Giọt Hồng Sương trên thềm Địa Ngục


Linh Phương



Có những kỷ niệm dù vui hay buồn, ta ngỡ rằng sẽ quên đi theo tháng ngày tháng bận rộn của nợ áo cơm nơi xứ lạ quê người. Nhưng không! Khi những ngày của tháng Tư trở về th́ ḷng tôi chợt bâng khuâng. Trong kư ức tôi hiện rơ lên từng nét của kỷ niệm xưa như mới vừa xảy ra đây thôi.


Tôi làm sao quên được lúc bị chuyển từ trại Phan Đăng Lưu sang nhà giam T. 30 Chí Ḥa, tất cả các nam tù nhân chính trị, và những người vượt biển bị bắt th́ được dồn vào khu ED, v́ tôi là nữ tù nhân thuộc thành phần “phản cách mạng” th́ được nhét vào pḥng của các “chị em ta” chung với các nữ Cán bộ thoái hóa tham nhũng. Pḥng chật ních thêm hơn sau vụ chuyển trại nên mọi sinh hoạt trở nên hạn chế, kể cả từng muỗng cơm hay nước muối. Tôi được phân công đi đổ rác hay phơi áo quần; mỗi khi được đi làm như thế th́ tôi rất phấn khích v́ được đi ra ngoài hít thở không khi và giăn gân cốt; và thêm nữa, tôi được đi qua những pḥng trong khu để thoáng nh́n những ai đă bị tóm hay là được nhắn tin miệng qua những câu nói vụn vặt rất lư thú…


Chẳng hạn có một anh nói hay hát lên trích câu trong nhạc phẩm “Mùa Đông Của Anh” lời của Trần Thiện Thanh như sau:


- “Em ơi sao em không thương nó, mà để nó đau nằm liệt chiếu vậy?” Rồi có tiếng ai hát: “Xưa hôn em một lần rồi anh ho lao gần chết, xong em đi rồi th́ anh ói ra máu; em đi đi thà anh không được hôn c̣n hơn vô Nhị T́... là t́ t́ t́ …”

- “Báo cáo em, anh muốn đăng kư theo em xuống kia đổ rác để anh thổ lộ nỗi ḷng mà đă từ lâu anh ấp ủ ứ ư lúc bên T.. Hai…ự ứ…mươi (20) từng từng tưng từng tưng tưng từng tưng…”


Lại có những câu nói nghe th́ như là vô thưởng vô phạt, nhưng đó như một lời khuyên:
- “Em có thương anh th́ thương cho trót, chứ đừng bép xép th́ hết đường về.”
- “Cưng ơi cưng có bị cho ăn bánh “hỏi “hay “thịt quay” th́ b́nh tĩnh mà ăn, chứ đừng hấp tấp th́ vào hầm than nha cưng.”

 

Lúc đó tôi không hiểu “hầm than” là ở đâu và có nghĩa ǵ? Sau nầy, v́ có nếm qua th́ tôi mới hiểu được nỗi hăi hùng của hai tiếng “hầm than” này!


Trong trại thường có các tù nhân lao công được lấy từ các tù nhân có hạnh kiểm tốt để làm tạp dịch hoặc họ được đi theo các cán bộ quản giáo sai làm những việc vặt. Nhắc lại thời gian ở trong trại giam tập thể không lâu, sau mỗi lần tôi bị đi “làm việc” về, tôi thường bị cán bộ gán cho nào là “Không tự giác, không thành khẩn khai báo.” Trên giấy tôi độc nhất chỉ khai lư lịch thôi, c̣n phần khai báo sự việc tôi luôn luôn để trắng.

 

V́ thế, sau vài lần “làm việc” không có kết quả, đột nhiên vào một chiều kia, họ ra lệnh tôi thu xếp đồ đạc để chuyển trại. Tôi đă có kinh nghiệm qua những lần trước, từ T.20 qua sở Công An Thành Phố, đến Sở Nội Vụ, thế nên, tôi thản nhiên đi theo tên cán bộ để đi lên tầng ba của nhà giam Chí Ḥa. Họ liền giam tôi trong một pḥng nhỏ, trước đây là pḥng dành cho tử tội. Tại đây, tôi bị c̣ng hai chân và hai tay cả ngày lẫn đêm; cơm ăn thay v́ được hai chén và bốn muỗng cà phê nước muối, th́ nay họ xén bớt chỉ c̣n một chén rưỡi và hai muỗng nước muối cho một ngày mà thôi.


Việc tắm rửa th́ mỗi tuần một lần với một sô nước; trên thân tôi chỉ có bộ áo quần duy nhất từ ngày tôi bị họ bắt cho đến ngày về là gần ba năm trường. Ngày th́ nóng hầm hập, đêm th́ lạnh cóng; chỉ có một chiếu rách trên sàn xi măng lạnh lẽo đầy vết máu đă khô đen lâu ngày. Nh́n lên trần nhà th́ tôi thấy đầy những con dơi bám chặt.


Họ nói là nhốt tôi riêng tại khu biệt giam này để mà suy nghĩ và tự giác thành khẩn khai báo. Riêng tôi th́ dùng thời giờ để ôn tập ngón nhạc trên sàn xi măng và học luyện lại trí nhớ. Tôi học lén bằng cách gơ ngón tay vào tường, và qua lỗ ṭ ṿ nơi khung cửa sổ tôi ra dấu bằng các ngón tay để “nói chuyện với các bạn tù…” Tại đây, tôi ra dấu hiệu bằng ngón tay rồi ráp vần lại để liên lạc với bạn tù nơi các pḥng bên. V́ chỉ một ḿnh tôi là nữ tù nhân chính trị, nên tôi đă được các bạn tù nam đặc biệt đối đăi đẹp như đôi khi họ ném cho viên đường cái kẹo; khi th́ cây kim đă gảy ngang để vá áo. Trong thời gian này, tôi được học tiếng Nga với thầy Đạt, tiếng La-tinh với thầy Tiếng, xem chỉ tay hoặc hướng nhà cửa với thầy Diệp hoặc ngồi tĩnh tâm để giữ sức khỏe…Các thầy nói trên là những tu sĩ Công giáo có dính líu trong tổ chức chính trị. Các vị này đă khuyến khích nâng đỡ tinh thần tôi trong những lần tôi đi “làm việc,” nói thẳng ra là tôi đă bị các tên cai tù tra khảo tinh thần lẫn thể xác.


Nếu ai đă qua đoạn đường tù ngục th́ mới thấu hiểu được t́nh người trong chốn địa ngục trần gian của Cộng sản. Nơi đây phơi bày mọi tánh nham hiểm, phản trắc, bán đứng, lừa dối, hợm ḿnh, ganh tị. Tuy nhiên, cũng tại chốn ngục tù này đă cho thấy t́nh thương yêu của con người về sự hi sinh, dù có nguy hiểm đến tánh mạng cũng không nao núng nhưng thật ra rất hiếm hoi. Nơi ngục tù là cái thước đo được ḷng trung tín của con người qua từng thỏi đường, miếng thịt, muỗng muối, xă ớt hay thỏi xà pḥng để thách thức lẫn nhau, cho nên tinh thần của ḿnh phải rất vững vàng trong các t́nh huống nói trên.


*  *  *


Tôi kể lại sau đây một chuyện thật đă xảy ra trong chốn địa ngục trần gian, một câu chuyện mà mỗi khi hồi tưởng, ḷng tôi vẫn c̣n đầy ắp ḷng quí trọng và cảm kích về một người bạn tù đă v́ tôi mà anh đă phải bị trừng phạt nơi chốn biệt giam. Lúc tôi chuyển trại sang T.30, tôi chỉ biết người bạn tù ấy đi làm lao động như những tù nhân lao động khác; mỗi ngày anh mang cơm đến các pḥng biệt giam dành cho các chính trị phạm. Có một lần, sau khi bị kêu đi “làm việc” xong, trên đường về nơi biệt giam, tôi đă đi không nổi nữa, v́ các vết thương trên ḿnh, tôi té quỵ nhiều lần. Anh ấy đi ngược chiều với tôi, anh bèn để thùng cơm xuống đến đỡ tôi đứng lên th́ anh bị tên Cán bộ đánh vào đầu, anh lại c̣n bị hắn ta đá vào bụng. Sau đó, tôi nghe tin anh bạn tù này đă bị chúng kiểm điểm và không cho anh làm công việc lao động những ngày sau đó. Thế nhưng, anh bạn tù này vẫn không ngán, anh không được chúng cho giao đi chia cơm th́ anh đă nhờ bạn tù khác lén bỏ viên Vitamin trong cơm cho tôi, khi th́ vài hạt đậu phụng hay viên kẹo trong cơm.


Gương mặt anh bị bầm sưng nhai cơm không được v́ anh đă bị bọn cai tù đánh đập, nhân lúc không có cán bộ trông chừng, anh bèn lén từ pḥng bên dùng dây quăng sang pḥng tôi miếng muối cùng tán đường mềm hay miếng chanh nho nhỏ để ngậm. Tuy các món này đầy bụi bặm nhưng có hề ǵ, lúc đó các món ấy như thuốc tiên mà tôi xem là phép lạ từ những người đă không ngại nguy hiểm giúp đỡ tôi qua cơn đau đớn. Thể xác tôi bị đau đớn sau những lần bị đi “làm việc” với Cán bộ, nhưng không đáng kể ǵ nếu so đến sự mất mát lớn lao v́ bị phản bội giữa những người gọi là đồng lư tưởng. Tôi tự bào chữa cho họ rằng v́ họ không thể chịu đựng nỗi đói khát, nhưng trong ḷng tôi vẫn cảm thấy buồn thăm thẳm, tôi thật sự cô đơn v́ không có bạn tù tri kỷ, v́ có những người đă làm mất niềm tin trong tôi,


Có những lúc tôi được ra ngoài sân tắm nắng, anh bạn tù lao động ấy đă nhận ra tôi, và anh đă hỏi thăm sức khoẻ, anh khuyên tôi đừng buồn. Tôi chỉ khẻ nói: “Nỗi buồn là hạnh phúc của đời tôi, v́ đă vận vào rồi khó mà dứt.”


Vài hôm sau, tôi nhận được bức thư xếp nhỏ giấu dưới ca cơm.Tôi ngạc nhiên và xem thư với lời viết rất cảm động. Tôi không biết tại sao anh biết tôi vào tù và biết luôn cả nghề nghiệp bên ngoài của tôi. Trong thư anh đặt cho tôi tên là Phong Linh có nghĩa “Tâm tư thả cho gió.” Rồi sau đó, tôi nhận được thư anh lia lịa khi th́ nồng nàn mơ ước về cuộc đời mới sau khi đưọc ra khỏi nhà tù, khi th́ giận hờn v́ anh ta không nhận được hồi âm. Làm sao tôi trả lời thư anh được, bởi v́ tôi vẫn chưa biết ǵ về anh; vả lại, nội qui trong trại rất ngặt lại đầy ăng-ten…

Đă có một lần người đó bị bọn cai tù trừng phạt v́ anh đă giúp tôi. Tôi muốn tránh sự liên lụy cho anh nên im lặng, và càng im lặng th́ anh càng liều hơn khiến tôi sợ hết hồn. Có một đêm tôi đang ngồi cầu nguyện với Chúa th́ nghe tiếng sột soạt, tôi ngỡ rằng đó là tiếng động của lũ dơi bay trở về như thường lệ từng đêm. Nhưng không! Tiếng động nầy nghe càng lúc càng gần… Tôi đang phân vân và muốn t́m ra đó là tiếng động ǵ. Th́nh ĺnh, trong bóng đêm một khuôn mặt hiện ra bên khung cửa ṭ ṿ, có tiếng thở hổn hển và giọng nói đứt quảng:
- “Anh đây Linh à, anh thương em lắm! Can đảm lên nha em. Anh tặng cưng hoa hồng anh mới hái đây!”


Tay anh lấy từ trong lớp áo nơi ngực ra một hoa hồng tuyệt đẹp. Phản ứng tự nhiên, tôi cố rướn người để vói tới hoa hồng anh đưa, nhưng quên đi là đôi chân và đôi tay bị c̣ng, v́ thế nên tôi bị té sấp xuống nền nhà vô cùng đau điếng. Lúc đó, tôi mới hoàn hồn định thần là ḿnh đang bị xiềng cùm trong nhà tù, nên la lên:

- “Anh xuống đi, xuống, xuống, kẻo chúng thấy là chết. Xuống, xuống đi.”


Thế mà anh tỉnh bơ lại c̣n nói:

- “Em đừng lo, các Cán bộ c̣n đang nhậu thịt cầy. Hôm nay là ngày lễ nên họ nhậu nhẹt. Linh à, anh mơ ước sau nầy về, ra ngoài được em đàn cho nghe v́ anh thích nghe tiếng đàn Piano lắm!”


Nói xong anh tụt xuống và chạy nhanh trong bóng đêm mất hút. Tinh thần tôi bị chấn động, tôi tự hỏi với cách nào mà anh ấy leo lên tầng lầu ba để liều tặng tôi hoa hồng mà không sợ Cán bộ? Ở đâu mà anh ấy có hoa hồng tươi như thế? Tôi lo sợ rằng đến sáng khi cán bộ mở cửa pḥng để kiểm soát, và ḷng phân vân không biết giải quyết thế nào đây, thôi th́ tôi phải nhai và nuốt cả cành hoa hồng, kẻo họ phát giác ra chuyện th́ rắc rối to…


Đến trưa, lúc đi chia cơm, anh bạn tù lao động ấy cứ nh́n tôi cười hoài mà c̣n làm bộ gải đầu, dụi mắt. Ư nói có người nhắn tin. Tôi cứ làm như không biết mà trong ḷng rối beng, không biết người ấy c̣n có hành động ǵ nữa đây? Ḷng thầm mong là anh ta phải ớn nội qui trong trại mà đừng làm ǵ nữa. Nhưng khi đêm về, anh ấy lại rút trong áo ra một hoa hồng nữa. Lần nầy tôi b́nh tĩnh hơn nên nói:

- “Anh đừng làm như vậy nữa, kẻo nó thấy là ăn đạn đó!”


Anh nói: “Anh lấy hoa hồng trong vườn của Trưởng khu để tặng em. Em đừng lo, họ không thấy đâu, v́ ống máng xối nầy rất chắc chắn. Mấy ngày trước anh đă t́m cách làm bể mấy cái đèn ở đây rồi,” vừa nói anh c̣n ôm máng xối đu qua đu lại và c̣n cười cười làm tôi run.


Tôi giục: “Anh hăy xuống đi!”


Anh nói: “Ngày mai anh sẽ gởi giấy để em viết thư cho anh.


Tôi nói: “Thôi, không được đâu!”


Anh nói: “Tù như cùi rồi không sợ lở nữa!” Vừa nói anh vừa làm một nụ hôn gió nữa. Xong rồi anh theo máng xối để tụt xuống đất dông mất.


Tôi vừa phập pḥng lo sợ mà vừa buồn cười, trong ḷng tôi lo lắng nếu các bạn tù bên pḥng tập thể thấy rồi báo cáo th́ chết.


Đến gần sáng, tôi soạn lại bổn cũ là nhai nuốt thêm một hoa hồng nữa. Trưa hôm ấy, pḥng biệt giam kế cận gơ và hỏi:

- “Đêm qua làm ǵ mà nghe sột soạt thế?”


Tôi đành nói:

- “Đêm qua nóng quá không ngủ được, lại mấy con dơi động ổ hay sao mà cứ bay suốt đêm làm nhức cả đầu.”


Tiếng bên buồng bên trái có tiếng nói:

- “Hăy cẩn thận, tai vách mạch rừng đó… tội nầy họ gán chưa xong lại chồng thêm tội khác th́ khó về với các con.”


*  *  *


Khi nghe các bạn tù nhắc đến các con, ḷng tôi chợt nao nao xót xa, v́ từ ngày bị bọn Cộng sản bắt đi đến nay đă hơn một năm rồi, nhưng tôi chưa được gặp mặt các con nhỏ, không biết các con tôi sống như thế nào? Khi bọn Cộng sản đọc lệnh bắt tôi về tội “phản cách mạng,” họ đă lục soát và tịch thu sạch sành sanh các vật dụng trong nhà, đến sách vở tài liệu, các công tŕnh về âm nhạc mà tôi đă dày công nghiên cứu và biên soạn. Trong nhà tù, họ đă dụ dỗ và khai thác t́nh cảm ḷng mẫu tử, chúng nói rằng nếu tôi thành khẩn khai báo hay tố giác những ai trong tổ chức th́ tôi sẽ được gặp mặt con và tôi sẽ được cứu xét để ra tù sớm. Tôi không tin những điều họ hứa, v́ khi tôi bị bắt họ đă nói: “Yên tâm đi, chính quyền Cách mạng rất sáng suốt, nếu chị không chống phá cách mạng th́ sau ba ngày chị sẽ về với các con của chị.” Thế mà bây giờ đă hơn một năm rồi họ vẫn c̣n giam cầm tôi và kêu đi “làm việc.” Tôi đă bị họ tra khảo đủ điều th́ làm sao tôi tin được lờI của bọn chúng. Khi Cộng sản tra hỏi tù nhân có làm việc đó hay không? Nếu ta trả lời “Không, Không,” th́ đối với bọn chúng đấy có nghĩa là đôi khi “Có” và những câu trả lời của ta sẽ bị họ vặn vẹo, suy diễn theo đầu óc đặc sệt của họ với các lư luận ngu đần …


Sau này khi trở về, ra ngoài với các con, tôi mới biết rằng các con tôi đă khổ đến bậc nào! Cậu con lớn phải t́m công việc nuôi các em bằng cách nhặt bao nylon, plastic ngoài đường; cậu em kế phải giúp lặt vặt công việc mua bán ngoài đường chỉ đủ tiền nuôi bốn miệng ăn một bửa trong ngày. Trong nhà th́ rỗng không, chẳng c̣n ǵ để bán được nữa để mua thực phẩm. Các bạn bè tôi và người thân th́ họ sợ bị liên lụy, thế nên, họ xa lánh và trở nên ghẻ lạnh, các con tôi bơ vơ đói khát bệnh hoạn và nhận ra được câu: “Khi vui th́ vỗ tay vào, đến khi hoạn nạn th́ nào thấy ai!” Ôi! Những h́nh ảnh ấy cho đến giờ này vẫn c̣n hằn sâu đâm trong trí nhớ chúng, và chúng nó luôn nhắc cho nhau lấy đó làm kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.


*  *  *


Trở lại câu chuyện, sau sự việc ấy đến mấy ngày sau, tôi không nh́n thấy anh ấy ra làm việc nữa; tôi gợi chuyện với anh tù lao động đưa cơm th́ thấy gương mặt anh ta kín như bưng càng làm tôi lo lắng, nhưng tôi cũng đành, không biết làm cách nào ḍ hỏi thêm.


Thường lệ, buổi chiều sau khi đưa cơm th́ kẻng đánh báo hiệu để cán bộ đi điểm danh để xét pḥng lần cuối trong ngày cũng là lúc cán bộ nghỉ làm việc th́ đấy cũng là thời gian các tù nhân tha hồ nói chuyện, liên lạc với pḥng bên hoặc làm ǵ tùy ư trong pḥng. Tuy nhiên, lần nầy sau khi điểm danh, Cán bộ kêu tôi đi ra ngoài, ra lệnh xét pḥng và bảo đi theo họ.


Qua khu GH đến văn pḥng mà sau nầy tôi biết đó là pḥng làm việc của tên Trưởng khu. Khi bước vào pḥng th́ hắn ta nh́n tôi chằm chặp và hỏi:

- “Chị vào đây bao lâu?”

- “Gần một năm.” Tôi nói.

- “Chị biết chị có tội ǵ không?” Hắn ta hỏi.

- “Cán bộ biết sự việc của tôi như ḷng bàn tay th́ tôi c̣n nói ǵ nữa.”


Hắn ta gằn giọng:

- “Chị là thành phần phản cách mạng, phản động. Nhà nước đưa chị vào là phải thành khẩn khai báo, cải tạo tốt, chấp hành nghiêm túc nội qui của trại chứ không phải vào đây làm loạn chị biết không. Lộn xộn là ông bẻ càng hết!”


Tôi im lặng không trả lời hắn. Hắn lại hỏi:

- “Chị làm nghề ǵ? Sinh hoạt ra sao?”


Tôi cười khẩy và nói:

- “Cán bộ lại hỏi thừa nữa rồi, Cán bộ đă có hồ sơ cầm trên tay, đă biết tôi làm nghề ǵ, sinh hoạt ra sao ngoài đời th́ có ăn nhằm ǵ trong chốn ngục tù nầy.”


Hắn ta nh́n tôi trừng trừng:

- “Chị biết tôi có quyền giam án chị nếu chị chấp hành không tốt nội qui trong khu trại của tôi.”


Tôi liền nói:

- “Cán bộ có nói điều nầy th́ tôi mới nói. Tôi chưa ra ṭa, hồ sơ do Chấp pháp thụ lư. Sự việc của tôi đă lâu, tôi chắc là tôi có tội hay không th́ do Sở Nội vụ nắm giữ, c̣n tôi th́ tự xét thấy tôi đă không làm điều ǵ sai trái vi nội qui cả.”


Hắn nói: “Bây giờ, giấy viết đây, chị hăy thành khẩn khai báo th́ tôi tạo điều kiện dễ dàng cho chị sớm về với con chị.”


- Tôi nói: “Tôi không có điều ǵ để khai báo ở đây! Ḷng tôi nung nấu chỉ mong sớm được về với các con tôi mà thôi.”


Hắn ta giận dữ nói:

- “Chị láo khoét che giấu cho chị và cho đồng bọn của chị, chúng tôi đă biết rơ như bàn tay nhưng để xem chị có thành khẩn không, chị quá ngoan cố th́ phải dùng biện pháp này.”


Nói rồi hắn ta hất hàm, ra dấu cho tên Quản giáo bước vào, hắn ta c̣n nói thêm khi tên Quản giáo đưa tôi đi ra khỏi pḥng:

- “Chị chống đối chúng tôi không được đâu, cha mẹ ông bà chị c̣n căi lại, chứ chúng tôi sắt cũng phải mềm. Thử xem!”


Tên Quản giáo này đưa tôi đi qua các khu ngoằn ngoèo, đi qua những pḥng trống, bên ngoài trời đă tối đen. Tôi đi theo hắn một đoạn nữa, nhưng tôi vẫn không thể nh́n ra hướng là dăy nào, khu nào; đến khi hắn đưa tôi xuống thấp một tầng, th́ tôi chợt hăi hùng khi nghe tiếng rên la… Đúng lúc ấy, tên cán bộ dừng lại trước một pḥng nhỏ, hắn mở xích sắt và đẩy mạnh tôi vào trong. Tôi kinh khiếp v́ nghe chí choé dưới chân mới biết là lũ chuột, tai tôi nghe tiếng nước chảy cùng lúc mùi hôi thối xông lên. Tôi cố bước một bước để tránh lũ chuột th́ bị trơn trợt vấp té đành ngồi luôn, mà tôi ngồi cũng không được, v́ chân đă chạm nước lạnh. Tôi sợ hăi cố lấy b́nh tỉnh căng mắt trong bóng đêm để định h́nh là ḿnh đang ở đâu? Tôi tự nhủ hay là ḿnh ở dưới đường cống? V́ thường ở dưới cống là có chuột. Tôi định tâm rồi th́ ngồi co mà nhắm mắt suy nghĩ để có sự b́nh tĩnh cho qua chứng nhức đầu. Thế nhưng, lũ chuột này không để cho tôi yên đâu, chúng không sợ người, chúng nó biết thân phận người tù không làm ǵ được nó, nên chúng ḅ lên người tôi, chúng cắn vào mấy ngón chân, có con th́ chạy vào ống quần, có con th́ leo lên tóc. Tôi bực quá vừa la hét vừa quần thảo với chúng. Thét rồi, biết là không xong với chúng, tôi cứ mặc kệ để ỳ ra sao th́ ra. Đến sáng mới biết chân ḿnh chảy máu v́ bị chúng nó cắn, trong thân ḿnh bị xây xát, có một con bị chết dẹp nằm kế bên. Tôi mới biết hồi đêm v́ bản năng sinh tồn tôi đă vùng vẫy hết sức ḿnh và đá vào chúng.


Tôi khóc ngất và thầm cầu xin Chúa trên cao an ủi giúp sức cho tôi trong hoàn cảnh khốn đốn nầy. Giờ đây tôi suy nghĩ không biết có chuyện ǵ xảy đến cho anh bạn tù đó hay không mà mấy ngày qua tôi không thấy tăm hơi. Tôi nhớ lại th́ giờ nầy là lúc đă điểm danh rồi, th́ chắc là sẽ đến giờ “làm việc,” linh tính báo cho biết ngày hôm nay sẽ có chuyện. Khoảng gần trưa tôi được kêu ra đi “làm việc.” Khi vào pḥng, tôi đă thấy hai tên Quản giáo và tên Trưởng khu.


Tên Trưởng khu nói:

- “Đêm hôm chị đă suy nghĩ tự giác mà khai báo chưa?”

 

Tôi đanh giọng:

- “Có ǵ mà suy nghĩ, mà khai báo …”


Tên Quản giáo nạt nộ:

- “Không thành khẩn ông cho mầy chết!”


Hắn vừa nói xong th́ cửa mở ra. Bước vào pḥng là anh bạn tù ấy. Tôi thoáng ngạc nhiên, nhưng ḷng vẫn giữ b́nh tĩnh. Hắn đứng lên và hỏi tôi:

- “Chị biết anh nầy không?”


Tôi nh́n anh và trả lời cách dửng dưng:

- “Biết chứ, anh nầy là lao động đưa cơm mà.”

- “Anh biết chị nầy chứ?” Hắn ta hỏi. Anh nh́n tôi trong lúc hai tên cán bộ kia theo dơi. Anh nói:

- “Tôi biết chị này ở biệt giam trên tầng ba, thưa Cán bộ.”

 

Tên Trưởng khu nh́n anh và tôi xong hắn hỏi:

- “Chị và anh Tánh nầy có liên hệ ǵ, hăy tự giác khai ra. Chúng tôi đă biết tất cả, chỉ cần chị nói thật thôi!”


Tôi nói:

- “Tôi không có liên hệ ǵ hết với anh nầy…” Vừa nói đến đó, tên Quản giáo đứng sau lưng đá vào thân tôi làm tôi ngă xuống; anh ấy chạy lại đỡ tôi lên th́ bị tên Quản giáo dùng cây ma trắc đánh tới tấp lên đầu, trên lưng anh làm anh té xuống.

 

Anh lấy hai tay ôm đầu và nói:

- “Cán bộ, Cán bộ, tôi không có “quan hệ” ǵ hết.”


Tên Quản giáo nói:

- “Có đứa khai báo mầy đă liên hệ các pḥng, liên lạc giùm cho nó. Mày c̣n cung cấp giấy viết cho nó là mục đích ǵ? Mày c̣n phạm tội ăn cắp tài sản của trại đem cho nó trong khu nầy ai cũng biết mà c̣n ngoan cố chối căi hở?”


Tôi xen lời:

- “Cán bộ nói không có bằng cớ, tôi không hề nhờ anh này liên hệ với ai, mà cũng không nhờ anh cung cấp ǵ hết, mà anh cũng không đem ǵ hết cho tôi.”

- “Thế sao có lần mày xin thuốc đỏ để làm ǵ? Để viết truyền đơn hả?” Hắn ta hỏi.

Tôi nói:

- “Tôi bị vết thương làm độc sau lần đi “làm việc” về, anh là lao động th́ chuyện y tế trong trại là đương nhiên huống hồ Cán bộ Đủ đă xét.”


Tên trưởng khu phóng tia mắt về anh bạn tù và hỏi:

- “Ngoài cái tội ăn cắp hoa anh c̣n liên hệ đến việc ǵ khác? Trước đây anh cải tạo tốt nên cho anh lao động, bây giờ anh đă phạm nội qui trầm trọng, phá hoại sự an ninh trong trại. Anh muốn cấu kết tuyên truyền phản động làm loạn trong trại nầy à. Chà, Thiếu tá Cảnh sát muốn cấu kết với nữ nhạc sĩ làm chuyện phản động à?”


Giờ đây, tôi mới biết anh là Thiếu tá Cảnh sát th́ sự lo ngại cho anh càng tăng lên. Tôi lo cho tôi th́ ít mà cho anh th́ nhiều, v́ sau khi họ đưa những bằng cớ anh liên hệ với các tù nhân ở các khu khác. Nhưng anh chối một mực nói không có; v́ thế, họ càng điên tiết. Họ lôi anh đi ra ngoài.


Tên Quản giáo kia lôi từ ngăn kéo ra mảnh giấy mà tôi nhớ đă cho chị Tuyết lúc chị ta bị bắt về tội biển thủ công quỹ Nhà nước vào tạm trong biệt giam chung với tôi vài ngày.


Tôi viết bản nhạc trên bao giấy thăm nuôi đó và xếp lại giấu đi để định khi ra tù tôi sẽ viết lại. Có một đêm, chị Tuyết v́ lạnh, chị ta xin tôi chút giấy để hút thuốc. Tôi cho chị ấy giấy để quấn thuốc, chị ta c̣n xin tôi cả bao để khi chuyển pḥng chị sẽ có giấy mà quấn hút. Tôi thương chị v́ mới vào tù không quen thiếu thốn, và san xẻ với chị. Đâu ngờ ngày hôm nay nó nằm trên bàn giấy của họ. Khi họ hỏi tôi, tôi trả lời trong lúc đi tắm nắng lượm được trong sân giấy viết chứ không ai cung cấp. Sau đó, họ buộc tội tôi có liên lạc các pḥng khu bên cạnh với các tên Y, C, và B, và bắt tôi kư giấy thú tội. Tôi vẫn một mực không kư.


Tên Trưởng khu im lặng kư tờ giấy đưa cho tên Quản giáo và ra lệnh đưa tôi ra ngoài. Hắn đưa tôi về pḥng biệt giam rồi c̣ng tay chân bảo tôi ngồi đó. Lúc ấy là vào giờ cơm chiều. Loa phóng thanh trong nhà tù thông báo tin tức:

- “Tên phản động Trần Thanh Tánh Thiếu tá Ngụy đă không thành khẩn khai báo mà c̣n ngoan cố phạm nội qui của trại. Thi hành lệnh của Trưởng khu chiếu theo mười hai điều nội qui của nhà nước và mười bốn điều nội qui của trại, nay h́nh phạt cách ly ba mươi sáu ngày không được miễn chế.”


- “Tên Lê Linh Phương đă cấu kết với tên phản động Trần Thanh Tánh liên hệ với các cải tạo viên phá hoại an ninh trong trại. Chiếu theo nội qui của nhà nước và của trại, nay thi hành lệnh phạt cách ly hai mươi hai ngày miễn chế. Lệnh nầy thi hành ngày hôm nay.”


Tôi nghe tiếng xầm x́ pḥng bên cạnh. Có tiếng gơ vào tường tưng tưng hỏi của các thầy và họ trách sao tôi đă tin người để xảy ra cớ sự.


Tôi mệt mỏi với tâm trạng buông trôi. Đă cùi rồi th́ đâu c̣n sợ lở ǵ nữa! Đến đâu th́ đến, tôi đă sẵn sàng; nên khi tên cán bộ đưa tôi vào pḥng tối biệt giam tôi vẫn xem thường mà thôi. Lần nầy tôi bị treo tay chân đứng theo lối khỉ để máu bị động, dưới đất mùi phân nước tiểu xông lên nồng nặc. Tôi bị đứng theo lối đó không biết bao lâu, ḷng thầm cầu xin cho anh Tánh có can đảm và sức khoẻ qua các h́nh phạt.


Riêng tôi th́ biết sức ḿnh đă yếu, v́ qua những trận đ̣n vừa qua, lại thêm vết thương bị chuột cắn nay đă nhức nhối mà không được chữa trị nay lại càng thêm đau đớn vô cùng. Tai tôi ù, gương mặt đă thấy nặng, đầu óc th́ căng thẳng, mắt th́ mờ đi không thấy ǵ hết, cả thân h́nh đong đưa và tôi ngất đi lúc nào không biết…


Khi tỉnh dậy, chân không đứng vững nên người cứ ngả tới trước, cổ họng tôi đắng và môi khô, tôi thật khát nước. Có tiếng mở cửa ṭ ṿ bên cạnh để đưa cơm, tôi biết có người kế bên cũng bị cách ly như tôi. Tên cán bộ mở cửa tháo dây treo tay chân, tôi té ngồi đờ đẫn một lúc. Hắn đưa ca cơm rồi đóng sầm cửa ra đi. Rồi sự im lặng bao trùm suốt đêm. Tôi thiền để lấy sức, cố quên cơn đau nhức đang hành hạ và cả người bị sốt, tôi thầm cầu nguyện xin Ơn Trên cho tôi qua khỏi cảnh ngộ đau thương này. Tôi nhận thức rằng trong hoàn cảnh tận cùng dưới đáy địa ngục có thật này trong ngục tối Cộng sản th́ chỉ có sức mạnh tâm linh mới đưa tôi vươn lên khỏi sự tuyệt vọng này.


Sáng ngày hôm sau, cửa xà lim mở. Tên Cán bộ đưa đôi kính mắt của tôi, xong hắn bảo tôi mang vào. Tôi ngạc nhiên, thông thường, họ rất ghét những người mang kính. Họ cho rằng người mang kính không phải v́ yếu mắt mà là thuộc thành phần “trí thức không đáng một cục phân” theo lối suy nghĩ ngu đần do tên Mao Chủ tịch tuyên bố như thế! Theo sau tên cán bộ này lại có hai tên lính kèm đi sau, hắn mở cửa xà-lim kêu các tù nhân nam ra ngoài, già có, trẻ có. Có người râu tóc dài ra, tất cả thất thểu tụ trước cửa xà lim tôi. Hắn nói:

- “Các người bị “cách ly” đă lâu ngày, cần tập thể dục cho khỏe, vậy th́ hăy biểu diễn màn thể dục theo kiểu Ngụy xem nào!”


Tôi thấy vài người quơ tay chân yếu x́u, đứng không vững, cứ chúi xuống trước. Th́nh ĺnh! Tôi thấy tên lính đến gần một tù nhân già nhất bắt ông tụt áo quần ra, và tên cán bộ ra lệnh cho những người c̣n lại phải bỏ áo quần và trần truồng đứng nhảy mà họ gọi là tập thể dục trước mặt tôi.


Tôi quay mặt đi và khóc cảm thương cho các anh ấy, chúng muốn làm nhục tôi cho tôi sờn ḷng… Ḷng tôi xót xa v́ h́nh ảnh đau thương, sự cắn răng chịu đựng của các người đó làm tôi cảm phục và khi bọn chúng cất tiếng cười hô hố đầy tính thú vật th́ chỉ càng làm tôi thêm căm hờn bọn chúng thêm hơn!


Viết đến đây ḷng tôi thầm mong cho những tù nhân ngày trước đă trải qua cảnh ngộ đó tại T.30, nếu có vị nào đọc những ḍng nầy th́ xin hiểu cho ḷng tôi. Bởi v́ tôi chỉ muốn nói lên cho mọi người biết đến cái dă man khốn nạn của Cộng sản, bọn chúng đă thành con thú mang mặt người. Riêng tôi vẫn không thể nào quên được buổi sáng đau thương đó, trong tôi vẫn c̣n nỗi uất hận bọn chúng. Bởi thế cho nên giờ đây dù đă ở trên xứ người đă lâu, có biết bao nhiêu thú vui cám dỗ để thụ hưởng nhan nhản chung quanh tôi, nhưng trong tôi đâu c̣n ḷng dạ nào để vui chơi theo lối sống thác loạn trong xă hội mới này.


Sau thời gian bị nhốt biệt giam nói trên, tôi được lệnh chuyển từ T.30 Chí Ḥa về Sở Công an Thành phố để bị ăn “bánh hỏi thịt quay” vài lần, và từ đó tôi bặt tin về anh Tánh. Nay đă gần hai thập niên đi qua rồi. Mỗi khi mùa Thu về th́ ḷng tôi vẫn nhớ về kư ức xưa cũ ở T.30, đỉnh cao chất ngất của đau thương, đọa đày, oan nghiệt mà giấy mực nào có thể tả hết.


Anh Tánh ơi! Nếu anh có đọc được những ḍng chữ này th́ Phong Linh (cái tên của Linh Phương do anh đặt) luôn mong cho anh được phục hồi sức khỏe, anh t́m được hạnh phúc bên mái ấm gia đ́nh để bù lại những ngày tháng đau thương trong chốn ngục tối. V́ tại bên thềm địa ngục Cộng sản có thật đó, anh đă xả thân giúp cho Phong Linh trong những ngày, giờ, phút khốn khổ... Mỗi khi tháng Tư trở về th́ Phong Linh cũng thường tưởng nhớ đến tấm ḷng nhân ái của anh. Anh măi măi là điểm sáng trong ḷng Phong Linh, v́ anh đă cho Phong Linh biết được hai chữ T́nh Người như là những Giọt Hồng Sương Bên Thềm Địa Ngục tăm tối Cộng sản.


Xin tạ ơn anh.


Xin cảm tạ Thượng Đế Yêu Thương.

 

 

Linh Phương

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính