Tôi làm tôi mất nước

 (Phần 3)

 

Lê Văn Phúc

 

 

 

 

 

Trong thời gian làm việc tại Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp, tôi được cụ chánh văn pḥng dẫn đi giang hồ hơi nhiều. Cụ là cây tử vi tướng số hạng tài tử, muốn dùng tôi như dùng người mẫu hoặc một vật thí nghiệm, đưa tới quư vị tướng số chuyên nghiệp cũng như vô danh, ẩn dật xem quư vị ấy tiên đoán thời tiết, tương lai bổn mạng của tôi ra làm sao, có trùng hợp với tài tiên tri của cụ không, để dễ bề học hỏi và nghiên cứu.

 

Cụ kể chuyện Hui-Bon-Hoa mả táng hàm rồng, giàu nứt đố đổ vách, tặng đô thành nguyên một cái nhà thương gần chợ Bến Thành, tài sản khắp nơi… Xong cụ lái xe từ Saigon lên Thủ Đức, chỉ cho tôi coi con đường ngoằn ngoèo giống như đuôi, như thân con rồng. Theo lộ tŕnh Thủ Đức – Biên Ḥa, đi con đường cũ là “đường trong”, quá Thủ Đức một ít cây số ngàn, phía trái có khu mộ nhà Hui-Bon-Hoa. Cụ bảo có mấy cái mộ xây у như nhau nằm hàng ngang, nhưng chỉ có một cái là mộ chánh, c̣n mấy cái khác đều giả, để không cho kẻ gian biết đâu là thật, đâu là giả mà đào phá. Cụ giảng rằng mộ đặt ngay boong vào cái họng con rồng. Phía trước mộ thoai thoải xuống sông Biên Ḥa là cái lưỡi rồng. Nhiều ngôi mộ đặt tại khu lưỡi rồng, chẳng kết phát ǵ sốt cả là vậy.

 

Tôi chả biết rồng rắn là làm sao nhưng nghe giảng địa lư nhân văn ra chiều hợp lư th́ dạ dạ vâng vâng rất chiếu lệ. Thâm tâm, tôi đă nhắm mục tiêu trực chỉ quán thịt rừng Tân Vạn hoặc tiệm đầu cá hấp Biên Ḥa, bởi nó vừa thực tế, vừa thực thể, vừa cụ thể mà lại vừa tiện thể.

 

Cụ bảo ở Saigon, có cái phủ đầu rồng là chỗ vị nguyên thủ quốc gia cai trị việc nước, nhưng mà thiếu cái đuôi rồng. Đầu mà thiếu đuôi th́ c̣n ra cái thống chế Pétain ǵ nữa. Cho nên thày địa lư nào đó mới chỉ chỗ đặt đuôi rồng. Nó chính là cái bùng binh tức hồ Duy Tân, nơi đặt đài kỷ niệm tri ân các quốc gia giúp đỡ Việt Nam Cộng Ḥa, có cái hồ nước phun róc rách, sen mọc lai rai. Giữa hồ, là kiến trúc uốn cong như đuôi rồng. Người ta bảo như thế là đủ bộ, là đẹp. Hồ này cạnh nhà đèn và trường đại học Luật Khoa cây dài bóng mát, chiều chiều mùa hè, các cô các cậu vẫn rủ nhau ra ngồi quanh ven hồ, soi bóng nước gương hẹn ḥ bù khú.

 

Tối tối, khi thành phố lên đèn, nhiều gia đ́nh chở xe gắn máy, xe vespa, lambretta, xe hơi lại đây cho trẻ con chạy nhẩy chơi đùa. Khu đài kỷ niệm giữa hồ, sau này giăng kẽm gai không cho ai leo lên đuôi rồng, e phá hoại th́ động đến phủ đầu rồng. Những trẻ bán cà-rem và các xe mía hấp, tập trung nơi này, làm ăn coi ṃi ăn khách.

 

Có khi, thày tṛ tôi lại cụ Fây nghe t́nh h́nh chính sự và chiến sự cùng tử vi địa lư. Cụ Fây vẫn cứ khen tôi có vóc dáng cọp, bảo tôi đưa cụ một tấm h́nh “cát-xít” để cụ niệm chú giúp cho công danh sự nghiệp. Ǵ chứ mục đó th́ tôi chịu liền cái rụp. Cụ Fây kể chuyện chánh phủ, chuyện tướng lănh, chuyện các quư phu nhơn, rồi bảo rằng trên vùng Lâm Đồng có một chỗ đất đẹp lắm. Mả nào táng vào đó là phát lớn lắm à! Cụ đă lên tận Blao, đáp trực thăng cùng quan đầu tỉnh, bay ṿng vo tam quốc mấy vùng đồi núi chập chùng quan sát địa lư. Cụ khám phá ra dưới thung lũng có vũng hố sâu, đó chính là đắc địa. Quan đầu tỉnh c̣n cả phụ mẫu chi dân, vẫn dành chỗ ấy cho mai hậu. Cụ Fây tiếc cho tôi, giá mà làm được th́ lẫy lừng lắm. Tôi chả sao làm được, v́ bà mẹ mất tận ngoài Bắc, phải cải táng đem hài cốt vào Nam, lên Lâm Đồng tái táng th́ nhiêu khê, diệu vợi và hầu như không thể có. C̣n ông bố tôi mới ngoài bẩy mươi tuổi, chân tay vẫn mạnh khỏe, cũng ở Bắc, làm sao mời cụ… đi sớm để đem táng tận Lâm Đồng? Dẫu có ham phú quư vinh hoa công danh bổng lộc đến mấy, tôi cũng không dám có cái dă tâm như Cộng sản là làm bất cứ cách ǵ để đạt mục đích dù rằng phải cho đi ô-tô-bương các đấng sinh thành!

 

Cụ Fây có lần đến nhà tôi nhân chuyến thăm thân chủ, cụ đảo quanh nhà sau sân trước một lượt rồi phán rằng:

 

– Cửa chính nhà cậu mà lại xoay ngang, nh́n ra tường nhà bên cạnh, tức là đi vào cửa hông. Người quân tử phải đi cửa chính. Chỉ có kẻ tiểu nhân mới đi cửa hông, cửa sau, cửa hậu. Thành ra cậu không đón được người quân tử vào nhà. Muốn sửa lại, cậu phải bít cái cửa hông ấy đi, phá tường làm cửa mặt trông ra ngoài cổng trước, có vậy mới khá.

 

Được nhà địa lư khen ḿnh là người quân tử th́ tôi đă sướng quá đi rồi, nay cụ lại chỉ cho cách chỉnh trang kiến thiết nhà cửa cho đẹp đẽ văn minh hơn, rồi lại được chơi với toàn cỡ quân tử thời tôi chịu lắm lắm.

 

Ngay tút suỵt, tôi nhờ thợ mộc thợ hồ ra công làm liền tù t́. Chỉ trong ṿng một tuần lễ, cửa ngơ nhà tôi đă nom rơ là chính diện, phong cách. Mỗi lần ra vào cửa chính, tôi đều cảm thấy ḿnh là người quân tử.

 

Dẫu là quân tử đa cùng và độc diễn như thế, tôi vẫn mang cái mặc cảm lẹt đẹt thua anh kém em về đủ phương diện quốc gia. Như sự học của tôi là một. Hỏi cụ Fây xem cái số khoa cử học hành thế nào th́ cụ tỉnh bơ mà rằng:

 

– Cậu th́ học hành cái con mẹ ǵ. Cậu chả cần học cũng đỗ…

 

Tôi đẩy nhẹ thêm một câu:

 

– Mà thưa cụ, con đỗ được tới đâu cơ ạ?

 

Cụ vẫn bơ đi mà rằng:

 

– Cậu muốn đỗ tới… tiến sĩ cũng dư sức qua cầu… Mà đỗ th́ phải mang hai chai rượu tây cho tôi đấy nhá!

 

Nói xong, cụ cười khà khà…

 

Tôi đă được gọi là người quân tử, nay lại sắp vơng lọng nghênh ngang nữa th́ mê chết đi được. Bèn lẽo đẽo chạy cái lambretta khói phun mờ mịt đến trường Luật nhờ vả cậy cục bài vở thi cử để mong chiếm tí bảng gỗ che lưới cho mát mặt với đời. Tôi có người bạn học cũ ở Khuyến Học Bổ Túc là anh Toàn, mỹ danh “Toàn Ngắn” bởi chiều cao có khi c̣n thấp hơn khẩu “ga-răng”. Hắn lo dùm ghi danh, lấy thẻ, mua bài, tin tức thi cử… Thế là quư hoá và ưu tiên quá xá rồi. Dần dà, tôi làm quen được với cụ Tổng Thư Kư Nguyễn Thượng Kiên. Cụ có vóc dáng ḿnh hạc, nom người không mấy mạnh mà nói năng rất khỏe. Chức vụ của cụ là một chức vụ nặng nề nơi trường Luật. Ngôi trường nom có cái mă mà pḥng ốc bàn ghế trong lớp lộn tùng phèo, sinh viên phải đi sớm theo ghế giữ chỗ chờ thày đến giảng bài, nêm như nêm cối, chen chúc như cái chợ vỡ vậy.

 

Cụ Kiên lo hầm bà lằng hành chánh, quản trị, chương tŕnh thi cử các lớp. Lúc nào cụ cũng bận tối tăm mặt mũi và ít th́ giờ tṛ chuyện với sinh viên. Ấy thế mà tôi lại được đài gương soi đến dấu bèo, cụ dành biệt nhỡn mỗi khi tôi nhờ vả.

 

Tôi học hành tối ṃ như đêm ba mươi tháng chạp nhưng bù lại trời cho cái thiên tài cóp bài, đút lót, chạy cửa hậu rất kền. Gia đ́nh vợ con đ́u íu, công việc chánh phủ chập chồng mà tôi c̣n đến trường lấy tài liệu bài vở được th́ đă là giỏi lắm rồi ấy chứ! C̣n bài vở đem về nhà có đọc, có học hay không, chỉ có tôi với cái giường biết mà thôi! Gần ngày thi, tôi lật dăm ba trang sách ra coi cho có lệ, đỡ thắc mắc. Rồi dành th́ giờ vào phút chót, tôi quay thành các bộ phim tài liệu.

 

Học tṛ ngày xưa đi thi, dấu tài liệu dưới gầm bàn, trong tay áo, dưới giày… đều là các phương pháp cổ điển. Tôi đi thi, tài liệu lúc nào cũng ch́nh ́nh ngay trên bàn, trên tay, ngay trước mắt giám khảo, giám thị mà vẫn b́nh tĩnh hiên ngang như chốn không người…

 

Phương pháp đi thi của tôi có thể in thành sách, ít ra là dầy bằng cuốn học thi vào quốc tịch Hoa Kỳ. Nhưng ở đây, tôi chỉ ghi vắn tắt để tránh bị nghi kỵ là cạnh tranh hoặc khoe khoang lớn lối.

 

Cách thứ nhất là ghi các công thức, các tên, các năm, các điều quan trọng cần nhớ vào… bàn học. Ghi bằng bút ch́ vót nhọn. Bàn học bên ta cũ mèm, đen kịt, viết ch́ lên, nom thấy ǵ đâu. Ấy thế mà nghiêng nghiêng con mắt nḥm xéo vào, tôi thấy nguyên con, tha hồ mà chép. Cái khéo là làm sao ra vẻ như ḿnh suy nghĩ mung lung, ngả nghiêng thẫn thờ t́m ư để ngó và chép cho suya là được. Có cái sườn rồi th́ cứ viết lia lịa cho đầy trang, kéo dài ra là thày tưởng như học tṛ này có ăn có học nên chữ nghĩa đầy ḿnh.

 

Cách thứ hai là ghi mật mă, mật hiệu, mật lệnh vào bốn mặt của chiếc thước kẻ. Ghi bằng đầu mũi kim, chỉ cần các nét như khắc vào gỗ. Có thể làm vài cái thước kẻ, mỗi lần thi dùng một cái làm tin. Cũng ngả nghiêng cánh chim mà đọc thước kẻ để ghi ư chính hoặc số liệu cần thiết.

 

Cách thứ ba là dùng mũi kim ghi vào sáu mặt của chiếc bút ch́, cũng vẫn phương thức đọc như trên. Cách thứ tư là thông tin t́nh báo, tức như làm quen trước với các tử sĩ đông tây nam bắc qua quanh ḿnh. Hễ gặp biến cố th́ nhờ đồng minh cứu nguy, yểm trợ tại chỗ. Nếu phúc đức lại gặp kẻ ngồi cạnh là sinh viên thuần túy, chịu khó đến trường nghe giảng và học thuộc bài như cháo mà cho ta tóm lược, tức là cho chép bài nhưng đừng chép nguyên văn mà khổ cả đám, th́ thực là tuyệt… vọng!

 

Cách thứ năm là hỏi xem thày chú trọng những đoạn nào trong sách th́ nhắm vào đó để làm phim, đặt thành trọng tâm công tác t́nh báo chiến thuật.

 

Sau khi thi cử rồi, coi ṃi bài vở viết được dăm bẩy tám chín trang đầy chữ, th́ theo rơi t́nh h́nh chấm bài. Môn nào ḿnh yếu quá, tất cần chạy thày chạy thuốc cho mau. Trên đại học Luật khoa, bài nào dưới ba điểm là rớt dù các bài khác 19, 20… Chạy thuốc, có thể bằng nhiều cách thần sầu, nhưng cũng có giáo sư “đuya”, đụng vào như đụng đá vỡ đầu bể mặt. Thiên hạ chạy thuốc có khi bằng quyền, bằng thế, bằng tiền, bằng t́nh… C̣n tôi chỉ nhờ trời cho cái bộ mặt ngây thơ nom rất dễ thương… hại mà hoá lại ăn tiền. Nên cụ Tổng Kiên nom thấy là ra tay cứu vớt đôi phen. Rồi bạn bè cũ công danh cả đống, tôi kể khổ, moi ra thời xưa đi học, đá banh, ăn ổi có nhau, nay nhờ t́nh đồng môn giúp nhau qua cơn hoạn nạn. Lũ bạn cũ lại vác chân lên cẳng chạy tiếp sức kéo tôi từ vực sâu lên núi cao có trăng thanh gió mát. Rồi mấy ông thày cũ, mấy ông làm lớn trong chánh phủ mà tôi có dịp phục ṭng, thấy đệ tử đi thi th́ cũng nới tay nâng đỡ. Nhờ tất cả những cánh quân tả phù hữu bật, tiền đạo, hậu vệ, trung phong nức ḷng bao bọc mà tôi như phi thuyền đang từ mũi Kennedy bay tuốt luốt tới tận cung trăng cùng Hằng Nga, Hậu Nghệ…

 

Mỗi năm ngon trớn như thế, tôi lại vác một chai rượu tây lên nhà cụ Fây làm lễ tạ ơn và xin “chịu” một chai vào năm tới. Qua bốn phùa thi chơi ăn thiệt, tôi bỗng dưng trở thành một ông cử, tuy khó tin nhưng có thật.

 

Việc đầu tiên là tôi in một lô danh thiếp với tên tuổi, bằng cấp, gặp ai cũng làm ra vẻ thân mật hỏi nhà cửa rồi trao một tấm danh thiếp để tiện liên lạc sau này.

 

Họ hàng, phường xóm là chỗ đă quen biết th́ tôi gợi chuyện học hành bận rộn, thi cử vất vả nên ít ghé thăm, để sau cùng đành ḷng phải tiết lộ là ḿnh vừa đậu xong ban đại học.

 

Với bạn bè cũ, những đứa trước kia cùng đạp xe đi làm, leo xe buưt đi phố, ăn kem mút, uống nước dừa, ăn thịt ḅ khô, bây giờ tôi thấy chúng nó với tôi như xa cách muôn trùng. Tôi đă là tôi có danh thiếp in bằng cấp sắp thăng hoa, c̣n chúng nó vẫn dậm chân tại chỗ, kém cỏi, tầm thường…

 

Việt Nam ta một thời có phong trào diễn thuyết “Tại sao tôi trở thành bác sĩ?”, “Tại sao tôi trở thành dược sĩ?”, v.v… Ai đến dự cũng đều khâm phục và khen ngợi. Tôi cũng định lập một chương tŕnh đi các tỉnh, các đại học, các đoàn thể, các cơ quan với đề tài “Tại sao…”, nhưng ngồi nghĩ lại thấy ḿnh toàn nhờ cóp bài, láu cá, ranh vặt, chạy chọt, luồn lọt, lạy lục mà có cái mảnh bằng th́ vinh dự, danh giá chi mà đem khoe thiên hạ. Có khi c̣n bị khán thính giả ném cà chua, trứng thối, vạch mặt chỉ tên là đồ vô tư cách, vô liêm sỉ th́ khốn. Cho nên tôi bỏ mộng diễn thuyết “Tại sao…”

 

Lắm lúc ngẫm lại, nh́n quanh quẩn gần xa tôi lại cảm thấy được đôi chút vỗ về an ủi. Những thằng “mỏi gối quỳ ṃn sân tướng phủ” để xin một chân đi ngoại giao, những tên đeo mặt nạ theo hầu bà lớn để làm áp-phe kinh tế, những đứa đổi vợ đổi con để lấy một tí danh giá, những đứa buôn bán chợ đen chức tước, bán tống bán tháo quân trang quân dụng của quân đội cho kẻ thù, những đứa đem sinh mạng của hàng triệu đồng bào đổi chác lấy một đời thừa nhục nhă lang thang. Tôi so sánh rồi tự nhủ là ḿnh chưa can phạm, ṭng phạm hay thủ phạm th́ chưa làm ǵ có tội với quốc dân đồng hồ đâu, việc chi mà áy náy!

 

Nhớ lại tướng số tử vi của ḿnh, tôi thấy cụ Fây đoán cũng nhiều cái đúng. Như cụ bảo tôi chẳng học mà thi vẫn đậu th́ quả nhiên cụ đoán như thần. Như cụ phán cho tôi sửa nhà th́ từ đó tôi mời mọc cũng có ông lớn, bà lớn tới chơi. Như cụ bảo số tôi hiển đạt, làm to th́ tương lai tôi đang sáng choang có khi c̣n hơn đèn 50 ngàn nến. Duy có điểm cụ nói tướng tôi là tướng cọp, ví tôi như Hàn Tín th́ tôi c̣n hoang mang, mung lung suy nghĩ. Có đâu mồ mả nhà tôi lại có ai lén lút đem táng họng rồng, thay thế họ Hui-Bon-Hoa, hoặc có “mission impossible” nào đem hài cốt má tôi bỏ xuống thung lũng hồng miền Bảo-Lộc? Những chuyện ấy chẳng bao giờ có được. Thế th́: “Tại sao tôi trở thành” tướng cọp nhỉ?

 

Niềm vui kỳ ảo ấy cứ canh cánh bên ḷng.

 

Một bữa cuối tuần đi lang thang quanh chợ Bến Thành, lúc qua gian hàng bán đồ chơi trẻ con, tôi thấy trong đám tàu thủy, máy bay, tàu ngầm, búp bê, mặt nạ, có cả thú vật như gà, heo, khỉ, chó, mèo và… cọp làm bằng giấy. Tôi đứng lại ngắm nghía một hồi lâu, xong tạt sang xe ngộ mị phá lấu làm một đĩa, nhâm nhi với chai la-de trái dứa. Trong lúc tâm hồn bay bổng với chút men say, tôi chợt trông thấy tôi chập chờn qua h́nh ảnh con cọp. Tôi khám phá được một điều cay đắng…

 

Thôi đúng rồi, ông cụ tử vi địa lư tướng số này vậy mà thâm trầm, xa xôi bóng gió quá đi thôi. Chẳng qua là cụ không muốn làm phật ḷng tôi nên nói tránh né. Chứ với kinh nghiệm già đời, với con mắt tinh đời, cụ nh́n đường đi nước bước, nghe lời ăn tiếng nói, phong cách của tôi nó lộ rơ mồn một rồi th́ cứ thế mà đọc ra, nào cần chi phải đoán.

 

Cụ bảo tôi có tướng cọp mà tôi cứ nghĩ ḿnh là cọp rừng thiêng oai linh dũng mănh “ta say mồi đứng uống ánh trăng tan”, hoặc thất thế th́ cũng như con cọp nằm mèo trong sở thú “ta sống măi trong t́nh thương nỗi nhớ”, để chờ một mai tháo cũi sổ ḷng lại tung hoành “giữa chốn rừng thiêng không tên không tuổi” như thường…

 

Đàng này, ư cụ chê tôi là tướng hèn, tiểu nhân, cả đời đi “cọp-pi”, qụy lụy đê tiện, không nhân cách, không cả sức mạnh thể xác lẫn tinh thần, nào có khác chi một con cọp… giấy!

 

Tôi đâm ra thương cho chính cái thân tôi. Giá được làm con cọp… chết cho đỡ khổ, th́ tôi cũng c̣n măn nguyện v́ các cụ nói “Cọp chết để da, người ta chết để tiếng”, chứ như tôi làm thân “cọp giấy” khác chi làm ông “tiến sĩ giấy” cho trẻ con nó chơi, th́ đầu đường xó chợ nào có thiếu ǵ…

 

Tôi vốn khoái lái xe hơi, cho nên xe nhà binh cái nào tôi cũng ôm “vô-lăng” rất chắc. Từ xe Jeep đến “đốt-cát”, “đốt-sít”, GMC tôi đều lái vèo vèo. Ngày về dân sự, làm việc ở Ngân Hàng, tôi lại có xe La Dalat và tài xế đưa đón hàng ngày nên đă tận dụng công-ха để công tác th́ ít mà việc riêng la cà, ăn chơi, du hí th́ nhiều, nhấn hết ga cho thoả chí.

 

Nhớ xưa kia, hồi nghèo mạt rệp, ở trọ trên gác lửng mái tôn nóng hơn ḷ bánh ḿ, đi làm bằng xe buưt xanh, xe buưt vàng, nhẩy xuống ngang đường như máy, ví lép kẹp, quần áo vá víu cũ kỹ, chân đi săng-đan nylon, mặt mày hốc hác, ḷng không dạ bờ đê mà nay rủng rỉnh giày tây, cổ đeo cà-vạt, ngồi xe hơi như ông lớn th́ thử hỏi sướng biết chừng nào. Cho nên, được thể tôi lại nhẩy rào t́m thú đam mê. Con người ta, nhiều người có thú đam mê dễ sợ lắm.

 

Đam mê đọc sách, nghiên cứu có thể trở thành học giả, bác học như Trương Vĩnh Kư, Phạm Quỳnh, Trần Trọng Kim, Nguyễn Đức Quỳnh, Nguyễn Đăng Thục, Đào Đăng Vỹ, Dương Quảng Hàm, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Đ́nh Ḥa, Huỳnh Sanh Thông…

 

Đam mê viết văn có thể trở thành Khái Hưng, Nhất Linh, Phạm Cao Củng, Lăng Nhân Phùng Tất Đắc, Lê Văn Trương, Hồ Biểu Chánh, Hoàng Hải Thủy, Mai Thảo, Mặc Đỗ, Duyên Anh, Toan Ánh, Nhật Tiến.

 

Đam mê viết nhạc có thể giống như Phạm Duy, Lê Thương, Văn Cao, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Cung Tiến, Tuấn Khanh, Lam Phương…

 

Đam mê làm thơ có thể theo gót Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Vũ Hoàng Chương, Đinh Hùng, Tú Mỡ, Phạm Thiên Thư, Bàng Bá Lân, Nguyên Sa, Thanh Tâm Tuyền, Mai Trung Tĩnh…

 

Đam mê nhiếp ảnh có thể rất nổi tiếng như Nguyễn Cao Đàm, Phạm Văn Mùi, Trần Cao Lĩnh, Nguyễn Lê Giang, Nguyễn Mạnh Đan, Nguyễn Văn Th́n, Lê Văn Khoa, Nguyễn Văn Vũ, Nguyễn Ngọc Hạnh…

 

Đam mê ca hát có thể nổi danh như Nhật Trường, Hoài Trung, Hoài Bắc, Sĩ Phú, Elvis Phương, Duy Trác, Trần Ngọc,Việt Ấn, Hùng Cường, Anh Khoa, Chế Linh, Duy Quang…

 

Đam mê vẽ có thể lẫy lừng như Tú Duyên, Thuận Hồ, Tạ Ty, Thịnh Del, Trần Văn Thọ, Ngô Văn Hoa…

 

Đam mê nhạc có thể tương tự Nghiêm Phú Phi, Phạm Nghệ, Ṭng Sơn, Lữ Liên, Trần Vĩnh, Đan Thọ, Văn Phụng, HoàngTrọng, Nguyễn Đ́nh Nghĩa…

 

Đam mê ngâm thơ có thể tựa Quách Đàm, Quang Minh, Nguyễn Thanh…

 

Đam mê thể thao có thể tên tuổi như Huyền Vũ, Lê Văn Inh, Trần Cảnh Được, Mai Văn Ḥa, Lê Thành Các, Phạm Văn Rạng, Vơ Văn Thành…

 

Đam mê làm báo có thể lừng lững như Nguyễn Thanh Hoàng, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Đức Quang, Hà Túc Đạo, Duy Sinh, Nguyễn Hữu Nghĩa, Giang Hữu Tuyên, Nguyễn Thừa Dzu, Hồng Dương, Bùi Bảo Sơn, Lê Hồng Long, Ngô Vương Toại, Nguyễn AnhCa, Phạm Hữu, Vơ văn Ái, Nguyễn Văn Giang, Phạm Huấn…

 

Đó là một vài cái thú đam mê trong rừng đam mê cao đẹp. Tôi là kẻ bất hạnh, vô phước, không có được mảy may một ly ông cụ nào trong mấy cái thú đam mê tuyệt diệu ấy. Những cái đam mê nho nhỏ, tôi cũng không có nốt, như mê thuốc lá, mê cà-phê, mê đánh bài, mê nhẩy đầm, mê câu cá, mê chơi cờ, mê uống rượu… Cuộc đời tôi sẽ là một chuỗi ngày dài lê thê vô vị, nếu như tôi không vớt vát được một cái thú đam mê như tỉnh như say. Cái thú này có cái lạ là hể ai mê nó, ít khi chịu tiết lộ, cứ dấu im ỉm như mèo… Ấy là mê gái!

 

Ngày tôi hai mươi tuổi, bước chân vào đời lính, cũng là ngày ḍ dẫm lang thang trong lâu đài t́nh ái, một năm cả gan mê tới ba em. Em Bích Huyền quê hương miền thùy dương bóng dừa ngàn thông, giọng nói nghe êm sao chi lạ, cứ như rót mật vào ḷng. Cô Mi-Mi thích món canh chua cá kho tộ, ngọt ngào như trái sầu riêng, ca vọng cổ thiệt mùi, chịu hổng có nổi. Bé Thúy Hiền chính gốc cố đô ngàn năm văn hiến, Hồ Gươm Hà Nội di cư, yểu điệu thanh tân mỏng mày hay hạt…

 

Bởi húc bừa băi vô trật tự, thiếu kế hoạch, không ngân khoản đài thọ cho nên hậu quả khốc liệt là các em đă tung sáu cánh chim t́m về với ba tổ ấm, để lại cho tôi biết bao nhiêu là khốn đốn, lao đao, tiếc nhớ hùi hụi.

 

Không biết ông bố tôi hồi xưa có mê gái như một thứ gia truyền không th́ không rơ, chứ cứ như đời tôi, mê ǵ chẳng mê mà lại vướng vào cái ṿng oan nghiệt oan gia này mới thực là tai họa. Tôi cứ đinh ninh cái đó gia truyền, như hiểu ta cũng ṇi t́nh đi thương người đồng điệu.

 

Sau những năm tháng nghèo đói lang thang, bỗng được lên xe xuống ngựa… sắt, tôi lại bổn cũ soạn lại, ngơ ngẩn với t́nh.

 

Người t́nh của tôi là một mệnh phụ phu nhơn, gặp nhau trong trại heo ở B́nh Dương. Tôi th́ mần Ngân Hàng chuyên cho vay ngắn hạn, trung hạn, cho vay chăn nuôi, phát triển tăng gia sản xuất. Nàng có cái trại nuôi heo, cần vay tiền của Ngân Hàng. Nhân dịp đi theo phái đoàn quan sát địa điểm chăn nuôi, tôi bắt gặp ngay đôi mắt của nàng chớp pha, cốt mấy phát khiến tôi bấn loạn tâm thần. Rồi lúc ngồi ăn trưa, xếp đặt làm sao mà tôi lại ngồi ngay cạnh nàng. Mùi thơm của nước hoa, hương thơm của da người ḥa cùng hương thơm đặc biệt của trại heo làm tôi ngây ngất. Nàng tiếp thức ăn cho tôi mà tôi cứ ngỡ như nàng đang cho heo ăn vậy. Bởi chính trong tôi cũng có một con lợn ḷng đang muốn phá chuồng sổ cũi…

 

Từ bữa đó, tôi hay lấy cớ đi công tác báo chí thông tin, lái xe La Dalat một ḿnh tới B́nh Dương gặp nàng tỉ tê bù khú. Tuy gọi là “nàng” cho nó có vẻ văn học nghệ thuật đấy thôi, chứ nàng đă gần bốn mươi cái xuân xanh, con cái lớn cả rồi. Sở dĩ nàng nhón tôi tiêu khiển là để vui chơi chốc lát. Ông chồng nàng là sĩ quan cấp tá, vớ vẩn thế nào mà lại tù ti với chị người làm, theo quan niệm “Trong nhà ǵ đẹp bằng… sen”, nên bà vợ bỏ liền tù t́, cho đi luôn. Thế là anh đi đường anh, tôi đi ngả tôi, đôi ngả phân ly từ đó.

 

Tuy nàng băm mí tuổi rồi mà nom vẫn c̣n ngọt nước, màu mỡ lắm. Đôi mắt thật là t́nh tứ đong đưa, nét môi son hồng mời mọc, đồi núi vẫn chập chùng, dáng đi lả lướt quư phái. Nhất là nàng lại trang phục đồ đầm áo lụa hồng mỏng dính như tơ, chiếc juưp đen để lộ cặp gị trắng nơn, nàng như một đoá lan rừng. Trách chi nàng chả có tên “Mộng Lan” là phải!

 

Tôi thường trốn nhà, trốn sở đi vào xi-nê-ma ngồi coi phim th́ ít mà rờ rẫm th́ nhiều. Có khi hai đứa ghé vườn lan trên xa lộ Biên Ḥa và Đại Hàn, vào ngắm lan muôn màu ngàn sắc. Em hỏi tôi lan nào đẹp nhất, xin trả lời chỉ có Mộng Lan thôi! Có lúc chúng tôi đi Vũng Tàu, Long Hải tắm mát rong chơi như đôi t́nh nhân hợp pháp.

 

Những mục du dương lả lướt như thế, trước sau rồi cũng có người bắt gặp, rỉ tai, thông tin quốc nội. Chuyện đến tai xếp tôi, tôi vẫn tỉnh bơ chối biến. C̣n như chuyện đến bếp mụ xă tôi th́ mụ ấy không những chẳng thèm để lọt vào tai mà lại cười ầm lên, bảo rằng khen ai khéo “bỏ bom”, kể chuyện khôi hài…

 

Mụ xă tôi lấy tôi từ thuở xưa, biết tỏng cái tính tôi sợ vợ nhất trên đời, trong túi lại chả bao giờ có nhiều tiền, vợ con cả đống rồi, c̣n có ma nào thèm đến thứ tôi nữa mà cũng có người bày đặt chuyện. Dù mụ ấy thông minh, lư luận cách mấy nữa cũng không biết rằng ma ăn cỗ và cái tổ con chuồn chuồn nó ở chỗ nào. Lại nữa, dẫu tôi là kẻ nhát hèn, sợ vợ thật đấy nhưng khi cái máu đam mê nó nổi lên th́ có trời can cũng không nổi. Cho nên, nhờ cái vỏ ngoài ngớ ngẩn đáng tin cậy ấy mà tôi vi vút được một thời gian dan díu với t́nh.

 

Đến khi Mộng Lan vỡ mộng với Cai tôi, ôm đồ sang thuyền khác th́ tôi lại trở về với mái nhà xưa làm anh chồng chung thủy b́nh thường, đứng đắn như ngoại lệ.

 

Chưa được bao lâu th́ tôi lại ngựa quen đường cũ, tán tỉnh ngay được một em “gái một con trông ṃn con mắt”. Em có anh chồng cờ bịch, hút sách cho nên bỏ vợ con lang thang. Tôi là kẻ hào hoa phong nhụy, làm ra vẻ thương người, lúc đem vài thùng sữa Guigoz cho cháu bé, lúc tặng nàng vải may áo, lúc biếu mỹ phẩm, quà bánh liên miên… cảm cái ơn ấy, tôi dụ dỗ được nàng đi chơi, bỏ chồng bỏ con, đi vào con đường tục lụy. Tôi như một kẻ chiến thắng dẫu chẳng lấy chi làm vinh dự nhưng cũng thoả ḷng khao khát đắm say…

 

Bạn bè có ai đi ngoại quốc, tôi cậy cục nhờ mua phim, mua lịch khỏa thân để bán kiếm lời. Ai muốn xuất ngoại cần chạy Bộ nọ, Phủ kia, tôi chạy rất lẹ. Nói chi đến các Nha, Sở th́ tôi coi như đồ bỏ, chuyện chi cũng mát mái xuôi chèo. Miễn rằng tiền bạc đ́nh huỳnh, ṣng phẳng, theo đúng luật giang hồ.

 

Từ khi trong ví có tí tiền, tôi thường la cà vào các chốn nhẩy đầm vuốt ve các em “ca-ve” kiếm chác. Các trà đ́nh tửu quán đều biết mặt tôi khách sộp, chịu chơi. Đến quán bia ôm là các em quay lại đấu hót như máy, mỗi em một ly nước ngọt, cộng lại x̣e ra dăm xín thanh toán như chơi. Vào những nơi tắm hơi đấm bóp, tôi là khách quen cơm bữa.

 

Tôi c̣n rủ rê thêm bạn bè, hướng dẫn chúng nó đốt giai đoạn để làm quen các em út, ăn chơi thỏa chí với đời…

 

Thằng Quỳnh Râu, Giám Đốc Ngoại Thương Bộ Kinh Tế, xưa kia chân chỉ hạt bột mà giờ áp phe tiền triệu vụ đường xăng đại huynh, nhà lắp máy lạnh, đi xe hơi Cortina láng coóng, đào điếc cả bầy…

 

Thằng Minh Vều, trung tá Tiếp Vận, thỉnh thoảng phải vào ṣng bạc của bà tướng trong Chợ Lớn nướng bớt cho đỡ nặng…

 

Thằng Út Khang, con út của bác tôi, hiền khô như đất, trông thấy đàn bà là đỏ mặt tía tai, chỉ cặp kè với tôi dăm bẩy phùa đă ôm đào nhẩy ś-lô, tango rất mùi rất lẳng…

 

Thằng đại úy Lộc, sĩ quan tùy viên của tướng tư lệnh sư đoàn 13, nghe theo lời đường mật của tôi, xách các-táp tùy viên đi bù khú với đào, bao nhiêu tài liệu kín, mật, tối mật bỏ ngỏ cho các em khai thác.

 

Thằng Cửu Chân, bác sĩ Quân Y quanh năm tiền tuyến bầu bạn với rừng Dakto, Daksut, Dakrao, Rangréa, Konpo, Kondu mà lúc thuyên chuyển về gần Saigon cũng đă theo chân tôi vào chốn giang hồ, lúc bán thuốc, khi chạy áp-phe quân dịch tái khám, miễn dịch mà khấm khớ…

 

Thằng Hùng tức “Hùng Hục”, thanh tra Quan Thuế, đồn trú phi cảng Tân Sơn Nhất, chuyên áp phe với các bà tướng buôn lậu đồ từ ngoại quốc về, qua mặt quan thuế cái vèo để bán thuốc phiện, bạch phiến, cần sa, toàn những đồ quốc cấm…

 

Nhờ tôi mà những đứa ấy mở mặt với đời, từ cuối nẻo đường hầm, chui ra ngoài ánh sáng văn minh.

 

Sở dĩ chúng tôi yên ổn ăn chơi vi vút như thế v́ biết chắc chắn rằng trên khắp bốn vùng chiến thuật, các chiến sĩ hải lục không quân, các binh chủng nhẩy dù, biệt động quân, thủy quân lục chiến, các đơn vị thiết giáp, pháo binh, các lực lượng địa phương quân, nhân dân tự vệ vẫn ngày đêm giữ vững tiền đồn, giữ yên làng xóm để cho hậu phương được an toàn.

 

Kẻ hậu phương cũng không quên ơn chiến sĩ. Bằng chứng là năm nào cũng có cây mùa xuân tổ chức dịp Tết Nguyên Đán để mừng anh Chiến Sĩ Cộng Ḥa. Các cơ quan hành chánh, tự trị cũng đảm nhận công tác thăm viếng anh em chiến sĩ tiền đồn, đi theo phái đoàn văn nghệ hát cho lính trận nghe, tặng quà xà-bông, kem đánh răng, khăn mặt, bánh kẹo, thư an ủi…

 

Ngân Hàng tôi kết nghĩa với Sư Đoàn 7 Bộ Binh của tướng Nguyễn Khoa Nam. Ngày cuối năm, phái đoàn NHPTNN đáp trực thăng từ Biệt Khu Thủ Đô đi Kiến Tường thăm tiền đồn và thương binh. Trực thăng bay ṿng vo, lúc cao lúc thấp mới tới Kiến Tường. Hỏi ra th́ phi công cho biết bay như vậy để tránh hỏa tiễn tầm nhiệt của Cộng Sản từ dưới bắn lên. Vùng nào nguy hiểm th́ trực thăng phải bay hướng khác cho an toàn hơn.

 

Tiền đồn, tuy lúc phái đoàn tới thăm không có khói súng mịt mù, đạn bay tơi tả, nhưng bệnh xá dă chiến có mùi thuốc, mùi “ê-te”, có tiếng rên rỉ của kẻ gẫy tay, người cụt chân băng bó trắng rợn người, máu đào bê bết.

 

Cái không khí yên lặng tạm thời của tiền đồn là thứ yên lặng chờ đợi, chuẩn bị cho những hận thù nẩy lửa lại sắp diễn ra, bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào. Người quân nhân chỉ biết sẵn sàng tác chiến.

 

Phái đoàn lại đáp trực thăng về căn cứ Đồng Tâm ở Mỹ Tho, bộ tư lệnh của sư đoàn. Tại đây, đă có phái đoàn đi đường bộ mang hàng trăm gói quà, trong đó có thuốc men, quà bánh, thực phẩm, tiền bạc để tặng các anh em thương bệnh binh đang điều trị tại bệnh xá. Những người chiến sĩ dầm mưa dăi nắng phong sương, đem cả cuộc đời để bảo vệ mảnh vườn tấc ruộng, quên cả gia đ́nh hạnh phúc để ǵn giữ ngọn cờ, bây giờ mất đi một phần thân thể, nằm đó mà linh hồn như vẫn theo chiến hữu xông pha lửa đạn ngoài trận địa.

 

Tinh thần yêu nước ấy âm thầm và bền bỉ, kiêu hănh và can trường. Đó là truyền thống của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà thành tích chiến đấu tuyệt vời đă vang động khắp năm châu, đă ghi vào quân sử.

 

Phái đoàn ăn cơm đoàn kết tại câu lạc bộ với ban tham mưu của tướng Nguyễn Khoa Nam. Vị tư lệnh độc thân, nói năng từ tốn và chắc chắn, nhiều lúc như trầm tư mặc tưởng, như cả cuộc đời gắn liền với nếp áo quân nhân, với đồng ngũ, với đơn vị. Tôi chỉ được nghe danh tướng Nguyễn Khoa Nam là một vị tướng trong sạch, nên ḷng rất kính phục. Chả bù với các tướng tham nhũng, bất tài vô hạnh…

 

Giữa một rừng sao quả tạ như thế, rất may c̣n một số v́ sao lấp lánh rạng ngời như ánh hải đăng để Quân Đội c̣n vững niềm tin, c̣n tinh thần chiến đấu diệt Cộng.

 

Tôi cũng tin tưởng thế, nên chuyện tiền đồn, bệnh xá lại như mây gió thoảng qua, chuyện ăn chơi đàn đúm, làm tiền vẫn là đá nam châm thu hút, đầy ma lực và quyến, rũ…

 

Một đêm đang ngủ say bỗng có tiếng nói rất quen thuộc mà cũng rất nghiêm nghị, đánh thức tôi dậy, hỏi rằng:

 

– Có phải thày là Cai Phúc ngày xưa đó chăng?

 

Kẻ này đáp:

 

– Dạ phải!

 

Cuộc đàm thoại tiếp tục:

 

– Nhà thày có nhớ hồi tản cư nhà nghèo phải đi hốt phân trâu phân ḅ về bón rau, những đêm hè tát nước gầu đôi gầu ba, những ngày đông rét mướt đi chăn vịt ở Gia Lộc, Thanh Miện?

 

– Dạ nhớ.

 

– Nhà thày chắc chưa quên thời học tṛ Nguyễn Trăi, học công dân giáo dục thày Nguyễn Đức Hiếu về đạo tu thân, tề gia, trị quốc chứ?

 

– Dạ, quên làm sao được.

 

– Thế nhà thày c̣n nhớ lời thày giảng: “Bần tiện bất năng di, phú quư bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” không?

 

– Dạ c̣n nhớ!

 

– Khi nghèo đói tả tơi mà ḷng dạ chẳng đổi, giấy rách vẫn giữ lấy lề, nhà thày theo tới không?

 

– Dạ, chưa làm điều ǵ ác ôn để cha mẹ bị chửi ạ!

 

– Nếu quả vậy, ta có lời khen. Thế gặp hoàn cảnh bị vơ lực áp bức, hành hạ đe dọa mà vẫn không sợ hăi, không chịu phục ṭng, nhà thày can đảm đến mức nào?

 

– Dạ, trong đời từng dăm lần biểu dương thái độ, nhất quyết là không, ít ra là bốn không!

 

– Nếu việc làm у như lời nói, ta có lời khen nữa. Thế c̣n như câu “phú quư bất năng dâm” – chữ “dâm” đây có nghĩa rộng là tham lam, ham muốn quá độ, say mê sắc dục, lạc lối lầm đường. Như “dâm bằng” là bạn bè xấu, “dâm bội” là tà dâm trái đạo, “dâm hành” là hành động tà dâm, “dâm học” là cái học không chính đáng, “dâm huệ” là ơn huệ không phân minh, “dâm lệ” là nước mắt đầm đ́a không dứt, “dâm ngôn” là lời nói thô tục, “dâm thị” là cái nh́n bất chính, “dâm từ” là lời nói không đứng đắn, “dâm uy” là oai quyền bất chính, “dâm vũ” là mưa dầm dề đường trơn ướt lê thê… Nhà thày theo tới đâu rồi?

 

Câu trả lời quả thực là khó, bởi từ ngày le lói tí đom đóm với đời, nhiều phen đổi bạn, đôi lúc muốn bỏ vợ, tôi như con diều gặp gió sắp lên cao, đâu c̣n nhớ ǵ xa xưa, dĩ văng. Nay có kẻ biết tỏng ḿnh, bầy đặt hỏi móc họng, kê tủ đứng vào mồm, liệt kê những cái tồi tệ, đốn mạt của ḿnh ra khiến tôi vừa bực ḿnh vừa hổ thẹn, phân vân chưa biết trả lời sao th́ lại nghe có tiếng thở dài:

 

– Có thân mà không chịu tu sửa, có gia đ́nh mà không biết giữ ǵn, có tổ quốc mà không lo bảo vệ. Những kẻ như bây đă làm băng hoại cả một cơ đồ. Trách chi đất nước này chẳng tới hồi mạt vận…

 

Tôi vội chắp tay kính cẩn:

 

– Thưa, người là ai, thần linh hay thánh nhân, có điều chi dạy bảo, xin…

 

Tiếng nói át đi:

 

– Tao nào có phải thần thánh quỷ quái ǵ đâu! Tao chính là cái LƯƠNG TÂM của mày đó!

 

Nói xong im luôn.

 

Tôi toát mồ hôi, mở cửa bước ra sân. Chung quanh không một bóng người.

 

Từ khu Đồng Ông Cộ nh́n lên bầu trời đen thẳm, lập loè vài đóm mắt hỏa châu. Và tiếng súng trận dồn dập đau thương nghe như mỗi lúc một gần…

 

Mặc dù t́nh h́nh chiến sự trên bốn vùng chiến thuật sôi động, nhiều trận đánh ác liệt kinh hồn, nhưng hầu hết các trục lộ do quân ta kiểm soát an ninh, các đồn pḥng ngự vẫn tung bay ngọn cờ vàng ba sọc đỏ, các thị trấn vẫn sinh hoạt b́nh thường. Và tại thủ đô miền Nam, Ḥn Ngọc Viễn Đông, vẫn như thuở thanh b́nh thịnh trị. Nếu không có người lính Dù ôm M-16, mặc áo giáp đứng trên lô-cốt cạnh cầu Phan Thanh Giản, nếu không có đồn bót quanh ṿng đai an ninh Saigon chất đầy bao cát và những ṿng giây kẽm gai hiểm hóc, nếu không có những quân nhân mặc đồ trận mang nón sắt mang vũ khí di chuyển trong đám thường dân, nếu không có những quân xa sơn màu lá rừng, những xe thiết giáp trang bị súng lớn chạy ầm ầm đây đó, nếu không có những chiếc máy bay 130, A-37, trực thăng bay lượn trên ṿm trời xanh mây trắng… th́ ít ai có thể ngờ rằng đất nước tôi ṛng ră buồn vui suốt mấy chục năm vẫn c̣n khói lửa tơi bời. Khói lửa ở xóm thôn, ở ven đô, có khi trong đô thị. Khói lửa ở các địa danh cao nguyên, đồng bằng, sông rạch, đường xá, vị trí đóng quân, phục kích, hành quân… Nơi mỗi người dân là một mối u sầu lởn vởn.

 

T́nh h́nh quân sự coi ra phía địch được tiếp tế viện trợ tối đa, c̣n phe ta bị hạn chế, cắt ngân khoản, cắt đủ mọi thứ. Người bạn đồng minh đă trở cờ, chuẩn bị rút lui. Chỉ c̣n lại một quân đội can trường kiêu dũng, đánh giặc với các điều kiện hoàn toàn bất lợi. T́nh h́nh chính trị càng ngày càng thê thảm hơn. Nhóm ngụy ḥa, thân Cộng ồn ào chống đối chính quyền. Người quốc gia ngao ngán trước t́nh cảnh nguy vong đổ vỡ.

 

Trong bối cảnh thất điên bát đảo ấy, tôi vẫn vác sách đi học đêm, nghe các giáo sư diễn giảng về chính trị, ngoại giao. Các thày đều là hành chánh gia, lư thuyết gia, chính trị gia, luật gia, nói như nước chảy hoa trôi thao thao bất tuyệt khiến sinh viên cứ ngồi vểnh tai lên mà nghe rất sướng. Sướng nhất là nghe thày bàn về t́nh h́nh chiến sự và chính trị. Với những luận cứ chắc hơn bắp, thày bảo rằng t́nh thế tuy nó là thế nhưng chưa hẳn đă là thế đâu. Nghĩa là dẫu ta có mất vài tỉnh, rút quân từng phần nhưng đôi bên sẽ phải ngưng ở một nơi có chuyến đ̣ vĩ tuyến. Vĩ tuyến ấy ở chỗ nào th́ thày đưa ra vài cái rồi quả quyết rằng ta cứ yên chí, chớ có ồn ào, rối trí, mất b́nh tĩnh mà hỏng việc. Có thày lại viết báo Chính Luận bày tỏ lập trường, dự đoán t́nh h́nh đất nước và lạc quan nhận định dẫu có bề ǵ, ḿnh vẫn c̣n giữ được một phần lớn miền Nam. Giới trí thức, chính trị mà đă quan sát, phê b́nh như thế, tất nhiên đám sinh viên chúng tôi phải coi là khuôn vàng thước ngọc rồi nên rất an tâm. Có một điều lạ là ngoài phố thiên hạ bàn ra tán vào rất khác lập trường của các thày đại học. Giới chị em ta có liên lạc mật thiết thân t́nh với quân nhân Mỹ coi ṃi hoạt động mănh liệt hơn cả. Mặc dù t́nh thế rối tơ ṿ, chả ai hiểu đường đi nước bước ra sao, nhưng các chị em ta có lập trường rơ rệt. Ấy là đưa người vào phi cảng, vào DAO để đi Mỹ.

 

Tôi cũng có giao dịch với chị em ta, tuy không mặn mà như G.I. Mỹ nhưng cũng thu thập khá đủ t́nh h́nh tin tức t́nh báo chiến thuật để quyết định một phùa chót chuyến này. Nhận thấy rằng nghe theo các thày có vẻ hay đấy nhưng không có lợi. Đàng này, phía chị em ta được đồng minh rỉ tai nên có chương tŕnh ra đi chớp nhoáng mà lại mần x́n khá gọn. Tôi gia nhập vào băng của họ, chuyên mối lái các gia đ́nh giàu có muốn đi. Thế là tôi thu xếp cho người ta vào DAO, mỗi người chỉ phải nạp ít vàng hoặc đô-la xanh là OK xong việc. Những chuyến đi như thế, tôi có thể kiếm dăm bẩy ngàn đô-la như bỡn, hoặc dăm mười lượng vàng nhanh như cắt.

 

Gần cuối tháng 4 năm 1975, t́nh h́nh coi ṃi bết bát, lần lượt các tỉnh lỵ bị Cộng Sản tràn ngập. Chiến sự đă gần kề đô thành. Chính phủ thay đổi. Tôi cũng t́m đường dọt cho mau vào phút chót. Ngày 28 tháng 4, gia đ́nh tôi đă nằm trong DAO Tân Sơn Nhất, đêm đó Cộng sản pháo kích phi trường, đạn réo như xé lụa, rít lên thật là rùng rợn và kinh hoàng.

 

Trưa ngày 29 tháng 4, mấy ngàn người cả Việt lẫn Mỹ kẹt trong DAO th́ tôi thấy có xe Mỹ đi nhổ cột điện, chướng ngại vật khu sân rộng. Lính Mỹ nói rằng sẽ có máy bay đến đón chúng tôi và đưa ra biển. Khu DAO ồn ào hẳn lên, nhốn nháo bàn tán, chờ đợi. Lối 3 giờ chiều, ba chiếc trực thăng từ ngoài Vũng Tàu bay tới, hạ cánh khoảng 100 lính Thủy Quân Lục Chiến, súng ống đầy ḿnh để giữ an ninh cho khu DAO. Trên trời, mấy chiếc phản lực thay nhau vần vũ. Đám người Việt, người Mỹ được chia từng khu, từng toán trật tự, có lệnh mới a-la-xô lên máy bay. Cứ ba trực thăng đi th́ chút xíu lại có ba cái khác đáp xuống.

 

Chuyến bay tôi rời DAO lúc 5 giờ chiều. Chiếc trực thăng bán phản lực, chở 60 người cất cánh, bụi tung mù mịt, động cơ ầm ầm, hở phía đuôi, có thể nh́n xuống dễ dàng.

 

Không ai bảo ai, những người lớn đều ôm mặt. Có người nghẹn ngào nức nở, có người khóc thành tiếng bi thương. Tôi không khóc, không ôm mặt mà lại mở thật to đôi mắt để nh́n quê hương lần cuối.

 

Dưới đó, là Tân Sơn Nhất, là Gia Định, G̣ Vấp, Thủ Đức, Long Thành, Vũng Tàu… Dưới đó là những mái nhà tôn nhà lá nhà gạch, những con đường nhựa đường làng, những thửa vườn, luống rau, những đồn bót đơn vị, những kỷ niệm chồng chất, dập vùi…

 

Khi sống trên quê hương, tôi chả bao giờ thiết tha đến những thứ đó, trái lại nhiều lúc c̣n dửng dưng coi rất tầm thường. Mà sao khi mất mát nó rồi mới thấy nhớ nhung, quư báu, xót xa. Giá trước khi chạy ra máy bay, tôi vốc được một nắm đất bỏ vào túi làm kỷ vật có phải là đẹp biết mấy không cơ chứ. Chiếc trực thăng bay gần 50 phút, chúng tôi ra tới hải phận quốc tế, đáp trên chiến hạm. Chưa đầy một tiếng đồng hồ, tôi đă là người tỵ nạn lênh đênh như con thuyền không bến. Đoàn người được tiếp tế ăn uống và chờ đợi di chuyển qua tàu khác. Tôi vẫn ôm khư khư cái túi đựng đô-la và vàng Kim Thành, không lúc nào chểnh mảng.

 

Với số tiền dăm chục ngàn đô-la và vàng lá, qua Mỹ tôi sẽ tự tậu một cái nhà, sắm một cái xe hơi Huê-Kỳ mới toanh và mua một cơ sở tự lập khỏi phải nhờ vả ai phiền phức. Đến đêm, mấy tàu Mỹ bật đèn như sao sa, sáng choang một vùng biển, nom tựa một thành phố nổi vậy. Nhờ trời mây quang tạnh, các xà-lan chở người qua tàu khác không mấy khó khăn. Chỉ có một chút khó khăn là sóng biển chập chùng, lắc lư cái xà-lan và khi từ xà-lan lên tàu lớn th́ phải trèo thang giây, có người đỡ. Tôi đă cẩn thận luồn cái túi tiền qua cổ qua vai, thế là yên chí lớn. Đến lượt tôi bắt đầu trèo thang giây, bỗng dưng trời nổi gió. Sóng nước lao đao, c̣n con người cũng lảo đảo. Những người già trẻ lớn bé, đang trèo thang giây, sợ hăi, ḥ hét om ṣm. Tôi lúc đó cũng hoảng hồn chỉ sợ té. Trong khoảnh khắc, tôi cảm thấy người nhẹ hẳn đi, th́ ôi thôi, chiếc túi tiền với vàng đă rơi ṭm xuống biển.

 

Tôi chết điếng cả người, không dám hé răng v́ c̣n phải cố gắng ṃ thang giây leo lên tàu buôn lớn. Cái tàu buôn này chuyên môn chở hàng, thủy thủ đoàn lối hơn chục người nhưng khi được Hoa Kỳ thuê chở dân tỵ nạn nó đă chứa tới năm ngàn mạng. Đó là con tàu “Pioneer Commander”. Khi cả nhà lên tàu, kiểm điểm thấy vợ chồng con cái đầy đủ, kiếm được một góc tạm cư, lúc bấy giờ tôi mới nhớ lại cái túi tiền và vàng rớt xuống biển mà ḷng đau như cắt. Mụ vợ tôi thấy tôi thở dài sườn sượt cứ ngỡ rằng tôi buồn nhớ cố hương, mặc dù mụ ấy cũng đang khốn khổ khốn nạn, an ủi rằng:

 

– Thôi th́ vận nước như thế, ḿnh phải chịu! C̣n biết bao nhiêu người kẹt lại không đi được th́ sao? Ḿnh phải chấp nhận hoàn cảnh. Trời sinh voi trời sinh cỏ, có người có ta…

 

Nghe mụ vợ nói lải nhải, tôi đâm cáu:

 

– Có cái con khỉ! Mất bố nó cái túi tiền rồi!

 

Mụ vợ tôi nghe chưa dứt câu đă khóc rống lên như bị ai chọc tiết, làm bàn dân thiên hạ chung quanh quay lại, tưởng bọn tôi nhớ nước thương ṇi nên vỗ về an ủi. Tôi ngồi thừ người ra, c̣n mụ vợ tôi không khóc thống thiết bi ai nữa mà khóc như cha chết!

 

Thế là của thiên trả địa, vơ vét một vố tưởng ngon ơ, ai ngờ tay trắng lại hoàn tay trắng, nay ngồi trơ mắt ếch!

 

Con tàu trực chỉ hướng Guam, sau mấy ngày ăn cầm hơi, uống cầm chừng, đoàn người tỵ nạn nối nhau thành hàng dài đặt chân trên đảo.

 

Nơi đây đă chuẩn bị sẵn sàng các lều nhà binh rộng lớn, các tiện nghi tối thiểu vệ sinh để tiếp đón mọi người. Chúng tôi tạm trú ở Guam ba tuần rồi lại lên máy bay 707 ghé Hạ-Uy-Di, Washington State, xuyên ngang nước Mỹ, hạ cánh tại Florida, về nhà người bảo trợ. Người này không xa lạ ǵ với tôi v́ ổng chính là cố vấn của Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp mấy năm trước, tên là Schroepfer. Cái tên Đức hơi khó đọc, khó nhớ nên tôi tạm phiên âm là“Xốp-Phơ” cho tiện. Ổng về hưu, ở Spring Hill, cách Tampa vài chục dặm. Khu này đa phần là người già, xa đô thị nên quanh quẩn chỉ có vài trăm gia đ́nh. Chúng tôi tới nhà ông bảo trợ, ăn dầm ở dề ba tuần, ngày ngày theo chân ông Xốp-Phơ đi xin việc. Ông dẫn tôi lên Tampa xin việc văn pḥng luật sư th́ luật sư chỉ cần thơ kư biết nói tiếng Tây Ban Nha và tiếng Tàu. Hai ngoại ngữ đó tôi mù tịt.

 

Đến siêu thị xin chân xếp đồ trong kho, bấm máy tính tiền th́ họ không thiếu người. Lại ngân hàng địa phương xin chân kế toán th́ tôi chưa đủ khả năng chuyên môn, cần đi học một thời gian họa may họ có cần mới mướn. Ghé cơ quan bảo hiểm xin tập sự th́ chủ nhân lắc đầu bảo tiếng Ăng-lê của tôi mịt mùng quá, đấu sao nổi với thân chủ Mỹ. Tạt vào xưởng mổ ḅ th́ mới vô đă choáng váng mặt mày v́ thấy máu chảy lênh láng, mùi hôi lợm giọng, đồ tể nào cũng to con trông thật dữ tợn như muốn mần thịt ḿnh luôn, tôi chùn chân thật gấp trở lui. Chỉ có cái nghề leo thang lên cây hái cam là được trọng dụng. Lương trả ba tiền, làm ngày tám tiếng, không có quyền lợi ǵ khác cả. Phần lớn các công nhân ngành này là dân Mễ nghèo rớt mồng tơi mới lănh việc. Làm ngoài trời mùa hè đă nóng, mà cái nạn muỗi đốt, kiến cắn, bọ chui vào đầu vào tai vào ḿnh mẩy, vừa ngứa ngáy bẩn thỉu, lại vừa mồ hôi mồ kê nhễ nhại, gai góc đâm bừa băi, sơ ư là té bổ nhào què chân gẫy tay ḿnh lănh đủ. Tự lượng sức ḿnh không sao cáng đáng nổi, tôi đâm ra thất vọng năo nề, coi như đường hầm trước mặt.

 

Ông bảo trợ nhanh trí mới tô-lô-phôn lên thủ đô Hoa-Thịnh-Đốn nhờ cơ quan nào đó cho tên tôi vào “computer” kiếm việc làm. Cách một tuần sau, có cú điện thoại từ Lakeland – cách ổng chừng 40 dặm – một chủ trạm xăng cần người phụ tá, được computer thông báo mới kiếm được một hiền tài nhập cảng từ Việt Nam. Hắn liên lạc với ông bảo trợ hẹn gặp nhau họp thượng đỉnh tại Lakeland.

 

Ông Xốp Phơ dẫn tôi đến nơi, lại trạm xăng gặp ngay anh chủ tên là Bill Gruter, gốc Ḥa Lan cao lớn đẹp trai, cũng di cư 12 năm trước, lập nghiệp với hai bàn tay trắng mà nay chủ ba trạm xăng, có dăm bẩy cái nhà cho thuê, nhà cửa như dinh thự, nào hồ bơi nước nóng nước lạnh, nào sân nuôi ngựa, nào xe hơi hai ba cái láng coóng. Hắn đưa tụi tôi thăm cơ sở, thăm nhà một ṿng rồi mời ăn trưa tại một tiệm Tây khá sang trọng.

 

Tôi có xách cái cặp, mở ra tŕnh bằng cấp giấy tờ, kinh nghiệm th́ tên Bill nói rằng:

 

– Tôi chỉ cần một người khoẻ mạnh, bằng ḷng làm trạm xăng, thế thôi. Các món giấy tờ của anh, tôi không cần ngó làm ǵ cả.

 

Sau khi hỏi điều kiện làm việc, lương bổng, tôi tính nhẩm có thể nuôi tạm gia đ́nh lúc này, đỡ phiền lụy ông bảo trợ nên gật đầu xin hẹn ba bữa nữa đem cả nhà xuống Lakeland định cư.

 

Thế là cái số tôi trước sau ǵ rồi cũng dính tí xăng nhớt mới khá. Ở Việt Nam, mần việc ngành Quân Nhu th́ tôi cũng học qua loa về xăng nhớt và bán xăng rất lẹ. Sang đến đất Mỹ, lại chui đầu vào trạm xăng, kể như định mệnh đă an bài, tránh không khỏi số. Từ đó, tôi quản trị 12 ṿi xăng, một máy rửa xe, chuyên thay dầu mỡ xe hơi, đặc trách vá lốp các cỡ, thanh tra vệ sinh và bảo tŕ dụng cụ. Ngoài các nhiệm vụ chánh tôi c̣n túc trực đi câu xe, chạy cờ cho mấy tên thợ sai bảo đi mua cà-phê, mua săng-uưch, mua la-de hoặc đi mua đồ sửa xe dưới phố.

 

Làm việc được đâu chừng một năm, tôi khá thông suốt đường lối hoạt động, chủ trương, chính sách của chủ nhân và chẳng bao lâu nghiễm nhiên là một phụ tá tín cẩn đắc lực. Từ khi chiếm được ḷng tin của chủ rồi, tôi mới dở tṛ xưa tích cũ ra thi thố tài năng.

 

Cái tỉnh tôi ở là tỉnh nhỏ đêm buồn, lèo tèo dăm bẩy gia đ́nh tỵ nạn, phần lớn có việc tốt như làm hăng đóng máy bay, làm hăng hoá chất, làm chỗ bán hàng, chỉ có tôi bơm xăng làm chuẩn cho nên ai nh́n tôi cũng thấy là tôi thấp hèn kém cỏi. Cái giá trị ở xứ Mỹ này được tính bằng tiền lương giờ, lương tháng. Thiên hạ làm gấp hai, gấp ba lương tôi th́ giá trị tôi nào có hơn ǵ cỏ mọn hoa hèn. Để trả thù đời, cho thiên hạ biết mặt, hễ gặp ai tôi cũng gợi chuyện Saigon, hỏi han xem họ làm ǵ rồi nhân đó đem cái tôi ra để hù thiên hạ. H́nh như thiên hạ qua đây coi mấy cái đó là đồ bỏ cho nên tôi chả buồn nhắc đến nữa. Nhưng dần dà, có thêm dân ta qui tụ quanh vùng, họ qua lại mua xăng th́ tôi lại thừa cơ hội để ra tay, bổn cũ soạn lại, đánh bóng cái tôi một thời vang bóng, cộng thêm, nhân thêm vài ba chi tiết vơ quàng để làm như ta đây nào có kém chi ai. Chỉ bởi mất nước mới ra nông nỗi.

 

Từ khi được chủ tín nhiệm, biết việc, tôi làm ca đêm từ sáu giờ chiều đến hai giờ sáng, một ḿnh một chợ tung hoành. Dù chủ cho đủ lương sinh sống, cho nhà ở, xe đi, xăng đổ líp ba ga, ăn uống tự do, tôi vẫn tính nào tật ấy kiếm cách mần x́n.

 

Đối với vụ bán xăng th́ bán bao nhiêu máy chạy số bao nhiêu, thành tiền bắt buộc. Nhưng c̣n các mục khác, tôi t́m được lối mần tiền riêng. Như vá một cái vỏ xe không ruột, chỉ cần đủ dụng cụ nhà nghề và thời gian không quá 60 giây, tôi sửa xong cái vỏ xe thủng mà không cần trục xe tháo lốp. Tôi lấy bốn tiền bỏ túi dễ dàng, chả ai biết, chả tốn kém là bao, bất quá một hai chục xu là nhiều.

 

Xe nào lốp cũ bị bể, chủ xe không đủ tiền mua lốp mới, tôi đề nghị bán lốp cũ, thay niềng, làm “ba-lăng” chỉ tính 15 tiền chẵn không thuế. Xe nào cần thay dầu mỡ, lọc gió th́ tôi vừa làm vừa đổ xăng, cỡ 20 phút xong xuôi, lại c̣n cho chủ xe rửa chùa một cú. Tiền phụ tùng, tiền công cỡ 20- 25 đô-la, thỉnh thoảng tôi bỏ túi một vụ là có tí tiền c̣m. Những mục linh tinh đại khái như thế, chủ trạm xăng không thể nào biết được. Nó không có sổ sách ǵ ráo trọi, giao khoán cho tôi. Có khác ǵ giao trứng cho ác. Đem mỡ để ngay miệng con mèo. Hắn cứ tưởng rằng tôi là một người đứng đắn, đáng tin cậy nên giao tay ḥm ch́a khoá cho tôi.

 

Tôi thừa hiểu rằng mở một trạm xăng là tiền nhà, tiền đất, tiền thuế, tiền nhân công, tiền điện nước, tiền dụng cụ, tiền ăn uống, tiền may sắm quần áo, trăm thứ đổ vào đầu chủ, mà trạm xăng không kiếm ra tiền, không thu vén th́ chả bao lâu mà vỡ nợ. Tôi vẫn cứ bơ đi, sống chết mặc bây tiền thày bỏ túi. Tiền đây là tiền ăn cắp của chủ chứ nào phải tiền của ḿnh.

 

Có nhẽ cái máu ăn cắp đă nhập tới xương tủy của tôi rồi, không sao gột rửa sạch nữa.

 

Th́ cũng đành coi như định mệnh đă an bài, chứ biết làm chi?

 

Một thoáng hối hận, ăn năn rồi lại như nước chảy qua cầu. Biết là thế mà làm lại không như thế. Khó thật!

 

Ấy thế là cuộc đời của tôi gắn liền với cái trạm xăng Amoco, có hơn chục ṿi bơm, có ga-ra sửa xe và có máy rửa xe hút bụi. Tôi bầu bạn với Mỹ Trắng, Mỹ Đen, Cuba, Mễ-Tây-Cơ thuộc đủ tầng lớp xă hội, đủ mọi thành phần già trẻ nam nữ.

 

Quanh quẩn bên ḿnh là các máy đo b́nh điện, máy xạc b́nh ắc-quỵ, dầu nhớt mỡ, lốp xe, ḱm búa, mỏ lết, kích, giây điện, bu-gi. Trang bị bản thân với chiếc quần màu xanh, cái áo sơ-mi trắng cộc tay có nhăn hiệu Amoco, túi sau nhét chiếc khăn lau nhỏ màu cam ṭng teng, tôi chạy qua chạy lại lạch bạch như con vịt bầu. Thân h́nh đă thấp bé, lại đa mang cái tuổi già tóc ngả muối tiêu, nom ḿnh chả giống ai th́ chắc bạn bè có ai trông thấy ḿnh hẳn cũng động ḷng trắc ẩn. Đành rằng ở cái xứ người văn minh tân tiến, một anh trước rửa bát, hoặc chăn ḅ, hoặc đóng phim xi-la-ma mà sau nhờ chí lớn, gặp thời cơ vẫn có thể thành nguyên thủ quốc gia và lấy làm hănh diện về cái thuở thiếu thời, thuở hàn vi với những thành tích lẹt đẹt như thế. Nhưng ḿnh là người phương Đông, sau lại học cái học bên Tây cho nên đầu óc bao giờ cũng phân ngôi thứ hạng sĩ, nông, công, thương, binh rất là lớp lang rành rẽ. Những giai cấp xă hội đă minh định phân miêng, không thể lộn xộn.

 

Ngẫm trước kia, dẫu ǵ ḿnh cũng ngạch ngỗng như ai, mần việc chính phủ đ́nh huỳnh, kẻ đưa người đón, vẫy vùng một cơi biên thùy, đến nay qua một cuộc bể dâu, những điều trông thấy mà đau đớn ḷng, đang thày xuống thợ, đang ông xuống thằng, đang làm công dân Việt Nam Cộng Ḥa bỗng thành kẻ tỵ nạn ngơ ngơ ngẩn ngẩn. Mọi chuyện đảo lộn tùng phèo. Gia đ́nh ly tán, bè bạn trôi dạt như bèo như mây, như gió thoảng.

 

Dẫu làm thân mất nước vẫn ôm khư khư cái dĩ văng tô màu vàng son rực rỡ lung linh, cho nên khổ. Và không muốn để ai coi ḿnh hèn mọn nên đă thổi phồng, đă đánh bóng cái tôi để lừa dối ḿnh, để mong người khác kính nể, để tự măn tự hào trong giây lát.

 

Thế nên, gặp Mỹ hỏi han ba điều bốn chuyện về Việt Nam th́ tôi khoa chân múa tay diễn tả thời cuộc, chính trị, quân sự như một chính khứa. Mỹ hỏi về nghề nghiệp, th́ tôi có sẵn “résumé” trong đầu, phóng ra nào là Phó Tổng Giám Đốc Ngân Hàng, Giáo Sư Đại Học, cố vấn cho Hội Sư Tử, Chủ Tịch đoàn thể XYZ… Một lô com-pa-nhi chức tước khiến Mỹ nghe xong cũng phải giây phút ngậm ngùi. Các nhà thờ, trường học, hội “Li-ông”, Thanh Thương Hội, ṭa báo địa phương cứ quấn quít mời đến cơ sở họ để nói chuyện. Tất nhiên là tôi rất lịch sự từ chối. Bởi nếu tôi mà tới nói chuyện cho Mỹ nghe th́ chắc chắn Mỹ sẽ vỡ mộng thiên đường, c̣n đâu là huyền thoại một anh cu-li bơm xăng ḿnh đầy chữ nghĩa, hiểu biết và danh vọng ở Việt Nam!

 

Gặp đồng hương lạ hoắc, tôi vẫn tự nhận ḿnh là dân nhà binh, cấp bậc Trung Tá cho nó hách x́ xằng. Này nhé, cái hồi đi Thủ Đức, sau ba năm tôi đă đeo hai bông mai vàng. Nếu ở lại ngành cho đến khi mất nước, vị chi sơ sơ tám năm, thế nào mà chả lên ít ra Thiếu Tá? Mấy thằng bạn đồng khoá, chúng nó đeo mai bạc gần hết đấy chứ!

 

Nếu không mất nước, ba, bốn năm nữa làm chi chả lên Trung Tá, Đại Tá mấy hồi. Tôi cứ trung dung chi đạo, nhận Trung Tá là nhũn nhặn. Chả bù với bà cụ già cùng tỉnh Lakeland, mới gặp cụ ấy đă khoe rằng con rể bà cụ là Mỹ, nó mần việc với “ông tướng có hai ngôi sao” tức là thân cận, làm lớn lắm. Sau ḷi ra hắn là trung sĩ hầu cận cho ông tướng chứ lớn lao cái khỉ mốc ǵ. Ấy, chỉ hù nhau như thế cho đời mua vui và hy vọng một chút an ủi. Chưa bằng thằng bạn học cũ của tôi, hồi ở Việt Nam làm sở Mỹ mà khi qua Mỹ gặp nhau, nó bảo bây giờ vẫn làm cho sở Mỹ lớn lắm, trong hăng có cả ngàn người mà nó đứng hàng thứ tư, thứ năm cơ mà! Tôi nghe, quả thực là hăi và phục nó sát đất. Sau mới biết rằng nó vẫn làm cái chân lèng tèng phiên dịch chứ có làm ông làm cha ai đâu.

 

Có nhẽ khi hăng chụp h́nh, nó đứng ở hàng thứ tư, thứ năm trong đám nhân viên của hăng chăng? Nếu vậy th́ nó vẫn tự trọng, nói đúng. Chỉ có tôi hiểu nhầm v́ đầu óc sẵn tối ṃ ṃ ám ảnh.

 

Ḿnh đă là thằng chuyên môn phóng đại tô màu, thế mà có bữa đụng ông bạn đồng hương, bà vợ ổng khoe hồi ở Việt Nam, nhà có mấy cái bin-đinh cho Mỹ thuê, c̣n gia đ́nh ở vi-la đường Cách Mạng. Ông chồng khoe làm việc sát Tổng Thống, coi ra vẻ rất trịnh trọng, ác liệt. Bẵng một dạo, t́nh cờ tôi lại nghe về gia đ́nh ông bà này lộn xộn, thiên hạ bới chuyện kể cho vui mới tiết lộ rằng họ ở thuê trong hẻm Trương Tấn Bửu gần phở gà Nam Xuyên, chồng làm tống thơ văn phủ Tổng Thống.

 

Những cảnh hù nhau như thế đă chẳng giữ được bao lâu, cũng chẳng no béo vinh hoa ǵ mà chỉ làm tṛ cười cho thiên hạ. Rất may, Mỹ không có khoản thuế nào đánh thuế những đứa nói khoác, chứ không ngân sách Mỹ biết đâu chả nhờ thế mà trang trải hết nợ nần.

 

Sau này, sống trên đất Mỹ lâu hơn, tôi hiểu rằng cái thang giá trị của người nó khác của ta. Xứ người, có đủ điều kiện, đủ sức khoẻ, đủ tiêu chuẩn, đủ khả năng, và có thêm chút may mắn là bắt được “dóp”. Dóp tốt hay xấu, nặng hay nhẹ, lương cao hay thấp tùy nơi, tùy việc, tùy người. Người có việc đều đặn, nhiều “crê-đít” tốt là người ấy được nhiều nơi chiếu cố mời-mua nhà, mua xe, mua đồ đạc, máy móc, mua cả ngàn thứ tiện nghi tân kỳ tưởng chừng như chỉ có trong thần thoại.

 

Thời gian thấm thoát như thoi đưa khung cửi, như bóng ngựa phóng qua mành, mới quay đi mà ngoảnh lại đă ba, bốn năm quê người lủi thủi tấm thân, một tháng đôi ba kỳ tôi vẫn cứ mơ về chốn cũ để nhớ để thương để buồn để tủi. Trong cơn mê, chập chờn bóng dáng cha già c̣m cơi hắt hiu, ba mươi năm chưa thấy mặt thằng con bất hiếu. Khi mộng mị, gặp những bóng ma leo đèo lội suối phá rừng thi đua cải tạo, thấp thoáng đây đó những ánh mắt quen thuộc, h́nh như ngày xưa cùng đơn vị, cùng nhiệm sở với ḿnh mà nay thân tàn ma dại tù đầy lao tác lầm than. Lúc thoát hồn, nh́n rơ những đứa nằm vùng, những tên công an, những thằng đi ḍ la ŕnh ṃ bắt bớ giam cầm, những vùng mang tên “kinh tế mới” của chế độ có tên “kinh tế thụt lùi”, những khoai sắn bo bo thế chân gạo nàng hương, gạo tám thơm, gạo nanh chồn, gạo dự. Cuộc sống được bủa vây bằng một bức màn tre đầy chông gai, hầm bẫy và bao trùm bởi một tấm màn đen vĩ đại rợn người.

 

Có lần, tôi mơ bị Cộng Sản lùa vào trại cải tạo hành hạ sỉ nhục không xong, chúng nó lôi tôi ra băi đất dùng mă tấu chém đầu…

 

Thanh mă tấu vừa dơ cao, tôi vùng vẫy hét lớn và tỉnh mộng. Mồ hôi trên trán nhỏ giọt. Vừa lúc thức dậy đi làm.

 

Có lần, tôi mơ được trở lại thăm nơi chôn nhau cắt rốn là cái tỉnh nhỏ bé Hải Dương, ra bờ sông leo lên đê đi tới tận Bến Bè, Cống Trắng, cầu Phú Lương, vườn hoa Bảo Đại, phố Khách… Rồi thoắt cái có mặt tại Hải Pḥng, lượn qua đường Cát Dài, phi trường Cát Bi, ăn kem Thủy Tinh, ra vườn hoa Con Cóc.

 

Theo quốc lộ số 5, tôi ghé Bần Yên Nhân, đến Gia Lâm, vượt cầu Long Biên bắc ngang sông Hồng Hà vào thủ đô ngàn năm văn hiến Hà Nội. Cái chợ mà tôi thích nhất là Chợ Đồng Xuân, quà bánh ngon số một. Khu Hàng Đường, Hàng Đào, Hàng Ngang tấp nập bán buôn. Khu bờ Hồ Hoàn Kiếm có cầu Thê Húc, đền Ngọc Sơn, Tháp Rùa, có xe điện chạy leng keng khắp nẻo đô thành. Vùng Bách Thảo, Hồ Tây có bánh tôm, có bơi thuyền, có chùa Một Cột, có đền Quan Thánh. Hà Nội có nhà hát lớn lâu lâu lại tuyển lựa ca sĩ, lại diễn kịch “Bến Nước Ngũ Bồ”, “Vân Muội”, “Tiếng Trống Hà Hồi”, sau có Ban Thăng Long tŕnh diễn ca nhạc vui như ngày hội lớn. Hà Nội có tới năm cửa ô xưa, có đến ba mươi sáu phố phường, có cả trăm ngàn cô gái đẹp nơn nà, đài các kiêu sa. Hà Nội có trường Chu Văn An, trường Nguyễn Trăi, trường Trưng Vương, trường Puginier, trường Albert Sarraut. Hà Nội có Tháp Bút, Văn Miếu, g̣ Đống Đa oai linh hiển hách…

 

Tôi được sống trong mơ với những kỷ niệm học tṛ bát ngát hương hoa, với những tham lam quấn quít vấn vương của thời trẻ dại. Những h́nh bóng xa xưa ấy cứ nương náu tiềm tàng trong vô thức để những lúc sắp quên hay những chiều tưởng nhớ th́ kỷ niệm lại ồ ạt tuôn ra tựa thác lũ mưa ngàn, nhất là khi thu tới, đông về, khi hoa cúc hoa đào chúm chím môi chào chờ đón chúa xuân sang…

 

Để diễn tả nỗi nhớ nhung vời vợi ấy, tôi nẩy ṇi ư định làm thơ. Và căn cứ -vào câu nói “mỗi người Việt Nam là một thi sĩ”, nên tôi luận lư học theo tam đoạn luận rằng: “Tôi là người Việt Nam. Vậy tôi đích thực у boong là một thi sĩ.” Bèn phóng bút moi vần chờ điệu ra cái điều ta đây cũng văn nghệ văn gừng.

 

Nhân dịp năm con Ngựa sắp qua, năm con Dê tựu chức – tức năm 1979 – tôi thừa thắng xông lên mần một bài “phú” kể lể cà kê dê ngỗng như mang nặng tâm tư chất ngất u hoài, phong kín nỗi buồn ảo năo, tang thương. Sợ rằng bài phú không đúng khuôn phép, vi phạm các điều cấm cản, tôi gọi đó là “Phú… Tự Do” để tiện đường vi vút, vẽ vời. Lại lựa vận “A” cho dễ dàng ê а hợp điệu.

 

Và đây là bài “Phú… tự do” của tôi sau bốn năm tỵ nạn, với tựa đề:

 

Xuân Viễn Phương

 

Ngựa dọt đấy a?

Dê sang đó hả?

Trộm nhớ thuở giang sơn

có bốn ngàn năm lịch sử gấm hoa.

Nghe rằng xưa ḍng dơi Rồng Tiên,

toàn liệt nữ hùng anh chí cả.

 

Đất nước mến yêu, này đây:

Huế, Saigon, Hà Nội,

Thiên Mụ, Lăng Tả Quân,

Chùa Một Cột, Chùa Hương…

 

Cơ đồ báu vật, ô ḱa:

Hương Giang, Trà Khúc, Cửu Long, Đồng Nai,

Kinh Cái sắn, Sông Hồng, Sông Mă…

 

Chả biết tại “nàm thao “chiến chinh cứ mù mịt rối bời

Đâu có hiểu “thế lào” tang thương c̣n nát tan vất vả.

Đến nỗi đời trai bỏ thây chiến địa

Để cho má đào tàn một kiếp hoa

Đàn trẻ nhỏ lạc loài thiếu nơi nương tựa

Lũ em thơ thui thủi không chỗ vào ra .

 

Rồi bỗng một ngày chướng khí âm u,

quân Cộng tràn về bắn vào thành phố

Té ngửa ra rằng bọn chúng chính là

lũ quỷ hiện h́nh ôm súng A-Ka.

Tháng Tư Đen, Việt Nam ch́m trong ngục tối

Bốn năm buồn, đoàn người lê gót bốn ba.

 

Những tưởng qua đây văn dốt vũ dát

ngây ngô như mán xá gà tồ

Ai ngờ thấm thoát đă vi vút tiếng Mỹ tiếng Tây ăn đong quá xá!

Người lớn đi làm th́ chủ mến xếp yêu lương tăng cái rụp

Trẻ c̣n học hành được thày nựng cô chiều chiếm độc hạng A.

T́m bạn tri âm, đó đây thanh niên thiếu nữ

Họp bạn lăo niên, nọ kia hà cả ông già

Chợ búa Á Đông mọc lên c̣n mau hơn nấm

Sách báo An Nam phát hành đẹp tựa muôn hoa

Các mợ, các em nấu nướng đan may, thảy đều số dách,

Nhiều bác, nhiều bà tứ đức tam ṭng liệt phụ khả gia

 

Đến nay, dân tỵ nạn ta:

Vẫn nghe nhạc Phạm Duy nỉ non lời ru Việt Nam ngàn năm bất diệt,

Thường khóc cùng Thái Thanh ngậm ngùi tiếng hát muộn phiền cay đắng thiết tha

Vẫn ăn cơm nước mắm

Vẫn rau muống quả cà

Đau niềm đau ruột thịt

Xót t́nh mẹ t́nh cha.

 

Ngoài kia Xuân, trời đất cỏ cây đẹp như tranh vẽ

Trong ḷng Sầu, gió trăng mây nước

buồn tựa sân ga

Tuy sống ấm no

Vẫn vọng tưởng quê nhà

Vẫn tâm tư buồn bă

Thương mấy chục triệu đồng bào đói rách ốm đau

Nhớ bao nhiêu vạn con người lầm than tơi tả

T́m “Tự Do”, vẫn có kẻ thuyền mành hát khúc viễn du

 

Gọi “Nhân Quyền”, chả thấy ai chỉ toàn bóng chim tăm cá

Nghĩ lắm lúc miệng hộc máu tươi, đầu óc nát như tương

Lại suy ra tay đứt ruột mềm, lệ đầm rơi lă chă

Ngán nhỉ?

Cuộc đời đôi ngả

Dâu bể phong ba

Sao không nghĩ trăm năm là mấy,

để rắc reo t́nh thương, xoá bỏ hận thù

Mà cứ hành thân xác ốm o,

rồi đấu tố tùm lum hỡi quân Hà Bá?

Chả có nhẽ, măi tang thương ngẫu lục

để khiến cho cả nước căm hờn

Đă hay rằng, dù vật đổi sao dời

th́ cứ biết toàn dân sẽ khá

 

Nay dịp Xuân sang

Xin gửi nhớ thương chất ngất nghẹn ngào về nơi đất tổ quê cha

Xin b́nh an lặng ru những tấm ḷng héo hon tàn tạ.

Xin gửi các chiến sĩ Phục Quốc Quân

Thêm cảm mến kính yêu vào niềm tin sắt đá

Bởi chính các anh

Là những thành tŕ xây dựng giang sơn đấy ạ!

 

Xin khẩn cầu Thượng Đế

Nam Mô Phật Thích Ca

Ban ân phước độ tŕ chúng con

Đám con dân vẫn ước mơ

có một ngày về bến cũ cây đa

Có con đ̣ êm ái triền miên

trên ḍng sông ơ hờ đầy tôm đầy cá

Xin đoàn tụ yên vui đến với

những người chờ mẹ mong cha

Xin vợ chồng anh em

nâng chén men say bên cạnh ông bà

Xin v́ t́nh yêu nhân loại đậm đà

Phổ hiến “nhân quyền” như quảng cáo Coca

Xin cho nhau t́nh thương,

hỡi t́nh thương rộng răi thiết tha

Và hai nữa, bởi nó lại c̣n rẻ hơn nước lă

 

Chỉ ước mơ niềm ước mơ nhỏ bé thế thôi

Tràn vào Việt Nam từng bao nhiêu năm lầm than

v́ bị chiếu sao quả tạ

Để ấm no, đoàn tụ, t́nh thương về dưới mái nhà

Và cuối cùng

Xin ơn trên phù hộ chúng ta…

 

 

 

(Mời đọc tiếp Phần 4/4)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính