Tôi làm tôi mất nước

 (Phần 1)

 

Lê Văn Phúc

 

 

 

Từ khi bỏ căn nhà mái tôn trong hẻm Trương Minh Giảng quận 3 Saigon, đem vợ con chạy tọt vào phi trường Tân Sơn Nhất phút chót, nhẩy ù lên trực thăng chạy bay ra biển, leo lên tàu, tá túc Tent City rồi định cư ở Mỹ Quốc, cho đến bây giờ tôi vẫn cứ mù tịt về t́nh h́nh chính trị, quân sự của chính nước ḿnh. Càng đọc báo bổ, tài liệu, càng nghe bàn luận về Việt Nam, tôi càng hoang mang lạc lơng, khó hiểu. Một trong những điều khó hiểu là nguyên do đâu mất nước? Trách nhiệm ấy của ai? Của tổng thống hay của tư lệnh vùng? Của đại tướng hay đại úy? của tỉnh trưởng hay quận trưởng? Hoặc cao xa hơn nữa, trách nhiệm ấy của Nga, của Mỹ hay Tàu? Ngay cả đến những cuốn sách mang đầy sử liệu cũng lại có các dữ kiện, phân tích khác nhau khiến kẻ đọc có b́nh dân học vụ như tôi đâm ra ù ù càng cạc, nh́n thế sự như nh́n vào bức vách…

 

Qua 10 năm lưu lạc giang hồ, làm dăm bẩy thứ nghề lao động chẳng giống ai, tôi càng cám cảnh trớ trêu thiên địa phong trần, không hồng nhan cũng đa truân như kiểu người yêu của chàng Kim Trọng.

 

Trong cảnh buồn năo nuột như thế, tôi đâm ra trầm tư mặc tưởng, suy niệm, ôn cố tri tân, t́m hiểu về số phận đất nước, cổ nhân nói: “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”, làm tôi áy náy nghi ngờ: Quốc gia thịnh hay suy mà lại là trách nhiệm của người dân b́nh thường hay sao? Tôi cứ tưởng rằng cơ đồ bền vững hưng thịnh là do nhà vua anh minh đức độ biết kén chọn hiền tài điều khiển muôn dân. Cơ đồ sụp đổ là do tổng thống tài hèn sức mọn, dùng bè đảng vây cánh tác hại dân lành. Có đâu trách nhiệm đến kẻ thứ dân. Lại như câu “thượng bất chính, hạ tắc loạn”. Trên phải ra trên, dưới phải ra dưới, mới có trật tự an ninh ngăn nắp. Ép anh dân thường phải lănh trách nhiệm, e không ổn tí nào.

 

Bây giờ, sau khi để dăm ba phút suy nghĩ, tôi bỗng t́m ra chân lư của câu nói: “Quốc gia hưng vong…”. Tôi hiểu rằng đất nước là trách nhiệm chung, chả cứ riêng ai cả. Thất phu, sĩ phu, trượng phu, đại phu, hay kung-fu cũng phải ghé vai gánh vác sơn hà th́ xă tắc mới mong bền vững. Chẳng ai cáng đáng gánh vác, nước đổ ụp xuống là cả đám ướt như chuột. Vậy chính tôi có trách nhiệm mà không thi hành hoặc thi hành chểnh mảng. Cả hai đều có lỗi. Chả cứ tôi mà c̣n nhiều người khác cũng vậy. Thế nhưng các vị nắm vận mệnh quốc gia, trách nhiệm chỉ huy đơn vị lớn đều cứ chối bai bải về trách nhiệm làm tan tành đất nước.

 

Theo bản sơ kết t́nh h́nh chiến sự, cho đến nay chưa có ai viết sách, viết bài tự nhận ḿnh có lỗi lầm, tự nhận ḿnh có trách nhiệm làm mất nước cả. Chỉ thấy họ tŕnh bày cái lỗi của kẻ khác, xong nêu cái thông minh tài trí của ḿnh rằng đă nói mà chả ai nghe, có bảo nhưng chẳng ai làm, hoặc bị ngoại bang chơi ép, hoặc bị phe cánh này cánh nọ phá hoại, hoá nên hư bột hư đường. Thành ra, chính họ lại là những người am hiểu t́nh h́nh, tinh thần trách nhiệm cao, tư cách đạo đức sáng ngời, như một người hùng có công với dân tộc, với tổ quốc.

 

Nhờ dành thời giờ suy tưởng đến dăm ba phút, tôi vỡ lẽ rằng chả phải nói ai, chính tôi làm tôi mất nước. Nḥm vào quá khứ, tôi thấy tôi như h́nh với bóng đồng lơa, làm đủ mọi thứ chuyện tồi bại có hại cho bổn thân, cho gia đ́nh, cho họ hàng anh em hàng xóm, cho đ̣ng bào, khiến nên bao nhiên thứ suy đ̣i xấu xa tích lũy lại, dần dần đưa tới hậu quả ngày nay. Hậu quả ấy đến coi như là chậm bởi c̣n rất nhiều những người có trách nhiệm, nhận trách nhiệm và gánh vác nó. Họ là các chiến sĩ anh hùng xả thân ngoài chiến tuyến, là những thương phế binh, cô nhi quả phụ can trường, nhẫn nhục hy sinh, là những công bộc chuyên cằn và thanh liêm, là những cán bộ nông thôn sống với dân và sát với địch, là những người dân lành chăm chỉ thực thà một nắng hai sương… Không có họ, đất nước mất tự khuya rồi!

 

Tôi đâm ra ăn năn hối hận, dẫu chả ai dí súng bắt viết, không có CIА dúi tiền bảo làm, không ai dụ khị vạch áo cho người xem lưng, tôi cũng xin làm bản kiểm kê tự thú về những cái tồi tệ hư đốn bại hoại của ḿnh. Để tâm hồn may ra được đôi chút b́nh an, để tạ lỗi với gia đ́nh, với bạn bè đă nằm yên trong Nghĩa Trang Quân Đội hoặc vất vưởng chốn lao tù cải tạo, với những người sắp ra đi, với những người c̣n ở lại đọa đày…

 

*  *  *

 

 

Hồi c̣n bé, tôi có bộ mặt của một tên học tṛ hiền lành ngây ngô rất mực, ai cũng tưởng là đứa trẻ có giáo dục “đàng goàng”. Câu nói: “Trông mặt mà bắt h́nh dong, con lợn có béo th́ ḷng mới ngon” nhiều khi trật lất. Tôi là con lợn nom khá béo nhưng ḷng dạ th́ thật khó thương.

 

Bề ngoài, tôi lù khù mà đầu óc lại quỷ quái ranh ma. Ở nhà, tôi chuyên môn ăn cắp tiền để đem nướng cho mấy tên đánh đáo đánh bi, đi nói dối cha về nhà nói dối bố, đến trường th́ học dốt như ḅ, trốn học, phá phách, chọc ghẹo bạn bè. Thời giờ học bài, tôi lêu lổng ra bờ sông leo cây bàng hái quả, bắt chim non làm tội, bơi qua sông đi đánh nhau…

 

Khi lên trung học, tôi ở Hà Nội học 4 năm. Bố mẹ làm ăn vất vả lo cho con th́ con học tà tà, dành tiền đi ăn thịt ḅ khô Bờ Hồ, đi bơi thuyền “pê rít soa”, đi xinê “phi la mô ních”, lượn Hàng Ngang Hàng Đào, nhẩy xe điện không bao giờ mua vé. Các thày học của tôi đều là những bậc thày dạy giỏi như các thầy Trần Ngọc Huyến, Nguyễn Đức Hiếu, Thịnh Del, Chung Quân, Nguyễn Tá, Nguyễn Đức Kim, Hà Như Vinh, Thày Bốn, Thày Xuân, Thày Loan, Thày Sửu… Tôi chả thọ giáo được bao nhiêu v́ trong lớp tôi hay nói chuyện. Bù lại, mỗi khi có bài thi là tôi cóp như điên. Mấy tên học giỏi đều ngồi trước ngồi sau ngồi cạnh cho nên tôi thi cử không mấy khó khăn, luôn luôn vào hạng khá.

 

Đôi khi có đứa nào ngồi cạnh mà nghỉ v́ bận chuyện nhà, đau ốm th́ bữa thi đó tôi tụt xuống hạng chót lớp. Thày giáo rất ư là khó hiểu rằng làm sao sự học của tôi nó trồi sụt một cách bất thường. Chỉ có tôi hiểu mà thôi.

 

Năm 1953, t́nh h́nh chiến sự sôi động, chính phủ gọi lính. Bố mẹ tôi gửi gấm tôi vào Đà-Lạt đi lính Ngự Lâm Quân cho quốc trưởng Bảo Đại. Các bạn tôi, đứa đăng lính tại Hà Nội, đứa xin vào trường Vơ Bị Đà-Lạt. Đà-Lạt là đất nhà vua, kêu bằng “hoàng triều cương thổ”, vào đó phải có phép tắc phân minh. Tôi lọt được vào đất nhà vua, coi như số hên ngàn năm một thuở. Bố mẹ tôi chắc phải chạy chọt tay trong tay ngoài lắm tôi mới khỏi đi Điện Biên Phủ. Vào lính, tôi được đeo ngay cấp bậc Hạ-Sĩ, tức Cai Phúc cánh gà, “át si-mi-lê” chứ khỏi cần tốt nghiệp quân trường ǵ sốt cả.

 

Hơn một năm đi lính Ngự Lâm Quân, nói là đi lính chứ thực ra là đi du lịch, đi du hí v́ công việc tôi thu gọn trong chương tŕnh phát thanh gồm các mục thi ca vũ nhạc kịch, mỗi tuần một lần trên đài Đà-Lạt. Thời kỳ này đúng vào thời kỳ tôi trổ mă, cho nên gặp đúng môi trường hoạt động, tôi tung hoành như chốn không người. Khi th́ mời các nữ sinh tập ca, tập kịch, khi th́ đón các ca sĩ tài tử lên đài hát hỏng ngâm nga. Lại có bận kéo cả bầy đi Trạm Hành, Phan Rang, Phan Thiết, Nha Trang tŕnh diễn văn nghệ văn gừng. Các em tài tử giai nhân, em nào cũng thơm… như múi sầu riêng, đẹp ngồn ngộn, nom cô nào cũng thiệt dễ thương. Tôi bỏ không đành, ngó ai là muốn tán người đó để làm riêng kỷ vật.

 

Tôi thường lợi dụng công xa, lái xe jeep của xếp, xe Dodge-4 của ban quân xa chạy đi chơi la cà quán ăn, đi đàn đúm nhẩy nhót ban đêm, đi chơi cuối tuần Đèo Ngoạn Mục, Đơn-Dương, Suối Vàng, Thác Prenn, Cam Ly, Liên-Khương, ấp Hà-Đông, cây số 4, v.v…

 

Mỗi khi đi công tác, dẫu được đơn vị sở quan đài thọ ăn ở suốt thời gian, tôi cũng vận động năn nỉ xin cái dấu đỏ đóng sau sự vụ lệnh chứng nhận đường sự ăn ở tự túc để đem về ban kế toán làm lương kiếm tí tiền c̣m. Ít nhất một năm tôi t́m cách đi phép hai phùa. Lư do nào cũng khẩn cấp dễ sợ như điện tín đánh từ Saigon lên rằng “mẹ đau nặng”, “bà ngoại sắp mất”, “bà nội lâm trọng bệnh”, “ông nội đă từ trần”… toàn là tin tức đứng tim, cần được phép đặc biệt về thăm nhà thiệt lẹ. Mẹ tôi đâu có ở Sè-Gọng, c̣n các cụ nội ngoại đă qui tiên chầu tổ từ lâu rồi, nhiều cụ tôi đâu có biết mặt. Nhờ đ̣n tâm lư ấy, tôi về phép đều đều. Cụ nào cũng được chết ít ra là hai lần do tôi đạo diễn. Mỗi lần phép dăm ngày, tôi lại ở ĺ thêm một tuần cho đă. Khi lên đơn vị tŕnh diện, tôi găi đầu găi tai kể khổ, nào là cụ ngoại ngoài 80 tuổi gần đất xa trời, tay chân rũ liệt, nằm thở hắt ra, nào là cụ cấm khẩu, lạnh tứ chi, các con các cháu tề tựu đông đủ chờ đợi. Cũng may là cụ tuy bệnh t́nh trầm trọng nhưng e… khó chết cho nên các con cháu lại tan hàng để ai về nhà đó. Các xếp nghe tôi kể lể đều mủi ḷng thương cảm vỗ về.

 

Năm 1955, Ngự Lâm Quân tan ră, các đơn vị phân tán mỏng, gia nhập vào Quân Đội Quốc Gia nên tôi đổi lên xứ Ban-Mê-Thuột. Miền cao nguyên này đất đai ph́ nhiêu, tài nguyên phong phú như cao su, trà, cà-phê, gỗ, măng, cam, rau trái, thú rửng, hoa lan… đều là những sản phẩm miền xuôi ao ước. Vậy mà ai lên đó cũng than đất đỏ mưa lầy, buồn hơn chấu cắn. Tên tỉnh được đọc chẹo là “Buồn Muôn Thuở”. Ôi, cái tên như một tiền định an bài, bởi cái tên cà li đó mà làm cho cả miền Nam tiêu tùng cơ nghiệp sau này. Nói vậy cũng tội nghiệp cho tên tỉnh bởi tự nó đâu có tội t́nh chi. Tội chăng là kẻ đặt điều thêm bớt, và chính tôi cũng а dua phổ biến cái tên “Buồn Muôn Thuở” hoá nên nó đâm buồn, nó vận vào chính ḿnh và vận mệnh quốc gia. Lỗi đó, tự ngay tôi đồng hoá.

 

Đời sống ở cao nguyên cũng có nhiều cái thú, như thú đi săn, thú chơi hoa lan, thú đi rừng lội suối chụp h́nh. Được ông xếp chịu chơi, tôi tháp tùng ổng lái xe jeep, ôm “các-bin” có thêm dăm lính tráng hộ tống đi bắn nai, bắn thỏ, bắn gà rừng. Thày tṛ lại lặn lội đi kiếm lan rừng, đem xe GMC trên có vài cái giường vải bố để đặt lan vào cho nhẹ nhàng khỏi phạm đến cánh hoa. Mỗi gị lan lại được buộc hờ bằng những cuộn băng trắng tinh của bên Quân-Y-Viện. Thế là chúng tôi đă xử dụng công xa, xử dụng vũ khí, đạn dược, xăng nhớt, nhân sự, dụng cụ của quân đội một cách phí phạm và trái quân luật. Nhưng chả ai nói ǵ, không ai đem ra toà án nhà binh th́ đâu gọi là tội. Vả chăng, nhiều cấp lớn cũng dùng lính cả trung đội, đại đội để làm việc riêng ấy chứ, th́ cỡ tép riu đâu có đáng ǵ. Chính mấy cái lặt vặt lem nhem ấy, tôi làm tôi mất nước…

 

Trên cao nguyên đất đỏ mưa lầy heo hút buồn thiu, ngoài mấy cái thú đi săn, đi rừng, đi hái hoa lan, tôi c̣n t́m được nguồn cảm hứng mới lạ tân kỳ. Ấy là ngày cuối tuần ṃ mẫm đi coi con gái Thượng tắm suối

 

Người miền núi khác người miền xuôi ta ở mấy điểm này: Miền xuôi, con gái đeo xú-cheng th́ miền núi để hở ngực thỗn thện, đôi g̣ bồng đảo rung rinh gánh lúa rung rinh rất là tự nhiên khoẻ mạnh, không bị bó gị ép chặt. Miền xuôi, con gái mặc quần th́ miền núi quấn xà-rông không ś-líp. Thành ra, so sánh thấy người miền núi sống gần gũi thiên nhiên hơn người miền xuôi. Nhờ sống gần thiên nhiên nên họ thực thà chất phác tự nhiên. Những ngày nắng ấm, con gái miền núi hay rủ nhau ra suối giặt rũ, tắm táp vui vẻ. Tôi vốn nhát nhưng lại hay ṭ ṃ, chơi ngầm nên lẳng lặng đi ŕnh các em sát nút. Họ tắm với у phục của bà E-và, chẳng mảnh vải che thân, ngâm ḿnh dưới suối, để lộ bộ ngực no tṛn nắng rám mùi dâu. Họ đùa nghịch tát nước vào nhau, nước tung trắng xoá; họ cười nói líu lo như chim hót trên cành. Đâu biết rằng sau lùm cây lại có một tên lính nhà binh ma mănh nḥm như cú nḥm nhà bệnh.

 

Những mục đi coi con gái miền núi tắm suối như thế tuy đă con mắt nhưng chưa thật đă đời. Xét rằng chả nên khư khư một ḿnh thụ hưởng, tôi mới phổ biến hạn chế ABC cho mấy thằng bạn. Thế là ngày cuối tuần chúng tôi có ban tiểu đội đi tuần tiểu quan sát tại chỗ. Cũng v́ đi tụm năm túm ba như thế, chỉ một vài phùa là bọn tôi bị lộ tẩy. Con gái miền núi thấy động, bèn nhảy ào ào lên bờ quấn vội sà-rông, ù té chạy về bản Thượng.

 

Từ khi họ khám phá có kẻ ŕnh ṃ nh́n trộm bất hợp pháp như thế, con suối t́nh tứ bỗng vắng bóng con trai miền xuôi, con gái miền núi, để trở thành suối mơ lạnh lẽo ơ hờ…

 

Nghĩ lại hành động có ư thức của ḿnh, tôi ăn năn coi đó là vô ư thức, khiến con gái cao nguyên mất đi cái vẻ hồn hậu tự nhiên mà lại hoá ra bắt chước con gái thị thành đâm ra rụt rè, e thẹn, ngượng ngùng. Tôi đă làm mất đi một phần nào thuần phong mỹ tục địa phương mà cứ tưởng chuyện vui chơi nào có hại ǵ.

 

T́nh đoàn kết Kinh-Thượng một nhà biết đâu chả v́ thế mà ngại ngùng xa cách? Tôi là kẻ có tội!

 

Người cao nguyên Ban-Mê-Thuột đa số thuộc sắc dân Rhadé. Lên tới em Pleiku má đỏ môi hồng, ở đây phần lớn là dân Jarai. Đến Kontum, Dakto, là dân Sédang làm chuẩn. Người miền núi có hàng trăm tiếng nói khác nhau, nhưng tựu trung tính t́nh hiền lành, hiếu khách, chuyên nghề làm rẫy bắt thú rừng, nhiều bộ lạc c̣n sống đời nay đây mai đó, không định cư chỗ nào lâu dài cả.

 

Càng xa phố thị, đời sống của họ càng xa cách văn minh. Dân miền Daksut, Dakpek, nhiều người chỉ biết đếm từ một đến năm. Mua chục quả trứng gà, mỗi cái một t́ mà đưa mười tiền lấy chục trứng là họ không chịu, coi như không đúng. Lấy năm cái, trả năm tiền, đếm một, hai, ba, bốn, năm là chịu. Rồi lại trả tiếp năm cái sau như thế. Tôi đă lợi dụng ḷng tốt, nhẹ dạ, thuần hậu của họ mà buôn bán kiếm chác khá bộn. Như mua măng khô, mua mật ong, mua sừng hươu nai, mua quế. Khi thuận tiện, tôi c̣n hái trộm trái cây hoặc lấy quế vô tội vạ…

 

Tôi la cà các bản Thượng, lân la thân cận với các “chủ làng” – ví như xếp x̣ng đơn vị – để mưu lợi. Lúc th́ tôi bán xăng chạy bật lửa kèm theo đá lửa. Lúc bán muối hột, khi bán thuốc “át-pia-rin”, bán bánh kẹo Chợ Lớn… Một vốn bốn lời cắt cổ anh em, lại c̣n cai thầu lâm sản bán cho mối chợ. Ông chủ làng thấy tôi có cái máy ǵ mà cứ ghé mắt nḥm ngang bấm kêu lách cách, hỏi ra là máy chụp h́nh, có h́nh người như hệt th́ lấy làm khoái lắm. Tôi bảo chụp một tấm có h́nh ông chỉ tốn 25 tiền ta. Ông chủ làng ngần ngừ, bảo muốn có cả bà vợ và hai đứa con nữa tính bao nhiêu. Tôi tính 35 tiền rẻ chán. Ổng lại suy nghĩ vẩn vơ rồi cười xin tôi chụp cho cả cái con chó, cạnh cái nhà làng và làm sao có thêm trời mây nữa được không? Tôi làm bộ khó khăn cân nhắc, rồi đồng ư chụp hầm bà lằng đủ thứ, chỉ lấy có 40 t́. Vợ chồng con cái, con chó đứng chung, tôi bấm máy đánh tách một cái là xong xuôi, hứa hẹn có h́nh đen trắng đẹp…

 

Lần sau về làng, tôi bán tấm h́nh, xong mua đồ, ăn nhậu với chủ làng, đôi bên vui vẻ. Tôi đă lợi dụng tâm hồn chất phác mà mần x́n ông chủ làng. Bây giờ tôi đâm ra hối hận. Ông chủ làng nếu biết, chắc ông ấy sẽ chê luôn tất cả người miền xuôi đều cá mè một lứa. Tôi làm xấu lây tập thể và gây chia rẽ đồng bào mà đâu có ngờ. Ngày nay, ngẫm lại mới vỡ lẽ ḿnh mất nước nào phải đổ vạ đổ thừa cho ai. Chính tôi làm tôi mất nước ở những cái nho nhỏ con con ấy.

 

Cổ nhân bảo: “Lỗ nhỏ đắm thuyền”. Hẳn chẳng sai.

 

Ở cao nguyên được hơn một năm, tôi giải ngũ về Saigon kiếm việc. Nhờ người lớn giới thiệu, tôi làm công cho một hăng xuất nhập cảng ở đường Tự Do, tên hăng là Việt Hà. Ông chủ thấy tôi nai vàng ngơ ngác như ở rừng mới về, rất lấy làm ưng ư. Bởi huấn luyện một thằng nhỏ hiền lành có bề dễ hơn là mượn mấy tên tinh ma quỷ quái. Ông chủ khuyên tôi cố gắng học nghề, ông sẽ truyền nghề cho sau này chả mấy chốc thành triệu phú như ổng. Tôi cũng tin tưởng thế, nên từ đó không mua sổ xố quốc gia lô độc đắc nữa mà chuyên chú học việc hành nghề.

 

Tôi cố gắng dành dụm tiền để sắm chiếc xe đạp cũ nên không dám ăn trưa. Buổi trưa, tôi moi trên kệ, trên hộc tủ xem có món ǵ sực được th́ ăn đỡ. Tôi đớp bánh trứng nhện, kẹo vừng, bánh ḿ khô. Thậm chí đến cả quế chi – lại quế! – tôi cũng nhai tuốt luốt. Chỉ sau có một ngày, v́ đớp quế kỹ quá, tôi chảy máu cam ồng ộc, không dám mó đến món này nữa. Qua vài tháng, nhận rơ ra rằng cái chân của tôi là đánh máy, tùy phái, lau nhà, tôi bèn xin rút lui có trật tự, bỏ mộng làm triệu phú.

 

Một bữa, la cà đến nhà người quen, ông này rủ tôi đi Cao Miên làm Toà Đại Diện Việt Nam Cộng Hoà. Tôi coi như cơ hội ngàn năm một thuở, cơ hội bằng vàng, xin gật đầu đi ngay tút xuỵt. Chỉ vài ngày sau, tôi đă trực chỉ hướng G̣ Dầu Hạ, Tây Ninh, đi qua biên giới Việt Miên đến Phnom Penh như đi du lịch. Hồi ấy, vị đại diện Việt Nam – chưa có đại sứ v́ liên lạc ngoại giao chưa thuận lợi – là ông Ngô Trọng Hiếu, cựu Tổng Giám Đốc Ngân Khố, từng dịch sách với Nguyễn Hiến Lê, văn nghệ, ngoại giao số dzách. Vị đại diện tướng mạo bệ vệ, nom rất dễ nể. Bộ Tham Mưu có bác sĩ Trần Văn Thọ, bác sĩ Thái Doăn Thạc, luật sư Đinh Trịnh Chính, ông tham vụ Trần Đồng Tử. Phía báo chí chửi Cộng sản có Dương Vy Long, Song Hồ, Văn Thế Bảo… Nhân viên toà đại diện vài chục người, làm việc rất vui vẻ…

 

Tôi đặc trách mục làm sổ thông hành cho người Việt, người Miên. Công việc không có chi khó khăn mà lại có tiền, có t́nh, có kẻ chầu người chực. Lợi dụng chức vụ phát thông hành, tôi bắt thân chủ ĺ-x́ dăm ba ḅ, một xín để lấy giấy tờ mau lẹ. Người ta cần đi gấp, đâu có sá chi mấy trăm bạc nhẹ tênh…

 

Nhờ thế, tôi rủng rỉnh tiền bạc, cứ tháng tháng hai lần về chơi Saigon, lúc buôn lạp-xưởng, lúc buôn vải vóc, lúc buôn vàng đem bán cho mối. Tại Phnom Penh, thuở ấy có dăm ba cái tiệm nhẩy đầm. Cái b́nh dân như bar Cầu Saigon – v́ nằm trên con đường đi Saigon, cạnh cây cầu lớn – tha hồ nhẩy múa Lâm Thôn, tập ś-lô, pa-sô-đốp. Mấy cái khác hơn như Tricotin, Cambodge phần nhiều khách xộp lại chơi. C̣n một tiệm nhẩy đầm Olympia có rất đông vũ nữ Việt Nam hành nghề, tôi thường tới lui nhẩy nhót. Nói là nhẩy nhót cho oai, chứ tôi chỉ biết có mỗi một điệu “ś-lô tắt đèn” mà thôi. Các điệu khác tôi đều chê là tốn sức lao động. Nhờ làm cái chân “pát-po”, các em có vẻ chiều chuộng đến điều để lỡ khi ở lại quá hạn c̣n có người che chở. Từ vũ trường, tôi la cà đến nơi các em tá túc, bắt bồ nay em nọ mai em kia như một kẻ đa t́nh thương người đồng điệu. Các em có làm tôi hư không tôi không biết, chứ chính tôi vẽ đường hươu nai chạy, tạo cho các nàng cái cách chạy thày chạy thuốc lem nhem, như một lối ṃn độc đạo để sau này các em ngựa quen đường cũ, hễ ai thay tôi cũng thế thi hành.

 

Tôi cứ tưởng ba cái lặt vặt cỏn con ấy, nào có hại chi đến việc lớn. Ai ngờ té ra chính nó tích lũy lại, nhiều kẻ lem nhem đốn mạt như tôi đă đưa đẩy nước non đến hồi mạt rệp.

 

Làm việc ở Ṭa Đại Diện, ngoài lương tháng, phụ cấp, nhà ở, tôi lại c̣n được xử dụng quỹ đặc biệt nữa. Nếu dùng tiền này để làm đúng việc th́ đâu có nói làm chi, đàng này tôi dùng tiền công để chi cho việc riêng, coi như tiền chùa, tiền mă. Sự phí phạm ấy, nếu ai ai cũng tự cho phép và được phép xử dụng th́ công quỹ chả mấy nỗi mà lép kẹp, nhẹ tênh.

 

Giờ đây, ngồi ngẫm lại chuyện cũ tích xưa tôi mới thấy chả phải đổ vạ đổ thừa cho ai làm chi tội nghiệp. Chính tôi làm tôi mất nước.

 

Làm Toà Đại Diện Việt Nam tại Cao Miên đâu chừng một năm, tôi đă muốn rút dù. Vốn tính hay đổi thay, chóng chán nên dẫu gần gũi với Biển Hồ Tonlésap tôi vẫn nhớ bến Thủ Thiêm, dẫu sát cạnh chùa Vàng chùa Bạc, tôi vẫn nhớ khu Vĩnh Nghiêm; dẫu thân mật với các em ca-ve thơm ngon như xoài cát tôi vẫn nhớ các nàng đồn trú tại quán bia ôm, quán cóc Saigon. Lại nữa, xuân qua hạ tới thu tận đông tàn, nay lại một mùa xuân tiếp nối ṭ ṿ lởn vởn tới lui khiến ḷng tôi nhớ về chốn cũ. Chốn ấy, như quê hương thứ hai của tôi – sau cái tỉnh Hải Dương bé nhỏ hiền hoà nằm trên quốc lộ số 5 nối Hà Nội, Hải Pḥng – ấy là Đà Lạt. Nhân cái cớ anh tùy phái hục hặc tranh mối “pát-po” tính ăn hớt tay trên tiền nhậm xà của tôi, hắn ỏn ẻn với cấp trên, “vu” cho tôi bê bối, tôi liền xin nghỉ việc. Mần toà đại sứ, đại diện, lănh sự, dẫu ở nước nào cũng là một điều mơ ước của nhiều người muốn xuất ngoại phục vụ, mà lại có tiền, sống đời dư dả, cho nên tôi thôi lắm đứa mừng thầm, v́ có chỗ cho anh em bà con điền thế, cùng vây cánh làm ăn.

 

Thế là chỉ nội hai mươi bốn giờ, tôi đă rời khỏi xứ Chùa Tháp, qua biên giới Miên-Việt trở lại Sài-Ghềnh. Ở thủ đô vài bữa, tôi khăn gói quả mướp lên chuyến xe Minh Trung Ngă Bẩy để lên Đà-Lạt tức th́, tá túc nhà ông anh họ.

 

Qua mấy năm trở lại chốn xưa, thấy người cũ vẫn cứ đâu ở đấy, chưa mảy may dời đổi. Con gái Đà-Lạt má đỏ như mận Trại Hầm, mắt trong như mắt nai tơ, môi hồng như trái dâu ấp Hà-Đông, cây số 4. Anh con trai nào nḥm thấy cũng mê như điếu đổ. Người đẹp đài các quư phái như ái nữ của bác sĩ Dương ở biệt thự, có vườn hoa, đêm đêm qua khung cửa mờ ảo ánh đèn, ngân nga tiếng dương cầm thánh thót. Khu Chợ Hoà B́nh, các cô Ninh, cô Kính chủ tiệm bách hoá Phúc Thái Lai, cổ đeo kiềng vàng, quần áo trắng nơn, ăn nói dịu dàng. Đường Phan Đ́nh Phùng, qua rạp hát Ngọc Hiệp dăm trăm thước có tiệm chè của chị em cô Tâm, Hiền. Hai đoá hoa được rất nhiều vương tôn công tử giả bộ đến ăn chè mà ḷng dạ thật là hảo ngọt.

 

Nói chi đến các sĩ quan, sinh viên vơ bị ngày nghĩ cuối tuần chạm trán nhau đôm đốp ở đây. Phía nữ sinh Yersin, Couvent, phía nữ công chức hoa hậu hoa khôi mơn mởn đào tơ phơi phới. Với các nàng tiên yêu kiêu diễm lệ ây, tôi chỉ là một anh Trương Chi biết chèo thuyền mà không biết thổi sáo để làm cảm động Mỵ Nương, vả lại, “Cai Phúc” hồi ấy chưa thoát khỏi cái vỏ “cai sữa”, buồn thân tủi phận hẩm hiu, chả ai cảm thương cảnh “cùng một lứa bên trời lận đận”, cho nên chỉ nuốt nước bọt ngắm trộm các nàng cho đỡ ghiền cơn nhớ khó nguôi. Tôi cũng đoán già đoán non rằng các nàng nh́n tôi không khác chi nh́n một cậu bé con ngù ngờ bé bỏng. Đâu biết rằng trong tim tôi nó thổn thức bồi hồi.

 

Cái mộng yêu hoa biết nói không thể tỏ cùng ai, tôi lang thang như một nghệ sĩ giang hồ, như một nhà thơ khốn khổ ư ử dăm bài “Lỡ bước sang ngang” cho ra vẻ “tài tử đa cùng phú”. Nhớ đến em xưa dưới gốc Nhà Ḅ, tôi ḅ xuống lân la hỏi ḍ tin tức. Ngờ đâu nàng đă tay bế tay bồng đ́u íu sau lưng, nom chả c̣n chi là sắc nước hương người. Các cụ bảo “gái một con trông ṃn con mắt, gái hai con vú quặt sau lưng” thật chả sai một ly ông cụ nào. Được cái “con chị nó đi, con d́ nó lớn”, nên tôi đành tự hạ một cấp, ra chiều о bế cô em. Cô em là kẻ yêu hoa nên tôi có nhiệm vụ cung cấp hoa để làm duyên văn tự.

 

Đêm đêm, tôi vác dao đi chặt trộm những cành hoa anh đào ở bờ hồ, lối lên dốc chợ. Anh đào là loại hoa quư của Nhật. Nhật Bản có tặng cho thành phố Đà Lạt vài trăm cây làm cảnh, chở máy bay qua, quí như vàng nén. Khi hoa anh đào nở, cả tỉnh đẹp, mà khách phương xa đến du ngoạn cũng đẹp lây. Tôi lựa cành nào đẹp, phạng ngay một phát và chạy ù té về dốc Nhà Ḅ. Chưa hết, các công viên nơi nào có hoa là có tôi lởn vởn đến hái hoa. Cả đến tư gia tôi cũng không từ. Dọc đường Ḷ Gạch, Phan Đ́nh Phùng, khu nhà đèn, khu nhà thương, nhiều nhà trồng hoa cúc, hoa mẫu đơn, hoa hồng, hoa thược dược đẹp tươi mơn mởn, cứ tối đến là tôi ngắt trộm.

 

Có lần chủ nhà ŕnh sẵn, tôi mới chợt tới hàng rào là họ đă hô hoán vác đ̣n gậy đuổi đánh. Tôi hoảng hồn vắt gị lên cẳng, chạy thừa sống thiếu chết mới thoát thân.

 

Ái t́nh nó làm tôi mụ mẫm một phần, nhưng chính như tôi bản tính đă hay táy máy ăn cắp vặt từ nhỏ cho nên lúc nhớn lên các hành động xấu xa chỉ là tập quán. Ngày bé tôi ăn cắp ở nhà, bây giờ phá hoại ăn trộm của người, của công cộng, vi phạm an ninh trật tự, tài sản quốc gia và đồng bào, nào tôi có biết nó tệ hại sao đâu. Chỉ coi như “vui chơi cuối trời quên lăng”, văn nghệ thế thôi chứ nhằm nḥ, tác hại nỗi ǵ…

 

Ấy đó, mấy cái đó tích tiểu thành đại, tôi hư lúc nào không biết. Mà vẫn tưởng ḿnh công dân gương mẫu bảnh bao. Nh́n quanh, tôi thấy tôi c̣n lương thiện hơn chán vạn kẻ khác. Những đứa họp bè kết đảng chặt tre, chặt cây, cưa gỗ đem từ Định Quán về Biên Hoà phát mại chia nhau bỏ túi. Những tên bắt lính đem GMC chở thông mang về Saigon bán dịp Giáng Sinh. Những kẻ thông đồng với nhân viên Lâm sản, với trại kiểm soát để chở gỗ lậu, hàng lậu mới là bê bối. Nhờ bê bối đó, bọn Cộng Sản mới lợi dụng chở súng đạn, thuốc nổ vào thị thành để đặt ḿn giết dân lành, đàn bà con nít, nên chiến tranh mới đằng đẳng bao năm. So sánh với những hạng đó, tôi không là… Phật th́ cũng là… Á Thánh. Cũng bởi tự so sánh với quân khốn lịn như thế, tôi cá mè một lứa như chúng nó chứ có hơn ǵ. Chỉ khác nhau mức độ mà thôi. Mức độ nào cũng là hành động đưa đến mất nước.

 

Mùa xuân trên cao nguyên xứ anh đào, ai may mắn có đào cặp kè thủ thỉ th́ thật là ô mê ly tuyệt cú mèo số dzách. Nh́n những cặp nam thanh nữ tú, áo quần đẹp tươi, nắm tay nhau đi nghiêng trên đồi thông, ngồi bên ven hồ, ghềnh đá hoặc sát vai trong rạp xi-la-ma, nơi tiệm cà phê, tiệm ḿ, tiệm phở, ḷng tôi lại thấy nỗi cô đơn chan chứa can tràng…

 

Tôi bơ vơ như lời hát Chế Linh tang thương rách nát, lủi thủi lang thang giống con chó hoang cụp đuôi lạc lơng giữa đường. Trời xuân đẹp, nắng xuân trong, t́nh xuân hồng, gái xuân rực rỡ. Những tà áo màu, áo thêu, áo len e ấp vườn Bích Câu, Hồ Xuân Hương, suối Cam Ly, thác Prenn, đèo Ngoạn Mục, rừng Ái Ân, hồ Than Thở, đường Minh Mạng, dốc Duy Tân, chợ Hoà B́nh… Những sinh viên sĩ quan vơ bị quân phục thẳng nếp, huy hiệu, phù hiệu, cấp hiệu sáng ngời, giày đen bóng loáng, đi đứng hiên ngang. Xe hơi, xe vespa, lambretta, honda, xe ngựa, lên dốc xuống đèo vui như ngày hội. Đầy trời xuân có hoa rộn nở tưng bừng. Hoa hồng, hoa cúc, hoa thược dược, “lay-ơn”, cẩm chướng, bất tử, hoa lan, hoa dại lưng đồi… Đà Lạt giống như một cảnh thần tiên của thiên đường hạ giới.

 

Dẫu cảnh đẹp mê ly là thế, mà ḷng tôi lạnh ngắt vắng tanh cho nên “người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”, qua mấy ngày xuân con én đưa thoi, tôi lại đáp chuyến xe đ̣ qua Liên Khương, Bảo Lộc, Định Quán, Long Khánh, Biên Ḥa để về Saigon kiếm kế sinh nhai.

 

Việc đầu tiên là xin tá túc chỗ quen khu Tân- Định, xong trích ngân khoản dự trữ sắm chiếc xe đạp thay cho cái xe lô-ca-chân, rồi nạp đơn dăm bảy nơi xin mần việc chánh phủ. Nhờ có tí cựu quân nhân, tôi được ưu tiên tuyển dụng làm thơ kư công nhật tại Tổng Nha Kiến Thiết. Tổng nha này là hậu thân của Bộ Kiến Thiết thời KTS Hoàng Hùng làm Bộ Trưởng, ở đường Phan Đ́nh Phùng gần đài phát thanh Saigon.

 

Tôi chăm chỉ làm việc như một công chức gương mẫu, được vài ba tháng th́ bắt đầu dở chứng. Tôi bắt chước những dân bê bối chuyên môn đi trễ về sớm, lấy giấy “pơ-luya”, dụng cụ văn pḥng đem về nhà. Lắm lúc lại lợi dụng giờ chánh phủ chuồn đi phố lo chuyện riêng, ăn nhậu, làm áp-phe với thân chủ. Ai muốn nhờ vẽ họa đồ nhà cửa, muốn có giấy phép sớm, mua vật liệu rẻ, xây cất lố khác họa đồ, tôi đều trung gian điều chỉnh. Nhờ vậy, lương tháng ba cọc ba đồng mà tôi vẫn rủng rỉnh tiền bạc.

 

Lâu lâu, tôi lại о bế cấp trên, biếu xén quà cáp chút chút để xếp che chở, phe lờ cho mấy vụ lem nhem.

 

Hồi ấy, có phong trào học đêm, anh em công chức quân nhân tối tối ṃ đi học tại Hội Khuyến Học Bổ Túc đóng đô ở trường tiểu học xế cửa Tổng Nha Kiến Thiết. Đủ mọi thành phần quân cán chính, đủ lứa tuổi tác già trẻ, lại có cả các tên tuổi quen thuộc hiện diện dưới đèn. Như nhạc sĩ Hùng Lân “Khoẻ V́ Nước” đêm đêm ôm sách, kèm theo cái đèn điện, ḍng giây tḥng ḷng dưới bàn, cắm điện sáng choang bởi ông này cận thị hơi nặng nên cần nhiều ánh nến. Ông Tá Huỳnh Hữu Hiền một thời Tư Lệnh Không Quân. Có ông vợ con cả bầy lớn bé, cũng cắp cặp đạp xe đạp đi học như Cao Bá Vũ sau này là giáo sư triết khá nổi tiếng.

 

Anh nào đi học cũng mong kiếm cái mảnh bằng Tú Tài I, Tú Tài II để làm bước tiến thân. Tôi cũng lóp ngóp giữa số đó. Được cái là tôi nhă nhặn hay nhường nhịn cho nên anh em đậu xong Tú Tài, lên Văn Khoa, Luật Khoa, tôi vẫn lẹt đẹt Tú Đơn chờ Tú Đụp.

 

Học hành chưa nên cơm cháo ǵ, đánh đoàng một cái, lệnh Bộ Quốc Pḥng ban ra rằng ai có Tú Đơn trở lên mau mau ca bài ta đi ṭng quân cứu nước. Tôi từng một thuở yêu đàn, đàn đúm trong ban văn nghệ Ngự Lâm Quân, rồi Đệ Tứ Quân Khu Ban-Mê-Thuột, nay coi như cựu quân nhân không hề théc méc. Thế mà một bữa đang mần việc nhà nước, nhận tờ giấy gọi nhập ngũ, ḷng tôi ngẩn ngơ, tái tê, hăi ơi là hăi. Lệnh trên hành quân, không cần xét cựu quân nhân hay tân quân nhân, cứ tú đơn là a-lê-hấp đi lính, ai khiếu nại hạ hồi phân giải.

 

Cầm lệnh nhập ngũ, tôi lo lắng, sợ hăi, cứ у như hễ đi lính là ḿnh nắm chắc cái chết vậy. Chả bù với những lúc ngồi trên gác trọ cùng nhạc sĩ Tuấn Khanh, người viết nhạc kẻ đặt lời các bài hát ca tụng những chiến công hiển hách của Chiến Sĩ Cộng Hoà, tôi đă như một người lính can trường cùng đồng ngũ vào sinh ra tử, hiên ngang tay súng bảo vệ sơn hà. Bây giờ vào việc mới rơ cái bộ mặt chuột hèn nhát, khiếp nhược của ḿnh. Th́ ra, nói một chuyện c̣n làm lại là một chuyện khác.

 

Tôi linh cảm cả hiện tại lẫn tương lai sụp đổ cái rầm. Mà con đường phải tiến tới lại là độc đạo. Ấy là “đường vào quân trường là đường về quê hương.” Chẳng đặng dừng, tôi thu xếp hành trang một gói, theo chuyến xe buưt ghé Quân Vụ Thị Trấn Saigon tŕnh diện, chờ đến chiều tà đông đảo anh em, cùng nhau leo lên chiếc GMC qua ngả Lê Văn Duyệt, Ngă Tư Bảy Hiền trực chỉ hướng Quang Trung đến trại nhập ngũ số 3 làm thủ tục vào trường.

 

Cuộc đời tôi tưởng chuyến này đi đoong mút mùa lệ thủy, ai có ngờ đâu chính lại là đường mây rong ruổi thênh thang nhẹ gánh tang bồng.

 

Âu cũng là định mệnh đă an bài, đục nhờ trong chịu.

 

 

(Mời đọc tiếp Phần 2/4)

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính