Khi tôi về

 

Lê Phi Điểu

 

 

Một ngày cuối đông năm 1981, tôi đươc gọi tên ở lại trong trại không phải ra ngoài đi lao động.  Xin thưa các bạn! đây là trại giam Tù Cải Tạo Vĩnh Quang B. thuộc tỉnh Vĩnh Phú miền Bắc Việt Nam. Trại do công an cộng sản quản lư. Theo thông lệ của trại này, khi cán bộ từ ban giám thị trại giam xuống sân tập họp của đám tù Cải Tạo là có chuyện … Thường thường là những chuyện đem lại rắc rối cho anh em tù cải tạo, nhưng cũng có đôi khi thông báo những tin vui cho vài người tù có người nhà thăm nuôi đang chờ ngoài khu thăm viếng. 

  

Tôi đă có một lần bị gọi tên và bắt ở lại trại để lên Ban Giám Thị trại giam làm việc. Làm việc ở đây tức là có vấn đề đối với ban an ninh trại giam. Lần đó tôi bị nghi ngờ là người “iả” và gói “cứt” vứt lên chỗ gối đầu của anh Thuận, Thuận là Đội Trưởng đội 9 của tôi.  (Xin lỗi qúi độc gỉa v́ phải dùng hai từ này.) Tôi cực lực phản đối là tôi không dại ǵ đi làm chuyện đó v́ đêm hôm qua họp đội b́nh bầu để đánh giá từng người và tôi là người bị cho là chây lười lao động, hay khai bịnh để lánh nặng t́m nhẹ. Cuối cùng tôi bị hạ khẩu phần ăn từ 18 kg (khoai, sắn, gạo) xuống c̣n 13 kg một tháng. Cuối buổi họp b́nh bầu tôi lên tiếng phản đối quyết liệt với Đội Trưởng Thuận (cũng là  người tù Cải Tạo được trại chỉ định làm Đội Trưởng, Đội 9 có khoảng 70 tù nhân) Tôi nói rằng tôi bị bịnh Hen Suyễn nên khó thở, sức khỏe yếu kém do đó không thể làm việc nặng như vác đá kè ao nuôi cá, đi khiêng gỗ, cưa xẽ gỗ, đi gánh hàng từ trại Vĩnh Quang B ra trại Vĩnh Quang A và ngược lại … Nhưng tôi vẫn đi theo đội thường xuyên để nấu nước cho anh em “giải lao” cố giữ chỉ tiêu số người tham gia lao động cao của Đội để không bị đánh giá thấp so với các Đội khác.  Những ngày nắng ấm, sức khỏe tốt tôi vẫn lao động nặng như bao nhiêu anh em khác. Tại sao lại hạ khẩu phần của tôi xuống tối đa như vậy. Tôi kết luận “Các anh dă man lắm, đối với người bị bịnh hen suyễn như tôi mà các anh cũng không nương tay, các anh vô nhân đạo lắm!!!...”

 

Tôi nghĩ là tôi không “iả” và gói “cứt” ném lên đầu giường đội trưởng nên tôi mạnh dạn bảo vệ ḿnh bằng cách lư luận rằng “Tôi không ngu dại ǵ mà đêm qua tôi vừa mới cự căi to tiếng với anh Thuận mà sáng nay tôi lại ném “cứt “lên đầu giường anh Thuận v́ hành vi đó chẳng khác ǵ tôi đi làm cái chuyện mà người ta cho rằng “Lạy ông tôi ở bụi này”. Sau một hồi hăm dọa và vuốt ve dụ dỗ hăy tự giác khai ra. “Anh hay người nào khác đă trả thù Đội Trưởng Thuận. Nói đi tôi sẽ cho anh về láng nghỉ đi lao đông ngày hôm nay.  Thấy tôi trả lời dứt khoát tôi không ném “cứt” lên đầu giường anh Thuận và cũng không biết ai đă làm chuyện đó. Cuối cùng cán bộ giám thị thả tôi ra và bắt về dọn vệ sinh pḥng giam.

 

Sáng nay ban giám thị kêu tên tôi và khoảng hơn mười người nữa ở lại trại. Sau khi tất cả trại viên ra khỏi cổng đi lao động th́ Cán Bộ trại ra lịnh cho chúng tôi nhanh chóng về đem tất cả đồ đạc cá nhân lên sân tập họp, sau đó bỏ ra đất cho cán bộ trại khám xét. Trong ḷng mọi người đều nghĩ rằng có ai đó trong số chúng tôi dấu diếm tài liệu phản động hay đồ kim khí như dao, búa… Nên bị kiểm tra bất th́nh ĺnh. Sau khi vệ binh và quản giáo kiểm soát xong, không có ai vi phạm nội qui như đă nói trên th́ cán bộ giám thị trại mang hồ sơ đến và tuyên bố là chúng tôi được trả tự do. Một nỗi vui mừng tràn ngập trong ḷng mọi người. Thế là gần sáu năm làm người tù khổ sai không bản án, ngày mai chúng tôi sẽ được về sum họp với gia đ́nh.

 

Từ nhà tù nhỏ tôi được thả vào nhà tù mới rộng hơn lớn hơn trong phạm vi thành phố Hội An quê tôi  (Tôi bị quản chế hai năm tại địa phương) Cho dù biết ngày mai đói khổ lầm than đang đón chờ chúng tôi phiá trước, tôi biết khi chúng tôi trở lại đời sống ngoài xă hôi với hai bàn tay trắng và một số tiền ít ỏi mà trại giam cấp để làm lộ phí khi trở về trong lúc  thân thể lại mang theo những bệnh tật hiểm nghèo vướng phải khi lao động cật lực nơi núi rừng Bắc Việt Nam. Cuộc sống mới ngoài trại giam chắc cũng sẽ có nhiều gian khổ và thiếu thốn khôn cùng. Tuy nhiên chúng tôi ai nấy cùng đều hớn hở vui tươi. Ngay sau duyệt lại danh sách, cán bộ trại gọi tên từng người lên văn pḥng và hỏi địa chỉ vợ con hoặc cha mẹ để ghi vào Giấy Ra Trại và cấp lộ phí cho chúng tôi kèm theo lời khuyên là về địa phương phải cố gắng lao động tốt, tham gia tích cực mọi công tác địa phương giao phó, đừng để phải vào trại giam một lần nữa… Giấy Ra Trại của tôi có ghi nhận xét  “Sức khỏe yếu kém, bệnh tật …”

 

Tôi chọn điạ chỉ là nhà cha mẹ vợ tôi ở Ngă Tư Bảy Hiền Sài G̣n (qua t́m hiểu tôi biết vợ con tôi đang ở với gia đ́nh ông bà ngoại của các cháu). Trong ngày hôm đó xe của Bộ Công An đưa chúng tôi đến ga xe lửa Hàng Cỏ, chúng tôi ở lại nhà ga đến xế trưa. Sau gần 6 năm trong trại giam đây là giây phút chúng tôi hít thở không khí trong lành và tự do (dù là tạm bợ) nên có vài anh tù cao niên đă cao hứng mua rượu uống và có vẻ ngà ngà say khi lên tàu hỏa.Trong lúc chờ Tàu đi về Nam tôi đi loanh hoanh trong ga và nh́n xem cảnh sinh hoạt của người dân và việc mua bán, quán xá ở nhà ga lớn này ra sao. Ở thời điểm này tôi thấy cách ăn mặc của người dân vẫn c̣n mộc mạc đơn sơ, quần áo may bằng vải thô, vải ta trắng… Có người khoác thêm lên chiếc áo mưa cũ kỹ hay những tấm nilon để che mưa khi ra ngoài trời. Quán xá th́ chỉ có cửa hàng ăn uống giản dị gồm cơm hay phở do Hợp Tác Xă địa phương tổ chức để bán cho khách đợi tàu ở sân ga. Đói bụng nên tôi vào ngồi trong cửa hàng ăn uống, gọi một tô phở, tôi chẳng nhớ là bao nhiêu tiền. Chờ mất khoảng 15 phút th́ người phục vụ mang ra một tô phở đầy nước nhưng chỉ có vài ba lát thịt ḅ nhỏ xíu và mấy cọng hành tươi xanh xanh trên mặt. Tôi bưng lên và hít hà v́ đây là lần đầu tiên tôi được ăn phở nóng và có người bưng tới bàn cho tôi. Bên cạnh tôi cũng có vài người khách ngồi ăn, họ múc một muỗng bột ngọt đổ vào tô phở khoắng đều lên rồ́ mới ăn. Tôi vô cùng ngạc nhiên nhưng không dám hỏi v́ khi xưa đi hành quân tôi để ư là bộ đội miền Bắc hay dùng bột ngọt nấu canh rau rừng và sau sáu năm cưỡng chiếm miền Nam họ vẫn c̣n phải dùng bột ngọt v́ thiếu xương ḅ xương heo …làm cho nước phở ngọt ngon hơn hay sao??? Cuối cùng th́ tàu hỏa cũng đă vào sân ga và những người tù vừa được trả tự do như chúng tôi cũng đă vội vă lên tàu chọn lựa chỗ ngồi xen lẫn với những hành khách bắt tàu xuôi Nam. C̣i tàu rúc lên mấy hồi và bắt đầu thở hồng hộc kéo theo khối lượng lớn hàng hóa của những người buôn bán và hành khách, tàu ́ ạch chạy về phương Nam. 

 

Đây là lần thứ hai tôi nh́n lại phân nửa phiá Bắc của đất nước Việt Nam thân yêu. Lần đầu là khi chúng tôi bị đưa tới Tân Cảng ở Sài G̣n và bị dồn xuống hầm một chiếc tàu thủy lớn, tôi không biết tên, sau khoảng hai ngày đêm tàu chạy ven biển, chiếc tàu đă cập cảng Hải Pḥng và tất cả chúng tôi được lịnh rời khỏi tàu, lên bờ tập họp lại ngồi chờ lịnh.

 

Xin tŕnh bày thêm là hai ngày đêm lênh đênh trên biển và cả ngàn người bị nhốt dưới hầm tàu chật chội, âm u v́ thiếu ánh sang, có người bị tiêu chảy, bị ho hoặc bị các chứng bịnh khác hành hạ. Những người tù tự động giúp đỡ nhau trong hoàn cảnh vô cùng hăi hùng bi đát như địa ngục trần gian. Tới giờ ăn bọn lính canh đứng trên boong tàu dùng dây tḥng thức ăn gồm khoai sắn hay bo bo xuống cho đám tù lúc nhúc ở dưới chia nhau. Chúng tôi không có nước uống nên lên tiếng yêu cầu cho nước uống. Mấy tên cán bộ đứng trên boong tàu cầm ống nước xịt xuống dưới hầm tàu cho chúng tôi hứng lấy mà dùng. Nước chảy tung toé ướt đẫm sàn hẩm tàu. Nhiều người bị tiêu chảy không có chỗ để giải quyết, họ xổ đại ra quần, mùi hôi thúi xông lên nồng nặc c̣n hơn mùi tử khí ở các nhà xác ngày xưa.  Hai ngày đêm nằm chen chúc như gịi bọ trong địa ngục hầm tàu nên khi được lên cảng Hải Pḥng chúng tôi mừng thầm là đă có thể hít thở khí trời một cách thỏa mái và bơm đầy sinh khí vào hai lá phổi. Ở đây cán bộ đi theo có vẻ kiêu hănh, đă cho chúng tôi biết là chúng tôi đă vào cảng Hải Pḥng. Tôi tự nhủ: (Hải Pḥng miền đất văn minh của Xă Hội Chủ Nghiă mấy chục năm nay sao mà nghèo nàn lạc hậu đến thế này!) 

 

Tập họp điểm danh xong chúng tôi bị lùa vào mấy cái nhà kho ở cảng và sau đó họ cho chúng tôi đi tắm rửa. Nói là đi tắm rửa chứ thực ra là chúng tôi lội xuống một cái ao hơi rộng, nước đục ngầu và phân trâu ḅ nổi lềnh bềnh, chúng tôi chỉ vục nước khoác lên người cho mát chút đỉnh rồi thôi. Chúng tôi không thể tắm chung với mấy con trâu ḅ đang ngâm ḿnh dưới cái ao khá lớn dơ bẩn này. Hôm sau chúng tôi lại bị nhốt vào các toa xe lửa bịt bùng mà thường ngày dùng để chở than và súc vật. Chúng tôi bị chở ra vùng Việt Hồng thuộc tỉnh Yên Bái. Sắp đến nơi khi tàu lửa dừng lại (tôi không nhớ là ga nào) Chúng tôi xuống xe và đi bộ lên Việt Hồng Yên Bái. Trên đường đi môt số người đă ném đá vào chúng tôi tỏ vẻ căm thù đối với những Sĩ Quan Tù Nhân của Việt Nam Cọng Hoà. Trong mớ âm thanh reo ḥ hỗn loạn, tôi nghe thấy được môt giọng của ai đó đă vang lên trong lúc chúng tôi lầm lũi bước đi “Họ là những anh hùng sa cơ đấy”. Tiếng nói ấy dù không quá to lớn hay cường điệu nhưng cũng đă làm cho những kẻ sa cơ như chúng cảm thấy vẫn c̣n có ngựi kính trọng chúng tôi, mặc dù chúng tôi là những quân nhân phải buông súng đầu hàng theo lịnh. Trong lúc di chuyển trên xe lửa hay lết bộ theo ḍng người phờ phạc đói rách để đến nơi buộc chúng tôi phải đến, tôi luôn luôn có thói quen cuả môt quân nhân tác chiến là quan sát và ghi nhận những h́nh ảnh hai bên đường những nơi chúng tôi đi qua. Thật là buồn cười khi nh́n thấy một bầy trâu năm, sáu con cùng một đám người đang cày xới một đám ruộng mà đúng ra chỉ cần một con trâu với một anh thợ cày làm một buổi là xong ngay. (Chắc nhóm thợ cày này nằm chung trong hợp tác xă nông nghiệp địa phương). Nhà cửa hai bên đường là nhà tranh vách đất, đằng trước hoăc đằng sau nhà đều có trồng vài vồng khoai lang, vài bụi sắn hoặc một đám rau muống nhỏ xen kẽ nhau mà mục đích là để phụ thêm cho vấn đề lương thực của chủ nhà. Chúng tôi cũng đi qua những trường học và nhà giữ trẻ hoặc chợ búa, tôi không thể tưởng tượng nổi đó là một lớp học hoặc là một nhà giữ trẻ. Những cái cḥi tranh không có phên vách hay tường gạch bao bọc mà nó chơng chơ c̣n thua cái chuồng trâu của người miền Nam.Thế mà v́ sao chúng tôi lại thất bại thảm hại thế này!!! 

 

Sau hơn mười hai tiếng đồng hồ, xe lửa chở chúng tôi xuôi Nam tới địa phận Huế và sau đó băng qua đèo Hải Vân để về Đà Nẵng. Măi mê man ngắm nh́n khung cảnh hai bên đường và ngọn đèo Hải Vân hùng vĩ tôi quên mất là ḿnh nên về Sài G̣n thăm vợ con trước hay xuống tại ga Đà Nẵng để về Hội An thăm mẹ già đang ngày đêm khấn nguyện cho con trai sớm thoát khỏi ṿng lao lư và trở về sum họp với mẹ già nơi chốn quê xưa. T́nh mẫu tử thiêng liêng, tôi không muốn để mẹ tôi phải chờ đợi thêm giây phút nào nữa.  Tôi bất chấp nơi cho phép tôi trở về trên giấy tờ là Sài G̣n chứ không phải Hội An, tôi quyết định xuống ở ga Đà Nẵng và ra bến xe để về nhà thăm mẹ tôi ngay.

 

Giây phút gặp lại mẹ tôi, tôi sẽ không bao giờ quên. Bà đang ngồi ủ rũ, có lẽ v́ đang nhớ đến tôi. Tôi bước vào nhà với bộ đồ màu xanh của trại tù phát và giả đ̣ tằng hắng môt cái nhẹ để mẹ tôi biết có người vào nhà. Mẹ tôi ngẩng đầu lên, thấy tôi bà ú ớ và muốn qụy xuống ghế v́ quá mừng rỡ. Tôi bước vội tới để đỡ bà ngồi ngay ngắn và ôm chầm lấy bà để trấn an, sau đó mấy giây bà mới b́nh tĩnh trở lại. Mẹ tôi ở một ḿnh trong căn nhà thờ cổ xưa, các em tôi bận sinh kế nên thỉnh thoảng mới ghé thăm bà. Sự trở về của tôi như là một liều thuốc bổ cấp thời giúp cho mẹ tôi trở nên hoạt bát và vui vẻ hơn. 

 

Những người hàng xóm nghe tin tôi vừa từ trại giam về đă cùng nhau kéo đến nhà thăm tôi, bà con và bạn bè ngày xưa cũng lần lượt đến thăm hỏi. Mọi người vui vẻ chúc mừng mẹ con tôi đoàn tụ sau nhiều năm xa cách nhớ thương.

 

Ở nhà với mẹ được mấy hôm, bà mua trứng vịt lộn, đu đủ chín, để tôi ăn nhằm xổ độc khi tôi ở núi rừng lao động khổ nhọc có thể mang mầm bệnh trở về. Nghệ và mật ong bà viên thành hoàn, bà bắt tôi uống hằng ngày để bồi dưỡng và đề pḥng chống nước. Ôi! t́nh mẹ đối với tôi bao la như trời biển. Ở lại với mẹ chưa được một tuần th́ tôi nói với mẹ tôi là tôi phải vào Sài g̣n v́ trên giấy tờ cho phép tôi về sum họp với vợ con ở ngă tư Bảy Hiền chứ không phải là Hội An. Tôi nói với mẹ tôi là tôi nhớ mẹ quá không biết sức khoẻ mẹ ra sao nên tôi đánh liều xuống ga Đà Nẵng để về thăm mẹ trước v́ tôi sợ vào Sài G̣n rồi sẽ bị quản chế tại nhà, khó mà trở về thăm mẹ. Hơn nữa trong khi trở về chỉ hai bàn tay trắng làm sao đủ tiền mua vé từ SG về quê thăm mẹ. Mẹ tôi gật đầu tỏ ư thông cảm hoàn cảnh cuả tôi, nhưng khuôn mặt bà trở nên buồn bă kém vui. Bà nói với tôi là tuần trước bà nằm thấy chiêm bao rằng “tôi được ra trại và về thăm bà, và sau ít hôm th́ tôi nói với bà là tôi c̣n đi nữa chớ không phải ở lại nhà được lâu. Giấc mơ ǵ mà đúng ghê hỉ! “.

 

Qua ngày hôm sau tôi lên đường vào Sài G̣n để sum họp với vợ con.  Khi đi mẹ tôi cũng mượn cho tôi được chút tiền để ăn uống dọc đường và bà cũng không quên bỏ vào túi một chai dầu Nhị Thiên Đường và dặn do tôi mang theo số mật ong mà bà đă viên sẵn, nhắc tôi nhớ uống hằng ngày “tốt lắm đó “. Với bộ đồ xanh của trại tù tôi đi từ Đà Nẵng vào tới Sài G̣n mà không phải trả t́ền xe v́ chủ xe và lơ xe thấy tôi là người vừa mới ra tù, chẳng có tiền bạc ǵ nhiều nên họ đă không nhận tiền chuyên chở tôi về đến Sài G̣n.

 

Khi về đến Sài G̣n gặp lại một số anh em cũng vừa mới trở về họ đều nói là người dân vẫn c̣n thương mến bọn ḿnh nên họ sẵn ḷng giúp đỡ không thu phí xe cộ mà đôi khi c̣n mua bánh ḿ, bánh ú cho ḿnh ăn ngay trên xe. Ôi! tấm ḷng nhân ái, nhân hậu của người dân miền Nam thật đáng trân trọng, đáng quư biết bao! Mời quí độc giả đọc bài thơ thay phần kết sau đây.

 

         Khi Tôi Về

 

Khi tôi về khu vườn xưa xơ xác 

Giàn hoa xanh Thiên Lư chết lâu rồi 

Cội mai già hiu hắt đứng chơi vơi

Tường vách đổ, ngói rơi đầy sân vắng 

Khi tôi về, khu vườn xưa yên lặng 

Như đời ai qua mấy chặng thăng trầm 

Khi tôi về gió Bắc thổi căm căm 

Mẹ ngồi đó, miệng lâm râm khấn nguyện 

Bước vào nhà sau một phút lặng yên 

Mẹ bật khóc khi lời nguyền đă tới 

Con về đây thưa với mẹ một lời 

Mẹ tha thứ v́ tai trời ách nước 

Chuyện đổi thay giữa đời ai biết được

Mộng ngày xưa! sau trước đă không thành 

Và bây giờ c̣n một chút thanh danh 

Con xin giữ với ḷng thành muôn thuở 

            

Bài viết này con kính dâng hương hồn mẹ. Mẹ đă hun đúc cho con ư chí kiêu hùng của một con dân nước Việt.

 

Câu nói bất hủ của mẹ dạy cho con là không bao giờ phản bội quê hương “Ăn cơm nào pḥ chúa nấy”.

 

 

Seattle.
Lê Phi Điểu 

 

 

Tin Tức - B́nh Luận     Vinh Danh QLVNCH     Audio Files     Tham Khảo     Văn Học Nghệ Thuật     Trang Chính