Tinh thần Thăng Long

 

Lê Văn Ngọc

 

 

Lịch sử chứ không phải huyền thoại hay dă sử đă nói về lai lịch và việc dời đô về thành Thăng Long của Lư Thái Tổ:

“Canh Tuất, Thuận Thiên năm thứ Nhất (1010) mùa thu, tháng Bảy, vua dời kinh đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kinh phủ. Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự, v́ thế đổi gọi là thành Thăng Long”.(Đại Việt sử kư toàn thư)

 

Kinh đô Thăng Long ở thời Lư xây dựng đă bị sửa chữa và đổi tên qua nhiều triều đại sau: Trần, Lê, Nguyễn. Sang đến đời Nguyễn Gia Long, lại đổi Thăng Long (Rồng bay) thành Thăng Long (chữ Long mang ư nghĩa thịnh vượng); địa vị cũng không c̣n là kinh đô nữa, mà chỉ là thủ phủ của Bắc Thành, giống như thành Phiên An dành cho Nam thành. Trải qua nhiều năm tháng chinh chiến, Thăng Long cũng bị đổ nát nhiều, nhưng đau đớn cho người dân Bắc Hà là Thăng Long không c̣n tiêu biểu cho một vương quốc độc lập nữa. Sự thay đổi kinh đô Thăng Long đă được Nguyễn Du đau đớn đề cập trong bài “Thăng Long”: 

 

                                    Tản Lĩnh, Lô Giang tuế tuế đồng

                                    Bạch đầu do đắc kiến Thăng Long.

                                    Thiên niên cự thất thành quan đạo,

                                    Nhất phiến tân thành một cố cung.

 

(Sông Lô, núi Tản vẫn c̣n trường tồn với năm tháng. Đầu đă bạc lại được thấy Thăng Long. Ngôi nhà lớn ngh́n năm tuổi đă thành ra đường cái; Một cái thành mới đă vùi lấp cung điện xưa.)

 

                                    Bạc đầu trở lại Thăng Long,

                                    Ngàn năm núi Tản soi ḍng sông Lô.

                                    Cung Vua phủ Chúa ngày xưa,

                                    Thành cao lộ thẳng bây giờ đổi thay.

                                                (Vũ Băng Đ́nh dịch)

 

Thời điểm mà Nguyễn Du làm bài thơ “Thăng Long” này là khi ông được vua Gia Long cho làm chánh sứ sang triều cống nhà Thanh bên Tàu (1813). Trên đường đi sứ, ông có dừng chân ở Thăng Long. Kinh đô cũ này lúc ấy đă thay đổi khác nhiều với Thăng Long cũ thời hoàng kim của Nguyễn Du lúc c̣n nhỏ. Xúc cảm của Nguyễn Du đối với Thăng Long không hẳn chỉ là kinh đô cụ thể với nhà cửa, dinh thự, Cung Vua, Phủ Chúa, mà là những biểu hiện văn hoá của cư dân ở Thăng Long.

 

Xét về những biến thiên lịch sử th́ Thăng Long đă trải qua nhiều cuộc thăng trầm kể từ năm 1010 cho đến khi vua Gia Long lên ngôi đổi ư nghĩa của chữ Thăng Long và rồi sau này vua Minh Mệnh c̣n xóa sạch dấu tích văn hoá của Thăng Long bằng cách đổi tên là thành Hanội. Trong tinh thần của người dân thuộc “Đằng Ngoài”, th́ việc vua Gia Long chiếm “Đảng Ngoài”, thống nhất thành nước Việt Nam th́ nước của Vua Gia Long trở nên lớn, nhưng nước cũ của họ coi như đă mất. Đứng về phương diện một Việt Nam thống nhất th́ tâm trạng mất nước của người dân Bắc Hà không hợp lư lắm, v́ thật sự đó chỉ là sự thay đổi một triều đại của người Việt, chứ không phải là sự mất nước do sự xâm lăng của ngoại quốc.Tuy nhiên nỗi đau của người dân Bắc Thành là việc mất “Ngôi nhà lớn” (Cự Thất), tức là mất nền xă tắc, nền văn hiến mà Nguyễn Trăi tôn xưng là: “Như nước Việt ta từ trước, vốn xưng Văn Hiến đă lâu, Sơn hà cương vực đă chia, phong tục Bắc Nam cũng khác”) trong bài “B́nh Ngô Đại Cáo”.

 

Nh́n việc xây dựng kinh đô mới của vua Gia Long với việc dời đô của vua Lư Thái Tổ từ thành Hoa Lư ra Thăng Long, mới xem không thấy khác nhau v́ cùng là gây dựng một kinh đô cho vua và triều đ́nh; nhưng thật sự rất khác về thực tế và ư nghĩa xây dựng một kỷ cương mới cho đất nước.

 

Việc dời đô trong chế độ Phong Kiến là một biến cố trọng đại. Kể về lịch sử, nếu chỉ nói riêng về thời tự chủ, nước ta từ đời Lư đến Nguyễn Gia Long mới thay đổi kinh đô, v́ kinh đô vốn là nơi vua ở mà vừa như là biểu tượng của quốc gia.. Việc vua Lư Thái Tổ chọn thành Đại La làm kinh đô cho nước mới của ḿnh cai trị là một quyết định có suy nghĩ căn cứ vào tính chất lịch sử, địa lư và văn hoá. Theo lời bàn của Ngô Th́ Sĩ trong “Đại Việt Sử Kư Tiền biên” (Tiền biên) th́: “Đất Long Đỗ là nơi Cao Biền đóng ở đấy (*), núi Tản Viên chống vững một cơi, sông Phú Lương như hào Trời sinh ra, ngàn dặm bằng phẳng, trăm họ giàu có; phía Tây thông với Sơn Tây, Tuyên Hưng; phía Bắc thấu đến Ninh Sóc, Kinh Bắc; Miền Đông Nam th́ vận chuyển bằng thuyền, miền Cần Xương th́ liên lạc bằng trạm, là nơi trung tâm của nước, bốn phương chầu về, núi là vạt áo che, sông là dải đai thắt, sau lưng là sông, trước mặt là biển; địa thế hùng mạnh mà hiểm, rộng mà dài, có thể làm cho nơi vua ở hùng tráng, ngôi báu vững bền. H́nh thế nước Việt thật không nơi nào hơn được nơi này. Cho nên trước kia nhà Đinh, nhà Lê bỏ đất đó mà ở Hoa Lư, sau đó hai nhà Hồ cũng bỏ đất đó mà ở An Tôn th́ đời làm vua ngắn ngủi, thân bị bắt, nước bị mất, là v́ không được “địa lợi” đấy! Lư Thái Tổ lên ngôi, chưa vội làm việc khác, mà trước tiên mưu tính việc định đô đặt đỉnh, xét về sự quyết đoán sáng suốt, mưu kế anh hùng, thực những vua tầm thường không thể theo kịp. Cho nên, truyền ngôi hơn 200 năm, đánh giặc Tống, dẹp giặc Chiêm, nước mạnh, dân giàu, có thể gọi là đời rất thịnh trị. Các vua đời sau noi theo đều giữ ǵn được ngôi vua, chống trọi với Trung Quốc. Lư Thái Tổ có thể nói là một bậc vua biết mưu tính việc lớn đấy!” (1)

 

Chúng ta không bàn đến vấn đề địa lợi về phương diện quân sự của thành Đại La, sau là Thăng Long, cũng như trải qua mấy trăm năm sau đă nhiều lần đổi tên; v́ thực ra Thăng Long không hề chống đỡ được những cuộc tấn công. Nó không phải là một pháo đài, do đấy không hoàn toàn v́ lư do quân sự để chọn thành Đại La. Ta phải t́m hiểu nhiều yếu tố khác có liên quan đến chính trị và văn hoá.

 

Theo lịch sử th́ thành Đại La đă có từ rất sớm vào thời nhà Đường đô hộ nước ta.

 

Khi Cao Biền làm Tiết Độ Sứ, quận Tĩnh Hải đă chiếm cứ phủ thành rồi đắp thành Đại La. Trải qua một thời gian dài từ năm 866 cho đến 1010 với những cuộc nổi dậy của người Việt để dành độc lập, thành Đại La luôn thay đổi chủ, nhưng vẫn là một biểu tượng của đô hộ phủ. Đại La chỉ là một phủ thành coi việc trị an của Giao Châu. Kể từ Ngô Quyền cho đến Đinh Tiên Hoàng tuy có xưng Vương, xưng Đế, nhưng vẫn tôn trọng thành Đại La và chỉ xin được làm một thứ phiên bang của Trung Hoa. Xem Lê Hoàn đă phải khéo léo để hoăn binh Tống bằng lá thư ngoại giao rất nhún nhường: “Thần trong nhà hại lẫn nhau, áo tang chưa bỏ, bọn quân dân tướng lại trong hạt và các phụ lăo, bộ lạc cùng đến nơi chiếu rơm gối đất của thấn, yêu cầu thần quyền coi việc quân. Thần cố từ mấy lần, nhưng bị ép măi, vẫn định tâu bày xin mệnh lệnh, song lại nghĩ, nếu để chậm không nhận, th́ cái tục hung tợn của người rừng núi, các dân gian trá ở nơi khe động, nếu không chiều ḷng họ, sợ hoặc xảy ra biến ǵ, cho nên thần đă kính quyền nhiếp chức Tiết Độ hành quân Tư Mă, tạm lănh việc quân của Châu. Cúi mong ban cho chân mệnh cho được dự hàng Phiên bang, để yên ḷng kẻ tôi mọn giữ hết đạoTrung, ban điển của thánh triều thưởng cho đời đời.”

 

Tuy thế mà nhà Tống vẫn không chấp nhận cho làm một nước phên giậu. Sách Toàn Thư (Đại Việt Sử Kư Toàn Thư) chép: Khi ấy nhà Tống đương trách vua về việc xưng Đế, đổi niên hiệu (*), lại có ư muốn lấy nước Việt ta, mới sai Trương Ṭng Quyền đưa thư trả lời rằng: ‘Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn (Đinh Toàn) làm thống soái, khanh làm phó; nếu Toàn không có tướng tài, hay c̣n non dạ, th́ nên bảo mẹ con sang quy phụ, đợi khi vào chầu, tất sẽ ưu đăi, và sẽ cho khanh cờ tiết. Có hai đường ấy, khanh nên chọn lấy một đường.’ Vua đều không nghe” (2)

 

Xét về mặt chính trị của vua Lê Đại Hành th́ tinh thần độc lập đă rất cao. Vua là tướng tài, nên b́nh định và mở mang bờ cơi. Chịu tiếng là phiên bang, nhưng luôn tỏ ra không muốn thần phục nhà Tống, hay không thua kém ǵ nhà Tống. Hăy xem một vụ vua biện luận việc nhà Tống trách người nước Nam vào cướp phá trấn Như Hồng (thuộc Khâm Châu), chối tội nhưng rất kiêu ngạo tự tin: Việc cướp trấn Như Hồng là bọn giặc biển ở cơi ngoài, Hoàng Đế có biết đó không phải là quân Giao Châu không? Nếu Giao Châu có làm phản th́ đầu tiên đánh vào Phiên Ngung, rồi đánh đến Mân Việt, há chỉ có trấn Như Hồng mà thôi ư.” (3)

 

Việc tổ chức triều chính ở thành Hoa Lư đă theo mẫu mực của một nước giống như Trung Hoa, với các kiến trúc cung điện cùng đặt tên đều dùng chữ Trung Hoa như: Điện Phong Lưu, điện Trường Xuân, điện Long Lộc. Ảnh hưởng Trung Hoa trên văn hoá và chính trị của thời Tiền Lê ngoài truyền thống bị cả ngàn năm đô hộ của Trung Hoa c̣n trực tiếp mạnh, có lẽ là một người Hoa được vua tin dùng làm đến chức Thái Sư đă cố vấn rất nhiều cho vua: Thái Sư Hồng Hiến chết. Hiến là người Bắc triều, thông hiểu kinh sử, thường theo vua đi đánh dẹp làm quân sư, rồi khuyên vua lên ngôi, mưu bàn việc nước có công to. Vua tin dùng như tâm phúc.” (4).

 

Trong thời gian vua Lê Đại Hành đóng đô ở Hoa Lư th́ thành Đại La vẫn có cư dân ở, nhưng không c̣n quan Thái Thú của Trung Hoa cai trị như thời nội thuộc nữa. Sử không thấy chép chế độ dành cho phủ thành này, nhưng chắc cũng chỉ là một phủ thành của một trong 10 đạo được đổi ra làm châu.

 

Khi Lư Công Uẩn lên ngôi khai sáng ra nhà Lư với việc tổ chức một quốc gia đích thực. Việc dời đô ra thành Đại La về phương diện chính trị mang một thông điệp để nói với Thiên Triều là vua nhà Tống, là chế độ đô hộ đă cáo chung, với một tân vương người Việt tiếp quản phủ thành và xóa tên nó.

 

Thực ra, yếu tố về quân sự không phải là chính, v́ xét về mặt pḥng thủ, chống ngăn quân xâm lược đánh thành, th́ Hoa Lư dễ giữ hơn. Thăng Long, hay kể từ trước với tên Đại La và kể cả sau này, không thể nào cố thủ được. Thí dụ vào thời Trần, vua đă phải hai lần bỏ kinh đô chạy khi vừa mới bị quân Mông Cổ uy hiếp; c̣n vào cuối thời Trần th́ hai lần quân Chiêm Thành vào cướp phá Thăng Long như vào chỗ không người. Rồi đến Hồ Quư Ly, khi quân nhà Minh sang đánh, tiền đồn Đa Bang không giữ nổi bị tan vỡ th́ vua tôi họ Hồ cũng phải bỏ Thăng Long mà chạy vào Tây Đô.

 

Như vậy, có nhiều yếu tố về chính trị, xă hội và văn hoá đă khiến cho vua Lư Thái Tổ vừa lên ngôi đă quyết định ngay việc dời đô từ Hoa Lư ra Đại La. Hăy xem chiếu dời đô do vua Lư Thái Tổ tự viết: “Xưa nhà Thương đến vua Bàn Canh năm lần dời đô; nhà Chu đến vua Thành Vương ba lần dời đô, há có phải là các vua Tam Đại theo ư riêng của ḿnh, tự tiện dời đổi đâu, chỉ tại là tính việc to lớn, t́m chỗ giửa trong nước để đóng đô, tính việc muôn đời cho con cháu, trên ghín mệnh Trời, dưới theo ḷng dân, hễ có tiện lợi th́ thiên đô, cho nên ngôi nước được lâu dài.Thế mà đời Đinh, Lê theo ư riêng, quên mệnh trời, không noi theo nhà Thương, nhà Chu, cứ cẩu an ở đây (là nơi Hoa Lư) đến nỗi ngôi truyền không bền, số toán ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật mất nghi, ta rất lấy làm buồn, không dời đi chỗ khác th́ không được. Phương chi thành Đại La là cố đô của Cao Vương, ở vào giữa khu vực của trời đất, có thế hổ cứ long bàn, chính ngôi Đông Tây Nam Bắc, tiện thế hướng bội của núi sông, đất rộng và phẳng, cao và sáng sủa, dân cư không lo ẩm thấp, muôn vật đều được giàu nhiều, khắp xem trong cơi nước Việt ta, th́ ở đấy là hơn cả, thực là chỗ yếu hội bức tấu của bốn phương, nơi thượng đô của đế vương muôn đời, ta nay muốn nhân cái địa lơi ấy để định chỗ ở vậy”.(5)

 

Nh́n vào Chiếu dời đô ta thấy nổi bật ước vọng xây dựng một triều đại hay một xă hội như thời Nghiêu Thuấn vốn là mẫu mực chính trị của Nho giáo. Nền chính trị nhân bản ấy đă được Khổng Tử hệ thống hoá để trở thành khuôn mẫu cho một nền chính trị lấy cuộc sống yên vui sung túc của người dân làm cứu cánh: “Trên ghín mệnh Trời dưới thể theo ḷng dân”. Vua trách hai vua Đinh và Lê như sau: “Thế mà nhà Đinh, nhà Lê lại theo ḷng riêng, lơ là mệnh Trời, không noi theo việc cũ nhà Thương nhà Chu, yên ở nơi quê quán, đến nỗi thế đại không dài, vận số ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật mất nghi.”

 

Đúng là nhà Đinh khởi ở Hoa Lư nên lấy bản quán làm trọng mà đóng đô; Lê Đại Hành kế tục sự nghiệp củ nhà Đinh, và tuy là một ông vua anh hung, nhưng cũng v́ thế mà việc đánh dẹp khắp nơi làm cho đời sống của dân chúng không được yên ổn. Cũng có thể vua Lê Đại Hành mới gây dựng đất nước sau thời kỳ hỗn loạn của 13 Sứ Quân, nên dư đảng c̣n nhiều khiến gây nên loạn lạc, kể cả việc nước láng giềng là Trung Hoa và Chiêm Thành ŕnh ṃ đánh phá.

 

Trong nền kinh tế trọng nông th́ vùng sinh hoạt thích hợp nhất của người nông dân là đồng bằng ph́ nhiêu với nguồn nước phong phú và khi hậu ôn ḥa. Bất đắc dĩ người ta mới phải ở rừng núi v́ vẫn c̣n ở giai đoạn săn bắt hái lượm. Không thể bỏ qua thực tế này khi chiếu của vua Lư Thái Tổ mô tả vị trí thành Đại La đối với đồng bằng Bắc Việt, một vị trí thuận tiện cho đinh cư nông nghiệp hơn hẳn so với Hoa Lư:  “… Ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, ở giữa Nam Bắc Đông Tây, tiện h́nh thế núi sông sau trước. Đất rộng mà bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ v́ ngập lụt, muôn vật rất thịnh mà phồn vinh. Xem khắp nước Việt, chỗ ấy là nơi hơn cả.”

 

Để củng cố thêm ḷng tin của dân chúng vào một triều đại tốt đẹp mới, ngoài việc xây dựng một kinh đô ở một địa thế mà ngày xưa người ta gọi là “đất Đế Vương” theo quan niệm về phong thủy. Vua và cũng có lẽ những bầy tôi quân sư đă dựng lên những câu chuyện gọi là “phép lạ”: Nào là Cao Biền là người rất giỏi phong thủy, đă dùng phù phép yểm thần Long Đỗ mà thất bại (6); Nào là khi vua dời đô từ Hoa Lư ra Đại La:  “…Thuyền tạm đỗ ở dưới thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền ngự v́ thế đổi gọi là thành Thăng Long.”

 

So sánh chuyện chép ở Toàn Thư và Tiền Biên có khác nhau. Ở Toàn Thư chỉ nói: “Mùa thu, tháng Bảy, vua dời đô từ thành Hoa Lư sang kinh đô lớn là Đại La của Kính Phủ”. C̣n sách Tiền Biên th́ chép chi tiết hơn: “Mùa Thu, tháng Bảy, dời đô ra Thăng Long. Vua từ thành Hoa Lư sắm sửa xe rồng đi ra thành Đại La đóng đô. Thuyền tạm đỗ dưới chân thành, có rồng vàng hiện ra ở thuyền vua, v́ thế đổi tên thành là thành Thăng Long. (Rồng vàng hiện ra ở thuyền vua đang ngự có khác ǵ nói tướng tinh của vua là rồng vàng. Lối nói này cũng tương tự như trong truyện Tàu nói tướng tinh Tiết Nhân Quư là bạch hổ).

 

Ngày nay chúng ta không c̣n cho là thật, dù là ảo ảnh của một con rồng hiện ra ở chính thuyền rồng của vua, mà ngay cả từ thời Lê sử thần Ngô Th́ Sĩ đă chú ư và muốn giải hoặc về việc đất đế vương là thành Đại La này, bằng những lư do muốn lập một triều đại chính thống và một quốc gia độc lập.

 

Sửa soạn cho tâm lư quần chúng chấp nhận Lư Công Uẩn là một “chính v́ thiên tử”, các triều thần, nói cho rơ hơn chính là hai nhân vật là sư Lư Khánh Vân có công nuôi, sư Vạn Hạnh có công dậy, đă “đạo diễn” và tổ chức một triều đ́nh có kỷ cương cho nhà Lư. Nhà nho Ngô Th́ Sĩ đă giải hoặc bài sấm nói tới việc lên ngôi của Lư Công Uẩn: “Vạn Hạnh khéo nghề bói toán, lại đặt ra chuyện sét đánh vào cây gạo cho thêm vẻ thần dị”. Bài sấm như sau:

 

Trước đó ở làng Diên Uẩn, châu Cổ Pháp có sét đánh cây gạo. Người trong làng nhận ra vết sét đánh có chữ rằng:

                       

Thụ căn diểu diểu

Mộc biểu thanh thanh

Hoà đao mộc lạc

Thập bát tử thành

Đông A nhập địa

Dị mộc tái sinh

Lục thất niên gian

Thiên hạ thái b́nh.

 

Sư Vạn Hạnh giảng rằng: Căn là gốc tức là vua diểu diểu đồng âm với  yêu là chết non.  Biểu là ngọn, tức là bề tôi’ thanh đồng nghĩa với chữ  thanh là tốt thịnh. Hoà đao mộc  là chữ Lê  ‘ Thập bát tử  là chữ Lư Đông A   là chữ Trần....)

 

Bài sấm đă dùng để sửa soạn dư luận cho việc lên ngôi của Lư Công Uẩn, nhưng vẫn chưa đủ nghi thức để xác định chính v́ Thiên Tử. Khi dời đô ra thành Đại La vốn là đất có tên cũ là Long Đỗ; lại dọc theo sông Hồng có huyện gọi là Long Biên (*). Vua trở về chỗ tổ rồng th́ đúng chỗ. Khi chưa vào thành có rồng hiện ra đón th́ lại càng là “Chính v́ Thiên Tử”

 

Tên Thăng Long không nên hiểu một cách cụ thể “duy vật” là có một con vật mang h́nh ảnh mà người ta đặt tên là “rồng” bay lên. Thực sự, rồng chỉ là con vật của sản phẩm tưởng tượng mang một số ư niệm trừu tượng người ta muốn dành cho nó. Ở Kinh Dịch th́ quẻ Càn lấy tượng là rồng làm căn bản, như hào I là: Tiềm long vật dụng (Rồng lặn, chớ dùng - rồng c̣n đang nằm yên, ư nói mọi việc chưa manh nha).Hào cửu ngũ long phi tại thiên, lợi v́ sự thấy người lớn”. Truyện của Tŕnh Di. Đây là tiến lên ngôi trời, thánh nhân đă được ngôi trời th́ lợi v́ sự thấy người đức lớn ở dưới để cùng ḿnh làm việc trong thiên hạ; thiên hạ cũng lợi về sự được thấy ông vua đức lớn.Chỗ này Chu Hy bảo rằng: Hai câu “Rồng bay (thăng có nghĩa là bay khác với dược ở hào cửu tứ (hoặc dược ư uyên) là rồng chỉ mới nhảy lên khỏi vực thẳm) ở trời, lợi v́ sự thấy người lớn”. Trong thiên Văn Ngôn đă thích rơ ràng: “Cùng tiếng ứng nhau, cùng khí t́m nhau (Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu), nước chảy chỗ ướt, lửa tới chỗ khô, mây theo rồng, gió theo hổ, thánh nhân dấy lên mà muôn vật cùng thấy Ấy là rành rành cho thánh nhân là rồng, dùng chữ”dấy lên” để thích chữ “bay”, lấy chữ “muôn vật cùng thấy” giải câu “lợi về sự thấy bậc người lớn” chỉ là thiên hạ lợi về sự được thấy ông vua đức lớn.”(6)

 

Ngày nay chúng ta hiểu thông điệp Thăng Long không chỉ đơn thuần là việc đặt tên cho một thành phố như Liên Xô đă đổi tên St Pétesbourg thành Léningrad, mà phải đặt thông điệp ấy vào đúng thời điểm và hoàn cảnh. Nó là một “Tuyên ngôn độc lập” và khai sáng của một triều đại và một nước để nói cho Trung Quốc vốn là nước từ lâu ăn hiếp, đô hộ dân Việt ở Giao Châu. Tuy chưa đổi quốc hiệu (vẫn dùng Đại Cồ Việt của nhà Đinh), nhưng việc đặt kinh sư là một cử chỉ xác định vị thế chính trị của một quốc gia độc lập, dù vẫn chịu thông hiếu với Thiên Triều với nghi thức 3 năm triều cống một lần, chứ không phải là một châu quận thuộc quyền cai trị của Thái Thú Trung Quốc.

 

Giai đoạn đầu nhượng bộ chính trị về danh nghĩa, vua Lư chấp nhận tên Giao Chỉ Quận Vương mà vua Tống phong cho. Nhưng ngay đến đời sau, vua Lư Thánh Tông chỉ cách có 44 năm đă đổi quốc hiệu là Đại Việt. Đă có thông điệp “Chiếu dời đô” như một tuyên ngôn độc lập mà vẫn phải chịu ở dưới cái dù “Đô hộ Giao Châu”. Đối với nhà Tống th́ thế, nhưng mặt khác đối với dân Việt th́ thông điệp này trở nên một thứ Hiến pháp bất thành văn về cả chính trị xă hội và văn hoá.

 

Vấn đề xây dựng một nền văn hoá mới ở đầu thời Lư là một vấn đề cấp bách và lâu dài. Trong bối cảnh loạn lạc thời Thập Nhị Sứ quân, rồi với sự cai trị của mấy triều đ́nh hung bạo điển h́nh như Lê Long Đĩnh, nhưng người gọi là “trí thức” phải nh́n rơ và đặt vấn đề cùng chương tŕnh thay đổi nó. Ngày trước Khổng Tử nói: “Úc úc hồ văn tai, ngô ṭng Châu” (...nghe nói rực rỡ thay, ta theo nhà Châu) tức là muốn theo chính trị và văn hoá do đời Chu đặt ra. Mẫu mực chính trị và văn hoá ấy được nho gia làm kinh điển để tổ chức xă hội mà trải qua ḍng dài lịch sử, tuy có những thay đổi, nhưng chỉ ở tiểu tiết, c̣n đại thể vẫn là một triết lư nhân bản làm nền tảng cho mọi hoạt động xă hội.

 

Khi Lư Thái Tổ viết ra những khuôn mẫu mà ḿnh dựa theo để tổ chức và điều hành một triều đ́nh và rộng ra là xă hội th́ tức là văn hoá của người dân Việt lúc ấy tuy c̣n rơi rớt một số yếu tố của văn hoá truyền thống địa phương, nhưng đă có hấp thu nhiều văn hoá Trung Hoa để khuôn vào nền văn hoá mới tuy có gốc gác Trung Hoa, nhưng cũng có nhiều đặc thù do pha trộn với văn hoá truyền thống của địa phương.

 

Có người thắc mắc v́ không thấy một chương tŕnh hành động, hay một kế hoạch chi tiết để căn cứ vào đấy mà xét đoán khả năng cũng như ngăn ngừa tệ hại. Tuy chế độ phong kiến người ta trông cậy vào một minh quân có đức chăm lo triều chính, thương yêu trăm họ để có những quyết định kịp thời giữ cho cuộc sống vật chất và tinh thần của người dân luôn thuận thào. Chính qua những đối xử của triều đ́nh và hành động của dân mà người ta thấy được biểu hiện của nền văn hoá. Thí dụ qua lời chê của sử gia Lê Văn Hưu đời Lê lúc Nho giáo thịnh: “Lư Thái Tổ lên ngôi mới được hai năm, tông miếu chưa dựng, đàn Xă, đàn Tắc chưa lập, mà trước tiên đă dựng 8 ngôi chùa ở phủ Thiên Đức, lại sửa chữa quán ở các lộ và cấp độ diệp cho ngh́n người ở kinh sư làm sư, thế th́ tiêu phí của cải sức lực của dân về việc thổ mộc biết bao nhiêu mà kể! Của không phải là Trời mưa xuống, sức không phải là Thần làm ra, đấy chẳng phải là vét máu mủ của dân sao? Vét máu mủ của dân lại có thể gọi là việc làm phúc chăng? Bậc vua gây dựng cơ nghiệp tự ḿnh cần kiệm c̣n lo con cháu ngày sau xa xỉ lưới biếng, mà Thái Tổ để lại phép tắc cho con cháu như thế, cho nên đời sau mới xây tháp cao ngất trời, dựng cột chùa bằng đá đẽo (Thái Tông từng mộng thấy đức Phật Quan Âm dẫn vua lên đài Liên hoa (hoa sen). Vua bèn thuật lại chuyện đó cho các bầy tôi nghe, có người cho đó là điềm không lành, nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua xây dựng chùa, dựng cột đá giữa ao và dựng chùa lên đấy, đúng như vua thấy trong mộng, đặt tên là chùa Diên Hồ (tức là chùa Một cột) cung Phật lộng lẫy hơn cung điện nhà vua, thế rồi kẻ dưới đều bắt chước người trên, đến nỗi có kẻ hủy hoại thân thể, đổi lối ăn mặc, bỏ cả nghề nghiệp, trốn cả cha mẹ, dân chúng quá nửa làm sư, trong nước chỗ nào cũng có chùa, nguồn gốc há chẳng phải tự đó sao?” (7).

 

Qua lời chê đó ta thấy một sự kiện nổi bật là Phật giáo được tôn sùng và phát triển mạnh, chỉ riêng chốn kinh sư đă có cả ngàn người làm sư. Các nhà nho ở thời Lê sau này không nghĩ được rằng ở thời Lư nho học chưa phát triển, chưa có trường học và người đi học phần lớn c̣n đến chùa để học chữ của sư. Sự đề cao đạo Phật đă khiến vua có nhiều hoạt động mang tính chất nhân đạo như: “Năm thứ tư Canh Tuất đời Thái Tông, vua ban chiếu phát tiền thuê thợ xây chùa quán ở các hương ấp gồm 150 nơi. Ngày mở hội khánh thành, tha các tội nhân. Khi khánh thành mở hội La Hán ở thềm rồng, đại xá tội nhân, miễn tội cho người bị đầy, sửa lại phép cho người bị tội khổ sai và giảm một nửa tiền thuế cho thiên hạ.”

 

Nh́n vào những nét phác họa đại cương cho một triều đ́nh để cai trị một quốc gia mới, người ta cũng thấy những hành động tiếp sau phải có theo hệ quả và thời gian. Vua đă muốn theo nhà Thương nhà Chu th́ tất phải phát triển Nho học để đào tạo những nhà nho cho việc trị nước. Vốn dĩ các nhà nho đă có sẵn v́ thật sự ngay từ thời Hán Đường, các quan Thái Thú cũng đă đem nho học truyền bá cho dân Giao Chỉ rồi. Ngoài ra c̣n thay đổi cả phong tục tập quán truyền thống của dân địa phương: “Diên (Nhâm Diên)(*) đến Cửu Chân dạy dân cầy cấy, khai khẩn ruộng nương, khiến bách tính no đủ. Lại dạy dân Lạc Việt không biết phép giá thú, đều theo dâm hiếu, không thành lứa đôi, không biết đạo cha con, không biết đạo vợ chồng. Diên bèn đưa thư xuống các huyện khiến đàn ông từ 20 tuổi cho đến 50 tuổi; đàn bà từ 15 đến 40 tuổi phải theo tuổi tác mà lấy nhau. Ai nghèo không có tiền làm đồ sinh lễ th́ khiến từ Trưởng Lại trở xuống phải bớt bổng lộc ra để chuẩn cấp. Người ta cưới nhau cùng một lúc đến hơn hai ngh́n người. Năm đó mưa thuận gió ḥa, mùa màng phong đăng, người sinh con mới biết giống ṇi, mới biết tộc họ. Đều nói rằng: ‘Khiến ta có được như thế này là nhờ ngài Nhâm vậy’ ”(8)

 

Việc thay đổi nếp sống chuyển từ quan niệm mẫu hệ sang gia đ́nh phụ hệ không phải là một ngày một buổi mà thành. Ta thấy ngay như nước Việt Nam ngày nay mà một số bộ tộc đồng bào thiểu số ở cao nguyên Trung phần cũng có nơi c̣n theo mẫu hệ. Chúng tôi không dám đặt giả thuyết ǵ về lai lịch bất minh của Lư Công Uẩn. Sở dĩ vua có họ Lư là v́ được sư Lư Khánh Vân nuôi nấng và được sư Vạn Hạnh dạy dỗ cùng là chuẩn bị xếp đặt đưa lên ngôi. Vạn Hạnh không lên ngôi vua mà để Lư Công Uẩn lên ngôi v́ việc dựng nước và giữ nước thuộc về thế tục. Ngoài một số người không thích thế tục mà muốn đi làm sư, đại đa số nhân dân tuy có ḷng tin vào Phật nhưng vẫn phải theo trật tự xă hội để làm ăn. Ưu điểm của Nho giáo là tổ chức cuộc sống hài ḥa trong xă hội. Đó là lư do ở thời Lư phải đưa nho học vào giáo dục bằng biện pháp vừa mở trường vừa dùng khoa cử Tam giáo. Đặc sắc của “Tam giáo Đồng nguyên” được khai sáng từ thời Lư và kéo dài măi sau này khi có đạo Gia Tô do các giáo sĩ Tây phương truyền vào trong nước mới có thay đổi..

 

Theo sử th́ năm 1076 lập Quốc Tử Giám để đào tạo nho sĩ cao cấp. Nhưng suy ra th́ chính vua Lư Thái Tổ đă thực hành nho học ngay từ khi mới bắt đầu lên ngôi. Nho giáo là một triết lư nhập thế, do đấy rất thích hợp cho việc tổ chức xă hội sống trong trật tự thương yêu và kính trọng lẫn nhau. Vua trong một nước cũng như quan lại ở châu huyện và người trưởng thượng trong một nhà phải là một gương mẫu. Nếu chúng ta hiểu cái mà nhà nho gọi là “lẽ Trời” là công lư, ta thấy nền văn hoá dựa trên sự sống, hạnh phúc của người dân ấy nhân bản biết bao nhiêu. Đạo đức và tư cách con người không hề có giai cấp. Chỉ có sự phân công trong sinh hoạt mà thôi. Dân chủ và trưởng thành là phải biết nhận trách nhiệm và bảo bọc cho người dưới như một ông bố trong gia đ́nh phải biết thương yêu bảo bọc cho gia đ́nh ḿnh về vật chất và tinh thần:

“Vua tự đi đánh Diễn Châu, khi về đến Vũng Biện gặp lúc trời đất tối sầm, gió mưa dữ dội. Vua đốt hương khấn Trời rằng: ‘Tôi là kẻ ít đức, lạm ở trên nhân dân, nơm nớp lo sợ, như sắp sa xuống vực sâu, không dám cậy quân mạnh mà đi đánh dẹp càn bậy. Chỉ v́ người Diễn Châu không tuân theo giáo hóa, làm bừa băi những điều ngu tối bạo ngược, tàn hại nhân dân, tội ác chồng chất, không thể không đánh. C̣n như trong khi giao tranh, hoặc có kẻ trung hiếu bị giết oan, hoặc có người hiền lương bị giết nhầm, đến nỗi Trời phải nổi giận, để nên tội lỗi, dù gặp tổn hại cũng không ân hận ǵ; c̣n về sáu quân th́ tội c̣n có thể tha thứ, xin ḷng trời soi xét.’ Vua vừa khấn xong th́ gió sấm đều yên lặng. Sử thần Ngô Sĩ Liên bàn: ‘Vua Thang gặp hạn hán, lấy 6 việc tự trách ḿnh th́ mưa xuống. Nay vua gặp tai biến giông tố, lấy việc đánh dẹp tự trách ḿnh th́ gió lặng ngay. Cái cơ cảm ứng giữa Trời và người ảnh hưởng rất chóng, ai bảo là trong vùng thăm thẳm không hàng ngày giám sát ta mà dám dối Trời sao!’”(9)

 

Nếu ta gạt bỏ hết điều mà ngày nay gọi là mê tín dị đoan c̣n tin là có Trời, th́ cái hành vi của một ông vua tự nhận trách nhiệm chung và xin tha tội nếu có cho mọi người thuộc hạ, th́ tấm ḷng nhân ái và tư cách ngay thẳng, tinh thần trách nhiệm cao đến thế nào. Hăy so sánh với tư cách đổ lỗi cho nhau, trơ trẽn chối tội lừa đảo nhân dân sau khi đă giết hại, phá tan cơ nghiệp, tính mạng của nhân dân trong Cải Cách ruộng đất ở những năm 50 thuộc thế kỷ trước của Cộng Sản Việt Nam.

 

Phải nh́n việc dời đô về Thăng Long như một khởi nguyên của một nền văn hoá nhân bản bên cạnh việc xác nhận chủ quyền và địa vị của một quốc gia độc lập, chứ không chỉ đơn thuần là việc “dọn nhà” đến ở một nơi thuận tiện và có cơ ngơi ngăn nắp. Phải đọc được những thông điệp có khi bất thành văn ở những cử chỉ hành động th́ mới thấy được sự sáng suốt cũng như công nghiệp của người xưa đối với lịch sử dựng nước và giữ nước.

 

Xét về phương diện vật chất, kinh đô Thăng Long rất khiêm tốn, không xa hoa đồ sộ như kinh đô Huế sau này. Một là xă hội c̣n nghèo v́ vừa trải qua những cuộc chinh chiến liên miên của các Sứ quân; hai là chính vua không muốn có sự xa hoa hào nhoáng. Phải chăng xuất thân từ một ngôi chùa, ư thức mọi chuyện là không, trong cuộc sống đạm bạc, nên vua chú ư nhiều vào cuộc sống tinh thần hơn.

 

Ngày nay bọn “bịp bợm” tổ chức “1000 năm Thăng Long” để phục vụ cho nhu cầu chính trị của chúng vừa lừa dân, vừa bịp quốc tế đă dùng những điều xa hoa hào nhoáng thô kệch để phá hại tinh thần Thăng Long cũng như tinh thần văn hoá truyền thống Việt Nam khủng khiếp đến thế nào.

 

 

Lê Văn Ngọc

 

Chú thích:

(*) Long Đỗ cũng như Long Biên đều có nhắc đến rồng. Không phải là vô t́nh mà đổi tên Đại La ra Thăng Long.

(1) Đại Việt Sử Kư Toàn Thư (Toàn Thư) trg 194 – ngb Khoa học xă hội - Hanội 1997.

(*) Những việc tuyên xưng của vua mới một nước.

(2) (Toàn Thư) trg 221

(3) (Toàn Thư) trg 237

(4) Trần Trọng Kim dịch (Trích lại của Nguyễn Đổng Chi- VNCVHS trg 138.

(5) Theo truyền thuyết th́ Cao Biền thông hiểu thiên văn địa lư, quan sát địa h́nh và đắp La thành ở phía Tây sông Lô (sông Hồng). Có một con sông nhỏ từ Tây Bắc chảy qua phương Nam vào sông Cái.Mỗi lần trời mưa, nước sông dâng lên rất lớn. Biền cỡi thuyền đi chơi bỗng thấy một ông già đầu tóc bạc phau, dung mạo kỳ dị đang chơi giữa sông. Biền hỏi tính danh và quê quán của ông, ông liền đáp là họ Tô tên Lịch, nhà ở giữa sông này. Nói xong, ông già vỗ tay biến mất mà trời đất hốt nhiên lại tối tăm. Biền biết đó là một vị thần bèn đặt tên sông ấy là sông Tô Lịch.

            Một sáng kia, Biền đứng trên bờ sông Lô, trông thấy giữa sông lộng gió, sóng nước cuồn cuộn, mây đen mù mịt, có một dị nhân đứng trên mặt nước, cao hơn hai trượng, ḿnh mặc áo vàng, đầu đội măo tía, tay cầm thẻ vàng bay lên lượn xuống trong ánh sáng. Biền rất kinh dị, muốn yểm nhưng chưa quả quyết. Đêm ấy, Biền nằm mộng thấy thần bảo thần là tinh Long Đỗ, nếu có yểm th́ thần cũng chẳng lo ǵ. Biền kinh động, sáng ngày thiết đàn, dùng vàng bạc, đồng sắt làm phù phép ba ngày đêm, rồi chôn phù mà yểm thần. Đêm ấy sấm sét ầm ầm, gió mưa dữ dội, phút chốc lại thấy các phù vàng bạc đồng sắt bị tung lên trời hoá thành tro bay đi mất hết. Cao Biền than rằng thần linh dị và sợ không dám ở lâu nên tính chuyện trở về Bắc. Về sau, vua Ư Tông triệu về và Biền bị giết. (trích lại của Hồ Đ́nh Chữ - T́m hiểu thần thoại và cổ tích thời Hùng Vương- Sydney 2010, trg297)

(*)Tục truyền rằng vùng sông Hồng lúc ấy có nhiều cá sấu nước ngọt nên người ta gọi là Long Biên.

(6) Ngô Tất Tố - Kinh Dịch – nxb Văn học Hanội,trg 72

(7) Đại Việt sử kư Tiền Biên (Tiền Biên), trg 195

(*) Nhâm Diên làm Thái Thú quận Cửu Chân vào thời Đông Hán, đúng vào thời Hai Bà Trưng khởi nghĩa.

(8) Hậu Hán Thư (Trich lại của Lê Mạnh Hùng –“Nh́n lại sử Việt – USA trg 103

(9) Tiền Biên trg 199

 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính