghiệm đau thương trước đó, cùng với những ngón nghề truyền thông chuyên lừa mị, bóp méo, có tính định hướng của nhà cầm quyền và của tờ Công giáo và Dân tộc – tờ báo duy nhất mang danh Công giáo, việc phải “đồng hành với Dân tộc” tiếp tục khoét sâu vào nỗi mặc cảm triền miên về niềm tin tôn giáo của họ. Nhiều giáo dân và ngay cả một số các linh mục, tu sĩ đă tin rằng nhóm các linh mục thuộc Ủy ban Đoàn Kết mới là những người tiên phong, đi đúng hướng mà Giáo hội vừa đề ra. Giáo hội, v́ không có những kênh thông tin và v́ đă không có một kế hoạch lâu dài, đành để nhà cầm quyền lèo lái Thư Chung theo mục đích của họ. Thực tế, cho tới tận hôm nay, cụm từ “đồng hành cùng Dân tộc” vẫn được nhà cầm quyền sử dụng một cách có hiệu quả theo mục tiêu của họ.

Dù sao, phải công tâm nh́n nhận, Thư chung 1980 đă tạo ra cho Giáo hội một vị thế mới có thể “đối thoại” với nhà cầm quyền cộng sản trong một mức độ nào đó. Thực ra, chọn lựa đường hướng “đối thoại” là một chọn lựa đúng, hợp với tinh thần của Công đồng Vatican II và hợp với xu thế của thời đại. Tuy nhiên, đối thoại thế nào với chính quyền cộng sản lại là một bài toán nan giải, bởi trong chế độ cộng sản, “đối thoại” và ‘thỏa hiệp” đôi khi trùng khít nhau.

Trong xu thế chung của thời cuộc, vào năm 1986, để tránh sụp đổ, chính quyền cộng sản phải chấp nhận mở cửa kinh tế, thay thế nền kinh tế tập trung bao cấp bằng một nền kinh tế thị trường kéo theo cái đuôi “định hướng xă hội chủ nghĩa”. Dù sao, việc mở cửa kinh tế đă có những tác động ít nhiều trên b́nh diện chính trị xă hội của đất nước.

 

Giáo hội Miền Bắc bắt đầu được cởi trói phần nào. Các giám mục được phép ra khỏi Ṭa Giám mục để ban Bí tích Thêm sức tại một vài xứ đạo. Một số đại chủng viện được mở cửa trở lại. Các linh mục được tự do đi lại hơn, ít bị ngăn chặn hơn trước. Trong bối cảnh đó, biến cố phong thánh cho 117 Thánh tử đạo Việt Nam ngày 19 tháng 6 năm 1988, trở thành thước đo cho chính sách tôn giáo của nhà nước Việt Nam, cách riêng đối với đạo Công giáo. Có thể nói rằng, sự cởi mở về tôn giáo của nhà cầm quyền Hà Nội là do xu thế tất yếu không thể đảo ngược của thời cuộc tạo nên. Trong thực chất, chính sách thù nghịch với Công giáo của nhà cầm quyền cộng sản vẫn trước sau như một. Thực tế, cả một khoảng thời gian dài trước và sau khi lễ tuyên thánh diễn ra, chính quyền Hà Nội đă huy động toàn bộ hệ thống chính trị tham gia tuyên truyền, nhằm bôi nhọ Giáo hội Công giáo, cách riêng các Thánh tử đạo. Vai tṛ xung kích của Ủy ban Đoàn kết Công giáo được chính quyền cộng sản khai thác triệt để trong vụ việc phong thánh này. Trong bầu khí hồ hởi, phấn khởi chung của toàn Giáo hội v́ có thêm 117 vị Thánh tử đạo, những ai quan tâm tới t́nh h́nh xă hội, đều nhận thấy có một sự phân hóa nào đó trong chính nội bộ của Giáo hội. Sự phân hóa này cho thấy Giáo hội Việt Nam chưa đủ lực để có thể đối thoại một cách “thẳng thắn và chân thành” với nhà cầm quyền cộng sản; đồng thời, cũng cho thấy, vết thương của một thời gian khổ vẫn chưa thể liền sẹo.

 

Sự sụp đổ chế độ cộng sản tại Đông Âu những năm sau đó, một lần nữa đặt Giáo hội Công giáo vào một t́nh thế mới với nhiều thuận lợi hơn, trong đó, điều dễ nhận thấy là ngoài các thư chung gửi cộng đồng dân Chúa, các vị lănh đạo Giáo hội cũng không ngần ngại gửi tới các lănh đạo cộng sản những lá thư với lời lẽ ôn ḥa nhưng không kém phần kiên quyết.

 

Ngày 20 tháng 10 năm 1993, Đức cha Phaolô Maria Nguyễn Minh Nhật, Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam, đă gửi một bản góp ư của Hội đồng Giám mục Việt Nam tới Chính phủ Việt Nam, góp ư về việc xây dựng đất nước và những yêu cầu bức thiết của tôn giáo, trong đó nói rơ: “Trong các quyền của con người th́ quyền tự do tôn giáo là đặc biệt rất quan trọng nên phải được tôn trọng như một quyền lợi chứ không phải như một đặc ân.” (số II, 3) (x. HĐGMVN 1980 – 2000, tr. 434).

 

Những năm tiếp sau đó, hàng loạt các thư ngỏ, các văn bản kiến nghị của Hội đồng Giám mục Việt Nam đă được các vị lănh đạo Giáo hội gửi tới các cấp chính quyền, trong đó nổi bật nhất là lá thư ngỏ gửi Quốc hội, Chính phủ Việt Nam, ủy ban nhân dân các tỉnh thành, do đức cha Phaolô Nguyễn Văn Ḥa – Chủ tịch Hội đồng Giám mục Việt Nam ấn kư tháng 10 năm 2002, nêu rơ sự bất hợp pháp của cái gọi là cơ chế xin – cho đă làm lũng đoạn đất nước và vi phạm các quyền con người cách trầm trọng. Văn thư viết: “Cơ chế xin-cho biến những quyền tự do của công dân thành những thứ quyền mà Nhà nước nắm trong tay và ban bố lại cho người dân dưới dạng những cái phép, đồng thời biến Nhà nước từ một tổ chức có chức năng phục vụ công ích trở thành một chủ nhân ông nắm các quyền tự do của người dân và ban phát các phép tự do lại cho họ thường theo sự tùy tiện chủ quan hơn là theo những tiêu chuẩn khách quan. Như thế cơ chế xin-cho vừa đi ngược lại công ích và xóa đi các quyền tự do của người dân, vừa bôi đen h́nh ảnh của một Nhà nước của dân, do dân và v́ dân. Đó là điều làm tha hóa con người.”

Nh́n một cách tổng thể, với lời lẽ đĩnh đạc thể hiện trong các bản kiến nghị hay trong các thư ngỏ gửi tới các lănh đạo cộng sản, có vẻ như Giáo hội Công giáo Việt Nam đang dần khẳng định vị thế ngang tầm trong công cuộc đối thoại có tính xây dựng với nhà cầm quyền cộng sản. Tuy nhiên, trong thực tế, những kiến nghị hay thư ngỏ đă không được hồi đáp. Đơn giản là v́ đối với nhà cầm quyền cộng sản, họ chỉ chấp nhận đối thoại dựa trên quyền lợi của họ, chứ không dựa trên quyền lợi của các tổ chức khác. Thỏa thuận giữa chính quyền Việt Nam và Ṭa Thánh về việc bổ nhiệm các Giám mục Việt Nam phải được sự đồng ư của nhà nước không chỉ ngược với Điều 377, khoản 1 của Bộ Giáo luật 1983, mà c̣n tạo kẽ hở cho nhà cầm quyền can thiệp sâu vào trong nội bộ gây nhiều bất lợi cho Giáo hội, là một bài học xương máu cho Giáo hội Việt Nam. Dù sao, qua các văn bản kiến nghị này, Giáo hội Việt Nam ít nhiều đă có thể khẳng định đâu là sứ mạng “Sống Phúc âm giữa ḷng Dân tộc” đích thực mà Giáo hội Việt Nam nhắm tới.

 

Có thể nói rằng, trong khoảng thời gian hai thập kỷ cuối cùng của thiên niên kỷ trước, Giáo hội Việt Nam nói chung và Giáo hội Miền Bắc nói riêng, đă cố gắng khẳng định ḿnh và cố gắng t́m một chỗ đứng như đă từng có giữa ḷng Dân tộc. Tuy nhiên, những tồn tại của một quá khứ đau thương, sự sợ hăi cố hữu đă ăn vào máu mọi người dân đất Việt trong đó có người Công giáo, làm cho Giáo hội Công giáo chưa đủ lực đ̣i buộc nhà cầm quyền Hà Nội một cuộc đối thoại ṣng phẳng bảo đảm quyền lợi của đôi bên. Bên cạnh đó, đối với Giáo hội Miền Bắc, việc thiếu vắng nhân sự, thiếu thốn cơ sở vật chất, nhất là thiếu vắng những giáo dân có một đức tin trưởng thành, làm cho Giáo hội cứ loay hoay với những chọn lựa thiếu tính chiến lược lâu dài.

 

 

Thái Hà, ngày 5 tháng 7 năm 2016

Lm. Gioan Nguyễn Ngọc Nam Phong, C.Ss.R

(c̣n tiếp)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính