Vị Chỉ Huy Trưởng Thủy Quân Lục Chiến đầu tiên của QLVNCH

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Th/T Lê như Hùng được TT Ngô Đ́nh Diệm bổ nhiệm làm Tỉnh Trưởng Bến Tre (Kiến Hoà) sau khi ông đă được chỉ định đem TQLC dẹp tan chiến dịch Đồng Khởi của bọn vc ở tỉnh nầy.

 

Ông được thăng cấp Tr/Tá .

 

Sau vụ đảo chánh không thành của ông Nguyễn chánh Thi, ông được Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm chọn  làm Tham Mưu Trưởng  Biệt Bộ Phủ Tổng Thống thay thế.

 

Tr/Tá Cao văn Viên (về sau là Đ/Tg)  đi làm Tư Lệnh binh chủng Nhảy Dù.

Sau biến cố tháng 11 năm 1963  Tr/T Lê như Hùng bị phe đảo chính buộc giải ngũ khỏi quân đội.

 

Ông bị đi tù cải tạo của bọn csvn, qua Mỹ và mất lúc ông 62 tuổi.

 

CHT TQLC Tr/T Lê như Hùng

 

 

Lê Thanh Tùng

 

 

Kính thưa quư Độc giả các Diễn Đàn,

 

Kính thưa Huynh Trưởng Trung Tá LÊ NHƯ HOÀN,

 

Hôm nay đúng 41 năm tôi mới nhận được tin về Trung Tá LÊ NHƯ HÙNG, do đó như thắp một nén nhang tưởng niệm bậc đàn anh đáng kính, mạn phép thuật lại một thời gian quá ngắn, khoảng 2 tháng được phục vụ dưới quyền của Trung Tá LÊ NHƯ HÙNG tại trại Tị Nạn Singapore.

 

Tàu Cap Anamur cập bến Singapore ngày 12 tháng 05 năm 1980 để gởi 474 người, đây là chuyến thứ 5, vớt được 12 ghe từ ngày 29.04 đến ngày 07.05.1980.

 

Xe buưt chở từ cảng về đến trại Tị Nạn chỉ hơn nửa tiếng đồng hồ, 12 ghe được chỉ định chỗ ở, đây nguyên là một trại lính gồm nhiều dăy nhà cao 1 tầng, tầng trệt và tầng 1, xây gạch, quân đội không xử dụng nữa nên chính phủ đă dùng doanh trại này làm nơi ở tạm cho các thuyền nhân được các tàu vớt gởi một thời gian ngắn, để chờ sắp xếp các chuyến bay đến nơi định cư, hầu hết về các nước được tàu vớt, chỉ một số ít có đủ tiêu chuẩn đi các nước khác.

 

Suốt từ ngày 26.04.1980 (ngày bước lên chiếc thuyền vượt biển ngay trên sông Saigon) cho đến ngày 12.05.1980 (ngày lên trại tị nạn Singapore), hơn nửa tháng sống trên ghe, lúc bước xuống trại tị nạn, con người đứng không vững c̣n tṛng chành, lắc lư... Nghỉ ngơi được vài tiếng, th́ vị TRẠI TRƯỞNG TRẠI TỊ NẠN, đă cho người xuống mời tôi lên Văn Pḥng trại, Tôi chưa biết có việc ǵ khẩn cấp mà vị Trại Trưởng cần gặp tôi như thế, mới vào trại được vài tiếng đồng hồ?

 

Trong văn pḥng Trại Trưởng, tôi thấy bảng tên LÊ NHƯ HÙNG, tôi nhớ mang máng có đọc tên Trung Tá Lê Như Hùng, đă làm Tỉnh Trưởng Định Tường trước 30.04.1975, trên báo chí Saigon thuở VNCH, và ông đă từng là CHT Binh Chủng TQLC, đến lúc tôi vào quân ngũ, tháng 04.1967, Khoá 25SQTĐ th́ Trung Tá Lê Như Hùng đă giải ngũ, nay sao ông ngồi đây làm Trại Trưởng Trại Tị Nạn? Ông vui vẻ mời tôi ngồi xuống ghế đối diện để chuyện tṛ, và cho tôi biết trại tị nạn này chỉ ở tạm do chính phủ Singapore có ḷng tốt để phụ giúp các chiếc tầu vớt được người vượt biển trên biển Đông, có chỗ để gởi người ở tạm  chờ đi định cư.

 

Ông cũng được tầu vớt và xin đi Hoa Kỳ định cư, đang chờ hoàn tất thủ tục. Trại này do người tị nạn tự quản lư và điều hành, ông đă đến đây trước tôi khoảng 3 tuần, lúc đó vị Trại Trưởng trước, đă đi định cư nên anh chị em đă yêu cầu Trung Tá Hùng đảm nhận chức vụ Trại Trưởng để giúp đỡ đồng bào, đó là nguyên do Trung Tá Lê Như Hùng làm TRẠI TRƯỞNG trại Tị Nạn Singapore. Trung Tá Hùng đă thành lập BAN ĐẠI DIỆN TRẠI.

 

BAN ĐẠI DIỆN làm việc trực tiếp với CAO ỦY TỊ NẠN LHQ, không qua chính phủ Singapore.

 

Ban Đại Diện có 2 Tiểu Ban chính, một là BAN NỘI VỤ, hai là BAN NGOẠI VỤ.

 

Ban Ngoại Vụ, hiện do anh Nguyễn Hữu Huấn, làm TRƯỞNG BAN, anh Huấn nguyên là Phi Công Trực Thăng, thụ huấn tại Mỹ nên tiếng Anh rất giỏi, anh Huấn có nhiệm vụ chính là dắt đồng bào đi khám bệnh tại các nhà thương và làm thông dịch viên khi Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc thiết lập hồ sơ cho thuyền nhân đi định cư hoặc  phái đoàn các nước đến phỏng vấn… Anh Huấn đi tù cải tạo, được trả tự do, đă vượt biên được tầu Cap Anamur vớt trước tôi một chuyến, ghe của anh Huấn bị hải tặc “tấn công” 2 lần, các bà các cô bị chúng bắt sang ghe của chúng đem đi đâu không ai biết.

 

Ban Nội Vụ, hiện thiếu người đảm trách, v́ vị Trưởng Ban cũ vừa đi định cư nên Trung Tá Hùng đă yêu cầu tôi làm Trưởng Ban để phụ với ông giúp đỡ đồng bào. Ban Nội Vụ lo việc sắp xếp nơi ăn chốn ở, phân phát các đồ dùng do người dân Singapore quyên tặng, hiện có 2 kho chứa quần áo và đồ ăn đầy ứ, phải nhanh chóng phát cho đồng bào, để kho trống hầu tiếp nhận các vật phẩm lạc quyên tiếp theo, Trung Tá Lê Như Hùng nói, đă biết qua về đời quân ngũ của tôi, tôi thuộc binh chủng Biệt Động Quân QLVNCH và đă từng đánh VC trong dịp Tết Mậu Thân 1968, đúng như thế, năm 1966 các ông sư bà văi xách động, biểu t́nh, băi khoá, học hành không được, thi rới một năm là được lệnh động viên ngay, nên tháng 04 năm 1967, tôi và thằng bạn thân đă t́nh nguyện gia nhập Khoá 25SQTĐ, ra trường ngày 12.01.1968, cách Tết Mậu Thân 18 ngày, nên đă dự trận “đánh VC” tại Saigon Chợ lớn.

 

Trích đoạn trong đoản văn “CÂU CHUYỆN VƯỢT BIỂN TỪ THỦ ĐÔ SAIGON” để tưởng niệm vị đàn anh khả kính, Trung Tá LÊ NHƯ HÙNG.

 

“Bỗng lúc 10 giờ 47 phút sáng ngày 01.05.1980, một chiếc trực thăng bay lượn quanh ghe chúng tôi và ra dấu cho ghe chạy về hướng Tây. tôi xem Hải bàn, ra lệnh tắt máy ghe và thả trôi, v́ hướng Tây là hướng chạy về lại Việt Nam… chỉ khoảng nửa tiếng sau, một chiếc tầu sắt rất lớn “lù lù” xuất hiện, bên hông sơn hàng chữ tiếng Pháp PORT DE LUMIERE - đảo Ánh Sáng, trên boong tầu, có người Việt bắc loa chiă xuống ghe, bảo tất cả phải b́nh tĩnh, đây là con tàu CAP ANAMUR sẽ vớt đồng bào, tôi ra lệnh, chia ra hai bên ghe để ngồi tránh nghiêng một  bên có thể lật ghe, rồi đàn ông, thanh niên được đưa lên tầu Cap Anamur bằng những thang giây, đàn bà, con nít th́ được cần cẩu vơng lên, đây là ngày giờ mà cả 45 người sẽ nhớ ơn suốt đời: 10 giờ 47 phút  ngày Quốc Tế Lao Động 01.05.1980, chiếc tàu CAP ANAMUR đă cứu sống chúng tôi.

 

Tàu Cap Anamur chạy dọc theo bờ biển Việt Nam  để t́m ghe vượt biển, mỗi ngày vớt được một ghe, 12 ngày vớt được 12 ghe, tổng cộng 474 người. Tôi được đưa đến gặp vị thuyền trưởng Cap Anamur và tặng ông khẩu K54 và 2 băng đạn. Ông cám ơn và chúc tôi gặp may mắn trong cuộc sống mới.

 

Ngày 12.05.1980, Cap Anamur đem số người được vớt gởi tại Singapore, chúng tôi ở trại tạm cư trên đường Hawkins một tháng 28 ngày, ngày 10.07.1980, được đưa qua sống tại West-Germany bằng máy bay. Cũng xin nói thêm, Cao Ủy Tị nạn Liên Hiệp Quốc, phát cho mỗi người 2,50 Đô la Singapore, một tuần phát một lần, tất cả tự túc nấu ăn, vị Trại Trưởng là một Trung Tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà, đă cho mời  tôi lên Văn Pḥng trại làm việc giúp đồng bào, mặc dù “chưa hoàn hồn” nhưng  tôi cũng sốt sắng và vui vẻ nhận lời, ông Trại Trưởng giao cho tôi làm Trưởng Ban Nội Vụ, c̣n  Nguyễn Hữu Huấn, một phi công trực thăng Việt Nam Cộng Hoà đang giữ chức Trưởng ban Ngoại vụ v́ Huấn rất giỏi tiếng Anh, đă qua Mỹ học lái máy bay, nhà  Huấn ở trước rạp hát Thanh Vân, đường Lê Văn Duyệt, rất gần nhà bố tôi, đường Tô Hiến Thành, hồi nhỏ tôi và Huấn đều học trường Tiểu học Chí Hoà. Người Singapore rất giàu và có ḷng thương người, hàng tuần họ đă đem đến trại cho rất nhiều quần áo và đồ ăn, mỗi lần cả “bao bố” lạp xưởng,  tôi phải điều động một số thanh niên khuân vác các tặng phẩm đem chất vào kho, mỗi ghe nhập trại được  tôi phân phát quần áo và thức ăn tồn trữ trong kho, cho đến lúc gia đ́nh tôi đi định cư, hai kho quần áo và thức ăn vẫn c̣n rất nhiều, có lẽ v́ được phát tiền, tự do mua bán nên số người trong trại không “tha thiết” với các vật dụng cho không chăng?  Sau này, đọc báo chí mới biết, trại Singapore là trại tị nạn thần tiên số 1, không đâu sánh bằng.

 

Năm 1981, trên truyền h́nh số 2 (ZDF) Đức đă chiếu một cuốn phim dài gần 1 giờ, cảnh tàu Cap Anamur vớt người tại Biển Đông, trong đó đă quay thật rơ cái ghe của chúng tôi. Cái cánh quạt của máy phụ đă bị găy, nên người phóng viên nói là khó có thể đi đến bờ được. Tên cuốn phim phóng sự là: (tiếng Đức, Einen Milimeter über dem Rand der Welt…Tiếng Việt, Một milimét qua bờ kia của thế giới), ư nói là ch́m vào ḷng biển không đến bến bờ, đặc biệt, 2 lần phóng viên đài Truyền h́nh đă đến quay cảnh sinh hoạt gia đ́nh chúng tôi, tiêu biểu cho các người Việt Nam tị nạn Cộng Sản được tàu Cap Anamur cứu vớt, đă hội nhập và thành đạt tại nước Đức, đoạn phim này được chiếu trên đài truyền h́nh Quốc Gia Đức năm 2006 và 2008.

 

Gia đ́nh nhỏ của tôi, lúc rời Saigon có 5 nhân khẩu, bây giờ, năm 2021, đă thành 15 người, tất cả sống hạnh phúc quây quần bên nhau trong một xă hội tự do, nhân bản tại thành phố Bochum, Germany.

 

 

Lê Thanh Tùng

Làm báo lấy bút hiệu LƯ TRUNG TÍN, Chủ Nhiệm Tạp Chí Dân Văn.

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính